Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi...

Tài liệu Chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi

.PDF
85
379
97

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƯƠNG TRUNG VIỆT CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO HÀ NỘI, năm 2016 LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả tiếp thu kiến thức của tôi sau hai năm theo học chương trình đào tạo Thạc sỹ của Học viện Khoa học xã hội. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chính sách công và các thầy cô giáo trong và ngoài Học viện Khoa học xã hội đã hết lòng giúp đỡ, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Đình Hảo, là người đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn đến các cơ quan, các tổ chức, các cá nhân ở huyện đảo Lý Sơn; các tổ chức, cơ quan ban ngành ở tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ, cung cấp, giúp tôi thu thập số liệu để viết và hoàn thành luận văn này. Với thời gian có hạn, trong luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, hạn chế, chính vì vậy bản thân tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô cùng tất cả bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Dương Trung Việt LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các tư liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn này là trung thực và chính xác, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Kết quả Luận văn này là những ý tưởng của riêng tôi và không trùng lắp với nội dung các công trình có liên quan đã được công bố. Tác giả luận văn Dương Trung Việt MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM ................................................................. 7 1.1. Các khái niệm văn hóa, chính sách và chính sách phát triển văn hóa ....... 7 1.2. Vấn đề chính sách phát triển văn hóa ...................................................... 14 1.3. Mục tiêu, chủ thể, công cụ và giải pháp chính sách phát triển văn hóa .. 19 1.4. Thể chế chính sách phát triển văn hóa ..................................................... 30 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển văn hóa ...................... 37 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI .............................................................................................................. 42 2.1. Khái quát về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của huyện đảo Lý Sơn ..... 42 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển văn hoá tại huyện đảo Lý Sơn................................................................................................................... 46 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG THỜI GIAN TỚI .. 60 3.1. Mục tiêu chính sách phát triển văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn trong thời gian tới ..................................................................................................... 60 3.2. Phương hướng phát triển về văn hóa ở huyện đảo Lý Sơn...................... 65 3.3. Giải pháp thực hiện chính sách phát triển văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn trong thời gian tới .................................................................................... 68 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lý Sơn là một huyện đảo nằm trên vùng biển Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, trong phạm vi 15o32’04’’ đến 15o38’14’’vĩ độ Bắc và 109o05’04’’ đến 109o14’12’’ kinh độ Đông. Với đặc thù là huyện đảo nằm án ngữ trên tuyến đường từ Bắc vào Nam, là con đường ra Biển Đông của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung qua cửa khẩu Dung Quất, là một trong những của ngõ ra biển của các tuyến hành lang Đông - Tây nối với tuyến hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Tuy là một đảo nhỏ nhưng Lý Sơn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Đảo Lý Sơn được hình thành dưới sự kiến tạo địa chấn phun trào nham thạch của núi lửa cách đây khoảng 25 đến 30 triệu năm tục danh là Cù Lao Ré. Vẻ đẹp do thiên tạo với cấu trúc địa chất gắn liền với lịch sử hình thành vỏ trái đất tạo cho Lý Sơn sự độc đáo riêng từ sự hình thành của 5 miệng núi lửa, các vách núi xung quanh đảo giáp mặt nước biển...hình thành những danh lam thắng cảnh, những tuyệt tác thiên nhiên giữa biển [32] như Hang Câu, chùa Hang, chùa Đục, miệng núi lửa Giếng Tiên và Thới Lới, cổng Tò Vò, hang Kẻ cướp (xã An Bình), giếng Vua (giếng Gia Long), Hòn Đụn, các vách núi dựng đứng với chiều cao hàng trăm mét so với mặt nước biển và mới đây nhất còn phát hiện “cổng Tò Vò” dưới biển, … tạo nên vẻ đẹp kì diệu cho hòn đảo còn tương đối nguyên sơ này. Lý Sơn Về mặt hành chính, khu vực đảo Lý Sơn được tổ chức thành đơn vị cấp huyện: Huyện đảo Lý Sơn có 3 xã An Vĩnh, An Hải (trên đảo Lớn) và xã An Bình (trên đảo Bé). Có khoảng 60% dân số sống bằng nghề biển, 30% sống bằng nghề nông, còn lại sống bằng các ngành nghề khác. Lý Sơn đang còn lưu trữ một nền văn hoá dân gian mang đầy bản sắc 1 dân tộc, độc đáo của vùng ven biển miền Trung và các di tích lịch sử quan trọng liên quan đến chủ quyền quốc gia và nhiều thắng cảnh hoang sơ chưa được giữ gìn, bảo tồn và khai thác hiệu quả. Trong những năm qua, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã được Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển về kinh tế, an ninh - quốc phòng, tuy nhiên trên lĩnh vực phát triển văn hóa chưa được quan tâm đúng mức, nhất là trong việc triển khai thực hiện chính sách phát triển văn hóa để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và phát triển con người của địa phương, góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập toàn cầu, sự bùng nổ về công nghệ thông tin, … thì những thách thức mới trong phát triển văn hóa đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhằm đảm bảo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của huyện đảo Lý Sơn nói riêng và của Việt Nam nói chung. Từ những thành công và cả những hạn chế trong thực tiễn phát triển văn hóa của Lý Sơn, đề tài sẽ làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận, đề ra các mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển văn hóa ở Lý Sơn nói riêng và nước ta nói chung. Với những lý do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Chính sách phát triển văn hóa từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” để làm luận văn tốt nghiệp cao học chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu Lý Sơn từ nhiều góc độ về di sản vật thể, phi vật thể, lịch sử, du lịch… Nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về chính sách phát triển văn hóa ở huyện đảo Lý Sơn. Đối với Lý Sơn, đã có những công trình, hội thảo, khảo cứu về văn hóa, lịch sử, du lịch như sau: 2 - Một số nghi lễ, phong tục về Hải đội Hoàng Sa trên biển đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, của Dương Thị Thanh Huyền (2011), Đề tài tốt nghiệp, Hà Nội. - Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, của Nguyễn Nhã (1992), Luận án Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả nghiên cứu về lịch sử hình thành đảo Hoàng Sa và Trường Sa, về việc ra đời đội Hoàng Sa tại Lý Sơn. - Lý Sơn - Đảo du lịch lí tưởng, của Lê Trọng chủ biên (2007), Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội. - Chính sách phát triển du lịch từ thực tiễn huyện đảo Lý Sơn, của Nguyễn Hồng Phong (2014), Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Hà Nội. - Cơ sở văn hóa Việt Nam, của Trần Ngọc Thêm (1999), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. - Nghiên cứu bảo tồn và định hướng phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể ở huyện Lý Sơn, của Nguyễn Thanh Tùng và cộng sự (1999 - 2000), Đề tài nghiên cứu khoa học, Quảng Ngãi. Trong đó chủ yếu nói về các di tích lịch sử - văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn. Bên cạnh đó, còn có các nguồn tư liệu là các văn bản của cơ quan Nhà nước, các văn kiện của Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ngãi, của huyện Lý Sơn và các nguồn thông tin chính thống khác...thể hiện khá bao quát về tình hình phát triển văn hóa ở Lý Sơn. Đây là nguồn tư liệu quan trọng để luận văn có cơ sở đánh giá về thực trạng và đề xuất các giải pháp có liên quan. Mặt khác, vấn đề nghiên cứu chủ yếu của đề tài là những lý luận mang tính chất chuyên ngành về văn hóa, các quan điểm, đường lối của Đảng và địa phương về phát triển văn hóa... Đây vừa là những tài liệu quý gợi cho học viên nhiều ý tưởng giúp triển khai và làm cơ sở lý luận để luận văn đối chiếu, đánh giá cụ thể về thực trạng phát triển văn hóa ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 3 Tóm lại, đề tài nghiên cứu về Lý Sơn chưa nhiều và chủ yếu nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, du lịch. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về chính sách phát triển văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhận thức lý luận chuyên ngành, đề tài đánh giá một cách tổng quát thực trạng thực hiện và các vấn đề còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn và của Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận liên quan đến chính sách phát triển văn hóa. - Đánh giá, phân tích thực trạng chính sách phát triển văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển văn hóa trong thời gian đến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến chính sách phát triển văn hóa ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: huyện Đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. - Phạm vi về thời gian: từ năm 1998 đến 2015 và định hướng đến năm 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp so 4 sánh; thống kê, điều tra, khảo sát thực tế; phân tích, tổng hợp xử lý thông tin nhằm minh chứng cho những luận điểm của Luận văn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: Phân tích và tổng hợp, được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, ban ngành đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề chính sách phát triển văn hóa ở nước ta nói chung và thực tế huyện đảo Lý Sơn nói riêng. Đồng thời, thu thập các tài liệu của các tổ chức và học giả quốc tế liên quan đến đề tài trong thời gian qua. Thu thập, tìm hiểu và vận dụng các lý thuyết của ngành chính sách xã hội liên quan đến vấn đề chính sách văn hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Đề tài vận dụng, bổ sung lý thuyết khoa học Chính sách công để làm rõ vấn đề khoa học và thực tiễn của một chính sách cụ thể là: chính sách phát triển văn hóa. - Đề tài cung cấp những nghiên cứu, tư liệu, khảo sát thực tế tại huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, qua đó góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận của khoa học Chính sách công. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Qua thực tiễn nghiên cứu chính sách phát triển văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi, chỉ ra được những khó khăn, hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách, đồng thời kết quả nghiên cứu giúp cho Lãnh đạo UBND tỉnh và UBND huyện, các bộ phận liên quan, các nhà hoạch 5 định chính sách có cơ sở khoa học và thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh chính sách và tổ chức thực hiện chính sách phát triển văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn một cách hiệu quả hơn. - Hoàn thiện những chính sách của Nhà nước và địa phương về chính sách phát triển văn hóa và làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu về chủ đề này. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về chính sách phát triển văn hóa ở Việt Nam. Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển văn hóa tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển văn hóa trong thời gian tới 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM 1.1. Các khái niệm văn hóa, chính sách và chính sách phát triển văn hóa 1.1.1. Khái niệm văn hóa Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical review of concept and definitions, trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp. [22] “Điều đặc biệt là các định nghĩa ấy có xu hướng tăng dần theo thời gian. Chẳng hạn, theo Kroeber và Kluckholn, số lượng định nghĩa về khái niệm văn hóa xuất hiện, từ năm 1871 đến 1920, là sáu; trong thập niên 1920, là 22; trong thập niên 1930, là 35; còn trong thập niên 1940, là một trăm. Theo chiều hướng phát triển ấy, người ta có thể đoán số lượng các định nghĩa mới về văn hóa kể từ lúc Kroeber và Kluckhohn xuất bản công trình nghiên cứu của họ hẳn còn nhiều hơn nữa. Giới nghiên cứu thường sắp xếp các định nghĩa ấy theo một số khuynh hướng chính như sau: Theo đề tài (topical approaches): nhìn văn hóa theo từng phạm trù như tôn giáo, ẩm thực, văn học, điêu khắc, kiến trúc, v.v... Theo lịch sử (historical approaches): nhìn văn hóa như một truyền thống hay di sản vốn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo cách ứng xử (behavioural approaches): nhìn văn hóa như những phong thái ứng xử được học tập và chia sẻ trong một cộng đồng. Theo chức năng (functional approaches): nhìn văn hóa như những cách thức ứng xử nhằm thích nghi hoặc đối phó lại môi trường và những điều kiện 7 sống nhất định. Theo quy phạm (normative approaches): nhìn văn hóa như những lý tưởng hoặc quy luật cần thiết cho cuộc sống. Theo tâm thức (mental approaches): nhìn văn hóa như những thói quen được di truyền từ đời này sang đời khác. Theo cấu trúc (structural approaches): nhìn văn hóa như hệ thống các biểu tượng, ý tưởng và thực hành. Theo biểu tượng (symbolic approaches): nhìn văn hóa như một hệ thống ý nghĩa tuy mơ hồ nhưng được cả xã hội chia sẻ. Trong tất cả các khuynh hướng ấy, quan niệm được nhiều nhà nhân học và văn hóa học đồng ý và sử dụng nhiều nhất là quan niệm cho văn hóa, trước hết, là một hệ thống biểu trưng và ý nghĩa (system of symbols and meanings) mà một cộng đồng đã tạo ra, và đến lượt nó, góp phần tạo ra cộng đồng, trong đó, mọi người tồn tại không phải như những cá nhân riêng lẻ mà là những thành viên của cộng đồng. Tất cả đều sử dụng một khung nhận thức và một bảng tiêu chí chung để diễn dịch và đánh giá thực tại, để phán đoán quan hệ giữa người và người, từ đó, phân biệt thiện và ác, đạo đức và vô luân, đẹp và xấu, hay và dở, những điều thích và những điều không thích, v.v... Chính trên cơ sở hệ thống biểu tượng và ý nghĩa như vậy, người ta mới dần dần tạo dựng và củng cố các hệ thống niềm tin và giá trị; và trên cơ sở các hệ thống niềm tin và giá trị ấy, xây dựng các hệ thống thiết chế xã hội và chính trị cũng như các phong cách ứng xử, bao gồm từ ngôn ngữ thân thể đến cách ăn mặc, ăn uống và các phong tục tập quán khác; cuối cùng, dần dần hình thành các sản phẩm văn hóa như văn học, âm nhạc, nghệ thuật, văn hóa dân gian, v.v...”[19] Theo cựu Tổng Giám đốc UNESCO (1987 - 1999) Federico Mayor đã nêu: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ 8 cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”. Theo tuyên bố của UNESCO năm 1982 về những chính sách văn hóa tại Hội nghị quốc tế do UNESCO chủ trì từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982 tại Mêhicô: - Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. - Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặt biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân. Theo Trần Ngọc Thêm “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”,.. [21] Tóm lại, có rất nhiều khái niệm về văn hóa, tuy nhiên năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa mới tương đối toàn diện về văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, 9 phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”. [30] 1.1.2. Khái niệm về chính sách Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. [8] Trong tài liệu chuyên khảo về Chính sách công do Học viện Khoa học xã hội xuất bản, Chính sách công được định nghĩa: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách, nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định”. [31] 1.1.3. Khái niệm về chính sách văn hóa Theo UNESCO thì “Chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động, các cách thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật”. Hội nghị của các chuyên gia văn hóa tại Monaco năm 1967 đã đưa ra khái niệm về chính sách văn hóa như sau: “Chính sách văn hóa là một tổng thể những thực hành xã hội hữu thức và có suy tính kỹ về những can thiệp hay không can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động văn hóa nhằm vào việc đáp ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân, bằng cách sử dụng tối ưu tất cả những nguồn vật chất và nhân lực, mà một xã hội nào đó sắp đặt vào một thời điểm thích hợp”. 10 Các chính sách văn hóa đều là các thực hành Nhà nước dựa trên các nguồn lực về tài chính, vật lực, nhân lực trong những điều kiện có thể có của thời điểm đó. Các tổ chức văn hóa dựa vào các nguồn lực này để triển khai các hoạt động thực thi chính sách. Vì vậy, để can thiệp vào văn hóa Nhà nước cần có những công cụ khác nhau gồm: luật pháp và các phương pháp hành chính; ngân sách và hệ thống thuế, trong đó, các bộ luật, luật, văn bản pháp quy; cách thức đầu tư từ ngân sách, hệ thống thuế là những công cụ quan trọng nhất để quản lý, điều hành sự phát triển của văn hóa theo mục tiêu đã xác định. Trong bối cảnh Việt Nam, khái niệm chính sách văn hóa đã được xác định dựa trên các quan niệm về văn hóa, về vai trò của văn hóa trong đấu tranh giành độc lập và phát triển đất nước, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Xác định được văn hóa là một trong những trụ cột trong công cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước. Hiện nay, Đảng đã xác định phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển kinh tế là chủ trương rất đúng đắn và phù hợp. Vì như chúng ta đều biết, phát triển văn hóa và phát triển kinh tế có mối liên hệ bản chất nhưng không phải là đồng nhất. Đời sống văn hóa có sự phát triển độc lập tương đối. Thay đổi kinh tế sẽ làm thay đổi văn hóa, song văn hóa cũng có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. Một nền văn hóa chưa có cơ chế phát triển những năng lực tiềm tàng của cá nhân, chưa có cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ cho thương mại, tiềm ẩn rất nhiều thành kiến và lối sống tiểu nông... chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế thị trường và hôi nhập quốc tế. Ngược lại, nếu một nền văn hóa đã xác lập được những hệ thống chuẩn mực, luật pháp rõ ràng minh bạch, ổn định, dễ hiểu, có cơ chế gìn giữ nội lực, duy trì được những nguồn nhân lực, tài lực, trí lực... sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế. Do đó, phạm vi điều chỉnh trong chính sách văn hóa 11 của chúng ta trước hết phải làm cho cả kinh tế lẫn văn hóa đều phát triển. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (1991) đã xác định nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Như vậy, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là một nhiệm vụ trọng yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được bổ sung, phát triển đầy đủ và phong phú hơn trong các văn kiện của Đảng sau này. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ: “Nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. [3] Tháng 7/2004, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã ra Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong những năm sắp tới. Đại hội lần thứ X của Đảng (4/2006) khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. [4] Theo nghĩa rộng về văn hóa được nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa tán thành thì Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất, tinh thần do lao động của con người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định, tích lũy lại, tạo ra bản sắc 12 riêng của từng tộc người, từng xã hội. Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần “qua hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc”. Qua đó có thể xây dựng khái niệm về chính sách phát triển văn hóa chung phù hợp với đặc điểm của Việt Nam như sau “Chính sách phát triển văn hóa là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu, công cụ chính sách và giải pháp để giải quyết các vấn đề có liên quan đến phát triển văn hóa theo các mục tiêu đã xác định trên cơ sở vận dụng các điều kiện vật chất và tinh thần sẵn có của xã hội”. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào đổi mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định đường lối xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm này đánh dấu sự phát triển tư duy lý luận của Đảng, đồng thời cũng là kết quả tổng kết thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng trong 85 năm qua. Nhận thức toàn diện và sâu sắc về phương hướng, đặc trưng, nhiệm vụ và các giải pháp để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những yêu cầu cấp bách và cần thiết để tạo nên sự thống nhất và đồng thuận xã hội, tạo động lực cho việc triển khai và thực hiện các nghị quyết của Đảng về lĩnh vực văn hóa trong thời kỳ đổi mới và hội nhập với thế giới sâu rộng như hiện nay. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để chúng ta kế thừa những quan điểm và thành tựu lý luận này để xây dựng 13 và phát triển văn hoá Việt Nam trong thời gian đến. 1.2. Vấn đề chính sách phát triển văn hóa 1.2.1. Vai trò của chính sách văn hóa Trong vài thập kỷ trước đây, có một số quốc gia cho rằng chỉ cần tăng trưởng kinh tế với việc sử dụng cơ chế kinh tế thị trường cùng với việc phát triển sử dụng khoa học công nghệ cao là có sự phát triển. Sau một thời gian thực hiện, kết quả cho thấy các quốc gia đó đạt được một số mục tiêu về tăng trưởng kinh tế nhưng đã vấp phải sự xung đột gay gắt trong xã hội, sự suy thoái về đạo đức và văn hóa ngày càng tăng. Từ đó, kinh tế phát triển chậm lại, mất ổn định xã hội tăng lên, làm phá sản của các kế hoạch phát triển kinh tế và đất nước rơi vào tình trạng suy thoái, không phát triển được. Đây là quan niệm phát triển nhanh bằng cách hi sinh các giá trị văn hóa - xã hội cho sự phát triển. Hiện nay, các lý thuyết hiện đại đã được chứng minh trong thực tiễn nhấn mạnh về trụ cột cho sự phát triển bền vững gồm có ba yếu tố là kinh tế thị trường, Nhà nước và xã hội dân sự. Trong khi kinh tế thị trường có chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế tạo ra của cải vật chất cho xã hội, xã hội dân sự giải quyết các vấn đề vi mô của nhóm xã hội, cộng đồng thì Nhà nước đóng vai trò điều tiết vĩ mô các mối quan hệ xã hội, xây dựng thể chế phát triển, tổ chức các hoạt động kinh tế vĩ mô, đối nội, đối ngoại…Trong ba yếu tố này, chính sách của Nhà nước trong việc định hướng phát triển, xây dựng các mô hình, tập trung nguồn lực của mọi lực lượng xã hội để phát triển một lĩnh vực nào đó của xã hội là quan trọng và mang tính quyết định sự thành công của chính sách. Tuy nhiên cũng cần có sự tham gia của xã hội dân sự trong thực hiện chính sách của Nhà nước Các thay đổi lớn của xã hội đều có nguồn gốc từ sự thay đổi chính sách, mở đường cho những thể chế mới đi vào cuộc sống. Công cuộc đổi mới của 14 Việt Nam từ năm 1986 đã là chứng minh cho sự đi trước của chính sách trong sự phát triển của đất nước, khắc phục được khủng hoảng kinh tế - xã hội, huy động và phát huy được nguồn lực của xã hội, giải quyết được các xung đột, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết được các vấn đề an sinh xã hội. Đồng thời coi trọng và phát triển văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân, xem văn hóa là động lực cho sự phát triển. Vì các chính sách văn hóa đã thể hiện được các vai trò sau: Một là, định hướng phát triển cho toàn bộ đời sống văn hóa hay từng lĩnh vực của văn hóa nghệ thuật. Hai là, điều hòa các mâu thuẫn, các vấn đề phát sinh mang tính tiêu cực trong quá trình phát triển văn hóa. Ba là điều tiết sự phát triển bằng các công cụ chính sách được thể hiện được tính minh bạch, công khai và hệ thống các cơ quan công quyền về văn hóa hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Bốn là, thể hiện các ưu tiên trong phát triển thông qua ưu tiên đầu tư cho mỗi lĩnh vực trong từng thời kỳ, thông qua tài trợ của Nhà nước, các chính sách thuế, ưu đãi và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân về phí, lệ phí đối với các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. Năm là, tập trung các nguồn lực cho phát triển văn hóa bằng các chương trình, kế hoạch và dự án phát triển của từng giai đoạn, của mỗi lĩnh vực văn hóa không dàn trải và có định hướng phù hợp với đặc thù của từng dân tộc, từng vùng, miền. Sáu là, hạn chế các xu hướng phát triển văn hóa không có lợi cho tiến trình phát triển, kiểm soát, kiểm duyệt các tác phẩm văn hóa độc hại, đi ngược lại thuần phong, mỹ tục và các giá trị tích cực của văn hóa. Tuy nhiên sự can thiệp của Nhà nước nên mang tính định hướng bằng chính sách, các nguồn lực và các công cụ quản lý để phát triển văn hóa theo 15 hướng tích cực. Bởi vì, nếu chính sách văn hóa sai lầm, đi ngược lại với thực tiễn khách quan sẽ không tạo ra môi trường kích thích sự sáng tạo và phát huy các khả năng tiềm ẩn của con người, sẽ làm cản trở sự phát triển của văn hóa nói riêng và của cả xã hội nói chung. 1.2.2. Các đặc tính của chính sách văn hóa Cũng như các loại chính sách khác như chính sách chính trị, chính sách kinh tế, chính sách xã hội…, chính sách văn hóa cũng thực hiện mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của xã hội, bởi vì văn hóa là môi trường để nuôi dưỡng sự sáng tạo của con người, định hướng cho con người đến chân - thiện - mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp), là một trong những nền tảng của xã hội. Văn hóa hiện đại có tính bao quát, liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề và nhiều thành phần trong xã hội để thúc đẩy các tiến trình dân chủ nên không thể sử dụng các biện pháp mang tính răn đe, ép buộc, trừng phạt … mà là mang tính bảo trợ, hỗ trợ, thúc đẩy và hạn chế tính chất hành chính. Bên cạnh đó, chính sách văn hóa mang tính “nhạy cảm” do nó có tác động đến một bộ phận trí thức có trình độ cao, đến giai cấp tinh hoa trong xã hội có tính độc lập cao, nên trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách văn hóa cần thận trọng và có tính thuyết phục, tránh sự cưỡng ép. Cuối cùng, tuy có tính chất thúc đẩy, hỗ trợ, bảo trợ nhưng chính sách văn hóa cũng cần có sự can thiệp của Nhà nước mang tính định hướng, do Nhà nước chủ động thực hiện thông qua các hoạt động đầu tư, tài trợ, đặt hàng và sử dụng các công cụ hành chính nhưng phải đảm bảo sự cân bằng giữa Nhà nước và xã hội dân sự. 1.2.3. Các loại chính sách văn hóa - Xây dựng con người, lối sống văn hóa: nhằm xây dựng con người toàn diện, có đủ phẩm chất (về tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách văn hóa) đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan