Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1...

Tài liệu Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1

.PDF
30
7763
83

Mô tả:

CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội Tập 1 CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ ĐỌC HIỂU - NGHỊ LUÂN XÃ HỘI - TẬP 1 Bản quyền © thuộc TKBooks, theo hợp đồng chuyển nhượng giữa Công ty Cổ phần sách MCBooks và tác giả Trịnh Văn Quỳnh. Bất cứ sao chép nào không được sự đồng ý của TKBooks đều là bất hợp pháp và vi phạm Luật xuất bản Việt Nam, Luật bản quyền quốc tế và Công ước Berne về bản quyền sở hữu trí tuệ. THƯƠNG HIỆU TKBOOKS Chuyên sách tham khảo Phát triển cùng phương châm “Knowledge Sharing - Chia sẻ tri thức”, MCBooks luôn mong muốn được hợp tác cùng các tác giả trong nước với ước mong được chia sẻ những phương pháp học mới lạ, độc đáo, những cuốn sách học hay và chất lượng đến với độc giả Việt Nam. Các tác giả viết sách có nhu cầu xuất bản xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: Email: [email protected] Điện thoại: (04).3792.1466 (Bấm số máy lẻ 103 - Phòng Kế Hoạch) Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến góp ý của Quý độc giả để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. Liên hệ về bản thảo và bản dịch: [email protected] Liên hệ hợp tác truyền thông trên sách: [email protected] Liên hệ tư vấn, đại diện và giao dịch bản quyền: [email protected] Trịnh Văn Quỳnh CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội Tập 1 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 4 CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1 Chúng ta ai cũng từng khổ vì môn Văn như thế... � Viết dài chưa chắc đã điểm cao, loay hoay không biết viết sao cho đủ ý. � Tự hỏi vì sao có những bạn rất ít khi học bài mà vẫn làm bài rất tốt. Và vì sao đối với một số bạn việc học hành lại nhẹ tựa lông hồng vậy? � Choáng váng với khối lượng kiến thức khổng lồ. Vở văn luôn là loại vở dày nhất và có nhiều loại vở nhất. � Chỉ một câu thơ có tám chữ, thầy cô cũng có thể bình ra vài trang giấy, chỉ mới nhìn đã muốn xỉu! � Không khỏi một lần ngáp ngắn ngáp dài trong giờ giảng văn. � Tây Tiến leo mãi vẫn chưa hết dốc, Việt Bắc cầm tay mãi không rời, Đất Nước có từ cái ngày xửa xưa, Sóng từ ngàn xưa ngày nay vẫn thế… � Cũng chăm chỉ đấy chứ, nhưng học trước quên sau, vào phòng thi không nhớ nổi điều gì. 5 Hãy bắt tay với cuốn sách này để thay đổi điểm số của bạn. Hệ thống chiến thuật cung cấp kỹ năng nắm vững thao tác, lý luận giải mã bất kỳ dạng đề mới gặp. Học văn bằng cách ghi nhớ bằng hình ảnh và tư duy logic của hai bán cầu não. Hơn 100 sơ đồ các dạng đề không còn lo phải học thuộc nhiều, thiếu ý hay lặp ý. Sơ đồ theo từng đoạn chi tiết hơn, chinh phục đơn giản mọi đoạn văn đoạn thơ rắc rối. Phát huy tối đa sáng tạo của bản thân. Viết văn theo cách riêng của bản thân mà vẫn bám sát đáp án. Trả lại đúng kỹ năng làm văn chứ không phải học thuộc và trả bài nữa. � Học thơ như đang cảm nhận một bài hát. � Học truyện như đang bình luận một bộ phim. Giống như một hành trình xuyên không gian, thời gian bạn được tự do khám phá. 6 CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1 Phần 1: LÝ THUYẾT ĐỌC HIỂU VĂN BẢN PHÂN LOẠI VĂN BẢN THEO PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT Phương thức biểu đạt Nhận diện qua mục đích giao tiếp 1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc 2 Miêu tả Tái hiện trạng thái, sự vật, con người 3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc 4 Nghị luận Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận… 5 Thuyết minh Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp… Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người 6 Tự sự Ngày đầu tiên, chú thỏ con đi câu cá, không thu hoạch được gì cả. Ngày thứ hai, nó lại đi câu cá, kết quả vẫn không đổi. Ngày thứ ba, nó vừa đến nơi, một con cá lớn từ trong hồ nhảy lên, lớn tiếng quát: “Nếu như ngươi còn dám dùng cà rốt để làm đồ ăn cho cá, ta sẽ làm thịt ngươi” (Con thỏ câu cá bằng cà rốt) Nhân vật Nhân vật 7 Diễn biến Kết thúc Biểu cảm Tôi yêu em đến nay chừng có thể  Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;  Nhưng không để em bận lòng thêm nữa  Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.  (Tôi yêu em - Puskin) Ngôi kể số 1 Độc thoại Bày tỏ cảm xúc Miêu tả Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn. … Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) 8 CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1 Màu sắc Hình dáng Khung cảnh Thuyết minh Mưa axít là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. Hầu hết tất cả, mưa axit ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nó có thể làm hại chúng ta thông qua không khí và ô nhiễm đất. Mưa axit dẫn đến sự hình thành các hợp chất độc hại bằng cách phản ứng với các hợp chất hóa học tự nhiên. Một khi các hợp chất độc hại được hình thành, họ có thể thấm vào nước uống, và cũng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Theo Wikipedia Nguồn gốc SO2 - NOx Đặc điểm Cấu tạo 9 Công dụng (Tác hại) Nghị luận Thời nay nhiều người khoe đọc tới vài trăm cuốn sách, nhưng hỏi sâu vào các vấn đề thì lúng ta lúng túng như gà mắc phải tóc. Ấy là vì kẻ đó đọc không kỹ, chỉ lướt qua cho gọi là có đọc. Không ít người khoe rằng mình luyện được kỹ năng đọc chéo rút thời gian đọc xuống còn một phần ba. Như vậy thì để làm gì nhỉ? Thà không đọc hẳn nó đi một nhẽ, đã đọc phải đọc cho nó cẩn trọng, kỹ lưỡng bởi lẽ đọc là ấm vào thân, đọc là nhu cầu tự phát, không phải sự cưỡng bức. Nói hình ảnh thì đọc tức là chăm bón cái cây trí tuệ cho nó phát triển ngày một tốt tươi. Cái cây trí tuệ càng lớn thì giá trị con người càng cao. Vì thế đọc sách cũng là một dạng thức lao động. Con người lao động cả đời cho nên đọc sách cũng phải đều đặn, cần mẫn, bền bỉ cho đến khi nào không còn khả năng mới chịu dừng lại. Người xưa nói rằng trong bụng không có vạn cuốn sách thì không nên cầm bút viết văn. Nói thế là hàm ý sách mang tới sự hiểu biết rộng mênh mông cho anh. Sách mang lại cả kinh nghiệm lẫn sự ngạc nhiên cho người đọc. Theo Hạt giống tâm hồn Luận điểm Luận cứ Lí lẽ Dẫn chứng 10 CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1 TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 1 năm… GIẤY ĐỀ NGHỊ Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 12A1 Hành chính Tập thể lớp 12A1 chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Tấm bảng đen của lớp em do sử dụng lâu ngày, nay bị mờ, các bạn ngồi cuối lớp rất khó theo dõi nội dung bài giảng của các thầy cô ghi trên bảng. Chúng em kính đề nghị cô giáo cho sơn lại bảng kịp thời để việc học tập trên lớp được tốt hơn. Thay mặt lớp 12A1 Lớp trưởng Ký và ghi rõ họ và tên Khuôn mẫu Minh xác Công vụ 11 ✱ Ví dụ 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: …Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. (Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà -Nguyễn Tuân) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính? (Trả lời: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là miêu tả). ✱ Ví dụ 2: “Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! (Chí Phèo- Nam Cao) Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên? (Trả lời: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: tự sự, miêu tả, biểu cảm). ✱ Ví dụ 3: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (Trả lời: Đoạn văn trên được viết theo phương thức nghị luận) ✱ Ví dụ 4: “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người. Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể 12 CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1 hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút…” (Nanomic.com.vn) Đoạn trích được viết theo phương thức biểu đạt nào? (Trả lời: Đoạn trích được viết theo phương thức thuyết minh) ✱ Ví dụ 5: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Khi mặt trời khi như mặt trăng  Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi Và chúng tôi thứ quả ngọt trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? (Mẹ và quả, Nguyễn Khoa Điềm) Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là phương thức nào? (Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là biểu cảm) ✱ Ví dụ 6: Thủy triều đỏ là tên gọi chung cho những hiện tượng được biết đến như là những đợt bùng phát  tảo biển nở hoa, nó gây ra bởi một số loại tảo sống và nở hoa mang đến màu đỏ hoặc nâu. Thủy triều đỏ là hiện tượngthường xảy ra ở các cửa sông, cửa biển hoặc tảo nước ngọt tích lũy nhanh chóng trong các  cột nước.  Thủy triều đỏ dễ dàng nhận biết nhanh chóng bằng trực quan khi nước biển thường có chất dính và mùi tanh hôi. Những tảo này, đặc biệt là thực vật phù du, là những sinh vật nguyên sinh đơn bào, các sinh vật như thảo mộc có thể hình thành những đám dày đặc, các vết có thể nhìn thấy ở gần bề mặt nước. Một số loài thực vật phù du, tảo chứa sắc tố quang hợp khác nhau về màu sắc từ xanh sang nâu đỏ. Khi mật độ tảo tập trung cao, nước sẽ đổi màu hay xỉn lại, từ tím đến gần như màu hồng, thường là màu đỏ hoặc màu xanh lá cây. Một số thủy triều đỏ có liên quan đến việc tăng sản xuất các độc tố tự nhiên, sự giảm oxy hòa tan hoặc các tác hại khác, và thường được mô tả như tảo nở hoa gây hại. Các hậu quả dễ thấy nhất của thủy triều đỏ là làm chết các loài động vật ở biển và các loài sống ven biển như cá, chim, động vật có vú biển, và các sinh vật khác. (Dẫn theo Wikimedia) Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt chủ yếu nào? (Trả lời: Phương thức chủ yếu: thuyết minh) 13 14 14 CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1 15 15 � Lưu ý: Trong cùng một văn bản có thể có nhiều phương thức biểu đạt. Hãy thử xác định phương thức biểu đạt trong các văn bản cụ thể sau: Văn bản Tây Tiến – Quang Dũng Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !  Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi  Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi  Mường Lát hoa về trong đêm hơi  Phương thức biểu đạt Biểu cảm Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm  Heo hút cồn mây, súng ngửi trời  Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống  Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi  Miêu tả Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc  Quân xanh màu lá dữ oai hùm  Mắt trừng gửi mộng qua biên giới  Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm  Miêu tả Văn bản Việt Bắc – Tố Hữu Phương thức biểu đạt - Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn Tự sự - Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay Nhớ sao lớp học i tờ Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều Chày đêm nện cối đều đều suối xa… Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên 16 Biểu cảm Miêu tả CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1 Văn bản Vợ nhặt – Kim Lân Phương thức biểu đạt Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Miêu tả Thị lẳng lặng theo hắn vào trong nhà, cái nhà vắng teo rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Thị đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gày lép nhô lên, nén một tiếng thở dài. Tràng xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát xống áo vứt bừa bộn cả trên giường, dưới đất. Hắn quay lại nhìn thị cười cười: - Không có người đàn bà nhà cửa thế đấy! Thị nhếch mép cười nhạt nhẽo. Tràng vỗ vỗ xuống giường đon đả: - Ngồi đây!... Ngồi xuống đây tự nhiên Tự sự Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự vừa ai oán xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không. Biểu cảm Đặc trưng cơ bản của văn bản thơ là trữ tình nên phương thức biểu đạt thường là phương thức biểu cảm hoặc miêu tả. Nhưng rất nhiều trường hợp đó là phương thức tự sự nếu có diễn biến, đối thoại và kết thúc… Văn bản Lũ chúng tôi  Bọn người tứ xứ,  Gặp nhau hồi chưa biết chữ  Quen nhau từ buổi “Một hai”  Súng bắn chưa quen,  Quân sự mươi bài  Lòng vẫn cười vui kháng chiến  Lột sắt đường tàu,  Rèn thêm đao kiếm,  Áo vải chân không,  Phương thức biểu đạt Tự sự 17 Đi lùng giặc đánh.  Ba năm rồi gửi lại quê hương.  Mái lều gianh,  Tiếng mõ đêm trường,  Luống cày đất đỏ  Ít nhiều người vợ trẻ  Mòn chân bên cối gạo canh khuya  Nhớ - Hồng Nguyên Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá níu váy bà đi chợ Bình Lâm bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần. Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng. Tự sự Đò lèn – Nguyễn Duy Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương quá đi thôi) Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi... Hòa bình tôi trở về đây Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày Lại gặp em Thẹn thùng nép sau cánh cửa Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!) Tôi nắm bày tay nhỏ nhắn ngậm ngùi Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng Tự sự Quê hương – Giang Nam Nhiều văn bản có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt. Ranh giới của chúng không thực sự rõ ràng Văn bản Tôi nằm xuống, nghe nước róc rách vỗ vào mạn thuyền. Biết là tôi đang đi theo con đường của tôi. Tôi nghĩ bụng: tôi và Nhuận Thổ, tuy cách bức đến như thế này, nhưng con cháu chúng tôi vẫn còn thân thiết với nhau. Chẳng phải là cháu Hoàng đang mơ tưởng nhớ đến Thủy Sinh đó ư? Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng 18 Phương thức biểu đạt CHIẾN THUẬT ÔN THI THPP QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN - Chuyên đề đọc hiểu - Nghị luận xã hội - Tập 1 tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả… Nhưng tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết với nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ và đần độn như Nhuận Thổ; cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ và tàn nhẫn như bao nhiêu người khác. Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống. Tự sự + biểu cảm Cố Hương – Lỗ Tấn Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng... Tự sự + miêu tả + thuyết minh Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…  Tự sự + biểu cảm Chí Phèo – Nam Cao Bức tranh tuyệt vời Một hoạ sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: ”Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”. Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay 19 đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”. Cuối cùng hoạ sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hoà bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hoà bình ở đó có cái đẹp”. Và hoạ sĩ tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hoà bình và tình yêu?”. ... Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn ngập hạnh phúc và bình an. Hoạ sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là: “Gia đình”. Thật vậy, gia đình là nơi đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ, tiếng hát của người mẹ và sức mạnh của người cha. Nơi đó có hơi ấm của những con tim biết yêu, là ánh sáng của đôi mắt tràn đầy hạnh phúc, là sự ân cần, là lòng chung thủy. Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, niềm tin và lí tưởng sống. - Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ. - Đó là nơi những món ăn đơn sơ cũng là mỹ vị. - Đó là nơi tiền bạc không quý bằng tình yêu. - Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc. Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Tự sự + nghị luận Tự sự + biểu cảm Vợ chồng A – Phủ - Tô Hoài Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào cành cây. An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông. Vũ trụ thăm thẳm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất, về quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí. Về phía huyện, một chấm lửa khác nhỏ và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra... Hai đứa trẻ - Thạch Lam 20 Tự sự + miêu tả + biểu cảm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan