Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn t...

Tài liệu Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh cao bằng

.PDF
78
1482
94

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NÔNG THỦY TIÊN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỪ THỰC TIỄN TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Trần Thị An HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn “Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng” là trung thực. Những ý kiến khoa học trong luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nông Thủy Tiên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHÍNH SÁCH VĂN HÓA PHI VẬT THỂ .................................................................................... 14 1.1. Một số khái niệm .................................................................................. 14 1.2. Chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam hiện nay ....................................................................................... 20 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TẠI TỈNH CAO BẰNG............. 24 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Cao Bằng .. 24 2.2. Thực trạng của việc ban hành và thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Cao Bằng...................................... 30 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TỈNH CAO BẰNG ....... 48 3.1. Quan điểm về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đối với tỉnh Cao Bằng ...................................................................... 48 3.2. Các giải pháp chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Cao Bằng .................................................................................. 49 KẾT LUẬN .................................................................................................. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65 Phụ lục........................................................................................................... 68 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự phát triển của mỗi đất nước, văn hóa được coi như một nguồn lực, một nguồn vốn có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững. Ở Việt Nam, nguồn vốn văn hóa được biểu hiện ở hệ thống di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa là những gì được sáng tạo trong quá khứ và truyền lại cho thế hệ sau, là những sáng tạo của cha ông, thể hiện được chiều sâu của dân tộc, mang tính lịch sử. Tầm quan trọng của di sản văn hóa được thế giới đặc biệt quan tâm từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 khi nhiều di sản - bằng chứng của nền văn hóa trong quá khứ - bị phá hủy và có nguy cơ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, lúc ấy thế giới mới chỉ chú ý đến di sản văn hóa vật thể và phải qua một thời gian khá dài di sản văn hóa phi vật thể mới được quan tâm toàn diện trong chính sách bảo vệ di sản của thế giới và của các quốc gia. Sự ra đời của chính sách văn hóa phi vật thể đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của các quốc gia phải có những hành động khẩn trương và mạnh mẽ, đúng đắn để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, bảo vệ di sản nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đang là vấn đề được quan tâm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với đặc thù là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, tỉnh Cao Bằng nằm trong tốp cuối của cả nước về phát triển kinh tế. Chính vì vậy các chủ trương, chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đã được ban hành nhưng do gặp các rào cản về kinh phí, về chất lượng nguồn nhân lực và cả nhận thức về văn hóa nên chính sách chưa thực sự được triển 1 khai, các chính sách, đề án, đề tài nghiên cứu đa phần chỉ dừng lại trên trang giấy, các cuộc hội thảo chưa gắn liền với thực trạng, thực tế cần phát triển. Do sự đổi mới nhận thức về giá trị và vai trò của di sản văn hóa trong phát triển, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 874/QĐ-UBND (ngày 16 tháng 5 năm 2011) về việc Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 – 2015 nội dung chủ yếu là kiểm kê di sản để từ đó có số liệu cụ thể, có sở cứ khoa học ban hành chính sách cho phù hợp; Bảo tàng tỉnh đã tham mưu kế hoạch chi tiết thực hiện, thành lập Ban kiểm kê di sản nhưng do điều kiện về kinh phí hạn hẹp đến nay Cao Bằng vẫn là một trong hai tỉnh cuối cùng (cùng với tỉnh Thái Bình) chưa triển khai được. Việc ban hành và thực thi chính sách của địa phương đã dẫn đến tình trạng một số di sản phi vật thể của cộng đồng nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng ngày một mai một, thậm chí một số di sản đã thất truyền. Thực trạng này đã đặt ra vấn đề về tính cấp thiết của việc xây dựng chính sách và triển khai thực hiện chính sách về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở tỉnh Cao Bằng hiện nay. Từ thực tế trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng” với mục đích góp phần để chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng phát triển. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở nước ngoài Di sản văn hóa phi vật thể nói riêng và hệ thống di sản văn hóa nói chung có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, gắn bó hữu cơ với đời 2 sống văn hóa, đời sống xã hội của mỗi quốc gia, do con người tạo ra, được kế thừa, giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh gây tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Không chỉ có nền kinh tế, cơ sở hạ tầng bị phá hủy mà di sản văn hóa cũng phải gánh chịu sự tàn phá. Nhận thấy nguy cơ các di sản văn hóa có thể bị hủy diệt, năm 1954, Công ước bảo vệ di sản văn hóa trong sự kiện xung đột vũ trang (The convention for protection cultural heritage in event armed conflict) ra đời, thể hiện sự quan tâm của thế giới đối với vấn đề này. Lời nói đầu của Công ước này đã khẳng định “bảo vệ di sản văn hóa là điều rất quan trọng đối với tất cả mọi người trên thế giới và quan trọng là di sản đó phải nhận được sự bảo vệ tầm quốc tế”. Như vậy, đây là lần đầu tiên vấn đề bảo vệ di sản văn hóa nói chung đã được đặt ra trên phạm vi thế giới, chủ yếu tập trung vào các tài sản văn hóa bất động (movable cultural heritage) như: công trình kiến trúc (monuments of architecture), di chỉ khảo cổ (archaeological sites) (rất gần với phạm trù “di sản văn hóa vật thể” (tangible cultural heritage) ngày nay. Đến năm 1952, văn hóa dân gian một phạm trù của di sản văn hóa phi vật thể lần đầu tiên được đề cập đến khi UNESCO phê chuẩn Công ước về quyền tác giả (Copyright Convention). Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và quyền tác giả được nghiên cứu trong nhiều năm và có bước tiến nổi bật ở Hội nghị Stockholm năm 1967. Hội nghị này đã cố gắng tạo ra việc bảo vệ văn hóa dân gian ở mức độ toàn cầu bằng một Công ước riêng nhưng đã không thành công. Phải đến 4 năm sau đó, vào năm 1971, tổ chức UNESCO mới có những bước chuẩn bị đầu tiên cho việc xây dựng văn bản pháp lí về bảo vệ văn hóa dân gian thông qua văn kiện mang tên “Khả năng thiết lập các văn kiện quốc tế để bảo vệ văn hóa dân gian” (Posibility establishing international instrument to protect Folklore). Năm 1989, UNESCO đưa ra văn kiện có tính 3 chất quy phạm quốc tế đầu tiên đó là ‘The recommendation on the Safeguarding of Traditional Culture and Folklore” (tạm dịch là Khuyến nghị bảo vệ văn hóa truyền thống và văn hóa dân gian). Như vậy, khả năng được nói đến trong năm 1971 đã được hiện thực hóa thành một văn kiện chính thức; phạm vi bảo vệ được mở rộng bao gồm cả văn hóa truyền thống. Năm 1992, một chương trình về di sản văn hóa phi vật thể đã được thiết lập. Năm 1997, chương trình này được UNESCO nâng lên thành chương trình được ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa của UNESCO thể hiện cụ thể ở dự án mang tên “công bố chính thức kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Điều này đã giúp cho khái niệm “di sản thế giới” được hoàn thiện hơn khi mà trước đó chỉ được hiểu là di sản thiên nhiên và các di sản văn hóa vật thể. Đến năm 2003, sau rất nhiều phiên họp thảo luận của UNESCO, Công ước về di sản văn hóa phi vật thể đã được thông qua; đây là kết quả của quá trình nhận thức lâu dài, qua đó đã thiết lập được khái niệm khá toàn diện về di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, có thể nhận thấy di sản văn hóa phi vật thể không chỉ được bảo vệ ở tầm quốc tế mà ở mỗi quốc gia đều có những chính sách bảo vệ cụ thể. Tại Nhật Bản, trước thời kì Meiji, hầu hết các tài sản văn hóa được bảo vệ một cách truyền thống bởi tầng lớp quý tộc, hoàng đế phong kiến. Đến thời kì Meiji, vấn đề này đã được điều chỉnh bằng pháp luật như “Luật bảo vệ miếu thờ và đền thờ cổ” (Ancient Temples and Shrines Preservation Law) hay “Luật bảo vệ kho báu quốc gia” (Nation Treasure Preservation Law). Tuy nhiên tất cả đều chỉ tập trung vào tài sản văn hóa vật thể. Tài sản văn hóa phi vật thể lần đầu tiên được công nhận trong “Luật bảo vệ tài sản văn hóa” (Law for Protection of Cultural Properties) khi Nhật phải đối mặt với sự Âu hóa và sự hiện đại hóa, nghệ thuật và nghề thủ công truyền thống có nguy cơ bị biến 4 mất. Luật này được sửa đổi bổ sung vào các năm: 1954, 1975 và 2004. Năm 1954, tài sản văn hóa phi vật thể được nhìn nhận một cách toàn diện hơn với quan niệm là những tài sản có giá trị cao về nghệ thuật và lịch sử thay vì có nguy cơ bị biến mất. Năm 1975 khi sửa đổi lần thứ 2 đã bổ sung hai phạm trù “folk- cultural properties” (văn hóa dân gian) và “tranditional conservation techniques for culture properties” (bảo vệ các kĩ năng truyền thống). Lần sửa đổi tiếp theo vào năm 2004, phạm trù “kĩ năng nghề thủ công dân gian” (folk craft techniques) được đưa vào Luật. Như vậy, Luật bảo vệ tài sản văn hóa của Nhật Bản sau nhiều năm sửa đổi bổ sung đã hoàn thiện dần khái niệm tài sản văn hóa phi vật thể. Ở khu vực châu Phi, việc nhận thức và xây dựng Luật bảo vệ di sản văn hóa muộn hơn. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi châu Phi là khu vực bị duy trì chế độ thuộc địa lâu nhất trên thế giới. Phải đến cuối những năm 90 của thế kỉ XIX, các quốc gia Châu Phi mới giành được độc lập. Sau đó các quốc gia này mới có điều kiện quan tâm đến việc bảo vệ di sản văn hóa, ví dụ như tại điều 55 (khoản 1) của Hiến pháp năm 1987 của Cộng hòa Ethiopia đã ghi nhận: “công dân Ethiopia có nghĩa vụ bảo vệ và trông coi của cải xã hội. Công dân Ethiopia có nghĩa vụ tham gia cùng nhà nước, cố gắng cùng xã hội bảo vệ, sưu tầm, giữ gìn các vật thể có tầm quan trọng về lịch sử cũng như bảo vệ di sản tự nhiên và trông coi các hiện vật (…)”. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, phần lớn các nước Châu Phi mới chỉ nhận thức được việc bảo vệ di sản văn hóa vật thể, còn di sản văn hóa phi vật thể chỉ có sau khi Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Liên hợp quốc ra đời năm 2003. Công ước này có hiệu lực khi nhận được văn kiện phê chuẩn của 30 quốc gia đầu tiên phê chuẩn vào năm 2003, trong đó có đến 13 quốc gia của Châu Phi. Một số nước ở châu Âu và châu Mỹ có những cách nhìn nhận khác về việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Hà Lan là một quốc gia phát triển ở 5 châu Âu đã từng phê chuẩn và tham gia vào rất nhiều Công ước của UNESCO hay của Hội đồng châu Âu về bảo vệ di sản văn hóa như Công ước của UNESCO năm 1972 về bảo vệ văn hóa thế giới và di sản tự nhiên (Convention on the Protection of World Cultural and Natural Heritage), Công ước của Hội đồng châu Âu năm 1985 về bảo vệ di sản kiến trúc. Tuy nhiên, Hà Lan không phê chuẩn Công ước năm 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Theo Hà Lan, việc bảo vệ di sản văn phi vật thể không phải là điều cần được quan tâm, vì nó gây trở ngại cho sự biến đổi vốn là bản chất của di sản văn hóa phi vật thể. Nhiều chuyên gia của Hà Lan còn nhấn mạnh rằng di sản văn hóa phi vật thể là hiện tượng sống nên việc thay đổi là đặc thù đương nhiên. Sự thay đổi khiến cho việc bảo vệ trở nên khó khăn hay chính xác đó là điều không thể. Do đó không cần có khung pháp lý để bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Thay vào đó, việc bảo vệ được thực hành bằng sự bảo đảm cơ sở hạ tầng mà ở đó di sản văn hóa phi vật thể sẽ được nghiên cứu và trải nghiệm. Chính phủ đóng vài trò chính trong việc cung cấp quỹ cần thiết để xây dựng các cơ sở hạ tầng này. Qua những quan niệm trên có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Hầu hết các khái niệm đều cố gắng liệt kê ra các dạng của di sản văn hóa phi vật thể như nghệ thuật múa, nhạc, ngôn ngữ, nghề thủ công truyền thống,… Điểm hạn chế lớn nhất đó là phương pháp này có thể loại trừ một vài nét văn hóa mà trong tương lai mới được biết đến và công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, ưu điểm của nó là đưa ra biểu hiện cụ thể của di sản văn hóa phi vật thể một cách rõ ràng, sẽ trả lời được câu hỏi: loại hình mà chúng ta đang cần bảo vệ cụ thể hiện nay là loại hình nào. - Các quan niệm trên đều xác định các giá trị nổi bật của di sản văn hóa phi vật thể đó là: giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị học thuật. Những giá trị ấy là cốt lõi của vấn đề bảo vệ di sản văn hóa. Bảo vệ không chỉ vì sự hiện 6 diện của một loại hình di sản trong hệ thống di sản văn hóa, mà bảo vệ để lưu giữ những giá trị mà nó đem đến cho cộng đồng. Giá trị ấy là động lực thúc đẩy mỗi quốc gia có những hành động tích cực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Việc cụ thể hóa di sản văn hóa phi vật thể là một điều khó khăn bởi nó không có hình dáng nhất định nhưng có thể thấy con người chính là nơi chứa đựng những di sản văn hóa đó. Những di sản này không hiện hữu một cách rõ ràng như một ngôi chùa, hay một công trình kiến trúc mà cần có con người sử dụng, truyền tải thì người khác mới biết đến sự tồn tại của nó. Nếu những người cuối cùng lưu giữ di sản đó mất đi thì những di sản ấy cũng sẽ biến mất. Vì vậy, con người là trung tâm của di sản văn hóa phi vật thể 2.2. Tình hình nghiên cứu chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam Tại Việt Nam mặc dù đến năm 2001 mới có Luật Di sản văn hóa nhưng việc bảo vệ di sản văn hóa đã được đặt ra trước đó khá lâu. Các bộ Luật thời trung đại (Quốc triều hình luật - đời Lý; Lê triều hình luật - Luật Hồng Đức, thời Lê; Hoàng Việt luật lệ - Luật Gia Long, thời Nguyễn) và các bộ sử, chí, lục thời trung đại (Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Gia Định thành thông chí, Đại Nam thực lục…) có thể thấy, các vị vua phong kiến xưa cũng đã ý thức được việc phải bảo vệ các di sản văn hóa. Đặc biệt là các công trình kiến trúc tôn giáo thể hiện sự tôn nghiêm, uy quyền của thần thánh, của nhà vua, được xây dựng với công sức đóng góp của toàn dân, thể hiện tài năng, trí óc, tâm linh, tình cảm, niềm tin, hi vọng của các vương triều cũng như cộng đồng nhân dân được hết sức giữ gìn. Đến thời kì lịch sử hiện đại, văn bản đầu tiên đề cập đến vấn đề này là Sắc lệnh số 65/SL ngày 23 ngày 11 năm 1945 của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa “Ấn định nhiệm vụ của Đông phương bác cổ học viện”. Sắc 7 lệnh khẳng định việc bảo tồn cổ tích là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam. Năm 1958, tại Hội nghị cán bộ văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Những câu tục ngữ, những câu vè, cao dao rất hay là những sáng tác của quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”, dây cà ra dây muống. Các cán bộ văn hóa cần phải giúp sáng tác của quần chúng. Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý” (Hồ Chí Minh, Về văn hóa văn nghệ, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1972, trang 36). Những lời nói giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ cách đây hơn nửa thế kỷ đã là những định hướng đầu tiên về vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Đến năm 2001, lần đầu tiên vấn đề bảo vệ di sản văn hóa được thể chế hóa thành Luật. Ngày 29/06/2001 Quốc hội nước ta đã ban hành Luật di sản văn hóa, tiếp đó được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2001. Theo thống kê của Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổng số lễ hội trong toàn quốc là 7.966, trong đó, 7.039 lễ hội Dân gian là, 544 lễ hội tôn giáo, 332 lễ hội lịch sử cách mạng, 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài và 40 lễ hội khác. Trong đó, cấp tỉnh quản lý 327 lễ hội, cấp bộ quản lý 8 lễ hội. Qua số liệu trên có thể thấy, có đến 88,36% số lượng lễ hội là lễ hội dân gian, nghĩa là thuộc về người dân và do cộng đồng dân cư tại các làng, xã tổ chức. Thông qua lễ hội, người ta thấy rõ cộng đồng luôn hiện diện, làm cho lễ hội có chỗ đứng vững chắc, bởi lý do đơn giản là lễ hội truyền thống hay hiện đại đều do nhân dân tổ chức, tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước. Hay nói cách khác, ở thời đại mới, nhân dân vẫn là cộng đồng tạo ra di sản, bảo vệ di sản như bảo vệ một truyền thống văn hóa tốt đẹp và mang đậm bản sắc. 8 Tính đến tháng 6 năm 2015, Việt Nam đã có 08 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, 10 Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận. Nhận thức được vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản thế giới (quy định tại Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Điều 5); Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (Điều 2, khoản b Điều 11 và Điều 15) và các văn bản hướng dẫn, chương trình, mục tiêu chiến lược của UNESCO), những năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới cộng đồng. Tóm lại, có thể nhận thấy so với di sản văn hóa vật thể thì di sản văn hóa phi vật thể được quan tâm muộn hơn. Phải đến đầu những năm 90 của thế kỷ XIX vấn đề bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể mới được tổ chức văn hóa – giáo dục lớn nhất toàn cầu đề cập đến. Từ đó đến nay, UNESCO và các quốc gia trong đó có Việt Nam đã có hàng loạt các hành động tích cực, khẩn trương để bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể. Từ thực tiễn ban hành chính sách bảo tồn văn hóa ở Cao Bằng, có thể thấy, Cao Bằng đã ban hành một số văn bản chính sách và các kế hoạch hành động cụ thể. Chương trình số 17- CTr/TU ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Tỉnh uỷ về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của Cao Bằng cũng như các văn hiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVI, XVII, nhất là Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII đã đánh giá “Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc được quan tâm; thực hiện dự án làng văn hóa Tày Khuổi Ky (Đàm Thủy, Trùng Khánh), làng nghề Phia Chang (Phúc Sen , Quảng Uyên), đề tài nghiên cứu dân ca, dân vũ của người Sán Chỉ... khôi phục và nâng cao nội dung một số lễ hội”. Văn kiện Đại hội Tỉnh Đảng bộ khóa XVIII đã nêu rõ “Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TƯ ngày 9 tháng 6 năm 2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp 9 ứng yêu cầu phát triển đất nước. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp tục triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cao Bằng giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030; Bảo vệ, tu bổ, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh, kết hợp với gìn giữ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh; tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch; Tiếp tục đầu tư Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Rừng Trần Hưng Đạo, khu du lịch thác Bản Giốc trở thành khu du lịch Quốc gia vào năm 2020. Tiếp tục phát triển các lĩnh vực văn hóa, thể thao gắn kết chặt chẽ với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; có cơ chế khuyến khích văn nghệ sỹ, nghệ nhân phát huy tài năng, năng lực sáng tác, quảng bá văn học, nghệ thuật, văn hóa dân gian; trọng dụng, tôn vinh trí thức, văn nghệ sỹ, nghệ nhân, chú trọng bồi dưỡng năng khiếu và tài năng trẻ, nâng cao chất lượng nghệ thuật chuyên nghiệp, xây dựng và phát triển một số loại hình văn hóa đặc sắc của tỉnh như Đàn Tính – Hát Then thành lễ hội lớn trong vùng (Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao bằng khóa XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 ban hành tháng 5 năm 2016, Trang 34, Trang 73, 74). Trong định hướng này, các di sản văn hóa phi vật thể đã được chú trọng giữ gìn và phát huy giá trị. Qua thực tiễn việc ban hành chính sách cho thấy, tỉnh Cao Bằng đã có nhìn nhận, định hướng khá rõ nét về di sản văn hóa phi vật thể, bước đầu quan tâm đến việc phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương và đất nước; từ các đề án phục dựng một số nghi lễ, lễ hội đến quan tâm khả năng, năng lực của các nghệ nhân, giữ gìn và phát huy giá trị thông qua hình thức bồi dưỡng, đào tạo tài năng trẻ, được tổ chức chuyên nghiệp và có quy mô rộng lớn. 10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể ở Cao Bằng. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đó ở địa phương. 3.2. Nhiệm vụ 3.2.1. Nhiệm vụ tổng quát Từ lý thuyết chính sách văn hóa, luận văn sẽ khảo sát thực tiễn ban hành và triển khai thực hiện chính sách bảo tồn văn hóa phi vật thể ở Cao Bằng, chỉ ra những thành công, hạn chế, đề xuất các vấn đề cần hoàn thiện của chính sách. 3.2.2. Nhiệm vụ cụ thể - Hệ thống hóa tài liệu lý thuyết về chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới và cách tiếp cận ở Việt Nam. - Nghiên cứu tình hình ban hành và thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Cao Bằng nói riêng. - Đánh giá mặt đạt được và chưa được của việc ban hành và thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Cao Bằng, để từ đó đề xuất những kiến nghị chính sách. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Cao Bằng 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Tỉnh Cao Bằng. -Thời gian: Từ 2006 đến 2015. 11 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Luận văn vận dụng cách tiếp cận liên ngành (chính sách công, văn hóa học, sử học) với các phương pháp cụ thể của phân tích chính sách công (phân tích chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách). Lý thuyết chính sách công được soi sáng qua thực tiễn giúp hoàn thiện các vấn đề về chính sách chuyên ngành. 5.2. Câu hỏi nghiên cứu - Những vấn đề lý luận về chính sách đối với Di sản văn hóa phi vật thể là gì? - Thực trạng ban hành và thực hiện chính sách đối với Di sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Cao Bằng hiện nay được thực hiện như thế nào? Có được kết quả như thế nào so với mục tiêu chính sách đề ra chưa? - Giải pháp như thế nào nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách về Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nhiều phương pháp khác. - Phương pháp định tính: Thực hiện phỏng vấn sâu 50 người gồm: các cụ cao niên, các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Cao Bằng, hội viên Hội Bảo tồn dân ca tỉnh Cao Bằng, hội viên Hội Di sản văn hóa Cao Bình, cán bộ làm công tác văn hóa từ cơ sở đến tỉnh, cán bộ bảo tàng tỉnh, chuyên viên văn xã văn phòng UBND tỉnh. - Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp: Kinh tế học, xã hội học... - Phương pháp tổng hợp, thu thập số liệu: 12 + Các văn bản: Nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chính sách của Nhà nước về Di sản văn hóa phi vật thể. + Số liệu thứ cấp: Các số liệu về tên, địa chỉ các di sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Cao Bằng. + Số liệu sơ cấp: Tác giả luận văn tự thu thập thông tin qua điều tra thực tế tại các địa chỉ có di sản, tư liệu tại Bảo tàng tỉnh, Hội Bảo tồn dân ca tỉnh Cao Bằng và Hội Di sản văn hóa Cao Bình thành phố Cao Bằng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Hệ thống hóa lý thuyết về chính sách đối với Di sản văn hóa phi vật thể. - Đánh giá mặt đạt được và chưa được thực trạng ban hành và thực hiện chính sách đối với Di sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Cao Bằng hiện nay. - Từ thực tiễn đề xuất, khuyến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị đối với Di sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Cao Bằng để di sản phi vật thể được phát huy giá trị, tiềm năng vốn có của nó, đưa di sản văn hóa phi vật thể là nét truyền thống văn hóa đặc sắc của vùng miền, địa phương đặc biệt là đối với tỉnh Cao Bằng. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn có 3 chương: Chương 1. Lý luận chung về chính sách và chính sách văn hóa phi vật thể Chương 2. Thực trạng thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại tỉnh Cao Bằng Chương 3. Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Cao Bằng 13 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHÍNH SÁCH VĂN HÓA PHI VẬT THỂ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm Chính sách công Ở các nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế, thuật ngữ “Chính sách công” được sử dụng rất phổ biến. Có thể nêu ra một số quan niệm sau: Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành (Peter Aucoin, 1971). Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978). Chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm (Thomas R. Dye, 1984). Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter, 1990). Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992). Chính sách công bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội (Charle L. Cochran and Eloise F. Malone, 1995). Nói cách đơn giản nhất, chính sách công là tổng hợp các hoạt động của chính phủ/chính quyền, trực tiếp hoặc thông qua tác nhân bởi vì nó có ảnh hưởng tới đời sống của công dân (B. Guy Peters, 1999). 14 Thuật ngữ chính sách công luôn chỉ những hành động của chính phủ/chính quyền và những ý định quyết định hành động này; hoặc chính sách công là kết quả của cuộc đấu tranh trong chính quyền để ai giành được cái gì (Clarke E. Cochran, et al, 1999). Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson, 2003). Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình (Kraft and Furlong, 2004). Từ các quan niệm trên (Nguyễn Hữu Hải – Lê Văn Hòa, 2013, Đại cương Phân tích Chính sách công - sách chuyên khảo, NXB Chính trị Quốc gia, trang 17, 18) chính sách công có thể được nhìn nhận như sau: Trước hết, là một chính sách của nhà nước, của chính phủ (do nhà nước, do chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước. Thứ hai, về mặt kinh tế, chính sách công phản ánh và thể hiện hoạt động cũng như quản lý đối với khu vực công, phản ánh việc đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cộng cho nền kinh tế. Thứ ba, là một công cụ quản lý của nhà nước, được nhà nước sử dụng để: Khuyến khích việc sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cho nền kinh tế, khuyến khích cả với khu vực công và cả với khu vực tư; Quản lý nguồn lực công một cách hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối với cả kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn. Nói cách khác chính sách công là một trong những căn cứ đo lường năng lực hoạch định chính sách, xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra, đánh giá, xác định trách 15 nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản công, tài nguyên đất nước. Từ những phân tích trên cho thấy chính sách công chính là kết quả của các quyết định của chính phủ, các quyết định này nhằm duy trì tình trạng của xã hội hoặc giải quyết “các vấn đề của xã hội” trong đó “là các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội” theo mục tiêu tổng thể của Đảng đã vạch ra từ trước. Như vậy, chính sách công trong trường hợp của Việt Nam có thể định nghĩa như sau: “Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” (Đỗ Phú Hải, 2012). 1.1.2. Khái niệm Chính sách văn hóa Chính sách văn hóa là tổng thể các nguyên tắc hoạt động, các cách thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách của Nhà nước dùng làm cơ sở cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật (UNESCO). Chính sách văn hóa có các công cụ khác nhau, gồm: Luật pháp và các phương pháp hành chính; ngân sách và hệ thống thuế, trong đó các bộ luật, luật, văn bản pháp quy; cách thức đầu tư từ ngân sách, hệ thống thuế là công cụ quan trọng nhất để điều hành sự phát triển văn hóa. Các chính sách văn hóa đều là các thực hành nhà nước dựa trên các nguồn lực về tài chính, vật lực và nhân lực, trong những điều kiện có thể có của thời điểm. Các tổ chức văn hóa dựa vào các nguồn lực này mà triển khai các hoạt động thực thi chính sách. Trong những hoàn cảnh của Việt Nam, khái niệm chính sách văn hóa đã được xác định dựa trên các quan niệm về văn hóa, về vai trò của văn hóa trong phát triển đất nước, xây dựng con người mới của chế độ mới. Trong bối cảnh nước ta, văn hóa được coi là một lĩnh vực của công tác tư tưởng, văn hóa 16 là một mặt trận, bên cạnh các chức năng đặc thù khác về mặt thẩm mỹ, giải trí, tái tạo sáng tạo. Từ đặc điểm này, có thể định nghĩa về chính sách văn hóa: “Chính sách văn hóa là một hệ thống các nguyên tắc, các thực hành của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nhằm phát triển và quản lý thực tiễn của đời sống văn hóa theo những quan điểm phát triển và cách thức quản lý riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên cơ sở vận dụng các điều kiện vật chất và tinh thần sẵn có của xã hội”. 1.1.3. Khái niệm Chính sách Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể 1.1.3.1. Khái niệm văn hóa Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa. Trong “Thập kỷ thế giới vì sự phát triển văn hóa”, ông Phederico Mayor Laragoza nguyên Tổng giám đốc UNESCO đưa ra khái niệm: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này rất phù hợp với quan điểm của Hồ Chí Minh nêu ra cách đó trên 40 năm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó, tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H, 1995, tập 3, trang 43) Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được sáng tạo, tích 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan