Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược và kế hoạch kinh doanh tại công ty kim khí hà nội...

Tài liệu Chiến lược và kế hoạch kinh doanh tại công ty kim khí hà nội

.PDF
32
413
138

Mô tả:

LUẬN VĂN: Chiến lược và kế hoạch kinh doanh tại Công ty kim khí Hà Nội Mở đầu Sau 3 năm học tập và rèn luyện tại trường ĐH KTQD và lần đầu tiên được trực tiếp tiếp xúc với một doanh nghiệp lớn như công ty Kim khí Hà Nội, đây là cơ hội để em được đem những kiến thức mà các thầy cô giáo đã trang bị cho trong những năm qua để áp dụng vào thực tế. Là cơ hội để kiểm tra lại những kiến thức của mình. Sau gần 2 tháng thực tập nghiêm túc và có trách nhiệm tại Công ty kim khí Hà Nội em đã hoàn thành xong bản báo cáo thực tập tổng hợp. A-: Tìm hiểu tổng hợp I. Quá trình ra đời và phát Triển của công ty kim khí Hà nội. 1. Sự ra đời của công ty. Công ty kim khí Hà Nội được thành lập ngày 1-7-1961 theo quyết định thành lập chi cục kim khí Hà nội trực thuộc cục kim khí thiết bị, thuộc tổng cục vật tư. Năm 1970 thành lập công ty kim khí Hà nội thuộc tổng công ty kim khí theo quyết định số 379-KK. Từ năm 1980-1982 Công ty trực thuộc liên hiệp cung ứng vật tư khu vực I. Năm 1983 đổi tên thành Công ty kim khí, trực thuộc Liên hiệp xuất nhập khẩu vật tư. Từ năm 19851992 là công ty kim khí Hà Nội trực thuộc Tổng công ty kim khí, Bộ vật tư. 2. Cơ quan chủ quản và các đơn vị quản lý: Công ty kim khí Hà Nội đựơc thành lập lại theo quyết định số 559/tm-QĐ, ngày 28/5/1993 của Bộ thương mại và du lịch. Công ty là một trong những đơn vị doanh trực thuộc Tổng công ty kim khí,Bộ thương mại và Du lịch, đến năm 195 thì công ty trực thuộc Tổng công ty thép Việt Nam, Trụ sở hiện nay của công ty tại D2 Tôn Thất Tùng Đống Đa _ Hà Nội Công ty kim khí Hà nội có chức năng: “ Tổ chức kinh doanh cung ứng các loại kim khí theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước và theo hợp đồng kinh tế nhằm phục vụ có hiệu quả các nhu cầu kinh tế, an ninh quốc phòng, và các hoạt động văn hoá xã hội của nền kinh tế quốc dân, trên địa bàn của tổng công ty phân công và theo đúng chế độ chính sách của nhà nước, thống nhất quản lý những công việc kĩ thuật, nghiệp vụ ngành hàng ở đơn vị theo sự chỉ đạo thống nhất của công ty ”. Công ty kim khí Hà Nội có nhiệm vụ mua bán bảo quản, quản lý kim khí, tiến hành sản xuất và các hoạt động dịch vụ phục vụ các nhu cầu về kim khí cho các đơn vị tiêu dùng và sản xuất thuộc địa bàn Hà Nội và trong cả nước. Cụ thể Công ty có trách nhiệm xác định và tổng hợp nhu cầu kim khí trên địa bàn Hà nội, điều tra, xác định và đề xuất với công ty trong việc khai thác nguồn kim khí. Trực tiếp bán kim khí cho các nhu cầu của các đơn vị trung ương đóng trên địa bàn Hà nội. Ngoài ra công ty còn có nhiệp vụ điều chuyển kim khí cho các công ty vật tư khai thác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Thái... Bên cạnh đó, công ty còn chịu trách nhiệm dự trữ vật tư đặc biệt cho công ty. 3. Sự thay đổi, bổ sung các sản phẩm dịch vụ chủ yếu. Công ty kim khí Hà nội chuyên kinh doanh tất cả các mặt hàng vật tư kim khí như kim loại màu, thép tấm lá U, T, L... và cá loại thép xây dựng. Nhìn chung các sản phẩm của công ty kim khí Hà nội là ổn định, ít thay đổi cơ cấu mặt hàng. Trong vòng hai năm tới có thể bổ sung thêm sản phẩm tấm lợp kim loại tự sản xuất để cạnh tranh với sản phẩm tấm lợp liên doanh hiện nay như tấm lợp UTC, tấm lợp OLYMPIC vv... 4. Các hoạt động liên doanh liên kết: Công ty kim khí Hà nội là một công ty có vốn 100% của nhà nước, do nhà nước quản lý, và thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của nhà nước, nó hoạt động gần như độc lập, hầu như không liên doanh, liên kết dươí bất cứ hình thức nào. II. Công tác tổ chức nhân sự. Để thực hiện được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nói trên, công ty kim khí Hà nội có một đội ngũ, cán bộ công nhân viên khá đông đảo, theo quyết định 176/HĐBT về sắo xếp lại lao động, công ty đã và đang hoàn thiện bộ máy tổ chức cho nhày càng gọn nhẹ và hiệu quả hơn. Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty: 320 người Trong đó: - Lao động biên chế: 206 người ( chiếm 64,5% ) - Lao động hợp đồng 114 người ( chiếm 35,5 % ) Trình độ nghiệp vụ: - Đại học: 34 người ( chgiếm 10,6% ) -Trung cấp: 83 người ( chiếm 25,8% ) Biên chế lao động các bộ phận: - Văn phòng: 41 người ( chiếm 12,8% ) - 2 xí nghiệp sản xuất: 77 người ( Chiếm 24 % ) - 2 xí nghiệp kinh doanh 25 người ( chiếm 7,8 % ) - 2 kho tàng 68 Người ( chiếm 21,4% ) - 28 cửa hàng bán lẻ 128 người (chiếm 40% ) Trong cơ cấu tổ chức của công ty, đứng đầu là giám đốc, trợ giúp công việc cho giám đốc có hai phó giám đốc, một phó giám đốc phụ trách về tài chính, một phó giám đốc phụ trách về kinh doanh,và các phòng ban khác, chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau: Giám đốc: Do hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật theo đề nghị của tổng giám đốc công ty. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Phó Giám đốc: Do tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của giám đốc công ty sau khi được hội đồng quản trị tổng công ty thông qua. Phó giám đốc là người giúp giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc những công việc được giám đốc uỷ quyền. Kế toán trưởng: Do tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của giám đốc công ty sau khi được hội đồng quản trị Tổng công ty thông qua.Kể toán trưởng là người giúp giám đốc công ty thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê của công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của công ty có chức năng tham mưu, giúp việc giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. Bộ phận nghiệp vụ vủa công ty bao gồm bốn phòng ban:  Phòng tổ chức hành chính: có chức năng giúp giám đốc về mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh cuả công ty nhằm phát huy cao nhất năng lực của các đơn vị ( quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức, phương thức hoạt động, mối quan hệ công tác...). Giúp giám đốc quản lý cán bộ công nhân viên về các vấn đề thuộc chủ trương, tiêu chuẩn, nhận xét, quy hoạch, điều động và các chính sách của người lao động ( nâng lương,khen thưởng, đào tạo, bồi dưỡng, bảo hiểm xã hội...). Xây dựng mức chi phí tiền lương của công ty và các đơn vị trực thuộc. Khuyến khích các định mức và khoán có thưởng, nghiên cứu các hình thức tổ chức lao động thích hợp. Thực hiện hướng dẫn công tác an toàn lao động và chăm lo phục vụ quản lý hành chính quản trị văn phòng ở công ty. do sát nhập phòng thanh tra bảo vệ vào phòng tổ hác hành chính nên phòng tổ chức hành chính có chức năng giúp giám đốc thực hiện hoạt động thanh tra kinh tế về các hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty. Hướng dẫn quy trình, tổ chức lực lượng bảo vệ tài sản, hàng hoá kho tàng, chống thất thoát vật tư, kiểm tra hoạt động mua bán, giữ gìn trật tự an ninh nói chung, đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ, trực tiếp bảo vệ an toàn cho văn phòng cơ quan.  Phòng kế hoạch- Kinh doanh: Có chức năng giúp giám đốc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh phát triển dài hạn và kế hoạch hàng năm theo phương hướng mục tiêu kế hoạch của nhà nước và nhu cầu thị trường. Xác định nhu cầu tiêu dùng kim khí, điều tra khai thác nguồn hàng kim khí nhập khẩu và có sẵn trong nền kinh tế quốc dân ( nơi sản xuất, tồn kho, xã hội...). Lập kế hoạch mua bán vật tư , tổ chức tiếp nhận và vận chuyển, giao nhận với các đầu mối.Giúp giám đốc xây dựng kế hoạc cân đối kim khí, nắm chắc lực lượng hàng hoá hiện có, quy cỡ các loại hàng hoá để lên kế hoạch lưu chuyển sát với tình hình thực tế, đảm bảo mọi nhu cầu tiêu dung trong nhân dân, giao kế hoạch sản xuất kinh doanh tới các đơn vị của công ty. Thực hiện liên doanh liên kết về đầu tư và kinh doanh sản xuất các mặt hàng kim khí.  Phòng tài chính kế toán: Có chức năng thực hiện ghi chép bằng con số tài sản, hàng hoá và thời gian lao động dưới hình thức giá trị và xử lý dữ liệu giúp giám đốc giám sát, quản lý, kiểm tra tình hình vận động của tài sản hàng hoá của công ty và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó lựa chọn các phương án kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường. Thực hiện tính toán đảm bảo vốn và tổ chức sử dụng vốn gắn liền với trách nhiệm bảo toàn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên và lập quỹ công ty, thanh toán đúng hạn các khoản và công nợ phải thu, phải trả. Lập quyết toán của đơn vị theo định kì, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra các đơn vị của công ty về các chế độ, thể lệ tài chính, kê toán và các thông tin kinh tế của công ty .  Phòng thị trường xuất nhập khẩu: Có chức năng nắm bắt khả năng sản xuất, nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước. Tìm hiểu và tiếp cận thị trường để tìm ra những thị trường trọng điểm thích hợp, phù hợp với tiềm năng và mục tiêu của công ty để từ đó tìm ra và nắm bắt được thời cơ hấp dẫn, đồng thời xây dựng chiến lược maketing hỗn hợp và phù hợp với chiến lược phát triển của công ty để cải tiến tổ chức và kinh doanh sản xuất nhằm thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường.  Bộ phận kinh đoanh sản xuất: Bao gồm hai cửa hàng kinh danh kim khí làm nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển vật tư tại các đầu mối, bảo quản vật tư và bán hàng cho các đơn vị có nhu cầu. Ngoài ra công ty còn có hai xí nghiệp khai thác vật tư để làm tăng thêm nguồn hàng phục vụ sản xuất và kinh doanh.Bên cạnh đó là xưởng sản xuất gia công chế biến kim khí nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của các đơn vị cũng như tận dụng khả năng khai thác nguồn vật tư phế liệu tồn đọng. Hoạt động rộng khắp trên địa bàn thành phố Hà Nội là 28 cửa hàng có nhiệm vụ bán lẻ kim khí cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu. Công ty có đặc điểm hoạt động như sau: - Kinh doanh kim khí, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của ngành thép. - Tổ chức sản xuất, gia công (hoặc liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước). Để sản xuất các sản phẩm bằng thép. - Kinh doanh các dịch vụ về giao nhận, vận chuyển, kho bãi, nhà xưởng, cho thuê văn phòng, các hoạt động phụ trợ phục vụ sản xuất kinh doanh và các dịch vụ, đại lý, kí gửi các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của công ty. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là hoạt động thương mại: Nhập các nguyên liệu thép thô từ nước ngoài về rồi chế biến thành các sản phẩm thép sau đó bán lại trong nước và xuất khẩu trở lại ra nước ngoài Mạng lưới cửa hàng bán lẻ kim khí khắp nội, ngoại thành và khối lượng bán ra Đơn vị: Tấn thép TT Tên Cửa hàng Khối lượng bán Tỷ trọng trong tổng bán lẻ(%) 1 CHKK La Thành 1.842 1,79 2 CHKK 80B Trường Chinh 2.150 2,09 3 CHKK Minh Khai 1750 1,66 4 CHKK 127 D Giải Phóng 1812 1,76 5 CHKK Cầu Biêu 2815 2,74 6 CHKK Thanh Trì 2176 2,12 7 CHKK Văn Điển 1492 1,45 8 CHKK 243 Đường Láng 1302 1,27 9 CHKK Chương Dương 1849 1,8 10 CHKK Đức Giang 2361 2,3 11 CHKK Sài Đồng 1702 1,66 12 CHKK Phú Thuỵ 1759 1,71 Nguồn: công ty kim khí Hà nội Sơ đồ cơ cấu tố chức của công ty kim khí Hà nội Giám đốc pgđ k.doanh ddoanh phòng kh - kd cửa hàng Kkhí số 1 văn điển phòng tc - kt xn g.công cbiến kkhí văn điển pgđ tài chính phòng tc - hc phòng tt xnk x.nghiệp k.doanh k.thác v.tư x.nghiệp g.công k.thác v.tư c.hàng k.khí số ii đức giang xn g.công c.biến k.khí đức giang 2Quan hệ tổ chức quản lý của doanh nghiệp với cơ quan chủ quản:  Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Công ty chịu sự chi phối về: - Thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường, các quy định về quan hệ đối ngoại, xuất nhập khẩu. - Đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động trong công ty theo quy định của pháp luật. - Tuân thủ chế độ tài chính kế toán, thuế, tổ chức bộ máy hạch toán kế toán, chế độ kiểm toán. - Chịu sự thanh tra, giám sát của các cơ quan nhà nước về những lĩnh vực thuộc chức năng đã được pháp luật quy định cho các cơ quan đó - Công ty có quyền đề xuất, kiến nghị với các cơ quan chức năng nhà nước về cơ chế chính sách và các vấn đề liên quan đến các nội dung trên.  Mối quan hệ với tổng công ty: Mối quan hệ giữa tổng công ty và công ty là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa đơn vị thành viên hạch toán độc lập với tổng công ty, công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của tổng công ty theo quy định trong điều lệ của tổng công ty Công ty có trách nhiệm  Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh danh hàng năm do tổng cong ty giao, Thực hiện quy hoạch, định hướng phát triển công ty trong tổng thể quy hoạch, chiến lược phát triển của nghành.  chấp hành các quy định về tổ chức, cán bộ, chế độ tài chính, tín dụng các chế độ về kế toán, thống kê,quy định về kinh doanh, xuất nhập khẩu.  Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản, cơ sở vật chất và các nguồn lực được Nhà nước và Tổng công ty giao, bảo toàn và phát triển các nguồn lực đó  Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt dộng sản xuất kinh doanh và chấp hành chế độ chính sách của nhà nước và sự chỉ đạo của công ty  Công ty được quyền đề xuất các kiến nghị, giải pháp và các nội dung khác có liên quan đên hoạt động của công ty. Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá theo quy định của nhà nước và tổng công ty.  Mối quan hệ với các thành viên khác trong Tổng công ty: Là mối quan hệ bình đẳng, hợp tác vì lợi ích chung của tổng công ty và mỗi đơn vị trên cơ sở chế độ chính sách của nhà nước và sự diều hành của công ty.  Đối với chính quyền địa phương, công ty chịu sự quản lý về hành chính và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật III. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh. 1. Thị trường của công ty kim khí Hà Nội Từ khi thành lập (1/6/1961) công ty kim khí Hà Nội luôn luôn là một trong những công ty lớn nhất của ngành kim khí tuy có sự thay đổi cơ quan quản lý cấp trên nhưng Công ty vẫn giữ chức năng chuyên kinh doanh kim khí với đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, có trình độ cao với cơ sở vật chất kĩ thuật lớn hiện đại phù hợp với hoạt động kinh danh mặt hàng kim khí. Trước những năm 1990, hoạt động của công ty vẫn còn mang hình thức bao cấp, nguồn hàng được tổng công ty giao kế hoạch nhập từ các công ty đầu mối trong ngành và bán theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, công ty chỉ hưởng chiết khấu. Nhìn chung toàn kế hoạch nhập – xuất – dự trữ đã được Tổng công ty cân đối tổng thể. Bước sang năm 1990, khi công ty được nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, công ty đã chuyển hướng hoạt động kinh doanh của mình theo cơ chế thị trường, xây dựng các biện pháp bảo đảm kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hiện nay sản xuất phát triển thì nhu cầu về kim khí lại càng lớn, do đó khối lượng kim khí nhập về ngày càng tăng. từ năm 1998 đến năm 2000, công ty kim khí Hà nội dã nhập về 1661.970 tấn, trong đó năm 2000 tăng 59,8% so với năm 1998 và tăng so với năm 1999 là 16,49 %, năm 2001 tăng 81,1 % so với năm 2000. Tốc độ tăng nhập khẩu kim khí được thể hiện ở dưới bảng sau. Biểu tốc độ tăng nhập khẩu kim khí Năm Khối lượng nhập Tốc độ tăng ( % ) 1998 40.800 20,15 1999 55.970 37,18 2000 65.200 16,49 2001 118.080 81,1 Nguồn: công ty kim khí Hà Nội Những năm bao cấp trước đây phần lớn hàng kim khí phải nhập ngoại nên các hoạt động kinh doanh của ngành kim khí chịu ảnh hưởng lớn về nguồn hàng tức là các thị trường nước ngoài, đặc biệt là Liên Xô cũ, hàng năm cung cấp cho ta một khối lượng lớn các mặt hàng kim khí. Do từ năm 1991 đến nay, phía Liên Xô gặp nhiều khó khăn. Mặt khác việc nắm bắt nhu cầu chưa chính xác. Điều này dẫn đến các mặt hàng đưa về nhiều nhưng bán chậm, có loại nhập về ít, không đủ cho nhu cầu sử dụng, gây nên tình trạng khan hiếm, mất ổn định của thị trường. Nước ta và các nước bạn chuyển sang hệ thống thanh toán mới bằng đồng tiền có khả năng chuyển đổi và xuất bao nhiêu thì cũng nhập về bấy nhiêu chứ không còn cảnh xuất một nhập về ba, bốn như trước đây. Bên cạnh đó, ta mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu kim khí như: Hàn Quốc, Đài loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, úc, CHLB Đức, Mỹ Canada... khả năng nhập khẩu phụ thuộc vào khả năng xuất khẩu và lượng ngoại tệ mà ta có đựơc. Trong tình hình này, việc tạo ra nguồn vật tư kim khí là rất khó khăn. Đa phần vật tư kim khí đều phải nhập nhưng lượng ngoại tệ mà ta có được là rất hạn chế. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, các nhà sản xuất nói chung đều gặp khó khăn. Nhu cầu kim khí nói chung thay đổi về lượng, quy cách chủng loại và giá cả ( điển hình vào năm 1999, 2000 ). Vì vậy tình hình kinh doanh kim khí của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng theo. về nguồn vẫn do công ty nhập và phân phối. Trong tình hình diễn biến sôi động của thị trường, thị trường của công ty kim khí Hà Nội đã và đang chịu ảnh hưởng rất lớn của xu hướng chung của thị trường vật tư hiên nay đó là: Một là: Thị trường đang có bước chuyển biến quan trọng từ chỗ một cách hình thành áp đặt duy trì và chịu tác động bằng biện pháp hành chính là chủ yếu đến chỗ được tôn trọng như một chủ thể khách quan, chịu tác động của các biện pháp kinh tế chủ yếu. Hai là: Thị trường vật tư không còn là thị trường của người bán mà là thị trường của người mua. Mặc dù trên thị trường, một số nghành hàng vẫn do nhà nước độc quyền nhưng không đáng kể trong khi đó nhiều nghành hàng khác lại có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Ba là: Thị trường vật tư trong nước không còn phụ thuộc nhiềuvào thị trường nước ngoài. Hiện naykim khí và một số vật tư quan trọng khác như xăng dầu, phân đạm hoá chất... đa phần vẫn phải nhập khẩu. Bốn là: Điều tiết vĩ mô của nhà nước về thị trường này còn kém và nhiều lúng túng.... vì vậy diễn biến thị trường còn nhiều phức tạp, khó đoán trước được. Hệ thống thông tin về thị trường không đủ, không cập nhật và sai lệch nhiều. Năm là: Dự trữ vật tư trong nền kinh tế Quốc dân rất mỏng, sức huy động không cao. dự trữ vật tư ở nước ta do kế hoạch xâydựng chưa khoa học và chính xác, nguồn vốn danh cho dự trữ còn ít, thêm vào đó là sự tổ chức và quản lý hần dự trữ còn buông lỏng nên thiếu hụt về lượng, cơ cấu không hợp lý và khả năng động viên khi có biến động không cao. Sáu là: Hệ thống công cụ pháp luật làm cơ sở định hướng và tổ chức quản lý kinh doanh thương mại của nước ta chưa hoàn thiện. Hệ thống công cụ này cần được xây dựng đồng bộ và thực hiện nghiêm chỉnh Thị trường vật tư với những xu thế trên đã tác động tới hoạt động kinh doanh của nghành kim khí nói chung và công ty kim khí Hà nội nói riêng. Hiện nay cùng với chúnh sách mới về nhập khẩu của nhà nước, các đơn vị, các tổ chức kinh tế ngoài nghành kim khí cũng tham gia kinh doanh trên thị trường kim khí, có trường hợp được miễn giảm thuế, hàng đổi hàng hoặc bán trả chậm. Nên các doanh nghiệp này không phải kinh doanh để kiếm lợi nhuận trên thị trường kim khí mà thực chất thông qua việc nhập khẩu thép theo phương thức trả chậm... về bán tại thị trường Việt Nam để lấy vốn kinh doanh trong các lĩnh vực khác, do đó các doanh nghiệp này chỉ tập trung một vài loại thép xây dựng thông dụng như thép tròn 6mm, thép xoắn và các loại thép góc nhỏ... là các loại hàng có thể bán nhanh với số lượng lớn để lấy vốn. Vì vậy họ có thể bàn dưới giá nhập khẩu bán lỗ, bán phá giá) khi cần vốn. Bên cạnh đó một số liên doanh có vốn đâu tư ở nước ngoài đã lợi dụng chính sách ưu đãi của ta về việc miễn giảm thuế trong nhập khẩu sắt thép phục vụ nhu cầu xây dựng cơ bản nên đã nhập ồ ạt một khối lượng kim khí rất lớn vượt quá hẳn nhu cầu xây dựng cơ bản và mang bán ra trên thị trường để kiếm lời. Chính những điêù đó đã tạo nên sự bất ổn định trên thị trường gây ra những cơn sốt giả tạo làm thiệt hị cho các doanh nghiệp chuyên kinh doanh kim khí, trong đó có công ty kim khí Hà Nội cũng chịu sự tác động trên. Hiện nay qua tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001 công ty nhận thấy tình hình thị trường thép nhìn chung diễn biến không thuận lợi, giá giảm liên tục do các đơn vị ngoài nghành nhập khẩu về nhiều giá chào hàng của nước ngoài cũng giảm vì đứng ở mức thấp, trong khi đó thép sản xuất trong nước vẫn khó khăn về tiêu thụ do tâm lý ưa chuộng hàn ngoại vẫn còn phổ biến và chủng loại theo nội địa vẫn chưa đa dạng, mới chỉ ở một số quy cỡ của thép xây dựng. Theo ước tính, thị phần của công ty kim khí Hà Nội hiện là vào khoảng trên 30 %, điều này khăng định sự mất dần vai trò chủ đạo của công ty trên thị trường của công ty kim khí nói chung và trên thị trường Hà Nội nói riêng. Bảng số liệu dưới đây phần nào minh hoạ được thực trạng đó. Năm Doanh số bán Nhu cầu thị trường Thị phần ( Tấn ) (Khu vực hà nội ) ( %) 1998 60.053 200.000 30,3 1999 77.756 250.000 33,0 2000 97.204 250.000 38,2 2001 120.700 300. 000 40,2 Nguồn: Công ty kim khí Hà Nội Cơ cấu mặt hàng của công ty kim khí Hà Nội: Trong những năm gần đây, khi đất nước đang trong thời kì phát triển tốc độ xây dựng đô thị hoá tăng, đặc biệt là tốc độ xây dựng tại Hà nội phát triển mạnh nên nhu cầu kim khí săt thép tăng. Do đó, để phát triển kinh doanh thích ứng với thị trường công ty đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường nhăm đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Sau đây là cơ cấu mặt hàng của công ty trong những năm gần đây. Cơ cấu mặt hàng của công ty trong những năm gần đây đơn vị: tấn Chỉ tiêu Các năm Tỷ lệ 1999 2000 2001 2001/2002 77.759 97.204 120.700 1,24 Phôi thép 26.483 27.217 41.038 1,5 Thép lá 31.103 22.356 48.280 2,16 Thép tấm 4.666 10.724 7.242 0,68 15.552 39.907 24.140 0,6 Tổng khối lượng bán Thép xây dựng+ hình Nguồn: Công ty kim khí Hà Nội Qua bảng số liệu ta thấy qua ba năm phôi thép bán được nhiều nhất. Năm 2000 bán được 27.217 tấn tăng 1,03 lần so với năm 1999. năm 2001 đạt 41.038 tấn tăng 1,24 lần so với năm 2000. trong khi thép lá năm 2000 đạt 22.356 tấn giảm 0,722 lần so với năm 1999, sở dĩ như vậy là vì do nhu cầu của thép lá giảm và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. nhưng đến năm 2001 đạt 48.280 tấn tăng 2,16 lần so với năm 2000, còn thép năm 2000 tấm năm 2000 tăng 2,3 lần so với năm 1999 nhưng năm 2001 lại giảm 0,68 lần so với năm 2000. thép xây dựng thì cũng giống như thép tấm năm 2000 tăng 2,5 lần so với năm 1999 song năm 2001lại giảm 0,6 lần so với năm 2000. Tóm lại trong mấy năm gần đây phôi thép vẫn là mặt hàng bán được với lớn nhất vì phôi thép có thể sản xuất ra nhiều loại thép khác như thép cuộn, thép hình … 3- Các loại chiến lược, kế hoạch, đã đang và sẽ được quan tâm.  những chủ trương, nguyên tắc, quan điểm và mục tiêu của công ty. Chủ trương: Thống nhất quản lý mọi hoạt động kinh danh của các đơn vị lưu thông của công ty trên cơ sở hiệu quả kinh tế cao để duy trì và phát triển vốn của nhà nước đã cấp, ổn định thị trường kim khí và đảm bảo thu nhập thường xuyên cho người lao động Tổ chức hệ thống mạng lưới kinh doanh từ công ty đến các xí nghiệp, cửa hàng, trung tâm buon bán thép, thể hiện là một cơ cấu quản lý và kinh doanh hợp lý, có độ thích nghi, tính hiệu quả và khả dụng cao, có khả năng kiểm soát và điều tiết thị trường kim khí, đồng thời duy trì được sự phát triển vốn sở hữu. Nguyên tắc: Tạo điều kiện cho các đơn vị lưu thông tiếp cận thị trường trực tiếp và duy trì quyền chủ động của các đơn vị trong mọi hoạt đông kinh doanh của mình. Cải thiện mối quan hệ của các đơn vị lưu thông với các đơn vị sản xuất của công ty và giữa các đơn vị lưu thông với thị trường tiêu thụ thép - Thị phần của các đợn vị không trồng lẫn nhau và không cạnh tranh lẫn nhau. - Có khả năng mở rộng thị trường và phát triển được thị phần và cơ cấu mặt hàng. Quan điểm: - Mạng lưới kinh doanh phải đáp ứng được nhiệm vụ kinh doanh thép nội, hỗ trợ tối đa cho sản xuất thép trong nước phát triển. - Phải chú trọng đến yếu tố con người và yếu tố tài chính. Hai yếu tố này có tác dụng quyết định ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của mạng lưới kinh doanh. - Có khả năng thực hiện nhiệm vụ trong tình hình cung lớn hơn cầu hiện nay, mục tiêu chiến lược quan trọng nhất của công ty là phải chiếm lĩnh thị trường để tiêu thụ các sản phẩm thép ( không còn là mục tiêu đáp ứng thị trường như trước đây). - Chấm dứt tình trạng kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến thâm hụt và không tăng trưởng được vốn sở hữu của công ty hiện nay. Phấn đấu tăng trưởng vốn sở hữu bình quân hàng năm và thu nhập bình quân của người lao động đạt một triệu đồng một tháng trở lên. - Bình ổn giá các sản phẩm kim khí trên thị trường, nhưng kinh doanh cũng phải có lợi nhuận. Mục tiêu: - Nâng tỷ lệ kinh doanh thép nội địa từ mức thấp dưới 20 % hiện nay lên đạt 6075% tổng sản lượng của các nhà máy sản xuất của công ty. - Chú trọng tìm kiếm măt hàng và thị trường để tăng khả năng bán hàng. Các chiến lược, kế hạch của công ty Công ty kim khí Hà Nội là một doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh trên thị trường kim khí, mục tiêu của doanh nghiệp là lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu cho mọi sự phấn đấu và hoạt động của công ty. Do đó công ty luôn coi trọng các chiến lược, kế hoạch của mình và coi đó như là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công ty. Những kế hoạc và chiến lược của công ty đã và đang được quan tâm chủ yếu là làm sao tiêu thụ được ngày càng nhiều sản phẩm của doanh nghiệp để qua đó tăng doanh thu, qua đó cố gắng tăng thêm lợi nhuận cho công ty, những chiến lược và kế hoạch đó là: Nghiên cứu thị trường. Việc nghiên cứu thị trường là vô cùng cần thiết đối với công ty vì thị trường không phải là bất biến, bí ẩn và thay đổi không ngừng, do đó công ty phải thường xuyên tiến hành công việc này. Mục đích của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu xác định khả năng tiêu thụ để từ đó đề ra các kế hoạch sản xuất kinh doan hợp lý, trên cơ sở đó nâng cao năng lực hoạt động của công ty. Quá trình tìm hiểu thị trường được tiến hành theo ba bước: thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định. Khi nghiên cứu thị trường hàng hoá, công ty đã phân biệt được thị trường nguồn ( nguồn sản xuất, nguồn cung cấp ) đặc điểm của nguồn hàng sản xuất, tổ chức sản xuất, phương thức bán và chính sách tiêu thụ sản phẩm của người cung cấp, mối quan hệ bạn hàng chi phí vận chuyển hàng hoá và những thoả thuận của người cung ứng với các hãng khác về cung cấp hàng hoá. Thực chất của nghiên cứu thị trường này là nghiên cứu khách hàng cuối cùng cần hàng hoá của công ty để làm gì. Nghiên cứu khách hàng trung gian có nhu cầu và khả năng đặt hàng. Trên địa bàn công ty đã và đang hoạt động, công ty cần phải biết tỷ phần thị trường mà công ty đáp ứng phù hợp với thị trường, khách hàng và khách hàng tương lai sẽ mua hàng của công ty trong từng khoảng thời gian trên từng địa bàn.Nghiên cứu hàng hoá nhằm mục đích dự báo thị trường hàng hoá để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Dự báo kinh tế là một trong những khâu không thể thiếu được trong thông tin kinh tế và là một tiền đề của kế hoạch hoá hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên mọi dự báo cũng chỉ là dự báo, có tính khả thi hay không phụ thuộc phần lớn ở cơ sở của các dự báo đó là kỹ năng thực hành của công ty, Trong khả năng thực hành của công ty thì hai vấn đề then chốt để biến khả năng thành hiện thực đó là: Vốn của công ty và khả năng huy động vốn kinh doanh của công ty, tài năng của người lãnh đạo, các bộ phận tham mưu và trình độ của nhân viên thực hành, thực chất đó là yếu tố con người.Trong kinh doanh hiện đại, con người được đào tạo có trình độ cao ngày càng chiến ưu thế tuyệt đối. Vì vậy đối với công ty, lựa chọn và sử dụng những người có tài, có bản lĩnh và có trình độ, biết nhìn xa trông rộng, có chiến lược kinh doanh nhạy bén và năng động với thị trường, am hiểu kĩ thuật mặt hàng.... là quan trọng để biến khả năng thành hiện thực. Tìm kiếm cơ hội hấp dẫn: Một chiến lược kinh doanh của công ty kim khí Hà Nội là phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh để tìm kiếm thời cơ hấp dẫn. Thời cơ hấp dẫn đối với công ty là thời cơ được xác định là phù hợp với tiềm năng và mục tiêu của công ty, do đó công ty có khả năng và cơ hội thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Tìm kiếm cơ hội hấp dẫn: là nhiệm vụ đặc biệt của các nhà quản trị maketing của công ty. Thông qua nghiên cứu xu hướng vận động của môi trường, phân tích tiềm năng và mục tiêu chiến lược kinh doanh của công ty để xây dựng tiêu chuẩn ngiên cứu và điều tra sản phẩm, thị trường làm cơ sở đánh giá, lựa chọn các thời cơ để xác định thời cơ hấp dẫn của công ty. Thông thường, thời cơ hấp dẫn của công ty có thể xuất hiện đưới dạng: - Xâm nhập thị trường : Là cố gắng tăng thêm việc bán hàng hoá hiện có của công ty trên các thị trường hiện tại của mình. - Mở rộng thị trường: Là cố gắng tăng thêm việc bán các hàng hoá hiện có cuả công ty vào thị trường mới. - Phát triển sản phẩm: Là việc đưa các mặt hàng mới hoặc các sản phẩm cải tiến, sản phẩm hoàn thiện của công ty vào thị trường hiện tại của công ty. - Đa dạng hoá kinh doanh: Là đưa các mặt hàng mới lạ và các thị trường mới của công ty và hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, thậm chí cả việc kinh doanh trong lãnh vực không truyền thống. Chiến lược phân phối: Quản lý kênh phân phối và quá trình phân hàng hoá trong nền kinh tế là rất quan trọng và cần thiết. Kênh phân phối phối giúp cho người tiêu dùng các lợi ích về thời gian, địa điểm, do vậy việc xác định kênh phân phối cho công ty là rất quan trọng. Căn cứ vào việc xác định sản phẩm của công ty là sản phẩm không được tiêu dùng thường xuyên, khi mua khách hàng thường có quyết định, cân nhắc và khách hàngcủa công ty thường là tổ chức mua với khối lượng lớn. Do vậy kênh phân phối mà công ty lựa chọn cho mình là kênh phân phối trực tiếp. Để xây dựng kênh phân phối này công ty đã bố trí một mạng lưới bán hàng trên toàn bộ thị trường bao gồm 28 cửa hàng, bố trí rộng khắp trên toàn thị trường Hà nội. Chiến lược sản phẩm: Trong những năm gần đây, tốc độ xây dựng và phát triển đô thị nhanh, tạo ra một thị trường hấp dẫn cho kinh doanh kim khí, thép xây dựng. Vì thế ngày càng nhiều đối tượng tham gia kinh doanh trên thị trường thép. điều này tạo nên một lực lượng bán hàng mạnh, cạnh tranh quyết liệt với các ưu thế nhất định về cơ chế thị trường, mặt hàng kinh doanh trong khi mặt hàng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong kinh doanh. Nắm bắt dược điều này, công ty kim khí đã cố gắng nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, những sản phẩm có khả năng mang lại lợi nhuận cao cũng như sự phát triển dài hạn của công ty. Ngoài ra công ty rất chú trọng đến công tác quản lý sản phẩm ngay từ khi nhập hàng dù là hàng nội hay là hàng ngoại nhập, công ty đều tiến hành kiểm tra chất lượng và song song với nó là quá trình quản lý tốt quá trình bảo quản hàng hoá để luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩn có chất lượng, có như vậy công ty mới tạo dược hình ảnh tốt về sản phẩm của công ty tạo uy tín với khách hàng. Bên cạnh đó Công ty cũng đã nghiên cứu phát triển mặt hàng, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, nhằm tăng ưu thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Do đó hiện nay
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan