Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam trong việc kiểm soát lạm phát...

Tài liệu Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam trong việc kiểm soát lạm phát luận văn ths

.PDF
104
286
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LAN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG VIỆC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LAN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG VIỆC KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng Mã số: 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƢƠNG THU HƢƠNG Hà Nội – 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................iii MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ..................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................................... 3 6. Những đóng góp của luận văn .............................................................................................. 3 7. Bố cục luận văn ...................................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG ................ 4 1.1. Quan điểm về lạm phát....................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................................... 4 1.1.3. Biểu hiện của lạm phát .................................................................................................... 6 1.1.4. Phân loại lạm phát........................................................................................................... 6 1.1.5. Nguyên nhân gây lạm phát ............................................................................................. 8 1.1.6. Hậu quả của lạm phát tới nền kinh tế ..........................................................................11 1.1.7. Các giải pháp kiểm soát lạm phát về mặt lý thuyết2....................................................14 1.2. Khái niệm chính sách tiền tệ ...........................................................................................14 1.2.1. Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ ........................................................................14 1.2.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ.....................................................................................15 1.2.3. Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ ..................................................................17 1.2.4. Các công cụ của chính sách tiền tệ ..............................................................................19 1.2.5. Kinh nghiệm của Ngân hàng trung ương của một số quốc gia trên thế giới trong việc điều hành chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát17 ................................................................26 1.2.6. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................................................31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY ..............................................................34 2.1. Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam từ 2007 đến nay................................................34 2.1.1. Lạm phát ngày càng được kiềm chế trong những năm gần đây ................................34 2.1.2. Tốc độ tăng trưởng GDP ..............................................................................................36 2.1.3. Giải quyết việc làm ........................................................................................................37 2.1.4. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI ..............................................................................38 2.1.5. Kinh tế vĩ mô đang chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu..................................38 2.2. Thực trạng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam ............................39 2.2.1. Mục tiêu của chính sách tiền tệ từ 2007 đến nay.........................................................39 2.2.2. Thực trạng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam..........................41 2.3. Đánh giá thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam với mục tiêu kiểm soát lạm phát.....................................................................................................................................71 2.3.1. Kết quả đạt được............................................................................................................71 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...............................................................................................73 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM MỤC TIÊU KIÊM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM .......................................82 3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020.......................................................................82 3.2. Định hƣớng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong thời gian tới ...................................................................................................................................................82 3.3. Giải pháp hoàn thiện điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam ..................................................................................................................................84 3.3.1 Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ....................................................................84 3.3.2. Đổi mới căn bản công tác phân tích, dự báo...............................................................88 3.3.3. Áp dụng lạm phát mục tiêu ở Việt Nam .......................................................................89 3.3.4. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngân hàng nhà nước ................90 3.4. Một số kiến nghị ..............................................................................................................90 3.4.1. Đối với Chính phủ .........................................................................................................90 3.4.2. Đối với Quốc hội............................................................................................................91 3.4.3. Đối với các Bộ, Ngành liên quan..................................................................................91 KẾT LUẬN..............................................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................94 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSTK Chính sách tài khóa CSTT Chính sách tiền tệ DTBB Dự trữ bắt buộc FED Cục dự trữ liên bang Mỹ GDP Tổng sản phẩm quốc dân GNP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Tổ chức tiền tệ quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTƢ Ngân hàng Trung ƣơng NVTTM Nghiệp vụ thị trƣờng mở TCTD Tổ chức tín dụng USD Đồng đô la Mỹ VND Việt Nam đồng i DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 ..........11 Bảng 2.1: Tốc độ lạm phát từ năm 2007 đến 2012 ...............................................................34 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP từ 2007 đến 2012.........................................................36 Bảng 2.3: Tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế từ năm 2007 đến năm 2010 ....................36 Bảng 2.4: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI .......................................................................38 Bảng 2.5: Thực tế lựa chọn mục tiêu của CSTT ở Việt Nam ................................................41 Bảng 2.6: Biến động lãi suất năm 20085 ................................................................................45 ii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao...............................................................13 Hình 2.1: Diễn biến CPI, lƣơng thực thực phẩm và CPI các loại từ 2009 - tháng 2 năm 2013...........................................................................................................................................35 Hình 2.2: Lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Nhà nƣớc trong năm 2008 -2009 ....................48 Hình 2.3: Điều hành lãi suất năm 2012 ..................................................................................60 Hình 2.4: Mặt bằng lãi suất giảm năm 2013 ..........................................................................64 Hình 2.5: Diễn biến thanh khoản hệ thống ngân hàng năm 2013 ........................................65 Hình 2.6: Tỷ giá ổn định và dự trữ ngoại hối năm 2013 .......................................................65 Hình 2.7: Diễn biến thị trƣờng vàng năm 2013 .....................................................................66 Hình 2.8: Quy mô phát hành tín phiếu NHNN năm 2012 - 2013 ........................................67 Hình 2.9: Quy mô phát hành trái phiếu, cổ phiếu qua các năm ............................................68 iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ điều tiết và quản lí kinh tế vĩ mô quan trọng của Nhà nƣớc. Ngân hàng Trung ƣơng sử dụng chính sách tiền tệ theo hƣớng thắt chặt hay mở rộng tùy vào điều kiện cụ thể nhằm ổn định giá trị đồng bản tệ, đƣa sản lƣợng và việc làm của quốc gia lên mức mong muốn. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn hạn có thể xảy ra sự xung đột, triệt tiêu lẫn nhau giữa các mục tiêu đó. Khi đó, tùy vào tình hình cụ thể, Ngân hàng trung ƣơng cần xác định mục tiêu chính cần theo đuổi, hi sinh tạm thời các mục tiêu khác. Do đó điều hành chính sách tiền tệ đòi hỏi cần có sự nhạy bén và linh hoạt để đạt đƣợc những hiệu quả tốt nhất đối với nền kinh tế. Trong quá trình phát triển của một nền kinh tế thị trƣờng, sự mất cân đối vĩ mô luôn luôn xuất hiện, ví dụ nhƣ mất cân đối giữa cung – cầu, đầu tƣ – tích lũy, tiêu dùng và tiết kiệm… đều là những nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Trong giai đoạn từ 2007 đến nay, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng kinh tế tài chính, xuất hiện các mất cân đối vĩ mô dẫn đến một số nƣớc có lạm phát cao. Việt Nam là một nƣớc hội nhập, do đó những biến động của kinh tế thế giới tác động ngay tới nền kinh tế của Việt Nam. Cùng với những thiếu sót trong điều hành kinh tế của Việt Nam nhƣ: đầu tƣ vƣợt quá tích lũy, mất cân đối về cán cân thanh toán, mất cân đối thu chi ngân sách dẫn đến bội chi lớn… Tất cả các yếu tố bên ngoài và bên trong dẫn đến từ năm 2007 đến nay Việt Nam có lạm phát lớn. Nghiên cứu việc sử dụng chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát là một vấn đề cần đƣợc đặt ra để làm sao điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả, kiểm soát đƣợc lạm phát. Với những nhận định trên, em quyết định lựa chọn đề tài: "Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát". Đề tài nghiên cứu về thực trạng việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ, góp phần hoàn thiện chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát một cách tốt hơn. 1 2. Tình hình nghiên cứu Một số công trình nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả đã từng nghiên cứu có đề cập đến Chính sách tiền tệ và lạm phát : Hoàn thiện chính sách tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Phan Nữ Thanh Thủy (2007), Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012, Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Trần Thị Vân Anh (2013), Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng của tác giả Phạm Thị Phƣợng (2012) , Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Nhìn lại chính sách tiền tệ 2011 – 2012 và gợi ý chính sách tiền tệ những năm tiếp theo, Đề tài nghiên cứu khoa học của Nhóm nghiên cứu Học viện chính sách phát triển (2012), Học viện chính sách phát triển. Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, của tác giả Khuất Duy Tuấn (2012), Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Tuy nhiên từ 2007 đến nay có nhiều yếu tố mới, nhiều vấn đề mới, nên tác giả nghiên cứu đề tài “Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong việc kiểm soát lạm phát” sẽ không trùng với các đề tài đã nghiên cứu trƣớc đó, vì nó phù hợp với giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống lý thuyết về lạm phát và chính sách tiền tệ, sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Trung ƣơng. - Phân tích thực trạng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến nay. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng: Chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát của Ngân 2 hàng Nhà nƣớc Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát từ năm 2007 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu đề tài bao gồm: phƣơng pháp thống kê và mô tả trên cơ sở tập trung số liệu về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam từ 2007 đến nay; phƣơng pháp tổng hợp sử dụng trong việc tổng hợp các vấn đề lý thuyết về chính sách tiền tệ; phƣơng pháp so sánh để so sánh thực trạng và đánh giá kết quả điều hành chính sách tiền tệ trong các năm của giai đoạn nghiên cứu. 6. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa đƣợc về mặt lý thuyết chính sách tiền tệ, cùng với thực trạng chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát từ năm 2007 đến nay, qua đó có thể rút ra vấn đề nảy sinh khi nghiên cứu về chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam trong việc kiềm chế lạm phát. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về lạm phát và chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Trung ƣơng. Chương 2: Thực trạng chính sách tiền tệ kiểm soát lạm phát ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ đảm bảo kiểm soát lạm phát của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. 3 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG 1.1. Quan điểm về lạm phát 1.1.1. Khái niệm Theo các định nghĩa chính thống trong sách giáo khoa kinh tế thì lạm phát (inflation) đƣợc coi là hiện tƣợng lƣợng tiền lƣu thông tăng vƣợt quá sự tăng trƣởng hàng hóa sản xuất ra. Hiện tƣợng này dẫn đến giá cả của hầu hết các hàng hoá trong nền kinh tế không ngừng tăng lên. Đây có thể coi là khái niệm nguyên bản về lạm phát. Khái niệm về lạm phát đƣợc trình bày ở trên đƣợc mô tả theo quan điểm của trƣờng phái tiền tệ. Đại diện cho trƣờng phái này là hai nhà kinh tế học Milton Friedman và John Maynard Keynes. Trƣờng phái tiền tệ cho rằng lạm phát chỉ xuất hiện do nguyên nhân tiền tệ còn các nguyên nhân khác nhƣ “cầu kéo” hoặc “chi phí đẩy” đối với hàng hoá không thể xảy ra lâu dài và thƣờng xuyên, mà chỉ có tính chất tạm thời. Tuy nhiên, quan điểm về lạm phát tiền tệ gặp phải một trở ngại là việc xác định khối lƣợng tiền tệ cần thiết cho lƣu thông là không khả thi, vì thực tế tổng lƣợng hàng hoá, dịch vụ luân chuyển trong nền kinh tế luôn biến động. Ngoài ra, vòng quay tiền cũng không ổn định và mục đích sử dụng tiền cũng luôn thay đổi. Do vậy, chúng ta chỉ có thể nhận diện ra lạm phát qua dấu hiệu hàng hoá, dịch vụ tăng giá. Vì những nguyên nhân này mà đa số các nhà kinh tế học đã đồng nhất tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ tăng giá. Điển hình là nhà kinh tế học Paul Samuelson cho rằng lạm phát có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau: (1) Nguyên nhân cầu kéo (do các cơn sốc về nhu cầu hàng hoá tiêu dùng); (2) Nguyên nhân phí phí đẩy (do các cơn sốc về phía cung); hoặc (3) Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý (kỳ vọng) về lạm phát tăng mạnh trong tƣơng lai; (4) Cung tiền tăng nhanh hơn lƣợng hàng hóa sản xuất (giống trƣờng phái tiền tệ). Sự khác biệt cơ bản trong quan điểm về các nguyên nhân gây ra lạm phát của 4 hai quan điểm về lạm phát ở trên là quan điểm tổng hợp của Paul Samuelson cho rằng giá cả hàng hoá gia tăng dù là tạm thời cũng có thể coi là có lạm phát. Trong khi đó, trƣờng phái tiền tệ mà đại diện là Milton Friedman và John Maynard Keynes thì cho rằng chỉ khi mức giá chung tăng lên liên tục trong một quá trình kéo dài có tính quy luật thì mới gọi là lạm phát. K.Marx đã cho rằng "lạm phát là sự tràn đầy các kênh, các luồng lƣu thông những tờ giấy bạc thừa làm cho giá cả (mức giá) tăng vọt và việc phân phối lại sản phẩm giữa các giai cấp trong dân cƣ có lợi cho giai cấp tƣ sản. Ở đây, Marx đã đứng trên góc độ giai cấp để nhìn nhận lạm phát, dẫn tới ngƣời ta có thể hiểu lạm phát là do nhà nƣớc, do giai cấp tƣ sản để bóc lột một lần nữa giai cấp vô sản. Quan điểm này có thể xếp vào quan điểm lạm phát "lƣu thông tiền tệ" song định nghĩa này hoàn hảo hơn vì nó đề cập tới bản chất kinh tế - xã hội của lạm phát. Tuy nhiên nó có nhƣợc điểm là cho rằng lạm phát chỉ là phạm trù riêng có của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa mà lạm phát là phạm trù của kinh tế hàng hóa và chƣa nêu đƣợc ảnh hƣởng của lạm phát trên phạm vi quốc tế. Trên đây là các quan điểm của các trƣờng phái kinh tế học về lạm phát, nói chung các quan điểm đều chƣa hoàn chỉnh, nhƣng đã nêu đƣợc một số mặt của hai thuộc tính cơ bản của lạm phát. Theo R.Jackman.C.Muley và J.Trevithich : "Lạm phát có thể định nghĩa đúng nhất là xu hƣớng duy trì mức giá chung cao", hoặc "Lạm phát là một quá trình tăng giá liên tục, tức là mức giá chung tăng lên hoặc quá trình đồng tiền liên tục giảm giá"4. Tuy nhiên, việc nhìn nhận lạm phát bằng định nghĩa này hay định nghĩa khác khó có thể đi đến thống nhất theo từng quan điểm riêng biệt. Nhƣng lạm phát có thể nhận diện thông qua những đặc trƣng cơ bản. 1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của lạm phát - Sự thừa tiền do cung tiền tệ tăng quá mức. - Sự tăng giá cả đồng bộ và liên tục trong thời gian dài theo sự mất giá của tiền giấy. - Sự phân phối lại qua giá cả. - Sự bất ổn về kinh tế - xã hội. 5 1.1.3. Biểu hiện của lạm phát - Là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này không nhất thiết có nghĩa giá cả của mọi hàng hoá dịch vụ đồng thời phải tăng lên cùng 1 tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Một nền kinh tế vẫn có thể trải qua lạm phát khi giá của 1 số hàng hoá giảm, nếu nhƣ giá cả của các hàng hoá và dịch vụ khác tăng đủ mạnh. - Lạm phát cũng có thể là sự suy giảm sức mua trong nƣớc của đồng nội tệ. Trong bối cảnh lạm phát, thì 1 đơn vị tiền tệ chỉ có thể mua đƣợc ngày càng ít hàng hoá và dich vụ hơn. Hay nói cách khác, khi có lạm phát, chúng ta sẽ phải chi càng nhiều đồng nội tệ hơn để mua 1 giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định. Nếu thu nhập bằng tiền không theo kịp tốc độ trƣợt giá, thì thu nhập thực tế tức là sức mua của thu nhập bằng tiền sẽ giảm. Do vậy, thu nhập thực tế tăng lên hay giảm xuống trong bối cảnh có lạm phát phụ thuộc vào thu nhập bằng tiền, tức là, các cá nhân có nhận thêm số đồng nội tệ đã giảm giá trị có đủ để bù đắp cho sự gia tăng của mức giá hay không. Nhƣ vậy, mọi ngƣời không nhất thiết trở nên nghèo hơn trong bối cảnh có lạm phát. - Lạm phát không chỉ đơn thuần là sự tăng của mức giá mà đó phải là sự gia tăng liên tục trong mức giá. Nếu nhƣ chỉ có 1 cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá thì giá cả chỉ bùng lên rồi lại giảm trở lại mức ban dầu ngay sau đó. Hiện tƣợng tăng giá tạm thời nhƣ vậy không đƣợc gọi là lạm phát. Tuy nhiên, trong thực tế mỗi cú sốc thƣờng có ảnh hƣởng dài đối với nền kinh tế và do đó có thể gây ra lạm phát. Nhƣ vây, về bản chất lạm phát là một hiện tƣợng tiền tệ khi những biến động tăng lên của giá cả diễn ra trong một thời gian dài. 1.1.4. Phân loại lạm phát Ta có thể phân loại lạm phát theo mặt định tính hoặc định lƣợng. Về mặt định tính chúng ta sẽ chia lạm phát thành: lạm phát thuần túy, lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng… nhƣng trong thực tế chúng ta thƣờng hay sử dụng đó là cách phân loại lạm phát trên mặt định lƣợng là chủ yếu. Chúng ta sẽ tiếp cận lạm phát trên mặt định lƣợng: Dựa trên độ lớn nhỏ của tỉ lệ % lạm phát tính trên năm, ngƣời 6 ta chia lạm phát thành 3 loại1: - Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dƣới 10% một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tƣơng đối. Trong thời kỳ này nền kinh tế hoạt động bình thƣờng, đời sống của ngƣời lao động ổn định. Sự ổn định đó đƣợc biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xẩy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lƣợng lớn... Có thể nói, lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm đối với những ngƣời lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này, các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tƣ cho sản xuất, kinh doanh. - Lạm phát phi mã: lạm phát xẩy ra khi giá cả tăng tƣơng đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm. Ở mức phi mã, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng đƣợc chỉ số hoá. Lúc này ngƣời dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thƣờng. Loại lạm phát này khi đã kéo dài và trở nên trầm trọng sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. - Siêu lạm phát: xẩy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vƣợt xa lạm phát phi mã, tốc độ lƣu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lƣơng thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trƣờng biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều "cơn" lạm phát ở rất nhiều nƣớc lên tới trên ba chữ số nhƣ lạm phát ở Bolivia năm 1985 đến 11000%/năm, đó là tình trạng vào 1/1/1985 nếu một chiếc bánh ngọt có giá bằng 1 đồng Bolivia, thì đến 1/1/1986 (sau một năm) nó có giá là 111 đồng (hay tăng lên gấp 111 lần) và điển hình nhất là siêu lạm phát ở Đức (1922-1923) kể từ tháng 11/1922 đến tháng 11/1923 giá cả hàng hóa bình quân ở Đức tăng 1500 tỷ lần so với mức trƣớc năm 1914, điều đó tƣơng đƣơng với việc mua một con tem vào năm 1914 có giá là 29 xen Mỹ thì đến năm 1923 con tem ấy có giá là 435 USD. Rồi siêu lạm phát ở Việt Nam vào những năm 80 của thế kỉ trƣớc lên tới hơn 700% và hậu quả nó gây ra cho các nền kinh tế là rất to lớn. 7 Lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nƣớc đang phát triển thƣờng diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hậu quả của nó phức tạp và trầm trọng hơn. Vì vậy các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại: Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dƣới 50% một năm; lạm phát nghiêm trọng thƣờng kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50%; siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm. 1.1.5. Nguyên nhân gây lạm phát Trên thực tế thì lạm phát ở các nƣớc xảy ra ở những thời điểm khác nhau là do những nguyên nhân khác nhau... Tuy nhiên không vì thế mà lạm phát không có những nguyên nhân chung. Bằng việc tổng hợp ở nhiều nƣớc trên thế giới và qua nhiều thời kì, giai đoạn phát triển khác nhau của các nền kinh tế thì theo các nhà kinh tế học hiện đại, nguyên nhân của lạm phát đƣợc xuất hiện từ ba nhóm nguyên nhân chủ yếu sau15 : Đó là nhóm nguyên nhân do cơ cấu, do tăng trƣởng tiền tệ và do thâm hụt ngân sách nhà nƣớc... Nguyên nhân thứ nhất: Nguyên nhân do cơ cấu. Trong nhóm nguyên nhân gây ra lạm phát này chúng ta sẽ đi vào hai nguyên nhân đó là hiện tƣợng Cầu kéo và hiện tƣợng chi phí đẩy. Hiện tƣợng Cầu kéo: lạm phát do cầu kéo thực chất là do sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế, do những cú sốc về cầu diễn ra đột ngột. Lạm phát do cầu kéo sẽ làm mức sản lƣợng của nền kinh tế tăng lên và mức giá chung của nền kinh tế cũng tăng lên theo đó... Đây là theo lý thuyết kinh tế học của Keynes về phân tích tổng cung, tổng cầu (AD-AS). Hiện tƣợng chi phí đẩy: Chi phí của sản xuất là yếu tố cấu thành nên giá cả hàng hóa cho nên sự biến động của chi phí sản xuất là nguyên nhân có thể gây ra lạm phát. Các nhân tố có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí sản xuất là : giá nguyên vật liệu tăng (do tính chất khan hiếm của nguyên vật liệu đƣợc khai thác trong tự nhiên nên khi trữ lƣợng giảm xuống sẽ làm giá cả của nó tăng lên). Thứ hai là chi phí để mua sức lao động. Thứ ba là chi phí vốn (chi phí huy động vốn ngày một cao hơn). Ngoài ra thì doanh nghiệp còn bị rất nhiều áp lực từ phía nhà nƣớc có 8 thể làm giá sản phẩm tăng cao (nhƣ phí và thuế thu nhập...). Các chi phí sản xuất này khi tăng trong cả nền kinh tế sẽ làm cho mặt bằng giá cả của hàng hóa sẽ tăng cao gây nên lạm phát. Ví dụ : Năm 1973 - 1978 OPEC nâng giá dầu mỏ, năm 1990 - 1991 khủng hoảng vịnh persian, cả hai lần giá cả hàng hóa bình quân ở hầu hết các nƣớc trên thế giới đều tăng. Nguyên nhân thứ hai : Nguyên nhân tăng trƣởng tiền tệ. Khi nền kinh tế có sự tăng trƣởng tiền tệ một cách quá mức và kéo dài thì cũng gây nên hiện tƣợng lạm phát: khi sản lƣợng của nền kinh tế Y tăng 1% thì lƣợng tiền cung ứng cần thiết cho lƣu thông hàng hóa chỉ cần tăng nhỏ hơn 1%, nhƣng trong thực tế khi sản lƣợng của nền kinh tế Y tăng lên 1% thì lƣợng cung tiền thực tế thƣờng tăng với một mức độ lớn hơn 1% đây chính là tăng quá mức và quá trình này kéo dài thì sẽ gây nên lạm phát do tăng trƣởng tiền tệ. Rõ ràng dù nhu cầu tiền danh nghĩa có tăng hay không thì mọi sự tăng lên của cung ứng tiền tệ danh nghĩa - về mặt ngắn hạn - đều nhanh chóng gây nên lạm phát… Đây là một nguyên nhân khá phổ biến gây nên hiện tƣợng lạm phát ở các quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân thứ ba: Bội chi ngân sách nhà nƣớc (Nguyên nhân từ phía chính phủ). Bội chi NSNN ở mức cao đều có nguy cơ gây ra lạm phát. Bởi vì, khi ngân sách bị bội chi có thể đƣợc bù đắp bằng phát hành tiền hoặc vay nợ, đều gây nên nguy cơ lạm phát tăng. Thứ nhất, việc phát hành tiền trực tiếp làm tăng cung tiền tệ trên thị trƣờng sẽ gây lạm phát cao, đặc biệt khi việc tài trợ thâm hụt lớn và diễn ra liên tục thì nền kinh tế phải trải qua lạm phát cao và kéo dài nhƣ giai đoạn 1986 – 1990 ở Việt Nam. Sự gia tăng cung tiền có thể không làm tăng lạm phát nếu nền kinh tế đang đà tăng trƣởng, mức cầu tiền giao dịch tăng lên phù hợp với mức tăng của cung tiền. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp khu vực tƣ nhân đã thỏa mãn với lƣợng tiền họ đang nắm giữ (mức cầu tiền tƣơng đối ổn định) thì sự gia tăng của cung tiền làm cho lãi 9 suất thị trƣờng giảm, nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ, nhu cầu đầu tƣ sẽ tăng lên kéo theo sự tăng của tổng cầu nền kinh tế, mặt bằng giá cả sẽ tăng lên gây áp lực lạm phát. Ngƣời ta gọi trƣờng hợp khi chính phủ tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách tăng cung tiền là hiện tƣợng chính phủ đang thu "thuế lạm phát" từ những ngƣời đang nắm giữ tiền. Ví dụ: Ở Việt Nam năm 1984, chính phủ phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách là 0,4 tỷ đồng; năm 1985: 9,3 tỷ đồng; năm 1986: 22,9 tỷ đồng; năm 1987: 89,1 tỷ đồng; năm 1988: 450 tỷ đồng; năm 1989: 1.655 tỷ đồng và năm 1990 là 1.200 tỷ đồng. Vì vậy, trong những năm 80 nền kinh tế của nƣớc ta rơi vào tình trạng siêu lạm phátcụ thể: năm 1984 tỷ lệ lạm phát là 64,897%; năm 1985 là 91,6025; 1986 là 453,538%; năm 1987 là 360,357%; năm 1988 là 374,354%; năm 1989 là 95,77% và năm 1990 là 36,031%. Thứ hai, bù đắp thâm hụt bằng nguồn vay nợ trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài, việc vay nợ trong nƣớc bằng cách phát hành trái phiếu ra thị trƣờng vốn, nếu việc phát hành diễn ra liên tục thì sẽ làm tăng lƣợng cầu quỹ cho vay, do dó, làm lãi suất thị trƣờng tăng. Để giảm lãi suất, Ngân hàng Trung ƣơng phải can thiệp bằng cách mua các trái phiếu đó, điều này làm tăng lƣợng tiền tệ gây lạm phát. Hay vay nợ nƣớc ngoài để bù đắp bội chi ngân sách bằng ngoại tệ, lƣợng ngoại tệ phải đổi ra nội tệ để chi tiêu bằng cách bán cho Ngân hàng Trung ƣơng, điều này làm tăng lƣợng tiền nội tệ trên thị trƣờng tạo áp lực lên lạm phát. Thực tế những năm qua, thâm hụt ngân sách Việt Nam đƣợc tài trợ phần lớn bằng cách vay nợ thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Lƣợng trái phiếu này có thể đƣợc mua bởi Ngân hàng Nhà nƣớc (hình thức cấp tín dụng trực tiếp cho Chính phủ) sẽ làm tăng lƣợng tiền cơ sở. Hoặc lƣợng trái phiếu đƣợc mua bởi các ngân hàng thƣơng mại, sau đó các ngân hàng thƣơng mại đem cầm cố chúng tại Ngân hàng Nhà nƣớc thông qua nghiệp vụ thị trƣờng mở hoặc nghiệp vụ tái cấp vốn (cấp tín dụng gián tiếp cho Chính phủ). Điều này cũng làm tăng lƣợng tiền cơ sở và tăng cung tiền gây lạm phát. Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), khối lƣợng trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh đang lƣu 10 hành có giá trị lên tới 336.000 tỷ đồng, tƣơng đƣơng hơn 13% GDP danh nghĩa và gần 12% cung tiền M2 năm 2011. Ngoài ra, bên cạnh việc vay nợ trong nƣớc, Việt Nam còn vay nợ nƣớc ngoài để tài trợ thâm hụt, số tiền vay nợ nƣớc ngoài chiếm 1/3 thâm hụt NSNN, tƣơng đƣơng 1,5 – 1,7% GDP. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Việt Nam trong những năm 2007 - 2008 và 2010 - 2011. Trƣờng hợp chính phủ không dùng tiền phát hành để bù đắp thâm hụt ngân sách nhƣng nếu bội chi ngân sách có tỷ lệ quá lớn so với GDP (trên 3% so với GDP) thì cũng gây lạm phát13. Bảng 1.1: Tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng thu 404.000 462.500 605.000 762.900 Tổng chi 491.300 582.200 725.600 903.100 Thâm hụt 87.300 119.700 120.600 140.200 Bội chi /GDP 6,9 5,8 4,9 4,8 Lạm phát (%) 6,52 11,75 18,58 6,81 (Theo cổng thông tin điện tử - Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Ngoài ra trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh tế đứng trên những góc độ khác nhau họ quan niệm có những nguyên nhân khác nhau gây nên lạm phát, nhƣng một cách cơ bản mà nói thì những nguyên nhân nêu trên là những nguyên nhân chủ yếu và phổ biến trong thực tế. 1.1.6. Hậu quả của lạm phát tới nền kinh tế Nhƣ chúng ta đã biết lạm phát có ba mức độ10: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát. Trong ba mức độ của lạm phát này khi bàn đến hậu quả của lạm phát chúng ta sẽ tiếp cận từ hai mức độ lạm phát cuối cùng vì mức độ lạm phát vừa phải không ảnh một cách tiêu cực nhiều nhƣ hai mức độ còn lại, trái lại nó còn có mặt tích cực của mình đối với nền kinh tế. Lạm phát tác động một cách trực tiếp và chủ yếu đến các đối tƣợng sau: 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất