Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách cho nghề nuôi cá da trơn ở tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Chính sách cho nghề nuôi cá da trơn ở tỉnh an giang, thực trạng và giải pháp

.PDF
85
454
119

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN HUỲNH NGUYỄN NGỌC TRÂN CHÍNH SÁCH CHO NGHỀ NUÔI CÁ DA TRƠN Ở TỈNH AN GIANG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ THỦY SẢN 2013 LỜI CẢM TẠ Qua ba năm rưỡi học tập và rèn luyện dưới giảng đường Trường Đại Học Cần Thơ kết hợp với thời gian thực tập tại tỉnh An Giang, tôi đã học tập và tích lũy được nhiều kiến thức rất bổ ích cho bản thân. Luận văn này được hoàn thành là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế trong thời gian đã học. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Thanh Toàn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt đề tài này. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và cán bộ Khoa Thủy Sản Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô chú, anh chị cán bộ của các Phòng Nông Nghiệp, các Phòng, Sở, Trạm Thủy Sản ở các huyện Châu Phú và Thành Phố Châu Đốc. Xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, hộ dân ở các xã, ấp thuộc các huyện Châu Phú và Thành Phố Châu Đốc đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa phương. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 29 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Huỳnh Nguyễn Ngọc Trân i TÓM TẮT Đề tài: “Chính sách cho nghề nuôi cá da trơn ở tỉnh An Giang, thực trạng và giải pháp” được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013 nhằm tìm hiểu tình hình nuôi cá da trơn tại tỉnh An Giang đồng thời nắm bắt được những chính sách đã, đang áp dụng, thực trạng triển khai và nhận thức của các hộ nuôi đối với các chính sách tại trên địa bàn nghiên cứu. Đề tài được thực hiện tại huyện Châu Phú và Thành Phố Châu Đốc tỉnh An Giang. Phương pháp thực hiện là phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi cá tra và ba sa tên địa bàn nghiên cứu. Số liệu đã được thu thập, thống kê, phân tích và chạy chương trình SPSS for Window để đưa ra những nhận xét và đánh giá. Kết quả khảo sát cho thấy: Tổng chi phí nuôi cá tra có trung bình là 25.638,41±26,384 triệu đồng/ha, trong đó: tổng chi phí biến đổi có trung bình là 25.382,03±26,120 triệu đồng/năm, tổng chi phí cố định có trung bình là 256,38±26,38. Thu nhập trung bình từ nuôi cá tra là 24.720,85±24,486 triệu đồng/ha. Lợi nhuận trung bình là -917,60±281,98 triệu đồng/ha. Doanh thu trung bình là 24.720±24,48 triệu đồng/ha. Qua kết quả về doanh thu và lợi nhuận ở trên thì có 14 hộ lời, 36 hộ lỗ và 30 hộ huề vốn. Cho thấy thực trạng nghề nuôi cá tra trên địa bàn không phát triển và phải đối mặt với tình trạng thua lỗ nặng nề. Đề tài đã tiếp tục tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng nghề nuôi cá tra qua phần mềm SPSS đã thống kê ra rằng: Giá thức ăn, Giá bán của cá tra thương phẩm, Dịch bệnh, Nguồn vốn là các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thua lỗ của hộ nuôi. Tình hình chung của các hộ trên địa bàn nghiên cứu trong nghề nuôi cá tra đang gặp khó khăn, chính sách áp dụng cho nghề nuôi còn chưa phát huy được hiệu quả một cách triệt để. Tuy nhiên đối với các khó khăn thì chính sách hạn mức tín dụng lần đầu tiên áp dụng trên địa bàn An Giang được nhiều người dân tham gia. Vì vậy cần có sự can thiệp sâu hơn của Nhà nước, chính quyền địa phương đối với các hộ nuôi và các chính sách triển khai nhắm khắc phục những khó khăn, rủi ro, dễ dàng ổn định sản xuất và góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tra ở tỉnh An Giang. ii MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ .............................................................................................i TÓM TẮT.................................................................................................. ii DANH SÁCH BẢNG.................................................................................iii DANH SÁCH HÌNH ................................................................................. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... v CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ...................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2 1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 2 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 4 2.1 Sơ lược về nghề nuôi cá da trơn ở Việt Nam ......................................... 4 2.2 Sơ lược về nghề nuôi cá tra và ba sa ở đồng bằng sông Cửu Long ........ 6 2.3 Tổng quan về tỉnh An Giang................................................................. 7 2.3.1 Vị trí địa lí .......................................................................................... 7 2.3.2 Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 9 2.3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................... 10 2.4 Tình hình nuôi - lợi thế phát triển nghề nuôi cá tra ở An Giang ............ 11 2.4.1 Hiện trạng nuôi cá tra ở An Giang ..................................................... 12 2.4.2 Tình hình sản xuất cá tra thương phẩm .............................................. 15 2.4.3 Tình hình nuôi theo tiêu chuẩn an toàn chất lượng ............................. 18 2.4.4 Tình hình về quản lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản ................ 19 2.4.5 Tình hình vay vốn tín dụng ................................................................ 19 2.4.6 Hiện trạng môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản ...................... 20 2.5 Một số chính sách hỗ trợ người nuôi cá tra và ba sa .............................. 22 2.5.1 Ngân sách nhà nước đầu tư ................................................................ 22 2.5.2 Ngân sách Nhà nước hỗ trợ ............................................................... 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 24 3.1 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24 3.1.1 Số liệu thứ cấp ................................................................................... 24 3.1.2 Số liệu sơ cấp .................................................................................... 24 3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 24 3.1.4 Phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 24 3.1.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ............................................. 25 3.1.6 Các chỉ số kinh tế .............................................................................. 25 3.2 Giới hạn của đề tài................................................................................ 26 iii CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................. 27 4.1 Những thông tin chung về những hộ nuôi cá tra ................................... 27 4.1.1 Cơ cấu theo độ tuổi và trình độ học vấn của các hộ nuôi cá tra .......... 27 4.1.2 Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật của hộ nuôi cá tra ........................ 30 4.2 Thông tin kinh tế - kỹ thuật ao nuôi cá tra của nông hộ......................... 32 4.2.1 Thông tin chung về ao nuôi cá tra ...................................................... 32 4.2.2 Thông tin về giống............................................................................. 33 4.2.3 Chế độ chăm sóc và quản lý nguồn nước trong ao nuôi ..................... 35 4.2.4 Các loại bệnh chủ yếu và hình thức điều trị của cá tra........................ 36 4.2.5 Loại thức ăn sử dụng ......................................................................... 38 4.2.6 Sản lượng, giá bán và tiêu thụ cá tra sau khi thu hoạch ...................... 38 4.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính ............................................................. 39 4.3.1 Chi phí cố định của nông hộ .............................................................. 39 4.3.2 Chi phí biến đổi của nông hộ ............................................................. 40 4.3.3 Tổng chi phí của mô hình nuôi cá tra ................................................. 42 4.3.4 Tổng thu nhập ................................................................................... 42 4.3.5 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi cá tra ở An Giang .. 43 4.3.6 Các chỉ tiêu tài chính ......................................................................... 44 4.4 Thông tin về chính sách cho nghề nuôi cá tra trên địa bàn nghiên cứu .. 45 4.4.1 Thứ tự ưu tiên và mức độ hài lòng chung đối với các chính sách cho nghề nuôi ................................................................................................... 45 4.4.2 Mức độ tham gia xây dựng và phản biện chính sách của nông hộ .... 47 4.4.3 Chính sách đã và đang áp dụng của các hộ nuôi cá tra ....................... 47 4.4.4 Những lý do áp dụng các chính sách cho nghề nuôi ........................... 48 4.4.5 Quy trình chăn nuôi sạch đang áp dụng ............................................. 48 4.4.6 Lý do hộ nuôi lựa chọn tiêu chuẩn GlobalGAP .................................. 49 4.4.7 Lợi nhuận có thay đổi hay không khi áp dụng chính sách .................. 50 4.4.8 Thuận lợi và khó khăn chính trong việc áp dụng các chính sách ........ 51 4.4.9 Nhận định chung về sự phát triển nghề nuôi cá tra trong tương lai của nông hộ ...................................................................................................... 52 4.5 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn chung của hộ nuôi cá tra .............. 53 4.5.1 Phân tích ma trận SWOT ................................................................... 53 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................... 56 5.1 Kết luận ................................................................................................ 56 5.2 Đề xuất ................................................................................................. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 59 PHỤ LỤC ................................................................................................. 62 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: So sánh một số chi tiêu về quy mô qua 2 kỳ điều tra 2012 –2013.13 Bảng 2.2: So sánh một số chỉ tiêu về sản lượng thủy sản qua 2 kỳ điều tra . 14 Bảng 2.3: Cơ cấu giá thành cá tra cho 01 kg nguyên liệu ............................ 17 Bảng 2.4: Tình hình cho vay tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh An Giang.................................................................................................... 19 Bảng 4.1: Kinh nghiệm nuôi cá của hộ nuôi cá tra ...................................... 29 Bảng 4.2: Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật từ nông hộ nuôi cá tra ........... 31 Bảng 4.3: Tiêu chuẩn chọn giống của các hộ nuôi cá tra............................. 34 Bảng 4.4: Biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ........................... 36 Bảng 4.5: Mức khấu hao hàng năm của chi phí cố định .............................. 40 Bảng 4.6: Tổng chi phí biến đổi ................................................................. 40 Bảng 4.7: Tổng chi phí trong nuôi cá tra..................................................... 42 Bảng 4.8: Tổng thu nhập của các hộ nuôi cá tra trong vụ............................ 42 Bảng 4.9: Tỷ lệ hộ lời, lỗ và huề vốn trong hình thức nuôi cá tra ao tại An Giang ......................................................................................................... 43 Bảng 4.10: Các chỉ tiêu tài chính ................................................................ 44 Bảng 4.11: Thứ tự ưu tiên các chính sách (cho điểm từ 1 – 6) cho nghề nuôi cá tra tại An Giang .......................................................................................... 45 Bảng 4.12: Lý do hộ nuôi áp dụng những chính sách ................................. 48 Bảng 4.13: Lợi nhuận có thay đổi hay không khi áp dụng chính sách ......... 50 Bảng 4.14: Phân tích ma trận SWOT của hoạt động nuôi cá tra thương phẩm .......................................................................................................... 55 v DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang ................................................ 8 Hình 4.1: Cơ cấu theo độ tuổi của cá hộ nuôi cá tra .................................... 27 Hình 4.2: Trình độ học vấn của các hộ nuôi cá tra ở An Giang ................... 28 Hình 4.3: Điều kiện kinh tế chung của các hộ nuôi cá tra ........................... 29 Hình 4.4: Nguồn kiến thức NTTS của hộ nuôi cá tra ................................. 33 Hình 4.5: Các loại bệnh thường gặp ở cá tra ............................................... 37 Hình 4.6: Cơ cấu loại thức ăn trong nuôi cá tra........................................... 40 Hình 4.7: Cơ cấu chi phí biến đổi trong nuôi cá tra ở An Giang................. 41 Hình 4.8: Tỷ lệ hộ lời, lỗ và huề vốn trong hình thức nuôi cá tra ................ 41 Hình 4.9: Mức độ hài lòng chung của nông hộ đối với các chính sách ........ 46 Hình 4.10: Chính sách đang áp dụng của các hộ nuôi cá tra........................ 47 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT APEC: ASC: ASEAN: CS: CSHT: ĐBSCL: ĐLC: EU: GlobalGAP: LN: NN: N: NN&PTNT: NTTS: TB: TP: TS: UBND: USD: VASEP: VietGAP: VN: WTO: XD: XK: Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (Aquaculture Stewardship Council) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Associate of Southem Eastern Asia Nation) Chính sách Cơ sở hạ tầng Đồng bằng Sông Cửu Long Độ lệch chuẩn Liên minh Châu Âu (European Union) Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global Good Agicultural Practice) Lớn nhất Nhỏ nhất Số hộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nuôi trồng thủy sản Trung bình Thành Phố Thủy sản Ủy Ban Nhân Dân Đô la Mỹ Hiệp hội các nhà Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers) Thực hành nông nghiệp tốt (Vietnamese Good Agicultural Practice) Việt Nam Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) Xây dựng Xuất khẩu vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Ngành thủy sản thế giới và nước ta đang có những bước phát triển nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, điển hình như là kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật khai thác thủy sản, quản lý môi trường – nguồn lợi thủy sản, quản lý dịch bệnh thủy sản, công nghệ ứng dụng trong thủy sản và chế biến thủy sản. Ngành thủy sản đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam (VN). Cá tra là một mặt hàng xuất khẩu (XK) chủ lực của ngành thủy sản (TS) VN, hiện được XK sang 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ đóng vai trò hết sức quan trọng. Năm 2012, giá trị XK cá tra VN đạt 1,74 tỉ đô la, trong đó kim ngạch XK sang Mỹ đạt hơn 358 triệu đô la, chiếm 20,6% tổng kim ngạch XK mặt hàng này của VN (Kinh tế Sài Gòn, 2013). Nghề nuôi cá ba sa trong bè đã hình thành lâu đời ở tỉnh An Giang. Đây là quá trình lao động sáng tạo của những cư dân ở vùng sông nước phía Tây Nam Tổ quốc. Cá ba sa có tên khoa học là Pangasius bocourti, thuộc loại cá da trơn cũng như cá tra Pangasius hypophthalmus, nhưng thịt cá ba sa thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Cá ba sa có nhu cầu trao đổi Oxy cao nên chỉ nuôi được trong bè neo đậu ở vùng nước chảy mạnh, khác với cá tra, có thể nuôi được ở cả trong bè và ao hầm. Do đó, nghề nuôi cá ba sa bè chỉ có An Giang đoạn sông Hậu khu vực Châu Đốc và Đồng Tháp - đoạn sông Tiền khu vực Hồng Ngự. Châu Đốc và Châu Phú là hai huyện được mệnh danh là “Thủ phủ của con cá tra hầm và ba sa nuôi bè” nhưng trong vài năm trở lại đây người nuôi gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến hàng loạt ngư dân treo ao và doanh nghiệp phá sản. Tình hình hiện nay thì nghề nuôi cá ba sa An Giang đang dần dần mai một, đàn cá ba sa địa phương có nguy cơ tuyệt chủng. Hầu như không ai nuôi cá ba sa nguyên liệu, cũng không ai sản xuất cá giống mặc dù quá trình nghiên cứu thực hiện được việc sinh sản nhân tạo cá ba sa là thành công lớn về khoa học với quá trình đầu tư rất công phu và tốn kém. Hiện nay, tổng đàn cá ba sa bố mẹ trong tỉnh chỉ còn khoảng 5 tấn do được giữ lại tại Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống TS của tỉnh với chi phí thức ăn để duy trì đàn cá khoảng 150 triệu/năm. Nnăm 2012, tình hình sản xuất TS gặp nhiều khó khăn như: Kinh tế thế giới chưa hồi phục, sản xuất cá tra gặp nhiều bất lợi, dịch bệnh trong nuôi tôm nước lợ vẫn tiếp tục xảy ra và chưa có biện pháp khắc phục triệt để, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng, ảnh hưởng bất lợi của thời tiết 1 đối với hoạt động khai thác, những đòi hỏi ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm của thị trường thế giới đã tác động mạnh đến kết quả sản xuất và XK TS trong năm 2012. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực của người lao động, doanh nghiệp sản xuất TS, sự chỉ đạo điều hành sản xuất kịp thời của Bộ, Tổng cục TS, ngành TS vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao hơn so với năm 2011 (Đoàn Ngọc Phả, 2013). Để đối phó và khắc phục tình trạng khó khăn của các hộ nuôi cá tra và ba sa mà Nhà nước ta đã ban hành các chính sách áp dụng cho nghề nuôi thủy sản đặc biệt là con cá tra nhằm hỗ trợ một phần chi phí cho các hộ nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy nghề nuôi cá tra phát triển ngày càng bền vững và mạnh mẽ. Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài “Chính sách cho nghề nuôi cá da trơn ở tỉnh An Giang, thực trạng và giải pháp” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu những chính sách được áp dụng cho nghề nuôi cá da trơn đồng thời nắm bắt được thực trạng của nghề nuôi cá da trơn ở tỉnh An Giang từ đó đưa ra những kiến nghị hỗ trợ về chính sách từ phía Nhà nước, các cấp quản lý ngành và các cơ quan hữu quan nhằm ổn định sản xuất, phát triển bền vững nghề nuôi cá da trơn ở địa phương. 1.3 Nội dung nghiên cứu 1. Tìm hiểu tình hình nuôi cá da trơn tại tỉnh An Giang. 2. Tìm hiểu, phân tích các chính sách đã và đang áp dụng ở các vùng nuôi và tác động của các chính sách đó. 3. Tìm hiểu nhận thức của các hộ nuôi cá tra và ba sa đối với những chính sách áp dụng cho nghề nuôi cá da trơn tại địa phương. 4. Đề xuất những giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn, nâng cao lợi nhuận, đảm bảo sản xuất bền vững. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài là các Chính sách cho nghề nuôi các da trơn ở tỉnh An Giang trong đó đề tài tập trung nghiên cứu những Chính sách áp dụng cho các hộ nuôi cá tra và ba sa ở Thành Phố Châu Đốc và huyện Châu Phú thuộc địa bàn tỉnh An Giang. 2 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Tập trung nghiên cứu các vấn đề xoay quanh việc áp dụng chính sách cho các hộ nuôi cá tra và cá ba sa của Thành Phố Châu Đốc và huyện Châu Phú như: Thuận lợi, khó khăn, thực trạng, tiềm năng phát triển nghề nuôi đồng thời tìm hiểu những chính sách áp dụng cho nghề nuôi và thực trạng tại các hộ nuôi để từ đó đưa ra những ý kiến đánh giá, những giải pháp hữu hiệu góp phần giảm bớt khó khăn – phát triển nghề nuôi cá tra và ba sa ở tỉnh An Giang. Giới hạn không gian: Đề tài được thực hiện tại các hộ nuôi cá tra và ba sa ở tỉnh An Giang. Số liệu được thu thập, xử lý và viết bài tại Cần Thơ. Giới hạn thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2013 đến tháng 12/2013. 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI KIỆU 2.1 Sơ lược về nghề nuôi cá da trơn ở Việt Nam Đảng và Nhà nước ta đang rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngành TS, coi TS là ngành kinh tế mũi nhọn, coi công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất, coi chuyển một bộ phận diện tích đất đai đang canh tác nông nghiệp và muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là hướng đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn (Nghị định 09 NQ - CP ngày 15/06/2000 ). Đồng thời có những chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành TS trên toàn quốc (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010). VN có bờ biển dài 3.260 km với 112 cửa sông rạch và 4.000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá, đảm bảo cho nguồn tài nguyên thủy hải sản rất phong phú. Các vùng biển lại có năng lực tái sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới và môi trường biển còn tương đối sạch do đó hải sản được đánh giá là an toàn cho sức khoẻ – một ưu điểm hàng đầu trên thị trường thủy sản thế giới hiện nay. Trong vùng biển độc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, tổng trữ lượng TS biển được đánh giá khoảng 4 triệu tấn, trong đó lượng TS ở tầng nổi chiếm 62,7% và tầng đáy chiếm 37,3% đảm bảo cho khả năng khai thác 1,4 đến 1,6 triệu tấn TS các loại hàng năm, có nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá ngừ, sò huyết,…Với 1,4 triệu ha mặt nước nội địa, tiềm năng NTTS của VN rất dồi dào khoảng 1,5 triệu tấn mỗi năm (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010). Họ cá da trơn (Pangasius) tập trung ở một số nước Đông Nam Á, nơi hoạt động nuôi cá lồng, cá hầm trên sông, ao hồ hay đầm lầy theo quy mô nhỏ của nông dân ngày càng phát triển. Tại VN, cá da trơn được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL mà phổ biến nhất là cá tra. Hoạt động nuôi cá tra bắt đầu phát triển dưới hình thức nuôi bè và nuôi hầm, dọc hai bờ sông Hậu thuộc hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Đến nay, nghề nuôi cá tra đã lan nhanh đến Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang,...(Kinh tế Sài Gòn, 2013). Vài năm trở lại đây, đặc biệt là sang năm 2013, đầu ra cho con cá tra khó khăn, trong khi đầu vào tăng cao khiến cả người nuôi và doanh nghiệp XK cá tra của VN đều điêu đứng. Trong báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT thì sản lượng NTTS tháng 8 năm 2013 ước đạt 294.000 tấn, tăng 3,3 % so với cùng kì năm ngoái, đưa tổng sản lượng NTTS trong 8 tháng đầu năm ước đạt 4 2.075 triệu tấn, tăng 0,8 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, riêng về cá tra, Bộ NN&PTNT cho biết sản lượng 8 tháng đầu năm ước đạt 647.000 tấn, tương ứng với diện tích nuôi thả khoảng 5.500 ha. Đáng chú ý là theo báo cáo của các địa phương thuộc ĐBSCL, sản lượng cá tra 8 tháng năm 2013 của một số tỉnh vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Cần Thơ có sản lượng cá tra ước đạt 62.914 tấn (-23,13%), Đồng Tháp 216.008 tấn (-14,4%), Vĩnh Long 69.016 tấn (-12,3%), Bến Tre 119.000 tấn (-7,8%),... Một điểm sáng nhỏ là giá cá tra nguyên liệu trong tháng 8 đã có xu hướng tăng. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Vĩnh Long thì giá cá tra trong tháng 8 tăng 800 đồng/kg so với tháng 7, dao động từ 19.500 - 21.800 đồng/kg, tuy nhiên so với giá thành sản xuất 23.000 - 24.000 đồng/kg, người nuôi vẫn lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Theo Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 16 tháng 8, toàn vùng ĐBSCL đã thả nuôi cá tra đạt 4.696 ha (tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2012). Diện tích thu hoạch là 3.579 ha (tăng 31,7%, so với cùng kỳ), với sản lượng gần 771.000 tấn. Năng suất bình quân đạt 215 tấn/ha (năm 2012 là 270 tấn/ha). Với những con số cho thấy khó khăn của ngành cá tra đang lên đỉnh. Thời điểm hiện nay đang lúc khó khăn nhất của ngành cá da trơn, trong đó có cá tra. Đây là hậu quả của bối cảnh thị trường đầu ra xấu, các doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng giai đoạn 2011 - 2012 đến nay dẫn đến tình trạng bán xả hàng để có vốn lưu động, những doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng thì dùng cách bán phá giá để cạnh tranh, chiếm thị phần, đua giảm giá bán bằng cách điều chỉnh kỹ thuật nuôi khiến giảm chất lượng cá đầu ra,… đã làm mất đi uy tín của con cá tra VN (Xuân Thân, 2013). Từ đầu năm đến nay, kim ngạch XK TS của cả nước ước đạt khoảng 2,3 tỷ USD, giảm gần 3% so với cùng kỳ năm ngoái. XK cá tra vẫn chưa thể tăng trưởng do ảnh hưởng bởi rào cản thuế chống bán phá giá từ thị trường Mỹ và những khó khăn từ thị trường Châu Âu. Dự tính đến hết tháng 6 năm 2013, giá trị XK cá tra đạt khoảng 800 triệu USD. XK cá tra đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là sự suy giảm của các thị trường trọng điểm, như thị trường EU nhu cầu giảm quá mạnh, một số quốc gia trước đây là những nhà nhập khẩu chủ lực như: Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức cũng sụt giảm về sản lượng; thị trường Mỹ thị đang đối mặt với các vấn đề thuế chống bán phá giá. Tình hình nguyên liệu cũng có nhiều biến động do giá XK sản phẩm cá tra không được tốt nên giá mua nguyên liệu không tăng, không giải quyết được khó khăn cho người nuôi, vấn đề tiếp cận vốn và những khó khăn sản xuất trong nước thì cũng có những ảnh hưởng tới chỉ số XK cá tra trong sáu tháng qua (Hữu Tiến, 2013). 5 2.2 Sơ lược về nghề nuôi cá tra và ba sa ở đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằng chịt với hai dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi sông khoảng 220 km nên điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động nuôi cá tra trên các ao ven sông, trên cồn (dễ dàng trong hoạt động lấy nước), cộng với kỹ thuật nuôi không quá khó nên nghề nuôi cá tra khu vực này phát triển mạnh nhất là trong vài năm trở lại đây. Hầu hết các tỉnh có lợi thế cho hoạt động nuôi cá tra ao thâm canh đều có quy hoạch vùng nuôi cá tra (Trí Quang, 2013). Thực tế trong phát triển nuôi cá tra, ba sa ở ĐBSCL những năm qua cho thấy, dịch bệnh đối với đối tượng nuôi này tăng nhanh. Nguyên nhân là do hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi cá chưa bảo đảm. Vì vậy, nghề nuôi cá tra, ba sa cần rất nhiều nước và phải thường xuyên thay đổi nước trong ao nuôi do khả năng lây nhiễm dịch bệnh đối với cá nuôi là rất lớn. Ngoài ra, các yếu tố như nuôi cá với mật độ quá cao, lượng thức ăn cho cá quá nhiều cũng làm ô nhiễm nguồn nước. Tại vùng này, do nguồn nước phục vụ nuôi cá chủ yếu dựa vào các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, cho nên các cống thường được thiết kế cao trình đáy cống cao hơn đáy kênh. Vì vậy, việc thoát nước ra sông lớn bị hạn chế, dẫn đến chất ô nhiễm đọng lại đáy kênh, làm tăng ô nhiễm vùng nuôi cá tra, ba sa. Từ những hạn chế về chất lượng cá giống, hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi chưa bảo đảm dẫn đến tình trạng cá tra, ba sa bị chết ngày càng tăng. Trong hai năm (2005 - 2006), tại các khu vực nuôi cá tra, ba sa tập trung như Châu Ðốc (An Giang), Hồng Ngự (Ðồng Tháp), Thốt Nốt (Cần Thơ), thị xã Vĩnh Long và huyện Long Hồ (Vĩnh Long), cá nuôi ao, bè thường nhiễm bệnh vào các tháng 5 và tháng 7. Thời điểm này, môi trường nước trong ao nuôi rất xấu do ảnh hưởng của lũ đổ về mang nhiều chất thải lẫn mầm bệnh. Cá thường bị nhiễm các bệnh vàng thân, vàng da, bệnh gan, thận mũ, xuất huyết, đốm đỏ. Kết quả điều tra tại ao nuôi của 65 hộ nuôi cá tra, ba sa có 100% số ao tại Ðồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, 80% số ao ở An Giang đều bị nhiễm bệnh. Bất chấp những rủi ro lớn có thể xảy ra, nghề nuôi cá tra, ba sa ở ĐBSCL vẫn phát triển mạnh mẽ (Tạ Quang Dũng, 2013). ĐBSCL là vùng cung cấp lớn nhất cá da trơn với hai chủng loại cá tra và ba sa. Nghề sản xuất cá da trơn được xem là nghề truyền thống của người dân trong vùng, những tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ dẫn đầu trong lĩnh vực này. Đây là những tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi nằm dọc theo sông Mê Kông. Từ trước năm 1986, nghề nuôi cá tra và ba sa của người dân trong vùng ĐBSCL đã được hình thành. Đến năm 1986, được sự hỗ trợ của các chuyên gia Úc và sự ra đời của công ty AGIFISH An Giang, sản phẩm cá tra 6 và ba sa đã được xuất khẩu sang Úc dưới dạng phi lê cho đến năm 1990, sản phẩm phi lê cá tra và ba sa đã được quan tâm bởi thị trường Châu Á như Hông Kông, Nhật Bản, Trung Quốc. Sự phát triển và mở rộng thị trường XK làm kéo theo sự phát triển mở rộng sản xuất đến nhiều tỉnh khác ở ĐBSCL (Từ Văn Bình, 2013). Hiện diện tích nuôi cá da trơn công nghiệp tại ĐBSCL đã tăng lên trên 3.600 ha, gấp đôi so với cách đây 5 năm với sản lượng mỗi năm đạt gần nửa triệu tấn cá thương phẩm phục vụ chế biến XK. Theo các nhà chuyên môn, đến năm 2010 diện tích nuôi cá da trơn tại ĐBSCL sẽ lên 10.200 ha, sản lượng 800.000 tấn/năm. Đến năm 2020, theo dự báo, diện tích nuôi cá có thể lên đến 16.000 ha và sản lượng đạt 1,9 triệu tấn cá thương phẩm. Năng suất cá tra ao hầm nuôi theo qui mô công nghiệp có thể đạt bình quân từ 50 tấn đến 80 tấn/ha. Năng suất nuôi cá tra ao bãi bồi có thể đạt năng suất 100 đến 200 tấn/ha và có thể nuôi 2 vụ/năm. Những hầm thâm canh tốt còn có khả năng đạt năng suất 600 tấn/ha năm và lợi nhuận vài tỉ đồng. Đây chính là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các nhà máy chế biến TS XK tập trung tại các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Hiện nay, ước tính kim ngạch XK sản phẩm cá da trơn chế biến tại ĐBSCL đạt trên 736 triệu USD, tăng 7 lần so với năm 2002. Hiệp hội chế biến XK TS VN (VASEP) cho biết, giá trị xuất khẩu cá tra, ba sa từ đầu năm đến nay tăng 41%. Riêng tại tỉnh An Giang, năm nay, cá tra và ba sa tăng 62% về sản lượng và 60% về giá trị so với năm ngoái, đạt khoảng 120.000 tấn, trị giá 320 triệu USD. Theo dự báo của VASEP, xuất khẩu cá tra, ba sa dự kiến đạt 1 tỷ USD vào cuối năm nay. Hiện VN đã xuất khẩu cá tra và ba sa tới 75 thị trường với giá ổn định từ 2,7 đến 3,5 USD/kg (PV, 2009). 2.3 Tổng quan về tỉnh An Giang 2.3.1 Vị trí địa lí An Giang có vị trí đầu nguồn sông Cửu Long thuộc địa phận VN. Tỉnh An Giang thuộc vùng ĐBSCL với tổng diện tích tự nhiên 3.536,6685 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha . Vị trí: Phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp gần 107.628 km² đứng thứ 4 trong khu vực ĐBSCL về diện tích sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An, phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km², phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang đường biên giới 7 khoảng 69.789 phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ chiều dài đường biên giới gần 44.734 km² (Wikipedia, 2013). Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang (Nguồn: Chi cục Thủy sản An Giang, 2013) Với vị trí đó An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bản thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh là 2.151.000 người, mật độ dân số 608 người/km². Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực ĐBSCL. Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh (Wikipedia, 2013). 8 Dân cư Tỉnh An Giang có tổng dân số 2.150.282 người, 455.901 hộ (theo số liệu điều tra cuối năm 2007). Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. Tỉnh An Giang có các dân tộc anh em gồm: Kinh, Khmer, Chăm, Hoa,... Đây là tỉnh có dân số đông nhất ĐBSCL, thuộc miền Nam VN. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên. Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực ĐBSCL, tuy nhiên diện tích đứng thứ 4 trong khu vực ĐBSCL về diện tích sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An. Tháng 7 năm 2013, An Giang là tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL có 02 thành phố trực thuộc tỉnh (Long Xuyên và Châu Đốc). Thành phố Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu, có truyền thống văn hóa đặc sắc của một thành phố miền Tây với chợ nổi trên sông và nhiều di tích thắng cảnh khác. Thành phố Châu Đốc là thành phố biên giới xinh đẹp, nổi tiếng với cụm di tích và thắng cảnh ở núi Sam (Wikipedia, 2013). 2.3.2 Điều kiện tự nhiên An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước (Hiệp hội Doanh Nghiệp An Giang, 2013). Khí hậu của An Giang chủ yếu là nhiệt đới gió mùa gồm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Đất đai: An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha chiếm 44,5%. Phần lớn đất đai điều màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loại cây trồng (Wikipedia, 2013). Rừng: Trên địa bàng toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, 9 ngoài ra còn có 3.800 ha rừng tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loại quý hiếm (Wikipedia, 2013). Tài nguyên khoáng sản: khá phong phú, với trữ lượng khá đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn 16,4 triệu tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, và còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi,… Du lịch: Với những thế mạnh về đất đai và khí hậu An Giang được xem là tỉnh có tiềm năng du lịch. Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên khoáng sản cũng là lợi thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh ĐBSCL khác, nguồn đá, cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng ĐBSCL về vật liệu xây dựng (Wikipedia, 2013). 2.3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội Trong bối cảnh chung của năm 2012, An Giang triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình kinh tế trong và ngoài nước đều hết sức khó khăn. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong năm qua đã có chuyển biến nhất định. Kết quả tăng trưởng kinh tế trong năm qua đạt 8,45%, mặc dù không đạt kế hoạch đã đề ra nhưng là mức tăng trưởng hợp lý trong tình hình tập trung thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, An Giang vẫn đạt một số thành tựu nổi bật: thu nhập bình quân đầu người đạt gần 32,6 triệu đồng (tăng 17,5% so năm 2011); 19/26 chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; lạm phát được kiềm chế tốt (cả năm khoảng 8,44%, so với năm 2011 là 16,93%); sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, trở thành cứu cánh cho nền kinh tế; phong trào xây dựng cánh đồng lớn phát triển nhanh đã tạo được nền tảng để hình thành mô hình liên kết tiêu thụ nông sản và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; hoạt động XK và lĩnh vực dịch vụ, thương mại biên giới tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng; quản lý đầu tư - xây dựng cơ bản từng bước được chấn chỉnh theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện nghiêm kỷ luật ngân sách, tài chính và thực hành tiết kiệm để đảm bảo nguồn lực thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; lĩnh vực an ninh chính trị trật tự xã hội, an toàn giao thông, 10 an ninh biên giới tiếp tục được đảm bảo. Thế nhưng, vẫn tồn tại một số hạn chế: sản xuất và tiêu thụ hai sản phẩm chủ lực chưa ổn định; doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phục vụ sản xuất – XK; nguồn lực của địa phương chưa đảm bảo để kiểm soát và hạn chế thiên tai, dịch bệnh đang ảnh hưởng ngày càng nhiều đến đời sống nhân dân; chính sách thực hiện giảm nghèo và giải quyết việc làm chưa mang lại kết quả bền vững; kỷ luật, kỷ cương của hệ thống cơ quan hành chính chưa nghiêm... Năm 2013 được dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức mới; thậm chí nhận định trên một số lĩnh vực còn khó khăn hơn năm 2012. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của An Giang được xác định: “Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội” với những chỉ tiêu chủ yếu như sau: tốc độ tăng trưởng đạt 9%; thu nhập bình quân tăng 15,2% (đạt 37,5 triệu đồng/người); kim ngạch XK đạt 900 triệu USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 34,38 ngàn tỷ đồng; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 32,5%; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 1,5-2%/năm (trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3%/năm); số giường bệnh trên 1 vạn dân khoảng 17,54 giường; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân khoảng 14%; tỷ lệ mật độ che phủ rừng và cây xanh phân tán đạt 20,23%. 2.4 Tình hình nuôi - lợi thế phát triển nghề nuôi cá tra ở An Giang Nghề nuôi cá ở An Giang đã được hình thành từ rất sớm, tuy nhiên cho đến năm 1970, kỹ thuật nuôi còn mang tính chất đơn điệu với đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra (các đối tượng khác rất ít). Do là loại cá có rất nhiều trong tự nhiên, dễ nuôi và giá trị kinh tế cũng cao hơn so các loài cá khác nên cá tra là một trong 6 loài cá được chọn nuôi phổ biến tại 4 nước hạ lưu sông Mê Kông là Thái Lan, Campuchia, Lào và VN. Nếu ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá ba sa và cá vồ đém (cá tra nuôi chiếm ½ tổng sản lượng các loài cá nuôi) thì ở VN, chỉ tính riêng hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Ðồng Tháp, mà chủ yếu là An Giang đã có hơn 60% số bè nuôi và có năm đã chiếm tới 76% sản lượng nuôi cá bè của toàn vùng. Tại An Giang, theo số liệu thống kê, năm 1985 tỉ lệ cá tra nuôi của tỉnh chiếm hơn 90% diện tích ao nuôi cá ở nông thôn An Giang. Hiện nay, do đã dày dặn kinh nghiệm và nhờ sự tác động tích cực của ngành khoa học TS cùng các ngành có liên quan nên việc thâm canh cá tra nuôi cho năng suất rất cao. Cá tra nuôi trong ao đạt tới 200 – 300 tấn/ha; cá tra và ba sa nuôi trong bè có thể đạt tới 100 – 300kg/m3 nước trong bè. Tính chung, cá nuôi thương phẩm ở 11 khu vực ĐBSCL mỗi năm cho sản lượng đến hàng trăm ngàn tấn (Nguyễn Hữu Hiệp, 2011). Năm 1996, Công ty Agifish xuất khẩu cá ba sa vào Mỹ. Năm 1998, VN gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), sản lượng cá tra, ba sa vào thị trường Mỹ lúc đó cũng chỉ khoảng 260 tấn/năm. Đến năm 2000 tăng vọt lên 3.000 tấn; năm 2001 là 8.000 tấn và năm 2002 đạt gần 20.000 tấn. Tình trạng sản lượng tăng đột biến đã dẫn đến tháng 6 năm 2001, Chủ tịch CFA phải gửi thư yêu cầu đến Tổng thống Bush, đề nghị Chính phủ Mỹ đàm phán với VN một hiệp định riêng về vấn đề Catfish, đồng thời không cho cá tra và ba sa VN mang tên Catfish. Chính vì vậy chỉ trong vòng 8 năm từ năm 2000 đến năm 2008, kim ngạch XK cá tra của VN tăng 460 lần, sản lượng tăng 830 lần. Bùng phát về sản lượng đã làm cho giá của tất cả các sản phẩm đầu vào tăng, trong khi giá xuất khẩu giảm (Minh Hiển, 2013). Từ năm 2000 đến năm 2003 cá tra nuôi bè bắt đầu thua sút trước con cá tra nuôi hầm vì mỡ nhiều, tỉ lệ phi lê thấp, chi phí nuôi quá cao, thường bị bệnh chết ồ ạt và bị doanh nghiệp chế biến thu mua với giá thấp hơn giá thành sản xuất 20 - 30%. Nhiều năm liền trắng tay, làng bè Châu Đốc - An Giang thật sự suy sụp và những tỉ phú một thời lâm cảnh chồng chất nợ nần. Hàng loạt nhà bè bị các ngân hàng quản lý, phát mãi đề trừ nợ vay, hàng trăm tỉ phú phải rời bỏ quê hương xứ sở dắt díu gia đình tha phương cầu thực với hai bàn tay trắng vì tiền bạc, tài sản đã đội nón ra đi theo con cá tra bè. Hiện tỉ lệ cho vay nuôi cá bè chỉ bằng 50% giá trị tài sản thế chấp, nhưng hiện nay số nợ của các chủ bè với các ngân hàng thương mại trong tỉnh là gần 100 tỉ đồng và khả năng thu hồi rất thấp do không phát mãi được bè cá vì không người mua (Xuân Thân, 2013). 2.4.1 Hiện trạng nuôi cá tra ở An Giang Do tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra hiện nay gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp thì thu hẹp qui mô sản xuất do đơn đặt hàng thấp, thiếu vốn, chi phí sản xuất và thuế quan tại các thị trường nhập khẩu chính tăng, người nuôi thì bị thua lỗ kéo dài do giá thu mua cá tra nguyên liệu của các nhà máy chế biến ở mức thấp dưới giá thành sản xuất, nếu như quý I/2013, giá mua cá nguyên liệu ở mức 24.000 đồng/kg thì sang quý II/2013 giá sụt giảm còn từ 21.140 - 22.749 đồng/kg. Với mức giá này thì người nuôi bị lỗ từ 1.500 2.000 đồng/kg nên hiện nay một bộ phận người nuôi không còn khả năng tái sản xuất,…Từ đó, diện tích cũng như sản lượng thủy sản tiếp tục bị kéo giảm. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan