Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn thành phố hà nội...

Tài liệu Chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn thành phố hà nội

.PDF
89
651
98

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ XUYÊN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ XUYÊN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Châm HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công về“Chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn thành phố Hà Nội”là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Xuyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG .........................................................................................................................8 1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển bền vững ...........................................8 1.2. Chính sách phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam ...17 1.3. Các yêu cầu phát triển du lịch bền vững ............................................................17 1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững trên thế giới, trong nƣớc và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội ..........................................................................19 Tiểu kết Chƣơng 1… .................................................................................................21 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂNDU LỊCH BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................22 2.1. Tổng quan về du lịch của thành phố Hà Nội......................................................22 2.2. Thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững tại thành phố Hà Nội ........32 2.3. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hà Nội ................................................................................................................49 Tiểu kết Chƣơng 2 .................................................................................................…60 Chƣơng 3. HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................................................61 3.1. Quan điểm chính sách phát triển du lịch bền vững ............................................61 3.2. Mục tiêu chính sách phát triển du lịch bền vững ...............................................64 3.3. Những giải pháp và thể chế chính sách phát triển du lịch bền vững .................64 3.4. Hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về du lịch .................73 Tiểu kết Chƣơng 3……… .........................................................................................75 KẾT LUẬN ...............................................................................................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................78 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM Hội nghị thƣợng đỉnh Á –Âu APEC Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng CPTA Hội đồng xúc tiến du lịch Châu Á DTTN Diện tích tự nhiên GDP Tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IUOTO Liên hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức LHQ Liên hiệp quốc MICE Du lịch công vụ UBND Ủy ban nhân dân UNESCO WCED Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc Ủy ban quốc tế về môi trƣờng và phát triển WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới WTTC Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế - xã hội Hà Nội…………….……24 Bảng 2.2. Số di tích đã xếp hạng của Hà Nội so với cả nƣớc…………………...30 Bảng 2.3. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn………………………....43 Bảng 2.4. Số doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội giai đoạn 2009-2013…………...46 Bảng 2.5. Lƣợng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội giai đoạn 2010-2015…...…47 Bảng 2.6. Lƣợng khách du lịch nội địa đến Hà Nội giai đoạn 2010-2015……...48 Bảng 2.7. Doanh thu từ hoạt động du lịch của Hà Nội giai đoạn 2010-2015…..49 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, nông – lâm nghiệp, thủy sản trong GDP…………………………………………………….25 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ quy trình chính sách………………………..…………………7 Hình 1.2. Quan niệm về phát triển bền vững…………………………………..13 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, những quốc gia có lợi thế về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa,…thƣờng tập trung chú trọng việc phát triển du lịch. Việt Nam cũng vậy, là nơi có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lƣu quốc tế, có vẻ đẹp độc đáo và đa dạng của cảnh quan thiên nhiên, có nền văn hóa phong phú và đặc sắc, có sự cởi mở và hiếu khách của ngƣời dân địa phƣơng, còn có sự ổn định về an ninh, phong phú về các di tích lịch sử đã tạo nên những hấp dẫn và vẻ đẹp tiềm ẩn cho du lịch Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nƣớc. Ngoài những tiềm năng nói trên thì cũng phải kể đến nguồn tài nguyên, đa dạng sinh học tồn tại, tích lũy và phát triển trong các hệ sinh thái độc đáo là tiêu chí tạo nên sự hấp dẫn cho rất nhiều du khách đến Việt Nam. Đó cũng là thế mạnh để Việt Nam có thể trở thành một địa chỉ du lịch quen thuộc. Để phát triển du lịch, các nƣớc thƣờng tập trung xây dựng những điểm đến du lịch có danh tiếng và thƣơng hiệu trên thị trƣờng du lịch khu vực và quốc tế.Việt Nam tự hào giàu tiềm năng du lịch, nhƣng các điểm đến du lịch vẫn tƣơng đối nghèo nàn, thô sơ và có nhiều vấn đề bất cập.Những nguy cơ về sự tác động tiêu cực đến môi trƣờng và lãng phí tài nguyên từ sự phát triển du lịch ngày càng tăng. Thành phố Hà Nội là thủ đô, là một trong các trung tâm kinh tế – văn hoá xã hội của cả nƣớc, là đầu mối giao lƣu kinh tếgiữa nƣớc ta với các nƣớc Đông Nam Á và thế giới .Thành phố Hà Nội cũng là địa bàn có lợi thế và có tiềm năng du lịch rất lớn. Nhiều năm qua, hoạt động du lịch thành phố đã đóng góp một phần rất lớn vào ngân sách thành phố nói riêng và nền kinh tế đất nƣớc nói chung. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch đang dần bộc lộ ra những bất cập nhƣ nạn ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên tại các điểm du lịch; tình trạng đầu tƣ xây dựng các công trình trái phép; dịch vụ, hàng quán phát triển tràn lan không theo quy hoạch; một số tệ nạn ăn xin, trộm cắp, đeo bám khách mua hàng…vẫn chƣa đƣợc giải quyết. Những vấn đề trên đã và đang ảnh hƣởng tiêu cực đến tính bền vững của phát triển du lịch.Những năm gần đây, Chính phủ rất quan tâm đến phát triển du lịch, trong đó có du lịch Hà 1 Nội. Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ Về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch việt Nam trong thời kỳ mớiđã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho mỗi địa phƣơng triển khai các chính sách phát triển du lịch. Liên tiếp trong năm 2015, Chính phủ ban hành các Nghị quyết số 25/NQ-CP, số 39/NQ-CP, và số 46/NQ-CP đề cập đến những nội dung, biện pháp mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh mục tiêu phát triển du lịch đã đề ra trong Nghị quyết số 92/NQ-CP, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc đầu tƣ phát triển du lịch Việt Nam. Đặc biệt, Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn : đến năm 2020, tổng giá trị du lịch đóng góp từ 10-12% cho GDP (trong khi Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 chỉ dám đề ra 6,5-7% GDP, năm 2015 đang là 5,5-6% GDP), Luật Du lịch sửa đổi và bổ sung đang đƣợc hoàn thiện và chờ Quốc hội thông qua…Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu, gắn lý luận với thực tiễn để đƣa các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở thành phố Hà Nội là rất cần thiết phù hợp với xu thế hiện nay và có ý nghĩa quan trọng đối với việc đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của nhân dân. Với những lý do trên, học viên chọn đề tài “Chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn Thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trƣớc sức ép từ hoạt động du lịch lên môi trƣờng sống của con ngƣời, phải đến những năm 90 của thế kỷ XX ngƣời ta mới bắt đầu đề cập đến khái niệm “Du lịch bền vững”. Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch, với cách tiếp cận là một hoạt động kinh tế, trong đó, tiêu biểu có các công trình khoa học sau: - Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội [10]. Cuốn sách giới thiệu những vấn đề về mối quan hệ giữa du lịch và môi trƣờng. Khái niệm, nguyên tắc, chính sách của du lịch bền vững ở 2 những vùng sinh thái nhạy cảm nhƣ du lịch miền núi, du lịch ven biển, du lịch sinh thái. - “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, đề tài cấp nhà nƣớc do PGS.TS Phạm Trung Lƣơng – Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch làm chủ nhiệm đề tài, năm 2002 [15]. Đề tài nghiên cứu khá toàn diện về phát triển bền vững từ trƣớc tới nay, trong đó đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững; xác định những vấn đề cơ bản đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững thông qua phân tích thực trạng phát triển du lịch Việt Nam từ năm 1992. Tổng quan một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững; đề xuất hệ thống các giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam; thử nghiệm nghiên cứu mô hình phát triển du lịch bền vững ở khu vực cụ thể - Đoàn Liêng Diễm (2003), Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [5]. Luận án đã trình bày tổng quan những vấn đề lý luận – thực tiễn về phát triển du lịch bền vững; thực trạng và tiềm năng phát triển, giải pháp và phác họa mô hình phát triển du lịch bền vững - Trần Tiến Dũng (2006), Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội [6] Luận án đã phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển du lịch bền vững; chỉ ra thực trạng và các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha – Kẻ Bàng Phát triển kinh tế du lịch gắn với quốc phòng – an ninh, những năm vừa qua đã có một số công trình đi sâu nghiên cứu. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Đình Sơn, hoàn thành năm 2007 về “Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng – an ninh” [19] Luận án chỉ ra những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch kết hợp với củng cố quốc phòng – an ninh; thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng – an ninh; phƣơng hƣớng, mục tiêu và 3 giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ kết hợp với tăng cƣờng củng cố quốc phòng – an ninh Ở thành phố Hà Nội, có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịch, tiêu biểu nhƣ: Trƣơng Sỹ Vinh (2010), Du lịch Thăng Long – Hà Nội, Nxb Hà Nội [34]. Cuốn sách giới thiệu tổng quan những giá trị tự nhiên, văn hóa lịch sử có giá trị tự nhiên, văn hóa lịch sử có ý nghĩa với sự phát triển du lịch của Hà Nội; khái quát những thành tựu của ngành du lịch Hà Nội qua các thời kỳ phát triển ( chủ yếu là trƣớc thời điểm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính – 01/8/2008); phân tích những cơ hội, thách thức đối với du lịch Thủ đô trong quá trình hội nhập và phát triển, đồng thời đƣa ra phƣơng hƣớng phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới Ngoài ra còn một số luận văn, luận án nghiên cứu về phát triển du lịch khác nhƣ: Bùi Thị Nga (1996), Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận án phó tiến sĩ khoa kinh tế, Học viện Quân y, Hà Nội Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2004), Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và vùng phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Thƣơng Mại, Hà Nội Hồng Thị Minh (2008), Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở khu vực tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Lƣu Anh Tuấn (2009), Một số giải pháp phát triển du lịch Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Các luận văn, luận án đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về du lịch, phát triển du lịch..; chỉ ra những tiềm năng về lợi thế (tài nguyên thiên nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến); thực trạng phát triển du lịch Hà Nội về chính sách đầu tƣ, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ lao động, thị trƣờng, vai trò quản lý nhà nƣớc…đồng thời đƣa ra những giải pháp phát triển du lịch Hà Nội từng bƣớc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 4 Các văn bản chính sách về phát triển du lịch có thể kể đến: Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tƣớng Chính phủPhê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Quyết định số 3455/QĐ-BVHTTDL ngày 20/10/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành về việc Phê duyệt Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020 Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/7/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 03/08/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phê duyệt Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Có thể nói, đã có một số công trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội.Đây là cơ sở khoa học quan trọng giúp tác giả làm tƣ liệu tham khảo trong luận văn của mình.Song tác giả thấy rằng, cho đến nay vấn đề chính sách về phát triển du lịch bền vững ở Hà Nội chƣa có nhiều nghiên cứu mà chủ yếu là các văn bản chính sách của Nhà nƣớc và Thành phố ban hành. Vì vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả trên cơ sở kế thừa những lý luận cơ bản về du lịch; phát triển du lịch của các công trình đi trƣớc đồng thời dựa trên thực trạng của thành phố Hà Nội để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội để thấy đƣợc những bất 5 cập giữa việc xây dựng, hoạch định chính sách với thực tiễn thực hiện chính sách, hiệu quả chính sách đƣợc ban hành.Từ đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững hƣớng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách phát triển du lịch bền vững và chính sách phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam - Nghiên cứu thực trạng thực hiện các chính sách phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn Thành phố Hà Nội - Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững Thành phố Hà Nội hiện nay - Đề ra mục tiêu, định hƣớng, giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chính sách phát triển du lịch bền vững, từ chính sách đến kết quả của việc thực hiện các chính sách đó,các loại hình và sản phẩm du lịch của Hà Nội, các cơ sở kinh doanh du lịch và khách du lịch tại Hà Nội - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu lĩnh vực du lịch của khu vực thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010-2015 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận:Luận văn dựa trên đƣờng lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ, Ban chấp hành Thành ủy Hà Nội về phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô trong đó có đề cập đến phát triển du lịch; Các kế hoạch, quy hoạch, chiến lƣợc phát triển du lịch của thành phố Hà Nội; đồng thời luận văn sử dụng số liệu thống kê, khái quát thực tiễn, diễn giải trong quá trình phân tích; tham khảo các tài liệu và kế thừa thành quả của các công trình khoa học có liên quan đã công bố trƣớc đó. 6 - Phương pháp nghiên cứu:phƣơng pháp thống kê, so sánh, tổng hợp tài liệu và phân tích các nguồn thông tin đa chiều từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu và từ thực tiễn ở một số cơ quan, doanh nghiệp du lịch. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận khi học viên vận dụng các lý thuyết về xây dựng, hoạch định chính sách, quy trình phân tích chính sách công, đánh giá chính sách công để đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại địa phƣơng. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của chính sách đƣợc ban hành và đƣa ra giải pháp chính sách phát triển du lịch bền vững phù hợp hơn với Hà Nội, việc thực hiện các chính sách phát triển du lịch bền vững đem lại hiệu quả thiết thực, nhằm góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng, không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch bền vững Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hà Nội 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1. Một số khái niệm liên quan đến phát triển du lịch bền vững 1.1.1. Khái niệm chính sách Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về chính sách, thuật ngữ này ngày càng đƣợc sử dụng rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo đài, tivi,…cũng nhƣ trong đời sống xã hội. Có thể hiểu một cách đơn giản, chính sách là chƣơng trình hành động do các nhà lãnh đạo hay các nhà quản lý đề ra nhằm giải quyết một số vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Trong từ điển bách khoa Việt Nam đã đƣa ra khái niệm về chính sách nhƣ sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa” [28] Chính sách có thể đƣợc đề ra và thực hiện ở các cơ quan khác nhau: có thể là chính sách của Liên hợp quốc, của Chính phủ, chính quyền địa phƣơng,…nhƣng cũng có thể là chính sách của doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức ban hành  Khái niệm chính sách công Từ các khái niệm về chính sách, nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra những khái niệm cụ thể về chính sách công. Cụ thể nhƣ, Peter Aucoin (1971) đƣa ra định nghĩa: “Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành” [25]; Theo Guy Peter (1990) thì: “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân” [25]; Theo Wiliam N. Dunn (1992): “Chính sách công là một kết hợp phức tạp những lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả quyết định không hành động, do cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra”[25] 8 Theo PGS.TS Đỗ Phú Hải (2012) trong Giáo trình chính sách công (Nxb Học viện khoa học xã hội,tr12) thì :“Chính sách công là một loại chính sách do các chủ thể quản lý nhà nước ban hành và được hiểu là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề phát triển theo mục tiêu tổng thể đã xác định” [8] Từ các định nghĩa, khái niệm trên đây, có thể hiểu: “Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng”[7] Bản chất của chính sách công là công cụ định hƣớng của Nhà nƣớc cho mọi hành vi xã hội đối với các quá trình phát triển. Điều kiện tồn tại của một chính sách là tổng hòa những hành động tích cực theo hƣớng chính trị của Nhà nƣớc nhằm tác động, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong từng giai đoạn phát triển Một quy trình chính sách có thể quy về 3 giai đoạn cơ bản là: hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách Hoạch định Thực thi Đánh giá chính sách chính sách chính sách Hình 1.1.Sơ đồ quy trình chính sách Các giai đoạn này có liên kết chặt chẽ với nhau theo nguyên tắc: giai đoạn trƣớc là nền tảng cho giai đoạn tiếp theo và kết quả của giai đoạn trƣớc là thông tin cần và đủ cho giai đoạn tiếp theo. Về thực chất khó có thể miêu tả tiến trình chính sách một cách đơn giản, rõ ràng, vì nó vừa có tính liên tục, vừa có tính biến động. Thực tế cho thấy, rất khó xác định một chính sách nào đó hoàn toàn ổn định trong một thời gian dài vì chúng thay đổi thƣờng xuyên và cần đƣợc điều chỉnh, bổ sung theo hƣớng ngày càng hoàn thiện. 1.1.2. Khái niệm du lịch 9 Ngày nay du lịch trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến.Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới vƣợt lên cả ngành sản xuất ô tô, thép điện tử và nông nghiệp.Vì vậy, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khu vực khác nhau, dƣới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nên khái niệm du lịch cũng đƣợc xác định không giống nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn, tác giả không đi sâu phân tích các quan niệm khác nhau về du lịch mà chỉ đƣa ra quan niệm chung nhất, để sử dụng trong luận văn. Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đƣa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ” Luật Du lịch Việt Nam 2005 (Khoản 1, Điều 4) định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[14; tr1] Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nƣớc này sang một nƣớc khác mà không thay đổi nơi cƣ trú hay nơi làm việc. Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài ngƣời đến một giai đoạn phát triển nhất định, chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trƣờng phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ, phƣơng tiện giao 10 thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan du lịch của con ngƣời. Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao. Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch: Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lƣợc phát triển du lịch, định hƣớng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trƣng từ nguồn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phƣơng hƣớng quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch tƣơng ứng Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: sản phẩm đặc trƣng cuả du lịch là các chƣơng trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật nhƣ cơ sở lƣu trú, ăn uống, vận chuyển. Xét từ góc độ thị trƣờng du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trƣờng du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để “mua chƣơng trình du lịch”. 1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa… của dân cƣ các miền khác nhau trên thế giới để thu đƣợc lợi nhuận Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển du lịch thƣờng đƣợc các quốc gia trên thế giới quan tâm đề cao vì tính hiệu quả của nó, đôi khi nó còn đƣợc gọi là “nền công nghiệp không khói”.Trên cơ sở khái niệm tăng trƣởng và phát triển ta có thể đi đến xác lập nội hàm của Phát triển du lịch nhƣ sau: Đó là sự gia tăng sản lƣợng và doanh thu cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lƣợng kinh doanh ngành du lịch. Khách du lịch: Là ngƣời khởi hành khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một thời gian nhất định ở nơi cƣ trú 11 Sản phẩm du lịch: Là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều yếu tốc hợp thành, cung cấp cho thị trƣờng chủ yếu ở các mặt : nhà ở, giao thông du lịch, cung cấp ăn uống, du ngoạn tham quan, hạng mục vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, tuyến du lịch, sắp xếp chƣơng trình và các dịch vụ chuyên môn khác Thị trường du lịch: Thị trƣờng du lịch đƣợc quan niệm là tổng thể các hành vi và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch. 1.1.4. Khái niệm phát triển bền vững Phát triển đƣợc hiểu là một quá trình tăng trƣởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa… Phát triển là xu hƣớng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hội loài ngƣời nói riêng. Phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con ngƣời bằng phát triển lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao các giá trị văn hóa cộng đồng.Sự chuyển đổi của các hình thái xã hội từ xã hội công xã nguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ lên phong kiến rồi đến xã hội tƣ bản… đƣợc coi là một quá trình phát triển. Khái niệm bền vững ở đây đƣợc hiểu là tỷ lệ sử dụng một tài nguyên không vƣợt quá tỷ lệ bổ sung tài nguyên đó. Sử dụng bền vững tồn tại khi nhu cầu về một tài nguyên thấp hơn cung cấp mới hay sự phân phối và tiêu dùng một tài nguyên đƣợc giữ ở mức thấp hơn sản lƣợng bền vững tối đa. Lý thuyết về phát triển bền vững mới xuất hiện khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ XX. Theo quan điểm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đƣa ra năm 1980, phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện tượng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau. Mặc dù còn nhiều tranh luận xung quanh khái niệm về phát triển bền vững ở những góc độ khác nhau, nhƣng có thể nhận thấy rằng cho đến nay khái niệm mà Uỷ ban Thế giới về Phát triển và Môi trƣờng (WCED), nổi tiếng với tên gọi Uỷ ban Brundtlant, đƣa ra năm 1987 đƣợc sử dụng rộng rãi hơn cả làm chuẩn mực để so sánh các hoạt động có trách nhiệm với môi trƣờng sống của con ngƣời. 12 Trong định nghĩa Brundtlant thì “ Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau”. Phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng dài hạn và khả năng có thể bảo tồn đƣợc của nguồn tài nguyên.Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của định nghĩa này xoay quanh vấn đề phát triển kinh tế. Tại Hội nghị về Môi trƣờng toàn cầu RIO – 92 và RIO – 92+5, quan niệm về phát triển bền vững đƣợc các nhà khoa học bổ sung, theo đó “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội” (Hình 1.2) Hệ xã hội Hệ kinh tế Hệ tự nhiên Phát triển bền vững Hình 1.2. Quan niệm về phát triển bền vững Dƣới quan điểm phát triển này, Jacob và Sadler (1992) cho rằng phát triển bền vững là kết quả tƣơng tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống nói trên, đồng thời họ xác định phát triển bền vững không cho phép con ngƣời vì sự ƣu tiên phát triển của hệ thống này mà gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với các hệ khác, hay nói cụ thể hơn thì phát triển bền vững là sự dung hòa các tƣơng tác và sự thỏa hiệp giữa ba hệ thống nói trên nhằm đƣa ra các mục tiêu hẹp hơn cho sự phát triển bền vững, bao gồm: - Sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng vào những quyết định mang tính chất chính trị 13 - Khả năng tạo ra các tăng trƣởng kinh tế mà không làm suy thoái tài nguyên thông qua việc áp dụng những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật. - Giải quyết các xung đột trong xã hội do phát triển không công bằng 1.1.5. Khái niệm du lịch bền vững Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, vì vậy bản thân sự phát triển của du lịch đòi hỏi phải có sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngƣợc lại. Khái niệm Du lịch bền vững mới xuất hiện gần đây. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO đƣa ra tại Hội nghị về Môi trƣờng và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế WTTC, 1996 thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện đại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai” Theo TS. Trần Văn Thông trong cuốn Tổng quan du lịch (trang 231) thì “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Qúa trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại” Khác với du lịch đại chúng, du lịch bền vững đƣợc lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phƣơng, tôn trọng văn hóa, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phƣơng. Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tƣơng tự nhƣ du lịch đại chúng, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan