Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiết xuất, phân lập một số thành phần từ lá cây gạo...

Tài liệu Chiết xuất, phân lập một số thành phần từ lá cây gạo

.PDF
89
194
50

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI TRỊNH THỊ HẰNG CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ THÀNH PHẦN TỪ LÁ CÂYGẠO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ HÀ NỘI – 2013 BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI TRỊNH THỊ HẰNG CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ THÀNH PHẦN TỪ LÁ CÂYGẠO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thái An Nơi thực hiện: Bộ môn Dược liệu - Đại Học Dược Hà Nội HÀ NỘI – 2013 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên, các bạn đồng môn và gia đình. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành và sâu sắc tới: PGS. TS. Nguyễn Thái An Cùng những thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, quan tâm, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới: PSG. TS. Thái Nguyễn Hùng Thu ThS. NCS. Hồ Thị Thanh Huyền đã cho tôi những đóng góp quý giá về đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, cùng toàn thể các thầy cô giáo, các cán bộ Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi có thể lĩnh hội những kiến thức quý giá về ngành Dược trong suốt 5 năm học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện khoá luận này. Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2013 Sinh viên Trịnh Thị Hằng. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN……………………………...…..…………………2 1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ..................................... 3 1.1.1. Vị trí phân loại của chi Bombax L...................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Gạo Bombacaceae. .......................................... 3 1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Bombax L. ...................................................... 4 1.1.4. Đặc điểm thực vật, phân bố loài Bombax malabaricum DC. .............. 4 1.1.4.1. Đặc điểm thực vật loài Bombax malabaricum DC. ...................... 4 1.1.4.2. Phân bố, sinh thái. ........................................................................ 5 1.1.5. Bộ phận dùng, thu hái chế biến .......................................................... 6 1.1.6. Đặc điểm vi học lá cây Gạo Bombax malabaricum DC. .................... 6 1.1.6.1. Đặc điểm vi phẫu lá. .................................................................... 6 1.1.6.2. Đặc điểm bột lá ............................................................................ 7 1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA LÁ CÂY GẠO .................................. 7 1.3. TÁC DỤNG DƢỢC LÝ CỦA LÁ GẠO ................................................. 9 1.3.1. Tác dụng chống oxy hoá .................................................................... 9 1.3.2. Tác dụng giảm đau ............................................................................ 9 1.3.3. Tác dụng hạ huyết áp ....................................................................... 10 1.3.4. Tác dụng hạ sốt................................................................................ 10 1.3.5. Tác dụng hạ đƣờng huyết................................................................. 10 1.3.6. Tác dụng diệt giun sán ..................................................................... 11 1.3.7. Tác dụng diệt vector truyền bệnh giun chỉ Culex quinquefasciatus. . 11 1.3.8. Tác dụng bảo vệ gan ....................................................................... 11 1.3.9. Tác dụng chống ung thƣ và điều trị HIV .......................................... 12 1.3.10. Tác dụng kháng khuẩn kháng nấm ................................................. 12 1.3.11. Độc tính của lá Gạo ....................................................................... 12 1.4. CÔNG DỤNG CỦA LÁ GẠO .............................................................. 13 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 14 2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BI .................................................... 14 ̣ 2.1.1. Nguyên liệu ..................................................................................... 14 2.1.2. Hoá chất và thiết bị .......................................................................... 14 2.1.2.1. Hóa chất..................................................................................... 14 2.1.2.2. Máy móc thiết bị ........................................................................ 14 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U .......................................................... 15 2.2.1. Định tính các thành phần hoá học .................................................... 15 2.2.2. Chiết xuất ........................................................................................ 15 2.2.3. Phân lập……..…...……………………………………………….....16 2.2.4. Nhận dạng chất tinh khiết ................................................................ 17 Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................... 18 3.1. CHIẾT XUẤT………………………………………………….............18 3.1.1. Xác định độ ẩm dƣợc liệu ................................................................ 18 3.1.2. Chiết xuất …………………………………………………………..18 3.1.3. Định tính cắn toàn phần bằng sắc ký lớp mỏng ................................ 18 3.1.4. Định tính các phân đoạn bằng sắc ký lớp mỏng ............................... 21 3.1.4.1. Định tính cắn cloroform bằng sắc ký lớp mỏng.......................... 21 3.1.4.2. Định tính cắn ethyl acetat bằng sắc ký lớp mỏng ....................... 24 3.1.4.3. Định tính cắn dịch chiết nƣớc bằng sắc ký lớp mỏng …………..26 3.2. PHÂN LẬP ........................................................................................... 28 3.2.1. Phân lập ........................................................................................... 28 3.2.2. Kiểm tra độ tinh khiết chất phân lập ................................................ 29 3.2.2.1. Hợp chất BBL1 .......................................................................... 29 3.2.2.2. Hợp chất BBL3 .......................................................................... 30 3.3. NHẬN DẠNG CÁC CHẤT PHÂN LẬP .............................................. 32 3.3.1. Hợp chất BBL1................................................................................ 32 3.3.2. Hợp chất BBL3................................................................................ 35 3.4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….37 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.........................................................................41 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1 AST Ánh sáng thƣờng 2 BBL Cắn toàn phần 3 BBL-A Cắn n-hexan 4 BBL-B Cắn cloroform 5 BBL-C Cắn ethyl acetat 6 BBL-D Dịch chiết nƣớc 7 13 C-NMR Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance 8 DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer 9 EtOAc Ethyl acetat 10 HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation H-NMR Proton (1) Nuclear Magnetic Resonance 12 HSQC Heteronuclear Single Quantum Coherence 13 MeOH Methanol 14 MS Mass Spectroscopy 15 Pđ Phân đoạn 16 Rf Hệ số di chuyển 17 SKLM Sắc ký lớp mỏng 18 TP Toàn phần 19 TT Thuốc thử 20 UV254nm Ánh sáng tử ngoại bƣớc sóng 254 nm 21 UV365nm Ánh sáng tử ngoại bƣớc sóng 365 nm 11 1 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Ký hiệu Tên hình Trang 1 Hình 3.1 Sắc ký đồ của cắn TP với 7 hệ dung môi dƣới UV 365nm 19 2 Hình 3.2 Sắc ký đồ của cắn toàn phần với hệ dung môi VII ở 20 các điều kiện quan sát 3 Hình 3.3 Sắc ký đồ của cắn cloroform với hệ dung môi III ở 23 các điều kiện quan sát 4 Hình 3.4 Sắc ký đồ của cắn ethyl acetat với hệ dung môi IV ở 25 các điều kiện quan sát 5 Hình 3.5 Sắc ký đồ của dịch chiết nƣớc với hệ dung môi IV ở 27 các điều kiện quan sát 6 Hình 3.6 Sơ đồ chiết xuất và phân lập các thành phần từ lá cây 29 Gạo 7 Hình 3.7 Sắc ký đồ của BBL1 với 3 hệ dung môi sau khi phun 30 TT, ở AST 8 Hình 3.8 Sắc ký so sánh BBL1 với cắn TP, hệ dung môi II sau 30 khi phun thuốc thử ở AST 9 Hình 3.9 Sắc ký đồ của BBL3 với 3 hệ dung môi ở UV254nm, 31 trƣớc khi phun thuốc thử. 10 Hình 3.10 Sắc ký đồ của BBL3 với hệ dung môi II 32 11 Hình 3.11 Ảnh tinh thể của BBL1 dƣới kính hiển vi vật kính 40 32 12 Hình 3.12 Một số tƣơng tác HMBC chính của hợp chất BBL1 34 13 Hình 3.13 Cấu trúc hoá học của hợp chất BBL1 35 14 Hình 3.14 Ảnh tinh thể BBL3 dƣới kính hiển vi vật kính 40 35 15 Hình 3.15 Một số tƣơng tác chính HBMC của hợp chất BBL3 37 16 Hình 3.16 Cấu trúc hoá học của hợp chất BBL3 38 DANH MỤC CÁC BẢNG STT Ký hiệu Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Một số hợp chất phân lập đƣợc từ lá Gạo 8 2 Bảng 3.1 Hiệu suất chiết các cắn từ lá cây Gạo 18 3 Bảng 3.2 Màu sắc và giá trị R f của cắn TP trên SKLM với 21 hê ̣ dung môi khai triể n VII 4 Bảng 3.3 Màu sắc và giá trị R f của cắn cloroform trên 23 SKLM với hê ̣ dung môi khai triể n III 5 Bảng 3.4 Màu sắc và giá trị R f của cắn ethyl acetat trên 25 SKLM với hê ̣ dung môi khai triể n IV 6 Bảng 3.5 Màu sắc và giá trị R f của cắn dịch chiết nƣớc 27 trên SKLM với hê ̣ dung môi khai triể n IV 7 Bảng 3.6 Kết quả SKLM của BBL1 với 3 hệ dung môi 29 8 Bảng 3.7 Kết quả SKLM của BBL3 với 3 hệ dung môi 31 9 Bảng 3.8 Dữ liệu phổ NMR của BBL1 33 10 Bảng 3.9 Dữ liệu phổ NMR của BBL3 36 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là đất nƣớc đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong đó có thảm thực vật vô cùng đa dạng và phong phú với hơn 12.000 loài thực vật khác nhau. Cho đến nay, việc nghiên cứu và phát triể n các dƣ ợc phẩm mới t ừ các nguồn nguyên liệu tự nhiên vẫn đang đóng góp mạnh mẽ cho nền y học . Có nhi ều loài cây đƣợc nhân dân ta sử dụng rộng rãi theo kinh nghiệm dân gian và đã cho hiê ̣u quả điề u tri ̣đáng nga ̣c nhiên. Tuy nhiên , nhƣ̃ng loài cây này vẫn chƣa có bằ ng chƣ́ng khoa ho ̣c nào để chứng minh những giá trị mà chúng mang lại , trong số đó phải kể đế n cây Gạo. Cây Gạo là loài cây quen thuộc đối với mỗi ngƣời dân Việt Nam, đặc biệt là ngƣời dân miền Bắc. Cây đƣợc trồng nhiều ở đình chùa, ven đƣờng để làm cảnh, lấy bóng mát. Bên cạnh giá trị biểu tƣợng, nhiều bộ phận khác nhau của cây Gạo cũng đã đƣợc sử dụng từ lâu trong dân gian làm thuốc chữa bệnh nhƣ vỏ thân đƣợc giã nhỏ làm thuốc chữa bong gân, gãy xƣơng… lá dùng làm thuốc chữa thấp khớp, lỵ… Các bộ phận khác của cây nhƣ hoa, rễ, gôm, nhựa… cũng đƣợc dùng cho mục đích chữa bệnh. Năm 2011-2012, Hồ Thị Thanh Huyền và cộng sự đã khảo sát thành phần hoá học của lá cây Gạo và bƣớc đầu phân lập đƣợc taraxeryl acetat, taraxerol và 7α-hydroxysitosterol từ phân đoạn cloroform. Nhằm nghiên cứu sâu hơn về thành phần hoá học của lá cây Gạo và trong khuôn khổ của khoá luận, đề tài “Chiết xuất phân lập một số thành phần từ lá Gạo” đƣợc tiến hành với những mục tiêu sau: 1) Chiết xuất phân lập một số thành phần từ lá Gạo 2) Nhận dạng các chất phân lập được. Để thực hiện những mục tiêu đề ra, đề tài đƣợc tiến hành với các nội dung sau: 2 1) Giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu 2) Chiết xuất, phân lập một số thành phần từ dịch chiết ethyl acetat và dịch chiết nước của lá Gạo 3) Nhận dạng các chất phân lập dựa trên dữ liệu phổ MS, 1D- và 2DNMR. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT 1.1.1. Vị trí phân loại của chi Bombax L. Theo [4], [7], [11], chi Bombax L. có vị trí phân loại nhƣ sau: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp Sổ (Dilleniidae) Liên bộ Bông (Malvanae) Bộ Bông (Malvales) Họ Gạo (Bombacaceae) Chi Bombax L. 1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Gạo Bombacaceae. Cây gỗ lớn, cành thƣờng nằm ngang. Thân của nhiều loài có gai thô. Lá mọc đơn hay kép chân vịt, có cuống dài, mọc so le, có lá kèm sớm rụng, có lông hình sao và có vẩy phân nhánh. Hoa lƣỡng tính, lớn, màu đỏ. Đài liền trong nụ, khi hoa nở rách thành 3-5 mảnh không đều, rời nhau hoặc dính ở gốc, xếp vặn, thƣờng có đài phụ. 5 cánh hoa rời nhau, xếp vặn. Nhị 5, rời hay dính thành nhiều bó. Bao phấn một ô, mở dọc. Hạt phấn tròn, nhẵn. Bầu 5 ô, đính noãn trung trụ.Vòi nhuỵ đơn, nguyên hoặc chỉ hơi chia ra ở đỉnh. Quả nang mở vách, vỏ quả có lông nhƣ bông, nội nhũ nghèo hoặc không có nội nhũ [1], [7], [9], [12]. Theo [9], họ Gạo gồm 30 chi với 250 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới, nhất là châu Mỹ. Ở Việt Nam có 5-6 chi, khoảng 10 loài, mọc hoang hoặc trồng làm cảnh. Có 2 loài thƣờng đƣợc dùng làm thuốc là Sầu riêng và Gạo [7]. 4 1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Bombax L. Cây gỗ lớn, thân có bạnh vè, có gai. Tán lá rậm. Lá kép chân vịt rụng trong mùa khô, mọc so le, có cuống, với 3 hay 9 lá chét. Hoa lớn, đều, lƣỡng tính, đơn độc hay tập hợp thành xim ở nách hoặc ở ngọn. Đài dạng dấu với 3 hay 5 thuỳ. Tràng 5 cánh, thƣờng có lông mềm. Nhị nhiều, bao phấn 1 ô, ít khi 2 ô. Bầu thƣợng với 5 ô nhiều noãn. Quả nang, dai, nở thành 5 van, trong có nhiều lông dài trắng, hạt không có lông, bay đƣợc vì bao quanh bởi lông của vỏ quả trong. Lông của quả đƣợc dùng làm chăn đệm. Vỏ thân làm thuốc chữa bỏng [9]. Chi Bombax có 8 loài, ở Việt Nam có 6 loài [7], [9]. Theo [21], chi Bombax (hay chi Salmalia Schott de Endl.) là một chi nhỏ, gồm một số loài là cây gỗ, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam có 3 loài. Hai loài thƣờng đƣợc nói đến là B.anceps Pierre (Gạo hoa trắng, Pơ lăng) và B.ceiba L. (Cây Gạo, cây bông gạo, cây mộc miên) [9]. 1.1.4. Đặc điểm thực vật, phân bố loài Bombax malabaricum DC. 1.1.4.1. Đặc điểm thực vật loài Bombax malabaricum DC. Tên Việt Nam: cây Gạo Tên khác: Cỏ nghịu (Thái - Con Cuông), Gòn rừng, Mộc miên thụ [22]; cây mộc miên [9], semal [33]. Tên đồng danh: Bombax ceiba L., Salmalia malabarica (DC.) Schott et Endl., Gossampinus malabarica (DC.) Merr. [21], Bombax heptaphylla Cav [17], Gossampinus malabaricus (DC.) Merr [37]. Họ Gạo Bombacaceae. Cây mộc, to, cao đến 15m hay hơn. Thân sần sùi, có bạnh vè to ở gốc. Cành hình trụ mọc ngang, có gai hình nón. Lá mọc so le, kép chân vịt, gồm 5-7 lá chét, hình mác, gốc thuôn, đầu nhọn, dài 9-15 cm, rộng 4-5 cm, hai mặt nhẵn, mép nguyên; cuống chung dài hơn phiến lá. Cụm hoa mọc ở đầu cành 5 thành chùm. Đài dày nhƣ da, hình chuông, bao bọc lấy nụ hoa, khi hoa nở thì rách thành 3-5 mảnh không đều, mặt ngoài không lông, mặt trong có lông, có 5 răng tù và ngắn, màu nâu xám. Hoa màu đỏ, nở trƣớc khi cây ra lá, rộng 1517cm; 1-3 hoa mọc cùng một cuống. Tràng 5 cánh nạc rời nhau, hình bầu dục dài, mặt ngoài phủ lông nhung, rụng cùng với đài và nhị. Nhị rất nhiều hợp thành 5 bó, ngắn hơn cánh hoa. Bầu hình nón, có lông mềm màu trắng nhạt. Một vòi nhuỵ hình chỉ, dài bằng nhị, mang 5 đầu nhuỵ cong, mảnh. Quả nang to, 5 cạnh, hình thoi, dài 5-8 cm, khi nứt thành 5 mảnh, vỏ quả trong có nhiều lông trắng. Hạt hình trứng nhẵn, có nhiều lông trắng dài, phát tán cùng với sợi bông khi quả chín và vỏ quả tách ra [8], [10], [15], [20], [21], [22]. 1.1.4.2. Phân bố, sinh thái. Trên thế giới, cây Gạo phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [28]; ở châu Á, châu Úc và châu Phi [29]; có thể thấy ở miền Tây và miền Nam Ấn Độ [35], Xrilanca, Nam Trung Quốc, Lào, Malaysia, Indonexia. Ở Ấn Độ, cây sống ở cả những vùng tƣơng đối khắc nghiệt, ngay cả khi nhiệt độ về mùa đông 2-3oC hoặc thấp hơn, về mùa nóng có khi lên đến 49oC. Cây mọc đƣợc trên nhiều loại đất, kể cả đất khô cằn trơ sỏi đá, khả năng chịu hạn tốt, những cây to có thể tồn tại qua các đợt cháy rừng, do có lớp vỏ dày [9], [21]. Theo [9], [10], ở nƣớc ta, cây mọc tự nhiên và đƣợc trồng ở hầu khắp các tỉnh. Theo [21], cây gạo thƣờng chỉ thấy ở các tỉnh phía Bắc, từ Quảng Bình trở ra. Cây thƣờng mọc ven bờ sông suối, ở chân đồi; ƣa khí hậu nhiệt đới hơi khô, đất pha cát, tầng đất sâu dày. Trong điều kiện thích hợp, cây sinh trƣởng rất nhanh. Dễ trồng bằng hạt hoặc các đoạn cành. Khả năng đâm chồi mạnh [9]. Để cây mọc thẳng, ngƣời ta thƣờng trồng bằng hạt, tỉ lệ nảy mầm của hạt Gạo có thể lên đến 60%. Cây trồng bằng cành vào mùa xuân [22]. Sau 2 năm trồng từ hạt đã có thể cao gần 2m, cây trồng bằng cành sau 5 năm đã có 6 đƣờng kính hơn 20cm. Quả Gạo có nhiều hạt, cứ 100 kg quả khô thu đƣợc khoảng 2kg hạt, 1 kg hạt có từ 25300-38500 hạt [21]. Gạo là loại cây ƣa sáng và có khả năng chịu hạn tốt do có lớp vỏ dày. Cây có khả năng mọc nhanh, rụng lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân, khi chƣa ra lá [22]. 1.1.5. Bộ phận dùng, thu hái chế biến Bộ phận dùng của cây Gạo là: Vỏ thân, rễ, hoa, nhựa, gôm, hạt, dầu, lá [20], [21], [22], [30], [39]. Vỏ thân thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân, dùng tƣơi hay phơi khô [22]. Vỏ, rễ, chất gôm thƣờng dùng tƣơi. Vỏ cây bóc về cạo bỏ vỏ thô và gai, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô sắc uống hay giã nát dùng tƣơi [17]. Theo [9], [30], ngƣời ta còn sử dụng cả đĩa mật trong hoa, quả, tâm gỗ, gai, bông của cây Gạo làm thuốc. 1.1.6. Đặc điểm vi học lá cây Gạo Bombax malabaricum DC. Năm 2011, Nguyễn Thị Thuý đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm vi học lá và mô tả một số đặc điểm nhƣ sau [19]: 1.1.6.1. Đặc điểm vi phẫu lá. - Phần gân lá: Phía trên và phía dƣới đều lồi, phía trên lồi ít, phía dƣới lồi nhiều. Biểu bì trên và biểu bì dƣới hoá cutin dày bắt màu xanh. Mô dày gồm các hàng tế bào tròn, bắt màu hồng đậm. Mô mềm vỏ gồm các lớp tế bào hình tròn, bầu dục, thành mỏng bắt màu hồng nhạt, xen lẫn trong mô mềm vỏ có mô khuyết và nhiều tinh thể calci oxalat. Từ ngoài vào trong có hai vòng sợi-libe-gỗ. Ở vòng ngoài, sợi tạo thành vòng bao bọc bên ngoài cung libe-gỗ thứ nhất, vòng libe ở dƣới bó gỗ. Ở vòng trong, sợi tạo thành vòng cung bao bọc cung libe-gỗ thứ hai, vòng libe bao kín cả vòng bó gỗ. 7 - Phần phiến lá: Có biểu bì trên và biểu bì dƣới. Mô giậu gồm 1-2 hàng tế bào hình chữ nhật xếp vuông góc với hàng tế bào biểu bì. Mô mềm gồm các lớp tế bào hình tròn hoặc hình bầu dục bắt màu hồng. 1.1.6.2. Đặc điểm bột lá Bột lá có màu xanh lục, mùi thơm nhẹ. Quan sát bột dƣới kính hiển vi nhận thấy: Mảnh biểu bì là các tế bào hình cầu hoặc đa giác, mảnh mô mềm, mảnh mạch xoắn, bó sợi, tinh thể calci oxalat hình cầu gai, mảnh mô mềm chứa đám tinh thể calci oxalat, tế bào lỗ khí hình hạt đậu, tinh bột. 1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA LÁ CÂY GẠO Năm 2011, Nguyễn Thị Thuý và cộng sự đã tiến hành định tính các nhóm chất thƣờng trong lá cây Gạo bằng các phản ứng hoá học và nhận thấy trong lá Gạo có flavonoid, coumarin, tanin, đƣờng khử, carotenoid, sterol, acid amin, acid hữu cơ, alcaloid, saponin, glycosid tim; không có anthranoid, polysaccharid, chất béo [19], [25]. Các nhà nghiên cứu ở trƣờng Đại học Dƣợc Ấn Độ đã tiến hành nghiên cứu thành phần hoá học của lá cây Gạo và thấy có các nhóm chất: steroid, carbonhydrat, tanin, triterpenoid, đƣờng khử, flavonoid và coumarin [28]. Năm 2012, Nguyễn Hải Ngọc đã phân lập từ dịch chiết phân đoạn cloroform của lá Gạo 3 chất và đã đƣợc nhận dạng là taraxeryl acetat, taraxerol và 7-hydroxysitosterol [18]. Faizi S. và cộng sự đã phân lập đƣợc shamimin là một flavonol Cglycoside là một loại bột màu vàng từ dịch chiết ethanol lá tƣơi của Bombax ceiba. Cấu trúc của hợp chất đƣợc xác định bằng các phƣơng pháp quang phổ và đƣợc nhận dạng là 2-(2,4,5-trihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy-6-Cglucopyranosyloxy-4H-1-benzopyran-4-one [24]. 8 Năm 2005, các nhà khoa học ở Pakistan đã phân lập đƣợc mangiferin có cấu trúc 2-β-D-glucopyranosyl-1,3,6,7-tetrahydroxy-9H-xanthen-9-one trong dịch chiết methanol của Bombax ceiba [23]. Bảng 1.1: Một số hợp chất phân lập được từ lá cây Gạo STT Tên hợp chất 1 Cấu trúc hoá học 30 29 Taraxeryl 11 25 1 O 13 17 28 9 15 3 31 32 26 [18] 21 19 27 acetat 5 7 O 24 2 TLTK 23 30 29 Taraxerol 27 25 1 11 21 19 13 26 [18] 17 28 9 15 3 5 7 HO 24 3 23 7-hydroxy 26 22 sitosterol 17 28 13 1 15 9 5 7 OH HO 4 29 20 11 19 3 24 27 18 [18] OH HO Shamimin H3C OH [24] O OH O OH HO HO 5 Mangiferin OH HO O HO CH3 H OH O OH O HO OH OH H OH O [23] 9 1.3. TÁC DỤNG DƢỢC LÝ CỦA LÁ GẠO 1.3.1. Tác dụng chống oxy hoá Năm 2005, Dar A. và cộng sự đã nghiên cứu tác dụng chống oxy hoá của mangiferin, một xanthone phân lập đƣợc từ dịch chiết methanol của lá cây Gạo và các dẫn xuất acetyl, cinnamoyl, methyl của hợp chất này cùng với dịch chiết methanol của lá Gạo và dịch chiết các phân đoạn bằng phƣơng pháp định lƣợng khả năng thu dọn gốc tự do DPPH, định lƣợng giáng phân đƣờng deoxyribose và sự oxy hoá lipid không do enzym ở liposome. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra dịch chiết methanol cùng với mangiferin có hoạt tính thu dọn gốc tự do DPPH với IC50 của mangiferin là 5.8 ± 0.96 lg/ml so với IC50 của rutin là 5.56 ± 0.33 lg/ml. Mangiferin có tác dụng thu dọn gốc tự do tốt hơn dẫn xuất acetyl và cinnamomyl, dẫn xuất methyl không có hoạt tính [23]. 1.3.2. Tác dụng giảm đau Theo [23], Dar A. và cộng sự đã đánh giá tác dụng giảm đau của dịch chiết lá cây Gạo và của mangiferin bằng phƣơng pháp gây quặn đau bằng acid acetic và phƣơng pháp gây đau bằng mâm nóng. Trong phƣơng pháp gây quặn đau bằng acid acetic, dịch chiết methanol của lá và các phân đoạn cùng với mangiferin đều làm giảm số chuột quặn đau tuỳ thuộc vào liều so với nhóm đối chứng. Giá trị IC50 giảm dần từ dịch chiết methanol đến dịch chiết phân đoạn và mangiferin. Khi sử dụng phƣơng pháp mâm nóng, các số liệu chỉ ra rằng khi có mặt của naloxone thì tác dụng giảm đau của mangiferin bị đảo ngƣợc lại khoảng 38%, nhƣng tác dụng của dịch chiết toàn phần và dịch chiết các phân đoạn thì không thay đổi. Điều này gợi ý rằng cơ chế tác dụng giảm đau của mangiferin giống nhƣ của morphin, cơ chế của các dịch chiết thì không hoàn toàn giống. 10 1.3.3. Tác dụng hạ huyết áp Dịch chiết nƣớc, dịch chiết methanol, dịch chiết các phân đoạn và chất tinh khiết shamimin phân lập từ lá cây Gạo có tác dụng hạ huyết áp ở chuột đã gây tê, tác dụng phụ thuộc vào liều. Dịch chiết methanol và dịch chiết các phân đoạn làm giảm huyết áp trung bình động mạch tới 45-55% trên chuột đã gây tê ở liều 70 mg/kg. Tác dụng hạ huyết áp mạnh nhất là shamimin. Chất này làm hạ 81%, 67%, 51% huyết áp ở các liều tƣơng ứng 15 mg/kg, 3mg/kg, 1 mg/kg. Ở liều thấp (3 mg/kg và 1 mg/kg) tác dụng xảy ra nhanh và nhanh chóng trở lại bình thƣờng trong vòng 1 phút, trong khi ở liều 15 mg/kg, huyết áp trở lại bình thƣờng sau 2-4 phút. Dịch chiết nƣớc làm giảm 51,21% huyết áp ở liều 30 mg/kg và vẫn còn tác dụng sau 2-4 phút. Cũng từ kết quả của thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu đƣa ra giả thiết rằng cơ chế tác dụng của các dịch chiết lá Gạo và shamimin là kích hoạt receptor M2 ở cơ tim hoặc làm giãn mạch do làm tăng calci nội bào [38]. 1.3.4. Tác dụng hạ sốt Dịch chiết methanol cuả lá Gạo có tác dụng hạ sốt trên chuột gây sốt bằng nấm men bánh mì. Chất chuẩn (paracetamol) đạt tác dụng hạ sốt tối đa sau 3h, sau đó tác dụng giảm có thể do cơ chế và sự bài xuất của thuốc. Trong khi đó, tác dụng tối đa của dịch chiết xuất hiện sau 6h, tác dụng chậm hơn nhƣng do hấp thu ổn định hơn nên tác dụng kéo dài hơn. Cho đến giờ thứ 8, tác dụng vẫn còn mạnh. Tác dụng giảm đau của dịch chiết methanol lá Gạo phụ thuộc vào liều [28]. Cơ chế tác dụng có thể là do tác động lên quá trình tổng hợp sinh học của prostaglandin (PEG2)- một chất điều chỉnh thân nhiệt [28]. 1.3.5. Tác dụng hạ đƣờng huyết Lá Gạo đã đƣợc sử dụng để làm hạ mức đƣờng trong máu từ lâu ở vùng quê phía Nam Pakistan. Nghiên cứu đã chứng minh hợp chất shamimin từ lá 11 Gạo có tác dụng hạ đƣờng huyết ở mức liều 500 mg/kg trên chuột Sprague – Dawley. Ở liều này, shamimin làm giảm 15% mức đƣờng huyết 1h sau khi tiêm phúc mạc.Tác dụng này vẫn còn 4h sau đó và sau 6h mức đƣờng huyết tiếp tục giảm (26,6%) so với thời điểm ban đầu [38]. 1.3.6. Tác dụng diệt giun sán Dịch chiết methanol của lá Gạo có tác dụng diệt giun sán, cụ thể là đối với Paramphistomum explanatum. Các sán lá đều bị làm tê liệt và cuối cùng dẫn đến chết khi xử lý với các mức liều khác nhau của dịch chiết methanol. Tác dụng tối đa quan sát đƣợc ở mức liều 100 mg/kg, mức liều này sán bị tê liệt sau 18,5±0,62 phút, giết chết sán sau 22,17±0,48 phút. Khi giảm liều thì làm tăng thời gian gây chết. So sánh với thuốc thử là albendazole, thời gian gây tê liệt là 73,17±1,45 phút, thời gian gây chết là 82,33±1,38 phút (p<0,001) [26]. 1.3.7. Tác dụng diệt vector truyền bệnh giun chỉ Culex quinquefasciatus. Hossain E. và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu về tác dụng của cao lỏng và dịch chiết methanol lá B. malabaricum DC. trên bốn giai đoạn khác nhau trong vòng đời muỗi vằn Culex quinquefasciatus. Tất cả các nồng độ khác nhau của cao lỏng lá Gạo đƣợc thử nghiệm (0,1%, 0,2%, 0,3%, 0,4%, 0,5%) đều có tác dụng diệt ấu trùng [27]. 1.3.8. Tác dụng bảo vệ gan Theo Dar A. và cộng sự (2005) [23], mangiferin chiết xuất từ lá Gạo có tác dụng bảo vệ gan. Theo đó, khi gây độc tế bào gan chuột thí nghiệm bằng CCl4, mức ALT và AST huyết tƣơng tƣơng ứng ƣớc tính khoảng 34,6±3,9 IU/l và 154±15,5 IU/l sẽ tăng lên tƣơng ứng 152,84±25,4 IU/l và 319,72±88,23 IU/l. Sau khi điều trị với mangiferin (0,1; 1,0; 10,0 mg/kg) thì cả hai enzym đều giảm lần lƣợt là 34%, 47% và 62%, mức giảm có ý nghĩa thống kê.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng