Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách về di sản tư liệu từ thực tiễn tỉnh bắc giang...

Tài liệu Chính sách về di sản tư liệu từ thực tiễn tỉnh bắc giang

.PDF
122
717
95

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO CHÍNH SÁCH VỀ DI SẢN TƯ LIỆU TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số : 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ AN HÀ NỘI, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận văn: “Chính sách về di sản tư liệu từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang” đƣợc thực hiện bằng sự cố gắng tìm tòi, học hỏi của học viên cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS Trần Thị An – ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Những thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ nguồn, tác giả. Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 9 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DI SẢN VÀ DI SẢN 8 TƯ LIỆU Ở VIỆT NAM 1.1. Cơ sở lý luận 8 1.2. Các vấn đề về thực trạng của di sản tƣ liệu 14 1.3. Chủ thể chính sách về di sản tƣ liệu ở Việt Nam 19 1.4. Môi trƣờng thể chế chính sách về di sản tƣ liệu ở Việt Nam 19 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới chính sách về di sản tƣ liệu ở Việt Nam 20 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ DI SẢN TƯ 23 LIỆU TỪ THỰC TIỄN TỈNH BẮC GIANG 2.1. Khái quát về di sản tƣ liệu ở Việt Nam nói chung, Bắc Giang 23 nói riêng 2.2. Chính sách về di sản tƣ liệu hiện hành tại tỉnh Bắc Giang 34 2.3. Tổ chức thực hiện chính sách về di sản tƣ liệu tại tỉnh Bắc Giang 48 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH VỀ DI SẢN 68 TƯ LIỆU Ở VIỆT NAM 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng hoàn thiện chính sách về di sản 68 tƣ liệu ở Việt Nam. 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách về di sản tƣ liệu ở Việt Nam 70 3.3. Một số đề xuất chính sách 76 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 89 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban chấp hành BQL Ban Quản lý DSTG Di sản thế giới DSTL Di sản tƣ liệu HĐND Hội đồng Nhân dân KHCN Khoa học và Công nghệ KHXHNV Khoa học xã hội và Nhân văn Nxb Nhà xuất bản TW Trung ƣơng UBND Uỷ ban Nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, các giai đoạn lịch sử đều có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý báu, trong đó, có các di sản về tƣ liệu. Cho đến năm 2016, Việt Nam có sáu di sản tƣ liệu đã đƣợc UNESCO công nhận ở hai cấp độ. Ở cấp độ Di sản tư liệu thế giới, Việt Nam có: a) Mộc bản triều Nguyễn (đƣợc UNESCO công nhận ngày 31/7/2009). b) Bia Tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long (đƣợc UNESCO công nhận là Di sản tƣ liệu thế giới vào ngày 27/7/2011). Ở cấp độ Di sản tư liệu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam có: a) Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang (đƣợc UNESCO vinh danh ngày 16/5/2012). b) Châu bản triều Nguyễn (đƣợc UNESCO vinh danh ngày 14/5/2014). c) Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (đƣợc UNESCO vinh danh ngày 19/5/2016). d) Mộc bản trường học Phúc Giang (đƣợc UNESCO vinh danh ngày 19/5/2016). Ngoài sáu Di sản tƣ liệu đƣợc UNESCO công nhận ở cấp thế giới và cấp khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng, Việt Nam còn nhiều di sản tƣ liệu có giá trị nhƣng chẳng những chƣa đƣợc trình UNESCO công nhận mà còn chƣa đƣợc quản lý và bảo vệ tốt, trong đó có kho mộc bản quý giá ở chùa Bổ Đà (tỉnh Bắc Giang) với gần 2000 ván in kinh sách Phật, đƣợc khắc bằng chữ Hán, chữ Nôm và cả chữ Phạn hiện đƣợc bảo quản trên 08 giá gỗ. Trong khi mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm đƣợc bảo tồn trong các tạng kinh tựa nhƣ ngôi nhà nhỏ có cửa khóa, mái che thì các tấm mộc bản ở chùa Bổ Đà đƣợc xếp đều trên kệ gỗ sơ sài nên nguy cơ bị hƣ hại và thất thoát hiện vật là rất lớn. Về kỹ thuật bảo quản, cả 02 kho mộc bản này hiện đều đƣợc bảo quản một cách khá thủ công, trong môi trƣờng nhiệt độ, độ ẩm tự nhiên của chùa. Có thể thấy, hình thức bảo quản hiện nay còn theo thói quen chƣa có những nghiên cứu chuyên sâu về điều kiện môi trƣờng, khí 1 hậu, các tác nhân gây hại để từ đó đề xuất giải pháp khoa học hữu hiệu cho công tác bảo vệ di sản. Từ những khái quát trên cho thấy, hiện nay, việc bảo tồn hai kho tƣ liệu quý là Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và Mộc bản Chùa Bổ Đà (tỉnh Bắc Giang) đang gặp nhiều khó khăn, trong đó, khó khăn lớn nhất là việc thiếu chính sách cụ thể về bảo quản di sản tƣ liệu, mặc dù Luật Di sản văn hóa đã đƣợc ban hành năm 2001 và sửa đổi năm 2009. Chúng tôi cho rằng, đây là một vấn đề rất cần bổ sung để hoàn thiện chính sách về văn hóa ở Việt Nam. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Chính sách về di sản tư liệu từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang để làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay, các nghiên cứu về di sản tƣ liệu nói chung đã có một số bài viết trên một số báo, tạp chí, hội thảo giới thiệu về Chương trình Ký ức thế giới, về vấn đề tiềm năng của di sản tƣ liệu, cách thức, quy trình, tiêu chí, kỹ thuật làm hồ sơ di sản tƣ liệu đệ trình UNESCO nhƣ: Vũ Thị Minh Hƣơng (2009), Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc, số 1/2009; Phạm Thị Khánh Ngân (2011), Một số giải pháp về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu thế giới tại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Cục Văn thƣ Lƣu trữ Nhà nƣớc; Phạm Thị Khánh Ngân (2014), Chương trình Ký ức Thế giới và các di sản tư liệu đã được UNESCO công nhận ở Việt Nam, Tạp chí Di sản văn hóa, số 1(46); Chiêu Minh, Nhiều tiềm năng cho Di sản tư liệu thế giới, http://phatgiao.org.vn/, ngày 12/01/2013. Các bài báo, tạp chí, bài viết khác viết về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản nói chung và di sản tƣ liệu nói riêng, tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Thế Hùng (2008), Bảo tồn di sản văn hóa bằng giấy, Một con đƣờng tiếp cận di sản văn hóa, tr. 397 - 407, Nxb Thế giới, Hà Nội; Hồng Trang, Phát huy giá trị di sản tư liệu, http://luutruquocgia1.org.vn/, ngày 03/4/2016; Nguyễn Sửu, Khuyến nghị việc Bảo tồn và tiếp cận Di sản tư liệu dưới dạng số, http://www.kinhtedothi.vn/, ngày 21/5/2016. Các bài viết về chính sách về di sản tƣ liệu nói chung và chính sách về di sản tƣ liệu Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà (Bắc Giang) nói riêng chƣa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu. Từ năm 2014 đến nay, Viện Nghiên cứu Tôn giáo (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Viện Khoa học lâm nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp và 2 Phát triển Nông thôn), Đại học KHXHNV (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (thuộc Bộ VHTTDL) đã đƣợc Bộ KHCN giao thực hiện cụm đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc về Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang. Những kết quả nghiên cứu ban đầu của cụm các đề tài nêu trên chƣa đƣợc công bố chính thức. Tuy nhiên, qua một số bài viết tại các hội thảo khoa học liên quan do nhóm đề tài tổ chức đã đƣa ra những nghiên cứu về quy trình chế tác mộc bản, về tình trạng cơ lý hóa của mộc bản, về bảo quản mộc bản và kho chứa mộc bản... Trong cụm 4 đề tài cấp Nhà nƣớc nêu trên, đề tài mang tên Giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang do Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì thực hiện từ 2014 – 2016 có đặt ra nghiên cứu một số nội dung về quản lý nhà nƣớc đối với di sản mộc bản ở hai ngôi chùa này. Có thể kể đến một số bài viết tại Hội thảo do Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức tháng 01/2016 đã tiếp cận vấn đề ở góc độ đề xuất công tác bảo quản di sản mộc bản, cụ thể là: Tạ Quốc Khánh và Đoàn Thị Hồng Minh (2016), Một vài đề xuất cho công tác bảo quản di sản Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà (Bắc Giang), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Giá trị các mặt của di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang, tr.190-195; Nguyễn Quang Khải (2016), Từ việc tìm hiểu tình hình Mộc bản ở Bắc Giang và Bắc Ninh, suy nghĩ về tình hình bảo quản Mộc bản ở ta, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Giá trị các mặt của di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang, tr.181-189;… Về phía tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây (đặc biệt là từ khi Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đƣợc UNESCO công nhận là Di sản tƣ liệu khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng), một số văn bản mang tính chỉ đạo, quản lý nhà nƣớc của tỉnh đã đƣợc ban hành nhằm bƣớc đầu tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và giá trị của những kho mộc bản đƣợc lƣu giữ tại địa phƣơng nói riêng. Tuy nhiên, những văn bản đó chƣa phải văn bản chính sách mang tính chiến lƣợc lâu dài mà hầu hết chỉ là các Quyết định, Chƣơng trình, Kế hoạch của UBND tỉnh, của Sở VHTTDL tỉnh, của UBND các huyện Yên Dũng, Việt Yên. 3 Đối với các tài liệu nghiên cứu về chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà hầu hết mới khai thác ở việc nghiên cứu về giá trị của chùa và giá trị của tƣ liệu mộc bản tại chùa. Cụ thể nhƣ sau: Những công trình đề cập đến chùa Vĩnh Nghiêm nói chung, di sản mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm nói riêng, tiêu biểu gồm: Nguyễn Xuân Cần (2004), Chốn tổ Vĩnh Nghiêm, Bảo tàng Bắc Giang, là cuốn sách đƣợc biên tập sau đợt Bảo tàng tỉnh Bắc Giang tổ chức kiểm kê, in dập, phiên âm dịch nghĩa một số tác phẩm từ mộc bản của chùa; Ngô Văn Trụ (2011), Chùa Vĩnh Nghiêm, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Giang, là tập sách có nội dung giới thiệu một cách khái quát nhất về những đặc trƣng của các ngôi chùa theo Thiền phái Trúc Lâm ở Bắc Giang nói chung và những giá trị văn hóa tiêu biểu của chùa Vĩnh Nghiêm – Đức La nói riêng; Bảo tàng tỉnh Bắc Giang (2012), Chùa Vĩnh Nghiêm với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, là tập sách thứ ba viết về chùa Vĩnh Nghiêm nhƣng có nội dung mới, thể hiện đƣợc những nét tiêu biểu, đặc sắc của chùa và những di sản văn hóa còn đƣợc lƣu giữ bảo tồn ở vùng La nói chung, chùa Vĩnh Nghiêm nói riêng); Ngoài ra, còn có một số công trình nhƣ: Nguyễn Đăng Văn (2000), Bước đầu tìm hiểu kho ván in ở chùa Vĩnh Nghiêm, in trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1999, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Minh Lực (2003), Những tư liệu hiện vật ở chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang, in trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 2002, Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Văn Phong (2005), Kho “mộc thư” chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang với giá trị văn hóa, Tạp chí Hán Nôm số 5/2005, Hà Nội; Nguyễn Thị Thúy Bình (2011), Bước đầu tìm hiểu về công tác bảo quản tài liệu mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang và đề xuất một số phương hướng bảo quản trong thời gian tới, Kỷ yếu Hội thảo Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang và Thiền phái Trúc Lâm trong quá trình phát triển Phật giáo Việt Nam, tr.290-294, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội; Nguyễn Văn Phong (2011), Nghiên cứu, tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Kỷ yếu Hội thảo Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang và Thiền phái Trúc Lâm trong quá trình phát triển Phật giáo Việt Nam, tr.329-332, Nxb. Thông Tấn, Hà Nội; Lƣu Thế Hân (2013), Giá trị mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm nhìn từ góc độ mỹ học truyền thống, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Bảo tồn, khai thác giá trị Mộc bản chùa Vĩnh 4 Nghiêm, tỉnh Bắc Giang; Sở VHTTDL Bắc Giang; Nguyễn Tá Nhí (2013), Từ kho ván khắc in kinh Phật của Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang, tìm hiểu thêm lịch sử khắc ván in kinh Phật ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Bảo tồn, khai thác giá trị Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang… Những nghiên cứu về chùa Bổ Đà nói chung, di sản mộc bản tại chùa Bổ Đà nói riêng còn khá khiêm tốn so với giá trị và tầm mức của ngôi chùa này trong lịch sử cũng nhƣ hiện tại, một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Hữu Tự (1992), Chùa Bổ Đà: một trung tâm Phật giáo thời Lê, in trong Những phát hiện mới về Khảo cổ học năm 1991, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Ngô Thế Thịnh (1997), Chùa Bổ Đà, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 6; Nguyễn Hồng (1998), Lịch sử xây dựng chùa Bổ Đà, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3; Chùa Bổ Đà: sự nghiệp cứu nước của các tăng ni, Phật tử qua các giai đoạn lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 4/1998; Đào Ngọc Sơn (2004), Chùa Bổ Đà - Tứ Ân trong lịch sử Phật giáo xứ Kinh Bắc, Nguyệt san Giác Ngộ, các số 101,102 và 103; Nguyễn An, Độc đáo kho mộc bản chùa Bổ Đà, http://chuaboda.com/, ngày 02/12/2012; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang (2015), Mộc bản chùa Bổ Đà - Đề mục tổng quan, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, là cuốn sách giới thiệu tổng quan toàn bộ khối mộc bản chùa Bổ Đà gồm gần 2.000 tấm gỗ khắc chữ Hán Nôm ngƣợc, với gần 4.000 mặt khắc, tƣơng đƣơng trên 7.000 trang sách, chủ yếu là kinh Phật, có niên đại sớm nhất từ thời Lê (1775). Nội dung tài liệu mộc bản phản ánh đời sống văn hóa của ngƣời dân Kinh Bắc xƣa, có tính giáo dục rất cao, hƣớng con ngƣời sống thiện và làm việc thiện... Từ kết quả những công trình nghiên cứu, bài viết đã đƣợc tổng hợp nêu trên cho thấy các vấn đề nghiên cứu về di sản tƣ liệu nói chung, về chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà nói chung và di sản mộc bản tại hai ngôi chùa này nói riêng mới chủ yếu dừng lại ở việc khảo tả, đánh giá hiện trạng di tích, di vật và mộc bản đang có tại đây. Đồng thời, các nghiên cứu đều chỉ ra và khẳng định giá trị quý báu của di tích chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà cũng nhƣ giá trị đặc biệt của hai kho mộc bản trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Các bài viết và công trình nghiên cứu đều chƣa đặt ra vấn đề hoàn thiện chính sách bảo tồn di sản tƣ liệu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đều cung cấp những gợi ý quý báu cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực trạng bảo tồn di sản tƣ liệu ở chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà, luận văn đặt mục tiêu đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách này tại Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản về chính sách văn hóa (cụ thể là chính sách di sản) ở Việt Nam. - Vận dụng lý thuyết về chính sách công để khảo sát thực tiễn thực thi chính sách của tỉnh Bắc Giang trong bảo tồn di sản tƣ liệu ở chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà. - Đề xuất, khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách về di sản tƣ liệu ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách di sản, cụ thể là chính sách về di sản tƣ liệu ở Việt Nam nói chung, ở Bắc Giang nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: tỉnh Bắc Giang (giới hạn nghiên cứu tại hai kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà). - Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến 2016. Thời gian thực hiện nghiên cứu: Tháng 01/2016 đến tháng 8/2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng cách tiếp cận liên ngành xã hội học, sử học và đặc biệt là vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ xác định vấn đề chính sách đến hoạch định, xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. Qua thực tiễn chính sách công giúp hình thành lý luận về chính sách chuyên ngành. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định tính: tiến hành phỏng vấn sâu các nhà quản lý văn hóa ở Bắc Giang, những ngƣời trông giữ chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà, các nhà nghiên cứu di sản tƣ liệu nói chung và nghiên cứu mộc bản ở Bắc Giang nói riêng)... 6 - Phương pháp tổng hợp, thu thập số liệu + Các văn bản: Văn kiện Đại hội và Nghị quyết của TW Đảng, của Tỉnh ủy Bắc Giang; Các văn bản luật và dƣới luật của Nhà nƣớc quy định về di sản ở Việt Nam; Các báo cáo thống kê, văn bản có liên quan của cơ quan Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Bắc Giang, Sở VHTTDL Bắc Giang; Các quyết định, quy định, báo cáo của Bộ VHTTDL và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Giang về di sản tƣ liệu. + Số liệu thứ cấp: các số liệu di sản tƣ liệu ở Việt Nam nói chung, Bắc Giang nói riêng. + Số liệu sơ cấp: tự thu thập qua điều tra thực tế tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Đề tài vận dụng, bổ sung lý thuyết khoa học chính sách công để làm rõ vấn đề khoa học và thực tiễn của một chính sách cụ thể: chính sách về di sản tƣ liệu. - Đề tài cung cấp những nghiên cứu, tƣ liệu, kết quả khảo sát thực tế tại Bắc Giang, qua đó góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận của khoa học chính sách văn hóa mà cụ thể là chính sách di sản nói riêng, chính sách công nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua thực tiễn nghiên cứu chính sách về di sản tƣ liệu tại Bắc Giang chỉ ra đƣợc những thuận lợi, khó khăn, những vƣớng mắc, hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách này. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho tỉnh Bắc Giang có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách về di sản tƣ liệu một cách hiệu quả hơn. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc cơ cấu theo 3 chƣơng sau: Chƣơng 1: Lý luận về chính sách di sản và di sản tƣ liệu ở Việt Nam. Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện chính sách về di sản tƣ liệu từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách về di sản tƣ liệu ở Việt Nam. 7 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH DI SẢN VÀ DI SẢN TƯ LIỆU Ở VIỆT NAM 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Chính sách công Chính sách là công cụ quản lý nền tảng đƣợc Nhà nƣớc sử dụng để điều hành các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Do đó, chính sách thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nƣớc – công dân và khái niệm chính sách công phụ thuộc nhiều vào bản chất của Nhà nƣớc. Trên thế giới, lịch sử ngành chính sách công đƣợc phần lớn các nhà nghiên cứu xác định bắt đầu vào năm 1922. Tuy nhiên, khoa học chính sách công đƣợc bắt đầu phát triển vào cuối những năm 60 của thế kỷ 20. Từ khi ra đời đến nay, khái niệm chính sách công đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tùy vào mục đích nghiên cứu, sử dụng mà khái niệm chính sách công đƣợc hiểu theo những cách riêng nhất định. Có thể kể đến một số khái niệm chính sách công trên thế giới nhƣ sau: Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm“ [19, tr.4]. Theo Thomas R.Dye, định nghĩa về chính sách công đƣợc hiểu một cách ngắn gọn nhƣ sau: “Chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm“ [19, tr.4]. Gần đây nhất, William Jenkin đƣa ra một định nghĩa về chính sách công đƣợc chấp nhận tƣơng đối rộng rãi: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt đƣợc các mục tiêu đó“ [19, tr.6]. Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đƣa ra những cách hiểu về chính sách công khác nhau. Lê Chi Mai đã tổng kết về khái niệm chính sách công với một số ý nhƣ sau: “Thứ nhất, chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nƣớc... Chính sách công do Nhà nƣớc ban hành nên có thể coi chính sách công là chính sách của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc ở đây đƣợc hiểu là cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nƣớc, bao gồm Quốc hội, Các Bộ, chính quyền địa phƣơng các cấp“ [19, tr.9]. “Thứ hai, các quyết định này là những quyết định 8 hành động, có nghĩa là chúng bao gồm cả những hành vi thực tiễn...Thứ ba, chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu đã xác định. Chính sách công là một quá trình hành động nhằm giải quyết một vấn đề nhất định“ [19, tr.10]. “Thứ tƣ, chính sách công bao gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau.... Các quyết định này có thể bao gồm cả luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác, thậm chí cả chƣơng trình dự án mà bản chất là giải pháp cho vấn đề chính sách“ [19, tr.11]. Tác giả Đỗ Phú Hải đã đƣa ra định nghĩa về chính sách công nhƣ sau: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nƣớc nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với các giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu đã xác định của Đảng chính trị cầm quyền“ [20, tr.37]. Tại Việt Nam, chính sách công đƣợc thể hiện dƣới nhiều loại văn bản chính sách khác nhau bao gồm cả Luật, Nghị định, Thông tƣ, Quyết định, Chiến lƣợc, Quy hoạch, kế hoạch của các cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng. Chính sách công không chỉ tập trung giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề có mối quan hệ biện chứng đang đặt ra trong đời sống xã hội mà còn giải quyết mối quan hệ giữa các bên tham gia chính sách. 1.1.2. Chính sách về di sản tư liệu 1.1.2.1. Di sản và di sản tư liệu * Di sản: Từ điển Hán Việt Từ Nguyên định nghĩa: Di sản là của cải giá trị của đời trƣớc để lại [28, tr.433]. Nhƣ vậy, di sản văn hóa đƣợc hiểu nhƣ là tài sản, là báu vật của thế hệ trƣớc để lại cho thế hệ sau, gồm các tác phẩm nghệ thuật dân gian, công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc, tác phẩm văn học... Tiến triển, vận động, thay đổi theo thời gian, ngày nay khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm tài sản từ quá khứ. Không phải bất cứ quá khứ nào cũng đƣợc coi là di sản. Di sản là sản phẩm của quá khứ nhƣng đó là quá khứ đã đƣợc lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại. Di sản là sự lựa chọn từ quá khứ lịch sử, ký ức và báu vật của cộng đồng thể hiện nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của xã hội hiện tại. Luật Di sản văn hóa của Việt Nam đã xác định “di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn 9 hóa, khoa học, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [36, tr.01]. * Di sản tư liệu Di sản tƣ liệu (thuộc Chương trình Ký ức thế giới) là sản phẩm đƣợc tạo nên từ các kí hiệu, mật mã, âm thanh hoặc hình ảnh, ghi lại thành tựu tiêu biểu về tƣ tƣởng, lịch sử, văn hóa và khoa học trên các vật mang tin ở nhiều dạng thức độc đáo [31, tr.66]. Là một bộ phận của di sản văn hóa nói chung, di sản tƣ liệu có một vị trí quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của Việt Nam. Dƣới góc độ khoa học, di sản tƣ liệu vừa là hiện vật bảo tàng, vừa là tài liệu lƣu trữ quốc gia hoặc tài liệu thƣ viện. Vì tầm quan trọng của di sản tƣ liệu mà UNESCO đã thành lập Chương trình Ký ức thế giới vào năm 1992 nhằm mục đích tiếp cận, bảo tồn và quảng bá những bộ sƣu tập có giá trị đang đƣợc lƣu giữ tại các cơ quan lƣu trữ, thƣ viện, bảo tàng và nhiều nơi khác trên toàn thế giới. Đây là một trong ba sáng kiến của UNESCO nhằm bảo vệ và nâng cao nhận thức về di sản văn hóa toàn cầu. Hai sáng kiến còn lại là Công ước bảo vệ di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới (duy trì các giá trị nổi bật của các công trình kiến trúc và các di sản thiên nhiên trong Danh mục Di sản thế giới) và Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhằm thừa nhận và hỗ trợ sự sống của những phong tục và văn hóa truyền khẩu). UNESCO cũng đề nghị các quốc gia thành viên quan tâm thành lập Ủy ban quốc gia về Chương trình Ký ức thế giới để chỉ đạo và xây dựng các dự án, thiết lập cơ chế trong phạm vi quốc gia, liên quốc gia cho việc bảo tồn di sản tƣ liệu. Ký ức thế giới là những hồi ức chung đƣợc ghi lại của con ngƣời trên thế giới. Nó cho thấy sự phát triển của ý thức, những khám phá và thành tựu của xã hội loài ngƣời. Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO sẽ xét và công nhận Danh mục các di sản tƣ liệu có ý nghĩa (khu vực, quốc tế) trên cơ sở mỗi quốc gia hai năm một lần đƣợc đề cử hai hồ sơ. Chương trình Ký ức Thế giới hoạt động trên nguyên tắc phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Ủy ban Tƣ vấn quốc tế, khu vực và các Ủy ban quốc gia. 1.1.2.2. Khái niệm chính sách về di sản tư liệu Trên cơ sở tổng hợp những khái niệm về chính sách công trong đó lấy định nghĩa của Đỗ Phú Hải - Học viện Khoa học xã hội [20, tr.37] làm căn bản, theo chúng tôi khái niệm chính sách về di sản tƣ liệu đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Chính sách về di sản tƣ liệu là chính sách công, là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà nƣớc về 10 di sản tƣ liệu nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vấn đề quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản tƣ liệu theo mục tiêu tổng thể của Đảng và Nhà nƣớc đã xác định“. 1.1.2.3. Chính sách công trong quản lý di sản thế giới ở Việt Nam * Văn bản quốc tế liên quan đến quản lý di sản thế giới ở Việt Nam Để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới của đất nƣớc, Nhà nƣớc Việt Nam đã phê chuẩn một số Công ƣớc quốc tế quan trọng của tổ chức UNESCO nhƣ: Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 1972 (phê chuẩn năm 1987); Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 (phê chuẩn năm 2005). Có thể nói, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phê chuẩn Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO và là thành viên của ủy ban Liên Chính phủ tham gia xây dựng phƣơng hƣớng hoạt động và các chính sách quốc tế có liên quan đến Công ƣớc này. Đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản tƣ liệu, Việt Nam đã tham gia tích cực vào hoạt động của Chương trình Ký ức thế giới từ năm 1996, thành lập Ban Điều phối Chương trình Ký ức thế giới năm 2006 theo Quyết định số 209/BTK/06 của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc giữ vai trò là cơ quan thƣờng trực. Sau đó, Ban Điều phối đƣợc nâng cấp thành Ủy ban quốc gia Chương trình Ký ức Thế giới của Việt Nam theo Quyết định số 630/QĐ-UBQG ngày 19/11/2012 của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam. * Văn bản quốc gia liên quan đến quản lý di sản thế giới ở Việt Nam Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc theo hƣớng mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng, văn hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội của Việt Nam cũng đƣợc phát triển theo hƣớng hòa nhập nhƣng vẫn đảm bảo giữ gìn đƣợc bản sắc riêng của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò lãnh đạo duy nhất của đất nƣớc đã đề ra những chủ trƣơng, định hƣớng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa quốc gia trong đó có công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di sản thế giới. Hội nghị Trung ƣơng 5 khóa VIII đã ban hành Nghị quyết về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có chủ trƣơng: “Kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa với hoạt động phát triển kinh tế du lịch“. Tiếp tục phát triển Nghị 11 quyết TW5 khóa VIII, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI đã chỉ rõ: “Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội“. Từ những chủ trƣơng, định hƣớng của Đảng, Nhà nƣớc đã xây dựng hệ thống văn bản pháp lý nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích nói chung, di sản thế giới nói riêng. Luật Di sản văn hóa đƣợc Quốc hội ban hành năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa vào năm 2009 là văn bản pháp lý quan trọng nhất để các cấp, các ngành thực thi các biện pháp quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ chuyên môn nghiệp vụ đối với di sản thế giới. Luật Di sản văn hóa đã thực sự đi vào đời sống, trở thành cơ sở pháp lý quan trọng giúp tăng cƣờng nhận thức và hành động cho toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát huy kho tàng di sản văn hóa của dân tộc. Một số văn bản dƣới Luật liên quan tới việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa và thiên nhiên đã đƣợc Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan ban hành gồm: Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001 của Bộ trƣởng Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020; Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trƣởng Bộ VHTTDL ban hành quy chế khai quật khảo cổ; Chỉ thị số 79/CT-BVHTTDL ngày 22/5/2009 của Bộ trƣởng Bộ VHTTDL về việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lƣợc phát triển văn hóa đến năm 2020; Thông tƣ số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ VHTTDL quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đƣa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Thông tƣ số 13/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ VHTTDL quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia; Thông tƣ số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ VHTTDL quy định nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; 12 Thông tƣ số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2012 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa; Thông tƣ số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết về một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tƣ số 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ VHTTDL hƣớng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ƣu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. * Văn bản pháp lý liên quan đến di sản tư liệu Mộc bản triều Nguyễn là di sản tƣ liệu đầu tiên của Việt Nam đƣợc vinh danh ở cấp độ thế giới vào năm 2009. Bên cạnh việc chịu sự điều chỉnh chung theo Luật Di sản văn hóa, các loại tƣ liệu quý, hiếm còn chịu sự điều chỉnh của Luật Lưu trữ (đƣợc Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 11/11/2011). Tại Điều 26 (Chƣơng III) của Luật lưu trữ có nêu rõ: “Điều 26. Quản lý tài liệu lưu trữ quý, hiếm 2. Tài liệu lƣu trữ quý, hiếm không phân biệt hình thức sở hữu đƣợc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lƣu trữ ở trung ƣơng và cấp tỉnh, được lựa chọn để đăng ký vào chương trình, danh hiệu của khu vực và thế giới. [37, tr.10]. Năm 2016, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 03/02/2016 phê duyệt Đề án bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn – Di sản tư liệu thế giới. Đây có thể coi là văn bản pháp lý đầu tiên của Nhà nƣớc đối với một di sản tƣ liệu cụ thể đã đƣợc vinh danh trong Chương trình Ký ức thế giới. Sau đó không lâu, Châu bản triều Nguyễn cũng đƣợc đƣa vào đề án bảo quản thông qua Quyết định số 933/QĐ-TTg ngày 30/5/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Châu bản triều Nguyễn – di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 13 1.2. Các vấn đề về thực trạng của di sản tư liệu Theo Đỗ Phú Hải, “xác định vấn đề chính sách công là giai đoạn khởi đầu nằm trong chu trình chính sách bao gồm từ bƣớc khởi đầu phát hiện ra những mâu thuẫn nảy sinh trong đời sống xã hội cần đƣợc giải quyết bằng chính sách cho đến khi hoàn thành những mục tiêu của chính sách công“. [19, tr.59]. Vậy các vấn đề về thực trạng của di sản tư liệu hiện nay là gì? Di sản tƣ liệu là những tài sản quan trọng của quốc gia mà qua đó có thể hiểu đƣợc về lịch sử, văn hóa, kinh tế- chính trị và các lĩnh vực xã hội của cả nƣớc hay từng vùng, miền, dân tộc, ngành nghề… Bên cạnh một lƣợng lớn di sản tƣ liệu đang đƣợc lƣu giữ ở các dòng tộc, gia đình và tại không ít di tích đình, đền, chùa,… phần lớn các di sản tƣ liệu quý đang đƣợc các cơ quan lƣu trữ của Nhà nƣớc bảo quản. Tuy nhiên, việc bảo vệ và phát huy các giá trị của “kho tàng lịch sử” này đang còn nhiều bất cập. Do nhiều nguyên nhân khác nhau từ trong lịch sử mà hệ thống di sản tƣ liệu của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc, thiếu hụt khá nhiều. Mặc dù di sản tƣ liệu của Việt Nam đƣợc lƣu giữ khá tập trung trong hệ thống cơ quan chuyên môn từ trung ƣơng đến địa phƣơng nhƣng đến nay vẫn chƣa có một nghiên cứu, khảo sát hay thống kê thật sự đầy đủ, chính xác về số lƣợng các tƣ liệu quý của Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác bảo quản các di sản tƣ liệu (trong đó có những di sản tƣ liệu đã đƣợc UNESCO vinh danh trong Chương trình Ký ức thế giới) vẫn mang tính chất “độc lập“ theo hệ thống chuyên ngành. Mối quan hệ giữa các cơ quan lƣu trữ với bảo tàng, thƣ viện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan trong việc hợp tác về kỹ thuật bảo quản di sản tƣ liệu còn hạn chế. Đặc biệt, việc bảo quản di sản tƣ liệu ở các di tích vẫn là một mối lo lớn khi mà chúng đã và đang đƣợc giao phó hoàn toàn cho cộng đồng địa phƣơng quản lý nhƣ: Bia Tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long; Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang; Mộc bản chùa Bổ Đà, Bắc Giang… Trừ các kho lƣu trữ, thƣ viện và bảo tàng ở trung ƣơng thì hệ thống kho lƣu trữ của nhiều bảo tàng, thƣ viện ở địa phƣơng, ở các khu di tích… vẫn đang trong tình trạng thiếu thốn trang thiết bị. Kiến trúc của các nhà kho bảo quản tài liệu không đạt theo quy chuẩn. Việc nâng cấp hệ thống nhà kho lƣu giữ tài liệu là một mục tiêu phải phấn đấu trong thời gian tới của các bảo tàng và thƣ viện trên cả nƣớc. Trong số 06 di sản tƣ liệu đã đƣợc công nhận danh hiệu của Chương trình Ký ức Thế giới, chỉ có 02 di sản tƣ liệu là 14 Mộc bản triều Nguyễn và Châu bản triều Nguyễn thuộc sự quản lý của Trung tâm Lƣu trữ quốc gia nên có hệ thống kho tàng bảo quản với trang thiết bị cơ sở vật chất khá đầy đủ. Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế nằm trong quần thể di tích cố đô Huế đã đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (hay nói khác đi là di sản trong di sản) nên cũng có những thuận lợi nhất định trong công tác bảo quản, quảng bá, phát huy di sản tƣ liệu đã đƣợc vinh danh. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang hiện đang đƣợc bảo quản một cách hoàn toàn tự nhiên và thủ công tại dãy nhà hành lang phía phải của Chùa, không có trang thiết bị phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn. Từ khi đƣợc vinh danh là Di sản tƣ liệu khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng (2012) đến nay, phòng lƣu trữ Mộc bản của chùa Vĩnh Nghiêm mới chỉ đƣợc trang bị thêm một vài máy hút ẩm, hút bụi. Đối với Bia Tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long có nhà che bia và mới đây nhất đã có thêm hệ thống rào chắn đơn giản bằng sắt để ngăn du khách tới ngồi lên bia, sờ bia hoặc xoa đầu rùa đội bia. Mộc bản trường học Phúc Giang đƣợc lƣu tại nhà thờ của dòng họ Nguyễn Huy (Hà Tĩnh) nên các trang thiết bị bảo quản tài liệu hầu nhƣ không có gì. Kỹ thuật để bảo tồn di sản tƣ liệu còn sơ sài. Chúng ta chƣa có công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu các đặc điểm riêng của các loại chất liệu tạo nên tài liệu (giấy, gỗ, đá…) ở Việt Nam. Trong thực tế, việc bảo quản, tu sửa các di sản tƣ liệu lại rất cần chính loại vật liệu truyền thống cũng nhƣ cách thức, quy trình đã làm nên di sản đó. Vì vậy, vấn đề bảo tồn nghề giấy truyền thống, nghề chạm khắc gỗ (mộc bản) hay nghề khắc bia đá… trở thành vấn đề có liên quan chặt chẽ với bảo tồn di sản tƣ liệu. Việc sử dụng các di sản tƣ liệu gần nhƣ đã chấm dứt trong xã hội hiện đại trong khi những chủ thể từng sáng tạo ra nó đều đã lui về quá khứ. Vì vậy, việc bảo tồn những ngành nghề truyền thống này không dễ thực hiện chút nào khi có nhiều nghề dƣờng nhƣ đã thất truyền (ví dụ nghề khắc in mộc bản ở làng Liễu Tràng – Hải Dƣơng). Ở cả Trung ƣơng và địa phƣơng, chúng ta chƣa có một phòng thí nghiệm thực sự để phục vụ việc nghiên cứu, bảo quản hiện vật bảo tàng (trong đó có di sản tƣ liệu). Việc chọn lựa, đề cử xếp hạng các tài liệu có giá trị, đảm bảo theo các tiêu chí quy định để tham gia Chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO ở từng cấp độ còn có những lúng túng, bị động. Hầu hết các di sản tƣ liệu đƣợc UNESCO vinh danh trong thời gian qua là do sự chủ động, nỗ lực tìm kiếm và đề xuất xây dựng hồ sơ đề cử từ phía Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Ủy ban Điều phối Quốc gia Chƣơng trình Ký ức thế 15 giới. Các đơn vị có tài liệu đƣợc tƣ vấn đề cử xếp hạng tự làm hồ sơ dƣới sự hƣớng dẫn của chuyên gia UNESCO theo cách vừa làm vừa học hỏi, rút kinh nghiệm của những hồ sơ đã làm trƣớc đó. Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc liên quan trong việc làm hồ sơ đề cử xếp hạng di sản tƣ liệu còn mờ nhạt, chủ yếu chỉ là đứng tên trong hồ sơ về mặt pháp lý. Trong số 06 di sản tƣ liệu đã đƣợc UNESCO xếp hạng, chúng ta chỉ có 02 di sản tƣ liệu ở cấp độ thế giới là Mộc bản triều Nguyễn và Bia Tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long. Tuy nhiên, 02 di sản tƣ liệu này chỉ có Mộc bản triều Nguyễn là thành công ngay ở lần đề cử đầu tiên. Bia Tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long lần đầu chỉ đề cử ở cấp độ khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng (năm 2010) với tên gọi trong hồ sơ là Bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779) nhƣ một bƣớc đi thận trọng, mang tính thử nghiệm. Sau thành công ở cấp khu vực, hồ sơ Bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779) đƣợc bổ sung, xây dựng lại với tên gọi Bia Tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long để mang đi đấu trƣờng quốc tế và đƣợc công nhận là di sản tƣ liệu thế giới vào năm 2011. Ngƣợc lại với Bia Tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, cùng thời điểm năm 2011, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã đƣợc đề cử xếp hạng ở cấp thế giới với tên gọi trong hồ sơ là Các mộc bản kinh phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, lần đề cử này của mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm đã thất bại do không bảo vệ đƣợc đầy đủ các tiêu chí mà UNESCO đề ra trong Chương trình Ký ức thế giới. Theo ý kiến tƣ vấn của các chuyên gia UNESCO, hồ sơ về mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm đƣợc xây dựng lại (thay đổi tên hồ sơ là Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang, bổ sung nhấn mạnh các nội dung cần thiết khác) để đề cử ở cấp độ khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Việc ghi danh lần thứ hai ở cấp độ khu vực đối với mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm thành công vào năm 2012. Vấn đề quản lý, bảo tồn và quảng bá, phát huy các giá trị của di sản tƣ liệu (nhất là đối với di sản tƣ liệu đã đƣợc UNESCO công nhận ở cấp độ thế giới và khu vực) đang gặp những khó khăn. Thực tế cho thấy các di sản văn hóa hoặc di sản thiên nhiên nhƣ Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng... luôn có lực hút lớn về du lịch và đủ sức tạo ra những tác động trực tiếp để phát triển kinh tế cũng nhƣ thu hút đầu tƣ tại địa phƣơng. Ngƣợc lại, ngay với loại hình di sản phi vật thể nhƣ ca trù, hát xoan, ví dặm..., chúng ta đã gặp khó khăn trong việc khai thác tiềm năng chứ chƣa nói tới di sản tƣ liệu vốn dĩ mới chỉ vào Việt Nam vài năm nay và còn khá xa lạ với cộng đồng. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan