Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính trị d9ao62 khóa...

Tài liệu Chính trị d9ao62 khóa

.DOCX
7
273
117

Mô tả:

chính trị đầu khóa đại học kiến trúc
Câu 1: Là sinh viên trường Đại học Kiến Trúc TP. Hồ Chí Minh, anh (chị) sẽ làm gì để góp phần xây dựng môi trường văn hóa học đường? (2.0đ) Nghĩa vụ của HSSV 1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường. 2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn minh. 3. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. 4. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống. 5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ khi mới nhập học và khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của nhà trường. 6. Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định. 7. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với năng lực và sức khoẻ theo yêu cầu của nhà trường. 8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định. 9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của HSSV, cán bộ, giáo viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Hiệu trưởng nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của HSSV, cán bộ, giáo viên trong trường. 10. Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Điều 6. Các hành vi HSSV không được làm 1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường và HSSV khác. 2. Gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác. 3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp. 4. Gây rối an ninh, trật tự trong trường hoặc nơi công cộng. 5. Tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép. 6. Đánh bạc dưới mọi hình thức. 7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma tuý, các loại hoá chất cấm sử dụng, các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia, truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong nhà trường và các hành vi vi phạm đạo đức khác. 8. Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể mang danh nghĩa nhà trường khi chưa được Hiệu trưởng cho phép. Câu 2: Sinh viên tìm hiểu Chương trình đào tạo (CTĐT), Quy chế học vụ (QCHV) theo Tín chỉ của trường đại học Kiến trúc TP.HCM để trả lời những nội dung sau: (4.0đ) - Học phần tự chọn là gì? Yêu cầu về học phần tự chọn đối với CTĐT sinh viên hiện đang học? - Học phần là khối lượng kiến thức được kết cấu như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ  hợp từ  nhiều môn học. Mỗi học phần được ký hiệu bằng một mã số và được bố trí giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ. -             8.1. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn. -             + Học phần bắt buộc: là các học phần bắt buộc sinh viên phải tích lũy. -             + Học phần tự chọn: bao gồm tự chọn trong nhóm học phần và tự  chọn tích lũy. -                         ● Tự chọn trong nhóm học phần: sinh viên bắt buộc phải lựa chọn học một trong số  các học phần của một nhóm học phần được qui định nhằm định hướng nghề nghiệp cho mình. -                          ● Tự chọn tích lũy: sinh viên tùy ý lựa chọn học để  tích lũy đủ  số lượng tín chỉ qui định cho một Chương trình đào tạo. - + Học phầần tự chọn Học phầần tự chọn là học phầần ch ứa đựng nh ững n ội dung kiếến thức cầần thiếết, nhưng sinh viến được tự ch ọn theo hướng dầẫn của Nhà tr ường nhằầm đa dạng hoá hướng chuyến môn. -             Đối với các học phần tự chọn, nếu không đạt thì trong các học kỳ sau đó sinh viên có thể thay đổi đăng ký học học phần khác. Sinh viên hiểu như thế nào là Đăng ký trong kế hoạch, Đăng ký ngoài kế hoạch? Thời gian đăng ký học phần, hủy học phần, đóng học phí đối với HK chính (Kỳ I,II) và HK phụ (Hè) theo Quy định? Cách tính điểm, quy đổi điểm từ thang điểm 10 thành thang điểm 4? Điểm TB Học kỳ và điểm TB Tích lũy chung khác nhau như thế nào? Thang điểm 10 Điểm chữ Thang điểm 4 Đánh giá Điểm đạt Điểm không đạt Từ 8,5 đến 10 A 4 Giỏi Từ 7,0 đến 8,4 B 3 Khá Từ 5,5 đến 6,9 C 2 Trung bình Từ 4,0 đến 5,4 D 1 Dưới 4,0 F 0 Trung yếu Kém Điểm trung bình chung học kỳ: là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, gồm cả học phần học lần đầu và học từ lần thứ 2 trở đi. Nếu có học phần học nhiều lần thì lấy điểm cao nhất trong các lần học để tính. Trọng số của các học phần là số tín chỉ tương ứng của các học phần đó; d. Điểm trung bình chung tích lũy: là điểm trung bình của các học phần mà sinh viên đã tích luỹ được (có điểm chữ là A, B, C hoặc D), tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét. Trọng số của các học phần là số tín chỉ tương ứng của các học phần đó. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân: Trong đó: + A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy + ai là điểm của môn học thứ i + ni là số tín chỉ của môn học thứ i + n là tổng số môn học đăng ký học tập. bình 2. Điểm trung bình tích lũy và số lượng tín chỉ tích lũy là chỉ số để đánh giá chung về tiến độ học tập và học lực của sinh viên – chỉ số để xếp hạng kết quả học tập trong quá trình học tại trường và là cơ sở để xếp hạng khi tốt nghiệp. - Điều kiện bị xử lý Cảnh báo học tập, Buộc thôi học? - Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau: -  + Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ  đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp; -  + Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ  hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá; -  + Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại Điều 5 -  +  Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại Điều 29 của Quy chế 43 hoặc bị kỷ luật  ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên - của trường. Điều kiện được xét nhận Đồ án tốt nghiệp? - Điều kiện để được nhận Đồ án tốt nghiệp: - + Cho đến thời điểm xét nhận Đồ án tốt nghiệp không bị kỷ luật đình chỉ học tập và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; - + Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và chứng chỉ giáo dục thể chất; - + Hoàn tất toàn bộ các học phần khác của Chương trình đào tạo tương ứng; - + Có thời gian học đúng theo quy định tại Điều 5. - Thời gian khóa học và thời gian tối đa để hoàn thành Chương trình đào tạo - 5.1 Thời gian khóa học là thời gian quy định cho một Chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo Thời gian khóa học Ngành Kiến trúc 5 năm Ngành Quy hoạch vùng và đô thị 5 năm Ngành Kỹ thuật xây dựng 5 năm Ngành Kỹ thuật đô thị 5 năm Ngành Thiết kế nội – ngoại thất 5 năm Ngành Thiết kế công nghiệp 4 năm Ngành Thiết kế đồ họa 4 năm Ngành Thiết kế thời trang 4 năm - 5.2. Thời gian tối đa cho phép sinh viên có thể  kéo dài để  hoàn thành chương trình đào tạo là không quá 2 lần so với thời gian Khóa học tương ứng. - 5.3. Các sinh viên hưởng chính sách  ưu tiên theo đối tượng được qui định tại Quy chế  tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ  chính quy không bị  hạn chế  về  thời - gian tối đa để hoàn thành chương trình đào tạo. Điều kiện được xét công nhận tốt nghiệp? -   Đồ án tốt nghiệp đạt từ điểm C trở lên mới được xem là đạt. -  Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được trường xét và công nhận tốt nghiệp: - + Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự  hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập; - + Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo; Đồ  án tốt nghiệp đạt từ  điểm C trở lên. - + Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên; - + Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất đối với các ngành đào - tạo không chuyên về quân sự và thể dục – thể thao Câu 3 : Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII gắn với nhiệm vụ học tập, rèn luyện của sinh viên trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Qua chuyên đề học tập trên, là sinh viên đang học tập – rèn luyện trong môi trường giáo dục đại học, anh (chị) có suy nghĩ gì về những giá trị này? Từ đó đề ra những hành động cụ thể để thực hiện những giá trị này trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường? (4.0đ) Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về "Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", bên cạnh những kết quả bước đầu quan trọng thì việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác vẫn còn có những hạn chế. Mà hạn chế lớn nhất Bộ Chính trị đã chỉ ra là chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của không ít tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị và một bộ phận cán bộ, đảng viên. Có lẽ cũng vì lý do này mà đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khi nói tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 đã phê bình thẳng thắn: “Không ít nơi vẫn coi đây như một phong trào, một cuộc vận động, học nhiều nhưng kết quả làm theo đạo đức của Bác còn nhiều hạn chế”. Trước tình hình đó, ngày 15/5/2016, đúng dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành Chỉ thị 05-CT/TƯ về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" với những yêu cầu đưa việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh lên một tầm mức mới với nội dung hết sức cụ thể gắn với công việc hằng ngày tại cơ quan, đơn vị, qua đó, phải có chuyển biến mạnh mẽ trong hành động và từng việc làm cụ thể. Điểm mới của Chỉ thị 05 là công tác xây dựng Đảng “nằm trong” việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây nội dung quan trọng, bắt buộc, song hành cùng công tác xây dựng Đảng. Điều đó có nghĩa là việc học tập và làm theo gương Bác phải góp phần trực tiếp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ đó, mỗi người sẽ là những “viên gạch hồng” góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Một điểm nhấn nữa của Chỉ thị 05 là thể hiện yêu cầu giáo dục, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải được tiến hành trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Nhưng trước hết là đội ngũ lãnh đạo, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải là người đi đầu với trách nhiệm nêu gương để xứng đáng là “người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Chỉ thị nêu rõ: Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện theo phương châm “trên trước, dưới sau”. Điều này có nghĩa là thay vì những lời nói hô hào chung chung về học tập đạo đức, lối sống, phong cách Hồ Chí Minh thì việc thực hiện sẽ được tiến hành “nói đi đôi với làm”. Trung ương sẽ thực hiện trước sau mới xuống địa phương, cơ sở; “trong trước, ngoài sau” có nghĩa là trong Đảng trước sau mới lan tỏa ra xã hội. Vai trò nêu gương được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong công việc hằng ngày chứ không hề là những “khẩu hiệu” hay là những lời hay chữ đẹp mãi mãi chỉ biết “nhảy nhót” trên giấy mà thôi. Trong thực tế, cán bộ cao cấp và lãnh đạo, quản lý mà là những tấm gương sáng thì chắc chắn họ sẽ có tác dụng quyết định hiệu quả thực hiện Chỉ thị. Bởi khi cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu, trực tiếp là bí thư cấp ủy và thủ trưởng cơ quan, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo, tự mình gương mẫu học trước, làm trước, giữ gìn phẩm chất đạo đức, nói đi đôi với làm thì chắn chắn không còn cách nào khác, cấp dưới tự ắt phải làm theo và việc thực hiện Chỉ thị chắc chắn sẽ đạt hiệu quả tốt. Có thể nói, so với các Chỉ thị trước đây của Trung ương về học tập và làm theo Bác, Chỉ thị 05-CT/TW có nội dung rộng hơn, phong phú hơn, rõ ràng hơn và yêu cầu cũng cao hơn. Nhưng bao trùm của Chỉ thị 05 là: Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phải tiếp tục thực hiện mạnh mẽ. Không lý thuyết, không nói suông, không chung chung, hình thức. Phải gắn việc học tập và làm theo tấm gương của Bác với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương và với mỗi một cán bộ, đảng viên. Việc không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành với kết quả không cao cũng được xem là chưa nghiêm túc học tập và làm theo tấm gương của Bác. Và trong việc thực hiện cần phải “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật”. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh là công việc hết sức cần thiết, vô cùng quan trọng. Do đó, Trong Chỉ thị 05, Bộ Chính trị yêu cầu việc chỉ đạo tổ chức học tập phải xuống cơ sở, đến từng đảng viên, và trong quá trình tổ chức học tập và gắn học tập với công việc thực tế. Tuy nhiên, trong cuộc đời của Bác, mỗi lời nói, hành động dù rất khiêm tốn, giản dị nhưng bao giờ cũng hàm ẩn những tư tưởng vĩ đại và những bài học đạo đức nhân văn. Do vậy, bất cứ ai soi mình vào tấm gương của Bác cũng đều tìm thấy cho bản thân những điều có thể học tập và làm theo./.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan