Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách tài chính nhằm phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam...

Tài liệu Chính sách tài chính nhằm phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam

.DOC
58
142
98

Mô tả:

MỤC LỤC Phần 1: Một số vấn đề cơ bản về chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp....................................................................................................1 1. Khái niệm người có thu nhập thấp................................................................1 2. Đặc điểm nhà ở người có thu nhập thấp........................................................3 3. Khái niệm chính sách tài chính.....................................................................5 4. Sự cần thiết phải có chính sách tài chính đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp...........................................................................................................8 Phần 2: Thực trạng chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam..................................................................................................10 1. Quá trình hình thành và phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp........10 2. Thực trạng chính sách tài chính nhằm hỗ trợ phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp VN thời gian qua......................................................................22 a. Chính sách tín dụng.................................................................................24 b. Chính sách giá.........................................................................................28 c. Chính sách thuế:......................................................................................30 d. Các chính sách khác:...............................................................................30 3. Đánh giá các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt nam thời gian qua:........................................381 4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới sử dụng chính sách tài chính nhằm phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp.......................................403 a. Singapore:..............................................................................................403 b. Trung quốc...........................................................................................424 Phần 3: Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam....................................................................45 1. Quan điểm, định hướng trong việc sử dụng các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt nam.................45 a.Quan điểm:...............................................................................................45 b.Định hướng:..............................................................................................46 2. Hoàn thiện các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển cho người có thu nhập thấp ở Việt nam................................................................................46 a.Chính sách thuế........................................................................................46 b.Chính sách tín dung..................................................................................48 c.Chính sách giá..........................................................................................49 d.Thành lập các quỹ đầu tư.........................................................................51 3. Kiến nghị.....................................................................................................52 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 2: Diện tích nhà ở 2009..............................................................................11 Bảng 3:Tỷ lệ hộ không có nhà ở chia theo các vùng kinh tế - xã hội, thành thị nông thôn 1999 và 2009......................................................................................12 Bảng 4: Phân bố phần trăm số hộ có nhà ở chia theo thành thị/ nông thôn và diện tích sử dụng 1999 và 2009..................................................................................12 Bảng 5: Số lượng và phân bố phần trăm lao động có việc làm chia theo giới tính và nghề nghiệp 2009............................................................................................13 Bảng 6: Số lượng và phân bố phần trăm người thất nghiệp chia theo thành/ nông thôn và nhóm tuổi 2009.......................................................................................14 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Dân số VN 1998 – 2010...................................................................10 Biểu đồ 2: Phần trăm lao động có việc làm.........................................................14 Biểu đồ 3: Thu nhập – chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu hàng tháng (2008- 2010 .............................................................................................................................15 Biểu đồ 4: Tỷ trọng hộ gia đình có nhà phân theo cấu trúc nhà ở và nhóm thu nhập.....................................................................................................................18 CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP Ở VIỆT NAM Phần 1: Một số vấn đề cơ bản về chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp 1. Khái niệm người có thu nhập thấp Cho đến nay chưa có một khái niệm rõ ràng về “người có thu nhập thấp”.Tuỳ thuộc vào đối tượng hàng hoá tiêu dùng so với mức độ thu nhập mà có quan điểm khác nhau về thu nhập. Trong quan hệ mua bán hàng hoá thông thường có thể họ là người có thu nhập trung bình, thậm chí là khá nhưng trong quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá đặc biệt - nhà đất thì họ lại là nhóm có thu nhập thấp. Chính vì vậy mà có nhiều cách hiểu khác nhau về người có thu nhập thấp. _Theo cách hiểu thông thường, người có thu nhập thấp là những người có mức lương tương đối ổn định nhưng mức độ tiệm cận dưới mức thu nhập trung bình của người dân đô thị bao gồm cả những người nghèo đói. _Theo quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ban hành ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo,hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015: + Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đ/người/tháng (từ 4.800.000đ/người/năm) trở xuống. + Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đ/người/tháng (từ 6.000.000đ/người/năm) trở xuống. + Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000đ đến 520.000đ/người/tháng 1 +Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000đ đến 650.000đ/người/tháng. _Trong chương trình phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp, khái niệm người có thu nhập thấp là : người có thu nhập ổn định trên ngưỡng nghèo và dưới mức tiệm cận với mức trung bình, có khả năng tích luỹ vốn để tự cải thiện điều kiện ở nhưng vẫn cần sự hỗ trợ của nhà nước như cho vay dài hạn với mức lãi suất ưu đãi trả góp, chính sách về đất đai và cơ sở hạ tầng. _Xét trên phương diện cải thiện nhà ở, người thu nhập thấp là những người phải chi một phần thu nhập để thuê nhà hoặc trả góp tiền sửa nhà, mua nhà ngoài việc chi tiêu cho nhu cầu cơ bản. _ Là những người hiện đang sống trong những ngôi nhà quá cũ nát mà không có điều kiện sửa sang hay cải tạo lại. _Theo như đề tài, người thu nhập thấp được định nghĩa ở đây là người có thu nhập tương đối ổn định, và có khả năng tích luỹ vốn để cải thiện điều kiện ở, nhưng cần sự hỗ trợ của Nhà nước về vay vốn dài hạn trả góp, tạo điều kiện ưu đãi về chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng ( người vay vốn làm nhà có khả năng hoàn trả tiền vay). _Theo Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ + Là những người chưa có nhà hoặc có nhà nhưng diện tích ở chật hẹp, diện tích nhà ở bình quân của hộ gia đình thấp hơn 5m2 sử dụng/người và diện tích khuôn viên đất của nhà ở đó thấp hơn tiêu chuẩn diện tích đất tối thiểu thuộc diện được phép cải tạo, xây dựng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. + Là những người chưa đc Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất dưới mọi hình thức 2 +Có mức thu nhập hàng tháng tính bình quân theo đầu người) dưới mức bình quân của địa phương theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 2. Đặc điểm nhà ở người có thu nhập thấp Thu nhập biểu hiện lợi ích vật chất có được của mỗi người, mỗi hộ gia đình khi tham gia lao động.Nó ảnh hưởng trực tiếp hay nói cách khác là nó quyết định lợi ích tinh thần của họ. Mọi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông thường hay cao cấp đều trông chờ vào khoản thu nhập hàng tháng. Thu nhập cao thì mức tiết kiệm dành cho tiêu dùng cao, có điều kiện phát triển con người, ngược lại thu nhập thấp kéo theo một loạt các vấn đề nảy sinh từ giáo dục đào tạo, y tế cho đến các hoạt động như vui chơi giải trí, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học… và quan trọng hơn cả là điều kiện ăn ở.Nó không chỉ là những nhu cầu tối thiểu của bất kì một con người nào ở bất kì một nhà nước nào mà ngày càng trở nên quan trọng khi xã hội phát triển qua từng giai đoạn. Và mức tiết kiệm để chi tiêu cho nhu cầu ở cũng tăng. Hàng hoá- nhà ở- là một hàng hoá cao cấp đôi khi cũng trở thành tâm điểm “ ganh đua” của những nhóm người có thu nhập cao. Thế nhưng với nhóm người có thu nhập thấp, nhà ở với mức tiện nghi tối thiểu có khi là “ ước mơ cao sang”. Đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp tại các đô thị Thu nhập biểu hiện lợi ích vật chất có được của mỗi người, mỗi hộ gia đình khi tham gia lao động.Nó ảnh hưởng trực tiếp hay nói cách khác là nó quyết định lợi ích tinh thần của họ. Mọi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông thường hay cao cấp đều trông chờ vào khoản thu nhập hàng tháng. Thu nhập cao thì mức tiết kiệm dành cho tiêu dùng cao, có điều kiện phát triển con người, ngược lại thu nhập thấp kéo theo một loạt các vấn đề nảy sinh từ giáo dục đào tạo, y tế cho đến các hoạt động như vui chơi giải trí, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học… và quan trọng hơn cả là điều kiện ăn ở.Nó không chỉ là những nhu cầu tối thiểu của bất kì một con người nào ở bất kì một nhà nước nào mà 3 ngày càng trở nên quan trọng khi xã hội phát triển qua từng giai đoạn. Và mức tiết kiệm để chi tiêu cho nhu cầu ở cũng tăng. Hàng hoá- nhà ở- là một hàng hoá cao cấp đôi khi cũng trở thành tâm điểm “ ganh đua” của những nhóm người có thu nhập cao. Thế nhưng với nhóm người có thu nhập thấp, nhà ở với mức tiện nghi tối thiểu có khi là “ ước mơ cao sang”. Vì vậy,nhà ở của nhóm người này thường có một số đặc điểm sau: + Nhà ở của người thu nhập thấp có diện tích chật hẹp, chất lượng thấp kém, chủ yếu là nhà bán kiên cố và nhà tạm. + Về mặt kiến trúc: - Đối với nhóm người di cư từ nơi khác đến đô thị, nhất là từ nông thôn ra kiếm việc làm ăn buôn bán nhỏ.. Nhà ở của họ là những lều lán dựng tạm bợ bởi các vật liệu kém chất lượng nên hình thức kiến trúc rất nghèo nàn, đơn sơ như chính cuộc sống của họ.. Họ tạo dựng ngôi nhà bằng tất cả các loại vật liệu có thể như tre, nứa, cót ép, lá dừa nước, giấy dầu.. thậm chí là cả những phế liệu thải ra từ sản phẩm công nghiệp. Bản thân vật liệu tạo dựng lên ngôi nhà chủ yếu là loại rẻ tiền , dễ kiếm và tận dụng lại. - Đối với nhóm người định cư từ trước khi nền kinh tế chuyển đổi vẫn còn cơ chế bao cấp thì họ thường ở trong những căn hộ tập thể do nhà nước phân phối. Nay đã xuống cấp nghiêm trọng, nún nứt quá liên hạn sử dụng và lạc hậu. Do đó nhìn chung hình thức kiến trúc nhà ở của người nghèo có giá trị thẩm mỹ thấp. Màu sắc tại các khu ở đơn điệu có phần ảm đạm bởi màu sắc của các vật liệu phế thải và tái chế + Về mặt không gian quy hoạch và chức năng ngôi nhà: Nhà ở bố trí không khoa học, không đúng quy hoạch, thậm trí là cơi lới, lấn chiếm vô tổ chức.Do vậy nhà ở đối với người thu nhập thấp thường thuộc diện giải toả. Nhà ở là nơi nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động. Bên cạnh đó nó 4 có ý nghĩa tâm lý xã hội phong tục tập quán dân tộc. Nhưng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại các đô thị thì những chức năng đó mới chỉ ở mức độ tối thiểu. Các không gian trong nhà thường được sử dụng đa chức năng . Chỗ tiếp khách cũng là chỗ ngủ, nghỉ ngơi của thành viên trong hộ khi bị đau,ốm bệnh tật. Vì không có không gian riêng, các căn hộ gần như không có không gian phụ như bếp nấu ăn, phòng ăn, phòng tắm, nhà vệ sinh.. + Về mặt môi trường : Do nhà ở mọc lên không theo quy hoạch kể cả các công trình công cộng. Hệ thống cấp nước không đến được các hộ dân, cống thoát nước lộ thiên, hệ thống điện quá tải không được xử lý, ý thức vệ sinh môi trường của người dân kém nên ngày càng dẫn đến môi trường sống trong các khu này trở lên ô nhiễm, không đủ tiêu chuẩn cho phép. Trong quá trình ở hầu như rất ít, thậm chí không đầu tư cải tạo, sửa chữa nên đã xuống cấp một cách nhanh chóng. Thu nhập thấp kéo theo hàng loạt vấn đề nảy sinh, không chỉ vấn đề ở mà còn những sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống của họ như : y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường…. Nghèo lại vẫn cứ nghèo nếu Đảng và Nhà Nước ta không có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ họ. Đây là một trong những vấn đề bức xúc mà bất cứ một xã hội chủ nghĩa nào cũng cần phải nhanh chóng giải quyết , đảm bảo công bằng trong xã hội theo đúng bản chất của nó. 3. Khái niệm chính sách tài chính Chính sách tài chính là chính sách của Nhà nước trong việc huy động các nguồn thu vào NSNN và sử dụng nó trong hạn nhất định (thường là một năm) Chính sách tài chính là các chính sách của chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. Chính sách tài chính đối lập với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đó là chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. Hai công cụ chính của chính 5 sách tài chính là chi tiêu chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hướng đến các biến số trong nền kinh tế: tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế; kiểu phân bố nguồn lực; phân phối thu nhập … Chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn. 1. Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính phủ, T: thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìn chung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ của các hoạt động kinh tế. 2. Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua chi tiêu chính phủ tăng cường hoặc giảm bớt nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng. 3. Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách lớn lên so với trước đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng. Chính sách tài khóa có tác động đến sản lượng thực thực tế, đến kiềm chế lạm phát và tình trạng thất nghiệp, có tác động đến điều chỉnh nền kinh tế, cơ cấu kinh tế. Mục tiêu của chính sách tài chính là bảo đảm các nguồn lực tài chính, tạo môi trường và điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt được mục tiêu đó, chính sách tài chính cần xử lý nhiều mối quan hệ, trong đó giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn chủ yếu sau đây là nội dung cốt lõi của chính sách tài khóa: 6  Mâu thuẫn thu – chi NSNN. Đây là mâu thuẫn vốn có của bất kỳ một quốc gia nào, đặc biệt gay gắt đối với các nước kém phát triển. Xuất phát của mâu thuẫn này là do chi tiêu của Nhà nước lớn, trong khi nguồn thu bị hạn chế. Vì vậy, cần có những biện pháp tích cực để khống chế nhu cầu chi của Nhà nước. Đồng thời tích cực thu đúng, thu đủ, tận dung các nguồn thu. Để thực hiện cân đối thu – chi, cần giữ vững 2 đối cân chủ yếu: Một là, thu từ các loại thuế trực thu và gián thu phải đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên của bộ máy Nhà nước, quốc phòng, an ninh… Hai là, quy mô đầu tư phát triển kinh tế - xã hội phải tương ứng với tổng số thu tự thực hiện lợi ích kinh tế các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước và các nguồn lực huy động được trong nước và ngoài nước thông qua tín dụng dài hạn.  Mâu thuẫn giữa tập trung vào NSNN với tích lũy trong các cơ sở kinh doanh. Vì vậy chính sách tài khóa cần giải quyết mâu thuẫn này, đó là yêu cầu khách quan của phát triển kinh tế - xã hội. Mâu thuẫn này hiện nay ở nước ta đang gay gắt, biểu hiện ở chỗ tốc độ tăng thu vào NSNN năm sau cao hơn năm trước và lớn hơn nhiều lần so với tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân, trong khi tình trạng thất nghiệp thu từ thuế còn lớn  Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với việc thực hiện công bằng xã hội. Nguyên nhân của mâu thuẫn này: Từ một mặt năng suất lao động xã hội còn thấp kém, muốn tăng trưởng thì phải tích lũy, do đó tiều dùng bị hạn chế, không giải quyết đúng mức những vấn đề xã hội cấp bách. Nếu ngược lại thì không đảm bảo thực hiện được mục tiêu kinh tê. Mặc khác, do phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, sẽ dẫn tới phân hóa giàu 7 nghèo là không tránh khỏi. Vì vậy, để giải quyết mâu thuẫn trên, chính sách tài chính phải thể hiện nội dung điều tiết thu nhập sao cho hợp lý 4. Sự cần thiết phải có chính sách tài chính đối với nhà ở cho người có thu nhập thấp Người thu nhập thấp , tiền dành cho tiết kiệm cũng không phải là nhiều , thậm chí là không có. Khi mức thu nhập ở dưới mức trung bình, mức tiết kiệm không đủ để cải tạo, nâng cấp nhà và đến khi thu nhập cao thì họ mới có tiền để đầu tư, nâng cấp hay xây mới. Với mức tiết kiệm khoảng 7 % đến 10% thu nhập hàng tháng thì đến bao giờ họ mới có một lượng tiền đủ lớn để mua nhà ở, giả dụ nhà nước không có chính sách hỗ trợ . Đấy còn chưa kể đến yếu tố trượt giá của đồng tiền theo thời gian . Qua đó ta thấy, nếu mức thu nhập không được cải thiện thì nhưng người này sẽ khó có khả năng tiếp cận được nhà ở với các tiện nghi thông thường hay hiện đại.Để giả quyết vấn đề này Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích hỗ trợ. Người thu nhập thấp có mức thu nhập tiền còn dưới mức thu nhập trung bình của xã hội , bao gồm : + Cán bộ công nhân viên chức nhà nước thuộc các thành phần kinh tế . + Những người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. + Sinh viên các trường đại học, cao đẳng . + Những hộ nghèo khác . Cuộc sống nghèo nàn làm nảy sinh một loạt các vấn đề như: y tế , giáo dục, vệ sinh , môi trường…Nghèo thì lắm bệnh, con cái không được giáo dục tốt dẫn đến không có công việc ổn định hoặc ổn định nhưng thu nhập không cao.Người nghèo dường như cũng bị rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” của sự nghèo 8 khó, không chỉ về nhà ở mà còn các cái tiêu dùng khác trong cuộc sống. Do đó cần phải có một cú huých để phá vỡ cái “vòng luẩn quẩn” này, không ai khác chính là Nhà nước. Nhà nước ta là nhà nước do dân và vì dân, do vậy mọi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm mục đích đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.Xoá bỏ sự bất bình đẳng, thiệt thòi của một số tầng lớp dân cư trong xã hội, trong đó là các nhóm dân cư có thu nhập thấp và vấn đề nhà ở đối với họ.Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực trong xã hội, các thành phần kinh tế tham gia, khuyến khích, ưu đãi đối với các doanh nghiệp, các tổ chức phát triển nhà nhằm giảm giá thành nhà để các đối tượng có thu nhập thấp có nhiều khả năng tiếp cận trong việc mua hoặc thuê nhà ở. Nắm bắt rõ tâm lý của người Việt là an cư mới lạc nghiệp, người nghèo, người có thu nhập thấp lại càng cần một mái nhà ổn định để chuyên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình nhằm nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên khá, giàu; nhiều doanh nghiệp đã kiên trì và sáng tạo triển khai đầu tư xây dựng các khu nhà ở cho người thu nhập thấp, cùng chung tay góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Để khuyến khích doanh nghiệp tham gia xây nhà ở cho người thu nhập thấp, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế ưu đãi như vay vốn, hỗ trợ lãi xuất, cấp đất sạch,... Tóm lại, xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước nhằm đảo bảo an sinh xã hội. Trong đó, Nhà nước, nhân dân và xã hội phải đồng lòng chung sức để chăm lo cho việc phát triển nhà ở cho người dân; đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 9 Phần 2: Thực trạng chính sách tài chính phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam 1. Quá trình hình thành và phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp Theo thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam năm 2009 có diện tích 331,212 km2 bao gồm 327,480 km2 đất liền còn lại là biển nội địa. Dân số Việt Nam năm 2010 đạt ngưỡng 87 triệu người và có xu hướng tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 3,1 %, là quốc gia đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á ( sau Philippin và Indonesia) và đứng thứ 11 trên toàn thế giới. Biểu đồ 1: Dân số VN 1998 – 2010 (nguồn google.com) Dân cư tập trung chủ yếu ở 2 đồng bằng châu thổ lớn ( đồng bằng sông hồng 930 ng/ km2; đồng bằng sông Cửu Long 423ng/km2; Đông Nam Bộ 594ng/km2) và vùng duyên hải miền trung (196ng/km2). Dân cư thường cư trú tại các thành phố lớn hay khu công nghiệp. Tính đến tháng 4/2009, mật độ dân số Hà Nội là 1,926ng/km2; ở thành phố Hồ Chí Minh là 3,399ng/km2 Thêm vào đó, do có tốc độ đô thị hóa cao và lượng di cư lớn nên khiến cho lượng dân cư thành thị tăng vọt (năm 2009 có 29.6% dân số). Theo số liệu tổng điều tra dân sô năm 2009, 77% dân số tăng lên ở khu vực thành thị và 23% dân số còn lại tăng ở vùng nông thôn. 10 Bảng 1: Số lượng và tỷ lệ tăng số hộ 1979 - 2009 (Nguồn; Tổng cục Thống kê) Tại thời điểm 1/4/2009, số hộ gia đình thống kê được là 22,628 nghìn hộ, tăng 5,967 nghìn hộ so với năm 1999 ( tương ứng tăng 36%). Trong giai đoạn 1999-2009, tỷ lệ tăng hộ gia đình bình quân là 3 %. Bảng 2: Diện tích nhà ở 2009 Con số thống kê cả nước năm 2009 ( tổng cục Thống Kê) Diện tích nhà ở 1,596,000 m2 Dân sô ( 2009) 86,000,000 người Mật độ dân số 259 người/km2 (cuối năm 2009) Diện tích nhà ở bình 18.6 m2/người quân Mặc dù diện tích nhà ở bình quân năm 2009 là 18.6 m2/người, có sự cải thiện so với những năm trước đây nhưng do dân số tăng nhanh với tốc độ chóng mặt trong khi diện tích đất ngày bị thu hẹp thì vấn đề nơi ở cho dân cư ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. 11 Bảng 3:Tỷ lệ hộ không có nhà ở chia theo các vùng kinh tế - xã hội, thành thị nông thôn 1999 và 2009 (trích nguồn Tổng cục thống kê- 2009) Theo bảng biểu này tức là năm 2009 ở cứ 1000 hộ thì có 5 hộ không có nhà ở, giảm hơn so với 10 năm về trước. Tuy nhiên cứ 1000 hộ thì lại có 7 hộ không có nhà ở nơi khu vực thành thị và 4 hộ không có nhà ở khu vực nông thôn. Con số cho thấy việc “đất chật người đông” ở khu vực thành thị nan giải hơn do lượng tập trung quá mức dân cư ở khu vực này. Bảng 4: Phân bố phần trăm số hộ có nhà ở chia theo thành thị/ nông thôn và diện tích sử dụng 1999 và 2009 (nguồn Tổng cục Thống Kê-2009) 12 Số người có nhà ở Diện tích (m2) Diện tích bình ( người) quân/ người Nhà chung cư 1 065 963 17 095 420 16 Nhà riêng lẻ 84 366 346 1 508 645 642 17.9 KXĐ 155 304 3 591 981 23.1 Tổng 85 587 613 1 529 333 042 17.9 Cũng theo số liệu báo cáo của cuộc điều tra dân số Tổng cục Thống Kê, tỷ trọng hộ có diện tích sử dụng nhà ở lớn từ 60m2 trở lên của toàn quốc đã tăng hơn gấp đôi, từ 24,2% lên 52,83%, đánh dấu nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển nhà ở nhằm tăng diện tích ở bình quân. Bên cạnh vấn đề về thiếu hụt diện tích nhà ở với mức độ dân số quá đông thì một nguyên nhân làm cho dân cư không có nhà ở đó là vấn đề về thu nhập. Bảng 5: Số lượng và phân bố phần trăm lao động có việc làm chia theo giới tính và nghề nghiệp 2009 13 Biểu đồ 2: Phần trăm lao động có việc làm (nguồn- tổng cục Thống kê – 2009) Theo biểu đồ, có 10.2 % dân cư hoạt động và làm việc theo các nghề có thu nhập đảm bảo mức sống ( bào gồm nghề nhà lãnh đạo, CMKT bậc cao, CMKT bậc trung , nhân viên) còn lại chủ yếu dân cư hoạt động trong các nghề có thu nhập thấp ( 40.3% dân làm việc trong ngành nghề thủ công; 18.5% trong nông lâm ngư nghiệp…). Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp cũng có sự tăng cao. Bảng 6: Số lượng và phân bố phần trăm người thất nghiệp chia theo thành/ nông thôn và nhóm tuổi 2009 ( nguồn tổng cục thống kê- 2009) Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số người thất nghiệp tính tại thời điểm tháng 4- 2009 là 49.4% ( trong số, thành thị là 51.5% vầ nông thông là 47.9%). Tuy nhóm người này chủ yếu là học sinh, 14 sinh viên, những người còn có ý định đi nghiên cưu; người đang tìm việc và sẵn sàng làm việc nhưng với tỷ trọng những người trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ này rất cao. Biểu đồ 3: Thu nhập – chi tiêu bình quân 1 nhân khẩu hàng tháng (20082010) (Nguồn: Summary results of the Vietnam household Living standard survey 2010- Đơn vị 1000đ/ tháng) Xét theo đề tài, người thu nhập thấp được định nghĩa ở đây chỉ bao gồm những người có khả năng tiếp nhận sự hỗ trợ và có giải pháp để hoàn trả dần sự ưu đãi đã được hưởng; là những người hiện đang sống trong những ngôi nhà không có điều kiện sửa sang hay cải tạo lại;là những người có mức thu nhập ổn định và có khả năng tích luỹ vốn để cải thiện điều kiện ở, với sự hỗ trợ của Nhà nước về vay vốn dài hạn trả góp, tạo điều kiện ưu đãi về chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng ( người vay vốn có khả năng hoàn trả tiền vay) hoặc là những người chưa có nhà hoặc có nhà nhưng diện tích ở chật hẹp. Mức thu nhập là chỉ tiêu hàng đầu để xác lập mức sống của người nghèo đô thị. Cùng với thu nhập , các yếu tố khác như đIều kiện về nhà ở, môi trường 15 sống, mức độ ổn định về việc làm, khả năng được hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, giao thông, sinh hoạt văn hoá.. là những biến số cơ bản, chúng vừa là hệ quả của thu nhập, vừa phản ánh rõ nét mức sống của dân cư đô thị. Căn cứ vào quy mô hộ thu nhập thấp là 5 nhân khẩu/hộ, thu nhập bình quân hộ gia đình đô thị hàng tháng nằm trong khoảng từ 1-4 triệuđồng, nghĩa là khoảng 50% số nhà ở đô thị do hộ thu nhập thấp cư ngụ. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thu nhập hộ gia đình sẽ cao hơn. Mức rất nghèo được xác định là hộ có thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng là 360 nghìn đồng. Trong đó, nhóm thuộc diện đói nghèo nhất là nhóm không nghề nghiệp. Ở đây, thu nhập thấp hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là với đồng thu nhập mà họ kiếm được trung bình năm thì sẽ không bao giờ có thể mua được nhà. Nhu cầu nhà ở cho những khu vực di dân là rất lớn. Với tốc độ đô thị hoá và dân số ngày càng tăng đòi hỏi từng nước ta phải có chiến lược phát triển nhà ở thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về chỗ ở. Cũng theo kết quả điều tra về tình trạng nhà ở của tổng cục thống kê cho biết tại thời điểm năm 2009 có 10101,808 hộ gia đình sở hữu nhà riêng ( chiếm 90.5% trong khi tỷ trọng này 10 năm trước là 94%); nhà cho thuê mượn năm 2009 chiếm 8.5% tổng số ( năm 1999 là 4.8%); nhà tập thể/ thuộc quyền ở hữu khác năm 2009 chiếm 0.8% ( năm 1999 là 0.6%). Điều này có thể giải thích nhờ sự di dân từ tỉnh này sang tỉnh khác hay sang khu vực mới cộng thêm quá trình đô thị hóa tăng cao khiến việc tăng lên về số hộ thuê nhà và ở nhà thuộc quyền sở hữu khác. Dân cư thành thị tăng nhanh chóng do sự mở rộng của thị trường lao động đang gây áp lực cho việc đảm bảo các điều kiện sống cho người nhập cư như việc làm, giáo dục, y tế, quy hoạch đô thị và môi trường, đặc biệt về nhà ở. 16 Bảng 7: Số hộ có nhà ở chia theo năm dựa vào sử dụng thành thị/ nông thôn và quyền sở hữu 2009 (nguồn Tổng cục Thống kê- 2009) Hiện tại, hình thức sở hữu riêng nhà ở vẫn phổ biến. Và chính hình thức sở hữu này sẽ làm cho đại bộ phận người dân có thu nhập thấp khó có cơ hội tiếp cận nhà ở do giá nhà cao hơn so với các hình thức sở hữu khác. Mặt khác, thói quen sở hữu riêng về nhà ở có thể gây nên tâm lý tích lũy lượng lớn tiền mua nhà mà không xét đầu tư vào các lĩnh vực khác, gây lãng phí nguồn vốn của xã hội. Bên cạnh đó, nhu cầu về nhà ở cho thuê đối với các đối tượng là công nhân sẽ tiếp tục tăng do chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Cùng một lượng lớn nhà ở cần nâng cấp và cải tạo lại do thời gian xây dựng đã lâu (số lượng nhà ở xây dựng cách đây từ 10 đến 20 năm chiếm trên 50%, tỷ lệ nhà kiên cố chỉ đạt 46,7%). Hầu hết quỹ nhà hiện có đang trong tình trạng xuống cấp. Người dân sống tại các khu nhà này luôn trong tình trạng nguy hiểm, thiếu tiện nghi, sống chung đụng. Do đó cần phải đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới các khu nhà này vừa nâng cao chất lượng ở cho nhân dân, vừa góp phần tạo ra bộ mặt thành phố khang trang, to đẹp. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan