Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh na...

Tài liệu Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh nam định

.PDF
110
980
141

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -------- MAI THANH LONG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60-34-70 KHOÁ: 2007-2010 HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -------- CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60-34-70 KHOÁ: 2007-2010 Người thực hiện: Mai Thanh Long Hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Luật HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ..................... 5 TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ..................................................... 5 1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ với tư cách là đối tượng quản lý ..... 5 1.1.1. Khoa học .......................................................................................... 5 1.1.2. Công nghệ ........................................................................................ 6 1.1.3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ ...................................... 7 1.1.4. Hoạt động khoa học và công nghệ .................................................. 8 1.1.5. Chính sách khoa học và công nghệ ............................................... 10 1.1.6. Chính sách khoa học và công nghệ ở Việt Nam ............................ 18 1.1.7. Tiến bộ khoa học và công nghệ .................................................... 21 1.2. Quan điểm và xu hướng trong chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ hiện nay ......................................................................................... 22 1.3. Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ tại các tỉnh/thành phố ......................................................................................................................... 23 1.3.1. Vai trò của tiến bộ khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế xã hội ....................................................................................................... 23 1.3.2. Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ của Nhà nước và các địa phương trong giai đoạn hiện nay ........................................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 31 2.1. Khái quát tỉnh Nam Định ....................................................................... 31 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, xã hội ...................................... 31 2.1.2. Các tiềm năng phát triển của tỉnh ................................................. 33 2.1.3. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2006-2010 ................................................................................ 34 103 2.1.4. Những vấn đề khoa học và công nghệ cần hướng tới phục vụ phát triển KT-XH ............................................................................................. 38 2.2. Thực trạng chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện........................................................................................................ 39 2.2.1. Chức năng của các cơ quan thực hiện chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện ....................................... 39 2.3.1.1. Chức năng của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư ............ 39 2.3.1.2. Chức năng của Trung tâm Khuyến công................................... 40 2.3.1.3. Chức năng của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ ............................................................................................................. 41 2.2.2. Những vấn đề chung về cơ sở chính sách áp dụng đối với các Trung tâm ................................................................................................ 41 2.2.3 Thực trạng cơ chế chính sách thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ đối với trên địa bàn huyện hiện nay ............. 43 2.2.4. Thực trạng chính sách nhằm thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện hiện nay ......................... 52 2.3.4.1. Về tổ chức: Nhìn chung tổ chức biên chế hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến công, và trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. ........................ 53 2.3.4.2. Về hỗ trợ kinh phí ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ ở các mô hình : ........................................................................................ 53 2.3. Thực trạng của công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện ........................................................................ 55 2.3.1. Đặc điểm của các loại hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện ...................................................... 55 2.3.2. Thực trạng về chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện giai đoạn 2006-2010 ........................................ 57 2.3.2.1. Lựa chọn tiến bộ Khoa học và Công nghệ ................................ 57 104 2.3.2.2. Các yếu tố đảm bảo thành công xây dựng mô hình chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ .............................................. 58 2.3.2.3 Các nhiệm vụ đã được triển khai tại các huyện trên địa bàn tỉnh Nam Định ............................................................................................. 59 2.3.3. Đánh giá hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện ................................................................. 62 2.3.3.1. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp: ................................... 63 2.3.3.2. Trong hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 68 2.3.4. Đánh giá về năng lực và hiệu quả hoạt động chuyển giao, ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ trên địa bàn huyện ..................... 69 2.3.4.1. Những thuận lợi ....................................................................... 69 2.3.4.2. Những khó khăn và hạn chế ..................................................... 70 2.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và hạn chế về cơ chế chính sách của Nhà nước và của một số Bộ, Ngành đối với hoạt động chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống ................................... 71 2.4.1. Những thuận lợi ............................................................................ 71 2.4.2. Những khó khăn ............................................................................ 72 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH ......................................................................................................................... 79 3.1. Bối cảnh của giai đoạn phát triển ........................................................... 79 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ..................................................... 79 3.1.2. Định hướng và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định đến năm 2020......................................................................... 82 3.1.3. Định hướng và các mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh Nam Định .......................................... 84 3.2. Quan điểm, nguyên tắc và cơ sở xây dựng các chính sách .................... 86 3.2.1. Quan điểm và nguyên tắc .............................................................. 86 3.2.2. Các cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn ...................................... 87 105 3.3. Định hướng chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh Nam Định trong giai đoạn phát triển hiện nay .............. 89 3.3.1. Chính sách tổ chức và hỗ trợ nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các Trung tâm .......................................................................... 89 3.3.2. Chính sách thúc đẩy phát triển tiềm lực KH&CN trên địa bàn huyện ....................................................................................................... 89 3.3.3. Chính sách thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện ................................................................ 91 3.3.4. Chính sách về các nguồn lực khác ................................................ 92 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 97 106 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KH&CN Khoa học và Công nghệ KHCS Khoa học chính sách CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa KT-XH Kinh tế - Xã hội NN&PTNT Nông nghiệp và phat triển nông thôn UBND Ủy ban nhân dân SHTT Sở hữu trí tuệ DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TT 1 Tên sơ đồ Sơ đồ 1. Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu KH và Trang 10 Phát triển CN 2 Sơ đồ 2: Mô hình về chính sách 11 3 Sơ đồ 3: Mô hình Chính sách KH&CN 13 107 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Kết luận Hội nghị lần thứ 6 ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm đến 2010, trong đó có nêu: “Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lao động thủ công, lạc hậu, tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và sức mạnh quốc phòng - an ninh. Chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thành tựu KH&CN cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.”1 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 đã nhấn mạnh: "Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao KH&CN cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn".2 Tuy nhiên, trong tình hình thực tế của xã hội Việt Nam, nhất là trong điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) tại các địa phương còn chưa thực sự phát triển, thì “Chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện còn đang là vấn đề mới”. Thực tế cho thấy, nghiệp vụ quản lý KH&CN cấp huyện, chính sách thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện đang là một vấn đề ngay bản thân Bộ KH&CN cũng đang trong quá trình chỉ đạo thực hiện, rút kinh nghiệm và từng bước hoàn thiện. Tại các địa phương, việc xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện của các tỉnh còn nhiều khó khăn, phức tạp và hiệu quả không cao. Tại tỉnh Nam Định, vấn đề đưa ra chính sách thúc đẩy chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện hiện nay còn có một số vấn đề được đặt ra: - Nhận thức của cán bộ lãnh đạo cấp huyện về vai trò, vị trí, cũng như tầm 1 2 Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), trang 4 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, trang 3 1 quan trọng của tiến bộ KH&CN trong việc phát triển KT-XH chưa đầy đủ. - Tiềm lực địa phương để thực hiện nhiệm vụ ứng dụng tiến bộ KH&CN cấp huyện rất hạn chế. - Hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN tại địa bàn huyện phát triển chưa đồng đều. Số lượng tiến bộ KH&CN triển khai không nhiều, hiệu quả không cao. Trình tự thủ tục đưa các ứng dụng tiến bộ KH&CN vào ứng dụng trên địa bàn huyện còn phức tạp, phải qua nhiều khâu. - Việc triển khai chuyển giao những tiến bộ KH&CN trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân đã được các cơ quan chuyên môn của huyện tích cực thực hiện, tuy nhiên hiệu quả về ứng dụng chưa sâu rộng, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước về sự nghiệp KH&CN, chưa huy động được các nguồn vốn từ bên ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động KH&CN. - Chính sách, cơ chế phân cấp, phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra trong công tác quản lý, triển khai tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện chưa thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nam Định đến năm 2020, mục tiêu tổng quát trong phát triển KT-XH của tỉnh là: “Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển và phát triển bền vững. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,... Nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực. Phát triển văn hoá xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thực hiện công bằng xã hội,...”.3 Trong bối cảnh đó, đề tài: Chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện tại tỉnh Nam Định đã được lựa chọn để nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, thành phố của tỉnh Nam Định trong sự nghiệp CNH, HĐH. Đây là một đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, và hy vọng rằng sẽ có được những đóng góp thiết thực cho việc hoạch định các chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện ở các địa phương nói chung, cũng như ở Nam Định nói riêng đồng thời tạo ra tiền đề phát triển KT-XH ở địa phương. 3 Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Nam Định đến năm 2020, trang 8 2 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong thực tế, đã có nhiều chính sách được đưa ra nhằm thúc đẩy tiến bộ KH&CN tại các ngành và các địa phương. Tuy nhiên lý thuyết về chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện là một vấn đề còn khá mới mẻ và cũng chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Tại tỉnh Nam Định vấn đề này lần đầu tiên được đặt ra và tiến hành nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống. 3. Mục tiêu nghiên cứu Chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện ở tỉnh Nam Định. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện tại tỉnh Nam Định - Địa bàn nghiên cứu bao gồm 9 huyện và thành phố Nam Định (Vụ Bản, ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Mỹ Lộc và thành phố Nam Định). 5. Mẫu khảo sát - Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân, các Sở thuộc UBND tỉnh Nam Định; - Uỷ ban nhân dân các huyện; - Các tổ chức KH&CN trên địa bàn; - Các chủ trang trại, hộ nông dân; - Các doanh nghiệp trên địa bàn. 6. Vấn đề nghiên cứu - Tư tưởng của chính sách: Phân tích và đánh giá chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện ở tỉnh Nam Định. Làm thế nào để mọi người, mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp sẵn sàng, mong muốn chấp nhận, tìm kiếm cơ hội để có thể áp dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Sử dụng biện pháp nào để thực hiện chính sách đó: + Xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện ở tỉnh Nam Định. 3 + Xem xét, lựa chọn các biện pháp phù hợp và hiệu quả từ biện pháp nâng cao nhận thức, tăng cường mối quan hệ, phối kết hợp, đến biện pháp hành chính, tổ chức, con người, bố trí các nguồn lực,... để tăng cường các khâu hỗ trợ, điều tiết các mối quan hệ xã hội (về mặt lợi ích); + Hỗ trợ tài chính để tạo sự thu hút hiệu quả; khen thưởng, tôn vinh để nâng cao giá trị xã hội, tạo uy tín trong cộng đồng; hoặc hỗ trợ các dịch vụ cần thiết, như SHTT, thông tin KH&CN,... 7. Giả thuyết nghiên cứu Xây dựng, định hướng chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN trên địa bàn huyện ở tỉnh Nam Định là tiền đề cho việc: phát hiện, ứng dụng, nhân rộng các tiến bộ KH&CN trong sản xuất đem lại hiệu quả KT-XH. 8. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng trong quá trình thu thập, tìm kiếm các cơ sở lý luận; tổng hợp, và phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về chính sách thúc đẩy tiến bộ KH&CN. - Phương pháp nghiên cứu hiện trường - điền dã - là các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu hiện trạng các tiến bộ KH&CN đã được ứng dụng và triển khai tại địa bàn huyện; - Các phương pháp phân tích hệ thống và phân tích tổng hợp - được sử dụng trong quá trình tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài. 9. Kết cấu luận văn Toàn bộ nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị sẽ được trình bày trong 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ Chương 2: Thực trạng chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh Nam Định Chương 3: Định hướng chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh Nam Định 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Hoạt động khoa học và công nghệ với tư cách là đối tượng quản lý 1.1.1. Khoa học Khoa học là một khái niệm rộng lớn được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau từ đó có những nhìn nhận khác nhau, nhưng mọi cách nhìn nhận đều coi khoa học là một hệ thống tri thức của nhân loại về tự nhiên, xã hội mà con người được tích luỹ trong quá trình lịch sử. Theo UNESCO khoa học là "Hệ thống các tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”.4 Hệ thống tri thức ở đây là hệ thống khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm. Theo luật KH&CN năm 2000 "Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy”;5 Khoa học được hiểu là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng và sự vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo các nguyên lý, các giải pháp tác động vào các sự vật, hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng. Khoa học ngày nay đã trở thành một hoạt động nghề nghiệp của một cộng đồng xã hội, đó là một dạng lao động xã hội đặc biệt, với một đặc điểm khó tìm thấy trong một hoạt động xã hội khác. Đó là việc tìm kiếm những điều chưa biết và phải chịu nhiều rủi ro trong quá trình tìm kiếm. Từ các định nghĩa trên ta thấy có hai khía cạnh khác nhau: Khoa học là "hệ thống tri thức" mang tính chất quy luật với vai trò nhiệm vụ của nó bao gồm hai chức năng, nhận thức và cải tạo thế giới. Mặt khác khoa học cũng được coi là một "hệ thống thiết chế", một hệ thống hoạt động. Khi nói đến quản lý khoa học, ta thường chú ý tới khía cạnh thiết chế của khoa học, khoa học với tư cách là một hoạt động xã hội của loài người, và mục tiêu của quản lý là làm cho nó phát triển đúng hướng, mang lại hiệu quả tốt nhất cho sự phát triển và nhu cầu của xã hội. 4 Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận Nghiên cứu Khoa học ghiên cứu Khoa học, NXBGD, 2009, sđd trang 12 5 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2000). 5 1.1.2. Công nghệ Thuật ngữ Công nghệ có xuất xứ từ hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ: “techno” - có nghĩa là tài năng, nghệ thuật, kỹ thuật, sự khéo léo và “logy” - có nghĩa là lời lẽ, ngôn từ, cách diễn đạt, học thuyết. Theo đó, "công nghệ" được hiểu theo hai nghĩa: Công nghệ là "khoa học làm", khoa học ứng dụng, nhằm vận dụng các qui luật tự nhiên, các nguyên lý khoa học để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người; Công nghệ là các phương tiện kỹ thuật, là sự thể hiện vật chất hoá các tri thức khoa học ứng dụng vào thực tiễn. Theo định nghĩa của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asian and the Pacific ESCAP) đưa ra: ”Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin” -6. Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với quá trình sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể, mà nó mở rộng khái niệm công nghệ ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Do vậy, nó được coi là một bước ngoặt trong lịch sử quan niệm về công nghệ. Cũng như trong điều 3 “Luật chuyển giao công nghệ” đã ghi rõ: ”Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” 7. Theo thống nhất của các Tổ chức Quốc tế về công nghiệp và theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì công nghệ được thể hiện trong bốn thành phần: - Phần kỹ thuật: Phần cứng của công nghệ bao gồm máy móc, dụng cụ, nhà xưởng… - Phần con người: Bao gồm kỹ năng tay nghề của đội ngũ nhân lực để vận hành, điều khiển và quản lý dây chuyền thiết bị. - Phần thông tin: Bao gồm tư liệu, dữ liệu, bản mô tả sáng chế, bí quyết kỹ thuật. - Phần tổ chức: Bao gồm các hoạt động về phân bổ nguồn lực, tạo lập mạng lưới sản xuất, tuyển dụng và khuyến khích nhân lực… 6 Đặng Duy Thịnh, Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, bài giảng chuyên đề, Hà Nội 1998. 7 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật chuyển giao công nghệ (2006). 6 Một luận điểm chung quan trọng được rút ra từ những quan điểm hiện tại về công nghệ là: khoa học và kỹ thuật là yếu tố nền tảng của công nghệ, còn quản lý là yếu tố gắn kết các yếu tố của công nghệ thành một hệ thống và có ý nghĩa quyết định đến sự triển khai và thành bại của công nghệ. 1.1.3. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ Khoa học có thể xem như là sự tìm kiếm các quy tắc chế ngự các hiện tượng tự nhiên không tính đến sự áp dụng khả dĩ đối với cuộc sống con người. Với ý nghĩa như vậy, khoa học đơn giản chỉ là sự thay đổi tri thức đã có trực tiếp một cách có lợi cho đời sống con người hoặc quá trình sản xuất hàng hoá. Vì vậy công nghệ đóng góp vào sự phát triển, trong khi đó khoa học lại có thể tạo ra tiến bộ công nghệ. Công nghệ thâm nhập vào tất cả các nền văn hoá, xã hội và các cá nhân bằng tính hữu dụng của nó. Thậm chí, nếu công nghệ được tạo ra một cách hoàn toàn khoa học, nó vẫn là công nghệ chứ không phải là khoa học. Cơ sở của các công nghệ thuở ban đầu được phát triển qua kinh nghiệm theo nguyên tắc vận dụng, mò mẫm đã không giải thích được bằng việc áp dụng tri thức khoa học cho đến mãi sau này. Theo cách đó, công nghệ đã trở thành sự kích thích phát triển khoa học. Những chuẩn bị lớn lao về công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của nhiều thành tựu trong khoa học ngày nay. Việc thấu hiểu các nền tảng khoa học trong những lĩnh vực rất xa nhau như khoa học hạt nhân, hàng không, giải phẫu tim và sinh học tế bào,… phụ thuộc rất nhiều vào cái có sẵn của công nghệ để tiến hành các nghiên cứu cần thiết. Kỷ nguyên đương đại đã chứng kiến sự tăng trưởng phi thường của các ngành công nghệ dựa trên khoa học. Ở đây công nghệ đi sau khoa học, ngược lại với quá trình trước kia. Ngày nay có thể phân biệt hai cách tiếp cận cơ bản đối với sự liên kết của khoa học và công nghệ. Theo cách tiếp cận thứ nhất, người ta tìm kiếm các cơ hội công nghệ mới nhen lên từ các phát triển trong khoa học. Theo cách tiếp cận thứ hai, sự triển khai giải pháp công nghệ có tính cách tân nhằm đáp ứng một nhu cầu KT-XH sẽ kích thích các nghiên cứu khoa học cơ bản. Như vậy, khoa học và công nghệ trở nên gắn bó khăng khít với nhau và đảm trách vai trò dẫn dắt trong phát triển các ngành kinh tế hiện tại. Sự sóng đôi 7 khoa học và công nghệ đã dẫn tới những thành tựu đáng kể trong hai lĩnh vực khoa học công nghệ. Chỉ có công nghệ mới thực sự đóng góp cho sự phát triển, còn khoa học chỉ có thể tạo ra tiến bộ công nghệ. Công nghệ được sử dụng hôm nay làm cho ngày mai tốt đẹp hơn và khoa học hôm nay có thể là công nghệ của ngày mai. Tuy nhiên khác với khoa học, công nghệ không công khai với mọi ngư ời. 1.1.4. Hoạt động khoa học và công nghệ Hoạt động khoa học là hoạt động xã hội, là nhân tố cơ bản tạo ra sự phong phú trong đời sống tinh thần, là nhân tố quyết định tạo ra sự giàu có về đời sống vật chất cho xã hội loài người. Hoạt động khoa học là lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp vì nó khám phá ra các tri thức về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó sáng tạo ra các nguyên lý giải pháp mới hay sáng tạo ra các mô hình kỹ thuật quản lý xã hội mới phục vụ cho con người cải tạo thế giới, phát triển kinh tế xã hội, văn hóa. Hoạt động khoa học tạo nên tính sáng tạo, tính mới, mang tính rủi ro cao và đặc biệt vai trò cá nhân trong hoạt động khoa học rất lớn. Thực tiễn sản xuất, hoạt động xã hội đặt ra nhiều vấn đề cho khoa học giải quyết và đòi hỏi khoa học đưa ra những căn cứ, những nguyên lý giải pháp hay mô hình để phát triển tri thức, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội phục vụ cho xã hội. Hoạt động công nghệ là tất cả những hoạt động liên quan đến các quá trình nghiên cứu - triển khai sản xuất và thị trường áp dụng công nghệ. Nội dung chính của hoạt động công nghệ là biến các tri thức tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến thành những yếu tố của sản xuất nhằm nâng cao sức sản xuất của xã hội và con người. Hoạt động công nghệ là hoạt động tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới gồm các bước triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm. Mục tiêu của hoạt động công nghệ là làm cho khoa học và kỹ thuật trở thành một động lực lớn thúc đẩy nhanh quá trình phát triển KT-XH. Theo UNESCO, ”hoạt động KH&CN có thể được định nghĩa như tất cả các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ tới việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức KH&CN trong thực tiễn sản xuất và đời sống”. - 8 8 Đặng Duy Thịnh, Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, bài giảng chuyên đề, Hà Nội 1998. 8 Chính trong hoạt động KH&CN mà các kiến thức KH&CN được sản xuất ra, được thu thập, truyền bá, được sửa đổi, thích nghi cho phù hợp với nhu cầu và cho việc sử dụng, là nhân tố quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức. Hay nói một cách khác hoạt động KH&CN là một đối tượng quản lý của chủ thể và là cơ sở để hình thành hệ thống tổ chức KH&CN. Theo Luật KH&CN, ”hoạt động KH&CN bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ” 9 Nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Một trong các cách phân loại NCKH là phân loại theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu. Theo đó NCKH bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Phát triển công nghệ là hoạt động tiếp theo nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới. Sản phẩm của hoạt động này mới chỉ là những vật mẫu, hình mẫu có tính khả thi về kỹ thuật để áp dụng vào một điều kiện kinh tế hoặc xã hội nào đó. Ngoài ra còn phải nghiên cứu những tính khả thi khác, như khả thi về tài chính, về kinh tế, về môi trường, về xã hội và chính trị… Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm: Triển khai thực nghiệm (còn gọi là triển khai trong phòng thí nghiệm Labô) là hoạt động ứng dụng kết quả NCKH để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới. Loại hình triển khai này mới khẳng định kết quả sao cho ra được sản phẩm, nhằm chứng minh về nguyên lý công nghệ, chưa khẳng định được tính khả thi trong điều kiện sản xuất công nghiệp. Sản xuất thử nghiệm (còn gọi là triển khai bán đại trà - Pilot) là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống. Đây là một dạng triển khai nhằm kiểm chứng giả thuyết về hình mẫu trên 9 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2000 9 một quy mô nhất định, thường là quy mô áp dụng bán đại trà, trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực KHKT và KH&CN được gọi là quy mô bán c ông nghiệp. Đặc điểm chung nhất của NCKH là tìm tòi những sự vật mà người nghiên cứu chưa hề biết. Đặc điểm này dẫn đến hàng loạt các đặc điểm khác nhau của NCKH mà người nghiên cứu cũng như người quản lý nghiên cứu cần phải quan tâm khi xử lý những vấn đề cụ thể về mặt phương pháp luận về nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu. Các đặc tính cơ bản của nghiên cứu khoa học là tính mới, tính kế thừa, khoa học sáng tạo, khách quan và khả thi. Sản phẩm khoa học công nghệ mang tính thông tin. Mặt khác, trong nghiên cứu khoa học cũng có thể xảy ra rủi ro, phi kinh tế. Toàn bộ các loại hình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và mối quan hệ giữa chúng được trình bày trong sơ đồ sau: Nghiên cứu cơ bản thuần tuý Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu cơ bản định hướng Nghiên cứu nền tảng Nghiên cứu Chuyên đề Nghiên cứu ứng dụng Triển khai thực nghiệm (Labô) Phát triển Công nghệ Sản xuất thử nghiệm (Pilot) Sơ đồ 1. Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu KH và Phát triển CN 1.1.5. Chính sách khoa học và công nghệ a. Khái niệm chính sách Có nhiều cách tiếp cận để xem xét khái niệm chính sách: - Theo Thomas R.Dye đã đưa ra định nghĩa về chính sách công: Chính sách công là điều mà một chính phủ chọn để làm hoặc không làm. - Theo Guy Peters thì định nghĩa: Chính sách công là toàn bộ hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của công dân. 10 - Theo James E.Anderson đưa ra định nghĩa: Chính sách là quá trình hành động có mục tiêu mà một hoặc một số chủ thể theo đuổi, để giải quyết những vấn đề mà họ quan tâm. - Từ cách tiếp cận xã hội học chúng ta có thể hiểu, chính sách là tập hợp biện pháp do chủ thể quản lý đưa ra, nhằm tạo lợi thế cho một (hoặc một số) nhóm xã hội, giảm lợi thế của một (hoặc một số) nhóm xã hội khác, để thúc đẩy việc thực hiện một (hoặc một số) mục tiêu xã hội mà chủ thể quyền lực đang hướng tới. - Từ cách tiếp cận tâm lý học, chúng ta có thể hiểu, chính sách là tập hợp biện pháp đối xử ưu đãi đối với một nhóm xã hội, nhằm kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này hướng theo việc thực hiện một (hoặc một số) mục tiêu của chủ thể quyền lực. - Theo Vũ Cao Đàm đưa ra định nghĩa: ”Chính sách là tập hợp biện pháp mà một chủ thể quyền lực đưa ra để định hướng xã hội thực hiện mục tiêu chính trị của quyền lực”.10 Vốn Lao động Công nghệ Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Huyện Các biện pháp chính sách Sơ đồ 2: Mô hình về chính sách Như vậy khi đề cập về một quyết định chính sách, người quản lý có thể hiểu theo các khía cạnh sau: - Chính sách là một tập hợp biện pháp. Đó có thể là một biện pháp kích thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành chính hoặc một biện pháp ưu đãi với các nhóm cá nhân hoặc các nhóm xã hội. 10 Vũ Cao Đàm, Khoa học chính sách, NXBĐHQG, 2008 11 - Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dưới dạng các đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh, các văn bản dưới luật, hoặc các văn bản quy định nội bộ của các tổ chức khác nhau. - Chính sách phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá nhân và nhóm xã hội. Đây phải là nhóm đóng vai trò động lực trong việc thực hiện một mục tiêu nào đó. - Kết quả cuối cùng mà chính sách phải đạt được là tạo ra những biến đổi xã hội phù hợp mục tiêu mà chủ thể chính sách vạch ra. Tuy nhiên, khi nói sử dụng tiếp cận tổng hợp để xem xét một chính sách, không nhất thiết phải xem xét đủ mọi hướng tiếp cận như trên mà chỉ có thể một vài cách tiếp cận trong đó. b. Phân loại chính sách - Phân loại theo chủ thể chính sách: + Chính sách của một quốc gia + Chính sách của một doanh nghiệp + Chính sách của một chính đảng - Phân loại theo mục tiêu tác động của chính sách: + Chính sách đối ngoại của quốc gia + Chính sách xoá đói giảm nghèo + Chính sách công nghiệp hoá - Phân loại theo công cụ tác động của chính sách Nhiều chính sách mang tính công cụ, mục tiêu tự thân hầu như chỉ tồn tại trong những tình huống nào đó, chẳng hạn như: chính sách lao động, chính sách tiền lương, chính sách thu hút nhân lực có trình độ cao,... + Chính sách tài chính + Chính sách tiền lương + Chính sách lao động - Phân loại theo tầm hạn của chính sách + Chính sách vĩ mô + Chính sách vi mô - Phân loại theo thời gian: + Chính sách dài hạn + Chính sách ngắn hạn + Chính sách trung hạn 12 + Chính sách nhất thời c. Chính sách khoa học và công nghệ Theo UNESCO định nghĩa - Khoa học và Công nghệ là một tập hợp các biện pháp lập pháp và hành pháp được thực thi nhằm nâng cao, tổ chức và sử dụng tiềm lực Khoa học và Công nghệ quốc gia với mục tiêu đạt được mục đích phát triển quốc gia nâng cao vị trí quốc gia trên thế giới. - Chính sách khoa học và công nghệ (theo thông lệ chung của thế giới) là những phương châm, điều lệ, quy định. Đó là những nguyên tắc và quy tắc do một nhà nước, một ngành một cơ sở trong một thời kỳ nhất định và với một mục tiêu chiến lược nhất định, đặt ra nhằm phát triển KH&CN. Tại Việt Nam một số tác giả cho rằng: Chính sách KH&CN là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển KH&CN phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước. Chính sách KH&CN bao gồm: Chương trình mục tiêu về KT-XH; KH&CN Chủ trương, đường lối, thể chế về PTKH&CN Chính sách KH&CN Tổ chức, Quản lý Tài chính cho KH&CN Nguồn lực khác: Thông tin KH&CN; Sở hữu Trí tuệ,… Sơ đồ 3: Mô hình Chính sách KH&CN d. Xây dựng chính sách KH&CN theo cách tiếp cận hệ thống - Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng những chuyên gia chính sách KH&CN cần nắm phương pháp hệ thống - chức năng mới làm sáng tỏ những tranh luận và tạo thuận lợi cho hành động. - Chính sách KH&CN được xây dựng cho một tổ chức gồm những con người, mà trong đó có thể tiến hành những hoạt động cá nhân và tập thể về cơ bản: + Nghiên cứu khoa học 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất