Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dừa bến tre...

Tài liệu Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dừa bến tre

.PDF
68
587
141

Mô tả:

a BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN NIỆM CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỪA BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012 b BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN VĂN NIỆM CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỪA BẾN TRE Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Tiến Khai LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, năm 2012 Tác giả Nguyễn Văn Niệm ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này, đặc biệt là Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, người đã truyền cho tôi cảm hứng về môn học cũng như những hướng dẫn trong quá trình thực hiện đề cương luận văn. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được gửi đến Tiến sĩ Trần Tiến Khai lời cảm ơn sâu sắc, thầy đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được tiếp xúc thực tế với môi trường nghiên cứu khoa học; đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị trong Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được tham gia chương trình học lý thú và bổ ích này. Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ rất tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. iii TÓM TẮT Ngành dừa chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội của tỉnh Bến Tre nên việc nghiên cứu, xác định vị trí, năng lực cạnh tranh, từ đó đề xuất các chiến lược phát triển bền vững ngành dừa là một nhu cầu cần thiết. Thông qua phân tích, tác giả đã nhận thấy Bến Tre đã hình thành được những yếu tố cơ bản cho năng lực cạnh tranh vững mạnh của ngành trong tương lai, tuy nhiên các yếu tố này chưa thực sự phát triển và phát huy hiệu quả, cụ thể: Trong yếu tố điều kiện sản xuất, việc liên kết thị trường còn lỏng lẻo, hoạt động mua bán qua nhiều tầng nấc trung gian, các thể chế hỗ trợ chưa mạnh, cơ sở hạ tầng giao thông và hạ tầng nghiên cứu còn kém phát triển; trong bối cảnh về chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp, chưa thực hiện liên kết vùng nguyên liệu, chi phí đầu vào cao cùng với các tiêu chuẩn sản phẩm chưa thống nhất đã tạo ra những hạn chế của doanh nghiệp; trong các điều kiện về nhu cầu, các sản phẩm của ngành chủ yếu vẫn còn chế biến thô, được tiêu thụ nội địa rất ít và tập trung xuất khẩu ở thị trường dễ tính; trong yếu tố của các ngành hỗ trợ và có liên quan, các tác nhân có mối liên hệ khá rời rạc, dịch vụ hỗ trợ chưa nhiều và nhà cung ứng có năng lực chưa mạnh là những cản ngại lớn cho điều kiện này. Bên cạnh đó, cụm ngành dừa chưa tạo được những yếu tố sản xuất mang tính chuyên biệt, chưa có nhiều mô hình sản xuất tích hợp nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp trong ngành chưa có nhiều nhận thức về tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh và bí mật công nghệ. Các khuyến nghị được rút ra trong nghiên cứu là: tiếp tục phát huy lợi thế trong giai đoạn trồng dừa, nhất là việc xen canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng chiến lược tổ chức sản xuất hợp lý nhằm cắt giảm chi phí trung gian, trước mắt là xây dựng các tổ hợp tác tại nông dân để cung ứng các sản phẩm sơ chế; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là những hành động cần được ưu tiên. Tiếp theo, chiến lược cân bằng lợi ích giữa việc xuất khẩu dừa trái thô với chế biến trong nước nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội; chiến lược tăng cường các hoạt động về phân phối sản phẩm, phát triển thị trường cần được lưu ý, và cuối cùng là tăng cường sự liên kết giữa các ngành có liên quan trong cụm ngành dừa. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... ii TÓM TẮT ...........................................................................................................................iii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vi DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................... vii DANH MỤC HỘP ............................................................................................................ vii CHƯƠNG 1. ........................................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 4 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.5.2 Nguồn thông tin ..................................................................................................... 4 1.6 Cấu trúc của nghiên cứu ............................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. ........................................................................................................................ 6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..................... 6 2.1 Lý thuyết năng lực cạnh tranh ...................................................................................... 6 2.2 Lý thuyết về cụm ngành ............................................................................................... 7 2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước .................................................................................. 8 CHƯƠNG 3. ........................................................................................................................ 9 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DỪA BẾN TRE .............. 9 3.1 Các yếu tố lợi thế tự nhiên ........................................................................................... 9 3.1.1 Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên ....................................................................... 9 3.1.2 Tổng quan về cây dừa:......................................................................................... 10 3.1.3 Khái quát sự phát triển cụm ngành dừa Bến Tre ................................................. 10 3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương ................................................................. 11 3.2.1 Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục: ........................................................... 11 3.2.2 Các chính sách kinh tế vĩ mô ............................................................................... 11 3.2.2.1 Chính sách tài khóa: ...................................................................................... 11 3.2.2.2 Chiến lược phát triển ngành dừa ................................................................... 13 3.3 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp .............................................................. 14 v 3.3.1 Chất lượng môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật ...................................... 14 3.3.1.1 Các điều kiện yếu tố sản xuất ....................................................................... 14 3.3.1.2 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp ............................ 18 3.3.1.3 Các điều kiện yếu tố nhu cầu ........................................................................ 20 3.3.1.4 Các ngành hỗ trợ và có liên quan.................................................................. 25 3.3.2 Trình độ phát triển cụm ngành ............................................................................ 31 3.3.3 Độ tinh thông trong chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp ......................... 33 Chương 4............................................................................................................................ 35 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................... 35 4.1. Kết luận ..................................................................................................................... 35 4.2. Khuyến nghị .............................................................................................................. 35 4.2.1. Tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có ở giai đoạn trồng dừa ...................................... 35 4.2.2. Tổ chức sản xuất hợp lý, cắt giảm chi phí trung gian......................................... 36 4.2.3. Cân bằng lợi ích giữa việc xuất khẩu dừa trái thô với chế biến trong nước ....... 37 4.2.4. Chú trọng hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường .......... 38 4.2.5. Tăng cường sự liên kết giữa các ngành hỗ trợ và có liên quan .......................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 40 PHỤ LỤC........................................................................................................................... 43 Phụ lục 1.1. Bảng chiết tính chi phí/lợi ích một số cây trồng phổ biến tại Bến Tre ........ 43 Phụ lục 1.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của thương nhân Trung Quốc ..................... 45 Phụ lục 3.1. Cơ cấu thu – chi ngân sách địa phương ....................................................... 47 Phụ lục 3.2. Bảng so sánh chất lượng dừa trái của Việt Nam với các nước .................... 48 Phụ lục 3.3. Danh sách các cơ quan, hiệp hội, cơ sở nghiên cứu ngành dừa ở các nước 48 Phụ lục 3.4. Diễn biến giá dừa trái và cơm dừa sấy, giai đoạn 2009-2011 ...................... 50 Phụ lục 3.5. Các nước sản xuất chỉ xơ dừa hàng đầu thế giới ......................................... 51 Phụ lục 3.6. Chuỗi sản phẩm dừa ở một số quốc gia ....................................................... 52 Phụ lục 3.7. Mười quốc gia tiêu thụ dừa hàng đầu thế giới ............................................. 56 Phụ lục 3.8. Một số đề tài nghiên cứu về cây dừa do Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre quản lý, giai đoạn 2004-2011 ........................................................................................... 56 Phụ lục 3.9. Biến động về số lượng doanh nghiệp trong ngành dừa................................ 57 Phụ lục 3.10. Vốn đầu tư của ngành chế biến dừa, giai đoạn 2001 – 2005 và 2009 ....... 57 Phụ lục 4.1. Ước tính năng lực tiêu thụ dừa nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến dừa tại Bến Tre năm 2011 ................................................................................................ 58 Phụ lục 4.2. Danh sách các cá nhân trả lời phỏng vấn. .................................................... 59 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT APCC Asian Pacific Coconut Community: Cộng đồng dừa châu Á – Thái Bình Dương CNO Coconut Oil: Dầu dừa CQNN Cơ quan nhà nước CT Công Thương DC Desiccated Coconut: Cơm dừa sấy khô (cơm dừa nạo sấy) DNCBD Doanh nghiệp chế biến dừa ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long FAOSTAT Food and Agriculture Organization Statistics: Cơ quan Thống kê của tổ chức Lương – Nông thế giới FDI Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội HDI Human Development Index: Chỉ số phát triển con người KH&CN Khoa học và Công nghệ KTTĐ Kinh tế trọng điểm NLCT Năng lực cạnh tranh NN&PTNT PAPI Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Public Administration Perfomance Index: Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công PCI Provincial Competitiveness Index: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh SXKD Sản xuất kinh doanh. UBND Ủy ban nhân dân USD United States Dollar: Đô-la Mỹ VCO Virgin Coconut Oil: Dầu dừa tinh khiết vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Các sản phẩm xuất khẩu chính của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001-2005 và 20062010 ....................................................................................................................................... 1 Hình 1.2. Ba phân vùng thổ nhưỡng của tỉnh Bến Tre: ngọt, mặn và lợ ............................... 2 Hình 2.1. Các yếu tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của địa phương ................... 6 Hình 3.2. Kim ngạch xuất – nhập khẩu tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2005-2010 ....................... 12 Hình 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn .............................................................. 12 Hình 3.3. Chuỗi giá trị cây dừa Bến Tre .............................................................................. 17 Hình 3.4. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực từ dừa của Bến Tre ........................ 21 Hình 3.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành dừa Bến Tre....................................... 30 Hình 3.6. Sơ đồ cụm ngành dừa Bến Tre trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu .................... 32 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Bến Tre chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu........................................... 9 Hộp 3.2. Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và Hội nhập tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2008 – 2010 và đến 2015.............................................................................. 19 Hộp 3.3. Mặt nạ Collagen, sản phẩm sáng tạo của Bến Tre ................................................ 22 Hộp 3.4. Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre........................................... 28 Hộp 3.5. Phát triển không đồng bộ giữa nguồn nguyên liệu và chế biến. ........................... 34 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu Bến Tre là một tỉnh chậm phát triển ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh luôn ở mức cao. Động lực phát triển được xác định chủ yếu là do sự gia tăng của các nhóm hàng xuất khẩu, mà chủ yếu là các sản phẩm từ dừa và thủy sản (Hình vẽ 1.1). Trong đó, các sản phẩm từ dừa được phát triển đa dạng với hơn 40 mặt hàng và xuất khẩu sang 80 quốc gia trên thế giới (Cẩm Trúc, 2010). Hình 1.1. Các sản phẩm xuất khẩu chính của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 Doanh thu Doanh thu bình quân 20 triệu USD 70.00 Thủy sản 60.00 Gạo 50.00 Sản phẩm từ Dừa Lưới bảo hiểm công nghiệp 40.00 Hàng dệt may 30.00 Tăng trưởng BQ 23%/năm Tăng trưởng 20.00 10.00 -20.0% 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 120.0% 140.0% 160.0% Ghi chú: - Hình ở đầu mũi tên thể hiện giá trị trung bình giai đoạn 2001-2005, - Hình ở cuối mũi tên thể hiện giá trị trung bình giai đoạn 2006-2010 Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011) Theo IPC (2012), Bến Tre có 52.463 ha dừa, chiếm 61,8% diện tích đất trồng cây lâu năm của tỉnh và chiếm khoảng 37% diện tích dừa của cả nước (hơn 140 nghìn ha), nhưng chỉ xấp xỉ 1% diện tích dừa thế giới. Tuy vậy, theo đánh giá của các quốc gia thành viên Hiệp hội dừa Châu Á Thái Bình Dương (APCC), “giá trị sử dụng và giá trị tăng thêm của dừa Việt Nam tương đương với 1 triệu ha” (Nguyễn Thị Lệ Thủy, 2012); còn theo tính toán của 2 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Bến Tre thì trồng dừa chuyên canh có chi phí thấp nhất (do ít tốn công chăm sóc), nhưng hiệu quả lại đứng hàng thứ 4 (nếu trồng xen cacao thì đứng thứ nhất) trong số 9 hình thức canh tác cây trồng phổ biến hiện nay là bưởi, nhãn, lúa, mía, … (Phụ lục 1.1); vì ít tốn công chăm sóc nên cây dừa ngày càng giữ vị trí quan trọng bởi tình trạng thiếu hụt lao động ở nông thôn hiện nay. Mặt khác, do đặc điểm tự nhiên, đa số vùng đất của Bến Tre bị hạn và nhiễm mặn trong mùa khô (Hình vẽ 1.2) nên các loại cây trồng khác khó có thể thích nghi và cây dừa cũng được tỉnh chọn làm cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu vì những khả năng chịu mặn, ngập lụt của nó. Hình 1.2. Ba phân vùng thổ nhưỡng của tỉnh Bến Tre: ngọt, mặn và lợ Nguồn: Tác giả thêm phần chú thích từ Google Earth Các nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, khi cacao, bưởi được trồng xen trong vườn dừa Bến Tre thì năng suất rất cao và nhất là chất lượng của chúng luôn đứng hàng “đặc biệt”, tạo nên sự ngạc nhiên thú vị từ giới nghiên cứu đến người nông dân. Điều này lại càng khẳng định vai trò quan trọng của cây dừa trong nền nông nghiệp hiện đại. Nhu cầu nguyên liệu dừa ngày càng tăng cao bởi việc sử dụng để chế biến ra các sản phẩm có tiềm năng tiêu thụ lớn như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, hóa chất… nhất là khi hàng loạt công dụng kỳ diệu của dừa được công bố, ví dụ khả năng đề kháng được virus HIV (ACIAR, 2005 và Ranweera, 2007). 3 Nhận thức được vai trò to lớn của cây dừa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong thời gian qua, Bến Tre đã có sự đầu tư phát triển cho ngành dừa nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở kỹ thuật canh tác, chế biến và gia tăng sản lượng. Chưa có nhiều nghiên cứu về sản phẩm sau thu hoạch và thị trường, nhất là chưa có nghiên cứu tổng thể về cụm ngành, năng lực cạnh tranh (NLCT) ngành dừa. Từ đó chưa xác định được vị thế của cụm ngành dừa Bến Tre trong bối cảnh cạnh tranh với ngành dừa của các nước khác. Bên cạnh đó, thương nhân Trung Quốc tham gia ào ạt vào quá trình thu mua dừa nguyên liệu đã gây khó khăn cho hoạt động chế biến các sản phẩm dừa của doanh nghiệp trong nước; thị trường dừa thế giới thường xuyên biến động; từ đó bộc lộ sự yếu kém của ngành dừa Bến Tre đòi hỏi cần phải có sự đánh giá về NLCT và vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của ngành. Mặt khác, dù đóng góp vào nền kinh tế khá lớn nhưng giá trị gia tăng của đa số sản phẩm dừa còn thấp do yếu kém về trình độ công nghệ; năng suất sản xuất của ngành thấp, chi phí trung gian chiếm tỷ lệ lớn; các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm dừa chưa có sự liên kết chặt chẽ mà hoạt động theo hướng tự phát; chính quyền địa phương chưa có nhận thức về tầm quan trọng của cụm ngành, từ đó chưa phát huy vai trò điều phối của mình để có thể triển khai các nguồn lực với năng suất và chất lượng cao. Do vậy đòi hỏi cần phải có chiến lược tổ chức theo mô hình cụm ngành để phát huy hơn nữa NLCT của ngành kinh tế chủ lực, đáp ứng yêu cầu ngày càng gắt gao của thị trường thế giới, đồng thời mang lại sự thịnh vượng cho ngành dừa Bến Tre. 1.2 Mục tiêu của đề tài Đề tài tập trung xác định NLCT của cụm ngành dừa Bến Tre trong bối cảnh toàn cầu. Cụ thể sẽ đi vào phân tích các điều kiện tự nhiên, NLCT cấp độ địa phương và cấp độ doanh nghiệp. Từ đó xác định những lợi thế và bất cập trong sự phát triển của cụm ngành, đồng thời đưa ra những chiến lược, chính sách nhằm góp phần phát triển đồng bộ cụm ngành, nâng cao năng suất, NLCT, giúp tạo được vị thế và uy tín cho thương hiệu dừa Bến Tre. Ngoài ra, đề tài cũng có đánh giá khách quan về vai trò của thương nhân Trung Quốc trong quá trình tham gia vào cụm ngành dừa tại địa phương này tại phần Phụ lục 1.2. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Những nhân tố nào cản trở năng lực cạnh tranh ngành dừa Bến Tre? - Nhà nước và các bên liên quan cần làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dừa Bến Tre? 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các tác nhân tham gia trong cụm ngành dừa Bến Tre, áp dụng mô hình lý thuyết về NLCT của Michael E. Porter. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích các hoạt động sản xuất, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp và chính sách của chính quyền địa phương, mối liên hệ giữa các tác nhân có ảnh hưởng đến NLCT của cụm ngành dừa. Sau đó, đề tài mở rộng so sánh với các nước có trình độ phát triển và có thế mạnh trong từng sản phẩm dừa như Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan để làm nổi bật sự định vị của cụm ngành dừa Bến Tre trong môi trường thế giới. 1.5 Phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Phương pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện phương pháp định tính, dựa trên khung lý thuyết do TS. Vũ Thành Tự Anh phát triển linh hoạt từ khung lý thuyết về NLCT của Michael E. Porter cho phù hợp với điều kiện, bối cảnh ở Việt Nam. Sau đó phân tích số liệu thống kê cùng với kết quả phỏng vấn chuyên gia, lãnh đạo các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và một số doanh nghiệp điển hình để đánh giá thực trạng cũng như đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp. Ngoài ra đề tài dự kiến sẽ sử dụng một số tình huống để minh họa và rút ra bài học kinh nghiệm cho vấn đề cần giải quyết. 1.5.2 Nguồn thông tin - Nguồn thông tin được khai thác chủ yếu từ số liệu sơ cấp của đề tài “Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre” (2011) do TS. Trần Tiến Khai chủ trì nghiên cứu với số lượng mẫu như sau: 120 hộ nông dân, 20 cơ sở thương lái trung gian, 10 cơ sở thu gom sơ chế dừa trái, 05 cơ sở than thiêu kết, 10 cơ sở sơ chế xơ dừa mụn dừa, 03 cơ sở chế biến thạch dừa, 02 cơ sở chế biến kẹo dừa, 01 cơ sở chế biến hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa và 05 nhà máy chế biến các sản phẩm dừa xuất khẩu (chủ yếu từ cơm dừa). - Ngoài ra, nguồn thông tin cũng được tập hợp từ số liệu trong các báo cáo của UBND tỉnh Bến Tre, Niên giám Thống kê, Sở Công Thương (CT), Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở NN&PTNT, Hiệp hội dừa Bến Tre và đặc biệt là số liệu của Hiệp hội dừa Châu Á – Thái Bình Dương (APCC). - Thông tin từ các nghiên cứu trước của tổ chức Prosperity Initiative năm 2008 và 2009 và từ các đề tài, sách báo, tạp chí khác. 5 - Phỏng vấn 01 chuyên gia, 01 phó chủ tịch Hiệp hội, 02 đại diện cơ quan quản lý và 07 Giám đốc doanh nghiệp điển hình trên địa bàn. 1.6 Cấu trúc của nghiên cứu Chương 1. Giới thiệu Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước Chương 3. Phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành dừa Bến Tre Chương 4. Kết luận và Khuyến nghị 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.1 Lý thuyết năng lực cạnh tranh Theo Porter (2008), hiện nay khái niệm có ý nghĩa duy nhất về NLCT ở cấp độ quốc gia là năng suất. Đó “là khả năng tạo ra các hàng hóa dịch vụ có giá trị thông qua việc sử dụng các nguồn lực của con người, vốn và nguồn lực tự nhiên của quốc gia” (Porter, 2010), năng suất chính là động lực cốt lõi dẫn dắt sự thịnh vượng của một quốc gia và nó phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra, cũng như hiệu quả của các quá trình sản xuất. Nếu NLCT cao thì năng suất được thể hiện ở mức cao. Theo TS. Vũ Thành Tự Anh (2011), các nhân tố nền tảng quyết định năng suất được chia thành ba nhóm chính. Nhóm thứ nhất là “Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương” bao gồm vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên hay quy mô của địa phương đó. Nhóm thứ hai là “Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương”, bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trường hoạt động của doanh nghiệp như chất lượng hạ tầng xã hội và thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục; các chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế cũng là yếu tố quan trọng của nhóm này. Nhóm thứ ba là “Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp”, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp (Hình 2.1). Hình 2.1. Các yếu tố nền tảng quyết định năng lực cạnh tranh của địa phương Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp Môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật Trình độ phát triển cụm ngành Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục Chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương Tài nguyên thiên nhiên Vị trí địa lý Quy mô địa phương Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011) 7 Trong các nhóm nhân tố trên thì nhóm nhân tố thứ ba, cụ thể là chất lượng môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật có tác động trực tiếp đến năng suất, trình độ đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp. Theo Porter (2008), chất lượng môi trường kinh doanh được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát, đó là: (a) các điều kiện nhân tố sản xuất, (b) các điều kiện nhu cầu; (c) các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan và (d) bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nhân tố này tạo nên bốn góc của một hình thoi và thường được gọi là Mô hình Kim cương Porter. Bên cạnh đó cũng cần nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế; định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất (Hình 2.2). Hình 2.2. Mô hình kim cương Porter Chính sách kinh tế thị trường (hàng hóa, tài chính) trợ cấp, giáo dục, định hình nhu cầu, thiết lập các tiêu chuẩn Vai trò của Chính phủ Tiếp cận các yếu tố đầu vào chất lượng cao Các quy định và động lực khuyến khích đầu tư và năng suất; độ mở và mức độ của cạnh tranh trong nước BỐI CẢNH CHO CHIẾN LƯỢC & CẠNH TRANH CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT Sự có mặt của các nhà cung cấp và các ngành công nghiệp phụ trợ 2.2 Lý thuyết về cụm ngành CÁC YẾU TỐ ĐIỀU KIỆN NHU CẦU NGÀNH CN PHỤ TRỢ VÀ CÓ LIÊN QUAN Mức độ đòi hỏi và khắt khe của khách hàng và nhu cầu nội địa Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011) Theo Porter (2008), lý thuyết về năng lực cạnh tranh (Mô hình Kim cương) trao cho các cụm ngành một vai trò quan trọng, nó gần như quyết định chất lượng môi trường kinh doanh, và vì vậy nó thường nằm trong cả chiến lược của công ty lẫn chính sách kinh tế. “Cụm ngành là một nhóm các công ty liên quan và các thể chế hỗ trợ trong một lĩnh vực cụ 8 thể, quy tụ trong một khu vực địa lý, được kết nối bởi những sự tương đồng và tương hỗ” (Porter, 2008). Cụm ngành tạo thành một mặt của hình thoi lợi thế cạnh tranh, nhưng đúng nhất, chúng phải được xem như thể hiện các mối tương tác giữa bốn mặt với nhau. Cụm ngành tác động lên cạnh tranh theo ba cách khái quát: bằng cách tăng năng suất, tăng năng lực đổi mới của doanh nghiệp và cuối cùng là thúc đẩy sự hình thành doanh nghiệp mới nhằm hỗ trợ sự đổi mới và mở rộng cụm ngành. 2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước Nghiên cứu theo mô hình cụm ngành của các sản phẩm nông nghiệp được thực hiện khá nhiều trên thế giới nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về cụm ngành dừa theo cách tiếp cận cụm ngành của Porter được tác giả tìm thấy. Tại Việt Nam, nghiên cứu Small scale review of coconut của PI (2008) đã phân tích tổng quan về tình hình sản xuất dừa trên thế giới, chuỗi giá trị dừa ở Bến Tre và so sánh một số điều kiện về trình độ sản xuất, chính sách của Việt Nam với Philippines. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ tổng quan, các số liệu khá cũ vì tốc độ phát triển ngành dừa ở Bến Tre tăng rất nhanh. Nghiên cứu Coconuts in the Mekong Delta: An Assessment of Competitiveness and Industry Potential của PI (2009) đi sâu vào phân tích tiềm năng và cơ hội của ngành dừa Bến Tre khi có một số lợi thế cạnh tranh, nhất là cạnh tranh theo hướng sản xuất của mô hình tích hợp. Đồng thời nghiên cứu này cũng đưa ra bài học kinh nghiệm của các tập đoàn về dừa thành công trên thế giới, từ đó đề xuất hướng phát triển cho ngành dừa trong tương lai. Năm 2011, TS. Trần Tiến Khai và cộng sự tiến hành nghiên cứu sâu về ngành dừa Bến Tre, tiếp cận theo chuỗi giá trị. Trong nghiên cứu này (“Phân tích chuỗi giá trị dừa Bến Tre”) đã chỉ ra rằng xuất khẩu dừa trái thô tuy tạo ra 20,1% tổng giá trị gia tăng nhưng chỉ đóng góp 13,7% giá trị gia tăng cho xã hội. Trong khi đó, kênh chế biến sản phẩm tuy tạo ra giá trị gia tăng ít hơn vì phải qua nhiều công đoạn trung gian nhưng đã tạo được 27,4% giá trị gia tăng cho xã hội. Nghiên cứu cũng đề xuất chiến lược phát triển ổn định vùng dừa nguyên liệu, sản xuất theo hướng tích hợp với những sản phẩm có giá trị gia tăng cao đồng thời xây dựng chuỗi giá trị theo hướng thúc đẩy liên kết ngang, liên kết dọc và tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường. 9 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DỪA BẾN TRE 3.1 Các yếu tố lợi thế tự nhiên 3.1.1 Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên Bến Tre là một tỉnh nông nghiệp thuộc hạ lưu ĐBSCL, do dòng Mêkông khi chảy đến đây đã chia thành 4 nhánh sông lớn để tạo nên 3 dãy cù lao là cù lao Minh, Bảo và An Hóa. Các sông cùng với phụ lưu chằng chịt đã làm cho giao thông đường bộ trong tỉnh trở nên khó khăn, song rất thuận lợi về đường thủy. Từ Bến Tre chỉ mất hơn 1,5 giờ đi ô tô trên đường cao tốc là đến TP. HCM, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam. Nhờ đặc điểm đó, tỉnh xác định sẽ là địa bàn cung ứng nguyên liệu và cũng là nơi nhận chuyển dịch đầu tư công nghệ và tái phân bố đô thị từ khu kinh tế năng động nhất nước này. Với khoảng 34% diện tích đất phù sa ngọt, 50% diện tích đất phù sa nhiễm mặn, phần còn lại chịu ảnh hưởng của vùng lợ và thay đổi theo từng năm (Hình 1.2), Bến Tre được xem như một tỉnh sản xuất nông ngư nghiệp là chủ yếu với các thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc (đứng thứ nhất ĐBSCL), kinh tế vườn (thứ 2) và kinh tế biển (đứng thứ 3 về nuôi trồng và đánh bắt). Trong đó, kinh tế vườn chủ yếu là cây dừa, với diện tích hơn 50 nghìn ha, năng suất và chất lượng cao hơn các vùng khác (trong nước) và đứng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên bình quân đất nông nghiệp/người làm nông nghiệp của Bến Tre là 1,486 m2, tỷ lệ này rất thấp so với bình quân của ĐBSCL (UBND tỉnh Bến Tre, 2011). Ngoài những bất lợi về nguồn nước nhiễm mặn, địa chất yếu, địa hình chia cắt, Bến Tre còn là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến Hộp 3.1. Bến Tre chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Năm 2007, World Bank đã liệt kê Việt Nam Ai Cập, Suriname, Bahamas và Bangladesh là năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới do nước biển dâng vì biến đổi khí hậu. Và Bến Tre với hơn 90% diện tích đất có cao độ địa hình từ 1-2m so với mực nước biển sẽ là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng thứ 8 trong 63 tỉnh thành của cả nước…Trong thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã có nhiều động thái nhằm đối phó với tình trạng này, trong đó chú trọng phát triển các loại cây, con có khả năng chịu được biến động lớn, chịu mặn, lụt. Do vậy, cây dừa được xem là một giải pháp hữu hiệu để phát triển trên mảnh đất tương đối khắc nghiệt này. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Internet 10 đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai (Hộp 3.1) 3.1.2 Tổng quan về cây dừa: Trên thế giới, cây dừa được phân bố từ vĩ độ 20 độ Bắc xuống vĩ độ 20 độ Nam với tổng diện tích khoảng 11,86 triệu ha (Trần Tiến Khai, 2011 dẫn lại từ FAOSTAT-2009), trong đó các quốc gia thuộc APCC chiếm hơn 90%. Quốc gia trồng dừa lớn nhất là Indonesia (chiếm 28,7% diện tích dừa thế giới), Philippines (27,2%), rồi lần lượt đến Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan. Mặc dù chỉ chiếm xấp xỉ 1% diện tích dừa của thế giới với khoảng 144 nghìn ha, Việt Nam vẫn chiếm giữ vị trí quan trọng trong APCC bởi những “đặc tính về giá trị sử dụng, giá trị tăng thêm và sự đa dạng về di truyền của giống dừa” tại quốc gia này1. Theo Sở CT Bến Tre (2012), toàn tỉnh có khoảng 495,1 triệu trái dừa, trong đó dừa uống nước là 92,3 triệu trái, dừa công nghiệp 402,8 triệu trái (năm 2011). Tại Trung Quốc, dừa tập trung chủ yếu trên đảo Hải Nam với xấp xỉ 0,24% diện tích dừa của thế giới. Bên cạnh các nước dẫn đầu về sản lượng dừa chính là nơi tiêu dùng dừa với số lượng lớn thì công nghiệp chế biến bánh kẹo, mỹ phẩm, dược phẩm trên thế giới cùng với các quốc gia Hồi giáo, khu vực Nam Á, Mỹ Latin cũng tiêu thụ rất mạnh những sản phẩm này. 3.1.3 Khái quát sự phát triển cụm ngành dừa Bến Tre Xuất hiện tại Bến Tre từ rất lâu đời nhưng trái dừa chủ yếu chỉ được dùng để bán trái khô, chế biến kẹo và một số sản phẩm giá trị thấp như cùi dừa khô, dầu dừa… cho đến năm 2001, khi doanh nghiệp chế biến cơm dừa nạo sấy đầu tiên tại đây được thành lập thì giá dừa trái bắt đầu được cải thiện. Chỉ vòng 5 năm sau đã có đến 16 nhà máy chế biến cơm dừa ra đời, góp phần tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, gia tăng thu nhập người nông dân. Khi những nhà máy này chỉ tiêu thụ nguyên liệu cơm dừa, các sản phẩm khác bị bỏ đi một cách lãng phí đã thúc đẩy việc ra đời những ngành chế biến sản phẩm phụ từ vỏ dừa, nước dừa, gáo dừa… các dịch vụ thu gom, sơ chế dừa cũng phát triển mạnh. Và chỉ sau 10 năm, kể từ khi công nghệ chế biến cơm dừa nạo sấy xuất hiện thì hàng loạt sản phẩm có giá trị hơn như than hoạt tính, sữa dừa… đã được sản xuất và dần chinh phục thị trường thế giới một cách ngoạn mục. 1 Tác giả phỏng vấn trực tiếp chuyên gia Nguyễn Thị Lệ Thủy. Bà Lệ Thủy tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành dừa tại ĐH Los Banos, Philippines và là chuyên gia về cây dừa cho tổ chức Tài nguyên Di truyền Dừa Thế giới tại Sri Lanka, Ấn Độ, Philippines, Fiji, Mexico… 11 3.2 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương 3.2.1 Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục: Năm 2010, dân số Bến Tre xấp xỉ 1,256 triệu người người, mật độ trung bình 532 người/km2, cao hơn mức bình quân của vùng là 435 người/km2. Với nguồn lao động chiếm tỷ lệ cao (64,5% dân số), chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI) đứng hàng 21/61 tỉnh thành, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 38% (UBND tỉnh Bến Tre, 2011), năng suất lao động có xu hướng gia tăng là những chỉ số cho thấy hạ tầng xã hội của tỉnh đã đạt được những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, là tỉnh thuần nông, người dân quen với nếp sống nông thôn nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng lao động do ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế, chưa thích nghi với tác phong công nghiệp, nhất là môi trường làm việc của các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, năng suất lao động còn thấp so với bình quân chung của cả nước, tỷ lệ chưa qua đào tạo còn khá cao (62%), chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ở các khu công nghiệp và phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặt khác, do gần với vùng KTTĐ phía Nam nên lượng lao động kỹ thuật khá lớn bị dịch chuyển ra khỏi địa phương. Là tỉnh liên tục đứng trong nhóm được đánh giá tốt về chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI) trong thời gian qua; chỉ số Hiệu quả quản lý hành chính công cấp (PAPI) ở Bến Tre năm 2010 cũng cho thấy chất lượng các văn bản luật của tỉnh tương đối tốt so với trình độ phát triển hiện nay, nhưng hiệu quả và hiệu lực pháp luật còn thấp (CECODES, UBMTTQVN và UNDP, 2010). Về y tế, Bến Tre là tỉnh duy nhất trong vùng ĐBSCL đạt tỷ lệ 7,8 bác sĩ trên 1 vạn dân năm 2010, cao hơn mức bình quân chung của khu vực là 4,99 và của cả nước là 7 bác sĩ trên 1 vạn dân (Vũ Thành Tự Anh, 2011, tr. 47). 3.2.2 Các chính sách kinh tế vĩ mô 3.2.2.1 Chính sách tài khóa: Trong giai đoạn 2005-2010, tỉnh đã có sự giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ (Hình 3.1). Tuy nhiên mức thay đổi này còn thấp so với mặt bằng chung. Tỷ lệ đóng góp GDP của khu vực kinh tế nhà nước khá thấp (xấp xỉ 20%), khu vực FDI hầu như đóng góp không đáng kể. Thành phần quan trọng là khu vực ngoài nhà nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan