Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách quản lí biên giới quốc gia trên biển của nhà nước phong kiến triều ng...

Tài liệu Chính sách quản lí biên giới quốc gia trên biển của nhà nước phong kiến triều nguyễn thời minh mạng (1820 – 1840)

.PDF
11
93
61

Mô tả:

Chính sách quản lí biên giới quốc gia trên biển của Nhà nước phong kiến triều Nguyễn thời Minh Mạng (1820 – 1840) Vũ Thị Yến – Đại học Luật Hà Nội Là ông vua nổi tiếng anh minh của triều Nguyễn, Minh Mạng có khá nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc. Ngoài việc trấn áp các thế lực chống đối ở phía Bắc, đánh tan quân xâm lược Xiêm ở phía Nam, Minh Mạng còn chú trọng xác lập chủ quyền và quản lí hiệu quả biên giới quốc gia trên biển. Ôn cố - tri tân, nghiên cứu chính sách quản lí bên giới trên biển của phong kiến triều Nguyễn dưới triều vua Minh Mạng để tìm ra những điểm tinh túy phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc thiết nghĩ là việc làm vô cùng cần thiết. 1. Chính sách quản lý biên giới quốc gia trên biển của hoàng đế Minh Mạng. Chính sách quản lý biên giới quốc gia nói chung và biên giới quốc gia trên biển nói riêng được hiểu là hệ thống các chủ trương, biện pháp được đưa ra nhằm trông coi, giữ gìn và theo dõi ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác. Để quản lý biên giới quốc gia trên biển, Minh Mạng đã đưa ra và thực hiện hàng loạt các chủ trương, biện pháp; trong đó nổi bật nhất phải kể tới 4 biện pháp sau: 1.1. Chú trọng xác định biên giới quốc gia trên biển. So với các vương triều phong kiến đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam, giang sơn của hoàng đế Minh Mạng rộng lớn nhất. Với đường bờ biển trải dài từ Móng Cái tới Hà Tiên, khát vọng vươn khơi để xác lập chủ quyền là vấn đề được ông vua này ngày đêm trăn trở. Ngoài việc tiếp tục thám sát, quản lí Hoàng Sa , Minh Mệnh còn chú trọng tiến hành tìm kiếm, phát hiện thêm các đảo và quần đảo ven bờ: “ Năm 1837, vua Minh Mệnh nghĩ vùng biển Hà Tiên nhiều đảo lớn đảo nhỏ, thuyền giặc Đồ Bà thường ẩn nấp ở đấy để đón cướp, sai quan tỉnh phái người xét xem có bao nhiêu đảo, tên đảo là gì, có dân cư hay không?”1 Không dừng lại ở việc tìm kiếm, liên tục từ năm 1831 đến năm 1839 nhà vua đã hạ lệnh vẽ bản đồ các cửa biển và đảo ven bờ nhằm chính thống hóa biên giới lãnh thổ trên biển. Từ năm 1831, vua đã: “Lệnh cho các viên coi đồn cửa bể trong hạt, bắt đầu từ năm nay phàm những cửa biển sở tại, rộng, hẹp, nông sâu thế nào phải xem xét đo đạc cho tường tận hơn...”2 Dưới nhãn quan của một nhà quản lí, Minh Mệnh đặc biệt nhấn mạnh việc đo vẽ bản đồ các đảo cần được thực hiện toàn diện: “Không cứ là đảo 1 2 Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam Thực Lục chính biên, tập 5, Nxb Giáo dục, 2004 (trang 84) Sdd, tập 3 (trang 165) 1 nào, hòn nào, bãi cát nào, khi thuyền đi đến, cũng xem xét xứ ấy, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và bốn biển xunh quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, bình dị thế nào, phải tường tát đo đạc, vẽ thành bản đồ.” Sự tỉ mỉ, chính xác trong quá trình đo vẽ, khảo sát đã góp phần quan trọng để Minh Mạng cho ra đời bản đồ lãnh thổ Đại Nam ( Đại Nam nhất thống toàn đồ) hàm chứa toàn bộ lãnh thổ trên bộ và trên biển. Hoàng Sa và Trường Sa từ đây chính thức trở thành lãnh thổ không thể tách rời của Đại Nam Cùng với đo vẽ bản đồ, việc tiến hành cắm mốc để khẳng định chủ quyền quốc gia sớm được triều đình coi trọng . Mốc giới khẳng định chủ quyền trên biển của Việt Nam khá linh hoạt và đa dạng. Năm 1835, miếu thờ thần đã được dựng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Hoàng Sa: “Sai Cai đội Thuỷ quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu ... Bên tả miếu dựng bia đá ; phía trước miếu xây bình phong”3. Không cầu kì tốn kém, mốc giới cắm trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa nhiều khi chỉ là thẻ bài khắc ghi dấu ấn chủ quyền. Năm 1836, vua sai: “ Suất đội Thủy quân Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi. Chuẩn cho mang theo 10 cái bài gỗ, đến nơi đó dựng làm dấu ghi, mặt bài khắc chữ “Minh Mệnh thứ 17, năm Bính Thân, Thủy quân Chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật, vâng mệnh đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để ghi nhớ”4. Tiến xa hơn một bước trong việc ghi dấu ấn chủ quyền, vương triều Minh Mạng đã đặt các đảo và quần đảo dưới sự quản lý của các tỉnh ven biển. Năm 1835, vua chuẩn y lời tâu của tuần phủ Hà Tiên: “các đảo ngoài biển thuộc tỉnh (Hà Tiên) từ trước đã lệ thuộc và tỉnh Long Xuyên. Vậy xin xét xem đảo lớn đảo nhỏ nào đối ngang với huyện hạt nào, thì đổi thuộc vào huyện ấy, cho đúng với tên trong sổ sách”5. Với hàng loạt hoạt động: phát hiện, cắm mốc khẳng định chủ quyền, đặt các đảo dưới sự quản lí của các tỉnh ven bờ và khảo sát đo đạc, vẽ thành bản đồ toàn bộ các cửa biển và đảo ven bờ Minh Mạng đã chính thống hóa biên giới lãnh thổ quốc gia trên biển. 2. Tăng cường xây dựng lực lượng bảo vệ biên giới quốc gia trên biển 3 Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam Thực Lục chính biên, tập 4, Nxb Giáo dục, 2004 (trang 673) Sdd, tập 4 (trang 867) 5 Sdd, tập 4 (trang 656) 4 2 Đứng trước việc các nước tư bản phương Tây tăng cường nhòm ngó và sự phức tạp trong quan hệ bang giao với Thanh triều ở phía Bắc, quân Xiêm ở phía Nam; Minh Mạng buộc phải tăng cường lực lượng bảo vệ biên giới trên biển. Ngoài bộ binh và tượng binh, với đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam và hàng loạt đảo, quần đảo ven bờ đã được tuyên bố chủ quyền; Minh Mạng đặc biệt ưu tiên xây dựng lực lượng Thủy quân. Chỉ dụ về việc xây dựng Thủy quân liên tục được ông ban hành vào các năm 1827, 1829, 1833, 1835 và tới năm 1836, tổ chức Thủy quân đã cơ bản hoàn thiện: “Công việc của thủy quân lớn và nhiều, nên đặt thêm 5 vệ nữa, gộp với 10 vệ trước chia đặt thành 3 doanh thủy sư Trung, Tả, Hữu. Mỗi doanh 5 vệ, mỗi vệ 10 đội”6. Ngoài lực lượng thủy quân chính quy, tại các khu vực ven biển cần tăng cường tuần xét nhà vua chỉ đạo thành lập các đội thủy sư thuộc tỉnh: “ Các cửa biển ở Quảng Nam đều là những nơi thuyền mành ra vào, nên có thuỷ quân để dùng vào việc tuần tiễu, bèn sai quan tỉnh chiếu nguyên 2 đội Thanh Khê, Hà Khê .. cùng với số quân hiện có ở cơ Điện hải cũ gộp lại làm một.. . đặt tên là Thuỷ vệ Quảng Nam”7. Để lực lượng thủy quân hoạt động hiệu quả, nhà nước quan tâm chế tạo, mua sắm, cung cấp đầy đủ trang thiết bị. Ngoài binh khí; tầu thuyền phương tiện cơ bản của Thủy quân, được nhà nước chú tâm chế tạo. Đối với các loại tàu thuyền thông dụng, ngoài việc quy định về nghạch thuyền trong kinh ngoài tỉnh, Minh Mệnh còn đòi hỏi triều thần quy chuẩn hóa về hình dáng kích thước: “ Nay ngạch thuyền trong ngoài đã định, thì dạng thức cũng nên phải thống nhất”8. Không dừng lại ở việc chế tạo các loại thuyền gỗ thông dụng, nhà vua còn mạnh dạn đầu tư đóng những loại tàu lớn có kĩ thuật cao: tàu bọc đồng, tàu máy hơi nước. Nhà vua ý thức rất rõ: “Người có nước có hai việc sửa đức và thiết hiểm đều không thể thiếu được. Nay trẫm chế tạo tàu đồng là muốn giữ những chỗ yếu hại ven biển”9. Nhiều thiết bị tiên tiến cần thiết cho nghề đi biển: La bàn, đồng hồ... đã được nhà nước đặt mua từ phương Tây:“Việc lớn của thuỷ sư thuyền bè là quan hệ, trong đó xem kim phân biệt hướng, đo nước, xem giờ rất là sự cần về đi thuyền, trước đã cấp cho 4 cái địa bàn, 6 cái đồng hồ cát, 50 cái thước đo nước của nước Tây để giúp cho việc học tập... nay phát thêm cho 6 chiếc địa bàn, 4 chiếc đồng hồ cát phương Tây”10. 6 Nội các Triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, tập 9, NXB Thuận Hóa, 1993 (trang 204) Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam Thực Lục chính biên, tập 4. Nxb Giáo dục, 2004 (trang 252) 8 Sdd, tập 2 (trang 815) 9 Sdd, tập 2 (trang 759) 10 Sdd, tập 5 (trang 325) 7 3 Cùng với việc xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện; diễn tập thủy binh được đề cập trong nhiều văn bản do Minh Mệnh ban hành. Năm 1825, nhà vua xuống dụ: “Thủy quân, nên thi hành diễn tập, chẳng hạn loại: thuyền mành, buồm chèo, cột buồm, dây thuyền, người cầm lái và thủy thủ,tiến hành thao diễn, được cốt người tinh thạo, sau đến đường biển, đường sông, chỗ nông chỗ sâu, chỗ hiểm, chỗ dễ và chỗ đảo lớn, đảo nhỏ, nơi sâu nơi cạn, nhất thiết phải tránh, nên khiến cho tập để biết tất cả”11. Với việc chú trọng xây dựng lược lượng Thủy quân, chế tạo tầu thuyền, trang bị nhiều phương tiện, vũ khí…, vương triều Minh Mạng đã tạo ra nền tảng vững chắc choviệc bảo vệ chủ biên giới quốc gia trên biển 1.3. Chú trọng giữ gìn an ninh biên giới trên biển Thời Minh Mạng, đứng trước sự nhòm ngó, quấy nhiễu của rất nhiều thế lực trong và ngoài khu vực; hoạt động tuần biển được nhà vua nhấn mạnh: “Bờ biển nước ta rất dài, việc tuần phòng biển rất là quan trọng” 12. Ích lợi của việc tuần biển được nhà vua phân tích một cách thấu đáo: “Một là để thao luyện lính thủy, cho biết bơi lội ; một là để diễn tập, đánh dưới nước cho quen biết đường biển; và cho giặc biển nghe thấy thanh thế, không dám sinh sự, thế là làm một việc mà được 3 điều lợi”13. Để thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, các đội tuần hải trực thuộc trung ương và địa phương ven biển đã được thành lập. Trách nhiệm của các đội tuần biển rất nặng nề. Ngoài việc phát hiện, các đội tuần hải còn có trách nhiêm phối hợp với Thủy sư đánh, đuổi, tàu thuyền giặc cướp. Để giữ gìn an ninh biên giới trên biển Minh mạng còn chú trọng xác lập quan hệ bang giao mềm dẻo với các quốc gia có chung đường biên giới. Dù bờ biển dài song thời phong kiến Việt Nam chỉ có chung đường biên giới trên biển với hai quốc gia láng giềng là Trung Quốc (phía Bắc) và Xiêm ( phía Tây Nam). Trong quan hệ với Trung Quốc, những mâu thuẫn của cư dân biên giới ven biển hai nước được ưu tiên giải quyết qua con đường ngoại giao. Khi cư dân Liêm Châu ( Trung Quốc) cướp bóc ở biên giới châu Vạn Ninh ( Đại Nam), Minh Mệnh sai bộ Lễ: “Chiểu lý viết công văn đưa đến quan Tổng đốc hai tỉnh Quảng để tra xét”14 . Sự thận trọng, mềm dẻo trong quan hệ với Trung Quốc còn thể hiện trong chủ trương cứu giúp chu toàn tàu, thuyền Trung Quốc thi hành công vụ gặp nạn trôi dạt vào hải phận Việt Nam: “Một chiếc quân thuyền đi tuần biển 11 Nội các Triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, tập 9, Nxb Thuận Hóa, 1993 (trang 629) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục chính biên, tập 5, Nxb Giáo dục, 2004 (trang 37) 13 Sdd, tập 5 (trang 36) 14 Sdd, tập 5 (trang 492) 12 4 của tỉnh Quảng Đông nhà Thanh, vì bị gió bão, trôi giạt sang vụng Trà Sơn tỉnh Quảng Nam. Quan tỉnh đem việc đó tâu lên. Vua bảo: “Đó là thuyền công sai, chẳng ví như thuyền buôn gặp nạn được”. Vậy ra lệnh cấp cho tiền 300 quan, gạo trắng 300 phương. Lại sai Lang trung bộ Hộ là Lê Trường Danh đến thăm hỏi, yên ủi và đem trâu, rượu thết đãi ưu hậu. Thuyền ấy có chỗ nào hư hỏng, thì sửa chữa giúp. Lại nghe nói những binh khí và nghi trượng đem theo, có nhiều thứ không dùng được nữa, bèn sai đem tặng 40 khẩu súng điểu sang máy Trung Quốc và 40 khẩu súng trường kèm theo thuốc đạn đủ dùng”15 . Trong quan hệ với Xiêm La, sau những mâu thuẫn buộc phải giải quyết bằng con đường chiến tranh; Minh Mạng vẫn chủ trương ưu tiên sử dụng phương châm ngoại giao mềm dẻo khi gặp phải những đụng độ và mâu thuẫn trên biển. Năm 1835, Quan quân tuần biển của Hà Tiên bắt 13 người trên chiếc thuyền tuần tiễu của nước Xiêm xâm phạm hải phận Đại Nam. Với mong muốn nối lại tình giao hảo, nhà vua chủ trương: “Tha hết, thuyền cùng súng ống và khí giới bắt được cùng đều giao trả cả. Lại truyền dụ Trần Chấn đem đại ý này tuyên bảo cho chúng biết, để chúng về nước, báo cáo lẫn nhau, khiến mọi người đều được rõ rằng triều đình làm việc chính đại quang minh; từ đây, chúng phải giữ yên biên giới, nếu còn manh tâm nhòm nom, vượt sang quấy nhiễu, thì phép nước tất khó khoan dung”16. Với việc thực hiện quan hệ bang giao mềm dẻo với các quốc gia có chung đường biên giới, triều Nguyễn thực sự đã giữ gìn được nền độc lập dân tộc và sự toàn vẹn về lãnh thổ. Trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm là biện pháp không thể thiếu khi bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia trên biển. Trước sự gây rối, cướp bóc của giặc Đồ Bà, giặc Chà Và, thuyền giặc Thanh...trên hải phận Đại Nam, Minh Mạng đã trừng trị nghiêm khắc: “Ba chiếc thuyền giặc biển Đồ Bà lẻn lút ở hòn Rái tỉnh Hà Tiên, quan đi bắt giặc là Quản cơ Nguyễn Văn Do, Phòng thủ úy là Nguyễn Toán đem quân đuổi đánh, bắt được đầu mục giặc là Băng Ly Ma Ô Tôn, Băng Ly Ma Cô Lý và bè lũ hắn 43 tên, chém được 12 đầu giặc, lấy hết được thuyền súng và khí giới.... những tên giặc bắt được đều giết cả, bêu đầu ở hòn đảo ven biển, trong đám giặc ấy có 3 đứa chưa đến tuổi, sai chặt năm ngón tay bên 15 16 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục chính biên, tập 3, Nxb Giáo dục, 2004 (trang 454) Sdd, tập 4 (trang 477) 5 phải, giao cho thuyền buôn đem đến các bến buôn bán Địa Bàn, Đông Trúc, Tây Trúc thả ra để cho bảo nhau sợ hãi mãi mãi” 17. Chính sách cứng rắn còn được sử dụng để trừng trị các quan chức nhà nước khi thi hành công vụ có hành vi nguy hại tới sự an ninh quốc gia. Kiểm soát tàu thuyền và người nước ngoài xâm nhập lãnh thổ Đại Nam là việc của Tấn thủ Đà Nẵng. Do vậy, trách nhiệm của tấn thủ đã được Minh Mạng Chuẩn định: “Tàu thuyền nước ngoài bất kỳ mà đến khu tấn Đà Nẵng đậu nhờ, thì không kể là dấu hiệu nước nào và là kiểu thuyền gì, viên tấn thủ tấn ấy phải tự đến hỏi rõ tình hình. Nếu là việc quan trọng, thì lập tức làm tờ tâu do đường trạm phi ngựa tâu lên, hoặc do lệ tối khẩn phát trạm đưa vào tâu.... Cần phải hết lòng cẩn thận, nếu vẫn sơ suất như cũ và tâu báo chậm trễ, thì tất phải can vào quan lại nghị tội, hoặc nhân báo chậm mà đến nỗi làm lỡ công việc, thì phải trị tội thêm bực không tha”18. Phát hiện giặc cướp là trách nhiệm của quan chức trông coi các đồn, đài, cửa biển và tiến hành hoạt động tuần biển. Với mục đích răn đe và trừng trị quan chức từ trung ương tới địa phương khi không làm tròn nhiệm vụ, lệ xử phân tuần biển đã được nhà nước ban hành: “ Phàm phận biển hạt nào có giặc phát ra, lần thứ nhất viên coi giữ, viên đồn sở cửa biển chỗ ấy và quân bắt giặc tỉnh phái đi, nếu sơ suất không biết hoặc tra bắt không chăm để bọn giặc đi thoát, thì viên coi giữ cửa biển phải giáng 4 cấp, quân đi bắt giặc, Quản vệ, Quản cơ đều giáng 2 cấp 1 cấp ...”19 Trừng trị nghiêm khắc hành vi xâm hại của giặc cướp cùng với việc quy rõ trách nhiệm của quan quân trong bảo vệ cương giới thực sự là biện pháp hiệu quả để Minh Mạng quản lí lãnh thổ quốc gia trên biển 1.4. Phát triển và khai thác lợi ích kinh tế tại vùng biên giới trên biển. Với hai mặt giáp biển, đất nước ta có lợi thế đường bờ biển dài, vùng biển rộng, tiềm năng khai thác kinh tế rất lớn. Do có rất nhiều cửa biển, thuận tiện cho tàu thuyền neo đậu nên thông thương buôn bán được nhà nước quan tâm. Trừ tàu Tây phương chỉ được cập bến Đà Nẵng; tàu, thuyền nước các nước còn lại được ra vào nhiều cửa biển khác để trao đổi hàng hóa. Sự sôi động trong giao thương ở các cửa biển không chỉ thúc đẩy thủ công nghiêp, nội thương phát triển mà còn tạo ra nguồn thu đáng kể cho nhà nước – thu Thuế. Nhằm phục vụ cho hoạt động thông thương, triều Nguyễn còn cho xây dựng nhà công quán ở Đà Nẵng. Nhà Công quán vừa là nơi nghỉ chân vừa 17 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục chính biên, tập 5, Nxb Giáo dục, 2004 (trang 106) Viên khoa học xã hội Việt Nam. Viện sử học. Khâm định đại nam hội điển sự lệ, quyển 158 tập 9. Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993. (trang 665) 19 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục chính biên, tập 5, Nxb Giáo dục, 2004 (trang 418) 18 6 là nơi quan chức tiến hành hoạt động tra xét, quản lí thuyền buôn nước ngoài. Cùng với hoạt động xây dựng các cửa biển, nhà công quán; nhà Nguyễn định ra các ngạch và tiến hành thu thuế đối với tàu, thuyền đến buôn bán. Ngạch thuế được phân ra khác nhau theo quy mô của từng cửa biển, theo kích thước và xuất xứ của tàu thuyền. Thuyền buôn Quảng Đông, Phúc Kiến, Thượng Hải, Ma Cao và thuyền buôn Tây Dương thường phải chịu mức thuế cao nhất. Thuyền buôn của Triều Châu, Hải Nam, Hạ Châu, Xiêm La chịu mức thuế thấp hơn. Tăng cường kiểm tra thu thuế không chỉ giúp bổ sung nguồn thu cho quốc gia mà quan trọng hơn còn bảo vệ tốt chủ quyền, an ninh trên biển. Đối với các đảo ven bờ, sau khi chính thống hóa thành bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Đại Nam, Minh Mạng đã chú trọng khai thác và phát triển kinh tế. Bằng việc giao cho binh lính khẩn hoang khi nhàn rỗi, chiêu mộ dân nghèo, sử dụng phạm nhân, đầu tư tiền bạc và nông cụ vương triều.. này đã biến nhiều hòn đảo hoang vu thành nơi trù phú: “Đảo Côn Lôn ở tỉnh Vĩnh Long, đất rộng và tốt, có thể cày cấy trồng trọt được, mà dân cư còn thưa, đã xuống dụ cho biền binh đóng giữ đảo ấy ngày thường không có việc gì thì ra sức khai khẩn, nhiều lần lại đem tù án nhẹ, tháo bỏ xiềng khóa đưa đến đấy cho làm ăn sinh sống...Lại cho các tỉnh Vĩnh Long, Định Tường, Biên Hòa, An Giang đều phải xét hỏi ... người nào tình nguyện tới đảo ấy làm ăn sinh sống, miễn cho đi lính và lao dịch... cốt mong đất đai ngày càng mở mang, cư dân ngày càng phồn thịnh để cho hải đảo xa xôi dần thành chỗ đất vui sống”20… Ngoài việc quản lí giao thương, phát triển kinh tế ở các đảo ven bờ, triều Nguyễn còn tập trung khai thác nguồn tài nguyên biển. Hải đội Hoàng Sa ngoài nhiệm vụ tuần phòng, thám sát còn có nhiệm vụ: “ Dâng lên vua những thứ lượm được ở đảo như chim, cá, ba ba, ốc, sò, ngao đã bắt được ở nơi đó21. Một sản vật đặc biệt từ biển – Yến sào cũng sớm được quan tâm khai thác. Dựa trên báo cáo của bộ binh về đảo Côn Lôn có nhiều yến sào, Minh Mệnh ra lệnh: “Chuẩn cho biền binh trú phòng đi lấy để nộp, sẽ liệu tính giá trả tiền )”22. Xác định biên giới, xây dựng lực lượng, đồn bốt bảo vệ, khai thác lợi ích kinh tế, những việc Minh Mạng thực hiện là cách thức thụ đắc lãnh thổ, xác lập chủ quyền và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển hữu hiệu nhất 20 Viện khoa học xã hội. Viện sử học. Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, quyển 40 - tập 4. Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993 (trang 159) 21 Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam Thực Lục chính biên, tập 4. Nxb Giáo dục, 2004, tr 121 22 Sdd, tập 5 (trang 872) 7 2. Những đóng góp của vương triều Minh Mạng cho công cuộc bảo vệ biên giới trên biển của Việt Nam hiện nay. Từ thực tiễn thực hiện chính sách bảo vệ biên giới lãnh thổ trên biển ta thấy vương triều Minh Mạng có những đóng góp tích cực cho công cuộc bảo vệ biên giới lãnh thổ trên biển của Việt Nam hiện nay. Đóng góp thứ nhất: Tạo bằng chứng hùng hồn để Việt Nam giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa Trong những năm gần đây, tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông nói chung và chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nói chung là vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Trước yêu sách đường 9 đoạn trắng trợn của Trung Quốc; Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình trên biển Đông cùng hai quân đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Hàng loạt biện pháp quản lí: phát hiện, cắm mốc để khẳng định chủ quyền,khảo sát đo đạc, vẽ thành bản đồ, xây dựng đồn bốt bảo vệ, đầu tư, khai thác lợi ích kinh tế ở nhiều đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.. mà vương Triều Minh Mạng đã thực hiện là bằng chứng cho thấy trong lịch sử Việt nam không chỉ thụ đắc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo nguyên tắc “quyền phát hiện”mà còn thụ đắc theo nguyên tắc “chiếm hữu thật sự”. Với bằng chứng này Việt Nam có quyền đòi hỏi Trung Quốc và các nước khác phải thừa nhận và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam ở hai quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thứ hai: Đặt cơ sở thực tiễn vững chắc để nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông cũng như hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dựa trên ghi chép của Quốc sử quán; vào thời Nguyễn, tàu thuyền của nhiều quốc gia trên thế giới đã tới Đại Nam. Có Quốc thư là tiêu chuẩn để người nước ngoài nhất là người Tây phương được nhà vua gặp mặt đã chứng tỏ nhà vua rất thận trọng trong quan hệ bang giao: “ Tàu Pháp đến đậu ở Đà Nẵng, đưa thư cho Nguyễn Văn Thắng xin được vào dâng sản vật nhưng không có quốc thư, vua không tiếp”23. Dù thận trọng khi người phương Tây xâm nhập, xong xuất phát từ chủ trương “Nhu viễn nhân”( yêu mến người phương xa), Minh Mạng đã dùng Lễ để đón khách. Đại diện của các quốc gia tới xin “Thông hiếu”( xin đặt quan hệ ngoại giao) đều được nhà vua ban thưởng. Dù chỉ là quan hệ dân sự - quan hệ với các thuyên buôn; Quốc thể luôn là vấn đề quan chức nhà nước phải giữ gìn: “Cai đội Tuần bạc là Trần Văn Toản cùng Thương bạc ty Vũ Hữu Tần đến tấn Đà Nẵng chọn mua hàng hoá của người buôn Phú Lãng Sa, có nhiều 23 Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam Thực Lục chính biên, tập 1. Nxb Giáo dục, 2004.tr 960 8 sự tham lam, bị người buôn khinh rẻ. Việc đến tai vua. Vua giận vì làm mất quốc thể. Bọn Toản bị cách chức, phát làm lính vệ Tả hộ làm việc khổ sai”24 Giúp đỡ tàu thuyền nước ngoài gặp nạn trong hải phận Đại Nam được nhà vua xác định là trách nhiệm của chính mình: “ Năm1836, thuyền buôn Anh Cát Lợi đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ và đắm, hơn 90 người đi thuyền tam bản đến bờ biển Bình Định. Vua được tin, ban Dụ cho các quan đầu tỉnh sắp xếp nơi trú ngụ, hậu cấp tiền và gạo cho họ. Lại phái thị vệ thông ngôn đến dịch lời thăm hỏi, tuyên Chỉ ban cấp…”25. Từ thực tiễn đi biển và quá trình chiêm nghiệm chính sách của các quốc gia ven bờ Biển Đông, nhiều bản đồ và văn bản ghi chép của người nước ngoài đều khẳng định: Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo thuộc chủ quyền của Đại Nam. - An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam. - Trong bài viết in trong Tập san của Hội Địa lý Hoàng gia Luân đôn (The Journal of the Geographycal Society of London) (năm 1849), GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels ( Hoàng Sa).... - Địa Lý Vương Quốc Đàng Trong (Geopraphy of the Cochinchinese Empire) là cuốn sách do tiến sĩ Gutzlaff (1801-1851) Hội viên Hội Địa lý Hoàng gia Anh quốc, viết năm 1849 cho biết từ lâu Chính phủ An Nam đã thiết lập trại binh và một điểm thu thuế trên quần đảo Paracels (tức Cát Vàng) để thu thuế các tàu thuyền đến đây và bảo trợ những người đánh cá bản quốc. Sự thừa nhận chính thức của người nước ngoài về chủ quyền của Đại Nam dưới thời Minh Mệnh đã đặt cơ sở thực tiễn để các tổ chức quốc tế và các quốc gia yêu chuộng công lí tiếp tục thừa nhận chủ quyền của Việt Nam hiện nay đối với biển Đông và hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Thứ ba: Đặt nền móng cho đường lối sử dụng chiến tranh nhân dân để giữ gìn biên giới trên biển. Thế kỉ XVIII - XIX, châu Á là miếng mồi béo bở mà các nước tư bản phương Tây săn tìm. Hàng loạt quốc gia châu Á trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào phương Tây. Tuy nhỏ bé lại sở hữu biên giới lãnh thổ trên biển trải dài và phức tạp song Đại Nam trong thời gian trị vì của Minh Mạng đã bảo vệ khá thành công sự toàn vẹn của lãnh thổ. Ngoài sự tận tâm, tận lực của 24 25 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục chính biên, tập 2, Nxb Giáo dục, 2004 (trang 535) Sdd, tập 4 (trang 1058) 9 nhà vua thì xây dựng một đường lối gìn giữ cương giới phù hợp là nguyên nhân cơ bản khiến như Đại Nam gìn giữ được độc lập. Đứng trước sự nhòm ngó của rất nhiều kẻ thù, nhất là Tây dương với trang bị tối tân; Minh Mạng ý thức khá rõ, dù có dồn hết tiềm lực kinh tế để xây dựng quốc phòng, lực lượng quân đội chính quy cũng không phủ kín và gìn giữ hiệu quả biên giới quốc gia trên biển. Để gìn giữ biên cương ngoài việc sử dụng binh lính không chuyên ở địa phương, nhà vua còn tiến hành chu cấp vũ khí đạn dược cho nhân dân ở các khu vực xung yếu, hẻo lánh, thường xuyên bị giặc cướp quấy rối: “Ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa đều xét xem dân cư ven biển thuộc địa hạt mình, chỗ nào bọn giặc có thể đến đậu thuyền để xâm lấn cướp bóc được, thì liệu lượng cấp cho mỗi xã thôn 3 hay 5 cây súng điểu sang, mỗi cây súng được 30 phát đạn ; lại phát cho 20 hay 30 cây giáo trường để dùng vào việc phòng bị chống giữ”26. Cư dân sinh sống trên các đảo, ngoài việc được cấp vũ khí nhà nước còn trang bị cả tàu thuyền: “Vua dụ bộ Binh rằng : “Các đảo thuộc hải phận các địa phương, có nhiều nhân dân ở. Trước giờ Nhà nước chưa cấp phát cho thuyền và khí giới. Một khi có giặc biển nhân sơ hở, đến cướp bóc, thì họ không có gì để đề phòng, đánh đuổi. Nay phải truyền dụ cho tổng đốc, tuần phủ, bố chính và án sát các tỉnh ven biển, xét xem những hòn đảo nào có dân ở thuộc về hạt mình, thì sức sai sửa sang chỉnh đốn những thuyền đánh cá đi thực mau lẹ, số dân nhiều thì 3 chiếc, ít thì 2 chiếc, mỗi thuyền chứa được độ trên dưới vài chục người, phí tổn bao nhiêu, Nhà nước sẽ trả. Rồi liệu cấp phát cho trường thương, súng điểu sang và thuốc đạn, khiến họ đi tuần tiễu. Nếu gặp giặc biển, thì một mặt đem nhau chống đánh, một mặt ruổi thuyền đi báo để khỏi chậm trễ lỡ việc”27 . Thuyền buôn ở các địa phương khi ra biển theo chủ trương của Minh Mạng cũng trở thành chiến sĩ: “ra lệnh cho các quan địa phương chiếu theo số thuyền hộ trong hạt mình nhiều hay ít, chế sẵn giáo dài để ở thủ sở các cửa biển.. . (Thuyền hạng lớn cấp cho giáo dài 10 cây ; thuyền hạng vừa và hạng nhỏ cấp cho trên dưới 5, 6 cây). Rồi đến thủ sở trình giấy lĩnh lấy; khi về, lại nộp trả”28. Với việc trang bị vũ khí, phương tiện cho dân cư sinh sống, giao thương tại các đảo và khu vực ven biển xung yếu, Minh Mệnh đã xây dựng được một đường lối chiến tranh nhân dân để bảo vệ biên giới quốc gia trên biển. Đường lối này mãi còn nguyên giá trị để giai đoạn hiện nay chúng ta kế 26 Sdd, tập 3 (trang 688) Sdd, tập 5 (trang 108) 28 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục chính biên, tập 4, Nxb Giáo dục, 2004 (trang 723) 27 10 thừa. Khi được trang bị, ra khơi, bám biển; mỗi ngư dân là một chiến sĩ gìn giữ sự yên bình của tổ quốc. Công và tội, khi luận bàn về triều Nguyễn cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta có cái nhìn thỏa đáng và khách quan hơn về hoàng đế Minh Mạng nói riêng và vương triều Nguyễn nói chung. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan