Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chiếu cầu hiền

.DOCX
6
397
136

Mô tả:

Ngày soạn: 10/8/2016 Ngày dạy: Tiết: 22,23 CHIẾU CẦU HIỀN Ngô Thì Nhậm A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp người hiền tài - Nắm vững nghệ thuật lập luận trong bài Chiếu và cảm xúc của người viết. Từ đó hiểu thêm về thể Chiếu - thể văn nghị luận Trung đại. 2. Kĩ năng Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 3. Thái độ Nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của người tri thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. B. THIẾT KẾ BÀI HỌC I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV - Đọc tài liệu tham khảo - Soạn giáo án 2. Chuẩn bị của HS Chuẩn bị bài trước khi lên lớp I. Tổ chức hoạt động dạy và học Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1. (kiểm tra bài cũ) - Gv : đọc thuộc lòng 3 câu trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Những đặc điểm chủ yếu của hình tượng người nghĩa quân – nông dân Cần Giuộc ? Vì sao lại đánh giá NĐC đã dựng lên bức tượng đài của những người anh hùng cứu nước. - Hs lên bảng trả lời. Hoạt động 2: (Dẫn vào bài) Bài nghị luận trung đại đầu tiên là ‘ Thiên đô chiếu” Hoạt đông 3 (tìm hiểu khái quát) - Gv : yêu cầu Hs trình bày 1 số nét chính về t/g NTN ? (HS trung bình) - Hs trả lời Nội dung kiến thức cần đạt I. Tiểu dẫn. 1. Tác giả: - Ngô Thì Nhậm (1764 - 1803), hiệu Hi Doãn. - Người làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay: Thanh Trì - Hà Nội) - 1775 đỗ tiến sỹ, từng làm quan dưới thời Lê Cảnh Hưng. - Khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần 2, ông đã theo giúp Tây Sơn. 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi, Ngô Thì Nhậm được cử làm Thị lang bộ lại. Là người được nhà vua tin dùng giao cho soạn thảo giấy tờ quan trọng. - Chủ yếu viết văn chính luận và làm thơ. - Tác phẩm chính: + Kim mã hành dư (Làm lúc công việc nhàn rỗi) + Hán các anh hoa (Tình hoa nơi gác văn). + Yên đài thu vịnh (Trăm vần thơ vịnh hoa cúc). - Gv bổ sung : NTN – thành viên của + Xuân thu quản kiến (Cái nhìn chật hẹp về các sự Ngô Gia văn phái, 1 sủng thần của kiện thời Xuân Thu). triều Lê – Trịnh, nhưng đã thức thời theo nhà Tây Sơn, ngay từ khi triều Lê – Trịnh sụp đổ. Ông là người có nhiều đóng góp cho triều Tây Sơn 2. Tác phẩm - Gv : Bài Chiếu cầu hiền đc ra đời NTN viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm trong hoàn cảnh nào? (HS trung bình) 1788 – 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng - Hs trả lời tác với triều đại Tây Sơn. - Gv bổ sung : Nước ta trải qua 1 thời kì loạn lạc, thế kỉ XVIII, chúa Trịnh ngày càng lấn át quyền Vua Lê. Sau sự kiện Tây Sơn ra Thăng Long phù Lê diệt Trịnh năm 1786, xung đột vua Lê chúa Trịnh ngày càng gay gắt. Quân Thanh xâm lược, vua Quang Trung đánh đuổi giặc, mở ra trang sử mới. Vua Lê chúa Trịnh mâu thuẫn thì kẻ sĩ thường chán nản, bi quan. Nhiều người không muốn tham gia chính sự, bảo toàn nhân cách nhà nho tôi trung không thờ hai chủ. Kẻ sĩ Bắc Hà đã phục vụ nhà Lê hơn 300 năm. Nhà Lê sụp đổ, triều Tây Sơn lên thay, nhiều nhà nho sáng suốt ủng hộ Tây Sơn (NTN, Phan Huy ích), song không ít nhà nho chán nản (Nguyễn Du), thậm chí chống lại (Phạm Thái). Trước tình 3. Thể loại và bố cục hình đó, Quang Trung đã thuyết phục a) Thể loại tri thức Bắc Hà ra phục vụ cho triều Chiếu: Là loại công văn thời xưa (nghị luận chính trị đại mới. xã hội) nhà vua dùng để ban bố lệnh cho bề tôi hoặc - Gv nhắc lại đặc điểm của thể loại chỉ thị cho mọi ngời. Văn thể chiếu trang trọng, lời lẽ chiếu. rõ ràng, tao nhã. Chiếu có thể do vua viết hoặc quan đại thần theo lệnh vua viết. - Gv : nội dung tư tưởng là của vua Quang Trung, nghệ thuật lập luận là của NTN. b) Đọc và bố cục: - Đọc - Bố cục: 4 đoạn +Đoạn 1: “Từng nghe.....người hiền vậy”.  Vai trò và sứ mệnh của người hiền tài đối với nhà vua và đất nước. + Đoạn 2:“Trước đây thời thế...của trẫm hay sao?” - Gv gọi Hs đọc t/p và yêu cầu chia bố  Suy nghĩ của nhà vua về tình hình đất nước hiện cục của t/p? (HS trung bình) tại, ước nguyện đc người hiền tài ra giúp triều đình - Hs đọc và chia bố cục mới + Đoạn 3: “Chiếu này ban xuống...bán sao"  Những yêu cầu và biện pháp cầu hiền cụ thể + Đoạn 4 (còn lại): Mong muốn và lời khích lệ người hiền ra giúp nước. II. Đọc – hiểu văn bản 1. Quy luât xử thế của người hiền (đoạn 1) - Mở đầu bằng một h/a so sánh: người hiền – ngôi sao sáng, thiên tử – sao Bắc thần (tức Bắc Đẩu) - Gv: Để đi đến kết luận mang ý nghĩa điểm tựa cho lập luận: hiền tài phải phụng sự cho đời mới là đúng ý trời, t/g đã xuất phát từ điều gì, dẫn dắt ý ra sao? (HS trung bình) - Hs trả lời - Gv bình: Bài chiếu bắt đầu bằng việc khẳng định rõ ràng và thận trong vai trò của những người có tài, có đức, t/g so sánh người hiền tài giống như sao sáng trên trời. Đây cũng là 1 cách t/g bài chiếu cho giới sĩ phu Bắc Hà biết Quang Trung xuất thân từ áo vải cờ đào mà có tầm suy nghĩ và tư tưởng chiêu hiền đãi sĩ như tất cả các vị vua và những triều đại trước đây, phần nào xóa đi tâm lí nghi ngờ, chờ đợi của bậc hiền tài. + Từ quy luật tự nhiên (sao sáng ắt chầu về Bắc Thần) kđ người hiền phụng sự cho thiên tử là 1 cách xử thế đúng đắn, là lẽ tất yếu, hợp với ý trời. + Nêu lên 1 phản đề: người hiền có tài mà đi ẩn dật, lánh đời, như a/s bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi. + Việc dẫn “Luận ngữ” của Khổng Tử: vừa tạo nên tính chính danh cho “Chiếu cầu hiền” (vì đối với nhà nho xưa, lời đức Khổng Tử là chân lí), vừa đánh trúng vào tâm lí sĩ phu Bắc Hà, cho thấy vua Quang Trung là người có học, biết lễ nghĩa. - Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tạo tiền đề cho - Gv: việc t/g dẫn “Luận ngữ” có t/d gì hệ thống lập luận ở phần sau. trong việc thuyết phục các sĩ phu? (HS khá) 2. Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của - Hs trả lời đất nước (đoạn 2) - Gv: em có nhận xét gì về cách lập - Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà luận của đoạn văn này? (HS khá) + Sd 9 điển tích, điển cố: - Hs trả lời ~ Nhóm điển tích: ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, kiêng dè không dám lên tiếng, gõ mõ canh cửa, ra - Gv: Trong đoạn văn từ “Trước đây… phụng sự vương hầu chăng?”, t/g đã sd bao nhiêu điển tích, điển cố? Nội dung mà chúng thể hiện là gì? (HS khá) - Hs trả lời biển vào sông, chết đuối trên cạn, lẩn tránh  chỉ những người ẩn dật uổng phí tài năng, hoặc những người ra làm quan, mà còn nghi ngại, chưa dám nói thẳng. ~ Điển tích “ghé chiếu”  thái độ khiêm tốn, sẵn sàng chờ đợi và trọng dụng người hiền tài của người xuống chiếu. ~ Ba chữ “thời đổ nát” đc đặt trong một câu hỏi tu từ, hàm ý tác động vào nhận thức của các bậc hiền tài - Gv: như vậy bằng việc dùng điển cố, người viết đã chỉ ra cách ứng xử phổ biến của hiền tài khi Quang Trung ra Bắc phù Lê diệt Trịnh. - Gv chốt ý  Cách diễn đạt tượng trưng của điển tích vừa thấp thoáng chút châm biếm nhẹ nhàng, vừa tế nhị và cho thấy vốn hiểu biết uyên thâm và tài văn chương của t/g. Người nghe tự nhận ra cách ứng xử chưa thỏa đáng của mình, thêm nể trọng những gì đc viết. + Câu hỏi tu từ: hỏi mà ràng buộc và cũng chỉ ra con đường để thay đổi, vừa thể hiện đc sự đòi hỏi và cả chút thách thức của vua Quang Trung. Bởi “Trẫm ít đức” hay “thời đổ nát” đều không phải là những gì đc thể hiện trong thực tế. Nên chỉ còn 1 con đường duy nhất và hợp lí là đem tài năng phục vụ thời đại mới. - Tính chất của thời đại và nhu cầu của đất nước. + Nhà vua thẳng thắn chỉ ra những khó khăn của thời đại mới do mình đứng đầu: kỉ cương trong nước còn nhiều khiếm khuyết, việc biên ải chưa yên, dân còn chưa hết mệt nhọc sau chiến tranh, đức hóa của nhà vua chưa thấm nhuần…. + Vai trò của người hiền tài cũng quan trọng khi vua tự suy ngẫm thấy những việc nặng nề phải có sự tham chính của nhiều bậc thức giả và tâm huyết - Gv: Việc sử dụng chúng kết hợp với các câu hỏi tu từ đã đem lại hiệu quả nghệ thuật ntn của bài chiếu? (HS khá) - Hs trả lời. - Gv: Hiền tài ở thời nào cũng cần có đóng góp cho đời, nhưng lúc này đang là khi nhà vua và triều chính thực sự cần có sự giúp sức của hiền tài. Điều đó đc thể hiện ntn trong phần 2 của bài chiếu? (HS khá) - Hs trả lời - Gv bổ sung: t/g đã dùng h/a “một cái cột không thể đỡ nổi 1 căn nhà lớn” và nêu ra 1 thực tế “mưu lược 1 người không thể dựng nghiệp trị bình” + Cách nói vừa khiêm nhường, tha thiết, vừa kiên quyết, khiến người hiền tài không thể không ra giúp triều đại mới, khiến sĩ phu Bắc Hà không thể không thay đổi cách ứng xử. 3. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung - Đối tượng cầu hiền: quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ - Gv: Đối tượng cầu hiền của vua - Biện pháp, cách thức cầu hiền: Quang Trung là ai? (HS trung bình) + Cho phép mọi người có tài năng thuộc mọi tầng lớp - Hs trả lời trong XH đc dâng sớ tâu bày kế sách, không sợ lời nói - Gv: Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung là gì? Có bao nhiêu cách sơ suất mà bắt tội. tiến cử? (HS trung bình khá) + Cho phép các quan văn võ tiến cử người có nghề hay, nghiệp giỏi, cho phép người tài tự tiến cử. + Người viết chiếu tỏ ra khá hiểu tâm trạng e ngại của - Gv bình: Lời khích lệ khép lại bài những người tự tiến cử khi đón ý “chớ hiềm vì mưu chiếu, đã thể hiện không khí của thời lợi mà phải bán rao” đại với niềm tin tưởng vào tương lai + T/g cổ vũ người hiền tài cùng triều đình chung vai của đất nước - những cơ hội đang mở gánh vác nhiệm vụ, chung hưởng h/p lâu dài. ra cho người hiền thi thố tài năng “nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây…”  Tư tưởng dân chủ, tiến bộ, đường lối rõ ràng, dễ - Gv chốt ý thực hiện, chính sách rộng mở, giàu tính khả thi. Qua đó chứng tỏ Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng, cũng như khả năng tổ chức, sắp đặt chính sự, biết giải tỏa những băn khoăn có thể có (trong đó có băn khoăn tế nhị về danh dự) cho mọi thần dân khiến họ yên tâm khi tham gia việc nước. 4. Đoạn kết - Trở lại cách nêu vấn đề ở đoạn đầu bằng những h/a - Gv: Nhận xét của em về đoạn kết của không gian của trời đất thanh bình trong sáng chính là tác phẩm? (HS khá, giỏi) vận hội của người hiền ra giúp vua giúp đời. - Hs trả lời - Lời khích lệ mở ra tương lai tốt đẹp cho đất nước, triều đình, cho người hiền tài, có t/d động viên, khích lệ, xóa hết sự phân vân, kêu gọi hành động, làm phấn chấn lòng người, chung nhau gánh vác việc nước để hưởng h/p lâu dài. 5. Nghệ thuật - Cách nói sùng cổ (thi pháp văn học trung đại) - Gv: Nêu những thành công về nghệ - Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luận thuật của t/p? (HS khá) chặt chẽ, khúc chiết, kết hợp với tình cảm tha thiết, - Hs trả lời mãnh liệt, có sức thuyết phục cả về lí và tình. Hoạt động 5 (tổng kết) - Gv: Nêu giá trị nội dung và nghệ III. Tổng kết thuật của t/p? Ghi nhớ: SGK - Hs trả lời. III. Củng cố Gv nhấn mạnh tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc cầu hiền tài phục vụ cho sự nghiệp dựng nước. IV. Hướng dẫn tự học, chuẩn bị bài mới 1. Hướng dẫn tự học Qua Chiếu cầu hiền em hiểu ntn về người hiền và vai trò của người hiền với sự phát triển của đất nước? 2. Chuẩn bị bài mới “Xin lập khoa luật” – Nguyễn Trường Tộ - Đọc và chia bố cục của văn bản - Nội dung chính và nghệ thuật chính của tác phẩm? V. Tài liệu tham khảo SGK, SGV, SBT Ngữ văn 11 tập 1 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11 Thiết kết bài học, Phan Trọng Luận Thiết kế bài giảng, Nguyễn Văn Đường VI.Rút kinh nghiệm giờ dạy ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan