Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Chinh phụ ngâm, một tác phẩm giàu tính nhân văn...

Tài liệu Chinh phụ ngâm, một tác phẩm giàu tính nhân văn

.DOC
29
327
56

Mô tả:

CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HẰNG Tổ Ngữ Văn Đặng Trần Côn, người làng Nhân Mục (thường gọi là làng Mọc), huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội), sống vào nửa đầu thế kỷ XVIII thời vua Lê Dụ Tông (1705 – 1729) và chúa Nhân Vương Trịnh Cương. Là người nổi tiếng hiếu học và tài ba, tính tình phóng khoáng, sinh thời, ông có sáng tác một số tác phẩm nhưng chỉ đến khi Chinh phụ ngâm ra mắt độc giả thì tên tuổi của ông mới được khẳng định trên thi đàn. Chinh phụ ngâm đã được Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán khoảng từ năm 1740 đến năm 1742, dài 478 câu theo thể trường đoản cú. Kiệt tc này có một vị trí văn học sử vô cùng đặc biệt: cắm mốc mở đầu về cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của văn học cổ điển ở thế kỷ XVIII, một giai đoạn văn học phát triển rất rực rỡ từng được mệnh danh là “thời đại hoàng kim”. Ngay từ lúc chào đời, Chinh phụ ngâm đã gây ra một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ thời bấy giờ. Họ chú ý đến tác phẩm vì nó báo hiệu một xu hướng mới của văn học: nội dung văn học mang tính nhân văn chủ nghĩa (đi sâu vào cuộc sống của con người, quan tâm đến những vấn đề thuộc về hạnh phúc của con người và đề cao con người …). Đây là điều mà bộ phận văn học trước đó ít quan tâm đến. Vì quá yêu thích tác phẩm nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm và cho đến nay thì bản dịch của Phan Huy Ích vẫn được đánh giá là thành công nhất. Vậy Phan Huy Ích là ai ? Phan Huy Ích (1751 – 1822), có quê tổ ở làng Thu Hoạch, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Phan Huy Cẩn, đỗ Tiến sĩ năm 1754. Ông vốn rất thông CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN minh. Năm 22 tuổi, đậu Hương cống trường Nghệ An. Năm 25 tuổi (1775), đậu Hội Nguyên (Tiến sĩ). Cuộc đời làm quan lắm nỗi thăng trầm. Ngoài dịch phẩm Chinh phụ ngâm, hai tập thơ văn chữ Hán của ông là Dụ Am ngâm lục và Dụ Am văn tập cũng được ít nhiều độc giả biết đến. Với chủ đề tố cáo chiến tranh phi nghĩa và thể hiện niềm khao khát về một cuộc sống hòa bình, con người được yêu đương, được sống trong hạnh phúc của tình yêu tuổi trẻ,Chinh phụ ngâm thật sự là một tác phẩm có giá trị, thắm đượm chủ nghĩa nhân văn. Có lẽ nội dung nhân văn chủ nghĩa của tác phẩm đã được khơi nguồn từ những tiếng nói oán trách chiến tranh phi nghĩa trong các bài ca dao xưa, hoặc được gợi mở từ nhiều bài thơ phản chiến của văn học Trung Quốc như: Thập ngũ tòng quân chinh, Chiến thành Nam …, hoặc từ những bài thơ có cùng đề tài của các nhà thơ lớn đời Đường như là: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư dị, Vương Xương Linh, Sầm Than v.v… Vì lẽ ấy mà hầu hết độc giả đều có thể cảm nhận được niềm xúc cảm chân thật, mạnh mẽ toát lên từ toàn bộ khúc ngâm. Chinh phụ ngâm ra đời vào thế kỷ XVIII, khi đất nước Đại Việt đang ngập chìm trong khói lửa chiến tranh. Giai cấp phong kiến đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt đối với phong trào nông dân khởi nghĩa. Do đó, lúc này, người dân phải sống trong cảnh điêu linh, thống khổ, cùng có một nỗi niềm là oán ghét chiến tranh. Sáng tác từ bối cảnh như thế, cảm hứng của Đặng Trần Côn không thể không bắt nguồn từ hiện thực. Phan Huy Chú, trong Lịch triều hiến chương loại chí có nói rõ:“Nhân đầu đời Cảnh Hưng, việc binh nổi dậy, người ta đi đánh trận phải lìa nhà, Đặng Trần Côn cảm thời thế mà làm ra”. CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Là tác phẩm trữ tình, được sáng tác bằng bút pháp chủ yếu là tượng trưng, ước lệ, Chinh phụ ngâm, với nội dung là lời than vãn của người thiếu phụ có chồng đi đánh giặc xa, lâu chưa về, hiển nhiên, có nhân vật chính là người chinh phụ. Tâm trạng trông chồng khắc khoải và sầu muộn của nàng đã góp phần tô đậm thêm tính chất nhân văn chủ nghĩa của khúc ngâm. Phần trích dẫn và phân tích một số đoạn thơ trong tác phẩm sau đây sẽ giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về nội dung trên. Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 24): Thủa trời đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Xanh kia thăm thẳm từng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ? Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt, Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây. Chín tầng gươm báu trao tay, Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh Nước thanh bình ba trăm năm cũ, Áo nhung trao quan vũ từ đây Sứ trời sớm giục đường mây, Phép công là trọng, niềm tây sá nào. Đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn, Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa. Bóng cờ tiếng trống xa xa, Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng. Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Xếp bút nghiên theo việc đao cung Thành liền mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời. Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao Giã nhà đeo bức chiến bào, Thét roi cầu Vị ào ào gió thu … Đất nước rơi vào cảnh loạn ly. Trong tiếng kêu than thảng thốt của biết bao nhiêu nạn nhân khốn khổ vì chiến tranh, chúng ta vẳng nghe có tiếng oán thán não nùng của người chinh phụ (hay cũng là lời thông cảm tha thiết của tác giả đối với phận thuyền quyên ?): Thủa trời đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Xanh kia thăm thẳm từng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ? “Nỗi này” là nỗi khổ kêu khó thấu trời cao của những con người phải cam chịu cảnh sống xa lìa người thân vì tai họa chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó, theo cách đánh giá của thi nhân thì khách má hồng phải hứng chịu “nhiều nỗi truân chuyên” nhất, kể cả người chinh phụ. Dù xuất thân từ tầng lớp quý tộc, vợ chồng nàng vẫn lâm vào cảnh rẽ thúy chia quyên, bởi vận mạng của gia đình nàng luôn gắn liền với vận mạng của giai cấp thống trị phong kiến. Hơn nữa, đối với các cuộc chinh phạt của vua chúa, vợ chồng nàng còn thấy là cần thiết, là chính nghĩa nên đã hăng hái góp phần vào các cuộc đánh dẹp ấy. Nhưng rồi thời gian dần trôi CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN mãi mà người chinh phu vẫn cứ ra đi biền biệt không về để lại cho nàng biết bao nỗi niềm sầu khổ, nhớ thương. Vì thế, mở đầu khúc ngâm, bằng tất cả tình yêu tha thiết dành cho chồng, người chinh phụ đã bồi hồi nhớ lại cảnh chia tay cùng chồng trong không khí tổng động viên đầy náo động, hào hùng: tiếng trống Tràng Thành giục giã, khói ở núi Cam Tuyền báo tin có giặc, cùng với tiếng hịch “xuất binh” vang vọng được truyền đi lúc nửa đêm là hình ảnh vua trao gươm báu và áo nhung bào để cho quan võ thống lĩnh ba quân kíp ra đi giữ gìn đất nước: Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt, Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây. Chín tầng gươm báu trao tay, Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh. Nước thanh bình ba trăm năm cũ, Áo nhung trao quan vũ từ đây. Sứ trời sớm giục đường mây … Trước tình cảnh đó, vốn là con dòng cháu giống lại có học, nên đôi vợ chồng trẻ đã sớm biết phân biệt rạch ròi giữa “phép công” và “niềm tây”: Phép công là trọng, niềm tây sá nào. (Hành nhân trọng pháp khinh ly biệt) Do đó, dù “buổi tiễn đưa lòng bận thê noa”, người chinh phu cũng quyết lên đường tòng quân diệt giặc để được tận trung cùng chúa, vẹn hiếu cùng nhà. Trước tư thế ra đi đầy hăm hở của chồng, người chinh phụ đành phải dằn nén bao nỗi sầu muộn đang dâng cuồn cuộn trong lòng cùng niềm oán trách chiến tranh: CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng. để ca ngợi chí khí ngút trời và vẻ đẹp vô cùng oai phong lẫm liệt của chồng nàng – người tráng sĩ đã xem thường cái chết, dốc lòng xông pha trận mạc, giết giặc, lập công: Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Thành liền mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng dong giặc trời. Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao. Giã nhà đeo bức chiến bào, Thét roi cầu Vị ào ào gió thu … Nhìn chung, hình tượng khánh chinh phu được xây dựng ở đây thật đẹp. Đó là một trang dũng tướng biết đặt nợ nước lên trên tình nhà, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. Tiếc rằng đây chỉ là cuộc chiến tranh phi nghĩa nên sự hy sinh đó sẽ trở thành vô ích mà thôi. * * * Dấn thân vào cuộc chiến không có chính nghĩa, số phận của người chinh phu rồi sẽ ra sao ? Qua tâm tưởng của người chinh phụ, đoạn trích thứ hai (từ câu 65 đến câu 110) sẽ phần nào giúp độc giả thấy rõ mọi gian nan, vất vả mà chàng phải chịu đựng nơi chiến trường cũng như sự đọa đầy của chiến tranh đối với con người – những chiến binh giàu lòng yêu nước: Chàng từ đi vào nơi gió cát, CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Đêm trăng này nghỉ mát phương nao ? Xưa nay chiến địa dường bao ? Nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu ! Hơi gió lạnh, người rầu, mặt dạn, Dòng nước sâu ngựa nản chân bon. Ôm yên, gối trống đã chồn, Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh. Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại, Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua. Hình khe, thế núi gần xa, Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao. Sương đầu núi buổi chiều như gội, Nước lòng khe nẻo suối còn sâu. Não người áo giáp bấy lâu ! Lòng quê qua đó mặt sầu chẳng khuây. Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ ? Dạng chinh phu ai vẽ cho nên. Tưởng chàng giong ruổi mấy niên, Chẳng nơi Hãn Hải thì miền Tiêu Quan. Đã trắc trở đòi ngàn xà hổ, Lại lạnh lùng những chỗ sương phong. Lên cao trông thức mây lồng, Lòng nào là chẳng động lòng bi thương. Từ trẩy sang đông nam khơi nẻo, Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Những người chinh chiến bấy lâu, Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây. Nức hơi mạnh ơn dày từ trước, Trải chốn nghèo tuổi được bao nhiêu ? Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo, Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò. Hồn tử sĩ gió ù ù thổi, Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi Chinh phu, tử sĩ mấy người, Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn ? Dấu binh lửa, nước non như cũ, Kẻ hành nhân, qua đó chạnh thương. Phận trai già ruổi chiến trường, Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về. Tưởng chàng trải nhiều bề nắng nỏ, Ba thước gươm, một cỗ nhung yên. Xông pha gió bãi trăng ngàn, Tên reo đầu ngựa, giáo lan mặt thành Áng công danh trăm đường rộn rã, Những nhọc nhằn nào đã nghỉ ngơi. Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai, Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây. CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Nếu như ở đoạn thơ trước đó, bằng trái tim chan chứa yêu thương, người chinh phụ đã từng mường tượng thấy hình ảnh chồng mình thật đẹp đẽ, rực rỡ trong buổi xuất chinh: Áo chàng đỏ tựa ráng pha, Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. thì giờ đây, khi người chinh phu đã đi khuất sau mấy ngàn dâu, vẫn với trí tưởng tượng và một tình yêu vô bờ bến, người chinh phụ lại tiếp tục phóng tầm mắt ra tận chiến trường để theo dõi vận mệnh, theo dõi cuộc sống của chồng nàng nơi chiến địa. Và cảnh chiến trường vô cùng đen tối đã dần dần hiện ra trước mắt nàng: không hề có tiếng ngựa hí, tiếng quân reo, cả tiếng va chạm của vũ khí cũng không. Nó hoàn toàn khác với cảnh chiến trường trong các tác phẩm văn học thời Lý – Trần. Tính chất đen tối của nó được tạo nên từ những hình ảnh thiên nhiên ảm đạm, thê lương: Sương đầu núi buổi chiều như gội, Nước lòng khe nẻo suối còn sâu. …………………………………………………………. Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo, Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò. và từ luồng tử khí lạnh lẽo luôn bao phủ xung quanh chiến địa: Hồn tử sĩ gió ù ù thổi Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi. CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Trong khung cảnh đen tối ấy, cuộc sống của người chiến binh nói chung, của người chinh phu nói riêng vô cùng vất vả, gian lao do phải thường xuyên di chuyển khắp nơi: Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại, Mai Hồ vào Thanh Hải dòm qua. Hình khe, thế núi gần xa, Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao. Chưa chịu dừng lại nơi đó, quá thương chồng, người chinh phụ còn để trí tưởng tượng của mình đi sâu vào chốn “đạn lạc, tên rơi”.Rồi chạnh nhớ đến câu: “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, nàng đã hình dung ra cái kết cục bi thảm của người chồng thân yêu: Chinh phu, tử sĩ mấy người, Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn ? Người chinh phu có thể tử trận giữa sa trường bất cứ lúc nào. Chàng cũng có thể bị lãng quên và nếu có được may mắn trở về thì ắt hẳn đã già như chàng Ban Siêu (tướng nhà Hán, đi đánh giặc ở Tây Vực ròng rã ba mươi mốt năm, khi về nhà thì đã ngoài tám mươi tuổi): Chàng Siêu tóc đã điểm sương mới về. Với suy nghĩ bi quan đó, hình ảnh người chinh phu lúc này hoàn toàn đối lập với dáng vẻ của chàng trong buổi xuất chinh: nét oai phong lẫm liệt hôm nào đã biến mất chỉ còn lại một chiến binh đã quá đỗi mệt mỏi, phờ phạc, chán nản và ỉu sìu vì phải đương đầu với muôn vàn cơ cực, hiểm nguy nơi chiến trận: CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Hơi gió lạnh, người rầu, mặt dạn Dòng nước sâu, ngựa nản chân bon. Ôm yên, gối trống đã chồn Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh. Quả thật chiến tranh mà nhất là chiến tranh phi nghĩa đã đày đọa khách chinh phu đến tột cùng. Họ hầu như đã đánh mất tất cả khi dấn thân vào cuộc chiến tranh này: từ vợ đẹp, con ngoan, hạnh phúc gia đình sum vầy, êm ấm, thậm chí là cả tính mệnh của mình … Phải chăng, đây chính là thông điệp mà Đặng Trần Côn muốn gửi đến độc giả và cũng là biện pháp thiết thực nhất mà nhà thơ dùng để phản kháng chiến tranh ? * * * Nhưng chiến tranh không chỉ khiến người chinh phu phải chịu nhiều khốn đốn mà nó còn gieo rắc lắm nỗi khổ sầu cho kẻ ở hậu phương. Từ những cảm nghĩ của người chinh phu ở đoạn kết thúc tác phẩm, chúng ta có thể thấy rằng nàng luôn hy vọng là chiến tranh phong kiến sẽ đem lại cho gia đình nàng và cho bản thân nàng hạnh phúc, danh vọng và cả địa vị: Nền huân tướng đai cân rạng vẻ Chữ đông hưu bia để nghìn đông Ơn trên tử ấm, thê phong. Phần vinh thiếp cũng đượm chung hương trời. CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Thế nhưng, những hình ảnh rực rỡ của buổi xuất quân chỉ thoáng qua như một ảo ảnh và ngày về chói lọi huân công ấy cũng chỉ mới là ước nguyện, là tưởng tượng và có lẽ cũng chỉ là ảo tưởng mà thôi bởi vì trong suốt tác phẩm không có một chi tiết nào báo hiệu người chinh phu sẽ được trở về trong chiến thắng huy hoàng. Điều mà người chinh phụ cảm thấy sâu xa nhất, mãnh liệt nhất là thực tế phũ phàng, đau khổ trước mắt và một viễn cảnh tàn nhẫn vì lứa đôi chia biệt, bởi chiến tranh vẫn cứ kéo dài. Có thể nói là Chinh phụ ngâm đã tập trung nói nhiều nhất đến hình ảnh, đến tâm trạng đau khổ của người chinh phụ trong suốt thời gian chia cách não nùng. Chiến tranh phong kiến đã khiến cho người chinh phụ phải một thân nuôi già, dạy trẻ, nhưng điều đau khổ nhất đối với nàng vẫn là nỗi nhớ nhung, sầu muộn vì đợi chờ, là lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi trong những tháng ngày xa cách. Tất cả đều được thể hiện đậm nét ở đoạn trích sau đây (từ câu 209 đến câu 228): Lòng này gửi gió đông có tiện ? Nghìn vàng xin gửi đến non Yên. Non Yên dầu chẳng tới miền, Nhớ nàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong. Cảnh buồn, người thiết tha lòng, Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết nhường cưa, xẻ héo cành ngô. Giọt sương phủ bụi chim gù, CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi. Vài tiếng dế, nguyệt soi trước ốc, Một hàng tiêu, gió thốc ngoài hiên. Lá màn lay ngọn gió xuyên, Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm. Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu. Ngay từ đầu đoạn thơ, nỗi nhớ nhung của người chinh phụ đã được thể hiện rất rõ. Không thể bày tỏ cùng ai tâm tình sâu kín, nàng đã gửi niềm thương nhớ chồng theo ngọn gió đông (gió mùa xuân) như muốn nhờ gió nói hộ với chồng nơi miền biên ải tấc lòng nhung nhớ của nàng. Những hình ảnh: gió đông, non Yên, trời thăm thẳm … có tính chất ước lệ, càng gợi ra sự xa cách muôn trùng giữa chinh phụ và chinh phu, vì thế, nỗi nhớ càng tăng. Và nỗi nhớ đó càng thêm dằng dặc, canh cánh bên lòng khi giữa hai người giờ đây không chỉ có khoảng cách thời gian (đằng đẵng) mà còn có cả khoảng cách không gian (đường lên bằng trời). Hoà vào âm điệu thơ triền miên, da diết của đoạn trích là những điệp ngữ liên hoàn: non Yên – non Yên, bằng trời – trời thăm thẳm ..., hợp cùng các từ láy: đằng đẵng, đau đáu … có giá trị cộng hưởng càng cho thấy nỗi nhớ của chinh phụ không chỉ có độ dài mà còn có cả chiều sâu, đã nhói lên thành nỗi đau. Trước nỗi đau đó, “cảnh buồn” càng khiến cho lòng người thêm “thiết tha” và nỗi nhớ chồng mỗi lúc lại càng da diết. CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Tâm trạng sầu muộn của người chinh phụ nặng trĩu nên cảnh thiên nhiên cũng nhuốm đậm nét lạnh lẽo, thê lương, qua cái nhìn sầu thảm của nhân vật: Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết nhường cưa, xẻ héo cành ngô Hàng loạt biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, đối lập … đã góp phần khắc họa đậm nét sức tàn phá dữ dội của sương, tuyết đối với gốc liễu, cành ngo, hay cũng là đối với hình vóc héo tàn của người chinh phụ. Thêm vào đó, những âm thanh của những tiếng sâu tường, tiếng chuông chùa, tiếng dế … cũng góp phần gợi ra vẻ hoang vắng của cảnh vật khiến cho người chinh phụ như càng chìm sâu vào nỗi vò võ cô đơn. Cuối cùng, đoạn thơ đã kết thúc với cảnh thiên nhiên đẹp não nùng như xoáy sâu thêm vào mối thương tâm của người cô phụ: Lá màn lay ngọn gió xuyên, Bóng hoa, theo bóng nguyệt lên trước rèm. Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu. Hai từ “hoa”, “nguyệt” đã được lặp lại theo kiểu song đôi với nhau thật tài hoa, tinh tế xuyên suốt cả năm câu thơ vừa cho thấy sự gắn bó, hòa quyện của các sự vật trong thiên nhiên, vừa góp phần tạo nên tính chất hữu tình cho bức tranh phong cảnh. Hơn nữa, các động từ: “theo”, “dõi”, “lồng” cũng được sử dụng CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN khéo léo, càng làm tăng thêm sự quấn quýt giữa “hoa” và “nguyệt”, như muốn giúp cho “hoa”, “nguyệt” được cùng tỏa sắc khoe hương. Là những vật vô tri, vô giác, “hoa” “nguyệt” còn có tình với nhau đến thế, huống chi chinh phu lẫn chinh phụ, hai con người rất đỗi yêu nhau, ai nỡ rẽ chia cho kẻ Tấn, người Tần ? Từ đoạn thơ, chúng ta thấy toát lên nỗi khát khao được hưởng hạnh phúc lứa đôi âm thầm mà mãnh liệt của người thiếu phụ cô đơn. Đó cũng chính là khát vọng muôn thuở mang đậm tính nhân bản của con người. * * * Như vậy, có thể nói Chinh phụ ngâm là một trong những tác phẩm tiến bộ của văn học cổ điển đã quan tâm đến vận mệnh của con người. Những khát vọng hạnh phúc, khát vọng ái ân rất trần thế của con người đã được tác giả đề cao. Người chinh phụ trong tác phẩm này vì quá yêu chồng mà oán ghét chiến tranh và thái độ oán ghét ấy càng tăng lên khi lòng khao khát hạnh phúc, cùng ý thức về quyền sống cá nhân ở nàng trỗi dậy mạnh mẽ. Thật ra, tiếng nói oán ghét chiến tranh đã có mặt trong văn học từ lâu. Nhưng phải đến thế kỷ này thì tiếng nói đó mới trở nên sâu sắc, quyết liệt, vì đây là tiếng nói xuất phát từ sự thức tỉnh về quyền sống hạnh phúc của cá nhân. Ghi nhận được điều này là một đóng góp độc đáo của thi sĩ Đặng Trần Côn vào kho tàng văn học Việt Nam trong quá khứ khi viết về đề tài chinh phu, chinh phụ. Và đây cũng chính là điều làm cho nội dung tác phẩm mang đậm tính nhân văn. CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Nói tóm lại, Chinh phụ ngâm tác phẩm và dịch phẩm đều được đánh giá là những sáng tác nổi tiếng, xứng đáng là áng văn mở đầu, cắm mốc về cả hai phương diện nội dung lẫn nghệ thuật của giai đoạn văn học cổ điển này. Tuy có những hạn chế nhất định, nhưng Chinh phụ ngâm vẫn mãi là tiếng nói khao khát cuộc sống hoà bình của dân tộc ta trong một thời đại lịch sử. Tiếng nói ấy càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết vì đó là tiếng nói của người phụ nữ – nạn nhân đau khổ nhất của chế độ phong kiến. Tác phẩm không chỉ đấu tranh chống lại sự áp bức của giai cấp thống trị, mà còn góp phần đấu tranh cho quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, . Chính vì vậy, cho đến nay, Chinh phụ ngâm vẫn giữ nguyên giá trị đối với chúng ta trong tiếng nói hãy giành cho con người quyền được hưởng hạnh phúc. Tháng 3 năm 2012 Các bài văn giải I, II và III cuộc thi viết về NGÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MƠ ƯỚC CỦA EM GIẢI I: Phạm Quý Lộc, trường THPT An Ninh “Thành công sẽ mỉm cười với những ai có ước mơ và dám thực hiện ước mơ của mình”. Vâng! Có lẽ bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trên chuyến hành trình dài của cuộc đời, chúng ta đều mang theo bên mình không ít những ước mơ – thứ mà ta hết sức nâng niu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để hạt giống ước mơ ấy sẽ nhanh chóng nảy mầm CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN trong khu vườn khát vọng của riêng ta. Tôi cũng vậy, cũng có rất nhiều ước mơ cho tương lai và chúng luôn đẹp, rực rỡ, huy hoàng trong đôi mắt đầy hi vọng của tôi. Thế nhưng, ngay những ngày tháng cuối cùng sắp khép lại, quãng đời trung học phổ thông, ước mơ lớn nhất của tôi là được bước vào giảng đường đại học, một ngôi trường sẽ là mái nhà tương lai che chở, bảo vệ và dạy cho tôi những kinh nghiệm, những bài học cuộc sống giá trị bên cạnh lượng tri thức khoa học bổ ích. Rõ ràng việc vào đại học đối với học sinh trong thời đại ngày nay là rất dễ dàng, khác xa với thế hệ cha anh ngày trước. Bởi lẽ song song với nhu cầu giáo dục ngày càng cao trong thời kỳ hội nhập này, hàng loạt các trường đại học mọc lên ở khắp nơi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của khối lượng đông đảo học sinh. Và từ đó, cũng phát sinh rất nhiều vấn đề mang tính tất yếu mà học sinh chúng tôi phải băn khoăn, lo nghĩ về việc chọn một trường đại học phù hợp, đúng như sở nguyện của mình. Đứng trước nhiều lựa chọn mang tính bước ngoặt này, mặc dù đã được thầy cô, gia đình và hệ thống thông tin đại chúng tư vấn và cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết nhưng chúng tôi vẫn không thoát khỏi những suy nghĩ mông lung, mơ hồ về ngôi trường đại học tương lai. Bởi lẽ, nghe và đọc thì chúng tôi đã được nghe và đọc rất nhiều nhưng chưa bao giờ và chưa lúc nào được viếng thăm một ngôi trường đại học thật thụ để hiểu rõ hơn về môi trường giảng dạy của nó. Thật khó để chọn lựa phải không nào, khi mà trên Internet hay báo chí, truyền hình, ngôi trường đại học nào cũng thật đẹp và có những điều kiện tuyển sinh hết sức hấp dẫn. Và rồi, như một sự may mắn, tôi và nhiều hoc sinh khác được nhà trường tổ chức tham quan trường Đại học Tân Tạo thuộc “thành phố tri thức Tân Đức”, cũng tọa lạc trên địa phân huyện Đức Hòa của chúng tôi. Chắc chắn rằng, sự xuất hiện của ngôi trường này sẽ làm thay đổi rất nhiều bộ mặt của huyện Đức Hòa nói riêng và của cả tỉnh Long An nói chung chỉ trong tương lai gần mà thôi. CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Hình như, có nhiều lúc tôi đã mơ màng hình dung trong tâm trí mình những hình ảnh đẹp đẽ và tráng lệ nhất của ngôi trường đại học trong nhiều bộ phim của nươc ngoài. Chẳng hạn như trong phim Harry Potter, rõ ràng ngôi trường ấy thật lộng lẫy và nguy nga đến không thể tả được. Tôi đã từng nghĩ rằng ở nước Việt Nam của chúng ta không thể nào có một ngôi trường tầm cỡ như vậy. Thế rồi, chuyến tham quan Đại học Tân Tạo đã thay đổi rất nhiều suy nghĩ non trẻ và có phần sai lệch trong tôi, đồng thời nó gieo cho tôi rất nhiều hy vọng về một tương lai tốt đẹp phía trước. Tôi hầu như đã bị choáng ngợp khi đứng trước tòa nhà trung tâm của trường. Đó chỉ là một trong số rất nhiều tòa nhà khác đã và đang được hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Tuy không quá lịch lãm như những ngôi trường trong tưởng tượng phi thực của tôi, Đại học Tân Tạo cũng ít nhiều giúp tôi hình dung được rõ ràng và cụ thể hơn ước mơ cháy bỏng của mình. Hơn thế nữa, qua trò chuyện với đội ngũ giảng viên và những thành viên trong ban sáng lập trường, tôi cảm nhận rõ được sự thân thiện toát lên qua từng lời nói và thái độ của họ dành cho lớp học sinh tương lai chúng tôi. Đâu đó trong ánh mắt thiết tha của các thầy, các cô là cả một niềm tin yêu và hoài vọng lớn lao đặt vào thế hệ trẻ chúng tôi. Không dùng những từ ngữ cầu kỳ, không diên những bộ trang phục mang tính thời đại, các thầy cô tận tình như anh chị, cha mẹ của chúng tôi vậy. Và còn gì tốt hơn khi tôi được học và sinh hoạt trong một môi trường thân thiện, ấm áp tình người như thế. Thầy cô sẽ không còn là những người ở trên, xa cách và luôn nghiêm khắc với tôi mà họ sẽ là những người bạn vô cùng đặc biệt, luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng chúng tôi trên chặng đường chông gai phía trước. Sau một vòng tham quan cơ sở vật chất của trường, tôi cảm thấy rất vui và tầm nhìn của mình đã được mở mang đôi chút. Chưa bao giờ tôi tiếp xúc thực tế với những căn phòng, kiến trúc xây dựng hay tất cả mọi thứ theo tiêu chuẩn quốc tế như thế này. Thật CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN hào hứng khi tôi chợt ước rằng một ngày nào đó được trở thành sinh viên của Đại học Tân Tạo. Khi ấy, chắc tôi sẽ phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Khi tìm hiểu về công tác giảng dạy và hệ thống giáo dục của trường, tôi bất giác quên mình vẫn còn là một học sinh trung học phổ thông bởi chúng quá hấp dẫn và đầy quyến rũ với tôi. “Một nền giáo dục theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ”. Có thật không trong địa phận của huyện nhà đa số những người dân nơi đây đều nghèo và quanh năm tần tảo như nhau cả. Sẽ rất khó cho chúng tôi khi phải học trong môi trường giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với khoảng 60% giảng viên là người nước ngoài. Nhưng tôi chợt vững tâm và bớt đi phần nào lo ngại vì tôi tin rằng họ có thừa năng lực, trí thức và lòng hăng say yêu nghề để giảng giải tận tình cho chúng tôi. Học phí vào trường đại học là vấn đề đã gây rất nhiều suy ngẫm cho tôi, bởi với số tiền ít ỏi từ việc làm nông của gia đình, tôi hoàn toàn không thể với tới một ngôi trường tầm cỡ quốc tế thế này. Nhưng như một phép màu, trường có hẳn học bổng toàn phần cho những sinh viên vượt khó học tập. Hơn thế nữa, tất cả những sinh hoạt cá nhân, ăn nghỉ, vui chơi, giải trí của học viên đều được thực hiện trong ký túc xá và khuôn viên nhà trường. Sẽ rất tiên lợi cho những sinh viên xa nhà và có nhiều lo ngại về hệ thống an ninh phức tạp trong các khu nhà trọ. Tuy không được tham quan toàn bộ cơ sở vật chất của trường, chưa được vào thư viện và nhiều phòng khác nhưng tôi rất mong rằng: tất cả mọi thứ đều đầy đủ và tiện dụng cho sinh hoạt của chúng tôi. Tôi nghĩ thư viện của nhà trường phải là nơi mà chúng tôi có thể tự do thả hồn mình nổi trôi trên những trang sách biết nói ở tất cả các lĩnh vực khác nhau. Phòng tự học dành cho sinh viên sẽ thật rộng rãi, thoáng mát để chúng tôi chú tâm vào việc học thay vì lười biếng ngồi buồn trong ký túc xá của trường. Trong môi trường mà tất cả mọi người đều học hăng say như vậy thì tin chắc rằng nhưng học viên khác cũng sẽ làm theo thôi. CHINH PHỤ NGÂM, MỘT TÁC PHẨM GIÀU TÍNH NHÂN VĂN Tôi còn rất nhiều mong muốn muốn bày tỏ với ban tổ chức cuộc thi này nhưng thời gian không còn nhiều nữa. Tôi nghĩ rằng, trường Đại học Tân Tạo đã, đang và sẽ đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của sinh viên, vượt xa cả những mong muốn giản đơn, bình dị của tôi. Thế nên tôi cũng chẳng còn muốn ước mơ gì khác ngoài việc sẽ được học tập, sẽ được bay đến tương lai bằng đôi cánh do Đại học Tân Tạo ban tặng cho mình. Ngay từ giây phút này, tôi sẽ nỗ lực trau dồi hết sức, hết lòng để vươn tới ước mơ khó khăn nhưng không phải là không thực hiện được. Trở thành sinh viên của trường Đại học Tân Tạo và cho dù ước mơ ấy không thực hiện được, tôi vẫn sẽ có cơ hội vào những trường đại học chất lượng khác, chỉ sau Đại học Tân Tạo thôi, hy vọng là như vậy. Chờ tôi nhé, ngôi trường Đại học yêu quí của tôi! Chờ nhé, ước mơ, khát vọng cháy bỏng trong tôi lúc này. Một lần nữa, tôi muốn động viên chính mình bằng câu danh ngôn yêu thích: “Hãy luôn là chính mình và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ”. Và dĩ nhiên, tôi sẽ viết vào ký ức đẹp đẽ của mình những gì mà tôi trông thấy và cảm nhận được sau chuyến viếng thăm không thể nào quên này. Tuyệt. Cảm ơn tất cả mọi thứ từ cuộc sống đã cho tôi cơ hội được đến gần hơn với mơ ước của mình. GIẢI II: Thạch Mỹ Linh, trường THPT Hậu Nghĩa Đã hơn một tháng mà nỗi nôn nao trong tôi vẫn còn đọng lại kể từ lúc các thầy cô của các trường Đại học – Cao đẳng về tư vấn cho học sinh hiểu rõ hơn về các ngành, nghề được đào tạo qua các trường Đại học. Ước mơ bấy lâu của tôi như được tiếp thêm sức mạnh, tôi muốn mình sớm được khám phá những điều kỳ diệu đằng sau cánh cổng Đại học mà mình hằng mơ ước. Trước ngưỡng cửa của cuộc đời, thế hệ trẻ ngày nay hầu như ai cũng muốn chọn cho
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan