Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Mầm non chủ đề giao thông...

Tài liệu chủ đề giao thông

.DOC
87
240
142

Mô tả:

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 04/2015 Từ ngày 30/3/2015 đến 24/4/2015 I. MỤC TIÊU 1. Lĩnh vực phát triển thể chất: - Trẻ khỏe mạnh, tăng cân, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi - Khả năng thực hiện vận động cơ bản: Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối, đi lùi, đi trên dây, đi nối bàn chân, đi tiến, đi lùi thành thạo. - Thể hiện nhanh, mạnh, khéo léo trong thực hiện bài tập tổng hợp theo độ tuổi. - Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động nhịp nhàng. - Biết định hướng trong không gian: Phối hợp tay, mắt trong vận động: Ném xa bằng 2 tay, chạy 18m trong khoảng 5-7 giây. 2. Lĩnh vực phát triển nhận thức - Kể tên và nêu một vài nét đặc trưng của danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương, đất nước. (CS 97) - Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản. - Trẻ ham hiểu biết hay đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng: Tại sao có mưa? (CS 112). - Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống. (CS 94). - Nhận xét được một số mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng theo những cách khác nhau. 3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Thực hiện các yêu cầu trong hoạt động tập thể, lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại (CS 48). - Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi. (CS 61). - Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2-3 hành động. (CS 62). - Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại chuyện quen thuộc theo cách khác. (CS 120). - Nhận biết chính xác nhóm chữ và từ có chứa chữ cái; g, y, s, x. 4. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ: - Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản (CS 102). - Biết lắng nghe và hứng thú hát, múa theo nhạc về chủ đề. - Có khả năng hát và vận động nhịp nhàng các bài hát phù hợp chủ đề. - Biết phối hợp các kỹ năng tạo hình đã học để tạo ra sản phẩm . - Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích, đặt tên cho sản phẩm tạo hình, đặt lời mới cho bài hát. (CS 103,117). 5. Lĩnh vực phát triển xã hội: - Gọi tên các nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung. (CS 92). - Thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc. Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường. Có hành vi bảo vệ môi trường. (CS 39,56,57). - Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè. (CS 37) - Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết. (CS 55). II. NỘI DUNG: 1. Phát triển thể chất: Tập TDS: Thực hiện bài tập số 8 * VĐCB: - Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng theo hiệu lệnh. ( Thể dục sáng). - Chạy 18m trong khoảng 5-7 giây. (1 tiết/ tuần 2). - Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm. (1 tiết/ tuần 3) - Ném xa bằng 2 tay (1 tiết/ tuần 4). - Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục đổi chân theo yêu cầu. (CS 9) * VĐ tinh: * KN tự phục vụ: - Cố gắng giữ gìn quần áo, đầu tóc gọn gàng. (Giờ sinh hoạt (giờ chơi ngoài trời)). * Dinh dưỡng sức khỏe: - Biết và ăn uống 1 số thức ăn có hại cho sức khỏe. (CS 20) - Biết các hành vi có thể gây nguy hiểm. (CS22) (GSH, HĐNT) - Biết cách ứng xử với các hóa chất trong phòng nhóm. (Chủ đề, hoạt động góc) 2. Phát triển nhận thức: a. Khám phá MTXQ: - Đặc điểm, ích lợi và tác hại của các con vật. (Chủ đề) - Quá trình phát triển của cây điều kiện sống của các con vật. (Chủ đề) - So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số con vật. (Chủ đề) - Phân loại con vật theo 2-3 dấu hiệu. (Chủ đề) - Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa cây cối với môi trường sống. (HĐNT) - Cách chăm sóc và bảo vệ các con vật. (Chủ đề). b. Làm quen với 1 số khái niệm sơ đẳng về toán: - Đếm vẹt từ 50 – 100 ( Giờ sinh hoạt, đếm vẹt từ 1-50) - Tách gộp 10 đối tượng thành 2,3 nhóm theo các cách khác nhau. (1 tiết/ tuần 2) - Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau. (1 tiết/ tuần 3) - Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu. ( HĐG và chơi chủ đề) - Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu. (CS 107). (1 tiết/ tuần 3). c. Khám phá xã hội - Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống. (CS 978) (HĐC) 3. Phát triển ngôn ngữ: a. Nghe hiểu lời nói - Nhận ra được sắc thái, biểu cảm của lời nói: khi vui, buồn, tức giận, sợ hãi (CS 61) (Giờ sinh hoạt) - Nghe, hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 3-4 hành động. (CS 62) (Giờ sinh hoạt) - Nghe hiểu nội dung các bài thơ, câu chuyện (CS 64): + Thơ: Quê hương (1 tiết/ tuần 1) + Truyện: Sự tích con rồng cháu tiên (1 tiết/ tuần 3) + Truyện: Sự tích Hồ Gươm (1 tiết/ tuần 4) - Làm quen truyện đọc phù hợp. ( HĐ trả trẻ) - Nghe đọc, hiểu bài thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ, hò vè phù hợp với độ tuổi. (HĐNT) b. Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp: - Trả lời các câu hỏi và đặt các câu hỏi. (Giờ sinh hoạt). - Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp. (CS 67) (HĐG) - Biết kể chuyện theo tranh. ( Hoạt động góc, hoạt động chiều) - Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. (Hoạt động góc). - Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác. (CS 120) (HĐG) - Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện (CS 117) (HĐG) c. Thực hiện 1 số quy tắc thông thường trong giao tiếp: - Điều chỉnh giọng nói phù hợp với tình huống và nhu càu giao tiếp (CS 73) (Giờ sinh hoạt) - Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện. (CS 75) (GSH). - Hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói. (CS 76) (Giờ sinh hoạt) - Sử dụng một số từ chào hỏi và lễ phép phù hợp với tình huống (CS 77) (Hoạt động đón trẻ và trả trẻ). - Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩa và kinh nghiệm của bản thân. (CS 87) (Giờ sinh hoạt) d. Thể hiện sự hứng thú với đọc, viết - Nhận dạng 29 chữ cái (CS 91): + Nhận biết chữ g, y (1 tiết/ tuần 2) + Nhận biết chữ s, x (1 tiết/ tuầ 4) - Biết “viết” tên của bản thân. (CS 89) (HĐG) - Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. (CS 90) (HĐG) - Đọc theo truyện tranh đã biết. (CS 84) (HĐG, góc sách). - Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách (CS 81) (HĐG, góc sách). 4. Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội: a. Phát triển tình cảm * Thể hiện sự tự tin - Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc (trực nhật, xếp dọn) (CS 32) (GSH) - Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân. (CS 34) (Giờ sinh hoạt và hoạt động góc) * Trẻ biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc. - Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt. (CS 36) (Giờ sinh hoạt) - Thích chăm sóc cây cối, con vật quen thuộc. (CS 39) (Giờ sinh hoạt và hoạt động ngoài trời). - Thể hiện sự an ủi và chia vui với người và bạn bè. (CS 37) (Giờ sinh hoạt) - Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp. (CS 38) (HĐNT và HĐG) - Biết kìm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích. (CS 41) (Giờ sinh hoạt) b. Kỹ năng xã hội * Trẻ có mối quan hệ tích cực với bạn và người lớn - Dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi. (CS 42) (HĐG) - Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. (CS 43) (Giờ sinh hoạt và hoạt động góc) - Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động. (CS 47) (Giờ sinh hoạt và hoạt động góc) * Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người XQ. - Lắng nghe ý kiến của người khác. (CS 49) (Giờ sinh hoạt và hoạt động góc) - Trao đổi ý kiến của mình với các bạn. (Giờ sinh hoạt và hoạt động góc) - Chấp nhận sự phân công cua nhóm bạn và người lớn. (CS 51) (Giờ sinh hoạt và hoạt động góc). * Trẻ có các hành vi thích hợp trong ứng xử xã hội - Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn. (CS 54) (Đón trẻ và trả trẻ) - Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết (CS 55) (Giờ sinh hoạt) - Nhận xét được mội số hành vi đúng sai của con người đối với môi trường. (HĐNT) - Có hành vi BVMT trong sinh hoạt hàng ngày (CS 57) (Giờ sinh hoạt) * Trẻ thể hiện sự tôn trọng của người khác - Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn. (Giờ sinh hoạt và hoạt động góc). 5. Phát triển thẩm mỹ: - Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. (HĐG và HĐC) - Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc. (CS 101) ( HĐG và HĐC) - Thuộc bài hát mới và vận động phù hợp nhịp điệu bài hát hoặc bản nhạc. + Dạy hát bài Đường về quê cũ. (1 tiết/ tuần 1) + Dạy hát bài Trái đất này lầ của chúng mình. (1 tiết/ tuần 2) + Dạy hát bài Em yêu thủ đô. (1 tiết/ tuần 4) - Biết sử dụng các vật liệu khác nhau, phối hợp các kỹ năng để tạo ra sản phẩm tạo hình. (CS 102) (HĐG) + Cắt dán nón lá (1 tiết/ tuần 1) + Vẽ về biển ( 1 tiết/ tuần 3) + Vẽ tháp rùa (1 tiết/ tuần 4) A. MẠNG NỘI DUNG TUẦN 2 ĐỊA DANH QUÊ EM TUẦN 1 QUÊ HƯƠNG QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC TUẦN 4 THỦ ĐÔ HÀ NỘI B. LỊCH HOẠT ĐỘNG CHUNG Tuần Thứ Tuần 1 Quê hương ( Từ 30/3 – 3/4/2015) Tuần 2 Địa danh quê em ( Từ 6/4 – 10/4/2015) Tuần 3 Biển (Từ 13/4 – 17/4/2015) Tuần 4 Thủ đô Hà Nội (Từ 20/4 – 24/4/2015) TUẦN 3 BIỂN Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Âm nhạc: Đường về quê cũ Khám phá: Tìm hiểu về quê hương Tạo hình: Cắt dán nón lá Thể dục: Ném xa bằng 2 tay Văn học: Thơ “Quê hương” Thể dục: Chạy 18m trong khoảng 5-7 giây Khám phá: Tìm hiểu địa danh quê em Toán: Âm nhạc: Tách gộp 10 Trái đất này đối tượng làm là của chúng 2,3 nhóm mình Thể dục: Trườn sấp kết hợp … 1,5mx35cm Khám phá: Tìm hiểu về biển Âm nhạc: Em yêu Thủ Đô Tạo hình: Vẽ về biển Khám phá: Văn học: Tìm hiểu về Truyện “ Sự thủ đô Hà Nội tích hồ gươm” Chữ cái: G, y Toán: Truyện: Đo độ dài so Sự tích con sánh và diễn rồng cháu đạt kết quả tiên. đo. Tạo hình: Chữ cái: Vẽ tháp rùa S,x C. LỄ HỘI SỰ KIỆN: Sinh nhật của bé * Mục đích: - Trẻ biết ngày tháng sinh nhật của bạn trong lớp. - Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa ngày sinh nhật của mình, hoàn thành tốt công việc được giao. - Trẻ biết quan tâm đến bạn chia sẻ niềm vui cùng bạn. * Chuẩn bị: - Các đồ dùng cho trẻ làm Album. * Tiến hành: - Sắp xếp và trang trí phòng lớp để tổ chức sinh nhật. - Trưng bày bánh sinh nhật để bạn cùng tham gia. - Thảo luận chia nhóm, giao nhiệm vụ, làm album chọn sản phẩm để trưng bày, các tiết mục văn nghệ biểu diễn. III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 1. Mở chủ đề: - Sưu tầm hình ảnh, trang trí lớp theo chủ đề “Quê hương – đất nước”: Quê hương, địa danh quê em, biển, thủ đô Hà Nội. - Trò chuyện, đàm thoại với trẻ về tên gọi và đặc điểm của các địa danh. - Tạo tranh chủ đề nhánh. - Làm các bài tập góc, một số đồ chơi phục vụ chủ đề. - Chuẩn bị một số nguyên vật liệu để trang trí chào đón ngày sinh nhật của bạn. 2. Khám phá chủ đề: * Tìm hiểu khám phá các hoạt động - Quan sát hình ảnh về thực vật. - Trò chuyện đưa ra những câu hỏi khuyến khích trẻ nói lên những hiểu biết của trẻ về thực vật. - Tổ chức cho trẻ nghe các câu truyện, bài hát, bài thơ về quê hương – đất nước. - Tổ chức các góc chơi đa dạng với những bài tập mở để giúp trẻ khám phá. - Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ hiểu thêm về quê hương – đất nước. - Tổ chức các hoạt động cho trẻ tìm hiểu về quê hương – đất nước. 3. Đóng chủ đề: a. Chuẩn bị: - Thảo luận, chia nhóm, phân nhiệm vụ: chọn các sản phẩm sẽ trưng bày, các tiết mục trình diễn, sắp xếp chỗ ngồi. - Sắp xếp và trưng bày các hình ảnh về chủ đề quê hương – đất nước. b. Tổ chức tổng kết: - Mời phụ huynh đến dự. - Đàm thoại với trẻ về nội dung các chủ đề nhánh đã học. - Tham gia sinh hoạt tập thể: Tạo SP, biểu diễn văn nghệ… Liên quan đến chủ đề nhỏ đã học. - Giới thiệu trò chuyện về chủ đề mới “Bác Hồ - Trường tiểu học” trẻ cùng cô sắp xếp và chuẩn bị cho chủ đề mới. IV. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC – RÈN LUYỆN NỀ NẾP VỆ SINH 1. Chăm sóc giáo dục - Giáo dục trẻ kính yêu và tôn trọng người lớn. - Biết tôn trọng kỷ luật có ý thức khi chơi. - Nhắc nhở cháu đi học không đem theo quà bánh. - Biết lao động tự phục vụ cho bản thân, không dành đồ chơi với bạn, không gọi bạn bằng mày, tao.. - Cháu biểu hiện tốt trong sinh hoạt. 2. Nề nếp thói quen - Giờ học cháu tham gia học tốt, chăm phát biểu. - Giờ chơi biết nhường nhịn bạn, chơi đúng nhóm, trật tự và thể hiện vai chơi. - Giờ ăn, ăn hết suất, không nói chuyện, không làm đổ cơm. - Giờ ngủ, ngủ đúng giờ đúng giấc. - Biết xin phép khi ra ngoài. - Biết tự phục vụ, đi tiểu đúng nơi quy định. - Biết bỏ rác vào sọt rác, không khạc nhổ bừa bãi. 3. Nhiệm vụ của cô - Sắp xếp các góc lớp sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp. - Trang trí lớp theo chủ đề. - Đánh giá chủ đề 1 và chủ đề 2. - Đăng ký buổi dạy tốt dự giờ thao giảng đúng lịch. - Tiếp tục rèn kiến thức cho trẻ. - Họp phụ huynh triển khai nội dung năm học và phổ biến chủ đề. - Hoàn thành tốt hồ sơ sổ sách, ký duyệt đúng quy định. V. KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN CÁC TRÒ CHƠI Nội dung, nhiệm vụ * TCĐV: - Thể hiện vai chơi khách tham du lịch. - Sử dụng vật thay thế. * TCXD: - Sử dụng các nguyên vật liệu để xây dựng mô hình: nhà cửa, công viên, cầu. - Giúp trẻ phát triển về kỹ năng vận động như xếp chồng, cạnh nhau. Các biện pháp Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 - Tổ chức cháu - Phản ánh vai - Thể hiện tốt thể hiện vai bác chơi người đóng vai chơi cô thợ xây. vai bác nông giáo. dân. - Sử dụng vật thay - Sử dụng vật - Sử dụng vật thế là đồ chơi làm thay thế là đồ thay thế là đồ từ giấy, xốp. dùng làm từ chơi làm từ giấy, xốp. giấy, xốp. Tuần 4 - Rèn luyện cho cháu vai chơi đóng vai bác đưa thư vui tính. - Sử dụng vật thay thế tranh ảnh, giấy màu. - Gợi ý trẻ sắp xếp - Gợi ý cháu xây - Mở rộng mô mô hình công mô hình vườn hình cho cháu viên. rau. thực hiện. - Gợi ý cho trẻ xây sáng tạo. - Kỹ năng xếp cạnh nhau các khối chữ nhật, vuông, tam giác. - Kỹ năng xếp cạnh nhau làm hàng rào. - Kỹ năng xếp cạnh nhau các hộp để làm hàng rào. - Kỹ năng xếp cạnh nhau các khối chữ nhật, vuông, tam giác. VI. CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ: 1. Môi trường: - Tạo môi trường trong và ngoài lớp theo chủ đề “Quê hương – đất nước”, làm bài tập góc, bổ sung các biểu bảng. - Lựa chọn một số bài thơ, bài hát, truyện kể… liên quan đến chủ đề “Quê hương – đất nước”. 2. Nguyên vật liệu: - Viết thông báo nhờ phụ huynh hỗ trợ đóng góp các nguyên vật liệu cho chủ đề: sách, báo cũ, lịch cũ, hình… có liên quan đến chủ đề. - Khối gỗ, bitis, đề can, các nguyên vật liệu tạo hình, xây dựng. - Trang trí mảng tường về chủ đề cho cháu hoạt động xuyên suốt chủ đề. + Tạo các bài tập góc dưới dạng mở kích thích cháu chơi Phước Thới, ngày 30 tháng 3 năm 2015 Duyệt BGH Giáo viên Lê Thị Hồng Vân THỂ DỤC SÁNG Từ ngày 30/3 đến 3/4/2015 Từ ngày 13/4 đến 17/4/2015 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tên động tác và thực hiện động tác thành thạo. - Trẻ biết cách phối hợp nhịp nhàng, nhận biết được sự định hướng khi có hiệu lệnh của cô. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng, an toàn. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ của cô * Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đọc thơ “Tiếng còi tàu” sau đó đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh rồi cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng ngang dãn cách đều. * Hoạt động 2: Trọng động * Bài tập phát triển chung: Bài tập số 8 - Cô đếm cho cháu thực hiện các động tác theo nhịp đếm của cô. - Hô hấp: Thổi bóng - Tay: Tay co và duỗi từng tay kết hợp với kiễng chân. - Chân: Bước khụyu chân trái sang bên, chân phải thẳng. - Bụng: Đứng đan tay sau lưng gập người về trước. - Bật: Bật đệm trên 1 chân. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi tự do hít thở nhẹ nhàng HĐ của trẻ - Trẻ đi các kiểu chân, chạy theo hiệu lệnh của cô, về đúng hàng - Trẻ tham gia tập 4 lần. - Trẻ tập 2 lần 8 nhịp. - Trẻ tập 2 lần 8 nhịp. - Trẻ tập 2 lần 8 nhịp - Trẻ tập 2 lần 8 nhịp. - Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. * Nhận xét: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... THỂ DỤC SÁNG Từ ngày 6/4 đến 10/4/2015 Từ ngày 20/4 đến 24/4/2015 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết tên động tác và thực hiện động tác thành thạo. - Trẻ biết cách phối hợp nhịp nhàng, nhận biết được sự định hướng khi có hiệu lệnh của cô. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng, an toàn. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HĐ của cô * Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đọc thơ “Tiếng còi tàu” sau đó đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh rồi cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng ngang dãn cách đều. * Hoạt động 2: Trọng động * Bài tập phát triển chung: Bài tập số 8 - Cô đếm cho cháu thực hiện các động tác theo nhịp đếm của cô với nơ. - Hô hấp: Thổi bóng - Tay: Tay co và duỗi từng tay kết hợp với kiễng chân. - Chân: Bước khụyu chân trái sang bên, chân phải thẳng. - Bụng: Đứng đan tay sau lưng gập người về trước. - Bật: Bật đệm trên 1 chân. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi tự do hít thở nhẹ nhàng HĐ của trẻ - Trẻ đi các kiểu chân, chạy theo hiệu lệnh của cô, về đúng hàng - Trẻ tham gia tập 4 lần. - Trẻ tập 2 lần 8 nhịp. - Trẻ tập 2 lần 8 nhịp. - Trẻ tập 2 lần 8 nhịp - Trẻ tập 2 lần 8 nhịp. - Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. * Nhận xét: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 1 I. MẠNG CHỦ ĐỀ Tên gọi, địa chỉ của quê hương - Quan sát, trò chuyện - Kể chuyện, đọc thơ - Đọc câu đố. Đặc điểm, đặc trưng của quê hương - Quan sát, trò chuyện - Đọc thơ, kể chuyện - Vẽ theo ý thích - Quan sát, trò chuyện - Đọc thơ kể chuyện - Lập những gì trẻ muốn nói. Địa danh của làng xóm Quê hương Nghề truyền thống - Quan sát, trò chuyện - Đọc thơ, kể chuyện - Đàm thoại về một số nghề truyền thống. - Trò chuyện - Đọc thơ ‘ Quê hương’ - Làm Album sưu tầm tranh ảnh về quê hương Đặc điểm của địa phương II. LỊCH TUẦN: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG THỨ 2 30/3 THỨ 3 31/3 THỨ 4 1/4 THỨ 5 2/4 THỨ 6 3/4 - Luyện tập cháu hát đúng giai điệu Đón trẻ - Luyện tập cháu ăn không nói chuyện - Luyện tập cháu không tham đồ của người khác - Luyện tập cháu thực hiện đúng trình tự thao tác rửa tay - Luyện tập cháu chơi hòa đồng cùng bạn - Rèn cháu để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định - Rèn cháu ngồi đúng vị trí của mình, không chọc phá bạn. 6h45’ – - Hô hấp: Thổi bóng 8h00’ - Tay: Tay co và duỗi từng tay kết hợp với kiễng chân. Thể dục - Chân: Bước khụyu chân trái sang bên, chân phải thẳng. sáng - Bụng: Đứng đan tay sau lưng gập người về trước. - Bật: Bật đệm trên một chân. - Điểm danh: Tổ trưởng kiểm tra vệ sinh, phát hiện bạn vắng trong tổ. - Thời gian: Trò chuyện về ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai (bóc lịch tìm số trong ngày) Điểm danh - Giới thiệu - Thông - Thời tiết: - Thông tin, - Giới thiệu sách: Tập tin, sự quan sát sự kiện: nếu sách: sách thơ “Quê kiện: nếu hiện tượng có trong thư hương” có trong ngày viện 8h00’ – HĐ có chủ Âm nhạc: Khám Tạo hình: Thể dục: Văn học: 8h40 đích Đường về phá: Cắt dán Ném xa bằng Thơ “Quê quê cũ Tìm hiểu nón lá 2 tay hương” về quê hương - Quan sát: - Quan sát: - Quan sát: - Quan sát: - Quan sát: Cây bàng Cây sân trường cây hoa sứ cây xà cừ + Trò chơi phượng + TCVĐ: + TCVĐ: + TCVĐ: Ai VĐ: Thi + TCVĐ: Ai nhanh Cánh cửa kỳ nhanh hơn. nói nhanh. Bỏ lá hơn. diệu. +DG: Vuốt 8h40’ – + DG: Kéo + DG: Dệt + DG: Kéo + DG: Cướp hạt nổ. HĐNT 9h30’ cưa lừa xẻ. vải. co cờ. - Chơi tự do. - Chơi tự - Chơi tự - Chơi tự - Chơi tự do do. do. do. - Rèn cháu biết yêu quý và kính trọng bác nông dân - Rèn cháu thích chăm sóc cây cối và các con vật trong gia đình. - Phân vai: - Xây - Khám - Nghệ thuật: - Học tập: Rèn cháu dựng: Rèn phá: Rèn Rèn kỹ năng Rèn cháu tham gia kỹ năng kỹ năng hát múa và biết phía trên chơi đóng xây nhà pha màu, in tham gia - phía 9h30’ – vai các cao tầng, các loại biểu diễn HĐG 10h20’ nghề mà cầu bánh cháu thích - Rèn cháu có thói quen trao đổi ý kiến của mình với nhóm bạn. - Rèn cháu có tính thích thú khi xem sách HĐVS Ăn - GD cháu - GD cháu - GD cháu - GD cháu - GD cháu ngủ 14h30’ – 15h40’ HĐC đi dép trong nhà vệ sinh - Ôn âm nhạc - Dinh dưỡng - Nêu gương biết tiết kiệm nước - Ôn trò chuyện về quê hương - Chơi VĐ: Mèo đuổi chuột. - Nêu gương ăn nhanh không nói chuyện - Ôn tạo hình. - Làm quen bài hát cháu yêu cô chú công nhân. - Nêu gương - Chơi tự do biết giữ gìn vệ sinh cá nhân - Ôn thể dục. - Chơi góc tiếp. - Nêu gương. ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc. - Ôn thơ. - Dinh dưỡng - Nêu gương 15h40’- VS chơi tự - Giáo dục - Chơi tự - Chơi tự do - Nêu gương. 16h45’ do trả trẻ vệ sinh do III. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 1. Mở chủ đề - Cô đưa ra câu hỏi giúp trẻ tập trung suy nghĩ: - Quê con ở đâu? - Quê con có đặc điểm gì nổi bật? - Quê con có đặc sản gì? - Hỏi ý kiến cá nhân và thống nhất tên chủ đề. - Chia cháu ra làm 2 nhóm. - Nhóm cắt dán nón lá. - Nhóm vẽ nón lá. - Giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà sưu tầm hình ảnh, tranh ảnh, truyện, sách về quê hương. 2. Hoạt động khám phá: (Thứ 3, ngày 31/4/2015) 3. Lập bảng: Cắt dán nón lá 4. Các hoạt động tổ chức trong góc chơi: * Góc phân vai: Yêu cầu: Trẻ biết cùng nhau thỏa thuận và nhận vai chơi. - Rèn kỹ năng giao tiếp bằng lời nói. - Thể hiện được tinh thần đoàn kết. Chuẩn bị: - Đồ chơi bán hàng, góc bác sĩ. * Góc xây dựng: Xây nhà của bé Yêu cầu: Vẽ nón lá - Trẻ biết chọn ý tưởng mô hình. - Rèn kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh. - Thể hiện được tinh thần tập thể khi tham gia chơi góc. Chuẩn bị: - VLXD: Khối gỗ đồ chơi lắp ghép, gạch. - Tranh nhà của bé. Gợi ý hướng dẫn: - Gợi ý trẻ xem tranh mô hình, cô chơi cùng trẻ. * Góc học tập: -Các loại sách truyện về quê hương. - Mẫu từ tên các loại hoa quả, các đồ dùng về quê hương. - Giấy bút màu. * Góc nghệ thuật: cắt dán nón lá, hát biểu diễn về quê hương. Yêu cầu: - Trẻ biết chọn bài hát về quê hương. - Rèn cháu hát rõ lời đúng giai điệu. Rèn kỹ năng vẽ và tô màu. - Vui chơi có nề nếp. Chuẩn bị: - Băng nhạc, nhạc cụ, giấy vẽ, chì màu, hình ảnh về quê hương. Gợi ý hướng dẫn: - Đặt tranh mẫu trong góc gợi ý trẻ thực hiện. 5. Tổng kết chủ đề nhánh: (Thứ 6, 3/4/2015) HOẠT ĐỘNG ĐIỂM DANH I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ phát hiện bạn vắng và lý do vắng. Biết được thời gian trong ngày, biết quan sát và nhận xét thời tiết vào buổi sáng. - Trẻ nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ. (CS 111) - Biết các hoạt động tiếp theo trong chế độ sinh hoạt một ngày. biết trò chuyện với cô về chủ đề ngày. - GD trẻ tích cực tham gia hoạt động, quan tâm đến bạn. II. Chuẩn bị: - Bảng bé đến lớp, bảng thời gian, bảng thời tiết. - Các băng từ, biểu tượng, bút lông. - Bảng viết nội dung chủ đề ngày. III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động 1:Điểm danh. - Cho lớp đọc bài thơ: “ Tiếng còi tàu” - Tổ 1 nghiêm: tổ 2 và 3 quan sát nhận xét xem tổ 1 hôm nay vắng ai? Cho trẻ lên tìm gắn hình bạn vắng. - Cho trẻ đếm, so sánh nhóm bạn trai, gái. * Tổ 2 và tổ 3 thực hiện các bước như tổ 1. - Cho trẻ đếm lại có bao nhiêu bạn vắng hôm nay và nhắc trẻ biết quan tâm đến bạn. * Tổ chức cho trẻ chơi: “Mưa rơi” Hoạt động 2: Trò chuyện về thời gian. - Tổ chức cho trẻ quan sát lịch và lên bóc lịch - Hỏi trẻ về thứ ngày, tháng, năm của ngày hôm nay, hôm qua và ngày mai. - Trẻ lên tìm gắn và viết lại thứ, ngày, tháng của ngày hôm nay. * Trò chơi con thỏ. Hoạt động 3: Giới thiệu sách - Cô cho trẻ xem tập thơ “ Quê hương” . Cô lật từng trang cho trẻ xem và gợi hỏi trẻ nói về nội dung thơ. - Giới thiệu tập tranh sẽ được cất ở góc sách của lớp các cháu nhớ lấy xem nhé! * Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương lớp. Hoạt động của trẻ - Cả lớp đọc. - Nói tên bạn vắng và lên gắn hình - Trẻ đếm rồi so sánh - Trẻ đếm tổng bạn vắng - Trẻ xem và lên bóc lịch - Trẻ trả lời - Trẻ gắn thẻ số - 1-2 trẻ trả lời theo hiểu biết. - Trẻ lắng nghe. HOẠT ĐỘNG GÓC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu nhận biết được các góc chơi. Biết được một số trò chơi trong góc chơi. - Tạo ra được 1 số sản phẩm mới đẹp, có sáng tạo. Hoàn thành được các bài tập trong góc. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. Giáo dục trẻ tham gia chơi tích cực vui vẻ, đoàn kết cùng bạn. (CS 50) II. CHUẨN BỊ: - Góc xây dựng: Các khối xây dựng, đồ chơi lắp ghép, cây xanh,hoa, các con vật. - Góc nghệ thuật: Đất nặn, bảng, dĩa, giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ, bút màu, dụng cụ âm nhạc. - Góc học tập: Bộ xếp hình, lô tô chữ, chữ cái, vở tập tô, giấy bút, đồ dùng học tập… - Góc văn học chữ viết: Tranh ảnh, sách truyện tranh, thơ, truyện khổ to, rối các loại, chữ cái in rỗng, bài tập sao chép. - Góc phân vai: Các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho góc bán hàng, gia đình. - Góc thiên nhiên: Các loại cây kiểng, ca, chai, lọ, cát, nước, vật chìm nổi . III. TIẾN HÀNH: HĐ CỦA CÔ * Hoạt động 1: Thỏa thuận trước khi chơi. - Cho cả lớp hát bài: “ Đường về quê cũ” - Đã đến giờ gì vậy các con? - Lớp mình có những góc chơi nào? - Chủ điểm tháng này là gì? Chủ đề của tuần này là gì? - Cô lần lượt hỏi ý định trẻ chơi ở góc nào? - Vào góc chơi đó các con sẽ chơi gì với chủ đề này. Chơi như thế nào? * Hoạt động 2: Trẻ vào góc chơi - Trước khi vào góc chơi cô nhắc trẻ không được giành đồ chơi. Không được chạy lung tung ở các góc. Chơi xong phải biết sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định. Đeo đúng kí hiệu góc. - Cho trẻ vào các góc chơi theo ý thích của trẻ. - Cô bao quát động viên, gợi ý kịp thời cho trẻ thực hiện. * Hoạt động 3: Nhận xét cuối buổi chơi. - Cô đến từng góc chơi nhận xét, cho trẻ thu dọn 5 góc chơi. - Chọn một góc trẻ chơi sáng tạo nhất, cô tập trung trẻ lại nhận xét. * Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương lớp. - Cho trẻ đi vệ sinh tay. HĐ CỦA TRẺ - Cả lớp hát - Giờ chơi - Trẻ kể tên các góc chơi. - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý định - Trẻ lắng nghe - Trẻ vào góc mình thích để chơi - Trẻ lắng nghe Thứ 2 ngày 30 tháng 3 năm 2015 Âm nhạc: Dạy hát: ĐƯỜNG VỀ QUÊ CŨ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ biết được tên, giai điệu và hiểu nội dung bài hát. Biết tham gia chơi trò chơi âm nhạc, biết vận động khi hát. (CS 99) - Trẻ biết lắng nghe, hát vận động nhịp nhàng, hát đúng giai điệu. Tham gia chơi tốt trò chơi. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. Giáo dục trẻ thích ca hát. II. CHUẨN BỊ: - Cô chuẩn bị tốt các bài hát, trò chơi, trống lắc, vòng tròn. - Hình ảnh con đường làng, máy vi tính. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ Hoạt động 1: Dạy hát - Cô cho trẻ xem hình con đường làng: + Đố các con đây là gì? + 2 bên đường có những gì? - Hôm nay cô cũng có 1 bài hát nói về con đường dẫn về quê hương cũ đó là bài “Đường về quê cũ” của tác giả Phạm Phan Hàn. Cho trẻ nhắc lại. - Cô hát mẫu lần 1 đúng nhịp - Cô hát mẫu lần 2 kết hợp đánh nhịp - Cô dạy trẻ hát từng đoạn cho đến hết bài - Cô cho cả lớp hát. Trong quá trình trẻ hát cô lắng nghe và hát lại câu trẻ hát chưa đúng để trẻ hát theo. - Tổ chức cho trẻ hát theo nhiều hình thức: tổ, nhóm bạn gái, nhóm bạn trai, cá nhân. - Các con vừa hát bài hát gì? Của ai sáng tác? - Nội dung bài hát nói về gì? - Cô tóm lại: Nội dung bài hát nói về chiếc xe đang vượt qua đèo cao và bon bon nhanh tìm đường về quê cũ. - Qua đó cô giáo dục trẻ dù có đi xa nơi đâu thì cũng phải nhớ về quê hương của mình. - Bây giờ để cho bài hát thêm hay và sinh động các con làm gì? - Hôm nay cô cháu mình cùng hát và vận động theo ý thích bài “Đường về quê cũ” nhé! * Hoạt động 2: Nghe hát - Vừa rồi cô thấy lớp mình hát rất hay nên cô có một món quà tặng lớp mình, đó là bài “ Quê hương”. Của tác giả Đỗ Trung Quân. Cho trẻ nhắc lại. - Cô hát cho trẻ nghe lần 1: Đúng nhịp. - Cô hát cho trẻ nghe lần 2: Kết hợp mở nhạc trên máy tính và cho trẻ hưởng ứng theo. - Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Của tác giả nào? - Nội dung bài hát nói về gì? HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Trẻ trả lời - Trẻ nhắc lại - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát - Trẻ hát theo nhiều hình thức. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ nhắc lại - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát theo - Trẻ trả lời - Nội dung bài hát nói về quê hương là chùm khế ngọt, là đường đi học là nơi sinh ra chúng ta. * Hoạt động 3: Trò chơi “ Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”. - Bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi tên là “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”. - Trẻ lắng nghe - Cô phổ biến cách chơi: Cô vẽ những vòng tròn yêu cầu số vòng ít hơn số trẻ. Cho trẻ đi xung quanh vòng tròn và hát 1 bài hát khi nào có tiếng trống lắc thì yêu cầu trẻ nhảy thật nhanh 2 chân vào và đứng trong vòng tròn. - Luật chơi: Trẻ nào chậm chân không nhảy được vào vòng tròn thì trẻ đó sẽ bị phạt nhảy lò cò 1 vòng. - Cho cả lớp tham gia 3-4 lần - Trẻ tham gia - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. * Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương lớp * Nhận xét: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. Thứ 2 ngày 30 tháng 3 năm 2015 HOẠT ĐỘNG CHIỀU I. YÊU CẦU: - Củng cố kiến thức về dinh dưỡng, chữ viết. Trẻ biết được nhiệm vụ công việc của mình (CS 91) - Trẻ nhận biết đúng các chữ cái theo yêu cầu, phân loại được các nhóm thực phẩm, biết được công việc của mình khi tham gia lao động. - Trẻ tích cực tham gia hoạt động. II. CHUẨN BỊ: - Các dụng cụ âm nhạc, tranh lô tô các nhóm dinh dưỡng, mỗi trẻ 1 rổ chữ cái. - Các đồ dùng phục vụ cho lao động tập thể. III. TIẾN HÀNH: HĐ CỦA CÔ * Hoạt động 1: Rèn chữ viết - Cho trẻ đọc bài thơ: Vì con - Các con học đến chữ cái nào rồi? - Tổ chức cho trẻ thực hiện giơ đúng chữ cái theo yêu cầu của cô. - Trong quá trình trẻ thực hiện cô quan sát trẻ và sửa sai cho trẻ. - Cho trẻ chơi: “Về đúng nhà” - Cô nhận xét tuyên dương. * Hoạt động 2: Làm bài tập dinh dưỡng. - Tổ chức cho trẻ làm bài tập dinh dưỡng theo nhóm. - Chia trẻ làm 4 nhóm với tranh lô tô dinh dưỡng. Trẻ sẽ thi nhau xếp các tranh theo 4 nhóm dinh dưỡng: Đạm, tinh bột, đường béo, vitamin và muối khoáng. - Sau mỗi lần thực hiện cô nhận xét tuyên dương. * Hoạt động 3: Làm bài tập - Cho trẻ vào chỗ làm bài tập tô chữ. - Nhận xét chung HĐ CỦA TRẺ - Cả lớp đọc. - Trẻ trả lời. - Trẻ giơ đúng chữ cái. - Trẻ tham gia chơi. - Trẻ làm bài tập. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện Thứ 3, ngày 31 tháng 3 năm 2015 Khám phá: TÌM HIỂU VỀ QUÊ HƯƠNG I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cháu nhận biết và nói đúng công việc của bác thợ xây. - Cháu biết phân biệt, nhận xét. Biết được lợi ích của bác thợ xây - Cháu biết yêu quý và kính trọng bác thợ xây. II. CHUẨN BỊ: - Tranh xây cầu. - Chỗ ngồi hợp lý, tranh nhà cao tầng, cầu, trường học, công viên. III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC: HĐ CỦA CÔ * HĐ 1: Tạo hứng thú. - Cô cho cả lớp đọc thơ “ Chiếc cầu mới” - Các con vừa đọc bài thơ gì ? Tác giả của ai? - Bài thơ nói về gì? - Hàng ngày đến lớp các con có đi qua cây cầu nào không? - Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu xem các chú thợ xây làm thế nào để xây được những chiếc cầu đẹp nhé! * HĐ 2:Quan sát đàm thoại - Cô tổ chức cho trẻ xem tranh xây cầu: + Các con quan sát xem cô có tranh gì đây? + Trong tranh có ai đang làm việc vậy? + Chú thợ xây đang làm gì vậy? + Các con có nhận xét gì về trang phục của chú thợ xây? + Bạn nào biết chú thợ xây đội nón bảo hiểm để làm gì? + Ngoài xây cầu các chú thợ xây còn xây gì nữa? + Lợi ích công việc của bác thợ xây là gì?. + Nếu không có bác thợ xây thì như thế nào? - Giáo dục trẻ yêu quý và giữ gìn sản phẩm của bác thợ xây. * HĐ 3: Trò chơi: Ghép tranh về sản phẩm của bác thợ xây. - Cô hướng dẫn và cho trẻ chơi trò chơi ghép tranh về các sản phẩm của bác thợ xây - Cô chia lớp ra làm 4 nhóm trong đó 2 nhóm trai, hai nhóm gái: Nhóm bạn trai ghép tranh nhà cao tầng, cầu, còn nhóm ban gái ghép trường học, công viên. Cho 4 nhóm thi đua với nhau nhóm nào ghép trước là thắng - Cho lớp chơi 2-3 lần cô theo dõi trẻ chơi - Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương nhóm nào ghép đúng và nhanh nhất. HĐ CỦA TRẺ - Cả lớp đọc 1 lần - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát tranh - Cá nhân trả lời - Chú thợ xây - Đang xây cầu - Trang phục lao động màu xanh, đội mũ bảo hiểm màu vàng, chân đi ủng. - Để bảo vệ đầu được an toàn không cho đá rơi vào đầu - Trẻ kể tự do. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Cháu lằng nghe - Cháu chú ý nghe cô giải thích - Cả lớp thực hiện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan