Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Chợ trong đời sống người việt nam bộ ...

Tài liệu Chợ trong đời sống người việt nam bộ

.PDF
176
392
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC --------------------- NGUYỄN THỊ THOA CHỢ TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC MÃ SỐ: 603170 Người hướng dẫn khoa học: TIẾN SĨ TRẦN NGỌC KHÁNH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian theo học chương trình Cao học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, được quý Thầy Cô nhiệt tình cung cấp kiến thức chuyên ngành Văn hóa học, tôi đã chọn đề tài “Chợ trong đời sống người Việt Nam Bộ” để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Với tôi, đây là một đề tài hoàn toàn mới lạ, rất ít tư liệu và khoảng cách không gian cũng là một vấn đề đáng ngại, nhưng Tiến sĩ Trần Ngọc Khánh – với tư cách người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành một cách tương đối đề tài nghiên cứu mà mình đã chọn. Tôi xin kính gửi đến quý Thầy Cô khoa Văn hóa học và các Thầy Cô thỉnh giảng lời cảm ơn chân thành và sâu sắcc nhất, đặc biệt là Tiến sĩ Trần Ngọc Khánh đã dành thời gian và tâm trí giúp đỡ tôi có đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình trong những năm vừa qua. Do không được sinh trưởng ở vùng đất Nam Bộ, nên những am hiểu của tôi về văn hóa địa phương và con người Nam Bộ còn nhiều hạn chế; tuy nhiên, tôi cũng đã bỏ ra không ít thời gian, công sức và cả tâm huyết của mình khi thực hiện đề tài này. Có thể nói, việc thiếu sót trong quá trình thực hiện luận văn là điều không thể tránh khỏi, rất mong được sự góp ý chân tình của quý Thầy Cô, bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 4 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 5 3. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 7 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................ 7 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ............................................................. 8 7. Bố cục luận văn ...................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................... 10 1.1. Khái niệm chợ ...................................................................................................... 10 1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................... 10 1.1.2. Mối liên hệ giữa chợ và đô thị ............................................................. 13 1.2. Định vị chợ Nam Bộ theo trục tọa độ văn hóa ..................................................... 15 1.2.1. Chợ Nam Bộ nhìn từ chủ thể văn hóa người Việt....................................... 15 1.2.2. Chợ Nam Bộ nhìn từ thời gian văn hóa ..................................................... 22 1.2.3. Chợ Nam Bộ nhìn từ không gian văn hóa................................................... 33 1.3. Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................ 41 CHƯƠNG 2. CHỢ TRONG ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ ........................................................................................................................ 44 2.1. Các loại hình chợ .................................................................................................. 44 2.1.1. Chợ nông thôn ............................................................................................ 45 2.1.2. Chợ thành thị .............................................................................................. 49 2.2. Các kiểu họp chợ đặc trưng của người Việt Nam Bộ .......................................... 52 2.2.1. Chợ họp trên sông nước ............................................................................. 52 2.2.2. Chợ họp cố định trên đất liền ..................................................................... 61 2.3. Phương thức hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa ...................................... 64 2.3.1. Các hình thức, nguyên tắc mua bán hàng hóa .......................................... 64 2.3.2. Cách thức đo lường, vận chuyển hàng hóa ................................................ 69 2 2.4. Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 76 CHƯƠNG 3. CHỢ TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ ........................................................................................................................ 78 3.1. Nhu cầu chợ của người Việt Nam Bộ ................................................................. 78 3.1.1. Nhu cầu đi chợ ............................................................................................ 82 3.1.2. Nhu cầu giao tiếp văn hóa ................................................................... 80 3.2. Chợ trong tập quán tín ngưỡng của người Việt Nam Bộ ..................................... 82 3.2.1. Tín ngưỡng ở chợ ....................................................................................... 82 3.2.2. Tập quán kiêng kỵ trong kinh doanh ở chợ ................................................ 87 3.3. Chợ trong văn hóa dân gian của người Việt Nam Bộ ........................................... 89 3.3.1. Chợ Nam Bộ trong ngôn ngữ giao tiếp ...................................................... 90 3.3.2. Chợ Nam Bộ trong văn học nghệ thuật ...................................................... 91 3.4. Chợ Nam Bộ qua phong cách mua bán, rao hàng, chào hàng ........................... 105 3.4.1. Phong cách mua bán ở chợ ....................................................................... 105 3.4.2. Phong cách rao hàng, chào hàng ....................................................... 111 3.5. Tiểu kết Chương 3............................................................................................. 1144 CHƯƠNG 4. ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ĐỐI VỚI CHỢ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM BỘ ....................................................................... 117 4.1. Chợ Nam Bộ trong quá trình đô thị hóa .............................................................. 117 4.2. Sự biến đổi nhu cầu người bán và người mua ................................................... 122 4.2.1. Người bán ................................................................................................. 123 4.2.2. Người mua ................................................................................................ 126 4.3. Chợ truyền thống trong đời sống hiện đại .......................................................... 129 4.4. Vấn đề bảo tồn và phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa.......... 136 4.5. Tiểu kết Chương 4 .............................................................................................. 140 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 147 PHẦN PHỤ LỤC ...................................................................................................... 155 A. Phụ lục nội dung .................................................................................................... 155 B. Phụ lục hình ảnh ..................................................................................................... 171 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam Bộ là vùng đất mới của Việt Nam, nơi có không ít các truyền thống văn hóa đặc sắc. Tư liệu khoa học về Nam Bộ khá nhiều, phổ biến trong nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, văn học... Tuy nhiên, về lĩnh vực văn hóa, nhiều đặc trưng của văn hóa Nam Bộ còn chưa được khai thác, trong đó có chợ. Với tính chất là điểm tập trung, nơi tiếp xúc, trao đổi các nhu cầu trong đời sống hàng ngày, chợ của người Việt ở Nam Bộ có các hình thái độc đáo gắn với vùng sông nước. Từ các chợ nổi tấp nập những con thuyền bán rau quả và nông sản trên các ngã ba, ngã tư hoặc tại các vàm sông, rạch đến các chợ thị nằm ở vị trí trung tâm thị trấn, gần bến sông để thuận tiện chuyên chở hàng hóa… đã thu hút rất nhiều sự chú ý, quan tâm, thú vị không chỉ đối với người trong nước mà còn đối với các du khách nước ngoài. Là người nghiên cứu văn hóa, bản thân chúng tôi có niềm đam mê đối với sự đa dạng văn hóa của các vùng miền khác nhau. Khai thác đề tài này, chúng tôi thiết nghĩ chợ không đơn thuần là nơi mua bán mà còn là nơi tập trung nhiều sắc thái văn hóa độc đáo của một vùng miền. Đi đến đâu, nếu muốn khám phá những nét thú vị, đặc sắc về con người và phong cách giao tiếp của họ thì không ở đâu bằng nơi họp chợ. Câu nói cửa miệng “đem ra chợ bán, đi ra chợ mua” đã trở thành một nét văn hóa quen thuộc của người dân Việt Nam nói chung. Ngày nay, chợ bị phai nhạt không ít những nét đặc trưng văn hóa truyền thống hoặc biến đổi nhiều trong quá trình đô thị hóa do nhiều lý do khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh xã hội tiếp nhận văn minh phương Tây: người ta đem chợ vào trong các khu nhà rộng lớn và gọi đó là “siêu thị”. Điều này làm mất đi cảnh tượng “trăm người bán, vạn người mua”, hay cảnh giao tiếp giữa người bán và người mua mà chỉ còn là giao dịch hàng hóa đơn thuần. Do đó, tìm hiểu về chợ hoặc các đặc trưng văn hóa ở chợ cũng là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay. 4 Do vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “Chợ trong đời sống người Việt Nam Bộ” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học. Hy vọng đây sẽ là nguồn động lực giúp chúng tôi có thêm sự mạnh dạn trên bước đường nghiên cứu khoa học sau này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bình thường, ai cũng biết chợ là nơi tập trung mua bán, nơi giao thương thuận tiện của một làng xã, huyện thị. Nhưng có lẽ vì quá đỗi quen thuộc nên ít ai để ý chợ được hình thành từ đâu, xuất phát từ nhu cầu gì? Nó có ý nghĩa, vai trò như thế nào, đặc biệt là trong đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người dân? Nghiên cứu chợ cũng là một phương cách để nhận biết các đặc trưng văn hóa của con người trong thời gian văn hóa ở một vùng đất. Mua bán, trao đổi là một nhu cầu thiết thực trong đời sống người dân. Song văn hóa phương Đông còn rất ít đề cập hoặc không hiếm khi nhìn chợ bằng con mắt thiếu thiện cảm. Thực ra, chợ là hình thái trao đổi cổ xưa nhất của loài người, qua đó mà phát triển thành lĩnh vực thương mại như ngày nay. Chức năng thương mại là một trong các nhân tố chủ đạo của quá trình đô thị hóa, đồng thời cũng là một thành tố văn hóa trong quá trình phát triển xã hội. Nghiên cứu chợ trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân để góp phần nhận biết các nhu cầu, quy luật vận động và phát triển đời sống văn minh hiện đại trong không gian văn hóa của một vùng đất. Nghiên cứu chợ của người Việt Nam Bộ, với các hình thức đa dạng của nó trong nền văn minh sông nước, có thể giúp nhận thức rõ hơn về quá trình tạo lập và thích nghi của chủ thể người Việt trong quá trình định cư nơi vùng đất mới, góp phần phác họa bức tranh văn hóa đặc sắc về chợ của người Việt Nam Bộ, qua đó có thể hiểu biết đầy đủ hơn về các nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của người Việt ở vùng đất này. 3. Lịch sử vấn đề Mặc dù đề tài về chợ và văn hóa chợ rất phong phú, song như đã nói, cho đến nay, hầu như chưa thấy một chuyên khảo nào viết về chợ ở vùng đất Nam Bộ một 5 cách đầy đủ, rõ nét. Có thể khái lược một số công trình, bài viết về chợ mà chúng tôi đã tiếp cận, tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài này như sau: Trong công trình Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (xuất bản lại năm 1998), tác giả chủ yếu viết về địa lý, các địa danh của Nam Bộ trước đây, trong đó một số chợ được đề cập và miêu tả khá rõ nét về quy mô, mật độ, tính chất… được xem như một cuốn sách tham khảo hữu ích nhất, giúp cho luận văn có được những tài liệu cụ thể hơn về chợ Nam Bộ vào thế kỷ XVII - XVIII. Trong Chợ Nổi đồng bằng sông Cửu Long (2009) của Nhâm Hùng, ông mô tả khá rõ chợ nổi Nam Bộ về nguyên nhân, thời gian và không gian hình thành; ngoài ra, công trình này còn miêu tả rất chi tiết về các chợ nổi tiêu biểu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nguồn tài liệu rất bổ ích giúp cho chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về mảng chợ họp trên sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Với bài viết Chợ Nổi – nét đẹp văn hóa sông rạch ở Cần Thơ trong công trình Nam Bộ Đất và Người (2004), tác giả Trần Nam Tiến đã đề cập đến không gian và văn hóa họp chợ của các thương hồ ở các chợ nổi Nam Bộ. Đây cũng là một trong những bài viết có thể xem như bức tranh phác họa khá sinh động về hiện tượng họp chợ trên sông ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong Dấu xưa Nam Bộ của Hồng Hạnh (2006) có bài viết Chợ xưa, chợ nay; nói về sự thay đổi nhu cầu mua bán của người dân. Qua đó, tác giả đã cho người đọc thấy rõ cùng với sự phát triển của xã hội thì văn hóa chợ cũng phần nào bị mai một, mất dần đi tính chất trong sáng và dân dã của văn hóa kinh doanh Nam Bộ. Ngoài ra, có một số bài viết trên các trang báo, internet viết về chợ Nam Bộ nói chung, tuy nhiên hầu hết chỉ miêu tả một vài kiểu họp chợ cụ thể... Thêm vào đó, chúng tôi còn tiếp cận một số tài liệu nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu tập thể hay cá nhân được nêu ở thư mục tài liệu tham khảo, song nhìn chung các bài viết này chỉ tập trung ở phần mô tả khái quát về chợ. Vì vậy, nghiên cứu “Chợ trong đời sống người Việt Nam Bộ” có lẽ không chỉ là đề tài mới mẻ đối với chúng tôi mà còn là một “mảnh đất” màu mỡ chưa được 6 nhiều người khai thác. Có thể nói đây vừa là khó khăn vừa là một động lực lớn của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Chợ của người Việt Nam Bộ trong các lĩnh vực của đời sống văn hóa. Luận văn sẽ tìm hiểu các hoạt động trao đổi, mua bán, đáp ứng các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần của chủ thể người Việt trong thời gian và không gian văn hóa Nam Bộ.  Phạm vi nghiên cứu : Đề tài giới hạn trong phạm vi vùng Nam bộ, tập trung nghiên cứu trường hợp một số chợ ở các địa phương miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh; trong đó chú ý phân tích các đặc điểm hình thành, phương thức họp chợ truyền thống còn tồn tại đến nay và các loại hình chợ ở các đô thị như siêu thị, chợ đầu mối... trong quá trình đô thị hóa. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn  Ý nghĩa khoa học : - Luận văn tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản về khái niệm, bản chất, vai trò và các hoạt động của chợ trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam Bộ dưới góc nhìn Văn hóa học. - Trên cơ sở đó, luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa và lý giải một cách khoa học về các nhu cầu mua bán, trao đổi của người dân; phân tích các ưu điểm cũng như hạn chế của chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa ngày nay.  Ý nghĩa thực tiễn : - Luận văn hy vọng sẽ góp phần làm cho sự hiểu biết về đời sống văn hóa của người Việt vùng sông nước Nam Bộ thêm phong phú, đặc biệt là các vấn đề về văn hóa chợ nói riêng và văn minh thương nghiệp nói chung. - Luận văn góp phần giúp các cấp chính quyền ở cơ sở đánh giá đúng về thực trạng các hoạt động mua bán tại chợ, đặc biệt đối với các mô hình chợ truyền thống; 7 hiểu biết rõ hơn về các nhu cầu đời sống của người dân trong quản lý kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển địa phương. - Qua đó, kết quả của luận văn sẽ góp thêm vào nguồn tài liệu tham khảo về các hình thức mua bán, trao đổi truyền thống trong lĩnh vực văn hóa kinh doanh. 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu Đề tài Chợ Trong Đời Sống Người Việt Nam Bộ là một bộ phận nghiên cứu ứng dụng của văn hóa đô thị. Do đó, các phương pháp nghiên cứu trong Văn hóa học sẽ được vận dụng một cách triệt để. Đặt vấn đề nghiên cứu chợ của người Việt Nam Bộ trước hết là tìm hiểu bản sắc chợ thông qua các hoạt động sản xuất - trao đổi, mua bán; các quan hệ ứng xử với môi trường tự nhiên sông nước; quan hệ giữa người và người trong đời sống vật chất và tinh thần của họ. Luận văn vận dụng cái nhìn đồng đại và lịch đại để nghiên cứu chợ theo trục tọa độ của chủ thể người Việt, trong phạm vi không gian và thời gian văn hóa ở Nam Bộ. Ngoài ra, luận văn còn chú ý vận dụng phương pháp so sánh văn hóa về các hình thức họp chợ và cách thức mua bán, trao đổi của người Việt với các dân tộc khác; về các biến đổi của chợ trong quá trình đô thị hóa qua các thời kỳ khác nhau; kể cả so sánh các tiện ích, tâm lý, nhu cầu đời sống và lý giải về sự tồn tại và phát triển giữa các hình thức họp chợ truyền thống và các loại hình chợ hiện đại như siêu thị, chợ đầu mối... trong các đô thị ngày nay. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp liên ngành, kết hợp các thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau như các phương pháp lịch sử (được vận dụng trong chương 1), nhân học - dân tộc học, xã hội học, văn hóa dân gian (vận dụng trong chương 2, chương 3 và chương 4). Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các thao tác đi điền dã, miêu tả, tổng hợp số liệu, quan sát tham dự, phỏng vấn và khảo sát thực địa để tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Để thực hiện luận văn này, ngoài nguồn tư liệu thu thập được trong quá trình điền dã thực địa,. luận văn còn sử dụng nguồn tài liệu từ các thư viện thuộc khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có các tư liệu về văn học dân gian, tài liệu của các 8 học giả trong và ngoài nước viết về quá trình hình thành và phát triển chợ nói chung và chợ của người Việt Nam Bộ nói riêng. Ngoài ra, luận văn còn chắt lọc từ các công trình nghiên cứu, biên khảo, các bài viết đăng trên các tạp chí, hội thảo, hội nghị, tổng kết, nguồn từ mạng internet. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có 4 chương: - Chương 1: Những vấn đề chung. Nội dung trình bày một số khái niệm về chợ trong trục tọa độ ba chiều: chủ thể, thời gian, không gian. Trọng tâm đề cập về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển chợ trong không gian văn hóa Nam Bộ của chủ thể người Việt. Chương 1 được coi là tiền đề để triển khai các chương mục tiếp theo. - Chương 2: Chợ trong đời sống vật chất của người Việt Nam Bộ. Nội dung viết về nhu cầu trao đổi mua bán ở chợ trong đời sống vật chất qua các hình thức họp chợ, vị trí, chức năng, sản phẩm, quy mô; các hoạt động mua bán ở vựa, chành của các thương lái; các phương thức vận chuyển: đường sông, đường bộ, đường biển và các cách thức cân đong mua bán ở chợ. - Chương 3: Chợ trong đời sống tinh thần của người Việt Nam Bộ. Nội dung trong chưởng đề cập đến tâm lý, kiêng kỵ và tập quán, tính cách của người bán và người mua thông qua việc mua bán ở chợ; Các tín ngưỡng, phong tục, tập quán thông qua các biểu hiện trong văn hóa dân gian như ca dao, tục ngữ, các điệu hò, bài vè, đàn ca tài tử, lối rao hàng…. - Chương 4: Chợ của người Việt Nam Bộ trong quá trình đô thị hóa. Chương này chủ yếu làm nổi bật các tính chất của chợ của người Việt Nam Bộ trong quá trình đô thị hóa, quá trình thay đổi nhu cầu của người mua và người bán. … Phân tích các số liệu khảo sát, điều tra thực địa để thấy được nhu cầu người dân và quy luật phát triển tất yếu của chợ; làm rõ những ưu điểm và hạn chế của chợ truyền thống trong đời sống hiện đại. Đưa ra các yêu cầu và giải pháp trong việc duy trì và phát huy chợ truyền thống trong quá trình đô thị hóa. 9 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm chợ Thông thường, ai cũng hiểu rằng chợ là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền bạc hoặc hiện vật. Có thể nói, chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, khi mà con người đã sản xuất được những sản phẩm nhiều hơn nhu cầu của họ, nên phải mang những sản phẩm dư thừa ấy đi trao đổi với người khác để lấy một thứ vật dụng nào đó mà họ chưa có, hoặc bán lấy tiền bạc để tích lũy. Cho nên, khi có nhu cầu trao đổi sản phẩm hoặc bán lấy tiền bạc, người ta đã chọn một nơi, một khu vực nào đó tiện lợi nhất trong vùng, nơi thường xuyên tập trung đông người qua lại để họ có thể đến và thực hiện việc trao đổi, mua bán hàng hóa, nơi đó người ta gọi là “chợ”. 1.1.1.Định nghĩa Cho đến nay, chợ vẫn còn là một khái niệm tương đối, nhiều học giả nghiên cứu đã đưa ra các quan niệm về chợ khác nhau. Dưới đây chúng tôi đưa ra một vài định nghĩa tiêu biểu: Theo định nghĩa của Hoàng Phê thì “chợ là nơi công cộng để đông người đến mua và bán trong những buổi, ngày nhất định” [Hoàng Phê 2000:165]. Quan điểm của Võ Thị Thu Sương lại cho rằng: “Chợ là loại hình thương mại mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hóa, đáp ứng các nhu cầu trong sản xuất, lưu thông tiêu dùng trong khu vực dân cư. Đối với nhiều vùng, chợ còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc” [Võ Thị Thu Sương 2000:10]. Một quan niệm khác cho rằng: “Chợ là loại hình thương nghiệp truyền thống phát triển khá phổ biến ở nước ta. Chợ là hiện thân của hoạt động thương mại, là sự tồn tại của không gian thị trường mỗi vùng, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng 10 xa, vùng biên giới và tập trung nhiều nhất ở các vùng đô thị, các thành phố lớn” [Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh 2003:7]. Cũng theo Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh, trong kết quả điều tra mạng lưới và lưu lượng hàng hóa chợ năm 1999, thì “Chợ là một nơi (địa điểm) công cộng, tập trung đông người mua bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, đời sống xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định” [Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh 2000:8]. Các quan niệm trên cho thấy: tính chất chung của chợ là một loại hình thương nghiệp, có tính truyền thống và là một bộ phận của kinh tế thị trường. Đây là nơi tập trung các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ phong phú của các thành phần kinh tế mà đa phần là kinh tế cá thể với các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày là chủ yếu. Có thể hiểu đơn giản hơn, chợ là một địa điểm công cộng để mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của dân cư, mà ở đó bất kỳ ai có nhu cầu cũng đều có thể đến để mua, bán hoặc trao đổi hàng hóa với nhau. Trong quá trình phát triển kinh tế, chợ đã dần thay đổi tính chất. Từ chợ truyền thống hình thành ban đầu ở nông thôn, với tính chất là chuyên buôn bán những mặt hàng tự sản tự tiêu như lương thực, thực phẩm, phục vụ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho con người thì ngày nay, trong quá trình đô thị hóa, chợ gắn liền với đô thị và mang tính chất kinh tế thị trường. Hàng hóa không chỉ là tự sản tự tiêu mà thêm vào đó là xuất khẩu, nhập khẩu với những mặt hàng mang tính hiện đại; không chỉ là các mặt hàng do con người sản xuất, mà ngay bản thân con người cũng là một thứ hàng hóa trên thị trường lao động. Bên cạnh ngôi chợ truyền thống gắn với các cộng đồng cư dân và đời sống kinh tế địa phương đang dần suy tàn bởi sự xâm chiếm của nền kinh tế thị trường là sự xuất hiện các chợ đầu mối ở các đô thị lớn hoặc ở các địa điểm có vị trí thuận lợi là các ngã tư giao thông, đặc biệt là sự ra đời các siêu thị hoặc các trung tâm thương mại với phong cách mua bán mới, được hiểu theo một khái niệm mang tính chất dịch vụ kinh doanh. Chợ không còn là một từ chỉ địa điểm cố định về mặt không 11 gian, mà trở thành một khái niệm chỉ định các hoạt động thương mại, thành tố văn hóa ngày càng phổ biến trong các quan hệ giao tiếp của xã hội loài người. Do vậy, trong Từ điển Bách khoa Việt Nam có ghi: “Chợ là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, vốn là nơi tập trung hoạt động mua bán hàng hóa giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng” [Từ điển Bách khoa Việt Nam 2003:9]. Còn theo quan điểm của Lê Thị Mai: “Chợ là một loại hình hoạt động thị trường, xuất hiện từ xa xưa cho đến nay ở khắp nơi trên thế giới. Chợ là nơi người mua, người bán gặp gỡ, trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ do phương thức tổ chức sản xuất và nhu cầu xã hội quy định” [Lê Thị Mai 2000:12]. Theo các định nghĩa này, xuất phát từ nhu cầu trao đổi hàng hóa, khái niệm chợ biến đổi dần theo thời gian do nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của người tiêu dùng, đã tạo nên sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế từ lịch sử cho đến hiện tại, đã gây nên những thay đổi lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống: kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân tăng, mức sống được cải thiện và nâng cao. Phải chăng vì vậy mà Lewis Mumford đã coi chợ là « phát minh thiên tài » của xã hội loài người. Cho nên, chợ không chỉ dừng lại ở khía cạnh trao đổi hàng hóa mà còn phản ánh các quan hệ ứng xử, giao tiếp, nhằm đáp ứng các nhu cầu đời sống hàng ngày. Như một lẽ hoàn toàn tự nhiên, chợ và tính chất mua bán, trao đổi hàng hóa luôn gắn bó với nhau từ bao đời nay. Đi ra chợ bán và mua một món hàng nào đó là một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi người dân. Chợ đã đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình lịch sử, đó là đảm nhận cung ứng và phân phối sản phẩm để đáp ứng nhu cầu sinh sống cho con người. Do đó, mỗi nền văn hóa khác nhau thì sẽ có thói quen mua bán, ứng xử ở chợ khác nhau, và văn hóa chợ là một đặc trưng của đời sống văn hóa người dân vùng đó. Ngoài ra, chợ còn đảm nhận vai trò là trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng. “Nói đến chợ là nói đến kinh tế hàng hóa, nói đến hình thức giao thương 12 phổ biến xưa nay trên thế giới. Từ những tụ điểm trao đổi, mua bán sản vật đơn giản từ thời cổ đại cho đến những siêu thị tổ chức cung cấp hàng hóa bằng một dây chuyền công nghệ hiện đại đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của con người trong xã hội ngày nay; từ chợ làng ở nông thôn, chợ vùng cao, ở các vùng dân tộc miền núi cho tới chợ hẻm phố, chợ đầu mối, chợ trung tâm ở các vùng thị tứ,…tất cả đều mang tính chất chung như vậy” [Dẫn theo Nhâm Hùng 2009:2]. Tuy nhiên, ngoài vai trò là nơi giao thương phổ biến, chợ còn đóng nhiều vai trò khác nhau trong đời sống của con người. Chợ từ xưa đã không chỉ thỏa mãn nhu cầu mua bán, trao đổi của người dân mà còn thỏa mãn cả nhu cầu về văn hóa tinh thần. Thậm chí ở nhiều vùng nông thôn làng xã, chợ còn là địa điểm diễn ra các sinh hoạt văn hóa của người dân. Chẳng hạn như một vài chợ ở miền Tây Nam Bộ, xen lẫn với những hoạt động mua bán là những hoạt động của những gánh hát, những gánh xiếc, mãi võ bán thuốc cao đơn hoàn tán, những nhóm tập trung biểu diễn đàn ca tài tử… tạo nên một nét đặc trưng đậm chất Nam Bộ và cũng chỉ có ở Nam Bộ. 1.1.2. Mối liên hệ giữa chợ và đô thị Thành thị ra đời có nhiều nguồn gốc khác nhau. Các nhà nghiên cứu trên thế giới chủ yếu dựa vào chức năng để tìm hiểu về sự ra đời của thành thị. Đó là các chức năng tài chính – thương mại về kinh tế, phòng vệ về quân sự, hành hương hoặc thần quyền về tôn giáo, cơ cấu tổ chức về chính trị, v.v. P. George, một tác giả người Pháp, trong công trình Đô thị và sự kiện thành thị xuyên thế giới (1952) quan niệm thành thị được khai sinh từ môi trường thương mại, đến thế kỷ XIX trở thành môi trường kỹ thuật và nhân văn theo các nhu cầu và phương thức phát triển khác nhau. Theo ông, đô thị có 5 loại hình mà chợ nhỏ là dạng đô thị đầu tiên. Thành thị xuất hiện chủ yếu ở các địa điểm thuận tiện để trao đổi thực phẩm hiếm (nhất là ở các cảng) hoặc trong các vòng thành. Thế hệ đô thị thứ hai là các thành thị thương mại trải qua các thời kỳ khác nhau từ cổ trung đại đến cận đại, trước khi xuất hiện nền kinh tế công nghiệp và tiền TBCN thế kỷ XIX, hình thành các mô hình thành thị thương mại và công nghiệp, thành thị thuộc địa do 13 nhu cầu phát triển kinh tế TBCN thế kỷ XIX và XX và thành thị XHCN, trong đó các chức năng hành chính và tổ chức sản xuất công nghiệp được chú ý nhiều hơn so với chức năng lưu chuyển hàng hóa và phân phối sản phẩm [Trần Ngọc Khánh 2010, tập bài giảng Văn hóa đô thị]. Nếu như chợ là nơi tập trung các hoạt động trao đổi, mua bán thì mọi thành thị đều có một hoặc nhiều trung tâm, là hạt nhân thu hút các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Trong các thành thị lớn ở các nước phát triển, người ta gọi đó là khu vực trung tâm thương mại CBD (Central Business District), nơi tâp trung các hoạt động chủ yếu của thành thị như tài chính, thương mại, dịch vụ, hành chính, giao thông công cộng, kể cả công viên, phố đi bộ... để thu hút các thành phần dân cư. Thành thị là nơi tập trung thu hút số đông dân cư cũng như nhiều thành phần dân cư, một đô thị càng có mật độ dân cư đông thì nhu cầu của người dân về chợ càng nhiều. Người dân cần đến chợ trước hết để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt về vật chất, nhất là để phục vụ ba bữa ăn hàng ngày trong gia đình. Cho nên, mỗi đô thị đều nhất thiết phải có một hoặc nhiều chợ trung tâm, ngoài ra còn cần phải có các chợ buôn bán nhỏ lẻ để cung ứng hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cũng như sinh hoạt hàng ngày ở các khu dân cư. Ngay cả trong quá trình đô thị hóa, khi mà các mô hình thương mại và công nghiệp phát triển mạnh mẽ dẫn tới sự hình thành các cửa hàng, siêu thị, các trung tâm thương mại sầm uất ở thành thị thì cũng không loại trừ sự có mặt của chợ truyền thống ngay ở trung tâm thành thị và nhất là trong các khu phố bình dân và khu lao động nghèo. Mối quan hệ giữa chợ và đô thị cũng được thể hiện ở việc phản ánh mảng văn hóa truyền thống. Quá trình lịch sử vùng đất Nam Bộ cũng là quá trình hình thành cư dân Nam Bộ: quy tụ tứ xứ, từ nhiều nguồn gốc xuất thân, từ nhiều tộc người. Những lớp lưu dân đến vùng này trong những thời gian khác nhau, từ những hoàn cảnh lý do khác nhau, nhưng đều có một cách ứng xử chung. Đó là giao lưu tiếp xúc, cởi mở về văn hóa nói chung và về lối sống, cách thức làm ăn nói riêng, đã làm cho đô thị ở Nam Bộ rất đa dạng về kinh tế - văn hóa, góp phần làm nhạt đi tính chất chính trị của các đô thị vùng này. 14 Chợ được coi là yếu tố văn hóa làng xã trong một đô thị có xu hướng phát triển hiện đại phi nông nghiệp. Dù sống ở đô thị nhưng người dân vẫn muốn nắm bắt thông tin về xã hội, về thị trường qua chợ. Thông qua chợ, chúng ta có thể thấy được tính đa chiều cạnh của văn hóa đô thị, và chợ là một thế giới kinh doanh truyền thống thu nhỏ trong một không gian đô thị rộng lớn. Như vậy, mối liên hệ giữa chợ và đô thị không chỉ thể hiện ở việc cung cầu và phát triển hàng hóa mà còn thể hiện mối dây liên kết chặt chẽ giữa thành thị và nông thôn, giữa truyền thống và hiện đại, giữa người giàu và người nghèo. 1.2. Định vị chợ Nam Bộ theo trục tọa độ văn hóa Trong quá trình hình thành và phát triển chợ không thể không nhắc tới lịch sử hình thành của chợ với những chủ thể hoạt động trong một không gian nhất định. Vì vậy, việc vận dụng trục tọa độ văn hóa Chủ thể - Thời gian – Không gian là một yếu tố cần thiết để làm nổi bật lên tính chất hoạt động của chợ truyền thống từ trước đến nay. 1.2.1. Chợ Nam Bộ nhìn từ chủ thể văn hóa người Việt Miền đất Nam Bộ trước đây đã từng tồn tại nền văn hóa Óc Eo, nhưng nền văn hóa này đã bị nhấn chìm và đời sống xã hội cổ đại thời đó cũng đã tàn lụi. Kế đến là quốc gia Chân Lạp. Vào thế kỷ XIII, lúc quốc gia Chân Lạp vẫn còn trong thời đại AngKor thì miền đất này vẫn còn “đầy rẫy rừng rậm rạp, đầm lầy, dã thú và không thấy bóng người” [Châu Đạt Quan 1973]. Cho đến thế kỷ XVI, lưu dân người Việt đã thâm nhập cửa ngõ của vùng đất mới lạ này. Tuy nhiên, thời điểm đó, thiên nhiên ở vùng đất này cũng vẫn còn hoang dã, xa lạ và đầy hiểm nguy đối với những lưu dân đầu tiên đặt chân đến đây. Một vùng đất lạ lùng và hiểm nguy đúng như Châu Đạt Quan đã nhận xét: “Đất ta càng về phương Nam càng là đất lưu đày, đất của những người không có quyền sống trên những mảnh đất đã được khai phá, vì vậy cũng là đất của những người nổi dậy? Miền Tây Nam Bộ là mảnh đất lưu đày và nổi dậy cuối cùng của Tổ quốc. Đến đây là nơi sơn cùng thủy tận rồi. Đến đây là đến bờ Tây Thái Bình 15 Dương, vịnh Xiêm La mịt mù rồi. Đến đây chỉ còn có hai con đường, một là không đủ nghị lực sống nữa thì đâm đầu xuống biển mà chết, hai là cố bám lại, đấu tranh để sống” [Châu Đạt Quan 1973]. Tuy vùng đất hoang dã như vậy, nhưng bằng lòng can đảm và nghị lực sống, lưu dân người Việt đã tập trung đoàn kết nhau lại cùng chung lưng đấu cật, đổ biết bao công sức khai phá vùng đất hoang sơ đó để lập làng, lập ấp. Sơn Nam đã nói về buổi đầu chinh phục vùng đất hoang vu này: “Muôn vật đã vậy, con người tinh khôn và có tổ chức càng phải thích ứng với môi trường mới, để tồn tại và phát triển” [Sơn Nam 2006:192]. Và lưu dân người Việt đã có một kỳ công chinh phục thiên nhiên thật vĩ đại, tạo ra một vùng đất không chỉ đơn thuần là nơi cất nhà làm chỗ trú chân, dung thân, mà còn tận dụng sự màu mỡ của đất để làm kinh tế rất tốt. Phần lớn cư dân người Việt đầu tiên thâm nhập vào cửa ngõ Nam Bộ là những người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, nhưng cùng có chung một đặc điểm về tính cách là chịu khổ, chịu khó, kiên cường và dũng cảm. Về mặt này, Trần Ngọc Thêm đưa ra nhận định: “Trên trục chủ thể, có thể nói những lưu dân đầu tiên từ miền Trung đi vào Nam Bộ là những hạt giống được chọn lọc tự nhiên một cách đặc biệt. Họ hoặc là những người thuộc tầng lớp cùng đinh nghèo khó nhưng thông minh, những kẻ tù tội, hoặc là những người thuộc tầng lớp trí thức bất đắc chí – trong bất cứ trường hợp nào, tất cả họ đều có một điểm giống nhau là bản lĩnh, ngang tàng. Họ là những người dương tính nhất trong số những người Việt Nam âm tính” [Trần Ngọc Thêm 2006:5]. Trần Văn Giàu cũng cho rằng: “So sánh với người Trung Bắc, với Huế, Hà Nội, thì Gia Định – Sài Gòn là đất mới của Tổ quốc. Người vào Nam khai hoang lập ấp hầu hết là người nghèo khổ dốt nát. Đủ tinh thần thực tiễn mà thiếu chữ, đủ đạo đức làm dân, làm người mà không thuộc kinh truyện” [Trần Văn Giàu 1987:245-246]. Nhà văn Sơn Nam cũng có ý kiến tương tự khi ông tổng hợp trong công trình Đất Gia Định – Bến Nghé xưa, người Sài Gòn: “Những người di dân đầu tiên vào Nam là đủ mọi thành phần nhưng lại không có thương gia: đó là những người trốn 16 thuế, người nông dân không đất, nô tì, điền nô, lưu dân, làm mướn, phạm tội bỏ trốn, bị xử lưu đày biệt xứ, trốn nợ, lính tráng, thậm chí còn có cả du thử du thực, lưu manh, đầu trộm đuôi cướp… chỉ có một số ít người được coi là có vật lực đứng ra chiêu mộ người khác đi khẩn hoang, nhưng họ cũng chỉ là mấy người nông dân biết làm ăn hơn mà thôi”. Như vậy, chủ thể người Việt Nam Bộ đầu tiên tuy thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, nhưng nhìn chung là những thành phần không phải vương tộc hay quyền quý mà là những người thuộc tầng lớp bình dân, tầng lớp nghèo khổ hoặc đã đến bước “đường cùng” nên phải rời xa quê hương để tìm tới mảnh đất mới sinh sống. Chính vì sự cùng đường nên khi xâm nhập vào vùng đất mới này, họ chỉ có một con đường trước hết là chiến đấu để giành sự sinh tồn trước thiên nhiên khắc nghiệt, sau đó là khai phá đất đai và bắt đầu làm kinh tế. Theo một số nguồn tài liệu cho biết, sau khi thời đại Angkor bị tàn lụi thì người Việt là một trong những tộc người sinh tụ đầu tiên và gắn liền với vùng đất Nam Bộ của Việt Nam. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược Đàng Trong năm 1698 (đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh) thì khi ấy ở khu vực Gia Định, Đồng Nai đất đai đã mở rộng ngàn dặm, dân số đã có hơn bốn vạn hộ người Việt, đó là những người đầu tiên đi từ Đàng Ngoài vào từ thế kỷ XVI – XVII. Họ khai phá đất đai, làm nông nghiệp và lập chợ để buôn bán, trao đổi hàng hóa. Lúc đầu, họ phải khai phá rừng rậm để lập chợ buôn bán như “chợ Nguyễn Thực ở phía Tây trấn thự, cách 10 dặm, lập năm Đinh Mùi Túc Tông thứ 3 (1727), do người Quảng Ngãi tên là Nguyễn Văn Thực phá rừng rậm lập chợ ở đây, bèn thành chỗ tụ hội đông ở miền núi gò” [Trịnh Hoài Đức 1998:186]. Hàng hóa ở Nam Bộ vào thế kỷ XVII – XVIII đã được coi là dồi dào mặt hàng, phong phú về sản phẩm. Đặc biệt, thời kỳ này Nam Bộ được mệnh danh là vùng “nhất thóc nhì cau”, bởi theo nhiều nguồn tài liệu thì hai mặt hàng nông sản này được coi là chủ lực, được bán ở chợ cũng như trên thị trường nhiều nhất. Theo Sơn Nam thì lúc bấy giờ thóc gạo ở Nam Bộ được vận chuyển ra Phú Xuân – Thuận Hóa để trao đổi với thương nhân ngoài đó. Lê Quý Đôn cũng có ý kiến tương tự: 17 “Miền Gia Định có rất nhiều thóc lúa… hàng năm, cứ đến tháng Mười Một và tháng Chạp, người ta thường xay, giã thóc lúa thành gạo đem đi bán lấy tiền tiêu dùng vào những ngày lễ tiết, chạp giỗ. Những lúc bình thường, người ta chuyên chở gạo thóc ra bán tại thành Phú Xuân để đổi chác hay mua sắm những hàng vóc nhiễu, trừu đoạn của người Tàu” [Lê Quý Đôn 1973:136)]. Sau mặt hàng thóc gạo thì cau là mặt hàng nông sản đứng thứ hai ở Nam Bộ thời bấy giờ, cau được tiêu thụ rất mạnh trên thị trường hàng hóa. Có thể do nhu cầu của người dân và phong tục ăn trầu cau còn rất phổ biến vào thế kỷ XVII – XVIII. Một tác giả nước ngoài có viết: “Cau là nguồn lợi lớn ở xứ này, có vườn cau thì cũng như ở xứ chúng ta có ruộng ô liu vậy” (Borri, Cristophoro 1998:27). Về mặt này Trịnh Hoài Đức cũng có nhận xét: “Ở huyện Kiến Đăng và Kiến Hưng có những vườn cau sum suê. Cau tương và cau khô nhà nào cũng có, chất chứa đầy sân, đầy lẫm để bán các nơi xa gần” [Trịnh Hoài Đức 1998]. Ngoài thóc gạo và cau, Nam Bộ lúc bấy giờ có rất nhiều mặt hàng thủy sản được bán chạy trên thị trường. Theo Lê Quý Đôn thì nguồn lợi cá tôm ở vùng cửa Tiểu là rất lớn, nhiều đến nỗi người ta ăn không hết, phải luộc sơ qua rồi đem phơi nắng để làm khô, bán cho các bạn hàng. Cá khô cũng được bán nhiều ở chợ An Bình. Ở vùng Đồng Tháp Mười có cá, tôm ở sông rạch, chằm ao, đồng ruộng nhiều đến nỗi không kể xiết. Trịnh Hoài Đức có viết: “Dân ở đây muối cá làm mắm, chặt tre kết bè, thuận dòng xuôi xuống bán tại các thị trấn” [Trịnh Hoài Đức 1972:63]. Theo nhiều nguồn tài liệu cho thấy, vào đầu thế kỷ XVIII, hoạt động buôn bán hàng hóa ở Nam Bộ đã diễn ra rất mạnh mẽ. Ngay từ thời đó, người dân đã tìm được nơi tiêu thụ hàng hóa cụ thể, thậm chí là xuất ra nước ngoài cũng như nhập về những mặt hàng mà ở Nam Bộ đang còn thiếu. Tàu ghe buôn bán hàng hóa đi về tấp nập, thường xuyên với các mặt hàng đa dạng khác nhau. Sơn Nam có thống kê một vài mặt hàng tiêu biểu được buôn bán ở chợ Cà Mau như sau: “Tại chợ Cà Mau nhập từ Kam–pốt có: thuốc lá, vôi ăn trầu, dầu chai (để trét ghe), ván đóng ghe, dưa hấu, khoai lang, đường, nước mắm, cau khô, và bán trở lại chiếu lác (cói), sáp ong (làm đèn sáp cúng chùa)… Chợ Cà Mau nhập về từ Hải Nam có: dầu phộng, lu to 18 nhỏ (để đựng nước ngọt), tô chén, bàn ghế, heo con, và những mặt hàng từ Singapore có: vải, vật dùng bằng sắt, tơ lụa, đặc biệt là có á phiện (từ Ấn Độ). Khi Pháp vừa đến, lại có dầu lửa, trái chà là. Cà Mau bán ra để chở về nam Trung Hoa nhiều nhất là gạo ngon, và để đưa xuống Singapore, nơi nhiều kiều dân Trung Hoa nào là cá khô, heo sống, tôm khô” [Sơn Nam 1997:35]. Đến cuối thế kỷ XVIII, ở Nam Bộ thì Sài Gòn được coi là một trung tâm thương mại lớn nhất trên cả nước. Theo Trịnh Hoài Đức, ông đề cập trong Gia Định thành thông chí rằng lúc bấy giờ, Gia Định là chỗ đô hội thương thuyền của cả nước, cho nên trăm món hàng hóa phải tụ hội về đây. Trên sông Bến Nghé, những tàu buôn và ghe thuyền lớn nhỏ của nước ta và nước ngoài đến đậu liên tiếp. Như vậy, về mặt hàng hóa ở chợ thì Nam Bộ hầu như không thiếu thứ gì, thành phần người bán và người mua ở chợ cũng đa dạng và phức tạp, đúng với tính chất ồn ào, vồn vã của chợ. “Ở trấn Phiên An (phần lớn người Tàu buôn bán), thuyền biển buôn bán đi về, cột buồm sát nhau, trăm thứ hàng hóa hợp lại, khiến chốn ấy là nơi đô hội lớn của đất Gia Định, cả nước không nơi nào bằng. Thói quen buôn bán, nhiều người du đãng ở thành thị, có người ở thuyền gọi là người giang hồ, có người tụ họp ở với nhau gọi là dân tứ chiếng (chiếng là chính) chỉ những người bốn phương phiêu lưu tụ họp với nhau” [Trịnh Hoài Đức1998]. Nền kinh tế thị trường bắt đầu manh nha thì vùng đất này được phát hiện như một vùng đất trù phú và thuận tiện cho việc giao thương buôn bán với các vùng khác. Cho nên, ngoài chủ thể người Việt, một vài tộc người khác cùng cộng cư cũng tập trung về đây sinh sống và buôn bán hàng hóa như người Hoa, người Khơ Me, người Chăm... Trong cuốn Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có mô tả: “Gia Định là đất phương Nam của người Việt. Khi mới khai thác, lưu dân nước ta cùng người Kiều ngụ như Đường, Cao Miên, người Tây Phương, người Phú Lang Sa (Pháp), người Hồng Mao (Anh), Ma Cao (người Tây ở Ma Cao đến), người Bồ Đà (Java)…ở lẫn lộn, nhưng về y phục, khí cụ thì người nước nào theo tục ấy” [Trịnh Hoài Đức 1998]. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan