Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chữ tâm trong truyện kiều nguyễn du...

Tài liệu Chữ tâm trong truyện kiều nguyễn du

.PDF
37
375
139

Mô tả:

Xét trên nhiều phương diện, chữ Tâm (Truyện Kiều) trong nghiên cứu văn học Việt Nam còn hạn chế, chưa thật sự bao quát hết được các khía cạnh mà Nguyễn Du hướng tới. Trong các luận văn, các nhà nghiên cứu phê bình chủ yếu đi tìm hiểu Tâm trong tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”, hay Tâm “Dưới góc nhìn Phật học” để đi lý giải cho số phận của nhân vật mà chưa có một nghiên cứu nào đi tìm hiểu cái Tâm trong sự dung hòa giữa các tư tưởng truyền thống và trần tục. Song có thể thấy trong Truyện Kiều, Tâm ở đây phải là sự kết hợp của những phương diện ấy, có như vậy mới thấy được sự ảnh hưởng, quyết định của Tâm lên hành động nhân vật, những diễn biến xung quanh truyện. Tìm hiểu việc tiếp nhận chữ Tâm trong Truyện Kiều – Nguyễn Du, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, tuy nhiên vẫn chưa có một cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Vì thế, với đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu “Cách hiểu chữ Tâm trong Truyện Kiều – Nguyễn Du” chúng tôi hy vọng sẽ góp phần tìm hiểu, góp thêm một góc nhìn mới về nội dung, tư tưởng và giá trị của tác phẩm.
MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4 5. Bố cục tiểu luận ............................................................................................................. 5 Chương 1: Vài nét về tác giả, tác phẩm........................................................................... 6 1.1. Bối cảnh lịch sử, thời đại Nguyễn Du .................................................................... 6 1.2. Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Du ........................................................................ 7 1.3. Nội dung Truyện Kiều ............................................................................................ 8 Chương 2: Chữ Tâm trong truyền thống tư tưởng ........................................................ 9 2.1. Tâm trong tư tưởng dân gian ............................................................................... 10 2.2. Tâm trong tư tưởng Phật giáo ............................................................................. 10 2.3. Tâm trong tư tưởng Trung hoa (nho giáo) ......................................................... 11 Chương 3: Cách hiểu chữ Tâm trong Truyện Kiều – Nguyễn Du.............................. 12 3.1. Tâm - chủ thể của vận động ................................................................................. 13 3.1.1. Nhân vật Thúy Kiều ....................................................................................... 13 3.1.2. Các nhân vật tiêu biểu khác ........................................................................... 17 3. 2. Tâm – lý của sự vận động .................................................................................... 21 3. 2. 1. Nhân vật Thúy Kiều ..................................................................................... 22 3.2.2. Các nhân vật tiêu biểu khác ........................................................................... 26 3.3. Tâm – tâm lý con người ........................................................................................ 30 4. Tổng kết ........................................................................................................................ 36 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Đoạn trường tân thanh” hay chúng ta quen gọi là Truyện Kiều, là một truyện thơ nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, gồm 3.254 câu thơ. Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều đã sống chan hoà trong đời sống của toàn dân tộc, tạo nên nhiều giá trị nghệ thuật không thể bàn cãi và thực sự đã đưa tên tuổi Nguyễn Du lên hàng đại văn hào thế giới. Qua nhiều chặng đường lịch sử với nhiều hệ tư tưởng khác nhau dẫn đến sự nhìn nhận, tiếp cận cũng khác nhau, nhưng ý thức về di sản Nguyễn Du cùng với hệ tư tưởng được truyền tải trong Truyện Kiều luôn được giới phê bình, nghiên cứu bám sát. Qua Truyện Kiều chúng ta thấy, Nguyễn Du không chỉ là một nhà Nho uyên thâm mà còn là người am hiểu Phật học một cách sâu sắc. Tuy nhiên, tư tưởng Phật học, Nho học trong Truyện Kiều chưa hẳn là tư tưởng chủ đạo, bởi những vấn đề thế tục (những chuyện cơm áo, gạo tiền, tình yêu nam nữ… ) cũng được Nguyễn Du nhắc tới rất nhiều, đặc biệt khi tác giả nói tới chữ Tâm. Và Tâm ở đây phải được nhìn nhận trong sự dung hòa của cả hai phương diện: tư tưởng truyền thống lâu đời (Nho, Phật học, ...) với bản chất thực sự của con người (những nhu cầu nhận thức, tâm lý…). Chính vì vậy, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến chữ Tâm trong Truyện Kiều – Nguyễn Du, chọn nghiên cứu với những lý do sau: Truyện Kiều của Nguyễn Du không nói nhiều, trực tiếp về chữ Tâm, như so với chữ Tài, chữ Thân song vị trí quan trọng của nó thì không ai không thấy, nhất là khi đọc đến câu: “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Thiện căn đó là gì, đó là Tâm nào, có vị trí thế nào trong tác phẩm, chúng có đồng nhất với nhau cũng như có ảnh hưởng như thế nào là một vấn đề có ý kiến khác nhau và cần được làm sáng tỏ. Xét trên nhiều phương diện, chữ Tâm (Truyện Kiều) trong nghiên cứu văn học Việt Nam còn hạn chế, chưa thật sự bao quát hết được các khía cạnh mà Nguyễn Du hướng tới. Trong các luận văn, các nhà nghiên cứu phê bình chủ yếu đi tìm hiểu Tâm trong tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”, hay Tâm “Dưới góc nhìn Phật học” để đi lý giải cho số phận của nhân vật mà chưa có một nghiên cứu nào đi tìm hiểu cái Tâm trong sự dung hòa giữa các tư tưởng truyền thống và trần tục. Song có thể thấy trong Truyện Kiều, Tâm ở đây phải là sự kết hợp của những phương diện ấy, có như vậy mới thấy được sự ảnh hưởng, quyết định của Tâm lên hành động nhân vật, những diễn biến xung quanh truyện. Tìm hiểu việc tiếp nhận chữ Tâm trong Truyện Kiều – Nguyễn Du, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, tuy nhiên vẫn chưa có một cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Vì thế, với đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu “Cách hiểu chữ Tâm trong Truyện Kiều – 2 Nguyễn Du” chúng tôi hy vọng sẽ góp phần tìm hiểu, góp thêm một góc nhìn mới về nội dung, tư tưởng và giá trị của tác phẩm. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (1) Tự điển Hán Việt Thiều Chửu định nghĩa chữ Tâm: “Tâm là giữa, phàm nói về phần giữa đều gọi là tâm”. Vậy “giữa” đồng nhất với Tim của con người. Mà Tim theo quan niệm dân gian chính là nơi suy nghĩ dẫn đến hành động. Bản thân Tâm có cả Chánh Tâm và Vọng Tâm, phát tiết ra thành hành động gọi là Tánh. Chính lẽ đó, khi đi xét chữ Tâm trong Truyện Kiều cần xét cả hai mặt trên để thấy được hết bản chất con người (Vọng Tâm - tính thế tục, thường do những nhu cầu của con người sinh ra) cũng như sự cao thượng của tâm hồn (Chánh Tâm- tạo nên từ những truyền thống tư tưởng tốt đẹp của loài người). (2) “Truyện Kiều qua cách nhìn của người học Phật” – Nối dài danh sách thừa kế của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Huyền Ý đã mang đến cho chúng tôi một góc nhìn thú vị để có thể tiếp cận tác phẩm khi ông cho rằng: “tôi muốn viết về Kiều dưới cái nhìn Phật pháp. Điều này có thể bạn đọc sẽ cho là không thích hợp, vì truyện Kiều là chuyện tình thế gian. Vâng! Chuyện tình thế gian nhưng Tình từ “Tâm” sinh. Vậy tại sao ta không thử đứng trên bình diện “trở lại bản tâm” mà đọc chuyện tình ấy? Và chính tác giả cũng đã thố lộ cho ta biết qua câu: “Cỗi nguồn cũng bởi lòng người mà ra”, mà lòng chính là Tâm. Từ nguồn cội của tình (Tâm) mà cảm ngộ mọi sự thế tình, ta sẽ thấy lòng mở rộng như đại dương mênh mông đón nhận trăm suối ngàn sông đổ về. Dòng nước dù đục hay trong, dù nước lợ phèn chua hay nước ngọt phù sa, nhưng khi vào biển cả chỉ là một màu, một vị.”. (3) Bàn về tư tưởng trong Truyện Kiều được Nguyễn Du gửi gắm vào tác phẩm, Hồ Đình Chữ viết: “Nguyễn Du đã đề cập đến thuyết thiên mệnh, lẽ vô thường gây ra đau khổ, luật thừa trừ “bỉ sắc thư phong”vì trời xanh luôn ghen ghét cái cái hoàn hảo “tạo vật đố toàn”, để đặt vấn đề tài mệnh tương đố hồng nhan bạc mệnh.”. Như vậy, Hồ Đình Chữ đã thấy được sự tương tác của “Thiên mệnh” với cái nghiệp của nhà Phật được Nguyễn Du đưa ra trong Truyện Kiều. Bên cạnh đó, ông cũng nhận thấy được cái Tâm xuất hiện gián tiếp qua hình ảnh của Mệnh và Nghiệp, qua hai câu: “Thiện căn ở tại lòng ta Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.” Qua đó ta cũng thấy được rằng Tâm bao hàm cả Nghiệp và Mệnh. Chính cái Tâm “thiện”, hay “sân” sẽ quyết định tới cái hành động từ đó tạo nên nghiệp và số mệnh tương ứng. Như vậy, ta thấy Truyện Kiều không đơn thuần mang tư tưởng Phật giáo mà còn có cả Nho giáo. 3 (4) Trong một bài nhận định về “Chữ Tâm trong Truyện Kiều” (Văn hóa Nghệ An), Thầy Trần Đình Sử đã viết: “Truyện Kiều đầu tiên phải ghi nhận đây trước hết là những truyện thế tục”. Như vậy, trước tiên để hiểu đúng về chữ Tâm trong Truyện Kiều, chúng ta phải xác định được truyện thế tục là gì và cái Tâm như thế nào gọi là thế tục cũng như cái Tâm thế tục ấy nó được biểu hiện qua những mặt nào?  Nhận xét chung Từ những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy: Việc tiếp cận chữ Tâm trong Truyện Kiều của tác gia Nguyễn Du hầu hết các bài nghiên cứu chỉ tập trung ở một vài khía cạnh chứ chưa có một cái nhìn tổng quát trong sự dung hòa của Tâm trên nhiều phương diện tư tưởng: Nho giáo, Phật học và một cái tâm thế tục xuất phát từ chính bản thân con người, để có thể từ đó đánh giá đúng hành động của nhân vật. Tuy nhiên, những nhận định, đánh giá trên cũng đã cung cấp cho chúng tôi một cái nhìn khái quát hơn về tác phẩm, về cách hiểu chữ Tâm. Từ đó, chúng tôi có thể đi sâu nghiên cứu vấn đề “Cách hiểu chữ Tâm trong Truyện Kiều – Nguyễn Du” rõ ràng và sâu sắc hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tiểu luận là: “Cách hiểu chữ Tâm trong Truyện Kiều – Nguyễn Du” Phạm vi nghiên cứu: Chữ Tâm trong Truyện Kiều, qua hành động của một vài nhân vật điển hình như: Thúy Kiều, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến… . Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát tư tưởng truyền thống về chữ Tâm thông qua cách hiểu của Phật, Nho giáo, để có thể làm rõ hơn cách hiểu cũng như vai trò của chữ Tâm trong tác phẩm. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiểu sử Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu về bối cảnh văn hóa – xã hội của tác phẩm cũng như tiểu sử của tác gia. Từ đó, có những cứ liệu xác thực chứng minh cho sự tác động về mặt tư tưởng của bối cảnh thực tại đến tác phẩm và ngược lại. 4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp Phương pháp này được dùng để phân tích những tư tưởng truyển thống, cách hành xử của nhân vật trong tác phẩm nhằm khái quát được những nét đặc trưng của cái Tâm trong tác phẩm. 4.3. Phương pháp văn hóa học 4 Phương pháp này được vận dụng để phát hiện những nét văn hóa đặc thù trong tác phẩm của nhà văn. Việc nghiên cứu một tác phẩm văn học không thể tách rời những yếu tố đặc điểm văn hóa dân tộc. 5. Đóng góp của tiểu luận Truyện Kiều mang tính thế tục mà cao thượng, chứ không đạo đức siêu hình, cũng không tầm thường dung tục, điều này bộc lộ qua hành động của các nhân vật đại diện như Kiều, tất cả được gián tiếp nói lên qua chữ Tâm. Chính vì thế đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần làm rõ cho điều này. 6. Bố cục tiểu luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, tiểu luận có ba chương, trong đó chương một, chương hai là cơ sở lí luận chung để chương ba triển khai vấn đề trọng tâm. Chương 1: Vài nét về tác giả, tác phẩm 1.1. Bối cảnh lịch sử, thời đại Nguyễn Du 1.2. Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Du 1.3. Nội dung Truyện Kiều Chương 2: Chữ Tâm trong truyền thống tư tưởng 2.1. Tâm trong tư tưởng dân gian 2.2. Tâm trong tư tưởng Phật giáo 2.3. Tâm trong tư tưởng Trung hoa (nho giáo) Chương 3: Cách hiểu chữ Tâm trong Truyện Kiều – Nguyễn Du 3.1. Tâm - chủ thể của vận động 3.1.1. Nhân vật Thúy Kiều 3.1.2. Các nhân vật tiêu biểu khác 3. 2. Tâm – lý của sự vận động 3.2.1. Nhân vật Thúy Kiều 3.2.2. Các nhân vật tiêu biểu khác 3.3. Tâm – tâm lý con người 5 NỘI DUNG Chương 1: Vài nét về tác giả, tác phẩm 1.1. Bối cảnh lịch sử, thời đại Nguyễn Du Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đất nước ta bị chia thành hai Đàng, dưới sự cầm quyền của hai thế lực: Đàng Ngoài – vua Lê, Chúa Trịnh; Đàng trong chúa Nguyễn. Bên cạnh đó, nội bộ của các thế lực phong kiến cầm quyền của cả hai Đàng cũng bị phân hóa mạnh và tỏ ra yếu ớt trong vai trò ổn định tình hình, lãnh đạo đất nước. Giai cấp phong kiến cầm quyền trong giai đoạn này tỏ ra mục ruỗng và gây nên nhiều làn sóng căm phẫn trong lòng dân. Với sự tha hóa về đạo đức, ăn chơi sa đọa triều đình đã vắt kiệt sức dân và nhiều cuộc chiến liên miên giữa hai Đàng dẫn đến nhiều cuộc binh biến nổi dậy. Điền hình nhất là phong trào Tây Sơn, lật đổ triều Nguyễn. Tuy nhiên, triều đại Tây Sơn được thành lập chưa được bao lâu dưới sự cai quản của Quan Trung – Nguyễn Huệ đã lại sụp đồ dưới tay Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh lên ngôi, lập nên triều Nguyễn. Nhận định cho giai đoạn đầy biến động này Nguyễn Tài Thư đã viết: “… kiêu binh nổi loạn trong phủ chúa Trịnh. Tây Sơn diệt Nguyễn ở Đàng Trong và Trịnh ở Đàng Ngoài. Quân Thanh xâm lược. Quân Thanh đại bại. Quang Trung băng hà, Nguyễn Tây Sơn lung lay. Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn… những biến cố ấy diễn ra nhanh chóng đến mức người đương thời chưa kịp tìm ra nguyên nhân của cái trước thì cái sau đã diễn ra…”. [123 - 124] (Văn học Trung đại Việt Nam, Đoàn Thị Thu Vân chủ biên). Như vậy ta thấy, chưa bao giờ người dân Việt Nam sống trong một thời đại với quá nhiều biến cố liên tiếp xảy ra như thế, cũng như đời sống và tính mạng Nhân Dân dưới sự cai quản của tập đoàn phong kiến giai đoạn đã trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Đại thi hào Nguyễn Du của chúng ta đã sống qua cả ba thời đại: Lê – Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn và cùng trải qua nhiều cuộc binh biến tàn khốc của các tập đoàn phong kiến, các cuộc khởi nghĩa đòi quyền sống của tầng lớp nông dân. Ông đã chứng kiến tận mắt cảnh bãi bể hóa nương dâu, cảnh sống xa hoa, đồi trụy cũng như sự thống trị dã man, tàn ác của giai cấp phong kiến, đến cảnh đau khổ vì nghèo đói, cảnh đày đọa và những áp bức bất công của đại đa số quần chúng Nhân dân… Chính những thay đổi phức tạp của lịch sử đã khiến cho Nguyễn Du có một cái nhìn thế sự và thay đổi trong chính cuộc đời mình: “…Thướng thiên há địa giai bất khả, Yên, Dĩnh thành trung lai hà vi ? Thành quách do thị, nhân dân phi, 6 Trần ai cổn cổn ô nhân y. Xuất giả khu xa, nhập cứ tọa, Tọa đàm lập nghị giai Cao, Quỳ. Bất lộ trảo nha dữ giác độc, Giảo tước nhân nhục cam như di…!” (Phản chiêu hồn) Dịch nghĩa: “Dù đất thấp trời cao chẳng ổn, Yên, Dĩnh đành lạc lõng như nhau. Thành đây, dân cũ còn đâu, Bụi đời mù mịt dơ màu áo xưa. Ra xe đưa, vào ngồi chễm chệ, Bàn bạc xem ra vẻ hiền thần. Vuốt nanh, nọc độc chứa ngầm, Thịt người cắn xé như đường nuốt ngon!” 1.2. Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Du Nguyễn Du tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, còn có biệt hiệu là Hồng Sơn liệp hộ (phường săn núi Hồng) và Nam Hải điếu đồ (dân chài biển Nam). Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu (1765), nhằm niên hiệu Cảnh Hưng đời vua Lê Hiển Tông, tại kinh thành Thăng Long, trong một gia đình đại quý tộc có thế lực bậc nhất thời bấy giờ dưới triều Lê – Trịnh. Nguyễn Du vốn quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Dòng họ Nguyễn của ông nhiều đời làm quan dưới triều Lê – Trịnh. Thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm, làm quan đến chức Tể tướng đương triều. Mẹ ông là bà Trần Thị Tấn, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngân xứ Kinh Bắc, Bắc Ninh. Nguyễn Du sống trong một gia đình có truyền thống văn học, đa số dều là những nhà văn, nhà thơ. Trong môi trường sống ấy, năng khiếu văn học của Nguyễn Du có điều kiện nảy nở và phát triển rất sớm. Thế nhưng những biến cố dữ dội của thời đại và của gia đình đã nhanh chóng đẩy Nguyễn Du ra giữa cuộc đời đầy bão táp, dẫn đến lưu lạc: 7 “…Mười năm trọn quê người nấn ná Nương quê người tóc đã điểm sương” (U cư) Cuộc đời của Nguyễn Du từ thi cử đến ra làm quan dưới triều Nguyễn không có trở ngại, biến động gì đáng kể. Năm 1783, Nguyễn Du 18 tuổi, đi thi Hương ở Sơn Nam và đậu tam trường. Tháng 8 năm 1802, Nguyễn Du được triều đình vua Gia Long bổ làm tri huyện Phù Dung (nay là tỉnh Hưng Yên). Nguyễn Du được thăng chức rất nhanh, có lúc được giữ những chức vụ tương đối quan trọng trong triều đình. Ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn, tức ngày 16 tháng 9 năm 1820, Nguyễn Du mất đột ngột trong một nạn dịch. Nguyễn Du mất ở kinh thành Phú Xuân, an táng tại xã An Ninh, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên, bốn năm sau cải táng về làng Tiên Điền. Nguyễn Du qua đời, để lại nhiều tiếc thương trong lòng vạn người: “Nhất đại tài hoa, vi sứ vi khanh sinh bất thiểm Bách niên sự nghiệp, tại gia tại quốc tử do vinh” Dịch nghĩa: “Một kiếp tài hoa, làm sứ làm quan sinh chẳng thẹn Trăm năm sự nghiệp, ở nhà ở nước chết còn vinh.” Xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc, làm quan với những chức vụ cao ở triều đình nhưng Nguyễn Trãi không lấy đó làm vui mà thường có nhiều tâm sự u uẩn. Niềm U uẩn ấy thường được ông được ông đưa vào trong thơ của mình. Những cảnh nước mất nhà tan, những kiếp người tài hoa bạc mệnh được ông bắt gặp trên đường đời, những tâm sự đó được Nguyễn Du gửi gắm cả vào thi ca, đặc biệt là nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” của ông. Về số lượng, sáng tác của Nguyễn Du chưa hẳn thật đồ sộ nhưng giá trị những tác phẩm nhà thơ để lại cho đời thì thật vô giá, đỉnh cao thể hiện biệt tài ấy là tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” hay còn gọi là Truyện Kiều. Với Truyện Kiều, ngôn ngữ, tư tưởng thời đại của dân tộc, nhân loại đã được nâng lên một tầm cao mới với sự súc tích, đẹp đến không ngờ và trở thành linh hồn văn học Việt Nam, như Chế Lan Viên đã khẳng định: “Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc. Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn.” 8 Tất cả đã qua đi, đã trở thành dĩ vãng trong cuộc biến động của xã hội, của đời người nhưng những công lao mà Nguyễn Du để lại cho hậu thế vẫn cứ mãi trường tồn. Và có lẽ công lao lớn nhất, có ý nghĩa nhất mà nhà thơ núi Hồng Lĩnh đã để lại cho đời đó là sự nghiệp văn chương của ông, nổi bật lên chính là Truyện Kiều. 1.3. Nội dung Truyện Kiều Truyện Kiều được Nguyễn Du viết ra theo thể thơ lục bát (một thể thơ thuần túy của Việt Nam), dựa theo tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Câu chuyện viết về cuộc đời của một cô gái đời Minh (Đạm Tiên) nổi danh về tài sắc mà chẳng may bị lưu lạc khổ sở: “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” và được viết bằng văn xuôi. Câu chuyện kể về cuộc đời của Vương Thúy Kiều con gái của Vương Quan. Mở đầu truyện là cảnh đi chơi của Thúy Kiều, Thúy Vân trong tiết Thanh Minh và gặp mộ Đạm Tiên, một kỹ nữ có tài sắc, mà số mệnh không ra gì. Và rồi, Thúy Kiều gặp Kim Trọng quyến luyến nhau, tự ý thề nguyền nhưng rồi cuối cùng không thành: Kim Trọng bỗng về hộ tang chú ở Liêu Dương và Thúy Kiều phải bán mình để cứu cha ra khỏi cơn gia biến. Nàng được bán cho Mã Giám Sinh về Lâm Tri, tưởng rằng sẽ làm thiếp cho hắn, nào ngờ lại bị lừa vào chốn thanh lâu vào tay Tú Bà. Nàng tự vẫn nhưng không được sau đó tiếp tục bị Sở Khanh lừa, cuối cùng buộc lòng phải ra tiếp khách. Tại lầu xanh, nàng gặp được Thúc Sinh, được chàng chuộc ra rồi lấy làm vợ. Tưởng rằng cuộc sống được yên ổn hạnh phúc, nào ngờ lại mắc vào tay Hoạn Thư hành hạ. Không chịu nổi cảnh ghen tuông độc địa, nàng đành phải bỏ nhà Hoạn Thư trốn đi và đến ở Chiêu Ẩn am của ni sư Giác Duyên. Đã mừng thầm được chốn an thân, nào ngờ còn nặng nợ má đào, nàng lại bị lừa vào chốn thanh lâu lần thứ hai, trong tay Bạc Bà. Ở đây, tại Thai Châu, nàng gặp được Từ Hải và được Từ Hải cưới làm vợ, hiển vinh sung sướng. Nàng nhân dịp này mà trả oán, báo ân. Nhưng rồi muốn được “phu quý phụ vinh”, nàng đã khuyên Từ Hải ra hàng Hồ Tôn Hiến khiến cho anh hùng mắc mưu bị giết. Sau nàng đành phải trầm mình xuống sông Tiền Đường, may nhờ có ni sư Giác Duyên cho người cứu vớt lên được. Cuối cùng, nàng được tái hợp với Kim Trọng, lúc này nàng đã quyết định trao duyên của mình lại cho em (Thúy Vân). Dù cả nhà đều nài ép và mối tình với Kim Trọng vẫn nồng ấm như xưa nhưng đã quá đỗi ê chề và nghĩ mình không xứng đáng, Kiều đã nhất quyết không chắp lại tình xưa với người yêu cũ. “Đem tình cầm sắc đổi ra cầm cờ” [TK câu 3110] là sự chọn lựa cuối cùng của nàng đối với Kim Trọng. Kiều sống nốt những ngày còn lại trong an lạc niềm vui sau khi đã trải qua một quãng đời sương gió đoạn trường. Chương 2: Chữ Tâm trong truyền thống tư tưởng Chữ Tâm trong truyền thống tư tưởng, trải qua các giai đoạn đã được khai thác rất rõ và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, ở mỗi một tư tưởng lại có một cách định nghĩa, hiểu khác nhau. Vậy nên, khi tìm hiểu chữ Tâm trong Truyện Kiều – Nguyễn Du, tôi đi khảo sát các quan niệm về chữ Tâm trong nền tảng dân gian cũng như du nhập. Để từ đó thấy được sự kế thừa, 9 dung hòa của chữ Tâm trong Truyện Kiều với nền tảng tư tưởng của dân tộc cũng như có cái nhìn rõ hơn về vai trò của nó đối với hành động nhân vật 2.1. Tâm trong tư tưởng dân gian Trong đời thường chữ Tâm được hiểu theo hai nghĩa là vật chất và tinh thần. Vật chất cho rằng Tâm chính là trái Tim (là một bộ phận quan trọng, có quyết định tới sự sống của con người); còn tinh thần cho rằng Tâm chính là Lòng (lòng dạ, nỗi niềm cảm động,..). Tâm theo nghĩa tinh thần là một khái niệm trừu tượng so với vật chất và nó chỉ được xác định thông qua những hành động cụ thể của con người. Và hành động phát tiết ra ngoài từ Tâm được dân gian quy gọi là Tánh (tâm tánh). Bàn chất của Tâm chính là sự rung động của con người trước những hiện tượng, sự vật và biến nó thành hành động cụ thể biểu đạt ra ngoài. Và thông qua hành động xuất phát từ Tâm, người xung quanh sẽ dựa vào đó để đánh giá một con người, cũng như từ đó mà ta xác định được, người này có tâm, người kia vô tâm hoặc thất nhân tâm. Bản thân cái Tâm, cái Tánh con người là bổn thiện, xong vì con người có hình tướng nên tiếp xúc với thế giới xung quanh mình, từ đó hình thành nên dục vọng hay một cái Tâm bị dục vọng thất tình che lấp mà làm việc trái đạo. Tuy cách định nghĩa về Tâm khác nhau, xong ta thấy theo quan niệm dân gian: Phàm cái gì ở giữa, đóng vai trò chủ tể đó chính là Tâm. Tâm được xem như khởi nguyên cũng như là nguyên cớ chi phối tới mọi sự vận động, biến chuyển tình cảm, rung động, suy nghĩ bên trong con người, mặc dù, nó hết sức trừu tượng và không sờ mó được: “Trăm năm tóc cũng đổi màu Chữ Tâm sáng mãi giữa dòng thời gian” Bên cạnh đó, những hành động xuất phát từ Tâm (lòng, tình cảm) cũng hoàn toàn phù hợp với tâm lý của con người. Ví như cô Kiều, hành động khóc thương Đạm Tiên cũng là do cái Tâm thành, tâm của con người trần tục sinh ra và bản thân điều ấy cũng xuất phát một phía từ tâm lý đồng cảm của Kiều: “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.” [83 - 84]. 2.2. Tâm trong tư tưởng Phật giáo Đạo phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI TCN, người sáng lập là thái tử sidharta (Tất-Đại-Đa). Học thuyết Phật giáo đã xâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Chữ Tâm cũng từ đó mà du nhập thêm nhiều nét nghĩa trong văn hóa Việt. 10 Khái niệm Tâm (theo tiếng Pali đọc là citta) của Phật Giáo được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản. Kinh Thánh của Phật Giáo (kinh Pháp Cú), hai câu kinh đầu Phật đã dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm làm chủ, tâm tạo tác.” Bản thân nhà Phật cho rằng: Tâm có Chánh Tâm và Vọng Tâm. Chánh Tâm là cái đúng đắn đưa con người tới những suy nghĩ, việc làm phải đạo. Vọng Tâm, là cái Tâm xằng bậy, khởi lên từ những dục vọng thấp hèn, đưa con người ta tới những toan tính mưu mô và cũng chính từ đó mà mệnh, nghiệp báo được hình thành. Tâm của nhà Phật, không chỉ đơn thuần đóng vai trò chủ thể của sự vận động “Nhứt thiết do tâm tạo”, “Tâm dẫn đầu các pháp”, mà nó còn thể hiện vai trò của mình trong sự truân chuyển giữa nguyên nhân – hậu quả, là cái quyết định cho mệnh, nghiệp của con người. Như vậy, có thể hiểu một cách nôm na chữ Tâm trong Đạo Phật: Nó chính là chủ thể của mọi sự vận động. Tất cả là đều do Tâm tác tạo, yêu, ghét, giận, hờn đều phát từ cái Tâm mà ra. Và hành động (Tánh) ở kiếp này có sự quyết định cho số mệnh của con người ở kiếp sau: “Kiếp xưa đã vụng đường tu Kiếp này chẵng kẻo đền bù mới xuôi” Nói về vấn đề này, trong một bài pháp của Tiến sĩ - Đại đức Thiện Minh giảng tại chùa Hoằng Pháp, khóa tu dành cho sinh viên tháng 10/ 2012 cũng đã nói: Tâm là sự biết cảnh. Chẳng hạn như bây giờ mắt các bạn nhìn giỏ hoa, miệng các bạn nói hoa đẹp quá. Đó là tâm thiện. Còn như mình không ưa người nào cắm giỏ hoa này thì mình nói hoa này xấu. Đó là tâm bất thiện”. Người cũng nói rằng: “tâm rất trừu tượng. Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng nên thường gọi là tâm điểm. Tâm của con người quan trọng vì nó diễn tả nhân cách của một con người. Tâm biểu lộ tư cách, hình tướng, thái độ…” . Có rất nhiều cách định nghĩa về Tâm, xong chung quy: Tâm theo khái niệm nhà Phật được hiểu là chủ thể của mọi thái độ (yêu, ghét, giận, hờn…) của con người và hành động tương ứng với những thái độ ấy chính là sự phát tiết của Tâm một cách cụ thể nhất. Từ đó, ta có một cơ sở để đi đánh giá hành động ấy là đúng hay sai, phù hợp hay không theo những chuẩn mực xã hội, truyền thống. 2.3. Tâm trong tư tưởng Trung hoa (nho giáo) Nho giáo là học thuyết tiêu biểu của triết học Trung Quốc cổ trung đại. Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ VI TCN, duới thời Xuân Thu. Xu hướng biện luận, tính triết lí về xã hội, chính trị, đọa đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho giáo, chính vậy, Tâm cũng không không nằm ngoại lệ. 11 Chữ Tâm đã xuất hiện rất sớm trong triết học Trung Hoa. Từ thời cổ người ta đã biết “nhân vi quý”, sở dĩ thế là vì con người có Tâm. Tuân Tử nói: “Thân lấy tâm làm chủ.”. Mạnh Tử nói: “Nhân nghĩa, lễ, trí đều gốc ở tâm.”. Tuân Tử trong thiên Chính danh nói: Tâm là chúa tể của đạo. Sau này các ông Lục Cửu Uyên, Vương Dương Minh cũng nói: “Tri tâm tức tri đạo, tâm ngoại vô vật, tâm ngoại vô sự, tâm ngoại vô lí, tâm ngoại vô thiện”, thế là mọi thứ đều ở cả nơi chữ Tâm (Vương Văn Thành Công văn tập, tập 3, thiên Truyền tập lục). Các nhà nho xưa quan niệm: “Bao quát mọi suy nghĩ là cái tâm” (Tổng bao vạn lự vị chi tâm) hoặc “Trời đất lấy gốc là tâm” (Thiên địa dĩ bản vi tâm dã). Trong Lễ Kí có viết: “Con người là tâm của thiên địa, Đầu mối của ngũ hành”. Hay Mạnh Tử trong Cáo Tử Thượng có viết: con người được chia thành hai loại. Một loại sống theo nhu cầu của tai, mắt, miệng, đó là tiểu nhân. Loại thứ hai là sống theo tâm thì là đại nhân. Tâm ở đây được hiểu chính là lương tâm, lương tri và có nội dung cụ thể gắn với hành động. Như vậy, dù có khá nhiều cách quan niệm về chữ Tâm xong chung quy các thuyết ấy đều khẳng định vai trò trung tâm, chủ thể của Tâm. Tâm chính là nguồn gốc của mọi biến chuyển, suy nghĩ, hành động cũng như là quy luật bất di, bất dịch của trời đất, là cơ sở chủ để luận xem hành động (Tâm tánh) khởi lên là đúng hay sai, phù hợp hay không. Từ ba góc nhìn từ tư tưởng văn hóa Việt, Trung Hoa ta thấy, có rất nhiều cách định nghĩa và hiểu về chữ Tâm cũng như sự phong phú về nghĩa của nó. Tuy nhiên cả ba tư tưởng này có sự tương tác với nhau. Trong tư tưởng dân gian của người Việt về cách hiểu chữ Tâm chịu sự tiếp nhận cả hai hệ tư tưởng du nhập là Phật giáo và Nho giáo, ở chỗ xem Tâm là khái niệm trừu tượng, vô hình nhưng lại luôn đóng vị thế chủ thể: mọi sự đều từ Tâm mà ra “Bao quát mọi suy nghĩ là cái tâm”. Mặc khác, nó còn gặp nhau ở một điểm nữa là: “Tánh tự sinh tâm”, nghĩa là cái Tâm sinh ra tánh, tánh thiện hay ác là nằm ở hành động và hành động đó là do Tâm điều khiển. Bởi vậy, Tâm rung động chính là nguyên nhân dẫn đến cái tình là các hành động cụ thể như thương xót, cứu giúp… ; Tâm khởi vọng (ham muốn) dẫn đến những hành động không hợp đạo đức, làm hại đến kẻ khác. Và chúng ta dựa vào hành động ấy như thế nào để định giá một con người. Minh chứng cho điều này Trình Y Xuyên cũng nói: “Ở trời làm mệnh, ở người làm tính (tánh), luận cái cơ sở chủ thì làm tâm. Tính là cái tâm vậy, tình là sự đồng tình của tính, tâm là cái chủ của tính tình.” [505] (Nho giáo, Trần Trọng Kim). Bên cạnh đó dù Truyện Kiều, trực tiếp bị tác động, ảnh hưởng bởi những tư tưởng đạo đức cao siêu, xong bản chất con người viết nên câu chuyện – Nguyễn Du trước tiên vẫn chỉ là một con người trần tục. Ông vẫn phải chịu sự chi phối của cuộc sống thường nhật, những cái ông viết vẫn chỉ là những chuyện xung quanh của cuộc sống này (cơm, áo, tình yêu…), chứ không phải là một thế giới lý tưởng với những con người lý tưởng tuyệt đối. Và hơn hết là cách ông nhìn, giải quyết những vấn đề ấy, rõ ràng với một cái Tâm rất thế tục, gần với cách suy nghĩ, tâm lý con người. Chương 3: Cách hiểu chữ Tâm trong Truyện Kiều – Nguyễn Du 12 Như đã viết ở trên: “Bao quát mọi suy nghĩ là cái Tâm”, như vậy ta thấy được vai trò chủ thể của nó với vạn vật, với các hoạt động đang diễn ra bên ngoài lẫn bên trong con người. Như vậy rõ ràng Tâm có một vai trò nhất định và khá quan trọng trong nhận thức và hành động của con người. Cụ thể có thể thấy trong Truyện Kiều – Nguyễn Du, qua một số nhân vật điển hình như: Thúy Kiều, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến… . Và với cách hiểu chữ Tâm như vậy đối với Truyện Kiều, ta thấy bản thân nó đã có sự dung hòa cả ba luồng tư tưởng: Phật học, Nho giáo và quan niệm dân gian, khi đều gặp nhau ở một điểm đó là xem Tâm (Tim), chính là chỗ trung tâm (chủ thể). 3.1. Tâm – chủ thể của vận động Luận bàn về vai trò chủ thể quyết định của chữ Tâm với mọi sự xung quanh, cụ thể là trong sự tác động đến hành động của nhân vật trong Truyện Kiều – Nguyễn Du, ta thấy nó chính là căn nguyên đưa tới cái khổ của Kiều cũng như mọi diễn biến, tình cảm của các nhân vật khác. 3.1.1. Nhân vật Thúy Kiều Đầu tiên với nhân vật Thúy Kiều, nói về cái cớ đưa tới đau khổ, vui buồn cho Kiều, ta thấy xuất hiện hai nguyên nhân chính: Thứ nhất nguyên nhân trực tiếp: Nàng Kiều chính là nạn nhân của xã hội Phong Kiến mục ruỗng, thối nát: “Người nách thước, kẻ tay đao, Đầu trâu mặt ngựa, ào ào như sôi.” [578 – 579] Của xã hội kim – tiền, “Có ba trăm lạng việc này mới xong”: “Một ngày là thói sai nha, Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.” [597 – 598] Thứ hai, nỗi khổ của Kiều chính là do tự bản thân nàng mà ra và đây cũng là nguyên nhân chính, có sự quyết định tới cuộc sống của nàng. Dưới sự tác động của hoàn cảnh kim – tiền đưa đẩy khiến “Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan” phải chấp nhận sự xắp đặt “Vô duyên là phận hồng nhan đã đành”. Tuy nhiên, hoàn cảnh chỉ là cái thứ yếu, tất cả đi từ bản tính đa sầu, đa cảm của Thúy Kiều mà ra, “Rằng: Quen mất nết đi rồi, 13 Tẻ, vui, âu cũng tính trời biết sao!” [493 – 494] Lại mang lấy một chữ tình, Khư khư mình buộc lấy mình vào trong. Vậy nên những chốn thong dong, [2660 - 2664] Chính nàng, đã tự tay buột mình vào vòng dây oan trái của “đoạn trường”. Có thể minh chứng bằng một loạt diễn biến, hành động: từ buổi đầu gặp mộ Đạm Tiên, đến gia biến lưu lạc… hầu như nàng đều dùng tình cảm để quyết định hành động. Đầu tiên, là lần gặp gỡ của chị em Kiều với mộ Đạm Tiên. Sự thương xót, đồng cảm cho “kiếp hồng nhan bạc mệnh”, “Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”, khiến Thúy Kiều xót xa: “Lòng đâu sẵn mối thương tâm Thoát nghe Kiều đã đầm đầm châu sa: [81 - 82] Đứng trước mộ Đạm Tiên, vốn bản tính đa sầu, đa cảm, Kiều“Lòng đâu sẵn mối thương tâm”, đã đưa nàng đến một loạt lời nói: “Phũ phành chi bấy Hóa công! Sống, làm vợ khắp người ta, Hại thay, thác xuống làm ma không chồng! Nào người phượng chạ loan chung, Nào người tích lục là ai?” [85 – 90] Hành động: “Sẵn đây ta thắp một vài nén nhang;” [92] “Lầm rầm khấn vái nhỏ to, 14 Sụp ngồi, đặt cỏ trước mồ, bước ra.” [95 – 96] Đến nỗi: “Lại càng ủ dột nét hoa, Lại càng đứt nối, châu sa vắn dài!” [101 – 102] Với giọt lệ ấy, Kiều đã khóc cho người và cũng chính là cho bản thân mình. Sự xót xa cho phận người “tài hoa, bạc mệnh” cũng là điều dễ hiểu, xong hiếm ai có thể được như Kiều: Khóc người như thể đang khóc cho bản thân mình. Cái sự nhân hậu, lòng thương người khiến cho nàng “đứt nối, châu sa vắn dài”, không dứt, đó là một tấm lòng đáng quý, một cái Tâm thiện đáng trân trọng. Nhưng bên cạnh đó, chính cái Tâm (lòng) không nguôi trước số phận của nàng Đạm Tiên, sự ám ảnh, bất ổn đã đi vào cả trong giấc ngủ, trong nhận thức về số phận: “trong sổ đoạn trường có tên”, khiến nàng dù vẫn đang sống dưới “trướng gấm”, “màn nhung”, nhưng vẫn: “Nỗi riêng lớp lớp sóng dồi, Nghĩ đời cơn, lại sụt sùi đời cơn.” [221 – 222] Như thế, vậy phải chăng chính tự cái Tâm bất ổn, bản tính nhạy cảm của nàng mà ra. Thể như Thúy Vân, cũng gặp gỡ Đạm tiên, xong lại có những hành động hoàn toàn khác: “Vân rằng: Chị cũng nực cười Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa!” [105 – 106] Sự vô tư, bình thản đã khiến cho Vân có cái nhìn hoàn toàn khác Thúy Kiều, đối với nàng đó chỉ là một nắm mồ vô chủ, xạ lạ, chính sự vô tư ấy đã đưa lại cho Thúy Vân một cuộc sống thanh bình trong khi Thúy Kiều với một cái Tâm quá đa sầu đa cảm, hành động theo trái tim đã khiến nàng day vào sổ “đoạn trường”. Cụ thể hơn, có thể thấy điều này trong cách giải quyết của Kiều trong cuộc gia biến gia đình - bán mình chuộc cha: “Quyết tình nàng mới hạ tình: 15 Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha! [505 – 506] Thiết nghĩ, đây chưa hẳn là biện pháp cuối cùng, có người đã thử nghĩ đôi cách giúp nàng: “Sao không bán ruộng bán nương Ít nhiều liệu khuất mong đường minh tra Ấn dù còn chút mập mờ Lao tù luống chịu cho qua tháng ngày Mẹ con ở mướn vá may Rồi ra khổ tận có ngày cam lai Cớ sao bỏ phí cuộc đời Đem thân ngà ngọc cho người dày chơi” [184, đã trích] (Văn học Trung đại Việt Nam, Đoàn Thị Thu Vân chủ biên) Bán mình chuộc cha, phải chăng là hành động để giữ đúng đạo lý phong kiến: “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”? Hay đơn giản hơn, chỉ là cái lòng hiếu với “đức cù lao”, vốn sẵn tình thương, không chịu nổi trước cảnh: “Rường cao rút ngược dây oan. Dẫu là đá cũng nát gan lọ người. Mắt trông đau đớn rụng rời.” [593 – 595] Khiến cho nàng quyết bán mình chuộc cha theo lời ông già họ Chung khi chưa suy tính mọi đường. Rõ ràng hành động ấy hoàn toàn là bộc phát, theo cảm tính: Muốn cứu cha sớm thoát khỏi tù tội. Lòng hiếu thảo, sự đa cảm đã khiến Kiều thấm nỗi đau của cha đang phải gánh chịu và khiến nàng quyết định nhanh chóng dù nàng cũng đã khổ đau khôn xiết vô cùng giữa hiếu và tình: “Quyết tình nàng mới hạ tình: Rẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha” [605 – 606] 16 Như đã nói ở trên: Tâm còn được hiểu là tấm lòng, tánh tình, tánh nết. Như vậy, chúng ta thấy tất cả hàng loạt sự chuyển động: thương xót, đồng cảm, khóc, ám ảnh, day dứt, quyết định bán mình chuộc cha điều từ chính lòng vốn sẵn Tâm thiện (nhạy cảm, đồng cảm), Tâm hiếu của Kiều mà ra. Tâm không hề bất di, bất dịch mà có sự chuyển động từ luồng này, sang luồng khác (Phật giáo), chính thế những hành động ấy của Kiều đã đánh dấu cho cái nghiệp của nàng phải mang theo. Sống mà “khư khư mang lấy một chữ tình”, không buông bỏ thì mãi mãi Kiều vẫn “Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.”. 3.1.2. Các nhân vật tiêu biểu khác Hà Như Chi trong Việt Nam Thi Văn Giảng Luận có chia nhân vật trong Truyện Kiều thành hai loại: “Loại làm hại Kiều, tàn ác … và loại có thiện cảm với Kiều” [103]. Như vậy nếu: xét chữ Tâm là chủ thể của mọi sự vận động trong Truyện Kiều (cụ thể là hành động nhân vật), ta cũng có thể sử dụng cách chia ấy để nói về các nhân vật trong truyện. Loại thứ nhất, nhóm người có Tâm ác, làm hại Kiều. Xét nguyên nhân của hành động, đó chính là từ Tâm dục vọng (lòng tham, nhục, dục…) mà ra. Chính cái Tâm ham muốn (Vọng Tâm) đã làm mờ lý trí, nhân cách và Nguyễn Du đã vẽ ra cho chúng ta hàng loạt các nhân vật tiêu biểu, như: Mã giám Sinh, Sở Khanh, Tú bà, Hồ Tôn Hiến. “Thoát trong nhờn nhợt màu da, Ăn gì cao lớn đẩy đà làm sao.” [923 – 924] Hay: “Qúa niên trạc ngoại tứ tuần, Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao Trước thầy, sau tớ xôn xao … Ghế trên ngồi tót sỗ sàng; Buồng trong, mối đã giục nàng kíp ra.” [627 – 632] Mã giám Sinh tên chuyên lừa gạt phụ nữ, tán tỉnh đàn bà con gái được Nguyễn Du miêu tả: “Một chàng vừa trạc thanh xuân, Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng.” 17 [1059 – 1060] Với hàng loạt những hành động không đáng mặt mặt nam nhi, được Nguyễn Du dẫn ra: “Vốn là một đứa phong tình đã quen. … Quen mùi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa,” [856 – 807] Lại còn quen thói lọc lừa, ong bướm, tham lam: “Về đây nước trước bẻ hoa, Vương tôn, quý khách, ắt là đua nhau; Hẳn ba tram lạng kém đâu, Cũng đà vừa vốn, còn sau thì lời. Miếng ngon kề đến tận nơi, Vốn nhà cũng tiếc của trời cũng tham,” [827 – 834] Bên cạnh đó là một Tú bà, cũng lọc lừa xảo trá không kém: “Tình cờ chẵng hẹn mà nên, Mạt cưa, mướp đắng, hai bên một phường; Chung lưng mở một ngôi hàng, Quanh năm buôn bán phấn hương bên lề; [811 – 814] Giúp việc cho chúng còn có một Sở Khanh, khoe khoang, âm mưu với Tù Bà lừa Kiều phải tiếp khách: “Bạc tình, nổi tiếng lầu xanh, Một tay chôn biết mấy cành phù dung!” [1159 – 1160] 18 Đại diện cho đấng bề trên, cho bộ mặt triều đình là một Hồ Tôn Hiến đầy mưu mô, quyền lực trong tay: “Có quan Tổng đốc trọng thần, Là Hồ Tôn Hiến, kinh luân gồm tài. Đẩy xe, vâng chỉ đặc sai, Tiện nghi bát liễu, việc ngoài đổng nhung.” Nhưng cũng chỉ là một kẻ không đáng mặt nam nhi: “Kéo cờ chiêu phủ tiên phong, Lễ nghi giàn trước, bác đồng phục sau” [2507 – 2508] Một kẻ hèn nhát: “Nghĩ mình phương diện quốc gia, Quan trên trông xuống, người ta trông vào.” [2591 – 2592] Nguyễn Du đã vẽ ra cho chúng ta hàng loạt những bộ mặt đại diện cho xã hội, với hàng loạt hành động hoàn toàn đi ngược lại quan niệm nho giáo, đạo đức xã hôi. Dù hành động, mức độ tàn ác khác nhau xong chung quy họ đều chung ở một điểm, đó là: Hành động của họ được điều khiển bởi chính Vọng Tâm (cái tâm nghĩ ngơi xằng bậy, toan tính,… là nguồn gốc của mọi ham muốn). Sự ham muốn tiền tài, sắc dục là căn nguyên cho những hành động hại người. Bên cạnh đó, danh vọng, chức tước cũng có sức hấp dẫn không kém, khiến cho bộ mặt của triều đình - Hồ Tôn Hiến phải đi lừa một người con gái “tay yếu chân mềm” như Kiều để đạt được. Hay sau đó cũng chính vì nó, mà vị quan đứng đầu triều đình lại phải sợ hãi “quan trên trong xuống, người ta trông vào, và một lần nữa tiếp tục làm hại đến Kiều: “Lệnh quan, ai dám cãi lời, Ép nàng đem gán cho người thổ quan.” [2597 – 2598] Loại thứ hai là những nhân vật có Tâm nhân ái, lòng lương thiện, lương tri sáng suốt (hay Chánh Tâm). Đó là Thúy Vân thùy mị, đoan trang, hồn nhiên, vô tư sống cuộc đời không sóng gió dưới gia đình. Đó là Vương Quan có tư chất, tư cách đứng đắn, đàng hoàng, nghiêm 19 trang, hòa nhã: “Cũng trong nha dịch, lại là từ tâm;”. Hay nhân vật Từ Hải với khí tiết anh hùng hơn người, là đại diện cho một hình ảnh nam nhân xuất sắc bên cạnh Kim Trọng trong Truyện Kiều: “Râu hùm, hàm yến, mày ngài, Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao. Đường đường một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.” [2165 – 2169] Bên cạnh đó, Nguyễn Du còn vẽ ra hình ảnh của Kim Trọng, một tình nhân lý tưởng của thời đại, của đời Kiều: “Đuề huề lưng túi gió trăng Sau chân theo một vài thằng con con Tuyết in sắc ngựa câu dòn Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời. [137 – 139] Bản thân những con người được Nguyễn Du khắc họa điều mang những phẩm chất tốt, nhân cách hơn người. Từ ông già họ Chung, dù sống trong môi trường quan lại “Có ba trăm lạng việc này mới xong”, vẫn giữ cho mình được một tấm lòng hữu ái, yêu thương khác xa với nơi ông đang đứng. Đến Từ Hải, một nam nhi đúng mực “Đầu đội trời chân đạp đất”, “Ngất trời sát khí mơ màng,”, không thích vào luồn, ra cúi”: “Áo xiêm ràng buột lấy nhau, Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?” [2467 – 2468] Ở đây, hành động của họ được điều khởi bởi Chánh Tâm (nó điều khiển lương tri, lương năng để con người hiểu biết điều nhơn nghĩa, lẽ phải trái). Như vậy, Tâm (Chánh tâm), đã hướng con người tới những việc làm nhân nghĩa, đó là: nâng đỡ yêu thương cô Kiều. Cái Tâm thiện, lòng thành không hề bị vấy đục, giúp họ biết đâu là phải trái, nhân nghĩa. Tiểu kết: Từ đó có thể thấy, hành động chính là biểu hiện cụ thể cái Tâm của từng nhân vật, mà ta có thể quan sát được và nó tương thích giữa Tánh và Hình (ngoại hình). Tánh tình 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan