Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang t...

Tài liệu Chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang thực trạng và giải pháp

.PDF
117
229
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH DƢƠNG QUỐC CƢỜNG CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH HÀ GIANG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH DƢƠNG QUỐC CƢỜNG CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH HÀ GIANG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN AN HÀ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn: "Chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang. Thực trạng và giải pháp". Là do chính tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thầy: PGS. TS. Nguyễn An Hà. Mọi số liệu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng bảo vệ bất cứ một công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đều đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014 Học viên cao học Dƣơng Quốc Cƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh Tế Và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý kinh tế, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hƣớng dẫn PGS. TS. Nguyễn An Hà đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới đồng chí Mai Văn Sƣớng, Chi cục trƣởng Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các phòng ban và các đội trực thuộc Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang, Phòng tổ chức hành chính, Phòng pháp chế, Phòng nghiệp vụ tổng hợp Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang. Các đồng chí Đội trƣởng các Đội Quản lý thị trƣờng số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11, và Đội cơ động đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình theo dõi thu thập số liệu cho bản luận văn. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,ngày 30 tháng 5 năm 2014 Tác giả Dương Quốc Cường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ............................................................................. viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................... 4 5. Bố cục luận văn ....................................................................................................... 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNG GIẢ VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ ...................... 5 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả ............... 5 1.1.2. Vai trò của công tác chống sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả và tác hại của hàng giả ........................................................................................................... 7 1.1.3. Nội dung công tác chống sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả ................ 11 1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác chống sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả .............................................................................................................. 18 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 22 1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và chính sách, pháp luật về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả ........................................................................... 22 1.2.2. Kinh nghiệm chống hàng giả tại một số địa phƣơng ...................................... 25 1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong công tác chống hàng giả của Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang ........................................................................................... 29 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 31 2.1. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 31 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ...................................................................... 31 2.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp xử lý thông tin............................................................ 32 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin .................................................................... 32 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................. 34 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH HÀ GIANG ................................................................................................... 36 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 36 3.1.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hà Giang ............................................................... 36 3.1.2. Khái quát chung về Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang...................... 40 3.2. Thực trạng công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2013 ..................................... 50 3.2.1. Quan điểm, chủ trƣơng của Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang trong công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả ........................................................... 50 3.2.2. Công tác tuyên truyền ..................................................................................... 52 3.2.3. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ chống hàng giả ............................ 56 3.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm............................................... 58 3.2.5. Công tác phối hợp trong đấu tranh chống hàng giả ........................................ 67 3.2.6. Công tác trang bị cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chống hàng giả ..................................................................................................................... 70 3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang ............................................ 72 3.3.1. Ảnh hƣởng từ trong nƣớc ................................................................................ 72 3.3.2. Ảnh hƣởng từ nƣớc ngoài ................................................................................ 73 3.4. Đánh giá công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang ............................................................................. 73 3.4.1. Những thuận lợi và những mặt đã đạt đƣợc .................................................... 73 3.4.2. Những khó khăn, tồn tại .................................................................................. 75 3.4.3. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại...................................................... 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH HÀ GIANG ................................................................................... 79 4.1. Xu hƣớng sản xuất, buôn bán hàng giả .............................................................. 79 4.2. Quan điểm và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm tới .......................................................... 82 4.2.1. Quan điểm ....................................................................................................... 82 4.2.2. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ ................................................................................ 82 4.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang ............................................ 83 4.3.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tuyển dụng, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, công chức, xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả............................................. 83 4.3.2. Giải pháp về tuyên truyền ............................................................................... 87 4.3.3. Giải pháp tăng cƣờng sự hợp tác của các Doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng có liên quan với ngƣời tiêu dùng trong công tác đấu tranh chống hàng giả .... 90 4.3.4. Giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, nhận diện hàng giả bằng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại, pháp lý ........................................ 92 4.3.5. Giải pháp bằng quản lý nhãn mác, bao bì, đóng gói, đánh dấu hàng hóa, sử dụng tem chống hàng giả bằng công nghệ cao, nâng cao chất lƣợng hàng hóa... 94 4.3.6. Giải pháp chống sản xuất hàng giả trong nƣớc và Trung Quốc ...................... 97 4.4. Đề xuất, kiến nghị .............................................................................................. 97 4.4.1. Đối với Chính phủ, các Bộ ngành trung ƣơng ................................................ 97 4.4.2. Đối với UBND tỉnh Hà Giang ........................................................................ 98 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 101 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CNĐĐV : Cao nguyên đá Đồng Văn CVĐC : Công viên địa chất KH&CN : Khoa học và công nghệ QLTT : Quản lý thị trƣờng TƢ : Trung ƣơng UB : Ủy ban UBND : Ủy ban nhân dân VPHC : Vi phạm hành chính WTO : Tổ chức thƣơng mại Thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Cơ cấu lao động theo giới tính - trình độ - độ tuổi ...................................45 Bảng 3.2. Biên chế số lƣợng công chức QLTT tại các đơn vị ..................................47 Bảng 3.4. Giao chỉ tiêu kế hoạch xử lý về hàng giả năm 2011-2013 .......................59 Bảng 3.5. Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo đơn vị giai đoạn 2011 - 2013 ..............................................................................................63 Bảng 3.6. Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo loại hình vi phạm giai đoạn 2011 - 2013 ..............................................................................65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Quản lý thị trƣờng........................ 41 Sơ đồ 3.2: Quy trình kiểm tra, xử lý hàng giả của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng ..... 61 Hình ảnh 3.1: Gian trƣng bày Hàng thật - Hàng giả tại Hội chợ Thƣơng Mại 2013 ......... 54 Hình ảnh 3.2: Gian trƣng bày Hàng thật - Hàng giả tại Hội chợ Thƣơng Mại 2013 ......... 54 Hình ảnh 3.3: Gian trƣng bày Hàng thật - Hàng giả tại Hội chợ Thƣơng Mại 2013 ....... 55 Hình ảnh 3.4: Hƣớng dẫn cách nhận biết Hàng thật - Hàng giả ............................... 55 Hình ảnh 3.5: Một số hình ảnh nghiệp vụ QLTT 2013 ............................................. 61 Hình ảnh 3.6: Một số hình ảnh nghiệp vụ QLTT 2013 ............................................. 62 Hình ảnh 3.7: Một số hình ảnh nghiệp vụ QLTT 2013 ............................................. 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Việt Nam trải qua gần 30 năm đổi mới với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã và đang tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất hàng hóa ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình phát triển mỗi quốc gia cũng phải đƣơng đầu với không ít khó khăn, thách thức trong đó có vấn nạn hàng giả. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa hội nhập về kinh tế và sự bất cấp trong cơ chế, chính sách pháp luật, các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm về sở hữu trí tuệ đang có chiều hƣớng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi khó kiểm soát. Hàng giả có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội với mẫu mã đa dạng, phong phú và công nghệ, phƣơng tiện kỹ thuật sản xuất ngày càng tinh vi hiện đại. Hàng giả đã và đang là nguy cơ gây thiệt hại lớn đối với nền sản xuất, tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và lợi ích ngƣời tiêu dùng, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Trƣớc sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc sản xuất và buôn bán hàng giả cũng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Trong những năm gần đây, nạn sản xuất và buôn bán hàng giả ngày càng tăng về số lƣợng, quy mô, tính chất nguy hiểm, rất nhiều loại hàng giả hiện nay đang tồn tại song song với hàng thật. Hàng giả có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đƣợc tiến hành một cách chui lủi, thủ công vì thế mà không khó khăn gì để có thể phát hiện đƣợc sự có mặt của hàng giả trên thị trƣờng và có thể giám sát, quản lý chúng một cách dễ dàng. Nhƣng hiện nay có nhiều loại hàng giả đƣợc sản xuất một cách tinh vi, với trình độ công nghệ nhƣ hoặc thậm chí cao hơn cả so với hàng thật, việc sản xuất hàng giả đƣợc tổ chức với một quy mô rộng lớn và không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà đã mang tính quốc tế. Chính những điều đó làm cho việc quản lý chất lƣợng hàng hoá trên thị trƣờng và xử lý đối với hàng giả hết sức khó khăn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Nạn hàng giả hiện nay có mặt ở tất cả những mặt hàng giá trị từ cao đến thấp, có từ những nhãn hiệu nổi tiếng đến cả những mặt hàng đơn giản, đƣợc tiêu thụ rộng rãi nhƣ lƣơng thực, thực phẩm chế biến, đồ uống nhƣ rƣợu, bia, sữa, đồ hộp, bột ngọt, bánh kẹo, nƣớc khoáng. Ngƣời tiêu dùng sẽ gặp nguy hiểm khi bị mua phải hàng giả. Sự nguy hiểm ở đây không chỉ là sự thiệt hại về tiền của, thời gian mà còn ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe, đôi khi còn tới tính mạng ngƣời tiêu dùng khi sử dụng hàng giả và chúng ta cũng thấy đƣợc tính cấp thiết của việc đấu tranh chống lại nạn sản xuất và buôn bán hàng giả hiện nay. Vì vậy, đấu tranh chống các hành vi hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của thị trƣờng, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế cũng nhƣ bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Đảm bảo bình đẳng trong kinh doanh thƣơng mại cũng nhƣ công bằng xã hội. Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh Hà Giang trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội thì cũng có mặt trái của kinh tế thị trƣờng, tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Hà Giang có xu hƣớng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Trƣớc tình hình đó, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành Trung ƣơng, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Hà Giang, lực lƣợng Quản lý thị trƣờng đã thƣờng xuyên duy trì và đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả góp phần tích cực vào việc lành mạnh thị trƣờng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên do nhiều lý do khách quan và chủ quan mà công tác chống hàng giả trong những năm qua tuy đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ xong vẫn còn không ít khó khăn, tồn tại nên chƣa ngăn chặn đƣợc triệt để những hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trƣờng tỉnh Hà Giang. Xuất phát từ những vấn đề trên, trong quá trình công tác tại Chi cục quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang, từ những thực tế của công việc chuyên môn Quản lý thị trƣờng, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang. Thực trạng và giải pháp". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về hàng giả, các quy định, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả. Phân tích thực trạng công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, góp phần vào việc ổn định thị trƣờng, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi kinh doanh không lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển thƣơng mại và kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất, buôn bán hàng giả, công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả. Phân tích thực trạng công tác đấu tranh chống các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang qua đó làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác chống sản xuất, buôn bán hàng. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc, những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đấu tranh phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về nội dung Đề tài tập trung phân tích thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với các hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đấu tranh chống hàng giả của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang, từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc về hàng giả. 3.2.2. Phạm vi về không gian Do vấn đề hàng giả bao trùm tƣơng đối rộng, nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi của Tỉnh Hà Giang 3.2.3. Phạm vi về thời gian Số liệu nghiên cứu về kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2011 đến năm 2013. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài hệ thống hóa lý luận về hàng giả, nêu rõ bản chất và những tác động của hàng giả tới nền kinh tế, tới các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng đến ảnh hƣởng tiêu cực xã hội. Đề tài nêu bật tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc đối với nền kinh tế thị trƣờng, làm rõ vai trò, trách nhiệm, tầm quan trọng của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng đối với công tác chống hàng giả trong giai đoạn hiện nay. Đề tài đƣa ra đƣợc các giải pháp mới cho công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Hà Giang và có thể mở rộng ra các tỉnh bạn hoặc phạm vi cả nƣớc. 5. Bố cục luận văn Luận văn này bao gồm 4 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hàng giả và công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 3: Thực trạng công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang. Chƣơng 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNG GIẢ VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả 1.1.1.1. Một số khái niệm về hàng giả Nền kinh tế thị trƣờng với mục tiêu lợi nhuận, mà hàng giả với lợi nhuận lớn tồn tại cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Có rất nhiều khái niệm về hàng giả tại Việt Nam đƣợc quy định tại một số văn bản pháp luật. Hiện nay khái niệm về hàng giả cơ bản đã đáp ứng đƣợc đầy đủ dễ hiểu đƣợc quy định tại nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Hàng giả đƣợc quy định cụ thể tại khoản 8 điều 3 nghị định số 185/2013/NĐCP ngày 15/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Thời gian trƣớc ta có Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất buôn bán hàng giả: "Hàng giả là những sản phẩm, hàng hoá đƣợc sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống nhƣ những sản phẩm, hàng hoá đƣợc Nhà nƣớc cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trƣờng; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó". Và Theo Thông tƣ Liên bộ số 1254/TT-LB ngày 08/11/1991 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất buôn bán hàng giả. Sản phẩm hàng hoá có mức chất lƣợng thấp hơn mức chất lƣợng đã đăng ký và ghi nhãn sản phẩm (ê-ti-ket) song chƣa vi phạm mức chất lƣợng tối thiểu thì chƣa bị coi là hàng giả mà chỉ là kém chất lƣợng. Những hàng hoá này đƣợc xử lý theo Nghị định số 327-HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng qui định về việc thi hành Pháp lệnh Chất lƣợng hàng hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 Mức chất lƣợng tối thiểu: mức chất lƣợng (chủ yếu là các chỉ tiêu liên quan đến an toàn, vệ sinh và môi trƣờng) đƣợc các Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền (nhƣ Uỷ ban khoa học Nhà nƣớc, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thƣơng binh Xã hội) qui định dƣới dạng tiêu chuẩn hoặc văn bản qui định khác. những hàng hoá có mức chất lƣợng dƣới mức chất lƣợng tối thiểu thì bị coi là hàng giả và bị xử lý theo Nghị định số 140-HĐBT. Theo Thông tƣ Liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27/4/2000 của Bộ Thƣơng mại, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả. 1.1.1.2. Quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29/11/2005 có các điều 4 và điều 213 quy định về quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ bao gồm. Hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là sản phẩm, hàng hóa có các yếu tố xâm phạm đƣợc tạo ra từ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Sản xuất chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói, in, sao, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, quảng cáo, cháo hàng, tàng trữ, cho thuê sản phẩm, hàng hóa có các yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thƣơng mại và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn. Sản phẩm, hàng hóa xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan. 1.1.1.3. Bản chất của việc sản xuất, buôn bán hàng giả Với mục đích đặt lợi nhuận lên trên tất cả thậm trí nguy hiểm đến tính mạng ngƣời tiêu dùng. Việc sản xuất, buôn bán hàng giả thực chất là hành vi cƣớp đoạt giá trị vật chất và tinh thần của ngƣời khác, lừa dối ngƣời tiêu dùng để thu lợi bất chính. Để cƣớp đoạt giá trị vật chất và tinh thần của ngƣời khác bọn sản xuất và buôn bán hàng giả dùng rất nhiều thủ đoạn để lừa dối che mắt ngƣời tiêu dùng để thu lợi bất chính. Chúng chủ yếu dựa vào sự thiếu hiểu biết của khách hàng để lừa dối và còn có cả sự chấp nhận của ngƣời tiêu dùng với loại sản phẩm hàng hóa đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 Vì vậy số tiền mà ngƣời tiêu dùng bỏ ra không đúng với giá trị vật chất và tinh thần thụ hƣởng, tác hại nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nƣớc. 1.1.1.4. Đặc điểm của hàng giả và hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả Từ những sản phẩm hàng hóa tiêu dùng thông thƣờng thì trên thị trƣờng ngày càng xuất hiện nhiều các loại hàng giả đƣợc sản xuất với công nghệ cao khó phân biệt với hàng thật. Tuy nhiên thì hàng giả vẫn có một số đặc điểm chủ yếu sau đây: Thƣờng có chất lƣợng kém, phẩm cấp thấp, không đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn, mẫu mã xấu. Hàng giả chủ yếu là hàng chất lƣợng kém đƣợc sản xuất với giá thành hạ nên tìm mọi cách để sản phẩm của mình ẩn náu, núp bóng dƣới những nhãn hiệu nổi tiếng của hàng hoá cùng loại thuộc hãng sản xuất kinh doanh khác, nhằm tiêu thụ nhanh sản phẩm của mình để sớm thu hồi vốn và lợi nhuận bằng cách làm giả nhãn hiệu, nhái nhãn hiệu, kiểu dáng, hàng hoá của công ty khác đã đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng và tin dùng. Đặc điểm của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả có quan hệ mật thiết với nhau và có tính nguy hại nhƣ nhau. Thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đó là những hành vi gian dối, lừa đảo có tính phổ biến và nguy hại ở mức cao đối với lợi ích của xã hội và ngƣời tiêu dùng. Nhìn chung hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả do bị nhà nƣớc cấm nên hoạt động lén lút, trốn tránh cơ quan chức năng, tập trung nhiều ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi; lợi dụng ở những nơi này trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết, lại có tâm lý thích hàng ngoại, giá rẻ nên dễ bị lừa gạt, sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng thƣờng chƣa chặt chẽ và đồng bộ. 1.1.2. Vai trò của công tác chống sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả và tác hại của hàng giả 1.1.2.1. Vai trò của công tác chống sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả Hiện nay vấn nạn hàng giả ngày càng phát triển mạnh và có tác hại to lớn đối với nền kinh kế của mỗi quốc gia nhất là các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển. Vì vậy, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng có tầm quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích cho các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của ngƣời tiêu dùng, làm lành mạnh hoá môi trƣờng kinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 doanh và đầu tƣ, làm giảm thiệt hại kinh tế và hao tổn kinh phí quốc gia do hàng giả gây ra. Đồng thời, giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh biết đƣợc nguy cơ của hàng giả để có các giải pháp kịp thời phòng chống, có các biện pháp tự bảo vệ hàng hoá, thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, lợi ích và cuộc sống bình yên, an toàn của ngƣời tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính. 1.1.2.2. Tác hại của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả Hàng giả có xu hƣớng phát triển ngày càng tăng, với quy mô ngày càng lớn và với diện mặt hàng ngày càng rộng, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay, khi mà quyền sở hữu trí tuệ cũng trở thành hàng hoá thì nạn hàng giả càng trở nên phức tạp hơn. Hàng giả một mặt tàn phá nền kinh tế trong nƣớc, làm xói mòn uy tín các thƣơng hiệu chính phẩm và lợi ích của các nhà sản xuất chân chính. Đặc biệt nghiêm trọng là hàng giả còn xâm hại lợi ích, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng ngƣời tiêu dùng, ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng sinh thái và mọi mặt của đời sống xã hội. Hàng giả có tác hại to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, Nhà nƣớc thất thu thuế, xã hội mất đi của cải, vật chất, ảnh hƣởng sản xuất, kinh doanh, chất lƣợng cuộc sống nhân dân giảm sút. Hàng giả tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, khiến cho các nhà đầu tƣ chân chính bị thiệt hại, không thể thu hồi vốn và lợi nhuận từ quá trình đầu tƣ của mình. Hậu quả là họ có thể bị nản chí, làm giảm nhịp độ tăng trƣởng kinh tế và số lƣợng công ăn việc làm, thậm trí có thể dẫn đến bị phá sản. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chân chính không những bị thiệt hại về lợi nhuận mà còn bị ảnh hƣởng đến uy tín, mất thị phần, thiệt hại về kinh tế còn không có cơ hội phục hồi đƣợc. Hàng giả làm ảnh hƣởng hình ảnh của nhãn hiệu nổi tiếng và có thể gây mất lòng tin đối với ngƣời tiêu dùng, các sản phẩm có chất lƣợng cao bị đánh đồng với chất lƣợng thấp, ngƣời tiêu dùng thì bị thiệt hại về kinh tế gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng. Do đó, nạn hàng giả đang trở thành mối đe doạ thực sự đối môi trƣờng gây ô nhiễm với sức khoẻ và tính mạng ngƣời tiêu dùng và sự an toàn xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 Hàng giả còn gây nên những hậu quả phức tạp, nặng nề về đạo đức và xã hội qua những tác hại của dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thức ăn gia súc có tác nhân gây biến đổi gien, sử dụng thuốc chữa bệnh không có tác dụng chữa bệnh, vắc xin và thuốc phòng dịch giả, khi sử dụng những loại hàng hóa này không chỉ gây thiệt hại cho ngƣời sử dụng mà còn gây tác hại cho cộng đồng và nòi giống. Các sản phẩm văn hoá giả, băng đĩa hình giả, chất lƣợng thấp sẽ hạ thấp giá trị văn hoá, bằng cấp, chứng chỉ đào tạo giả, các cây giống, con giống giả và kém chất lƣợng có thể gây tác hại trong sản xuất. Ngoài ra, lợi nhuận phi pháp từ sản xuất, buôn bán hàng giả cũng làm cho đạo đức bị tha hóa từ đồng tiền bất chính thu đƣợc, kéo theo đó là nạn cờ bạc, rƣợu chè và những tệ nạn xã hội phát sinh. 1.1.2.3. Tác hại của hàng giả đối với doanh nghiệp Hàng giả làm cho doanh nghiệp phải điêu đứng, lao đao. Trong khi những doanh nghiệp đang nỗ lực tìm cách cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và sản phẩm của họ bắt đầu đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận, ƣa chuộng thì những kẻ hám lợi đã cƣớp đi thành quả của họ bằng cách làm giả hoặc nhái nhãn hiệu, bao bì của họ, đánh lừa ngƣời tiêu dùng để thu lợi bất chính, làm ô danh ngƣời sản xuất chân thực. Hàng giả thƣờng có giá cả rẻ hơn nhiều so với hàng thật, vì thế hấp dẫn ngƣời tiêu dùng hơn, đa số dân lao động ít tiền rất dễ mắc lừa. Đây chính là đối thủ cạnh tranh không lành mạnh và nguy hiểm của nhiều doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp có hàng hóa của mình bị làm giả thì tổn thất lớn hơn cả chính là sự thờ ơ, lảng trách của khách hàng đối với hàng hoá của doanh nghiệp đó. Vì vậy khi một loại hàng hoá nào đó bị làm giả thì cũng có nghĩa là thị trƣờng của hàng hóa đó đang dần bị thu hẹp, các doanh nghiệp cũng mất một thị phần ảnh hƣởng tới sản xuất kinh doanh, thiệt hại về lợi nhuận, sụt giảm về doanh thu. Ngƣời sản xuất hàng giả hạ đƣợc giá bán vì không phải chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị và không mất thời gian chờ đợi ngƣời tiêu dùng quen và tín nhiệm sản phẩm của mình bởi những việc này đã có những ngƣời sản xuất hàng thật gánh hộ. Doanh nghiệp không thể thu đƣợc lợi nhuận từ quá trình nghiên cứu đầu tƣ của mình và hậu quả là họ có thể sẽ bị nản chí và dẫn đến nhiều hậu quả khác nhƣ giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế, số lƣợng lao động bị giảm, giảm khả năng đƣa vào thị trƣờng những sản phẩm mới, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 tính cạnh tranh của doanh nghiệp bị giảm đi, hàng hoá chính hiệu có thể bị đẩy lùi hoàn toàn ra khỏi thị trƣờng truyền thống, thậm chí doanh nghiệp bị phá sản. 1.1.2.4. Tác hại của hàng giả với người tiêu dùng Nạn sản xuất và kinh doanh hàng giả đã làm cho ngƣời tiêu dùng băn khoăn lo ngại khi phải lựa chọn hàng hoá. Hàng giả không những gây thiệt hại về tiền bạc, thời gian cho ngƣời mua, mà còn tác động xấu đến sức khoẻ thậm chí tới tính mạng của ngƣời sử dụng hàng giả. Ngày nay nạn làm hàng giả đã lan đến tận những mặt hàng đƣợc tiêu thụ rộng rãi nhƣ thuốc men, phấn rôm trẻ em, rất nhiều đồ ăn thức uống, rƣợu, bột ngọt, cả phụ tùng ôtô, xe máy. Đối với ngƣời tiêu dùng chất lƣợng hàng giả thƣờng kém hơn so với hàng thật, và nhƣ vậy có nghĩa là ngƣời tiêu dùng đã bị mất đi một phần giá trị sử dụng của hàng hoá khi mua phải hàng giả. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra một lƣợng tiền nhiều hơn so với dự kiến để mua một hàng hoá có giá trị sử dụng tƣơng đƣơng hàng thật. Trong thực tế thì tác hại của hàng giả đối với ngƣời tiêu dùng không dừng lại ở đó. Hàng giả làm mất đi tính an toàn và vệ sinh của hàng hóa, làm ảnh hƣởng đến sức khỏe nhƣ với hàng thực phẩm, mối nguy hiểm đối với sức khỏe, đe dọa tính mạng con ngƣời và gia súc do lạm dụng đƣờng hoá học, phẩm màu công nghiệp, hoá chất bảo quản, điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản không đảm bảo vệ sinh, sản phẩm quá date, bao bì hƣ hỏng, gỉ sét. Những thứ này dễ bị ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính có khi gây tử vong khi ăn. Nhƣ vậy, nạn hàng giả đã trở thành mối đe dọa thật sự đối với ngƣời tiêu dùng. 1.1.2.5. Tác hại của hàng giả đối với xã hội Hàng giả có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế và toàn xã hội. Hàng giả không đóng bất cứ khoản thuế nào, và điều này sẽ tạo nên những ảnh hƣởng nhất định đối với nền kinh tế khi hàng giả là một tình trạng phổ biến. Lợi nhuận từ hoạt động phi pháp này còn có thể xem nhƣ là nguồn tài trợ cho các tổ chức tội phạm. Hàng giả đang thách thức hiệu lực Pháp luật và năng lực quản lý của bộ máy Nhà nƣớc. Kẻ có tội không bị trị tội hay không phải chịu hình phạt thích đáng sẽ nảy sinh tâm lý coi thƣờng Pháp luật, coi thƣờng Nhà nƣớc, làm khủng hoảng hệ thống Lập pháp, Tƣ pháp và công luận xã hội. Không những thế hàng giả còn gây nhiều khó khăn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan