Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam...

Tài liệu Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

.PDF
100
483
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM HOÀNG PHƢƠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- PHẠM HOÀNG PHƢƠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số : 60 34 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM QUANG VINH HÀ NỘI – 2014 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………………………………………………… ..... ….i DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH……………………………………………… ....ii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ............................................................................................ 6 1.1. Tổng quan chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................ 6 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................. 8 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế .......................... 12 1.1.4. Những yếu tố tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cơ hội và thách thức .......................................................................... 18 1.2. Khái quát về chính sách phát triển các DNNVV ............................................ 26 1.3. Kinh nghiệm phát triển DNNVV trên thế giới ............................................... 29 1.3.4. Một số bài học kinh nghiệm ..................................................................... 37 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM ........................................................................... 40 2.1. Thực trạng DNNVV ở Việt Nam hiện nay ..................................................... 40 2.1.1. Tình hình phát triển .................................................................................. 40 2.1.2. Những khó khăn chính của DNNVV ......................................................... 53 2.2. Đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ................................................................................................................ 56 2.2.1. Thực trạng Chính sách tín dụng đối với các DNNVV .............................. 58 2.2.2. Thực trạng chính sách đất đai và mặt bằng sản xuất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................................................. 63 2.2.3. Thực trạng chính sách lao động và phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV ............................................................................................................... 65 2.2.4. Thực trạng chính sách đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật .................................................................................................................... 66 2.2.5. Thực trạng chính sách thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ......... 68 2.2.6 . Thực trạng chính sách thương mại hỗ trợ phát triển doanh nghiêp nhỏ và vừa ................................................................................................................. 70 2.3. Đánh giá những tiến bộ đạt đƣợc trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ...................................................................................................... 72 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 72 2.3.2. Những vấn đề tồn tại ................................................................................ 74 2.3.3. Nguyên nhân của những yếu kém trên ..................................................... 76 CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................................ 78 3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa . 78 3.1.1. Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa78 3.1.2. Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các doanh doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................................................. 79 3.1.3. Đổi mới chính sách về đất đai và mặt bằng kinh doanh cho doanh nghiệp81 3.1.4. Cải cách hệ thống thuế hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh .................................................................................................................. 81 3.1.5. Xúc tiến thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................... 82 3.1.6. Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo lao động kỹ thuật, lãnh đạo ............... 83 3.2. Định hƣớng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam .... 84 3.2.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước............. 84 3.2.2. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................... 85 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 89 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa BIDV Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CSS Hỗ trợ tín dụng DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐKKD Đăng ký kinh doanh ĐTNN Đầu tƣ nƣớc ngoài EU Liên minh Châu Âu GDP Tổng thu nhập quốc dân IE Tổ chức phát triển doanh nghiệp NHTM Ngân hàng thƣơng mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới i DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH STT BẢNG 1 Bảng 2.1 NỘI DUNG Số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa xét theo quy mô lao động giai đoạn 2000 – 2009 TRANG 44 Số lƣợng và tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa xét 2 Bảng 2.2 theo quy mô lao động và hình thức sở hữu giai đoạn 45 2000 – 2009 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 8 Bảng 2.8 1 Hình 2.1 2 Hình 2.2 Số lƣợng các doanh nghiệp nhỏ và vừa xét theo quy mô vốn giai đoạn 2000 – 2009 Số doanh nghiệp theo quy mô vốn tính đến ngày 1/1/2010 Số lƣợng đăng ký của doanh nghiệp phân theo hình thức pháp lý giai đoạn 2001 – 2006 Phân bố doanh nghiệp theo ngành, nghề kinh tế 2005 – 2009 Phân bố doanh nghiệp hoạt động theo vùng 2005 – 2009 Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Số lƣợng các doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2001 – 2010 Tổng dƣ nợ tín dụng ngân hàng giai đoạn 2005 – 2008 ii 46 47 48 50 53 62 43 60 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong mọi quốc gia, DNNVV là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Nhật Bản coi DNNVV là xƣơng sống của nền kinh tế, còn Hàn Quốc coi đây là động lực của nền kinh tế. Trong nền kinh tế Việt Nam, DNNVV với số lƣợng chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên cả nƣớc, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp đáng kể vào Tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, huy động các nguồn vốn trong nƣớc cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề xã hội. Đảng và Nhà nƣớc ta đã coi phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam. Trong thời gian qua, với việc ra đời hàng loạt các Luật, Nghị định, Văn bản hƣớng dẫn… có tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, tạo môi trƣờng thông thoáng, bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải không ít những khó khăn: thiếu vốn, trình độ công nghệ còn yếu, khó khăn trong việc gia nhập thị trƣờng, phân biệt đối xử, cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO)… Đặc biệt là tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến cho các DNNVV càng gặp nhiều bất lợi trong hoạt động sản xuất. Yêu cầu đặt ra là cần phải có những chính sách cụ thể hiệu quả để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam phát triển, vƣợt qua khủng hoảng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Do đó, em chọn đề tài “Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu Tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế là hết sức quan trọng chính vì vậy tài liệu về chuyên đề này rất dồi dào, đa dạng, đƣợc công bố hầu nhƣ hàng ngày, hàng tuần, từ các luật lệ của các Chính phủ, các chiến lƣợc, các chƣơng trình phát triển DNNVV của các quốc gia, đến các sách hƣớng dẫn, các công trình nghiên cứu và các bài báo về DNNVV. Thời gian qua chính phủ đã ban 1 hành các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV trong các lĩnh vực. Các chính sách này đƣợc quy định khá đầy đủ trong các văn bản pháp lý về trợ giúp phát triển DNNVV xuyên suốt từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phƣơng. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài này có thể kể đến nhƣ sau: Đề tài cấp bộ: 01X-07/09/2007-2: “Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện gia nhập WTO” do thạc sỹ Phạm Thị Minh Nghĩa làm chủ nhiệm đề tài (2008). Đề tài đã tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về DNNVV, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế về phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm hỗ trợ phát triển DNNVV. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội và đề ra phƣơng hƣớng, giải pháp thúc đẩy phát triển DNNVV trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện gia nhập WTO [20]. Đề tài cấp bộ: B2006-06-13: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO (giai đoạn 2006-2010)” do PGS.TS.Phạm Quang Trung là chủ nhiệm đề tài (2008). Các tác giả đã tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội, những nguyên nhân tác động, các nhân tố ảnh hƣởng và những bài học kinh nghiệm từ đó đề xuất các giải pháp tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cho khu vực DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong các giải pháp đó, có các biện pháp để PTNNL cho DNNVV vì nguồn nhân lực cũng là một nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [21]. Sách tham khảo “Quản lý đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” của TS.Trần Ngọc Ca, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000 [12]. Nội dung sách có giá trị tham khảo các vấn đề lý luận về quản lý doanh nghiệp, đổi mới doanh nghiệp. “Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội” luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị của tác giả Nguyễn Thị Minh Thùy, 2012. Trong luận văn này, tác giả đã trình bày một số lý luận cơ bản, khái niệm về 2 chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội và đề xuất một số giải pháp. Tuy nhiên, các kiến nghị chính sách mới chỉ dừng ở nhóm chính sách thông tin, tuyên truyền… luận văn chƣa tập trung đánh giá nhóm chính sách cơ bản nhƣ vốn, tín dụng, bảo hộ sở hữu công nghiệp, phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tổng quan về chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, cùng với kinh nghiệm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nƣớc trên thế giới, qua đó đề xuất một số giải pháp trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn tới. Nội dụng của nghiên cứu nhƣ sau: Thứ nhất, tìm hiểu các khái niệm về DNNVV, các khái niệm về chính sách. Tham khảo khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa của các quốc gia trên thế giới, qua đó tìm ra tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với Việt Nam. Tìm hiểu vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế. Phân tích kinh nghiệm hỗ trợ phát triển doanh nghiêp nhỏ và vừa trên thế giới. Thứ hai, Phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra đƣợc những điểm còn vƣớng mắc cần giải quyết trong thời gian tới. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 2009 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu * Dữ liệu được thu thập từ các nguồn: 3 - Sách, giáo trình - Các công trình khoa học gồm báo cáo lý luận, luận văn… - Các báo, tạp chí chuyên ngành, các thông tin trên Internet - Các văn bản pháp luật nhƣ Luật doanh nghiệp năm 2000 và 2005 - Các khảo sát, báo cáo hàng năm về DNNVV - Dữ liệu trên Tổng cục Thống kê và trên Cục phát triển doanh nghiệp - Các Nghị quyết, Nghị định, Thông tƣ, Chỉ thị của Chính phủ về Chính sách phát triển DNNVV - Các tài liệu khác. * Phương pháp: Luận văn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu: Đây là phƣơng pháp luôn cần đƣợc sử dụng nhằm đƣa ra những dẫn chứng rõ ràng, đảm bảo tính lô gic và thuyết phục cho luận văn cũng nhƣ đáp ứng tính thực tiễn. Dữ liệu đƣợc thu thập từ các báo về chính sách phát triển DNNVV, các kết quả nghiên cứu từ các công trình có liên quan đến phát triển DNNVV,... Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: dựa trên những số liệu và các thông tin đã thu thập trong phƣơng pháp trên, tiến hành hệ thống hóa, tổng hợp những dữ liệu thành các bảng điều tra nhằm phục vụ tốt nhất cho bài luận văn. Việc xử lý thông tin giúp phân tích rõ thực trạng chính sách phát triển DNNVV ở Việt Nam và nhờ vậy đƣa ra đƣợc những giải pháp dựa trên những học thuyết hiện đại và hiện trạng của DNNVV ở Việt Nam. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: dựa trên những bảng tổng hợp, sử dụng các phƣơng thức so sánh truyền thống và phƣơng pháp định lƣợng hiện đại nhằm thấy đƣợc sự thay đổi và khác nhau giữa các giai đoạn phát triển của DNNVV khi áp dụng các chính sách phát triển khác nhau. 6. Những đóng góp mới của luận văn Từ việc đánh giá thực trạng chính sách phát triển DNNVV của Việt Nam, luận văn đã phân tích, tổng hợp đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của DNNVV. 4 Đề xuất đƣợc một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện chính sách phát triển DNNVV của Việt Nam trong thời gian tới nhƣ: + Tăng cƣờng quản lý của nhà nƣớc đối với các DNNVV + Tăng cƣờng khả năng tiếp cận vốn vay cho DNNVV + Đổi mới chính sách về đất đai và mặt bằng kinh doanh cho DNNVV + Cải cách hệ thống thuế hỗ trợ DNNVV trong sản xuất kinh doanh + Xúc tiến thƣơng mại hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh + Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo lao động kỹ thuật, lãnh đạo Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan liên quan. 7. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận,luận văn gồm có 3 phần nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Chƣơng 2: Thực trạng các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Chƣơng 3: Quan điểm, giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong thời gian tới. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Tổng quan chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa  Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia trên thế giới Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hay SMEs (Small and Medium enterprises) nói chung là những doanh nghiệp có số lao động hay doanh số ở dƣới một mức giới hạn nào đó. Từ viết tắt SMEs đƣợc dùng phổ biến ở Cộng đồng các nƣớc Châu Âu và các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (World Bank), Liên Hiệp Quốc (United Nation), Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). SMEs đƣợc sử dụng nhiều nhất là ở Mỹ. Các nƣớc thuộc Cộng đồng Châu Âu truyền thống có cách định nghĩa về SMEs của riêng họ, ví dụ nhƣ ở Đức, SMEs đƣợc định nghĩa là những doanh nghiệp có số lao động dƣới 500 ngƣời, trong khi đó ở Bỉ là 100 ngƣời. Nhƣng cho đến nay Liên minh Châu Âu (EU) đã có khái niệm về SMEs chuẩn hóa hơn. Những doanh nghiệp có dƣới 50 lao động đƣợc gọi là doanh nghiệp nhỏ còn những doanh nghiệp có trên 250 lao động đƣợc gọi là những doanh nghiệp vừa. Ngƣợc lại, ở Mỹ những doanh nghiệp có số lao động dƣới 100 ngƣời đƣợc gọi là doanh nghiệp nhỏ, dƣới 500 ngƣời là doanh nghiệp vừa. Trong hầu hết các nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số. Ở EU, DNNVV chiếm khoảng 99% và số lao động lên đến 65 triệu ngƣời. Trong một số khu vực kinh tế, DNNVV giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc cải tạo và là động lực phát triển của nền kinh tế. Trên phạm vi thế giới, DNNVV chiếm 99% tổng số doanh nghiệp và đóng góp 40% - 50% tổng thu nhập quốc dân (GDP). Ở Mỹ, cách định nghĩa về DNNVV có ý nghĩa rộng hơn ý nghĩa nội tại của DNNVV. Và ở các quốc gia Châu Phi họ cũng có cách định nghĩa riêng và các định nghĩa này là khác nhau ở các quốc gia. EU thì dùng định nghĩa về DNNVV chuẩn 6 nhƣ trên. Sự khác nhau về định nghĩa khiến cho việc nghiên cứu về DNNVV trở nên khó khăn hơn.  Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Để xác định DNNVV, các quốc gia căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau nhƣ số lao động, vốn sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, giá trị gia tăng. Ở mỗi quốc gia khác nhau, tiêu chí để phân biệt DNNVV cũng khác nhau. Ở nƣớc ta, tiêu chí xác định DNNVV đƣợc dựa trên điều kiện thực tiễn của Việt Nam (là một nƣớc có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, năng lực quản lý còn hạn chế, thị trƣờng chƣa phát triển, chƣa có chuẩn mực đo quy mô doanh nghiệp một cách chính thức) và khung khổ pháp luật hiện hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp này phát triển phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội nƣớc ta. Theo đó, việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chủ yếu dựa vào hai tiêu chí là lao động bình quân và vốn đăng ký, vì tất cả các doanh nghiệp đều có số liệu về hai tiêu thức này, có thể xác định tiêu thức này ở mọi cấp độ: toàn bộ nền kinh tế, ngành, doanh nghiệp và trong điều kiện thực trạng thống kê về các doanh nghiệp còn chƣa đầy đủ của Việt Nam thì hai tiêu chí này ta có thể xác định chính xác trị số của chúng. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc thể hiện trong nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 – 06 - 2009 của Chính Phủ. Tại điều 3 của nghị định này đã quy định cụ thể về doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau [8]: 7 Quy mô Doanh nghiệp siêu Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa nhỏ Khu vực I. Nông, lâm Số lao động Tổng nguồn Số lao động Số lao động Số lao động (ngƣời) vốn (tỷ (ngƣời) (ngƣời) (ngƣời) Trên 10 đến Trên 20 đến Trên 200 đến dƣới 200 dƣới 100 dƣới 300 Trên 10 đến Trên 20 đến Trên 200 đến dƣới 200 dƣới 100 dƣới 300 Trên 10 đến Trên 10 đến Trên 50 đến dƣới 50 dƣới 50 dƣới 100 đồng) Dƣới 10 Dƣới 20 nghiệp và thủy sản II. Công nghiệp và Dƣới 10 Dƣới 20 xây dựng III. Thƣơng mại và Dƣới 10 Dƣới 10 dịch vụ 1.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Ở nƣớc ta, các DNNVV đã trải qua một quá trình phát triển gắn với quá trình đổi mới nền kinh tế. Trong thời gian qua, Chính phủ đã tiến hành nhiều đổi mới để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, trợ giúp DNNVV phát triển. Đặc điểm chung của các DNNVV, nhất là trong giai đoạn mới hình thành và phát triển là còn thiếu tiềm lực về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý non kém, khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng hạn chế. Sau một thời gian phát triển, DNNVV đã có sự phát triển đáng kể về mặt số lƣợng và tỷ trọng so với toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Những đặc điểm của DNNVV ở Việt Nam đƣợc thể hiện nhƣ sau:  Tính chất hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng tập trung ở nhiều khu vực chế biến và dịch vụ, tức là gần với ngƣời tiêu dùng hơn. Trong đó cụ thể là: 8 Doanh nghiệp vừa và nhỏ là vệ tinh, chế biến bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn với tƣ cách là tham gia vào các sản phẩm đầu tƣ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú trong nền kinh tế nhƣ các dịch vụ trong quá trình phân phối và thƣơng mại hoá, dịch vụ sinh hoạt và giải trí, dịch vụ tƣ vấn và hỗ trợ. Trực tiếp tham gia chế biến các sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng với tƣ cách là nhà sản xuất toàn bộ. Chính nhờ tính chất hoạt động kinh doanh này mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế về tính linh hoạt. Có thể nói tính linh hoạt là đặc tính trội của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ cấu trúc và quy mô nhỏ nên khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hƣớng kinh doanh thậm chí cả địa điểm kinh doanh đƣợc coi là mặt mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Về vốn DNNVV có nguồn vốn nhỏ, thƣờng là những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân, việc khởi sự kinh doanh và mở rộng quy mô đầu tƣ, đổi mới công nghệ, thiết bị đƣợc thực hiện chủ yếu bằng một phần vốn tự có và tín dụng khác nhƣ vay, mƣợn bạn bè, ngƣời thân hay từ các tổ chức tài chính khác trong xã hội. DNNVV thƣờng hƣớng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức mua cao, thị trƣờng tiêu thụ lớn, nên huy động đƣợc các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân. DNNVV có vốn đầu tƣ ban đầu ít nên chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thƣờng ngắn dẫn đến khả năng thu hồi vốn nhanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Với quy mô vừa và nhỏ các doanh nghiệp này rất linh hoạt, dễ thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của thị trƣờng, thích hợp với điều kiện sử dụng các trình độ kỹ thuật khác nhau nhƣ thủ công, cơ khí và bán cơ khí để sản xuất ra những sản phẩm thích ứng với yêu cầu của nhiều tầng lớp dân cƣ có thu nhập khác nhau. Dễ khởi nghiệp, phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn, thông thƣờng để thành lập một doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ cần vốn đầu tƣ ban đầu 9 không lớn, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xƣởng vừa phải. Đặc điểm này làm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động, phát triển ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề, tạo điều kiện cho nền kinh tế khai thác mọi tiềm năng, tạo ra một thị trƣờng cạnh tranh lành mạnh hơn.  Về năng lực cạnh tranh Năng lực kinh doanh còn hạn chế do quy mô vốn nhỏ nên các DNNVV không có điều kiện đầu tƣ để nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắm thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Việc sử dụng các công nghệ lạc hậu dẫn đến chất lƣợng sản phẩm không cao, tính độc đáo không cao, giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản phẩm nói chung thấp, tính cạnh tranh trên thị trƣờng kém. DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm, thâm nhập thị trƣờng và phân phối sản phẩm do thiếu thông tin về thị trƣờng. Khả năng tiếp cận thị trƣờng kém, đặc biệt đối với thị trƣờng nƣớc ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là do các DNNVV thƣờng là những doanh nghiệp mới hình thành, công tác tiếp thị còn kém hiệu quả và cũng chƣa có nhiều khách hàng truyền thống. Thêm vào đó, quy mô thị trƣờng của các doanh nghiệp này thƣờng phục vụ cho nhu cầu của địa phƣơng, việc mở rộng ra các thị trƣờng mới là rất khó khăn đã hạn chế năng lực cạnh tranh của các DNNVV.  Về lao động Phần lớn các DNNVV sử dụng nhiều lao động giản đơn, quy mô lao động nhỏ, trình độ tay nghề chƣa cao, đa số là sử dụng lao động hộ gia đình, thuê và tuyển dụng ở các tỉnh. Lao động thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn. Trình độ quản lý và tay nghề của ngƣời lao động còn hạn chế. Đội ngũ quản lý còn thiếu trình độ, kỹ năng quản lý, sử dụng kinh nghiệm là chủ yếu, chƣa có chuyên môn. Tuy Việt Nam có lực lƣợng lao động dồi dào, trình độ học vấn tƣơng đối cao so với các nƣớc có cùng trình độ phát triển, nhƣng chủ yếu là lao động làm việc giản đơn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề thấp, năng suất lao động không cao. Số lƣợng DNNVV có chủ doanh nghiệp giỏi, trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chƣa nhiều. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp chƣa đƣợc đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ 10 năng quản trị kinh doanh. Mặt khác, DNNVV ít có khả năng thu hút những nhà quản lý và lao động có trình độ, tay nghề cao do khó có thể trả lƣơng cao và có các chính sách đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và giữ chân những nhà quản lý cũng nhƣ những ngƣời lao động giỏi.  Về công nghệ và máy móc thiết bị Công nghệ và máy móc thiết bị của các DNNVV thƣờng lạc hậu do chi phí đầu tƣ công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại cao nên thƣờng vƣợt quá khả năng của các DNNVV với qui mô vốn hạn chế. Trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu so với mức trung bình của thế giới, hơn nữa tốc độ đổi mới lại chậm. Hạn chế về năng lực cán bộ và công tác nghiên cứu trong doanh nghiệp, nghiên cứu để ứng dụng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng có những sáng kiến đổi mới công nghệ phù hợp với quy mô của mình từ những công nghệ cũ và lạc hậu. Điều này tạo nên sự khác biệt về sản phẩm để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tồn tại trên thị trƣờng.  Về năng lực quản lý điều hành Một đặc điểm của DNNVV nƣớc ta hiện nay là sản xuất kinh doanh theo cách tự phát, tự điều hành, quản lý còn mang tính gia đình. Quản trị nội bộ của các DNNVV còn yếu, nhất là quản lý tài chính, ý thực chấp hành các chế độ chính sách chƣa cao, còn lúng túng trong việc liên kết, nhất là kiên kết trong cùng một hội ngành nghề. Khả năng liên kết của các DNNVV còn hạn chế do tƣ tƣởng mạnh ai nấy làm, và do chất lƣợng sản phẩm chƣa đáp ứng yêu cầu DN lớn. Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, tính chất, quy mô... các quản trị gia doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng nắm bắt, bao quát và quán xuyến hầu hết các mặt của hoạt động kinh doanh. Thông thƣờng họ đƣợc coi là nhà quản trị doanh nghiệp hơn là nhà quản lý chuyên sâu. Chính vì vậy mà nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất thấp so với yêu cầu. Trong khi đó ở nhiều nƣớc DNNVV chính là đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu cho các DN lớn, tạo thành chuỗi cung ứng hiệu quả. 11 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Trong những năm qua, nhờ có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các DNNVV của nhà nƣớc ban hành, nhất là từ sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực kể từ năm 2000. Ngày 29/11/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp mới (Luật Doanh nghiệp năm 2005) thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2000, có hiệu lực từ tháng 7 năm 2006. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã kế thừa những thành công của Luật Doanh nghiệp năm 2000 đồng thời phát triển thêm trên nhiều mặt, số lƣợng các DNNVV ở nƣớc ta nói chung đã phát triển rất nhanh. Phần lớn các doanh nghiệp đƣợc thành lập trong thời gian qua là các DNNVV. Với sự đa dạng về thành phần sở hữu, bao gồm doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh, doanh nghiệp tƣ nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,... các DNNVV đã góp phần quan trọng trong việc phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy đƣợc nội lực vào xây dụng và phát triển kinh tế, xã hội. Góp phần đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm, xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội khác [30],[31]. Vì vậy, vai trò của DNNVV ngày càng lớn đối với nền kinh tế - xã hội của Việt Nam đƣợc thể hiện trên các mặt sau: 1.1.3.1. Tạo công ăn việc làm cho người lao động Nhiều DNNVV có thể tạo ra nhiều việc làm cho số lƣợng lớn ngƣời lao động. Ở những nƣớc khác, các DNNVV là một trong những nguồn tạo ra nhiều việc làm nhất và năng động nhất. Sự xuất hiện ngày càng nhiều DNNVV ở các địa phƣơng, các vùng nông thôn góp phần giải quyết vấn đề lao động dôi dƣ, nhàn rỗi trong xã hội và ổn định kinh tế - xã hội. Vai trò của các DNNVV không chỉ thể hiện ở giá trị kinh tế mà nó tạo ra, quan trọng hơn và có ý nghĩa hơn là tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân. Các cơ hội tăng thêm việc làm sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi ngƣời, kể cả những ngƣời đang thất nghiệp. Xét về số lƣợng việc làm tạo mới, các DNNVV luôn chiếm ƣu thế, bởi trên thực tế với qui mô trung bình về vốn nhỏ hơn doanh nghiệp các khu vực khác, các nhà đầu tƣ DNNVV thƣờng khởi nghiệp và phát triển từ các ngành thâm dụng lao 12 động hơn là thâm dụng vốn, đầu tƣ cho một chỗ làm việc trong các DNNVV lại rất thấp so với doanh nghiệp lớn. Theo số liệu thống kê năm 2009, chỉ số suất đầu tƣ cho thấy trong khi doanh nghiệp nhà nƣớc cần 493 triệu VNĐ vốn để tạo ra một chỗ làm, doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài cần 342 triệu VNĐ để tạo 1 việc làm, DNNVV chỉ cần đầu tƣ 141 triệu VNĐ cho 1 việc làm [15]. Trên thực tế, chỉ số suất đầu tƣ một phần xuất phát từ quá trình mở rộng khu vực DNNVV với các doanh nghiệp khác mới thành lập thu hút hàng trăm nghìn lao động mới hàng năm và quá trình cổ phần hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nƣớc thu hẹp đáng kể quy mô lao động của khu vực này. Trong tƣơng lai, triển vọng thu hút thêm lao động đối với khu vực DNNVV rất lớn vì suất đầu tƣ cho một chỗ làm việc tại đây thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn, chủ yếu do chi phí hoạt động thấp. Đây cũng là nơi thuận lợi để tiếp nhận số lao động ở nông thôn ra thành phố đang tăng lên mỗi năm và số lao động dôi ra từ các doanh nghiệp nhà nƣớc qua việc cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê,… 1.1.3.2. Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào những nhà sáng lập ra chúng. Do đặc thù là số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn và thƣờng xuyên phải thay đổi để thích nghi với môi trƣờng xung quanh, phản ứng với những tác động bất lợi do sự phát triển, xu hƣớng tích tụ và tập trung hoá sản xuất. Sự sáp nhập, giải thể và xuật hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng xuyên diễn ra trong mọi giai đoạn. Đó là sức ép lớn buộc những ngƣời quản lý và sáng lập ra chúng phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận sự mạo hiểm, sự có mặt của đội ngũ những ngƣời quản lý này cùng với khả năng, trình độ, nhận thức của họ về tình hình thị trƣờng và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động lớn đến hoạt động của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ luôn là ngƣời đi đầu trong đổi mới, tìm kiếm phƣơng thức mới, đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi cho phù hợp với môi trƣờng kinh doanh. Đối với một quốc gia thì sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của đội ngũ này, và chính đội ngũ này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt phù hợp với thị trƣờng. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng