Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chọn lọc giống lúa ngắn ngày chống chịu phèn vụ hè thu năm 2010 tại hậu giang...

Tài liệu Chọn lọc giống lúa ngắn ngày chống chịu phèn vụ hè thu năm 2010 tại hậu giang

.PDF
93
216
61

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG  TRẦN HOÀNG LINH CHỌN LỌC GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY CHỐNG CHỊU PHÈN VỤ HÈ THU NĂM 2010 TẠI HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tháng 11/11/2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG  TRẦN HOÀNG LINH CHỌN LỌC GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY CHỐNG CHỊU PHÈN VỤ HÈ THU NĂM 2010 TẠI HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Phát Triển Nông Thôn – Khóa 33 Mã ngành: 52 62 01 01 Tháng 11/11/2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu luận văn nào trước đây. Tác giả luận văn Trần Hoàng Linh i Luận văn kèm theo đây với lời tựa là “CHỌN LỌC GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY CHỐNG CHỊU PHÈN VỤ HÈ THU NĂM 2010 TẠI HẬU GIANG” do sinh viên Trần Hoàng Linh thực hiện với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Xuân Thái. Ý kiến của cán bộ hướng dẫn ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày…….. tháng…… năm 2010 Cán bộ hướng dẫn ii Luận văn kèm theo đây với lời tựa là “CHỌN LỌC GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY CHỐNG CHỊU PHÈN VỤ HÈ THU NĂM 2010 TẠI HẬU GIANG” do sinh viên Trần Hoàng Linh thực hiện và bảo vệ trước hội đồng, đã được hội đồng chấm luận văn thông qua. Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Luận văn được hội đồng đánh giá ở mức ……………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày…….. tháng…… năm 2010 Chủ tịch hội đồng iii TIỂU SỬ CÁ NHÂN LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Trần Hoàng Linh Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Sinh ngày: 20 - 10 - 1988 Nơi sinh: ấp 1, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Quê quán: ấp 1, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Chỗ ở hiện nay: đường Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Họ tên cha: Trần Văn Chớt, sinh năm 1961 Chỗ ở hiện nay: ấp 1, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Út, sinh năm 1963 Chỗ ở hiện nay: ấp 1, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Từ năm 1995 - 2000: học tại Trường Tiểu học Xà Phiên 3, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Từ năm 2000 - 2004: học tại Trường Trung học cơ sở Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Từ năm 2004 - 2006: học tại Trường Trung học phổ thông Long Mỹ, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Từ năm 2007 - nay: học tại Trường Đại học Cần Thơ. Người khai ký tên Trần Hoàng Linh iv LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn: Thạc sĩ Lê Xuân Thái và Thạc sĩ Trần Hữu Phúc đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Quý thầy cô Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài. Tập thể Bộ môn Tài nguyên cây trồng – Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Cha, mẹ, các thành viên trong gia đình và bạn bè tôi đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian làm luận văn. Tác giả luận văn Trần Hoàng Linh v Trần Hoàng Linh. 2010. Tên đề tài: “Chọn lọc giống lúa ngắn ngày chống chịu phèn vụ Hè Thu năm 2010 tại tỉnh Hậu Giang”. Luận văn tốt nghiệp, chuyên nghành Phát Triển Nông Thôn. Viện nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: Thạc sĩ Lê Xuân Thái. TÓM LƯỢC Đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm 40,6% diện tích đồng bằng với 1,6 triệu ha, tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, vùng trũng Tây Sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Diện tích đất phèn tiềm tàng chiếm 420.000 ha, phèn hoạt động chiếm 1,18 triệu ha. Lúa trồng trên vùng đất phèn thường xảy ra hiện tượng ngộ độc sắt, ngộ độc sắt trên cây lúa là yếu tố chính hạn chế năng suất do hiện tượng phản ứng với ion sắt trong điều kiện ngập nước. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm của cả nước. Công việc chọn tạo các giống lúa mới vừa thích nghi trên vùng đất phèn, đồng thời cho năng suất cao, phẩm chất tốt đã được tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Do đó đề tài: “Chọn lọc giống lúa ngắn ngày chống chịu phèn vụ Hè Thu năm 2010 tại tỉnh Hậu Giang” nhằm đáp ứng mục tiêu trên, đồng thời chọn làm vật liệu phục vụ công tác lai tạo cho các giống lúa khác trong tương lai. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lặp lại với 24 giống thí nghiệm thuộc hai bộ A0 và A1, với hai giống lúa đối chứng là OMCS2000 (bộ A0) và MTL145 (bộ A1). Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lập lại, diện tích mỗi lô 15 - 20 m2, mật độ cấy 33 bụi/m2, cấy mạ lúc 20 ngày tuổi và cấy 1 tép/bụi với khoảng cách 15 x 20 cm. Áp dụng công thức bón phân 90N – 60P2O5 – 30K2O kg/ha và chia làm 3 - 4 lần theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Các chỉ tiêu theo dõi: đặc tính nông học, sâu bệnh, các thành phần năng suất và năng suất, một số đặc tính về phẩm chất gạo. Kết quả thí nghiệm cho thấy từ 24 giống lúa ban đầu, chúng tôi đã chọn ra được năm giống là MTL695, MTL698, MTL703, MTL705, MTL707 đáp ứng được yêu cầu của đề tài đặt ra là cho năng suất cao, phẩm chất gạo tốt và thích nghi với điều kiện đất phèn. vi MỤC LỤC Trang Đề mục LỜI CAM ĐOAN i Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ii Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG iii TIỂU SỬ CÁ NHÂN iv LỜI CẢM ƠN v TÓM LƯỢC vi MỤC LỤC vii DANH SÁCH HÌNH xii DANH SÁCH BẢNG xiii CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 1.2.1 Mục tiêu tổng quát 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VỀ CÂY LÚA 2 2.1.1 Phân loại lúa 2 2.1.2 Đặc tính thực vật học của cây lúa 2 2.1.2.1 Rễ lúa 2 2.1.2.2 Thân lúa 2 2.1.2.3 Lá lúa 2 2.1.2.4 Bông lúa 3 2.1.2.5 Hoa lúa 3 2.1.2.6 Hạt lúa 3 2.2 GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT PHÈN 3 2.2.1 Sự phân bố đất phèn 4 vii 2.2.1.1 Sự phân bố đất phèn trên thế giới 4 2.2.1.2 Sự phân bố đất phèn ở Việt Nam 4 2.2.1.3 Sự phân bố đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long 4 2.2.1.4 Phân loại đất phèn 5 2.2.2 Nguồn gốc hình thành đất phèn 5 2.2.2.1 Sự hình thành pyrite 5 2.2.2.2 Sự oxy hóa pyrite 6 2.2.3 Những trở ngại khi canh tác lúa trên đất phèn 6 2.2.3.1 Ảnh hưởng của một số độc chất lên các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa 6 2.2.3.2 Sự ngộ độc sắt 7 2.2.3.3 Sự ngộ độc H+ 7 2.3 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT 7 CỦA CÂY LÚA 2.3.1 Thời gian sinh trưởng 8 2.3.2 Chiều cao cây 8 2.3.3 Chiều dài bông 9 2.3.4 Số bông/m 2 9 2.3.5 Số hạt chắc/bông 9 2.3.6 Phần trăm hạt chắc 10 2.3.7 Trọng lượng 1000 hạt 10 2.4 PHẨM CHẤT GẠO 10 2.4.1 Phẩm chất xay chà 10 2.4.2 Tỷ lệ bạc bụng 11 2.4.3 Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo 12 2.4.4 Độ trở hồ 12 2.4.5 Độ bền thể gel 13 2.4.6 Hàm lượng amylose 13 2.4.7 Hàm lượng protein 13 viii CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP 15 3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 15 3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 15 3.1.2 Vật liệu thí nghiệm 15 3.1.2.1 Giống lúa 15 3.1.2.2 Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 15 3.1.2.3 Các phương tiện khác 15 3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 17 3.2.1 Bố trí thí nghiệm 17 3.2.2 Phương pháp canh tác 18 3.2.2.1 Làm mạ 18 3.2.2.2 Chuẩn bị đất và cấy 18 3.2.2.3 Bón phân 18 3.2.3 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học 19 3.2.3.1 Thời gian sinh trưởng (ngày) 19 3.2.3.2 Chiều cao cây (cm) 19 3.2.3.3 Số chồi 19 3.2.3.4 Số lá 19 3.2.4 Phương pháp đánh giá độ độc sắt trên đồng ruộng 19 3.2.5 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu năng suất và thành phần năng suất 20 3.2.5.1 Thành phần năng suất 20 3.2.5.2 Năng suất thực tế 21 3.2.6 Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu về phẩm chất gạo 21 3.2.6.1 Tỷ lệ xay chà 21 3.2.6.2 Chiều dài và hình dạng hạt gạo trắng (mm) 21 3.2.6.3 Độ bạc bụng 22 3.2.6.4 Hàm lượng amylose (%) 22 3.2.6.5 Độ trở hồ 23 ix 3.2.7 Phương pháp đánh giá sâu bệnh ngoài đồng ruộng 24 3.2.7.1 Sâu cuốn lá 24 3.2.7.2 Sâu đục thân 25 3.2.7.3 Rầy nâu 25 3.2.7.4 Bệnh đạo ôn 26 3.2.7.5 Bệnh đốm vằn 27 3.2.8 Phương pháp phân tích số liệu 27 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 28 4.1 TÌNH HÌNH CHUNG 28 4.1.1 Một số đặc điểm của vùng làm thí nghiệm 28 4.1.2 Đặc điểm phẫu diện đất tại điểm thí nghiệm 28 4.2 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA CÂY LÚA 29 4.2.1 Thời gian sinh trưởng 29 4.2.2 Chiều cao cây (cm) 29 4.2.3 Số chồi/m 2 32 4.2.4 Số lá/bụi 34 4.2.5 Đánh giá mức độ nhiễm bệnh đạo ôn và rầy nâu của các giống lúa trồng 36 khảo nghiệm trên vùng đất phèn trong vụ Hè Thu năm 2010 4.2.5.1 Mức độ nhiễm bệnh đạo ôn (cấp) 36 4.2.5.2 Mức độ nhiễm rầy nâu (cấp) 36 4.3 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT THỰC TẾ 38 4.3.1 Chiều dài bông (cm) 38 4.3.2 Số bông/m 2 38 4.3.3 Số hạt chắc/bông 38 4.3.4 Trọng lượng 1000 hạt (g) 39 4.3.5 Năng suất thực tế (tấn/ha) 39 4.4 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH PHẨM CHẤT HẠT 40 4.4.1 Tỷ lệ gạo lức (%) 40 x 4.4.2 Tỷ lệ gạo trắng (%) 40 4.4.3 Tỷ lệ gạo nguyên (%) 40 4.4.4 Tỷ lệ gạo bạc bụng (%) 41 4.4.5 Chiều dài, chiều rộng và hình dạng hạt gạo 43 4.4.5.1 Chiều dài hạt (mm) 43 4.4.5.2 Chiều rộng hạt (mm) 43 4.4.5.3 Tỷ lệ dài/rộng 43 4.4.6 Hàm lượng amylose (%) 43 4.4.7 Độ trở hồ (cấp) 43 4.5 ĐÁNH GIÁ TÍNH CHỐNG CHỊU CỦA CÁC GIỐNG LÚA TRONG 45 ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG RUỘNG 4.5.1 Đánh giá chỉ số ngộ độc sắt của các giống lúa thí nghiệm 45 4.5.2 Đánh giá mức độ nhiễm bệnh đạo ôn và rầy nâu của các giống lúa trồng 47 khảo nghiệm trên vùng đất phèn trong vụ Hè Thu năm 2010 4.5.2.1 Mức độ nhiễm bệnh đạo ôn (cấp) 47 4.5.2.2 Mức độ nhiễm rầy nâu (cấp) 47 4.6 THẢO LUẬN CHUNG VỀ CÁC GIỐNG CÓ TRIỂN VỌNG 48 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 5.1 KẾT LUẬN 51 5.2 KIẾN NGHỊ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 PHỤ LỤC 58 xi DANH SÁCH HÌNH Tựa hình Trang Hình 1: Các loại gạo dài, trung bình, ngắn điển hình 12 Hình 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 24 giống lúa cao sản ngắn ngày tại Hòa An, 17 Phụng Hiệp, Hậu Giang xii DANH SÁCH BẢNG Tựa bảng Trang Bảng 2.1: Phân nhóm thời gian sinh trưởng của các giống lúa 8 Bảng 3.1: Danh sách các giống lúa làm nguồn vật liệu thí nghiệm 16 Bảng 3.2: Tiêu chuẩn đánh giá độ độc sắt của IRRI (1988) 20 Bảng 3.3: Phân loại kích thước và hình dạng hạt gao theo tiêu chuẩn của 22 IRRI (1996) Bảng 3.4: Phân loại cấp bạc bụng theo phần trăm vết đục của hạt IRRI (1996) 22 Bảng 3.5: Phân loại nhóm gạo theo hàm lượng amylose trong hạt theo 23 tiêu chuẩn của IRRI (1980) Bảng 3.6: Bảng phân cấp độ trở hồ theo IRRI (1996) 24 Bảng 3.7: Đánh giá cấp độ thiệt hại trên đồng ruộng do sâu cuốn lá 25 theo IRRI (1988) Bảng 3.8: Đánh giá cấp độ thiệt hại trên đồng ruộng do rầy nâu theo 25 IRRI (1988) Bảng 3.9: Thang xếp hạng phản ứng rầy nâu theo IRRI (1996) 26 Bảng 3.10: Cấp bệnh đạo ôn được đánh giá theo tiêu chuẩn IRRI (1988) 26 Bảng 3.11: Đánh giá bệnh đốm vằn theo tiêu chuẩn của IRRI (1988) 27 Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm (ngày) 30 Bảng 4.2: Chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm (cm) 31 Bảng 4.3: Số chồi/m2 của các giống lúa thí nghiệm 33 Bảng 4.4: Số lá/bụi của các giống lúa thí nghiệm 35 Bảng 4.5: Đánh giá mức độ nhiễm đạo ôn và rầy nâu của các giống lúa trồng 37 khảo nghiệm trên vùng đất phèn trong vụ hè thu năm 2010 Bảng 4.6: Thành phần năng suất và năng suất thực tế của các giống thí nghiệm 40 Bảng 4.7: Tỷ lệ gạo lức, gạo trắng, gạo nguyên và cấp bạc bụng của các giống 43 thí nghiệm Bảng 48: Chiều dài, rộng, hình dạng hạt gạo, hàm lượng amylose và độ trở hồ xiii 45 của các giống thí nghiệm Bảng 4.9: Đánh giá chỉ số ngộ độc sắt của các giống thí nghiệm xiv 7 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất lúa gạo rất lâu đời. Lúa sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bên cạnh mặt hàng xuất khẩu gạo ngày càng phong phú và có vị trí quan trọng trên thị trường thế giới thì quá trình tiêu thụ cũng có những tiêu chuẩn khắc khe đòi hỏi sản phẩm gạo phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất trọng điểm của cả nước, đóng góp 50% sản lượng lúa cả nước và 80% gạo xuất khẩu. Tuy nhiên diện tích đất phù sa khoảng 1 triệu ha ngày càng bị thu hẹp do đô thị hóa…, diện tích đất phèn chiếm đến 1,6 triệu ha và còn bị mở rộng do sự xâm nhập phèn diễn ra ngày càng mạnh mẽ nên dẫn đến tình trạng khó khăn về nước tưới, khó làm đất, phải đầu tư nhiều chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ vật… nhưng năng suất lúa thu được vẫn còn thấp có khi là mất mùa. Hậu giang là tỉnh nghèo đời sống của người dân chủ yếu là nghề nông, nhưng phần lớn diện tích đất ở đây là đất phèn nặng nên việc canh tác lúa gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu tư lớn, tốn nhiều công lao động. “Làm thế nào để nâng cao năng suất lúa, đồng thời chất lượng hạt gạo được thị trường chấp nhận góp phần tăng thu nhập cho người dân?” là câu hỏi được nhiều nhà chọn giống đặt ra trong nhiều năm nay. Do đó việc tuyển chọn giống lúa chất lượng, thích nghi tốt với vùng đất phèn là một yêu cầu cấp thiết và là một chiến lược lâu dài cần thực hiện để đảm bảo sản lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của đề tài là chọn lọc những giống lúa phù hợp với điều kiện canh tác trên đất phèn của tỉnh Hậu Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Chọn được giống lúa có: + Năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định. + Thời gian sinh trưởng ngắn và phù hợp trên vùng đất phèn. 1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VỀ CÂY LÚA 2.1.1 Phân loại lúa Lúa là cây hàng niên thuộc họ Gramineae (hòa thảo), chi Oryza. Oryza có khoảng 20 loài. Trong đó, chỉ có 2 loài lúa trồng là Oryza sativa L và Oryza glaberrima Stend, còn lại là lúa hoang hàng niên và đa niên. Loài lúa trồng quan trọng nhất, thích nghi rộng và chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới là Oryza sativa L (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). 2.1.2 Đặc tính thực vật học của cây lúa 2.1.2.1 Rễ lúa Cây lúa có 2 loại rễ là rễ mầm và rễ phụ. Rễ mầm mọc ra đầu tiên khi hạt nẩy mầm, dài khoảng 10 – 15 cm, ít phân nhánh, rễ chết sớm trong khoảng 15 ngày đầu lúc cây mạ được 3 – 4 lá. Nhiệm vụ chính của rễ mầm là hút nước cung cấp cho phôi hạt phát triển. Rễ phụ mọc ra từ các đốt trên thân lúa, mỗi đốt có từ 5 – 25 rễ, rễ này mọc dài thành chùm với nhiều rễ nhánh và lông hút. Rễ phụ thường mọc sâu trong khoảng 18 – 20 cm đất mặt. Bên trong rễ có nhiều khoảng trống ăn thông với thân và lá. Cây lúa sống được dưới nước là nhờ cấu trúc đặc biệt này (Nguyễn Thành Hối, 2010). 2.1.2.2 Thân lúa Thân lúa gồm nhiều đốt và lóng nối tiếp nhau. Thân lúa rỗng và được ôm chặt bởi bẹ lá. Các lóng dài hay ngắn khác nhau tùy thuộc vào giống, điều kiện của môi trường và mực nước trên đồng ruộng. Cây lúa sẽ cứng, chắc nếu có lóng ngắn, thành lóng dày và bẹ ôm sát thân (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Mộng Tuyền, 2008). 2.1.2.3 Lá lúa Lúa là cây một lá mầm (đơn tử diệp) nên có kiểu lá song song. Lá lúa gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá. Lá mọc ở 2 bên thân lúa, lá sau nằm về phía đối diện với lá trước. Lá trên cùng gọi là lá cờ hay lá đòng, lá cờ quá ngắn thì khi chín lúa khoe bông và ngược lại lá cờ quá dài thì khi chín lúa giấu bông. Lá cờ rất quan trọng trong giai đoạn lúa làm đòng đến khi lúa chín nên lá cờ cần phải được bảo vệ (Nguyễn Thành Hối, 2010). 2 2.1.2.4 Bông lúa Bông lúa gồm có: một trục chính gồm nhiều đốt và mỗi đốt có từ 7 – 10 gié cấp I. Trên gié cấp I có những gié cấp II, mỗi gié cấp II có từ 2 – 5 hoa. Những giống lúa thuộc loại hình bông to sẽ có số hoa trên bông từ 90 – 160 (Nguyễn Thành Hối, 2010). 2.1.2.5 Hoa lúa Hoa lúa thuộc hoa lưỡng tính, thường tự thụ phấn. Hoa lúa gồm có đế hoa, 2 mày trấu, 2 vỏ trấu, 2 vảy cá và 6 nhị đực. Mỗi nhị đực có tua nhị, 2 bao phấn chia thành 4 ngăn và chứa từ 1000 – 2000 hạt phấn. Nhụy cái có vòi nhụy phân đôi hình lông chim (Nguyễn Thành Hối, 2010). 2.1.2.6 Hạt lúa Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), thì hạt lúa gồm các thành phần: vỏ trấu, phôi nhũ và nội nhũ ­ Vỏ trấu: gồm hai vỏ ghép lại (trấu lớn và trấu nhỏ) là phần vỏ cứng bao bọc phía ngoài và là cơ quan bảo vệ các bộ phận bên trong của hạt lúa. Vỏ trấu chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt lúa. ­ Phôi nhũ: nằm dưới bụng hạt, đây là bộ phận sau này sẽ phát triển thành mầm phôi và rễ phôi, bộ phận này có trọng lượng không đáng kể so với trọng lượng hạt lúa. ­ Nội nhũ: chủ yếu là tinh bột, đường, protein và các chất béo, hàm lượng tinh bột chiếm đến 80% hạt gạo, còn khoảng 20% là các chất khác. Nội nhũ là kho thức ăn dự trữ để nuôi phôi. 2.2 GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT PHÈN Đất phèn thường được hình thành và phát triển ở những vùng địa mạo đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa sông có địa hình trũng, khó thoát nước. Thực vật tự nhiên ở đây chủ yếu là những cây ưa nước có muối như cỏ năn, cỏ lác, ôrô, cỏ gà nước. Đặc điểm chung của đất phèn là có thành phần cơ giới nặng (sét: > 50%), đất rất chua (pHKCl: 3,0 – 4,5), hàm lượng hữu cơ trong đất khá, hàm lượng Lân từ nghèo đến rất nghèo (P2O5%: < 0,06%), hàm lượng Kali từ khá đến giàu (K2O5%: 1,5 – 2,0%), hàm lượng Lưu Huỳnh bằng hoặc lớn hơn 0,75%, hàm lượng Nhôm di động (Al3+) trong tầng sinh phèn cao (Trần Văn Chính, 2006). 3 2.2.1 Sự phân bố đất phèn 2.2.1.1 Sự phân bố đất phèn trên thế giới Trên thế giới diện tích đất phèn khoảng 15 triệu ha, chủ yếu tập trung ở các vùng ven biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở một số nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Pakitan và một số đảo lớn của Idonesia, Đông Timo, Brunei và Việt Nam. Như vậy hầu hết các nước Đông Nam Á có bờ biển đều có đất phèn. Ngoài ra, đất phèn còn xuất hiện ở những nước ngoài vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: Guianas, Brazil, Agentina và những vùng ven biển thuộc khu vực đông Amazon (Lê Huy Bá, 1996). 2.2.1.2 Sự phân bố đất phèn ở Việt Nam Đất phèn ở Việt Nam có khoảng 2 triệu ha, chiếm trên 6,5% diện tích đất tự nhiên toàn quốc, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ, trong các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…, ở đồng bằng Bắc Bộ có một số ít diện tích ở Hải Phòng, Thái Bình…, ngoài ra còn gặp rải rác ở một số tỉnh thuộc miền Trung (Trần Văn Chính, 2006). 2.2.1.3 Sự phân bố đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích đất phèn có khoảng 1,6 triệu ha bao gồm đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động. Loại đất phèn thường định vị ở những địa hình trũng thấp, tầng mặt thường chứa nhiều chất hữu cơ và các tầng bên dưới là tầng phèn hoặc tầng chứa vật liệu sinh phèn (Trần Kim Tính, 2006). Đất phèn ĐBSCL có nguồn gốc là đất phù sa chứa nhiều sulfur dưới dạng pyrite (FeS2). Khi bị oxy hóa do sự chuyển đổi từ trạng thái ngập nước sang khô hạn thì pyrite sẽ chuyển thành jarosite (KFe3(SO4)2(OH)6) giải phóng ra nhiều acid sulfuric làm cho đất trở nên chua phèn gây ngộ độc cho cây trồng (Trần Thị Kim Thúy, 2009). Theo Võ Tòng Xuân (1995), thì đất phèn ở ĐBSCL được phân bố chủ yếu ở bốn vùng là Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Bán Đảo Cà Mau và Tây Sông Hậu ­ Vùng Đồng Tháp Mười gồm các huyện Hồng Ngự, Cao Lãnh, Tam Nông (Đồng Tháp) chạy về Mộc Hóa (Long An) gần 200.000 ha. Tiền Giang diện tích gần 700.000 ha. 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng