Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện thực trạng và giải pháp tại bảo hiểm xã hội...

Tài liệu Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện thực trạng và giải pháp tại bảo hiểm xã hội quận cái răng

.PDF
35
299
78

Mô tả:

BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC CẦN THƠ KHOA LUẬT ------oOo------ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA K37 NĂM 2013-2014 CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN CÁI RĂNG PHẠM THỊ HỒNG NGHI Chuyên ngành : Luật Hành Chính Lớp : KL1163 MSSV : B110063 GVHD : ThS.Võ Hoàng Yến Cần Thơ, thaùng 12 naêm 2013 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KHOA LUẬT BỘ MÔN:LUẬT HÀNH CHÍNH PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Hồng Nghi 2. Mã số sinh viên: B110063 3. Khóa: K37 (2011) ; Chuyên ngành: Luật Hành Chính 4. Tên đề tài: Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực trạng và giải pháp tại Bảo hiểm xã hội quận Cái Răng 5. Thời gian thực hiện: Học kỳ: 2 ; Năm học: 2013-2014 Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi họ tên) Ngày tháng 08 năm 2013 Sinh viên đăng ký (Ký và ghi họ tên) Phạm Thị Hồng Nghi Duyệt của Bộ môn (Ký và ghi họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …….***……. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. Lời nói đầu Các quy định về an sinh xã hội đã xuất hiện từ rất lâu ở nước ta nhưng lý luận về khoa học pháp lý trong lĩnh vực này chỉ mới được trú trọng trong những năm gần đây. Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển thì vấn đề an sinh xã hội trở nên rất quan trọng, an sinh xã hội là hệ thống chính sách nhiều tầng để tất cả thành viên trong xã hội đều được tương trợ, giúp đỡ ở mức độ hợp lý khi bị giảm hoặc mất thu nhập trong đó chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ áp dụng đối với người lao động là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2008. Đây là chính sách với nhiều nội dung và có tác động trực tiếp đến người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội, chính sách này nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia khi không may gặp rủi ro tử tuất hoặc sức khỏe không thể tiếp lục lao động khi hết tuổi lao động thì sẽ được quỹ Bảo hiểm xã hội đảm bảo hưởng chế độ. 1.Tính cấp thiết của đề tài Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Với mong muốn đảm bảo cuộc sống tốt hơn lao động tự do BHXH tự nguyện đã ra đời và bắt đầu thực hiện từ năm 2008. Có thể nói Bảo hiểm xã hội tự nguyện được kỳ vọng là chỗ dựa cho người thu nhập thấp, đem đến cơ hội hưởng “lương hưu” cho hàng chục triệu người không nằm trong diện tham gia bảo hiểm bắt buộc. Chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo an sinh xã hội. Trải qua quá trình thực hiện Bảo hiểm xã hội tự nguyện càng chứng tỏ đây là chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Sau một thời gian học tập và đã được tìm hiểu về các loại hình bảo hiểm. Xong bảo hiểm xã hội tự nguyện là vấn đề mà em quan tâm hơn cả. Bên cạnh những kết quả khả quan mà BHXH tự nguyện đạt được là những khó khăn, hạn chế còn tồn tại. Do tầm quan trọng của pháp luật về chính sách an sinh xã hội trong vấn đề đảm bảo các thành viên trong xã hội nhất là trong vấn đề quan tâm đến các đối tượng trong tầng lớp nhân dân còn trong độ tuổi lao động nhưng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đều được tương trợ, giúp đỡ ở mức độ hợp lý khi bị giảm hoặc mất thu nhập và các văn bản hiện hành còn đang vướng, chưa phát huy hết những ưu điểm mà đã thể hiện những bất cập trong quản lý thực tế của chính sách này, do đó sinh viên đã chọn nội dung “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, thực trạng và giải pháp tại Bảo hiểm xã hội Quận Cái Răng” để làm bài luận văn cho mình. 2.Mục tiêu nghiên cứu Luận văn của sinh viên hướng tới mục tiêu chính là trang bị những kiến thức cơ bản nhất và thiết thực nhất về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện và những kẽ hở của pháp luật còn thiếu sót trong quản lý giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện hành từ đó có giải pháp phù hợp để quản lý sử dụng nguồn quỹ được tốt hơn. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng đối với người lao động là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do nội dung của Bảo hiểm xã hội tự nguyện phát sinh cũng tương đối nhiều và kiến thức của sinh viên cũng có giới hạn nên chỉ tập trung tìm hiểu một số phát sinh bất cập trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Quận Cái Răng từ năm 2009 đến nay. 4.Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài luận, sinh viên đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó có ba phương pháp chủ yếu thường dùng là phương pháp phân tích luật viết, phương pháp phân tích câu chữ và phương pháp thu thập tài liệu, số liệu. 5. Kết cấu của luận văn Luận văn có 3 chương, cụ thể: Chương 1: Những quy định chung về Bảo hiểm xã hội tự nguyện Chương 2: Thực trạng về tình hình triển khai Bảo hiểm xã hội tự nguyện và công tác giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Quận Cái Răng Chương 3: Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội Quận Cái Răng M ỤC L ỤC * Lời nói đầu Tính cấp thiết của đề tài Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết cấu của luận văn Chương 1. Những quy định chung về Bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.1. Khái niệm 1.1.1. Bảo hiểm xã hội là gì ? 1.1.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì ? 1.2. Các quy định về Bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.2.1. Đối tượng tham gia 1.2.2. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội 1.2.3. Quyền, trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.2.4. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.2.5. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.2.5.1. Chế độ hưu trí 1.2.5.1.1. Điều kiện áp dụng 1.2.5.1.2. Mức hưởng lương hưu hàng tháng 1.2.5.1.3. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng 1.2.5.2. Chế độ tử tuất 1.2.5.2.1. Trợ cấp mai táng 1.2.5.2.2. Trợ cấp tuất 1.2.5.2.3. Tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người có thời gian đóng hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng hiểm xã hội tự nguyện Chương 2. Thực trạng về tình hình triển khai Bảo hiểm xã hội tự nguyện và công tác giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội tại Bảo Hiểm Xã Hội Quận Cái Răng 2.1.Điểm khác biệt của bảo hiểm xã hội tự nguyện so với bảo hiểm xã hội bắt buộc 2.1.1. Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 2.1.2. Quá trình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 2.2. Những thuận lợi và những khó khăn khi thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện 2.2.1. Thuận lợi 2.2.2. Những khó khăn khi thực hiện BHXH tự nguyện 2.2.3. Tính khả thi của chế độ BHXH tự nguyện 2.2.3.1. Không bằng gửi tiết kiệm 2.2.3.2. Chính sách chưa thu hút được đối tượng tham gia 2.2.3.3. Cần nghĩ đến lợi ích lâu dài 2.3. Tình hình chi trả Bảo hiểm xã hội tự nguyện 2.4. Đánh giá chung Chương 3. Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác giải quyết các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo Hiểm Xã Hội Quận Cái Răng 3.1. Một số giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời gian tới 3.1.1. Phải làm tốt công tác phối hợp 3.1.2. Phải làm tốt công tác vận động 3.1.3. Phải làm tốt công tác cộng tác 3.2. Ý kiến đóng góp về bảo hiểm xã hội tự nguyện 3.2. 1. Tránh tình trạng mất công bằng 3.2.2. Nên nâng mức lợi nhuận trong BHXH tự nguyện 3.2.3. Nên có những quy định rõ ràng hơn 3.2.4. BHXH “tự nguyện” nhưng vẫn còn ràng buộc 3.2.5. Cách đóng phí bảo hiểm là quá “dễ dãi”. 3.3. Kết luận và kiến nghị nhằm hoàn thiện các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện 3.3.1. Kết luận 3.3.2. Kiến nghị 1.Các từ viết tắc sử dụng WTO : World trade organization BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHXHTN : Bảo hiểm xã hội tự nguyện NSNN : Ngân sách nhà nước HTX : Hợp tác xã NĐ : Nghị định TT : Thông tư QĐ : Quyết định CV : Công văn Chương 1. Những quy định chung về Bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.1. Khái niệm 1.1.1. Bảo hiểm xã hội Tại kỳ hợp thứ 9 Quốc hội khóa XI ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội đầu tiên của nước ta trong đó nêu rõ “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”. Bảo hiểm xã hội có hai loại hình tham gia là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. 1.1.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động có quyền tự quyết định tự nguyện tham gia hay không tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù họp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội. 1.2. Các quy định về Bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.2.1. Đối tượng tham gia Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội theo loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại phần 1 Thông tư số 02/2008/TT-BLĐTBXH quy định người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: nười lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng; cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và ở tổ dân phố; người tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân; người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã nhận bảo hiểm xã hội một lần; người tham gia khác. 1.2.2. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội đồng thời mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung. Bên cạnh đó quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người tham gia phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. 1.2.3. Quyền, trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có quyền được cấp sổ, nhận sổ bảo hiểm xã hội khi không còn làm việc, nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, được quyền khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội và các quyền khác theo quy định của pháp luật. Ngoài các quyền được nêu trên người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn có trách nhiệm là phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của luật bảo hiểm xã hội, nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định về việc lập hồ sơ, bảo quản sổ bảo hiểm xã hội và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. 1.2.4. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng 16% mức thu nhập, từ năm 2010 trở đi cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Theo lộ trình hiện nay mức đóng là 22% mức thu nhập người tham gia lụa chọn. Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thay đổi tùy theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung. Mức đóng hàng tháng bằng tỷ lệ phần trăm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nhân với mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn, trong đó mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung. Tỷ lệ phần trăm đóng BHXH tự Thời kỳ nguyện Từ tháng 01/2008 đến tháng 12/2009 16% Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 18% Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013 20% Từ tháng 01/2014 trở đi 22 % Bên cạnh đó người lao động còn được lựa chọn phương thức đóng là hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần sau cho thuận tiện cho người tham gia. Có ba phương thức đóng là đóng hàng tháng là đóng trong thời hạn của mười lăm ngày đầu; đóng hàng quý là đóng trong thời hạn của bốn mươi lăm ngày đầu; đóng sáu tháng một lần là đóng trong thời hạn của ba tháng đầu. 1.2.5. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện 1.2.5.1. Chế độ hưu trí 1.2.5.1.1. Điều kiện áp dụng Chế độ hưởng hưu trí đối với người tham gia hiểm xã hội tự nguyện được áp dụng đối với công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động và không thuộc đối tượng tham gia hiểm xã hội bắt buộc, được hưởng chế độ hưu trí khí có đủ hai điều kiện là nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ hai mươi năm đóng hiểm xã hội trở lên. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định là nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ hai mươi năm đóng hiểm xã hội trở lên thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm. 1.2.5.1.2. Mức hưởng lương hưu hàng tháng Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đủ điều kiện, mức hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian và được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Ngoài quy định nêu trên lương hưu còn được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế, mức điều chỉnh cụ thể do chính phủ quy định. Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam và hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, không khống chế mức tối đa, được làm tròn tháng khi tính hưởng lương hưu, tháng lẻ dưới ba tháng thì không tính, từ đử ba tháng đến đủ sáu tháng được tính là nữa năm, từ trên sáu tháng đến đủ mười hai tháng tính tròn là một năm. 1.2.5.1.3. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong ba trường hợp là nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; ra nước ngoài để định cư. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra người tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. 1.2.5.2. Chế độ tử tuất 1.2.5.2.1. Trợ cấp mai táng Người tham gia đóng hiểm xã hội tự nguyện khi chết thì thân nhân, người lo mai tang được nhận trợ cấp mai táng khi thuộc một trong các trường hợp là người lao động đã có ít nhất năm năm đóng hiểm xã hội; người đang hưởng lương hưu; nếu các đối tượng này bị tòa án tuyên bố đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định bằng mười tháng lương tối thiểu chung. 1.2.5.2.2. Trợ cấp tuất Người tham gia đóng hiểm xã hội tự nguyện đang đóng hiểm xã hội tự nguyện, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần đối với người đang đóng và bảo lưu thời gian đóng hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đóng hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu đã hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những năm sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. 1.2.5.2.3. Tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người có thời gian đóng hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng hiểm xã hội tự nguyện Người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng hiểm xã hội tự nguyện thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Cứ mỗi năm đủ mười hai tháng bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; nếu có tháng lẻ thì được tính, dưới ba tháng thì không tính, từ đủ ba tháng đến đủ sáu tháng được tính là nữa năm, từ trên sáu tháng đến đủ mười hai tháng tính tròn là một năm. Những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dưới mười hai tháng mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần và tử tuất bằng số tiền đã đóng. Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Chương 2. Thực trạng về tình hình triển khai Bảo hiểm xã hội tự nguyện và công tác giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội tại Bảo Hiểm Xã Hội Quận Cái Răng 2.1.Điểm khác biệt của bảo hiểm xã hội tự nguyện so với bảo hiểm xã hội bắt buộc 2.1.1. Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định cơ bản giống như chính sách đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc về phương thức đóng và chế độ được hưởng. Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của bảo hiểm xã hội tự nguyện nên giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện có một số nội dung khác nhau về quy định của chính sách và thực hiện. 2.1.2. Quá trình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Các quá trình tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ gồm có người tham gia bảo hiểm xã hội và tổ chức bảo hiểm xã hội nên người tham gia BHXH hoặc thân nhân phải trực tiếp thực hiện, việc đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội với mức đóng theo quy định; lập thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, lập thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ điều kiện theo quy định. Comment [S1]: Mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với mức thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ mỗi mức tiếp theo tăng thêm năm mươi ngàn đồng và mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cao nhất bằng hai mươi lần lương tối thiểu chung; phương thức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng, hàng quý hoặc sáu tháng một lần. Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà không cần nêu lý do. Do đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không phải là người có quan hệ lao động và không nhất thiết phải là người có khả năng lao động do vậy bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định người tham gia chỉ đóng góp vào quỹ hưu trí và chế độ tử tuất; không thực hiện chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. 2.2. Những thuận lợi và những khó khăn khi thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện 2.2.1. Thuận lợi Tổ chức bộ máy của các đơn vị trong Ngành đã được kiện toàn theo Nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ và Quyết định số 4969/QĐ-BHXH ngày 10/11/2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh, cơ bản đã đi vào hoạt động ổn định, tạo thuận lợi cho việc thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Việc tiếp tục đổi mới các quy định về quản lý nghiệp vụ và đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bảo Hiểm Xã Hội Quận Cái Răng hoạt động ngày càng tốt hơn, phục vụ người tham gia thụ hưởng bảo hiểm xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác của Ngành. Cùng với chính sách bảo hiểm xã hội ngày càng nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, Bảo hiểm xã hội Quận luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Quận Uỷ, Uỷ Ban nhân dân Quận, BHXH TP Cần Thơ và sự phối hợp chặt chẽ của các Ban, ngành liên quan, nhất là Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, phòng Y tế và Phòng Tài chính trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ngành. Tổ chức phát động thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, kỷ niệm thành lập Ngành vào ngày 16/02/1995 tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn hệ thống, động viên cán bộ, viên chức phát huy tính năng động, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 2.2.2. Những khó khăn khi thực hiện BHXH tự nguyện Việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện, bổ sung những quy định chưa phù hợp trong chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành là đảm bảo chính sách an sinh xã hội trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội trên địa bàn quận. Những bất cập thực hiện chính sách xã hội đã dẫn đến tình trạng lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội quá mức cần thiết, làm tăng chi phí quản lý, quyền lợi tối ưu của người tham gia chưa được bảo vệ đến mức tối đa, cơ chế quản lý sử dụng quỹ chưa chặt chẽ là một trong những nguyên nhân gây bội chi quỹ bảo hiểm xã hội, chưa khai thác hết ưu điểm của mục đích tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chủ yếu là các đối tượng đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội và lựa chọn mức đóng rất cao để cải thiện mức lương bình quân làm căn cứ tính hưởng chế độ chế độ hưu trí, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn không thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan