Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chu dịch cứu nguyên - phong cách kinh học và tư tưởng của lê văn ngữ...

Tài liệu Chu dịch cứu nguyên - phong cách kinh học và tư tưởng của lê văn ngữ

.PDF
106
178
116

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Mai Thu Quỳnh Chu Dịch cứu nguyên - phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 40 Nghd. : GS.TS. Lê Văn Quán 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Mai Thu Quỳnh Chu Dịch cứu nguyên - phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 22 40 Nghd. : GS.TS. Lê Văn Quán 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................1 1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ..................................................................................1 2- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI: .....................................................2 3- MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: ...............................................4 4- PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: ...........................5 5- Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN:..........................6 6- KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:.........................................................................6 7- QUY CÁCH TRÌNH BÀY: .............................................................................6 PHẦN NỘI DUNG..................................................................................8 CHƯƠNG I: VĂN BẢN CHU DỊCH CỨU NGUYÊN VÀ TÁC GIẢ LÊ VĂN NGỮ ................................................................................................... 8 I. VĂN BẢN CHU DỊCH CỨU NGUYÊN: ....................................................8 2. TÁC GIẢ LÊ VĂN NGỮ (1860 – 1934): .................................................. 20 CHƯƠNG II: LÊ VĂN NGỮ VỚI CHU DỊCH CỨU NGUYÊN............ 31 1.DIỆN MẠO DỊCH HỌC VIỆT NAM: ...................................................... 31 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHU DỊCH: ...................................................................... 31 1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DỊCH HỌC Ở VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỈ XX: .. 35 1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH HỌC VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỈ XX: .......... 50 2.NHỮNG ĐIỂM ĐỘC ĐÁO CỦA CHU DỊCH CỨU NGUYÊN:............... 61 2.1.HÌNH THỨC, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP CHÚ GIẢI CHU DỊCH .. 65 2.2.THỜI TRUNG – HẠT NHÂN CỦA CHU DỊCH VÀ CŨNG LÀ ĐẠO THỐNG: .................................................................................................................. 78 2.3.VẬN DỤNG DỊCH GIẢI THÍCH CÁC NHO ĐIỂN KHÁC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA VĂN HÓA - XÃ HỘI HIỆN ĐẠI:............................................... 81 KẾT LUẬN............................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................91 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ MỞ ĐẦU 1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Đạo Nho – hệ tư tưởng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa Trung Hoa nói riêng và phương Đông truyền thống nói chung – có một đặc điểm nổi bật là rất coi trọng sách vở. Các nhà Nho trứ thư để lập thuyết và mọi hiểu biết của họ đều có xu hướng được viết thành sách để lưu truyền cho kẻ hậu học. Do có đặc điểm đó nên khi nghiên cứu về Nho giáo nghiên cứu viên không thể thoát ly khỏi những kinh tịch của học thuyết này. Trong bộ kinh tịch cơ bản và cô đọng nhất của Nho gia là Tứ thư (四書) và Ngũ kinh (五經), kinh Dịch(易) nổi lên như là một tác phẩm huyền bí nhất và có nhiều cách hiểu nhất. Bởi thế nên cho dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Dịch học ra đời từ sau khi kinh Dịch xuất hiện nhưng Dịch học vẫn là vấn đề cần nhiều công sức nghiên cứu hơn nữa. Tuy không có cách đánh giá và nhìn nhận thống nhất về mặt tư tưởng (như đã nói ở trên) nhưng kinh Dịch lại chứa trong nó những lớp trầm tích quý của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Vì thế mà dù rất khó khăn nhưng những người nghiên cứu văn hóa cổ truyền của phương Đông nói chung không thể không bước qua cây cầu Chu Dịch (周易) đầy bí ẩn và kỳ thú này. Ở Việt Nam, kinh Dịch được coi là cuốn sách có rất nhiều ứng dụng và cũng là cuốn sách thể hiện tư duy ở trình độ cao. Trong khi các học giả, các nhà nghiên cứu thường thận trọng và dè dặt mỗi lần nhắc đến Dịch thì trong dân gian, các thầy cúng thầy bói lại thả sức mượn Dịch để bói toán, điều này đã khiến cho Chu Dịch tồn tại trong đời sống người Việt với tư cách là cuốn sách bói nhiều hơn là tư cách một kiệt tác văn hóa cổ truyền. Người Việt Nam đang rất chú ý đến Chu Dịch tuy không phải ai đọc Dịch cũng đều hiểu đúng và vận 1 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ dụng Dịch thành công. Do đó, chúng tôi cho rằng việc tìm hiểu Chu Dịch một cách tổng quan dưới con mắt khoa học là điều rất cần thiết. Đặc biệt, trong tình hình tìm hiểu Chu Dịch ở Việt Nam như đã nói ở trên, có một dòng nghiên cứu Dịch tuy không tạo được nhiều tiếng vang nhưng không phải là không đáng kể, đó là dòng nghiên cứu Chu Dịch của các học giả Việt Nam trung cận đại. Khi nhắc đến Dịch học ở Việt Nam, những người đã từng tìm hiểu về Dịch thường cho rằng các tác phẩm viết về Chu Dịch của người Việt chủ yếu là tóm tắt nội dung và dịch các quẻ ra tiếng Việt, hoặc nếu có khảo cứu thì phần lớn lại chịu ảnh hưởng bởi Chu Dịch lược lệ (周易略例) của Vương Bật đời Ngụy (Trung Quốc) hay Chu Dịch bản nghĩa (周易本義) của Chu Hy đời Nam Tống (Trung Quốc). Thế nhưng trên thực tế đã có một người Việt Nam khảo cứu Chu Dịch bằng cách áp dụng những thành tựu khoa học và tư tưởng của phương Tây nói chung và phương Tây thời cận đại nói riêng. Đó chính là trường hợp của Lê Văn Ngữ (黎文敔) với cuốn Chu Dịch cứu nguyên (周易究原). Đây là cuốn sách có phương pháp tiếp cận Dịch học rất riêng mà chúng ta cần xem xét. Vì những lí do cơ bản đó, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài cho luận văn này là Chu Dịch cứu nguyên – phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ. 2- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI: Chu Dịch là nguồn đề tài nghiên cứu vô tận cho các học giả. Mà không chỉ có những người theo đuổi lĩnh vực văn hóa truyền thống phương Đông, các nhà khoa học tự nhiên, các nhà khoa học kĩ thuật công nghệ hiện đại cũng đã có một số công trình nghiên cứu đáng trân trọng về Chu Dịch. Theo kết quả sưu tầm thống kê sơ bộ của hai tác giả là Dương Ngọc Dũng và Lê Anh Minh trong 2 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ cuốn Chu Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc (NXB. Khoa học Xã hội, 2006), tính đến năm 1993 đã có 4863 quyển thuộc 1379 bộ sách của người Trung Quốc viết về Chu Dịch. Đó là các sách lấy đề tài và triển khai nội dung nghiên cứu Chu Dịch trên quê hương của Dịch tính đến năm 1993. Còn các tác phẩm nghiên cứu Dịch của những người không thuộc dân tộc Hoa Hạ vào thời gian sau đó, các tác phẩm nghiên cứu Dịch của các nước và đặc biệt là các tác phẩm vận dụng quan điểm của Dịch thì nhiều đến mức khó mà thống kê được. Chu Dịch cứu nguyên của Lê Văn Ngữ cũng chính là một công trình của người Việt thời cận hiện đại nghiên cứu về Dịch. Với tư cách là một sản phẩm của Dịch học Việt Nam, tác phẩm Chu Dịch cứu nguyên, cho đến nay mới có hai bài tham luận đề cập đến: 1. Bài tham luận của Benjamin Wai-ming Ng (Ngô Vĩ Minh) 吳偉明 (Chinese University of Hong Kong) trong Hội nghị lần 3 về Nho Giáo tại Việt Nam, tổ chức tại Tp Hồ Chí Minh từ 19 đến 21 tháng 7, 2001. Nguyên tựa bài tham luận: Yijing Scholarship in Late-Nguyen Vietnam: A Study of Le Van Ngu's 黎文敔 Chu Dich Cuu Nguyen 周易究原 (An Investigation of the Origins of the Yijing, 1916), tạm dịch là “Dịch học ở Việt Nam cuối thời Nguyễn: Chu Dịch cứu nguyên – một nghiên cứu của Lê Văn Ngữ”. Ở đây Ngô Vĩ Minh đã có một số nhận xét sắc sảo về Dịch học Việt Nam và tư tưởng của Lê Văn Ngữ thể hiện trong Chu Dịch cứu nguyên. Tuy nhiên, còn một vài tổng kết về thái độ của Lê Văn Ngữ đối với Thập dực (十翼), đặc biệt là đối với Văn ngôn (文言), còn chưa thật thoả đáng. Ví dụ, Ngô Vĩ Minh đã cho rằng: Trong Thập dực, ông chỉ thích Văn ngôn và ca tụng rằng đó là nguồn tham khảo tốt nhất về ý nghĩa của các thuật ngữ dùng trong kinh Dịch rồi ông chú thích rằng xem văn bản Chu Dịch cứu nguyên trang 37. Nhưng theo thực tế khảo sát của chúng tôi thì trang 37 nói riêng và cả tác phẩm 3 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ Chu Dịch cứu nguyên nói chung không có chỗ nào nhận xét về Văn ngôn như vậy. 2. Bài tham luận của Hướng Thế Lăng (向 世 陵) – giáo sư trường Đại học Nhân dân Trung Quốc (中 國 人 民 大 學 教 授) trong hội thảo Nho học ở Việt Nam tổ chức tại Hà Nội năm 2007, bài tham luận mang tên: Nghiên cứu Dịch học Lý học của Lê Ngữ (黎 敔 理 學 易 學 研 究 ). Bài tham luận này ca ngợi Lê Văn Ngữ đã vượt ra khỏi những ảnh hưởng trong đánh giá Chu Dịch của Lý học để có những nhận định riêng. Nói chung, hai bài tham luận trên bước đầu đã nêu lên những điểm đặc sắc về cách nghiên cứu, giải thích Chu Dịch của tác giả Lê Văn Ngữ. Tuy nhiên, vì là bài tham luận của hội thảo nên những tổng kết và phát hiện của hai tác giả trên mới dừng ở mức độ sơ khởi. Ngoài ra, về tác giả Lê Văn Ngữ và tác phẩm khác của ông thì còn có một bài tham luận của Lý Chước/Trác Nhiên (李 焯 然) ở Hội thảo nghiên cứu học thuật phương pháp diễn giải văn hiến truyền thế Đông Á (東 亞 傳 世 文 獻 譯 解 方 法 學 術 研 討 會) diễn ra ở Đại học Quốc lập Đài Loan vào tháng 12 năm 2003 mang tên Sự giải thích Đại học của Cuồng Sĩ Lê Văn Ngữ Việt Nam qua Đại học tích nghĩa (越 南 狂 士 黎 文 敔 《大 學 晰 義》 对 《 大 學》 的 詮 釋). Như vậy, vấn đề tác phẩm Chu Dịch cứu nguyên và tác giả Lê Văn Ngữ cho đến nay còn là một vấn đề mở khuyến khích các nghiên cứu chuyên sâu. 3- MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Khi bắt tay xử lý vấn đề này, chúng tôi hướng đến những mục tiêu sau: 4 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ Một là khái quát quá trình phát triển và đặc điểm của Dịch học Việt Nam từ thế kỉ XX trở về trước. Hai là, bước đầu tìm hiểu giá trị của tác phẩm Chu Dịch cứu nguyên và tư tưởng của tác giả Lê Văn Ngữ thể hiện qua tác phẩm này, từ đó hướng tới làm rõ những đóng góp của Lê Văn Ngữ đối với Dịch học của Việt Nam nói riêng và Dịch học nói chung. Ba là, chúng tôi mong muốn luận văn này sẽ góp tiếng nói khẳng định một thành tựu khảo cứu Chu Dịch theo lối nghi cổ, mong giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về bản chất của Chu Dịch cũng như Dịch học ở Việt Nam. Bốn là, cung cấp cho người đọc một tài liệu mới được phát hiện về Dịch học Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp khảo và luận tư tưởng Nho gia ở Việt Nam thể hiện qua các tác phẩm. Để thực hiện các mục tiêu đó, nhiệm vụ của luận văn này là: Thứ nhất, làm công tác văn bản để xác định tác phẩm, đồng thời tập hợp tư liệu sách vở và đi thực tế, khai thác các thông tin liên quan đến tác giả Lê Văn Ngữ. Thứ hai, phiên âm và dịch nghĩa tác phẩm sang chữ quốc ngữ. Thứ ba, tổng kết con đường du nhập, phát triển của Dịch học ở Việt Nam trước thế kỉ XX. Thứ tư, đọc, phân tích tác phẩm Chu Dịch cứu nguyên của Lê Văn Ngữ để tìm ra những giá trị riêng có của tác phẩm này. 4- PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: Ban đầu, khi được tiếp xúc với một tác phẩm Hán Nôm còn chưa mấy ai biết đến, chúng tôi đã rất hào hứng, những muốn sẽ thông qua tác phẩm này để xâu chuỗi cả 6 tác phẩm của Lê Văn Ngữ đến nay cũng chưa nhiều người biết và rút ra phong cách kinh học của Lê Văn Ngữ. Tuy nhiên, với khuôn khổ và những yêu cầu cụ thể của luận văn này, ý tưởng đó đã không thể thực hiện 5 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ được. Hiện trong bản luận văn này, chúng tôi chỉ làm rõ vấn đề tác giả của tác phẩm và một vài giá trị nổi bật nhất của Chu Dịch cứu nguyên. Những hướng khảo cứu ban đầu và một số vấn đề khác xin được thực hiện sau – khi có nhiều thời gian và dụng công hơn. Với giới hạn nghiên cứu nói trên, chúng tôi sẽ chủ yếu sử dụng các phương pháp cơ bản của Văn bản học và các phương pháp cụ thể khác như: đi điền dã, tổng hợp – phân tích, so sánh đối chiếu, hệ thống,... 5- Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN: Những kết quả của luận văn này sẽ góp tiếng nói giới thiệu một tác giả Hán Nôm mà chúng ta đang lưu giữ khá đầy đủ, trọn vẹn các tác phẩm của ông nhưng lại chưa biết nhiều về ông. Đồng thời, luận văn này cũng góp phần giới thiệu diện mạo Dịch học Việt Nam trước thế kỉ XX. Luận văn còn cung cấp một nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập kinh Dịch trong nhà trường cũng như cung cấp tài liệu để các nghiên cứu viên tham khảo. 6- KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Luận văn này gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận; trong đó phần nội dung có 2 chương chính: chương I xác định văn bản, chương II phân tích một số giá trị của tác phẩm. 7- QUY CÁCH TRÌNH BÀY: - Tên tác phẩm: viết hoa chữ cái đầu, in nghiêng. Tên tác phẩm nằm trong đoạn trích: in nghiêng đậm để phân biệt. - Phiên âm Hán Việt: in nghiêng. - Trích chính xác (dẫn chứng): in nghiêng. 6 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ - Quy cách viết hoa: tên người, tên địa danh viết hoa toàn bộ; tên tước vị viết hoa chữ đầu tiên. - Quy ước viết tắt: Viết tắt Viết đầy đủ Nxb Nhà xuất bản Tr hoặc tr. Trang, trang q. quyển TVVNCHN Thư viện viện Nghiên cứu Hán Nôm GS.TS, PGS.TS Giáo sư. tiến sĩ, phó giáo sư. tiến sĩ 7 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: VĂN BẢN CHU DỊCH CỨU NGUYÊN VÀ TÁC GIẢ LÊ VĂN NGỮ I. VĂN BẢN CHU DỊCH CỨU NGUYÊN: Bộ sách chúng tôi khảo sát ở đây là một văn bản gồm hai tập, theo chỉ dẫn trong các bức thư riêng của tác giả thì sách này có ít nhất là 04 bản nhưng hiện chúng tôi chỉ có thông tin và văn bản (ở dạng tài liệu sao chụp) của một bản1. Bản phục vụ độc giả là bản được photo từ bản gốc mang kí hiệu A.2592/1 (tập 1) và A.2592/2 (tập 2) của thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Chúng tôi đã được tiếp xúc với bản gốc và thấy: hai quyển sách có hình chữ nhật, bìa được hồ cứng màu đỏ tía, gáy sách quét sơn ta, đốc sách quét màu đỏ tía và có ghi hai chữ 易 上 (Dịch thượng) ở quyển thứ nhất và 易 下 (Dịch hạ) ở cuốn thứ hai. Mấy trang đầu của cả hai cuốn đều có 4 con dấu kiểm kê của thư viện. Hình dạng của 4 con dấu này đều là hình vuông, trong đó có 2 dấu bằng nhau và nhỏ hơn 2 dấu còn lại, 1 trong 2 dấu nhỏ đã bị mờ không đọc được, dấu kia ghi năm kiểm kê là 1967; 2 dấu lớn hơn ghi năm kiểm kê thư viện là 1986 và 1991. Vậy là sách này đã có mặt trong thư viện muộn nhất là vào năm 1967. Đây là cuốn sách chép tay được làm cẩn thận và còn khá mới. Đặc điểm hình thức của từng quyển như sau: Quyển thứ nhất (quyển thượng, tức tập 1): bìa màu đỏ tía; khổ 5,7cm x 28cm; giấy dó gồm 70 tờ đã được đánh số tờ cùng 02 tờ đầu và 02 tờ cuối quyển không đánh số tờ; lề trên của trang giấy: 4cm; lề dưới: 1cm; lề phải: 0,5cm; lề trái: từ tờ 1 đến tờ 5: 1cm, từ tờ 6 đến hết: 0,5cm; khoảng cách giữa các dòng là 01cm; cỡ chữ là 01x01cm; về số dòng chữ trong một trang giấy, từ 1 Bản này là bản được tác giả gửi Tòa Viễn đông bác cổ; ngoài ra còn có bản gửi cho quan Phụ chính họ Tôn Thất, bản gửi Thống sứ Bắc kỳ và bản gửi Thượng Hải Quảng học hội. Xin xem thêm phần sau. 8 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ tờ 1 đến hết tờ 5 mỗi trang 7 dòng, từ tờ 6 đến hết quyển mỗi trang gồm 8 dòng; dòng nhiều nhất là 24 chữ và dòng ít nhất là 01 chữ. Trong số 04 tờ không được đánh số, 02 tờ cuối quyển không có chữ, 02 tờ đầu quyển ghi những điều như sau:tờ thứ nhất, trên đầu của trang đầu tiên có mấy chữ quốc ngữ: Chu Dịch cứu nguyên, và số I ở ngay dưới chân bốn chữ Chu Dịch cứu nguyên đó; tờ thứ hai bắt đầu bằng trang chữ Pháp, trang sau là trang tiếng Việt có đầu đề là Dịch nhời quan Thống Sứ. Nét chữ ở tờ đầu tiên và tờ thứ hai rất giống nhau. Quyển thứ hai (quyển hạ, tức tập 2): bìa màu đỏ tía; khổ giấy 6cm x 27,3cm; giấy dó gồm 71 tờ đã được đánh số tờ cùng 03 tờ đầu và 01 tờ cuối không được đánh số; lề trái bằng lề phải và bằng 0,5cm; lề trên 5cm; lề dưới 1cm; khoảng cách giữa các dòng là 01cm; cỡ chữ là 01x01cm; mỗi trang có 8 dòng và mỗi dòng khoảng 24 chữ. Trong số 04 tờ không được đánh số thứ tự, 03 tờ đứng đầu và 01 tờ đứng cuối quyển; tờ cuối quyển không có chữ; tờ đầu tiên ghi mấy chữ: Chu Dịch cứu nguyên và số II với nét chữ, vị trí và bố cục như ở quyển 1; sau tờ đầu tiên này là 02 tờ không có chữ. Về kiểu chữ và cỡ chữ: phần chữ quốc ngữ ở cả hai cuốn đều được viết bằng bút sắt và cùng một nét bút, chứng tỏ là do một người viết ra; còn phần chữ Hán được viết theo thể chân và cả hai cuốn cũng thống nhất về nét bút, tức là cũng do một người viết ra. Như vậy, hai cuốn A.2592/1 và A.2592/2 có hình thức thống nhất, cách trình bày thống nhất: bìa sách của cả hai quyển là màu đỏ tía, khổ giấy khoảng 6cm x 27,5cm, cả hai đều là sách chép tay theo thể chữ chân trên nền giấy dó; cỡ chữ Hán ở hai cuốn đồng đều nhau, nét chữ quốc ngữ ở đầu hai cuốn cũng như nét chữ Pháp ở đầu cuốn thứ nhất là giống nhau. Từ đó suy ra phần chữ quốc ngữ và chữ Pháp trong sách do một người viết và phần chữ Hán trong sách cũng do một người viết. Sách còn khá mới, lại có cả chữ Pháp được viết bằng bút sắt nên nhận định ban đầu của chúng tôi là thời điểm làm ra (hoặc 9 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ chép lại) của sách này sớm nhất là khoảng thế kỉ XVIII hoặc XIX và muộn nhất là khoảng trước năm 1967 (vì có dấu kiểm kê của thư viện vào năm 1967). Như đã mô tả ở trên, phần chữ quốc ngữ ở đầu hai cuốn và chữ Pháp ở đầu cuốn thứ nhất đều do một người viết. Điều này có nghĩa là người đặt tên Chu Dịch cứu nguyên cho bộ sách này rồi chia chúng thành tập I và tập II cũng chính là người chép trang tiếng Pháp và tiếng Việt ở tờ thứ hai của tập I. Đọc hai trang đó thì thấy đây là một bức thư của quan Thống sứ Bắc kỳ gửi cho ông Lê Văn Ngữ ở xã Vạn Lộc phủ Xuân Trường, Nam Định để trả lời bức thư gửi quan Thống Sứ của ông này viết vào ngày 15 tháng giêng năm 1928; trang tiếng Việt phía sau là bản dịch của trang tiếng Pháp mặt trước. Nguyên văn bản dịch như sau1: Dịch nhời quan Thống Sứ Tôi giả nhời cái thơ ông ngày mười rằm tháng giêng năm một nghìn chín trăm hai mươi tám, tôi tỏ lòng chung mà giả nhời để ông biết rằng: công trình ông làm những sách nho như thế này, mà chưa có thể in để rùng chung được, tôi thực tiếc lắm, vì sách ông cũng bổ ích nhiều mà chưa hợp thời, và chưa tiện rụng cho các trường học. Vậy tôi gửi lại ông hoặc ông muốn xuất bản thạch ấn, xin tùy ý ông. Tôi đổi lòng chung thực mà coi ông cách đặc biệt sâu sắc lắm. Đoạn dịch trên so với bản tiếng Pháp ở trang trước thì còn thiếu phần đầu thư ghi: của quan Thống Sứ Bắc kỳ gửi ông Lê Văn Ngu (Ngữ) xã Vạn Lộc phủ Xuân Trường, Nam Định. Bức thư của ông Lê Văn Ngữ tại sao lại có mặt ở đầu sách này? Những bức thư riêng thì chỉ có người được gửi hoặc người thân cận nhất của người được gửi mới giữ nó, vậy phải chăng bức thư và cuốn sách đều là vật sở hữu của một người là ông Lê Văn Ngữ? 1 Chúng tôi chép và giữ nguyên cách dùng từ, cách hạ dấu câu và cách viết hoa của văn bản. 10 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ Thống Sứ Bắc kỳ nhận được một bức thư của ông Lê Văn Ngữ viết vào ngày 15 tháng giêng năm 1928, điều này chứng tỏ rằng ông Lê Văn Ngữ là người sống vào khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Câu nói của Thống sứ Bắc kỳ: công trình ông làm những sách nho như thế này,... mách bảo chúng ta rằng ông Lê Văn Ngữ đã làm hơn một cuốn sách “nho” (tức là sách viết về những nội dung liên quan đến Nho giáo hoặc sách viết bằng văn tự Hán hoặc là sách gồm cả hai phương diện trên). Lời lẽ của bức thư còn giúp chúng ta có thể đưa ra giả thuyết: Sau khi làm một số sách liên quan đến Nho giáo và Hán tự, ông Lê Văn Ngữ đã gửi chúng cùng một bức thư cho quan Thống sứ Bắc kỳ thời đó đề nghị đem những cuốn sách ấy ra in để sử dụng trong các trường học đương thời. Bức thư đã đến tay người cần nhận, nhưng quan Thống sứ Bắc kỳ hồi đó đã viết bức thư bằng tiếng Pháp kể trên để từ chối đề nghị của Lê Văn Ngữ. Vậy bức thư của Lê Văn Ngữ đã gửi cho quan Thống sứ Bắc kỳ trước đó đâu; sách “nho” đã được Lê Văn Ngữ làm và gửi cho Thống sứ Bắc kỳ là những cuốn sách nào, cuốn sách chúng ta đang khảo sát có nằm trong số sách đó không; người chép và dịch bức thư trên là ai và thư ấy cùng người chép ấy có liên quan như thế nào với văn bản chúng ta đang tìm hiểu? Trước khi trả lời những câu hỏi trên để xác minh giả thuyết chúng tôi đưa ra, xin quay lại với văn bản A.2592/1 – 2. Văn bản này không có mục lục, chúng tôi đã thống kê thành một mục lục như sau: Trang bắt đầu Trang kết thúc Tên mục 1 10 Chu Dịch cứu nguyên tự (周 周 易 究 原 序) 11 13 化 原 考 論 (Hóa nguyên khảo luận) 13 19 圖 書 前 論 (Đồ thư tiền luận) 19 28 易 道 合 論 (Dịch đạo hợp luận) 28 34 Chu Dịch đồ thuyết (周 易 圖 說) 11 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 卜 筮 問 答 (Bốc phệ vấn đáp) 35 38 圖 書 後 論 (Đồ thư hậu luận) 38 43 天 地 難 論 (Thiên địa nan luận) 43 61 龜 馬 考 論 (Quy mã khảo luận) 61 66 說 文 小 引 (Thuyết văn tiểu dẫn) 66 67 易 爻 鎖 說 (Dịch hào tỏa thuyết) 67 69 存 疑 并 序 (Tồn nghi tính tự) 69 81 解 疑 略 論 (Giải nghi lược luận) 81 85 卜 筮 改 法 (Bốc phệ cải pháp) 85 86 辨 惑 淺 論 (Biện hoặc thiển luận) 86 94 水 朝 新 演 (Thủy triều tân diễn) 94 104 105 107 108 108 附 錄 續 釋 文 王 彖 文 序 (Phụ lục tục thích Văn Vương Thoán văn tự) 附錄上下卦名詩 (Phụ lục thượng hạ quái danh thi) 108 周易究原上經 139 (hết tập thượng) (Chu Dịch cứu nguyên thượng kinh) 周易究原卷下 01 138 (tập hạ) 138 141 (Chu Dịch cứu nguyên quyển hạ) 附錄干支演義 (Phụ lục can chi diễn nghĩa) * Chú thích: số trang trên được căn cứ theo cách đánh số tờ bằng chữ Hán có sẵn ở văn bản, trong đó mỗi tờ gồm 2 trang. 12 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ Nhìn vào bảng kê mục lục trên đây chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy bố cục của cuốn sách như sau: mở đầu sách là mấy trang giải thích về những sơ đồ, biểu đồ của Chu Dịch; rồi đến bài tựa cho sách Chu Dịch cứu nguyên (周 易 究 原); sau bài tựa là 16 mục luận bàn về nguồn gốc vạn vật, Hà đồ Lạc thư, đạo Dịch, Dịch hào, bốc phệ,...; tiếp đó là phần chính văn của cuốn sách gồm phần một và phần hai của kinh1 Chu Dịch cứu nguyên. Bố cục sách và tên các mục trong sách như vậy đã cho chúng ta thấy rằng phần chính của cuốn sách này là kinh Chu Dịch cứu nguyên (gồm thượng kinh và hạ kinh, tổng cộng dung lượng là 85 tờ), còn 16 mục trước thượng và hạ kinh là các phần luận bàn, phát triển, tìm về nguyên nhân và nguồn gốc các chủ đề liên quan đến Chu Dịch; những bài đó cũng được viết với mục đích “cứu nguyên” và như vậy thì có thể nói rằng: 16 mục kia là phần phụ trợ cho Chu Dịch cứu nguyên thượng kinh và Chu Dịch cứu nguyên hạ kinh. Điều này đồng nghĩa với kết luận: cấu trúc và tên các đề mục trong sách đã chứng tỏ rằng cuốn sách này mang tên Chu Dịch cứu nguyên. Hơn nữa, nét chữ, giọng văn, cách tư duy, quan điểm về Dịch học và các vấn đề liên quan ở các bài luận và ở phần chính văn đều giống nhau nên bước đầu chúng tôi cũng khẳng định rằng tất cả các mục viết bằng chữ Hán trong sách này đều do một người làm ra. (Để đi sâu tìm dẫn chứng và chứng minh cho sự giống nhau này là một việc làm phức tạp mà một luận văn Cao học không cho phép, vì thế nên ở đây chúng tôi xin tạm khẳng định mà chưa đưa ra dẫn chứng và lập luận cụ thể). Tiếp tục đi vào nghiên cứu nội tại văn bản tác phẩm, chúng tôi thấy: Thứ nhất, mục Chu Dịch cứu nguyên tự (周 易 究 原 序 – lời tựa sách Chu Dịch cứu nguyên) có ghi: ...Sự mờ tối chìm đắm ấy kéo dài đến nay và kinh Dịch không được thuyết giảng nữa. Thật đáng buồn và đáng tiếc thay! Kẻ sĩ này sinh ra sau hàng ngàn năm nên chứng kiến sự tăm tối đã bao lâu của 1 Ở đây chúng tôi gọi theo tác giả, bởi tên của hai mục chính trong sách là Chu Dịch cứu nguyên thượng kinh và Chu Dịch cứu nguyên hạ kinh. 13 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ đạo Dịch, lo sợ những mầm mống tà thuyết ngày càng mọc lên mạnh, nên đã lắng lòng, chú tâm vào Dịch học... Do đó mà tôi viết lời tựa này và trình bày thành sách để thức tỉnh những người có tâm với việc học Dịch ở đời sau1. “Kẻ sĩ này” tức là người viết bài tựa. Người ấy đã dốc sức học Dịch và viết ra cuốn sách này, chứng tỏ rằng tác giả viết sách cũng đồng thời là người viết bài tựa này và bài tựa này là viết cho văn bản có đính kèm nó. Mà bài tựa lại tên là Chu Dịch cứu nguyên tự nên từ đây có thể khẳng định: tên của sách này là Chu Dịch cứu nguyên. Thứ hai, ở cuối mục Chu Dịch cứu nguyên tự này còn ghi: 啟 定 元 年 歲 次 丙 辰 拾 月 上 浣 越 南 國 春 長 府 萬 祿 社 狂士 姓 黎 名 敔 字 應 和 謹 序 (Khải Định nguyên niên tuế thứ Bính Thìn thập nguyệt thượng hoán Việt Nam quốc Xuân Trường phủ Vạn Lộc xã cuồng sĩ tính Lê danh Ngữ tự Ứng Hòa cẩn tự - Cuồng sĩ họ Lê tên Ngữ tự là Ứng Hòa người xã Vạn Lộc phủ Xuân Trường nước Việt Nam kính cẩn ghi lời tựa). Đến đây thì chúng ta đã thấy rõ ràng rằng: Cuồng sĩ Lê Văn Ngữ tự là Ứng Hòa người xã Vạn Lộc phủ Xuân Trường (Nam Định) đã viết bài tựa trên cho cuốn sách của chính mình và cuốn sách mang tên Chu Dịch cứu nguyên (như đầu đề bài tựa đã cho thấy) chính là cuốn sách chúng ta đang khảo sát; tức là cuốn sách chúng tôi đang khảo sát - sách Chu Dịch cứu nguyên - chính là tác phẩm của người được nhận bức thư tiếng Pháp nói trên. Mà tên gọi của cuốn sách này đã nói lên rằng nó là sách Nho học. Vậy sách này rất có thể là một trong những sách đã được tác giả gửi cho Thống sứ Bắc kỳ. Nhận định trên còn được củng cố bởi những dẫn chứng như: Kẻ sĩ tôi... từ lúc tuổi 30 đến nay đã dốc hết tinh lực vào nghiên cứu (Dịch),... đến nay đã 57 tuổi mới bắt đầu có thể luộm thuộm làm thành sách này. (Chu Dịch cứu nguyên mục Tồn nghi tịnh tự, trang 71, 72) 1 Xin xem chữ Hán trong phần phụ lục đặt cuối luận văn. 14 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ “...từ năm 30 tuổi đến nay luôn lắng lòng khảo cứu, đến khi ngoài 50 tuổi thì việc trước tiên là giải thích kinh Dịch nên làm sách Cứu nguyên,...” (Chu Dịch cứu nguyên mục Phụ lục tục thích Văn Vương Thoán văn tự, trang 107) Cuốn Chu Dịch cứu nguyên này được Lê Văn Ngữ viết khi ông 57 tuổi, đó là năm nào? Theo số liệu chúng tôi thu thập được từ hậu duệ của Lê Văn Ngữ thì ông sinh năm 18601. Từ đó suy ra, cuốn sách Chu Dịch cứu nguyên chúng ta đang xét đã chào đời năm 1917. Điều này hoàn toàn phù hợp với giới hạn về thời điểm sống của tác giả và thời điểm ra đời của tác phẩm mà chúng tôi đã ước lượng ở trên. Quay trở lại vấn đề Chu Dịch cứu nguyên có nằm trong số sách tác giả Lê Văn Ngữ đã gửi Thống sứ Bắc kỳ không. Đến đây chúng ta đã biết rằng Chu Dịch cứu nguyên ra đời năm 1917, mà Lê Văn Ngữ gửi thư và sách “nho” cho Thống sứ Bắc kỳ năm 1928. Vậy chắc hẳn Chu Dịch cứu nguyên phải có mặt trong số sách Lê Văn Ngữ gửi Thống sứ Bắc kỳ. Theo tác giả gợi ý ở mục Phụ lục tục thích Văn Vương Thoán văn tự, trang 107 của văn bản rằng: “đến khi ngoài 50 tuổi thì việc trước tiên là giải thích kinh Dịch nên làm sách Cứu nguyên, tiếp đó là giải thích Trung dung nên làm sách Thuyết ước. Khảo sát trong đó thì những điểm then chốt trong sự hòa hợp giữa trời và người không gì không được tiếp nối từ tính sáng rõ của Dịch tượng, thế nên tôi bèn lấy Dịch để khảo sát y học rồi lại làm thành sách Y học toản yếu để làm sáng tỏ sự thống nhất về lý của trời và người. Tiếp đó tôi lại đọc kĩ hai sách là Luận ngữ và Đại học rồi viết nên hai sách Tiết yếu và Tích nghĩa” thì ngoài Chu Dịch cứu nguyên ông còn lần lượt viết các sách: Trung dung thuyết ước (中 庸 說 約), Y học toản yếu (醫 學 纘 要), Luận ngữ tiết yếu (論 語 節 要), Đại học tích nghĩa (大 學 晰 義 ). Chúng tôi đã tìm trong thư viện của viện Nghiên cứu Hán Nôm và rất may là đã thấy và đọc được cả 5 cuốn sách đó cùng 02 cuốn khác cũng là của tác giả Lê Văn Ngữ mang tên Lễ kinh chủ nhân (禮 經 主 仁) và Phụ tra tiểu thuyết (附 槎 小 說). Đầu sách 1 Xem thêm ở mục 2. Tác giả Lê Văn Ngữ. ở sau mục này. 15 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ Trung dung thuyết ước có chép 03 bức thư, một bức gửi Phụ chính đại thần họ Tôn Thất, một bức gửi quan Thống sứ Bắc kì và một bức gửi Thượng Hải quảng học hội (上 海 廣 學 會), 03 bức thư này cũng được chép lại ở sách “Đại học tích nghĩa”. Bức thứ nhất (gửi quan Phụ chính họ Tôn Thất) đề tháng 12 năm Bảo Đại thứ hai (tức tháng 12 năm 1927), người viết là Cuồng Sĩ Lê Văn Ngữ ở xã Vạn Lộc huyện Giao Thủy phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định; bức thư thứ hai và thứ ba không đề ngày tháng. Đọc bức thư thứ hai trong Trung dung thuyết ước và Đại học tích nghĩa, tức là bức thư gửi quan Thống sứ Bắc kỳ, chúng tôi thấy: thứ nhất, thư mở đầu với dòng chữ: Tôi Lê Văn Ngữ, tên bộ là Trí, ở làng Vạn Lộc tổng Trà Lũ phủ Xuân Trường làm thư này kính tiến lên quan Bắc kỳ Thống sứ đại thần đại nhân các hạ xin... chứng tỏ tác giả bức thư này là Lê Văn Ngữ; thứ hai, nó đặt ra những yêu cầu mà bức thư của Thống sứ Bắc kỳ gửi Lê Văn Ngữ (chép ở đầu sách Chu Dịch cứu nguyên) đã nhắc đến và giải đáp. Từ bằng chứng về tên người viết cùng người nhận và từ tính chất liền mạch trong hỏi đáp như vậy chúng tôi khẳng định rằng bức thư chép ở đầu sách Chu Dịch cứu nguyên chính là hồi âm của bức thư mà người viết là Lê Văn Ngữ đã chép lại nó trong tác phẩm của mình là Trung dung thuyết ước và Đại học tích nghĩa. Ngoài ra ở sách Luận ngữ tiết yếu cũng chép 01 bức thư gửi Tòa Bác cổ (tức viện Viễn Đông bác cổ hồi đó). Bức thư này cũng không đề ngày tháng, nhưng căn cứ vào nội dung thư chúng tôi biết rằng nó ra đời sau 03 bức thư kể trên và sau cả bức thư mà Thống Sứ Bắc kỳ gửi tác giả được chép ở đầu sách Chu Dịch cứu nguyên1; và những tập sách đang có mặt ở Thư viện của Viện nghiên cứu Hán Nôm có lẽ chính là số sách do chính tác giả Lê Văn Ngữ đã gửi kèm theo bức thư cho Tòa Bác cổ được chép ở sách Luận ngữ tiết yếu. Như vậy là hầu hết các tác phẩm của Lê Văn Ngữ đều có chép những bức thư của ông gửi đi nhằm thuyết phục chính quyền đương thời chấn hưng 1 Xin xem nội dung các bức thư ở phần phụ lục II. 16 Mai Thu Quỳnh. Chu Dịch cứu nguyên – Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ Nho học. Trong đó bức thư nọ liên quan đến bức thư kia và tác phẩm này lại có đề cập đến tác phẩm khác. Vả lại, những bức thư được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm với nét chữ rất giống phần chính văn của các sách. Đặc điểm này khiến chúng tôi thêm một lần nữa khẳng định chắc chắn rằng chúng cùng do một người viết. Vậy thì bức thư chữ Pháp và bản dịch của nó sang chữ quốc ngữ ở đầu sách Chu Dịch cứu nguyên cũng do người viết Chu Dịch cứu nguyên và 6 tác phẩm cùng 4 bức thư của Lê Văn Ngữ viết lại. Trong bức thư gửi tòa Bác cổ tác giả nói: đã làm được 05 bộ sách gồm 07 quyển và ông đã gửi 05 bộ sách ấy cho quan Phụ chính họ Tôn Thất, cho hội Quảng học ở Thượng Hải, cho Thống sứ Bắc kỳ. Mà 05 bộ sách được kể đến trong thư gửi quan Phụ chính họ Tôn Thất cũng là 05 bộ đã được nhắc đến ở mục Phụ lục tục thích Văn Vương Thoán văn tự của Chu Dịch cứu nguyên (gồm Chu Dịch cứu nguyên, Trung dung thuyết ước, Y học toản yếu, Luận ngữ tiết yếu, Đại học tích nghĩa). Còn hai sách khác là Lễ kinh chủ nhân và Phụ tra tiểu thuyết thì không thấy đả động gì. Tại sao thế? Phụ tra tiểu thuyết là tập hợp các bài viết về chuyến Lê Văn Ngữ phụ tá Từ Đạm1 đi sứ sang Pháp, lịch trình chuyến đi, những điều tác giả thấy, những điều tác giả muốn luận bàn, thư của tác giả thay mặt Từ Đạm viết gửi triều đình,... Trong sách này tác giả đã kể rằng mình cùng sứ đoàn đi Pháp từ ngày 12 tháng 4 năm Thành Thái 12 (1900)2 đến ngày 07 tháng 8 năm Thành Thái 12 (1900) thì về đến Hải Phòng. Cuối sách này còn chép bài Phụ lục tại hành vấn đáp (附 錄 在 行 問 答) viết năm Thành Thái 17 (1905). Từ đó suy ra sách này ra đời trong khoảng từ 1900 đến 1905, tức là được viết trước các cuốn Chu Dịch cứu nguyên, Trung dung thuyết ước, Y học toản yếu, Luận ngữ tiết yếu, 1 Từ Đạm: hiệu Cúc Nhân, người làng Khê Hồi, huyện Thường Tín, nay thuộc Hà Tây. Năm Thành Thái Ất Mùi (1895)được 34 tuổi, Từ Đạm đậu tiến sĩ, sau làm quan đến Tổng đốc. Khi làm quan đã có lần đi phái bộ sang Pháp. Tác phẩm có: Lãm Tây kỉ lược (sử), A.272. 2 Nếu tính năm Thành Thái thứ nhất là 1889 như các bảng tra niên hiệu các triều đại đang lưu hành thì năm Thành Thái 12 phải là năm 1901, nhưng trong văn bản tác giả lại chú thích là Tây lịch năm 1900. Ở đây chúng tôi ghi theo tác giả. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan