Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Chủ đề nhôm và ứng dụng của nhôm...

Tài liệu Chủ đề nhôm và ứng dụng của nhôm

.DOCX
17
2353
70

Mô tả:

Với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chuyển từ dạy học phân môn sang liên môn, chủ đề tích hợp nhôm và ứng dụng của nhôm là một chủ đề tích hợp các kiến thức từ các môn khác nhau như: Hóa học, Vật lí, GDCD, Địa lí... và các kiến thức môi trường có liên quan trong chương trình học của bậc THPT.
Chủ đề: NHÔM VÀ ỨNG DỤNG CỦA NHÔM 1. Lí do lựa chọn chủ đề Nhôm là một nguyên tố phổ biến thứ tư trên Trái đất và là kim loại sử dụng nhiều thứ hai sau sắt. Nhôm và hợp kim nhôm đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống, việc sử dụng nhôm hiện nay có thể đã vượt qua những kim loại khác, chính vì vậy trong nền kinh tế, nhôm có một vị trí nhất định không thể thay thế. Với nhôm nguyên chất sẽ có sức chịu kéo thấp, nhôm có thể tạo ra nhiều hợp kim với nhiều nguyên tố như kẽm, magiê, đồng, mangan và silic. Nhôm là nguyên tố có mặt nhiều trong các vật liệu gần gũi như: Xoong, nồi, lõi dây điện truyền tải điện năng đi xa, cửa nhôm alunat,giấy gói, bộ tản nhiệt của CPU máy tính, các chi tiết trong ô tô, xe máy…Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp vị trí của nhôm ngày càng nâng cao. Với những đặc điểm, ứng dụng gần gũi, chúng em lựa chọn chủ đề nhôm và ứng dụng của nhôm để nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm, tính chất và ứng dụng của nhôm. 2. Mục tiêu dạy học 2.1. Về kiến thức Từ nội dung bài học, các em nắm được: -Nhôm là kim loại dẻo ,nhẹ, dẫn điện,dẫn nhiệt tốt. -Nhôm không những có đầy đủ tính chất hóa học của kim loại mà còn phản ứng với kiềm, không phản ứng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc, nguội. - Học sinh nắm được nhôm và hợp kim nhôm có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp, đặc biệt là trong chế tạo các vật liêu, chi tiết máy móc và truyền tải điện năng đi xa. Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 1 - Hiểu được nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng boxit có thành phần chủ yếu là Al2O3 và một số bước cơ bản trong sản xuất nhôm. Một số vấn đề liên quan đến môi trường trong sản xuất nhôm. - Biết và vận dụng được một số kiến thức thực tế như: không dùng vật dụng bằng nhôm đựng vôi, vữa, không dùng xoong nhôm để nấu canh chua, không dùng vật dụng làm từ nhôm tái chế để đun nấu hay đựng thực phẩm. 2.2. Kĩ năng -Học sinh viết được phương trình phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của nhôm trừ phản ứng với kiềm. Biết làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán tính chất hóa học của nhôm trên cơ sở tính chất hóa học chung của kim loại và hiện tượng thực tế học sinh gặp hay qua hình ảnh học sinh được quan sát trong bài. - Học sinh có kĩ năng làm bài tập một kim loại phản ứng với một dung dịch muối. -Học sinh biết lựa chọn, sử dụng vật dụng bằng nhôm hợp lí trong cuộc sống hàng ngày( không dùng vật dụng bằng nhôm đựng vôi, vữa, không dùng xoong nhôm để nấu canh chua, không dùng vật dụng làm từ nhôm tái chế để đun nấu hay đựng thực phẩm…). - Phát triển được các kĩ năng tự tìm kiếm thông tin, kĩ năng làm việc nhóm… 2.3. Tình cảm, thái độ -Học sinh nắm được trong sản xuất hóa học nói chung, sản xuất nhôm nói riêng phải xử lí chất thải trước khi đưa ra ngoài môi trường.Các em thấy cần trồng nhiều cây xanh quanh nhà máy sản xuất hóa học. Riêng sản xuất nhôm còn có hệ thống hồ chứa bùn đỏ vững chắc. - Biết quí trọng và biết bảo vệ tài nguyên của đất nước. - Yêu thích bộ môn được học. 2.4. Các năng lực chính hướng tới Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 2 - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác - Năng lực tính toán - Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn 2.5. Sản phẩm dự kiến - Bài báo cáo Powerpoint của HS - Các phiếu học tập về đặc điểm, tính chất của nhôm - Tranh ảnh, video mô phỏng về quá trình sản xuất nhôm, ứng dụng của nhôm 3. Nội dung chính được trình bày trong chủ đề Nội dung các kiến thức trong chủ đề gồm có: 1. 2. 3. 4. 5. Tính chất vật lí của nhôm Tính chất hóa học của nhôm Ứng dụng của nhôm Sản xuất nhôm Các vấn đề môi trường liên quan đến sản xuất nhôm: thảm họa bfn đỏ tại Hungary năm 2010 Ngoài ra có có một số kiến thức thực tế như: 1. Sử dụng chất tẩy rửa có môi trường trung tính hay môi trường kiềm để làm sạch nồi, xoong? 2. Tại sao không nên để thức ăn mặn trong nồi, xoong bằng nhôm qua đêm? 3. So sánh độ dẫn điện của dây dẫn bằng nhôm, đồng, sắt, bạc, vàng? 4. Hợp chất có thể làm trong nước của nhôm? 5. Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 3 4. Kiến thức các môn được tích hợp trong chủ đề ST T Môn Lớp Bài Nội dung tích hợp Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, 1 Hóa học 12 27 điều chế nhôm và hợp chất của nhôm Chương 6 Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp để trả lời 2 Sinh học 6 22 được một phần câu hỏi “ Làm thế nào để hạn chế ô nhiễm môi trường do sản xuất hóa học gây ra nói chung, sản xuất nhôm nói riêng. Chất dẫn điện và chất cách điện, dòng điện 3 Vật lí 7 9 20 trong kim loại để tìm hiểu một số tính chất 36 vật lí của nhôm. Truyền tải điện năng đi xa Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 4 Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam 4 5 Địa lí GDCD 8 7 26 14 để nêu được sự phân bố, trữ lượng quặng boxit ở nước ta. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 5. Thông tin trợ giúp giáo viên 5.1. Trạng thái tự nhiên và phân bố 5.1.1. Lịch sử tìm ra nhôm Năm 1827, nhà bác học Đức Friedrich Wohler đã công bố phát minh điều chế ra nhôm tuy mới chỉ thu được dạng hạt có độ lớn không bằng đầu kim bang. 18 năm tiếp tục sau, ông mới điều chế được nhôm ở dạng khối đặc. Từ khi điều chế được nhôm- năm 1827 đến năm 1886, cả hai nhà bác học Hall (Mỹ) và Héroult (Pháp) điều chế, sản xuất nhôm được hàng loạt thì nhôm vẫn được coi là kim loại quý, thậm chí còn quý hơn cả vàng bạc. Đến mức mà nếu như ở châu Âu có vị Quốc vương nào sắm riêng cho mình một bboj hoàng bào đính cúc nhôm thì ông ta liền vênh mặt với các vua chúa khác mà món xa xỉ như vậy không hợp với túi tiền của họ. Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 5 FreidlichW ohler (1800-1882) Còn Napoleon III đã có lần làm nhiều người khách ức đến phát khóc và chẳng ăn uống được gì vì họ không được dùng dụng cụ ăn uống như thìa và dĩa bằng nhôm. Mendeleeev, năm 1889, đã được xứ sở Vương quốc sương mù tặng một món quà quý để thừa nhận công lao xuất sắc của ông với hóa học: một chiếc cân bằng vàng và nhôm. Hơn 100 năm sau, nhôm đã không còn là kim loại quý vói những người thợ kim hoàn nữa, song với công nghiệp, đặc biệt là công nhiệp chế tạo máy bay, công nghiệp ô tô, hàng không thì lại vô cùng yêu mến nhôm vì những tính chất ưu việt của nhôm và bởi vì giá thành của nó rẻ nữa: nhôm lấy từ đất sét. 5.1.2. Phân bố nhôm (quặng boxit) Các quặng boxit phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới, Caribe, Địa Trung Hải và vành đâi xung quanh xích đạo. Người ta tìm thấy quặng boxit ở các vùng lãnh Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 6 thổ như Úc, Nam Mỹ, Trung Mỹ (Jamaica, Brazil, Surinam, Venezuela, Guyana), châu Phi (Guinea), châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam), Nga, Kazakhstan và châu Âu (Hy Lạp). Kết quả thăm dò địa chất đã phát hiện trên lãnh thổ nước ta có trữ lượng quặng boxit phong phú ở cả Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam. Tổng trữ lượng khoảng 8 tỷ tấn, trong đó có 7,6 tỷ tấn ở các tỉnh Tây Nguyên, các vùng Kon Plong, Phú Yên, Quảng Ngãi, với trữ lượng khoảng 106 triệu tấn. Tỷ trọng phân bố trữ lượng quặng boxit trên thế giới phân theo khu vực Loại quặng bơsmit và diaspo, tập trung chủ yếu ở Miền Bắc Việt Nam (Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang). Tổng trữ lượng dự đoán khoảng trên 350 triệu tấn, hàm lượng nhôm dao động trong khoảng 39-65 %, modul silic (Al2O3 /SiO2) 5-8%. Loại quặng gipsit, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Miền Nam Việt Nam, với tổng trữ lượng ước tính khoảng 7,6 tỷ tấn, tập trung chư yếu ở Đắc Nông, Phước Long, Lâm Đồng (Tân Rai và Bảo Lộc). Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 7 Tỷ trọng phân bố trữ lượng quặng boxit Việt Nam theo vùng 5.2. Tính chất của nhôm 5.2.1. Tính chất vật lí - Mạng lập phương tâm diện, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; t 0nc = 6600C; t0sôi= 24670C. - Màu trắng bạc, khá bền và dai, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ (D = 2,7). - Một số hợp kim của nhôm: + Đuyra (95% Al; 4% Cu; 1% Mg, Mn, Si): nhẹ bằng 1/3 thép, cứng gần bằng thép. + Silumin (gần 90% Al; 10% Si): nhẹ, bền. + Almelec (98,5% Al; còn lại là Mg, Si và Fe) dùng làm dây cáp. + Hợp kim electron (10,5% Al; 83,3% Mg còn lại là Zn, Mn...): chỉ nặng bằng 65% Al lại bền hơn thép, chịu được sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong một giới hạn lớn nên được dùng làm vỏ tên lửa. 5.2.2. Tính chất hóa học Nhôm là kim loại hoạt động, nhưng ở điều kiện thường bề mặt của nhôm bị bao bọc bởi lớp oxit rất mỏng bảo vệ nên nhôm trở lên kém hoạt động. 5.2.2.1. Tác dụng với phi kim + Tác dụng với hiđro: Al không có phản ứng trực tiếp. Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 8 + Tác dụng với nitơ, photpho, lưu huỳnh và cacbon: Al phản ứng ở nhiệt độ cao tạo AlN, AlP, AL2S3, Al4C3. 4Al + 3C → Al4C3 2Al + 3S → Al2S3 + Tác dụng với oxi: nhôm phản ứng mạnh với oxit, ngay ở nhiệt độ thường tạo lớp oxit mỏng trên bề mặt. Khi đốt nóng trong không khí, nhôm cháy phát ra ánh sáng chói và tỏa nhiệt: 2Al + 3O2 → Al2O3 +Tác dụng với halogen: Al tự bốc cháy khi tiếp xúc với các halogen: 2Al + 3X2 → 2AlX3 5.2.2.2. Tác dụng với nước Al không phản ứng với nước khi nguội cũng như đun nóng vì được lớp oxit mỏng, bền và đặc khít bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp oxit bao phủ bề mặt, Al phản ứng trực tiếp với nước. 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 5.2.2.3. Tác dụng với axit  Al dễ tan trong dung dịch HCl, H2SO4 loãng, nhất là khi đun nóng: 2Al + 6H+ → 2Al3+ + H2  Al không phản ứng với các axit loãng của CH3COOH và H3PO4  HNO3, H2SO4 đặc, Al tác dụng khá dễ khi đun nóng, tùy theo nồng độ axit mà cho các sản phẩm khác nhau. Al + 4HNO3 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O → + 3H2S + 12H2O 8Al  + 15H2SO4 → Al(NO3)3 4Al2(SO4)3 + NO + + 3N2O Al thụ động với HNO3 đặc, nguội, H2SO4 đặc, nguội. Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 9 2H2O + 15H2O 5.2.2.4. Tác dụng với dung dịch kiềm. Al tan trong dung dịch kiềm mạnh tạo muối aluminat và hiđro: 2Al + 2NaOHdd + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2 5.2.2.5. Tác dụng với dd muối Al trực tiếp đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi muối: 2Al Al + 3Cu(NO3)2 + 3Fe(NO3)3 → 2Al(NO3)3 → Al(NO3)3 + 3Cu + 3Fe(NO3)2 5.2.2.6. Tác dụng với oxit kim loại đứng sau Al (phản ứng nhiệt nhôm): Al khử được oxit của các kim loại đứng sau nó: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe 5.3. ỨNG DỤNG CỦA NHÔM Tính theo cả số lượng lẫn giá trị sử dụng, nhôm và hợp kim của nhôm chỉ đứng sau hợp kim của sắt (thép) và nó đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. 5.3.1. Nhôm và các ngành công nghiệp chế tạo vật liệu Nhôm nguyên chất có sức chịu kéo thấp, nhưng tạo ra các hợp kim với nhiều nguyên tố như đồng, kẽm, magiê, mangan và silic. Khi được gia công cơ-nhiệt, các hợp kim của nhôm có các thuộc tính cơ học tăng lên đáng kể. Do có đặc tính nhẹ, bền đối với không khí và nước (có lớp màng oxit rất bền bao bọc) nên nhôm và hợp kim của nhôm là những vật liệu không thể thay thế trong nhiều ngành công nhiệp: 5.3.1.1. Công nghiệp chế tạo ô tô, máy bay, tàu ngầm,… Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 10 - Hợp kim Đuyra có thành phần gồm 94% Al, 4% Cu, 2% Mg, Mn, Fe và Si có tính cứng và bền như thép nên được dùng trong công nghiệp chế tạo vỏ ô tô, máy 0bay,… - Hợp kim silumin có thành phần gồm V ỏm áyảnh 85% Al, 10-14% Si, 0.1% Na rất bền, dễ đúc, được dùng để sản xuất động cơ máy bay, tàu ngầm. 5.3.1.2. Công nghiệp sản xuất thủy tinh. Lớp mỏng của ôxít nhôm phản xạ ánh sáng tốt, cách nhiệt và rất bền vững nên bảo vệ nhôm không bị hư hỏng như các lớp bạc bao phủ vẫn hay bị. Chính vì vậy mà gần như toàn bộ các loại gương hiện đại được sản xuất sử dụng lớp phản xạ bằng nhôm trên mặt sau của thủy tinh. Các gương của kính thiên văn cũng được phủ một lớp mỏng nhôm, nhưng là ở mặt trước để tránh các phản xạ bên trong. Oxit nhôm, alumina, được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng coridon, emery, ruby và saphia và được sử dụng trong sản xuất thủy tinh. Đ ĩaC D 5.3.1.3. Công nghiệp sản xuất đồ điện tử, tin học, đồ gia dụng - Nhôm siêu tinh khiết (SPA) chứa 99,980%-99,999% nhôm được sử dụng trong công nghiệp điện tử và sản xuất đĩa CD. - Phần lớn các bộ tản nhiệt cho CPU của các máy tính hiện đại được sản xuất từ nhôm vì nó dễ dàng trong sản xuất và độ dẫn nhiệt cao. - Nhờ có tính ánh kim, tính dẻo, bền nên nhôm được sử dụng làm vỏ của nhiều thiết bị điện tử: Máy tính, máy ảnh, thiết bị trao đổi nhiệt,… Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 11 Vỏ máy bay chế tạo từ hợp kim nhôm - Nhôm và hợp kim của nhôm có màu trắng bạc, đẹp, chịu nhiệt tốt và có độ bền cao nên chúng được dùng làm khung cửa, trang thiết bị, đồ nấu bếp,… 5.3.1.4. Nhôm trong các ngành khác K hungcửasổlàm từhợpkim củanhôm X ong,nồilàm từnhôm - Ở nhiệt độ thường(20oC), nhôm tinh khiết khá mềm, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi nên dùng làm tụ điện,đóng gói (can, giấy gói, v.v) bánh kẹo, dược phẩm. - Ruby và saphia tổng hợp được sử dụng trong các ống tia laser để sản xuất ánh sáng có khả năng giao thoa. - Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài - Sự ôxi hóa nhôm tỏa ra nhiều nhiệt, nó sử dụng để làm nguyên liệu rắn cho tên lửa, nhiệt nhôm và các thành phần của pháo hoa. . C h i t i ế t b ê n t r o n g p h á o h o a Pháohoa - Mặc dù tự bản thân nó là không nhiễm từ, nhôm được sử dụng trong thép MKM và các nam châm Alnico. Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 12 -Nhôm dạng bột thông thường được sử dụng để tạo màu bạc trong sơn. Các bông nhôm có thể cho thêm vào trong sơn lót, chủ yếu là trong xử lý gỗ — khi khô đi, các bông nhôm sẽ tạo ra một lớp kháng nước rất tốt. Bột nhôm còn dùng để chế tạo hỗn hợp Tecmit (hỗn hợp bột Al và Fe2O3) có tác dụng hàn gắn đường ray,… - Phản ứng nhiệt nhôm dùng để điều chế các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao (như crôm Cr Vonfarm W…) - Phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) dùng trong công nhiệp thuộc da, công nghiệp giấy (làm cho giấy không thấm nước), chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải, chất làm trong nước đục,… 5.3.2. Nhôm và sự truyền tải điện năng đi xa Vấn đề hao phí điện năng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ làm đau đầu các nhà khoa học và các nhà quản lí. Do nhôm có nhiều ưu điểm như: tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt lại có giá thành rẻ nên được dùng làm dây cáp điện trong các đường dây tải điện đi xa (mặc dù độ dẫn điện của nó chỉ bằng 60% của đồng, nó nhẹ hơn nếu tính theo khối lượng – nhôm nhẹ hơn đồng 3 lần và rẻ tiền hơn). VD: đường dây tải điện 500kV Bắc – Nam được chế tạo từ nhôm.. Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 13 5.4. Công nghiệp sản xuất nhôm và nguy cơ ô nhiễm bùn đỏ Người ta sản xuất nhôm từ quặng boxit theo 2 giai đoạn Giai đoạn 1: Sản xuất alumina (Al2O3) từ quặng boxit Giai đoạn 2: Điện phân nóng chảy hỗn hợp của alumina và criolit để sản xuất nhôm. Thảm họa bùn đỏ tại Hungary Năm 2010 đã xảy ra sự cố vỡ đập ngăn của hồ chứa bùn đỏ tại Hungary, một trong những nước có nền sản xuất nhôm lớn trên thế giới, đã thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam. Hungary nói họ sẽ cần tới hàng chục triệu đola Mỹ và mất ít nhất một năm để khắc phục những thiệt hại do đợt tràn bùn đỏ oxit gây ra. Họ đã tuyên bố tình trạng khác ở ba tỉnh miền Tây. Bốn người đã chếtvà 120 người bị thương trong sựu cố bùn đỏ tràn tại bể chứa làng Kolona cách thủ đô Budapet 160km. Các nhân viên cứu hộ khẩn cấp đã cố gắng để ngăn các chất thải độc hại này tràn vào những sông lớn, trong đó có sông Danube. Người ta ước tính khoảng 700.000 m3 bùn đỏ đã thoát ra và gây nhiễm diện tích khoảng 40km 2 .Ít nhất ba làng và thị trấn bị ảnh hưởng, có nơi dòng bùn đỏ cao tới 2m. gần 7000 người bị ảnh hưởng bởi sự cố bùn đỏ. 6. Gợi ý nội dung kiểm tra, đánh giá Từ bài 1 đến bài 10 hãy chọn câu trả lời đúng: Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 14 Bài 1. Hiđroxit nào sau đây không có tính lưỡng tính? A. Al(OH)3 B. Zn(OH)2 C. Be(OH)2 Bài 2. Hợp kom nào sau đây không phải là của nhôm? Mg(OH)2 A. Silumin B. Inox C. Electron Bài 3. Ứng dụng nào sau đây không phải của nhôm? D. Đuyra A. Làm dây cáp điện B. Làm xoong, nồi C. Làm giấy gói thực phẩm D. Làm dao cắt kính Bài 4. Nhúng một thanh nhôm nặng 50gam vào 400ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38gam. Khối lượng Cu thoát ra là: A. 0,64gam B. 1,28gam C. 1,92gam D. 2,56gam Bài 5. Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ dung dịch HCl loãng vào dung dịch NaAlO2? A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Ban đầu có kết tủa dạng keo, sau đó kết tủa tăng dần, dung dịch trong suốt. C. Ban đầu có kết tủa dạng keo, kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó tan dần. D. Có kết tủa dạng keo, kết tủa không tan. Bài 6. Việc them criolit Na3AlF6 vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al 2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm, không vì lí do nào sau đây? A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, nhằm tiết kiệm năng lượng. B. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy. C. Tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy không bị oxi hóa. D. Criolit là chất xúc tác, làm tăng tốc độ của phản ứng điện phân Al2O3. Bài 7. Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác? A. Màu trắng bạc. B. Là kim loại nhẹ. C. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng. D. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, tốt hơn sắt và đồng. Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 15 Bài 8. Nhận xét nào dưới đây là đúng ? A. Nhôm kim loại không tác dụng với nước do thế khử của nhôm lớn hơn thế khử của nước. B. Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH thì NaOH đóng vai trò chất oxi hoá. C. Các vật dụng bằng nhôm không bịoxi hoá tiếp và không tan trong nước do được bảo vệ bởi lớp màng Al2O3. D. Do có tính khử mạnh nên nhôm phản ứng với các axit HCl, HNO3, H2SO4 trong mọi điều kiện. Bài 9. Vật làm bằng nhôm bền trong nước vì: A. Nhôm là kim loại không tác dụng với nước. B. Trên bề mặt vật có một lớp nhôm oxit mỏng, bền, ngăn cách vật với nước. C. Do nhôm tác dụng với nước tạo lớp nhôm hiđroxit không tan bảo vệ cho nhôm. D. Nhôm là kim loại hoạt động không mạnh. Bài 10. Cho bột Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa các chất HCl; FeCl3; CuSO4; MgCl2. Số lượng các phản ứng xảy ra là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Bài 11. Có 4 kim loại là : Ca, Na, Fe và Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học và dẫn ra các phản ứng đã dùng. Bài 12. Nhôm thường bị gán cho là thủ phạm của bệnh hay quên. Tuy nhiên, chưa có những bằng chứng rõ ràng, cụ thể nào về nghi án này. Người ta vẫn sử dụng nhôm rất rộng rãi trong việc sản xuất giấy gói thực phẩm; sản xuất xoong, chảo để đun nấu thức ăn. a. Hãy giải thích khuyến cáo vì sao không nên để thức ăn mặn trong nồi, xoong bằng nhôm qua đêm ? Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 16 b. Khi làm sạch nồi, xoong bằng nhôm, nên sử dụng chất tẩy rửa có môi trường trung tính hay môi trường kiềm ? giải thích ? Bài 13. Quy trình Bayer dùng để tách alumina (Al 2O3) ra khỏi tạp chất như Fe2O3, SiO2 và các chất bẩn khác. Chất thải chính của quy trình Bayer là bùn đỏ. a. Hãy cho biết tại sao bùn đỏ có thể gây hại đến môi trường. b. Hãy đề xuất hai giải pháp để phòng tránh hiện tượng vỡ đập hồ chứa bùn đỏ tại các nhà máy sản xuất alumina Tần Rai và Nhân Cơ tại Tây Nguyên, Việt Nam. Bài 14. Khi so sánh độ dẫn điện của bạc, vàng, đồng và nhôm thì thấy độ dẫn điện của nhôm nhỏ hơn so với ba kim loại còn lại. Tuy nhiên, trong công nghiệp truyền tải điện năng đi xa hiện nay, dây cáp điện chế tạo từ nhôm được sử dụng rộng rãi nhất. Em hãy nêu hai lý do của việc lựa chọn này. Bài 15. Viết các phương trình hóa học để thực hiện dãy chuyển hóa sau :   Al2O3 Al  (2)  NaAlO2  (3)  Al(OH)3  (4)  Trần Thị Diện – Đại học Sư phạm Thái Nguyên Page 17 AlCl3  (5)  Al(NO3)3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan