Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của liên bang nga từ năm 2000...

Tài liệu Chính sách phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của liên bang nga từ năm 2000 đến nay

.PDF
113
375
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THANH HẢI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG CỦA LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THANH HẢI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG CỦA LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Mã số: 60310206 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Công Tuấn Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---***--- GIẤY XÁC NHẬN SỬA CHỮA LUẬN VĂN Kính gửi: PGS. TS. Hoàng Khắc Nam Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế (Mã số: 60310206). Tên em là Nguyễn Thanh Hải, học viên cao học khóa QH-2012-X, chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, Khoa Quốc tế học/Trường Đại học KHXH&NV. Em đã hoàn thành bảo vệ Luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, mã số 60310206 ngày 04 tháng 12 năm 2014 với đề tài: “Chính sách phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của Liên bang Nga từ năm 2000 đến nay”. Theo những đánh giá, nhận xét và kết luận của Hội đồng chấm luận văn ngày 04 tháng 12 năm 2014, luận văn của em đã được sửa chữa như sau: - Rút gọn, sửa lỗi diễn đạt tại các trang 01, trang 02, trang 50, trang 87-88 và trang 93-95. - Bổ sung phần giới thiệu tổng thể về tổ hợp CNQP LB Nga tại trang 23, bổ sung phần tác động tiêu cực đối với LB Nga tại trang 85 và đối với quốc tế tại trang 86-87. - Chỉnh sửa tiêu đề của Chương 2 thành: Nội dung và quá trình thực hiện chính sách phát triển ngành CNQP của LB Nga từ năm 2000 đến nay (6/2014) và tên các tiểu mục 2.1. Giai đoạn 2000-2008, tiểu mục 2.2. Giai đoạn 2008-nay: tháng 6/2014. - Sửa chữa một số lỗi chính tả do đánh máy. - Chỉnh sửa cách trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo trong luận văn. Nay em làm đơn này kính đề nghị PGS.TS. Hoàng Khắc Nam - Chủ tịch Hội đồng xác nhận việc bổ sung nói trên của em đã tuân thủ theo đúng yêu cầu. Em xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng PGS. TS. Hoàng Khắc Nam tháng 12 năm 2014 Học viên Nguyễn Thanh Hải LỜI CẢM ƠN! Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS. TS. Đinh Công Tuấn – Nghiên cứu viên Cao cấp Viện nghiên cứu Châu Âu đã hướng dẫn em với sự tận tình và trách nhiệm cao trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa Quốc tế học, tới quý thầy cô giáo, Phòng Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn/Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho em những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Thủ trưởng Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tham mưu/Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Thủ trưởng và các cán bộ Phòng Hợp tác Quốc tế/Bộ Tham mưu đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tôi theo học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn/Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuối cùng, xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn ủng hộ và là nguồn động viên lớn lao giúp tôi có thể hoàn thành khóa học này. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Hải MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của Luận văn …………………………………........................1 2. Tình hình nghiên cứu ………………………….……………………………..2 3. Nguồn tư liệu của Luận văn ……………………………………………….…5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn……………………5 5. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn………………….6 6. Những đóng góp khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Luận văn………………7 7. Kết cấu Luận văn……………………………….……………………………..7 Chương 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH (TỔ HỢP) CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG CỦA LIÊN BANG NGA....................................................................................................... 9 1.1. Các nhân tố quốc tế....................................................................................9 1.1.1 Bối cảnh quốc tế...................................................................................9 1.1.2. Chính sách an ninh quốc phòng của Mỹ, NATO và một số nước lớn khác trên thế giới.................................................................................11 1.2. Các nhân tố trong nước............................................................................14 1.2.1. Đặc điểm địa - chính trị......................................................................14 1.2.2. Chiến lược an ninh quốc phòng..........................................................16 1.2.3. Điều kiện kinh tế................................................................................18 1.3. Khái quát về ngành (tổ hợp) công nghiệp quốc phòng của Liên Xô trước đây và của Liên bang Nga hiện nay....................................................20 1.3.1. Đặc trưng của ngành (tổ hợp) công nghiệp quốc phòng Liên Xô trước đây......................................................................................................20 1.3.2. Đặc trưng của ngành (tổ hợp) công nghiệp quốc phòng Liên bang Nga hiện nay.......................................................................................21 a) Chủ trương, quan điểm và mục tiêu phát triển...................................21 b) Cơ cấu, tổ chức...................................................................................22 c) Cơ chế quản lý....................................................................................23 d) Năng lực sản xuất...............................................................................27 e) Xu hướng phát triển............................................................................29 Tiểu kết Chương 1..............................................................................................31 Chương 2: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCHPHÁT TRIỂN NGÀNH (TỔ HỢP) CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG CỦA LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY (6/2014)..............................................................................................................32 2.1. Giai đoạn 2000 – 2008..............................................................................32 2.1.1. Mục tiêu, phương hướng....................................................................32 2.1.2. Thực trạng phát triển..........................................................................37 2.1.3. Thành tựu và hạn chế.........................................................................42 2.2. Giai đoạn 2008 - nay: 6/2014...................................................................48 2.2.1. Mục tiêu, phương hướng....................................................................48 2.2.2. Thực trạng phát triển..........................................................................55 2.2.3. Thành tựu và hạn chế..........................................................................63 2.3. So sánh hai giai đoạn 2000-2008 và 2008 - nay (6/2014).......................69 2.3.1. Tương đồng.........................................................................................69 2.3.2. Khác biệt.............................................................................................72 Tiểu kết Chương 2..............................................................................................75 Chương 3: TRIỂN VỌNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH (TỔ HỢP) CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG LIÊN BANG NGA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ...................................................................................................................... 76 3.1. Triển vọng đến năm 2020........................................................................76 3.1.1. Triển vọng...........................................................................................75 3.1.2. Thuận lợi.............................................................................................78 3.1.3. Khó khăn............................................................................................81 3.2. Các tác động..............................................................................................83 3.2.1. Đối với LB Nga....................................................................................84 3.2.1. Đối với quốc tế....................................................................................87 3.3. Một số gợi mở cho Việt Nam...................................................................88 3.3.1. Gợi mở về mô hình.............................................................................90 3.3.2. Gợi mở về việc xây dựng công nghiệp quốc phòng gắn với xây dựng kinh tế.................................................................................................92 Tiểu kết Chương 3............................................................................................100 KẾT LUẬN……………………………………………………………........101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………….....103 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1 ABM Anti-Ballistic Missiles Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo 2 BRIC Group Brasil, Russia, India, China Nhóm 4 nền kinh tế mới nổi: Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc 3 CEBR Centre for Economics and Business Research Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh của Anh 2 CNQP 3 EU European Union Liên minh châu Âu 4 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm kinh tế quốc nội 5 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 6 LB Liên bang 7 NATO North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương 8 NMD National Missile Defense Hệ thống phòng thủ chống tên lửa 9 OSCE Organization for Security and Co-operation in Europe Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu 10 PCI Provincial Compativeness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh 11 PPP Purchasing Power Parity Ngang giá sức mua 12 SNG Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarstv Cộng đồng các quốc gia độc lập 13 USD United States Dollar Đồng Đô la Mỹ Công nghiệp quốc phòng DANH MỤC BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ XUẤT KHẨU VŨ KHÍ CỦA TỔ HỢP CNQP LB NGA Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả xuất khẩu vũ khí của tổ hợp CNQP LB Nga giai đoạn 2000 – 2008………………………………………………………………………46 Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả xuất khẩu vũ khí của tổ hợp CNQP LB Nga giai đoạn 2009 – 2013……………………………………………………………………….66 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn Đề tài của Luận văn Ngày nay, đất nước ta đang thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới; trong đó, chúng ta phải độc lập tự chủ xây dựng nền công nghiệp quốc phòng (CNQP) trong điều kiện Việt Nam đã và đang tham gia sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Để lựa chọn được con đường xây dựng và phát triển ngành CNQP đúng đắn, chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm và hợp tác chặt chẽ với các nước có nền khoa học công nghệ và CNQP phát triển trên thế giới, đặc biệt là với Liên bang (LB) Nga, một đất nước có tiềm lực khoa học kỹ thuật, công nghệ và nền CNQP phát triển hàng đầu thế giới. Trên thực tế, Việt Nam đã có mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với Liên Xô trước đây và LB Nga hiện nay. Liên Xô đã dành cho Việt Nam sự giúp đỡ vô cùng to lớn trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước giai đoạn sau khi chiến tranh kết thúc. Đến nay, giữa Việt Nam và LB Nga đã thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hai bên đã và đang triển khai hợp tác hiệu quả trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, CNQP. Ngành CNQP của LB Nga (còn gọi là tổ hợp CNQP) đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm sau sự kiện Liên Xô bị tan rã và những năm đình trệ dưới chính quyền của Tổng thống Bô-rít En-xin. Từ năm 2000 trở lại đây, Tổng thống Vla-đimir Pu-tin và Tổng thống Đi-mi-tri Mét-vê-đép (2008-2012) đang cố gắng đưa nước Nga một lần nữa trở về vòng quay lịch sử. Với hạt nhân Âu - Á trong đường lối chính trị của mình, Chính phủ Nga còn muốn lôi kéo các quốc gia khác vào vòng quay này. Nhìn lại khoảng thời gian rất ngắn, chỉ trong hơn một thập kỷ, tổ hợp CNQP của LB Nga đã có những bước tiến vượt bậc, trụ vững trước những khó khăn kinh tế trong nước, vượt qua khủng hoảng kinh tế thế giới, đã đảm bảo cung cấp các loại vũ khí, trang thiết bị hiện đại cho Quân đội Nga đáp ứng được tình hình tác chiến hiện nay và xuất khẩu ra thị trường thế giới với khối lượng và chất lượng hàng đầu thế giới, góp phần quan trọng vào việc củng cố, nâng cao cho vị thế nước Nga trên trường quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu chính sách phát triển tổ hợp CNQP của LB Nga giai đoạn từ năm 2000 đến nay có tầm quan trọng đối với ngành CNQP của nước ta. Từ những kinh nghiệm thực tiễn được đúc rút ra với những thành công, hạn chế trong quá trình xây dựng, phát triển tổ hợp CNQP của LB Nga; cùng 1 với những nghiên cứu, đánh giá khách quan theo điều kiện cụ thể của LB Nga và sự liên hệ với điều kiện xây dựng và phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để nghiên cứu, lựa chọn và đề xuất một số định hướng chiến lược trong xây dựng và phát triển ngành CNQP của Việt Nam phù hợp với điều kiện mới. 2. Tình hình nghiên cứu a) Tình hình nghiên cứu trong nước: Tại Việt Nam, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách phát triển CNQP của LB Nga, nhiều bài viết phân tích, đánh giá được đăng trên Tạp chí Khoa học Quân sự, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại, trên các trang web và trang báo điện tử... Cuốn tài liệu chuyên khảo “Một số vấn đề về tổ hợp công nghiệp quốc phòng” của Viện Chiến lược Quân sự/Bộ Quốc phòng (2010) là cuốn sách giới thiệu khái quát chung về tổ hợp CNQP của một số nước trên thế giới trong đó có tổ hợp CNQP của Liên Xô (trước đây) và LB Nga. Bài viết Về Chương trình “Trang bị vũ khí 2011 - 2020” và “Phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đến năm 2020” (Vũ Hữu, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại, số 11/2012, tr 90-94) là một bài tổng hợp tương đối đầy đủ về thực tế, nhu cầu trang bị của Quân đội Nga thời gian năm 2010 - 2012 và khả năng đáp ứng, triển vọng phát triển của tổ hợp CNQP LB Nga đến năm 2020. Bên cạnh các bài viết về tổ hợp CNQP của LB Nga, còn có một số tài liệu, bài viết giới thiệu về những điều chỉnh chiến lược của chính sách an ninh – quốc phòng của LB Nga giai đoạn hiện nay và các tác động lên chính sách phát triển liên quan đến ngành CNQP Nga như bài “Những nét mới trong Học thuyết quân sự của Liên bang Nga” và “Bước đột phá trong cải cách quân sự của Liên bang Nga” (Hà Khoa, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại số 7 và số 11/2011) và các bài viết “Một số điều chỉnh trong chính sách quốc phòng, an ninh của LB Nga” (Lê Xuân Hòa, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại, số 8/2012), bài viết “Nga thúc đẩy các bước cải cách quân sự mới”, (Quang Đức, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại, số 3/2012)... b) Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Tại LB Nga, đã có nhiều bài viết về tổ hợp CNQP của các học giả, các sỹ quan cao cấp trong Quân đội Nga đã được dịch sang tiếng Việt. Bên cạnh các bài viết nói về chính sách phát triển CNQP LB Nga, thì trong các Thông điệp Liên bang hàng năm của tổng thống Nga, các bài phát biểu của tổng thống tại các hội nghị hoặc với báo chí cũng có đề cập đến các nội dung liên quan đến phát triển CNQP. Các nguồn tài liệu nêu trên đã giới thiệu và cung cấp thông tin về nhiều khía cạnh khác nhau trong chính sách cải tổ, phát triển CNQP LB Nga. Tuy nhiên, 2 các công trình nêu trên đa phần là các bài viết được đăng tải trên các báo, tạp chí quân sự phản ánh những cách nhìn, đánh giá khác nhau về cải tổ, chính sách phát triển tổ hợp CNQP của Liên Xô trước đây và của LB Nga hiện nay. Bài viết “Bộ mặt mới của công nghiệp quốc phòng Nga” (V. Đe-ni-xốp, báo Nga “Sao đỏ”, 01/11/2001) đã đề cập đến bối cảnh, thực trạng của tổ hợp CNQP Nga đầu thế kỷ 20 và các định hướng quan trọng phát triển CNQP của LB Nga được nêu ra tại Hội nghị liên tịch của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng An ninh LB Nga cuối năm 2001. Bài viết “Cải tổ các xí nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga” (V. Be-lư-sép, Thiếu tướng Hải quân, Tuyển tập Hải quân Nga, số 8/2003) là bài viết đề cập tương đối rõ thực trạng của ngành CNQP Nga nói chung trong đó có ngành đóng tàu và đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển năng lực sản xuất của các xí nghiệp CNQP Nga đáp ứng yêu cầu trang bị vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật cho Quân đội Nga và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bài viết “Các ưu tiên của Nga trong thương mại quân sự” (V. Lya-xchen-cô, Tạp chí Nga “Military Parade” số 5/2000) và bài “Cải tổ nền công nghiệp quốc phòng Nga” (S. Su-lu-nốp, Tạp chí Nga “Military Parade” số 5-6/2008) đi sâu phân tích những khó khăn, hướng giải quyết và quá trình triển khai những cải cách mang tính đột phá của Chính phủ Nga về thực hiện chính sách ưu tiên nhằm thúc đẩy xuất khẩu vũ khí, trang thiết bị của tổ hợp CNQP Nga ra thị trường thế giới. Ngoài những bài viết mang tính trọng tâm vào cải tổ CNQP LB Nga của các học giả người Nga, còn có những tài liệu, bài viết, ấn phẩm của các tác giả nước ngoài như cuốn “Mét-vêđép và Pu-tin bộ đôi quyền lực” (Hình Quảng Trình và Trương Kiến Quốc, NXB Từ điển Bách khoa, 2009) đã phân tích mọi mặt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội,... nước Nga trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2008 với những chính sách cải cách mang tính quyết định do Tổng thống Pu-tin khởi xướng và các tác động, ảnh hưởng của các chính sách cải cách này tới các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh - quốc phòng LB Nga nói chung và CNQP nói riêng, Các nguồn tài liệu bằng tiếng Anh về tổ hợp CNQP của LB Nga: Tạp chí IHS Jane’s của Anh (IHS Global Limited 2012) có bài viết “Russian Federation – Defence Industry” giới thiệu về CNQP LB Nga (trang 206-209) với các thông tin chung về chính sách phát triển và các số liệu liên quan đến chi tiêu, mua sắm và xuất nhập khẩu vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật quân sự trong giai đoạn 2008 - 2010. Bài viết “Russian Military Industrial Complex” của tác giả I-ri-na By-strô-va gồm 20 trang được đăng tải trên trang www.helsinki.fi dạng PDF giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành, phát triển, những thành tựu đạt được, hạn chế tồn tại của tổ hợp CNQP theo từng giai 3 đoạn từ năm 1930 đến năm 2010. Bài viết “The Soviet and Russian Military-Industrial Complex: Different approaches common conclusion” của Viện nghiên cứu Lơn-đơn về Đông Âu và Sla-vơ (University colledge London School of Slavonic and East European Studies London) đăng trên trang www.banrepcultural.org lại có cách tiếp cận khác một cách tổng thể đề cập về quyền sở hữu, về cơ cấu vận hành cũng như nguồn nhân lực của tổ hợp CNQP từ thời kỳ Liên Xô và những chuyển đổi sau khi Liên Xô sụp đổ... c) Nhận xét và dự kiến nghiên cứu mới trong Luận văn Có thể thấy rằng đã có rất nhiều nghiên cứu về chính sách phát triển tổ hợp CNQP LB Nga, đặc biệt là từ thời gian hai nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống V. Pu-tin, tuy có khác nhau về quy mô công trình, phạm vi nghiên cứu nhưng tất cả đều đi đều thống nhất rằng các chính sách của chính quyền Tổng thống V. Pu-tin và Tổng thống Đ. Mét-vê-đép đã giúp cho LB Nga có những thay đổi tích cực đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh và CNQP, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nước Nga ngày nay đang ngày càng lấy lại được vị thế và ảnh hưởng của mình đối với thế giới và khu vực. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, các tài liệu và bài viết nêu trên mới chỉ mang tính thống kê những số liệu, các sự kiện nổi bật tổ hợp CNQP của LB Nga đạt được trong từng giai đoạn ngắn hoặc trong một phạm vi, lĩnh vực hẹp trước thực trạng sức mạnh tổ hợp CNQP bị suy giảm nghiêm trọng và các khó khăn, thách thức đối với LB Nga trong bối cảnh tình hình an ninh, chính trị trên thế giới và trong nội tại nước Nga hiện nay. Dung lượng các bài viết còn ngắn, nội dung chưa được tổng kết, đúc kết thành hệ thống toàn diện, không có phân tích, đánh giá một cách tổng thể và còn chưa có tính khái quát cao để làm tư liệu tham khảo về định hướng phát triển CNQP các nước trên thế giới nói chung và LB Nga nói riêng. Chính vì vậy, với việc chọn đề tài này, tác giả mong muốn bổ sung thêm những nguồn tài liệu, góc nhìn mới đa chiều và toàn diện về chính sách phát triển tổ hợp CNQP của LB Nga giai đoạn từ năm 2000 đến nay (tháng 6/2014), có thể dùng làm tư liệu tham khảo về quá trình khôi phục và phát triển tổ hợp CNQP của LB Nga trong thời gian hơn một thập kỷ cùng với những đúc rút, gợi mở cho việc hoạch định ra chính sách phát triển ngành CNQP của Việt Nam. 3. Nguồn tư liệu của Luận văn Nghiên cứu chính sách phát triển ngành (tổ hợp) CNQP của LB Nga từ năm 2000 đến nay là một vấn đề mới mẻ, chưa được đề cập nhiều trong các ấn phẩm, tài liệu cụ thể, nên nguồn tư liệu nghiên cứu đề tài chủ yếu được khai thác trong cuốn 4 “Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ 21”; “Thông điệp Liên bang hàng năm” của các tổng thống Nga; sách chuyên khảo “Một số vấn đề về tổ hợp công nghiệp quốc phòng”, các tài liệu, các bài viết về chủ trương, chính sách, các chương trình, kế hoạch cải tổ tổ hợp CNQP của LB Nga đã dịch sang tiếng Việt, các bài viết nghiên cứu, phân tích về tổ hợp CNQP Nga của các tác giả Việt Nam được trình bày trên Tạp chí Khoa học Quân sự, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại, Thông tấn xã Việt Nam, các bài viết được đăng tải trên các trang web, trang báo điện tử và các tạp chí nước ngoài tiếng Anh, tiếng Nga. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận văn a) Cơ sở lý luận: - Vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân nói chung và xây dựng CNQP nói riêng. - Các văn kiện của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, của Bộ Quốc phòng: + Các Nghị quyết số 27-NQ/TW (Khóa IX) ngày 16/6/2003 và Nghị quyết số 06-NQ/TW (Khóa XI) ngày 16/7/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển CNQP đến năm 2010, năm 2020 và những năm tiếp theo. + Pháp lệnh CNQP của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 02/2008/PLUBTVQH ngày 26/01/2008. + Quyết định số 111/2009/QĐ-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục tham gia hoạt động CNQP. - Các bài viết, bài phát biểu của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề mà luận văn đề cập. b) Phương pháp nghiên cứu: Từ các nguồn tài liệu sưu tầm được, luận văn được vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gíc, phương pháp tổng hợp... Trong đó, phương pháp tổng hợp và phương pháp lịch sử là chủ yếu để giải quyết vấn đề chính của đề tài. Trên cơ sở đó, luận văn đã luận giải về sự hình thành các chính sách, quá trình triển khai và đánh giá kết quả đạt được về phát triển CNQP của LB Nga giai đoạn từ năm 2000 đến nay, góp phần làm sáng tỏ những điều chỉnh về chiến lược, chính sách, những giải pháp triển khai và những thay đổi tích cực, những thành tựu đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại của tổ hợp CNQP LB Nga. 5 Luận văn dựa trên các phương pháp chung của kinh tế chính trị Mác-xít và một số phương pháp nghiên cứu đang được vận dụng trong khoa học kinh tế và kinh tế quân sự quốc phòng. 5. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn a) Mục đích: Tìm hiểu định hướng, chính sách phát triển tổ hợp CNQP của LB Nga làm tiền đề cho việc đề xuất ra phương hướng, định hướng chiến lược trong xây dựng, phát triển ngành CNQP của Việt Nam. b) Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách phát triển tổ hợp CNQP LB Nga giai đoạn từ năm 2000 đến nay (tháng 6/2014), theo các nhiệm kỳ tổng thống của LB Nga: Tổng thống V. Pu-tin (2000 - 2008; 2012 - nay) và Tổng thống Đ. Mét-vê-đép (2008 - 2012) với các đường lối, chính sách cụ thể, thành tựu đạt được và những thách thức khó khăn. Luận văn sẽ trình bày và phân tích các nội dung sau: - Những nhân tố tác động đến chính sách phát triển tổ hợp CNQP của LB Nga giai đoạn từ năm 2000 đến nay (tháng 6/2014). - Các mục tiêu, phương hướng, thực trạng và quá trình thực thi, đánh gía kết quả đạt được trong phát triển tổ hợp CNQP dưới chính quyền của Tổng thống V. Pu-tin cũng như những điều chỉnh trong thời kỳ của Tổng thống kế nhiệm Đ. Métvê-đép. Đồng thời, Luận văn cũng phân tích triển vọng phát triển CNQP của LB Nga đến năm 2020 với những thuận lợi, khó khăn và những tác động tới LB Nga và thế giới. Trên cơ sở đánh giá, phân tích một cách toàn diện về những chính sách, khâu đột phá và các giải pháp cụ thể của tổ hợp CNQP LB Nga trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế sau khi Liên Xô tan rã cùng với những thực trạng khó khăn của LB Nga và nội tại tổ hợp CNQP để từ đó có những đúc rút, gợi mở về việc đề ra định hướng chiến lược cho phát triển ngành CNQP của Việt Nam. c) Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tìm hiểu chính sách phát triển CNQP LB Nga giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, để làm rõ hơn chính sách phát triển tổ hợp CNQP giai đoạn này, luận văn sẽ phân tích tình hình thế giới, khu vực và LB Nga từ những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21; trình bày tổng quan với những 6 nội dung cơ bản về tổ hợp CNQP của Liên Xô và của LB Nga sau khi Liên Xô sụp đổ. Từ những phân tích nêu trên, luận văn mong muốn giải đáp câu hỏi, nước Nga dưới chính quyền của Tổng thống V. Pu-tin và Tổng thống Đ. Mét-vê-đép đã có những thành công và hạn chế, tồn tại gì trong phát triển CNQP góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chiến lược an ninh quốc gia, ổn định chính trị xã hội cũng như nâng cao tiềm lực kinh tế, quân sự nhằm gia tăng sự ảnh hưởng và nâng cao vị thế của LB Nga trên trường quốc tế. 6. Những đóng góp khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Luận văn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và triển vọng với các cơ hội, thách thức đối với tổ hợp CNQP LB Nga thời gian tới. Từ đó, đưa ra các khuyến nghị, gợi mở với các giải pháp có tính khả thi phát huy tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển ngành CNQP Việt Nam. 7. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 03 chương: Chương 1 trình bày những nhân tố tác động đến chính sách phát triển tổ hợp CNQP của LB Nga. Chương này tập trung phân tích những nhân tố từ tình hình thế giới, tình hình khu vực, nội tại nước Nga, giới thiệu tổng quan về tổ hợp CNQP thời Liên Xô (trước đây) và LB Nga; trong đó, tập trung vào tổ hợp CNQP của LB Nga vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Đồng thời, cũng đề cập đến nhân tố cá nhân của các nhà lãnh đạo - Tổng thống V. Pu-tin và Tổng thống Đ. Mét-vê-đép trong việc hoạch định ra chính sách phát triển tổ hợp CNQP của LB Nga. Chương 2 giới thiệu về thực trạng chính sách phát triển tổ hợp CNQP của LB Nga giai đoạn 2000 - nay. Trong đó, chia quá trình phát triển thành hai giai đoạn: Giai đioạn 2000 - 2008 và 2008 - nay (tháng 6/2014), có phân tích và đánh giá các chính sách cụ thể trong từng giai đoạn xây dựng và phát triển CNQP của LB Nga theo các nhiệm kỳ của các tổng thống LB Nga với các mục tiêu, phương hướng cũng như các thành tựu và hạn chế. Cuối Chương 2 có đưa ra phần so sách quá trình xây dựng, phát triển tổ hợp CNQP giữa hai giai đoạn với những phân tích, đánh giá nhận định về những điểm tương đồng và sự khác biệt. 7 Chương 3 tập trung phân tích về triển vọng với các đánh giá về mặt thuận lợi, khó khăn của chính sách phát triển tổ hợp CNQP LB Nga và những tác động đối với LB Nga và quốc tế. Phần cuối đưa ra một số gợi mở cho chiến lược phát triển ngành CNQP của Việt Nam. Với tất cả những nghiên cứu, phân tích được trình bày, mặc dù không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, Luận văn “Chính sách phát triển ngành CNQP của LB Nga từ năm 2000 đến nay” mong muốn trở thành một tài liệu tham khảo cho bạn đọc rộng rãi có quan tâm đến tổ hợp CNQP của LB Nga cũng như tới mối quan hệ hợp tác giữa LB Nga và Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác khoa học kỹ thuật quân sự và CNQP. 8 CHƯƠNG 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH (TỔ HỢP) CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG CỦA LB NGA 1.1. Các nhân tố quốc tế 1.1.1. Bối cảnh quốc tế Trong thập niên cuối thế kỷ 20, thế giới trải qua những biến động to lớn về chính trị, kinh tế. Đó là sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, chấm dứt thời kỳ Chiến tranh Lạnh đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Từ chạy đua vũ trang, thế giới chuyển sang hợp tác và cạnh tranh về kinh tế, ngoài tiềm lực quốc phòng, sức mạnh, vị thế của mỗi quốc gia, khu vực được thể hiện qua tiềm lực về kinh tế, về tài nguyên thiên nhiên. Trật tự thế giới hai cực là Liên Xô và Mỹ chấm dứt. Mỹ trở thành siêu cường duy nhất với sức mạnh vượt trội cả về kinh tế, chính trị và quân sự trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế ngày càng gia tăng, sức mạnh kinh tế của các quốc gia, khu vực đang dần trở thành yếu tố quyết định vị thế của họ trong cấu trúc quyền lực của thế giới. Cục diện thế giới đã và đang trải qua những điểm biến động với sự nổi lên của các cường quốc về kinh tế và năng lượng. Nhìn chung, trong những năm đầu thế kỷ 21, sự vận động và phát triển của thế giới chịu tác động mạnh mẽ của các xu hướng sau đây: Một là: Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, mang tính hai mặt: tích cực và tiêu cực, đang lôi cuốn hầu hết mọi quốc gia, bất luận ở trình độ phát triển nào, tham gia vào quá trình này. Toàn cầu hóa kinh tế với sự phổ biến nền kinh tế thị trường ở cấp độ toàn cầu diễn ra với cùng các quá trình tự do hóa kinh tế, tăng cường liên kết kinh tế khu vực, song phương và đa phương. Hai là: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới phát triển nhanh, nền kinh tế thế giới đang trong bước chuyển sang kinh tế tri thức và xu thế này cũng không còn là vấn đề riêng của các nước phát triển. Ba là: Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chính, phổ biến của sự phát triển thế giới kể từ sau kết thúc Chiến tranh Lạnh, mặc dù vậy, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vẫn còn xảy ra ở một số nơi, dưới nhiều hình thức khác nhau. 9 Bốn là: Cấu trúc chiến lược quốc tế đang phát triển từ nhất siêu đa cường sang đa cực hóa và sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga và Liên minh châu Âu (EU) cùng với sự gia tăng của chủ nghĩa đơn cực, bá quyền của Mỹ1 Trong bối cảnh đó, LB Nga luôn khẳng định rằng những thành tựu mà Nga đạt được phụ thuộc rất nhiều vào những yếu tố quốc tế và khu vực. Nước Nga chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong biên giới hiện nay của mình như một cường quốc năng động, luôn thực thi các chính sách với mọi vấn đề đang hiện diện của thế giới trên cơ sở tính toán thực tế khả năng của mình2. Nước Nga cho rằng trong những năm gần đây, thế giới đang thật sự thay đổi với sự gia tăng của toàn cầu hóa. Quá trình toàn cầu hóa mặc dù có nhiều mâu thuẫn nhưng ngày càng được mở rộng, có những tác động tích cực đối với việc phân chia nguồn lực phát triển kinh tế một cách công bằng hơn, tạo ra nền tảng cho một cấu trúc đa cực trong quan hệ quốc tế. Tính tập thể và luật pháp trong quan hệ quốc tế được tiếp tục củng cố trên cơ sở thừa nhận những hiểm họa chung của nhân loại. Trong nền chính trị thế giới có ý nghĩa của yếu tố năng lượng ngày càng tăng, vị thế của LB Nga như một cường quốc năng lượng càng được củng cố. Một nước Nga mạnh hơn, tự tin hơn đã trở thành một nhân tố quan trọng trong sự chuyển biến của thế giới. Môi trường cạnh tranh và sự công bằng dần dần được hồi phục kể từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc. Mô hình phát triển, định hướng phát triển được quan niệm như một thước đo của nền văn minh và là đối tượng gây nên cạnh tranh, xung đột. Những giá trị cơ bản của dân chủ và thị trường được ghi nhận như là một nền tảng của đời sống xã hội và đời sống kinh tế. Việc thực hiện chúng có nhiều cách thức, phụ thuộc vào đặc thù lịch sử, văn hóa của các dân tộc cũng như mức độ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Bên cạnh những mặt tích cực, toàn cầu hóa cũng có nhiều mặt tiêu cực như: Sự lan rộng các không gian xung đột trong nền chính trị thế giới, sự xuống cấp trong giải trừ vũ khí cũng như kiểm soát vũ khí. Trong những năm gần đây, việc sử dụng vũ lực để giải quyết những vấn đề về lợi ích chính trị, không tuân thủ luật lệ quốc tế có chiều hướng gia tăng. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001, nhân loại phải đương đầu với chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và chủ nghĩa ly khai lan rộng trên cấp độ toàn cầu. Cùng với các cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan và I-rắc, xung đột, khủng bố diễn ra khắp mọi nơi. Dưới khẩu hiệu đấu tranh chống lại 1 2 Nguyễn An Hà (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ 21, NXB Khoa học Xã hội, tr 18. Tổng quan chính sách đối ngoại của Liên bang Nga, www.mid.ru, tháng 4/2007. 10 các hiểm họa mới, một số nước tiếp tục âm mưu xây dựng thế giới đơn cực, ép buộc các nước khác tuân thủ theo hệ thống chính trị và mô hình phát triển của mình, phớt lờ các đặc thù lịch sử, văn hóa, khu vực và các đặc điểm phát triển của các nước trên thế giới, tự do áp đặt và xâm phạm các luật lệ và nguyên tắc quốc tế. Một số nước liên kết với nhau tự cho mình một trách nhiệm mới trong lĩnh vực an ninh và giải trừ vũ khí, tác động tiêu cực làm chậm quá trình giải trừ vũ khí, trong khi một số các nước khác lại tăng cường vũ khí giết người hàng loạt; coi đây như một giải pháp đảm bảo an ninh cho mình. Việc quân sự hóa các quan hệ quốc tế đang tạo nên những đe dọa chia rẽ thế giới mới, thậm chí dẫn tới xung đột giữa các nền văn minh. Tình hình càng trở nên phức tạp hơn và nó đang diễn ra trên mặt trận chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, nơi đòi hỏi phải có sự đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh. Bên cạnh đó, thế giới cũng trải qua các cuộc khủng hoảng về lương thực, năng lượng, nghèo đói và dịch bệnh diễn ra tràn lan cùng với sự gia tăng về bất bình đẳng giàu nghèo. Bản thân nước Nga từ những năm cuối của thế kỷ 20 đến nay luôn phải đương đầu với chủ nghĩa khủng bố, ly khai diễn ra ở Che-xnhi-a, ở I-gu-xe-chi-a với các vụ nổ bom đẫm máu ở ngay Thủ đô Mát-xcơ-va và các thành phố lớn khác. Rõ ràng là nhân loại đang tiến tới giới hạn của thời khắc cần thiết phải suy ngẫm về kiến trúc một hệ thống an ninh toàn cầu mới, dựa trên sự cân đối lợi ích một cách sáng suốt của tất cả các chủ thể của cấu trúc đó. Nga cần tạo ra những điều kiện bên ngoài thuận lợi cho công cuộc cải tổ bên trong và đồng thời việc tác động tích cực tới sự phát triển của thế giới, trước hết với chính lợi ích của nước Nga. LB Nga quan niệm rằng, trong những điều kiện như vậy vai trò và trách nhiệm của LB Nga trong các công việc quốc tế ngày càng quan trọng. Nước Nga ủng hộ cho một trật tự thế giới đa cực, cùng với những những nỗ lực phát triển kinh tế thị trường, tăng cường tiềm lực quốc phòng, Nga cũng luôn phải điều chỉnh quan hệ chính trị đối ngoại, tăng cường đồng minh, gia tăng ảnh hưởng, nâng cao vị thế quốc gia đối với khu vực và thế giới, tích cực hội nhập kinh tế thế giới để thực hiện những mục tiêu của chính mình3. 1.1.2. Chính sách an ninh quốc phòng của Mỹ, NATO và một số nước lớn khác trên thế giới Sau sự sụp đổ của Liên Xô, trong suốt giai đoạn chuyển đổi, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế chính trị sâu sắc, chủ nghĩa ly khai gia tăng, 3 Nguyễn An Hà (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ 21, NXB Khoa học Xã hội, tr 21. 11 quân đội cũng bị suy giảm sức chiến đấu ghê gớm. Tình hình những năm gần đã cho thấy, sự suy yếu của Nga đã ảnh hưởng đến an ninh khu vực, như việc NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) và Mỹ tấn công Nam Tư hay tuyên bố đơn phương rút khỏi Hiệp ước ABM (Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo) của Tổng thống Mỹ G. W. Bu-sơ. Phương Tây và NATO ngày càng lấn sâu vào khu vực Cộng đồng các Quốc gia độc lập (SNG), chèn ép không gian địa chiến lược của Nga. Những nguy cơ chiến tranh và các mối đe dọa thực sự cho an ninh quốc gia Nga ngày càng hiện rõ dưới nhiều hình thức khác nhau trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Trong chiến lược mới của mình, Mỹ tiếp tục triển khai các căn cứ và các nhóm quân sự Mỹ tại châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương, cũng như trong các khu vực khác của thế giới, những nơi mà Mỹ có lợi ích. Trung Á có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn năng lượng khổng lồ, là nơi mà các nhà lãnh đạo Mỹ đặc biệt quan tâm. Mỹ nỗ lực đảm bảo sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực này, nơi trực tiếp tiếp giáp với biên giới của Nga. Mỹ sử dụng các hoạt động của lực lượng vũ trang kết hợp với các hoạt động phi quân sự để đạt được mục tiêu trong chính sách đối ngoại của mình. Còn NATO và khối EU, trong những năm gần đây, có xu hướng đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các tình huống khủng hoảng liên quan đến lợi ích của phương Tây, kể cả việc sử dụng lực lượng quân sự dưới sự bảo trợ của các tổ chức quốc tế như: Liên Hợp quốc, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE)... Các nhà lãnh đạo NATO đang tăng cường chuyển đổi khối quân sự này thành cơ cấu tổ chức quân sự - chính trị toàn cầu thông qua việc mở rộng liên minh và nâng cao vai trò của mình trong các cuộc khủng hoảng, đặc biệt để đối phó với mối đe dọa an ninh tại lục địa Á - Âu4. Đánh giá một cách tổng thể, các nguy cơ về an ninh toàn vẹn lãnh thổ của LB Nga thường trực ở mọi hướng. Việc NATO mở rộng về phía Đông, đưa Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hung-ga-ri gia nhập khối và tiếp tục thu hút các quốc gia Đông Âu khác tham gia vào khối liên minh quân sự này, làm cho NATO tăng thêm sức mạnh và ngày càng tiến sát biên giới phía Tây của Nga. Ngoài ra, Mỹ và NATO còn triển khai lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tại các quốc gia Đông Âu này, ngay sát biên giới Nga, dẫn đến việc khó kiểm soát vũ khí ở châu Âu và mất cân bằng quân sự trong khu vực. Đồng thời, xung quanh biên giới của LB Nga gần đây 4 Nguyễn An Hà (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ 21, NXB Khoa học Xã hội, tr 36. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan