Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược marketing cho chương trènh du lịch “hành trình di sản miền trung” tại...

Tài liệu Chiến lược marketing cho chương trènh du lịch “hành trình di sản miền trung” tại công ty tnhh mtv lữ hành vitours

.DOC
109
339
111

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA THƯƠNG MẠI- DU LỊCH CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG” TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH VITOURS Thầy hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Lớp : MSSV: ĐÀ NẴNG, THÁNG 4 NĂM 2011 Trang 1 Chuyên đề tốt nghiệp › MỤC LỤCš › MỤC LỤCš .....................................................................................................................2 LỜI MỞ ĐẦU:............................................................................................................6 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...............................................................................8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VE............................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH..................................................................................10 1.1. Chương trình du lịch.........................................................................................10 1.1.1. Khái niệm chương trình du lịch....................................................................10 1.1.2. Đặc điểm chương trình du lịch......................................................................10 1.1.3. Nội dung của chương trình du lịch...............................................................11 1.1.4. Phân loại chương trình du lịch......................................................................11 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing.............................................................12 1.2.1. Marketing........................................................................................................12 1.2.1.1. Khái niệm Marketing.............................................................................12 1.2.1.2. Khái niệm về chiến lược Marketing.....................................................12 1.2.1.3. Vai trò chiến lược Marketing................................................................13 1.2.2. Marketing du lịch trong kinh doanh lữ hành..............................................13 1.2.2.1. Khái niệm................................................................................................13 1.2.2.2. Đặc điểm xây dựng chiến lược marketing cho một chương trình du lịch..................................................................................................................................13 1.3. Nội dung và tiến trình hoạch định chiến lược Marketing cho một chương trình Du Lịch............................................................................................................. 14 1.3.1. Phân tích các cơ hội thị trường.....................................................................14 1.3.1.1. Phân tích môi trường:............................................................................14 1.3.1.1.1. Môi trường vĩ mô:...........................................................................14 1.3.1.1.2. Môi trường vi mô:...........................................................................15 1.3.1.2. Những xu hướng nổi bật của môi trường kinh doanh.......................16 1.3.2. Thiết kế chiến lược Marketing......................................................................16 Trang 2 Chuyên đề tốt nghiệp 1.3.2.1. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.....................16 1.3.2.2. Định vị sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành trên thị trường mục tiêu:................................................................................................................................21 1.3.2.3. Xây dựng các chính sách Marketing....................................................24 1.3.2.3.1. Chính sách sản phẩm (product).......................................................24 1.3.2.3.2. Chính sách giá.................................................................................25 1.3.2.3.2. Chính sách phân phối......................................................................27 1.3.2.3.4. Chính sách truyền thông cổ đô ông....................................................29 1.3.2.3.5. Chính sách con người......................................................................31 1.3.2.3.6. Quy trình:.........................................................................................32 1.3.2.3.7. Quan hệ với các bên hữu quan:.......................................................33 1.3.3. Xây dựng chương trình hành động:...........................................................33 1.3.4. Thực hiện và kiểm tra..................................................................................34 1.3.5. Ngân sách cho Marketing:...........................................................................34 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH VITOURS..............................36 2.1. Giới thiệu công ty TNHH MTV Vitours...........................................................36 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................37 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn..................................................................37 2.1.3. Các sản phẩm/ dịch vụ...................................................................................38 2.1.4. Cơ cấu của công ty TNHH MTV Vitours.....................................................40 2.1.5. Nguồn lực của công ty....................................................................................43 2.2. Kết quả kinh doanh của công ty TNHH MTV Vitours trong giai đoạn 20082011............................................................................................................................ 48 2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008- 2011...48 2.2.2. Tình hình thực hiện doanh thu theo cơ cấu khách.....................................50 2.2.3. Tình hình nguồn khách của công ty TNHH MTV Vitours trong giai đoạn 2008-2011.......................................................................................................................51 Trang 3 Chuyên đề tốt nghiệp 2.3. Thực trạng hoạt động Marketing cho chương trình du lịch Hành trình di sản Miền Trung ở công ty TNHH MTV lữ hành Vitours giai đoạn 2008- 2011..........58 2.3.1. Chương trình du lịch hành trình di sản miền Trung..................................58 2.3.1.1. Sự hình thành chương trình du lịch hành trình di sản miền Trung.58 2.3.1.2. Ý nghĩa của chương trình du lịch hành trình di sản miền Trung.....58 2.3.1.3. Đặc điểm của khách tham gia chương trình du lịch hành trình di sản miền Trung....................................................................................................................59 2.3.1.4. Điều kiện để phát triển chương trình du lịch hành trình di sản miền Trung.............................................................................................................................59 2.3.2. Kết quả kinh doanh chương trình du lịch hành trình di sản miền Trung. ........................................................................................................................................60 2.3.2.1. Tình hình khai thác khách du lịch hành trình di sản miền Trung của công ty............................................................................................................................60 2.3.2.2. Kết quả kinh doanh chương trình du lịch hành trình di sản miền Trung của công ty.........................................................................................................62 CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV VITOURS..................................................................................................................64 3.1. Những căn cứ làm tiền đề..................................................................................64 3.1.1. Phương hướng và mục tiêu chung của công ty............................................64 3.1.2. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh chương trình du lịch hành trình di sản của công ty TNHH MTV Vitours....................................................................65 3.1.3. Xu hướng phát triển du lịch hành trình di sản miền Trung hiện nay.......66 3.1.4. Năng lực của công ty TNHH MTV Vitours trong việc khai thác chương trình du lịch hành trình di sản miền trung...............................................................67 3.2. Nội dung và tiến trình hoạch định chiến lược Marketing cho chương trình du lịch Hành trình di sản miền Trung.....................................................................71 3.2.1. Phân tích môi trường trong tương lai...........................................................71 3.2.1.1. Môi trường vĩ mô:..................................................................................71 3.2.1.2. Môi trường vi mô:..................................................................................79 Trang 4 Chuyên đề tốt nghiệp . Phân tích SWOT............................................................................................83 3.2.2. Thiết kế chiến lược Marketing cho chương trình du lịch hành trình di sản miền Trung tại công ty Lữ hành Vitours ..................................................................85 3.2.2.1. Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu........................................85 3.2.2.2. Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu........................................88 3.2.2.3. Xây dựng các chính sách marketing cho chương trình du lịch hành trình di sản miền Trung tại công ty............................................................................89 3.2.2.3.1. Chính sách sản phẩm.......................................................................89 3.2.2.3.2. Chính sách giá.................................................................................91 3.2.2.3.3. Chính sách phân phối......................................................................92 3.2.2.3.4. Chính sách truyền thông cổ động....................................................93 3.2.2.3.5. Chính sách con người......................................................................96 3.2.2.3.6. Chính sách quy trình.......................................................................97 3.2.2.3.7. Chính sách đối với các bên hữu quan.............................................98 3.2.3. Xây dựng chương trình hành động...........................................................100 3.2.4. Thực hiện và kiểm tra................................................................................103 3.2.5. Ngân sách cho marketing..........................................................................104 KẾT LUẬN:............................................................................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................106 Trang 5 Chuyên đề tốt nghiệp CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG” TẠI CÔNG TY TNHH MTV LỮ HÀNH VITOURS LỜI MỞ ĐẦU: 1.TÍNH THỜI SỰ CỦA ĐỀ TÀI VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hòa nhịp với xu hướng chung của thế giới, nước ta đang chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế và đưa du lịch- dịch vụ lên làm ngành kinh tế mũi nhọn. Ở Việt Nam, du lịchdịch vụ là một ngành kinh tế còn non trẻ nhưng tầm quan trọng của nó được đánh giá đúng mức. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung đó không thể không nói đến Thành phố Đà Nẵng, là một thành phố trẻ, năng động, và đặc biệt nằm trên con đường di sản miền Trung. Điều đó rất thuận lợi cho các Doanh nghiệp lữ hành nơi đây kinh doanh tour du lịch này “Hành trình di sản miền Trung” và cũng chính điều đó tạo ra sức ép cạnh tranh lớn. Như vậy, để duy trì hoạt động của Doanh nghiệp đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nghiên cứu, đưa ra các giải pháp, các chương trình, mang tầm chiến lược…Trong đó hoạt động Marketing luôn được coi trọng trong bất kỳ một Doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường, đóng vai trò quan trọng và quyết định đến thành công của Doanh nghiệp. Một trong những công ty lữ hành hoạt động hiệu quả tại miền Trung là công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vitour (TNHH MTV Vitours). Để đạt được thành công như ngày hôm nay, Vitour không ngừng tư duy đổi mới từng ngày, xây dựng chiến lược mang tầm dài hạn phát triển sản phẩm của mình. Có thể kể đến “Con đường Di sản thế giới” bắt đầu xuất hiện ở miền Trung từ năm 2002, chỉ tuyến du lịch theo dạng chủ đề, do ông Paul Stone, lúc bấy giờ là Tổng Giám đốc Khu nghỉ mát cao Trang 6 Chuyên đề tốt nghiệp cấp Furama Đà Nẵng gợi ý tưởng và được Văn phòng Đại diện Tổng Cục Du lịch tại miền Trung đề xuất liên kết hoạt động du lịch giữa các tỉnh, thành phố ở miền Trung Việt Nam. Đến cuối năm 2004, “Con đường Di sản thế giới” hay “Hành trình Di sản miền Trung” mới được du khách thực sự biết đến qua Công ty Lữ hành Vitours. Cho đến nay, “Hành trình Di sản miền Trung” đem lại doanh thu khoảng 8-10 tỷ đồng/năm cho Công ty Lữ hành Vitours tại Đà Nẵng. Do đó, Vitours ví chương trình du lịch Hành trình di sản miền Trung như việc “Thuận tay dắt Bò” của công ty, và chương trình du lịch này luôn nằm trong chương trình du lịch chính của Công ty. Tuy nhiên, không những công ty lữ hành Vitours mà còn nhiều công ty lữ hành khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng đưa những di sản tại miền trung vào danh sách các chương trình du lịch của công ty mình. Để thành công trong việc “Thuận tay dắt bò” này, công ty cần có chiến lược Marketing phù hợp cho chương trình “Hành trình di sản miền Trung”, nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng mang nhiều giá trị nhất, và góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Chiến lược Marketing cho chương trình du lịch Hành trình di sản miền Trung tại công ty TNHH MTV Vitours”, để làm chuyên đề tốt nghiệp và góp phần vào việc nâng cao sức cạnh tranh cho chương trình du lịch này tại Công ty. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Chiến lược Marketing cho chương trình du lịch Hành trình di sản miền Trung tại công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours.” Là nhằm nghiên cứu nhu cầu tham gia các chương trình du lịch hành trình di sản miền Trung, trên cơ sở đó xây dựng mô ôt chiến lược marketing hiê uô quả để thu hút khách cho chương trình du lịch Hành Trình di sản miền Trung của công ty. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Thời gian nghiên cứu: 2008 – 2011 - Không gian nghiên cứu: phạm vi lãnh thổ Viê ôt Nam - Lĩnh vực nghiên cứu: Chiến lược marketing cho chương trình du lịch Hành trình di sản miền Trung. Trang 7 Chuyên đề tốt nghiệp 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thông qua việc tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng thu hút khách, kết quả kinh doanh để xây dựng chiến lược Marketing cho chương trình du lịch Hành trình di sản miền Trung hiện tại của công ty. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược marketing cho chương trình du lỊch. Chương II: Tình hình kinh doanh của công ty và thực trạng khai thác chương trình du lịch hành trình di sản miền Trung tại công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours. Chương III: Chiến lược marketing cho chương trình du lịch Hành trình di sản miền Trung tại Công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Doanh mục các bảng biểu Lực lượng lao động tại Công ty Lữ hành Vitours Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Lữ hành Vitours Bảng cân đối tài chính Công ty Lữ hành Vitours giai đoạn 2009-2011 Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Lữ hành Vitours từ năm 2008- 2011 Bảng doanh thu theo cơ cấu khách của Công ty Lữ hành Vitours từ năm 2008- 2011 Bảng cơ cấu khách theo phạm vi địa lý Bảng số lược khách theo quốc tịch của Công ty Lữ hành Vitours từ năm 2008- 2011 Kết quả kinh doanh chương trình du lịch hành trình di sản Trang 44 45 45 48 50 51 55 Bảng 2.8 miền Trung của công ty Vitours (2009 – 2011) 62 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng đánh giá lợi thế cạnh tranh của công ty Vitours Dự báo nhu cầu nhân lực trực tiếp du lịch đến năm 2020 70 75 Trang 8 Chuyên đề tốt nghiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ HÌNH VE Hình 1.1 Hình 1.2 Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Hình 2.5 Hình 2.6 Danh mục biểu đồ hình ve Kỹ thuật định vị sản phẩm chương trình du lịch Hệ thống kênh phân phối sản phẩm chương trình du lịch Công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours tại Thành phố Đà Nẵng Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours Biểu đồ thể hiện doanh thu, lợi nhuận, chi phí của Công ty Lữ hành Vitours từ năm 2008-2011. Biểu đồ thể hiện ngày khách của Công ty Lữ hành Vitours từ năm 2008-2011 Biểu đồ tăng trưởng số lượt khách của công ty Vitours từ năm 2008– 2011 Biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận chương trình du lịch hành trình di sản miền Trung của công ty Vitours từ năm 2009 – 2011. Trang 23 28 36 40 48 54 56 62 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH. 1.1. Chương trình du lịch Trang 9 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.1. Khái niệm chương trình du lịch  Theo Luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực từ 01-01-2006, tại Mục 13 Điều 4: “ CTDL là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.”  Theo giáo trình Quản trị kinh doanh Lữ hành, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội- 2009, định nghĩa CTDL như sau: “Chương trình du lịch là tập hợp các dịch vụ, hàng hóa được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thỏa mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách.” 1.1.2. Đặc điểm chương trình du lịch Chương trình du lịch như một dịch vụ tổng hợp, mang tính trọn vẹn được tạo nên từ các dịch vụ riêng lẻ của các nhà cung cấp khác nhau. Do vậy, chương trình du lịch mang trong nó những đặc điểm vốn có của sản phẩm và dịch vụ: - Tính vô hình CTDL: biểu hiện ở chỗ nó không phải là thứ có thể cân đo đếm, sờ, nếm thử, kiểm tra, lựa chọn trước khi mua giống như người ta bước vào một cửa hàng, mà người ta phải đi du lịch theo chuyến, phải tiêu dùng nó thì mới có được sự cảm nhận về nó tốt- xấu, hay- dở. Kết quả khi mua chương trình du lịch là sự trải nghiệm về nó, chứ không phải sở hữu nó. - Tính không đồng nhất của CTDL: biểu hiện ở chỗ nó không giống nhau, không lặp lại về chất lượng ở những chuyến thực hiện khác nha, vì nó phục vụ vào những yếu tố mà bản thân các Doanh nghiệp lữ hành không thể khiểm soát được, thời gian không gian sản xuất và tiêu dùng dịch vụ trong chuyến du lịch là trùng nhau. - Tính phụ thuô ôc vào uy tín của nhà cung cấp. Các dịch vụ có trong chương trình du lịch gắn liền với các nhà cung cấp. Cũng dịch vụ đó nếu không đúng các nhà cung cấp có uy tín tạo ra thì sẽ không có sức hấp dẫn với khách. Mặt khác, chất lượng của chương trình du lịch không có sự bảo hành về thời gian, không thể hoặc trả lại dịch vụ vì tính vô hình của chúng. - Tính dễ sao chép và bắt chước là do kinh doanh chương trình du lịch không đòi hỏi kĩ thuật tinh vi, khoa học tiên tiến hiện đại, dung lượng vốn ban đầu thấp. Trang 10 Chuyên đề tốt nghiệp - Tính thời vụ cao và luôn luôn bị biến động, tiêu dùng và sản xuất du lịch phụ thuộc nhiều và rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Chất lượng của chuyến du lịch chịu sự chi phối và tác động của các yếu tố tâm lý cá nhân và tâm lý xã hội của cả người sản xuất và người tiêu dùng. - Tính khó bán của CTDL là kết quả của các đặc tính nói trên. Tính khó bán còn do cảm nhận rủi ro của khách khi mua chương trình du lịch như: rủi ro về chức năng của sản phẩm, rủi ro về thân thể, rủi ro về tài chính, rủi ro về tâm lý, rủi ro về thời gian và rủi ro về xã hội. 1.1.3. Nội dung của chương trình du lịch  Tên chương trình – mã chương trình,  Thời điểm tổ chức chương trình,  Tổng quỹ thời gian của chương trình,  Chi tiết hoạt đô nô g từng ngày với những nô iô dung: phương thức vâ nô chuyển, cơ sở lưu trú, các hoạt đô ông vui chơi giải trí, các điểm tham quan, các dịch vụ trong chương trình,….  Giá của CTDL,  Các dịch vụ khác (nếu có),  Các điều khoản của chương trình, lời khuyên hoă ôc khuyến cáo du khách về những vấn đề liên quan đến điểm du lịch hoă ôc hành trình. 1.1.4. Phân loại chương trình du lịch Có nhiều tiêu chí để phân loại CTDL: - Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh: + Chương trình du lịch chủ đô ông + Chương trình du lịch bị đô ông + Chương trình du lịch kết hợp - Căn cứ vào các dịch vụ cấu thành và mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng, có 5 loại: + Chương trình du lịch trọn gói có người tháp tùng + Chương trình du lịch có hướng dẫn viên từng chặng + Chương trình du lịch độc lập tối thiểu + Chương trình du lịch độc lập đầy đủ (toàn phần) Trang 11 Chuyên đề tốt nghiệp + Chương trình tham quan - Căn cứ vào mức giá có 3 loại: + CTDL theo giá trọn gói + CTDL theo giá của các dịch vụ cơ bản + CTDL theo giá tự chọn - Căn cứ vào mục đích của của chuyến du lịch và loại hình du lịch. + CTDL nghĩ ngơi, giải trí chữa bệnh + CTDL theo chuyên đề: văn hóa, lịch sử, phong tục tạp quán + CTDL công vụ MICE (Hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm) + CTDL tàu thủy (Cruise Line) + CTDL tôn giáo, tín ngưỡng + CTDL sinh thái + CTDL thể thao, khám phá và mạo hiểm: leo núi, lặn biển, đến các bản dân tộc. + CTDL đặc biệt, ví dụ như tham quan chiến trường xưa cho các cựu chiến binh. + Các CTDL tổng hợp là sự tập hợp của các thể loại trên đây. 1.2. Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing 1.2.1. Marketing 1.2.1.1. Khái niệm Marketing Marketing là hoạt động của con người hướng tới việc thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. (P.KOTLER). 1.2.1.2. Khái niệm về chiến lược Marketing Chiến lược marketing là sự lý luận (lôgic) marketing nhờ đó một đơn vị kinh doanh hy vọng đạt được các mục tiêu marketing của mình. Chiến lược marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trường mục tiêu, marketing-mix và ngân sách marketing. 1.2.1.3. Vai trò chiến lược Marketing Trang 12 Chuyên đề tốt nghiệp  Chiến lược marketing vạch ra những nét lớn trong hoạt động marketing của một doanh nghiệp, từ việc lựa chọn chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh cho đến việc xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể thích hợp, nhờ đó một đơn vị kinh doanh hy vọng đạt được các mục tiêu marketing của riêng mình.  Chiến lược marketing là một chiến lược chức năng, nó được xem là một nến tảng có tính định hướng cho việc xây dựng các chiến lược chức năng khác trong doanh nghiệp như chiến lược sản xuất, chiến lược tài chính. 1.2.2. Marketing du lịch trong kinh doanh lữ hành. 1.2.2.1. Khái niệm “Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn trên mong muốn của du khách để từ đó đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu, thu được nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó.” (Theo tổ chức du lịch thế giới) 1.2.2.2. Đặc điểm xây dựng chiến lược marketing cho một chương trình du lịch. Khi xây dựng chiến lược marketing cho một sản phẩm truyên thống, ta thường thấy bốn yếu tố của marketing - mix là: Sản phẩm, giá cả, phân phối, truyền thông cổ động. Nhưng đối với việc xây dựng chiến lược marketing cho một chương trình du lịch, do đặc điểm kinh doanh của ngành dịch vụ lữ hành nên còn thêm yếu tố con người, quan hệ với các bên hữu quan, quy trình, trong đó yếu tố con người là yếu tố quan trọng trong các chính sách marketing, điều này là do dịch vụ du lịch phần lớn được tạo ra trong mối quan hệ giữa con người với con người và mối quan hệ đó ảnh hưởng đến sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Do vậy, xây dựng chiến lược marketing cho chương trình du lịch các yếu tố marketing - mix bao gồm: giá, phân phối, xúc tiến cổ động và con người, quan hệ các bên hữu quan, quy trình. 1.3. Nội dung và tiến trình hoạch định chiến lược Marketing cho một chương trình Du Lịch. Trang 13 Chuyên đề tốt nghiệp Phân tích cơ hội thị trường Thiết kế chiến lược marketing Hoạch định chương trình marketing Thực hiện và kiểm tra 1.3.1. Phân tích các cơ hội thị trường. 1.3.1.1. Phân tích môi trường: 1.3.1.1.1. Môi trường vĩ mô:  Các yếu tố nhu cầu: Các yếu tố nhu cầu về du lịch và lữ hành cơ bản là giống nhau ở quốc gia. Mặc dù cơ cấu nhu cầu của một khu vực, hay trong bất kỳ quốc gia nào là duy nhất cho khu vực đó, quốc gia đó, tập hợp các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến từng doanh nghiệp đơn lẻ như khách sạn, nhà điều hành tour, các hãng hàng không và các điểm thăm quan là giống nhau. Các yếu tố kinh tế: Ảnh hưởng của các biến số kinh tế trong việc hỗ trợ tăng trưởng du lịch đặc biệt rõ ràng cho giải trí và du lịch nghĩ mát. Nếu các yếu tố khác vẫn tương đối không thay đổi, có một mối quan hệ trực tiếp rất rõ ràng giữa các hoạt động của nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là thu nhập bình quân của dân cư, và lượng nhu cầu mà nó tạo ra các chuyến đi nghỉ. Các yếu tố nhân chủng: Tác động chậm hơn so với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế, các yếu tố quyết định đến thị trường du lịch được xác định là độ già dân cư, tầng lớp xã hội và thu nhập hộ gia đình, kích thước, thành phần hộ gia đình, ly dị và tái hôn, và kinh nghiệm giáo dục. Số lượng ngày càng tăng của những người tương đối giàu có, khá năng động trên năm mươi lăm tuổi, đã hoặc sắp nghĩ hưu, là một xu hướng dân số ngày càng trở nên có ảnh hưởng đến du lịch và thị trường du lịch trong thế kỹ XXI. Các yếu tố địa lý: Khí hậu và các đặc điểm thăm quan danh lam thắng cảnh chắc chắn là hai trong số những yếu tố quyết định chủ yếu của nhu cầu đi lại cho cả mục đích giải trí, cho việc lựa chọn điểm đến. Đối với các nhà điểu hành của tất cả các loại thu hút du khách, cũng như các nhà cung cấp lưu trú, việc lựa chọn vị trí địa lý cho các doanh nghiệp của họ thường quyết định kinh doanh quan trọng nhất. Trang 14 Chuyên đề tốt nghiệp Thái độ văn hóa xã hội ảnh hưởng đến du lịch: Các thị trường tiềm năng cho du lịch trong nước và quốc tế rõ ràng bao gồm số lượng ngày càng tăng của người có đủ thu nhập, thời gian giải trí và di dộng để tạo ra và duy trì tăng trưởng thị phần đáng kể. Tuy vậy, các nhà marketing cần xem xét một vấn đề quan trọng hơn nhiều- thái độ (attitude) nói chung và hành vi (behavior) của các thị trường tiềm năng tăng trưởng đối với du lịch nghỉ so với các sản phẩm giải trí khác, mối quan tâm, thời gian và tiền bạc của họ. Các yếu tố Chính phủ/ Quy định: Hầu hết các luật lệ và quy định nhằm tác động đến mặt cung hơn mặt cầu, nhưng ảnh hưởng của chúng đối với nhu cầu là rất lớn, với các lý do chính ảnh hưởng trực tiếp đến cung và cầu, và thường tác động cụ thể đến du lịch. 1.3.1.1.2. Môi trường vi mô: Công ty: Nhà quản trị marketing phải làm việc với ban quản trị cấp cao và nhiều bộ phận khác trong công ty. Bộ phận tài chính quan tâm đến việc tìm ra nguồn lực và sử dụng các quỹ để thực thi các kế hoạch marketing. Bộ phận kế toán đo lường doanh số và chi phí, giúp marketing biết họ đạt được mục tiêu ra sao. Bộ phận phát triển sản phẩm cần chế tác kịp thời những sản phẩm mới đáp ứng sự thay đổi của thị trường… Nhà cung ứng: Nhà cung ứng là những cá nhân hay đơn vị cung ứng những nguồn lực cần thiết để công ty sản xuất các sản phẩm và dịch vụ của mình. Các xu hướng, các bước phát triển, các nhân tố có ảnh hưởng đến nhà cung ứng cũng tác động đến việc thực hiện kế hoạch marketing của công ty. Các trung gian Marketing: Những hỗ trợ cho công ty trong việc khuyến mãi, bán hàng, và phân phối hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Họ giúp cho các công ty lữ hành tìm khách hàng, và thực hiện bán hàng. Họ bao gồm đại lý lữ hành, nhà điều hành tour bán buôn, và các đại diện khách sạn. Các đại lý dịch vụ marketing bao gồm các công ty nghiên cứu marketing, các đại lý quảng cáo, các công ty truyền thông, các công ty tư vấn marketing có thẻ giúp công ty xác định và xúc tiến sản phẩm vào đúng thị trường. Các trung gian tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm…hỗ trợ công ty du lịch trong việc tài trợ các giao dịch và bảo đảm rủi ro có liên quan đến mua bán sản phẩm, dịch vụ. Trang 15 Chuyên đề tốt nghiệp 1.3.1.2. Những xu hướng nổi bật của môi trường kinh doanh. Xu hướng là một thuật ngữ hữu ích thường được sử dụng trong nghiên cứu trong du lịch để xác định mức độ tham gia vào các hoạt động du lịch trong tập thể dân cư nhất định. Đặc trưng du lịch ít Thu nhập hộ gia đình thấp Đặc trưng du lịch nhiều Thu nhập của hộ gia đình cao Gia đình chỉ có cha hoặc mẹ. Gia đình có cha và mẹ (có việc làm) Người ở nông thôn Người ở ngoài phố Giáo dục tối thiểu Có giáo dục cao hơn Nhiều người lớn tuổi Người trẻ tuổi Người không có phương tiện đi lại cá nhân Gia đình có phương tiện riêng Các kỳ nghỉ dưới 3 tuần Các kỳ nghĩ trên sáu tuần Không tiếp cận internet Kết nối tại nhà trong công việc Xu hướng tham gia vào du lịch lữ hành (Nguồn: Middleton, 2003) 1.3.2. Thiết kế chiến lược Marketing. 1.3.2.1. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. 1.3.2.1.1. Các tiêu thức phân đoạn: a) Phân đoạn thị trường theo tiêu thức địa lý: Theo tiêu thức này thị trường du lịch được phân chia thành những nhóm khách hàng có cùng khu vực cư trú. Các khu vực có thể rất nhỏ và rất lớn. Việc sử dụng những tiêu thức này được đặt cơ sở trên quan niệm rằng mỗi vùng phát triển nền văn hóa của chính nó, và có thể tồn tại những kiểu tập tính tiêu dùng khác nhau giữa các vùng và dựa trên những ý niệm về sự gần gũi của các thị trường và chi phí vận chuyển tương ứng. b) Phân đoạn thị trường theo tiêu thức nhân khẩu học: Phân chia theo nhân khẩu học có nghĩa là phân chia thị trường dựa trên các số liệu đã thống kê dân số như độ tuổi, giới tính, hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người, quy mô gia đình, trình độ giáo dục, nguồn gốc dân tộc hay tôn giáo...Cũng như phân đoạn theo tiêu thức địa lý, phân đoạn nhân khẩu học cũng dễ sử dụng bởi các số liệu thống kê thường có sẵn. Các phân đoạn này được sử dụng đi kèm với cách phân đoạn theo tiêu thức địa lý. Trang 16 Chuyên đề tốt nghiệp c) Phân đoạn thị trường theo tiêu thức mục đích của du lịch: Trong doanh nghiệp lữ hành lớn, có nhiều khía cạnh về cụ thể mục đích, trong đó xác định bản chất của các sản phẩm được cung cấp và phương pháp chiêu thị được sử dụng. Các thị trường hội nghị đòi hỏi các sản phẩm khác nhau cho những người cung cấp cho du khách kinh doanh khác, các cuộc họp của nhóm có độ lớn khác nhau đòi hỏi phải cung cấp đặc biệt, một số khách có thể yêu cầu dịch vụ thư ký và và phạm vi kinh doanh du lịch từ hạng nhất cho các sản phẩm giá rẻ. d). Phân đoạn thị trường theo tiêu thức hành vi của người mua Một loạt các đặc điểm phân tích hành vi của người mua có thể liên quan đến việc xác định phân khúc cụ thể, và phát triển sản phẩm thích ứng với nhu cầu cụ thể của họ. Những đặc điểm này phân chia theo: - Thời điểm và quy trình quyết định của người mua trước khi quyết định đặt chỗ. - Quyết định được thực hiện trong quá trình đặt chỗ. - Các quyết định sử dụng sản phẩm trong quá trình tiêu thụ, bao gồm các tác động đến bền vững. - Hành vi của người mua và quyết định sau khi sử dụng bất kỳ sản phẩm lữ hành nào. 1.3.2.1.2. Thực hành phân đoạn: a) Giai đoạn thăm dò: Người nghiên cứu thực hiện các cuộc phỏng vấn thăm dò và các thảo luận nhóm tập trung để hiểu nhiều hơn động cơ của khách hàng, thái độ và hành vi của họ đối với chương trình du lịch. Sau đó người nghiên cứu chuẩn bị bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu về các đặc tính đánh giá tầm quan trọng của chúng về các vấn đề liên quan đến việc tiêu dùng sản phẩm du lịch, về thái độ đối với chương trình du lịch, và các biến só nhân khẩu hoặc địa lý, tâm lý, phân bố, theo phương tiện thông tin đại chúng của người tham gia nghiên cứu. b) Giai đoạn phân tích: Người nghiên cứu áp dụng phân tích nhân tố đối với dữ liệu để loại bỏ những biến số tương quan nhiều với nhau, sau đó áp dụng phân tích phân nhóm để tạo ra một số phân đoạn thị trường khác nhau nhiều nhất. c) Giai đoạn định hình phân đoạn: Mỗi nhóm thị trường có đặc điểm khác nhau về thái độ, hành vi, đặc điểm nhân khẩu và tâm lý cũng như đặc điểm của các phương Trang 17 Chuyên đề tốt nghiệp tiện truyền thông khác nhau. Mỗi phân đoạn sẽ được gắn liền với một cái tên dựa trên đặc điểm nổi trội của nó. Một cách để khám phá ra những đoạn thị trường mới là nghiên cứu thứ tự các đặc tính mà khách hàng xem xét khi lựa chọn chương trình du lịch của công ty lữ hành để mua. 1.3.2.1.3. Mô tả các đoạn thị trường: a) Đoạn thị trường theo địa lý: Đoạn thị trường này được thực hiện khá dễ dàng vì cách phân chia ranh giới địa lý được thống nhất trên toàn thế giới. Đoạn thị trường phân theo khu vực địa lý rất dễ đo lường, thậm chí các con số thống kê cũng sẵn có. Hơn nữa, vấn đề truyền thông cổ động đến phục vụ một khu vực địa lý nhất định nên việc tiếp cận dễ dàng hơn và đúng trọng tâm hơn. b) Đoạn thị trường theo tiêu thức nhân khẩu học: Đoạn thị trường này giúp cho các doanh nghiệp lữ hành dễ dàng đưa ra chương trình du lịch của mình phù hợp với các lứa tuổi khác nhau, trình độ giáo dục...Ví dụ như những người ở độ tuổi nghĩ hưu thường có xu hướng đi du lịch nghĩ dưỡng. Với cách phân đoạn này thì doanh nghiệp lữ hành sử dụng các số liệu thống kê thường có sẵn, nên việc xậy dựng đoạn thị trường cho chương trình du lịch này có tính khái quát cao. c) Đoạn thị trường theo tiêu thức mục đích của du lịch: Đối với đoạn thị trường này các nhà điều hành tour hướng đến mục đích và nhu cầu khách hàng về sản phẩm sẽ khác nhau tùy theo điều họ đang tìm kiếm: Kỳ nghĩ hè chính, Các ngày nghĩ lễ và nghỉ ngắn, Mùa đông, Thể thao. d). Phân đoạn thị trường theo tiêu thức hành vi của người mua Đối với đoạn thị trường này các khía cạnh của hành vi người mua không hẳn toàn diện, nhưng các khía cạnh chính có thể điều chỉnh thích hợp với bối cảnh cụ thể của hầu hết các doanh nghiệp lữ hành. Ví dụ, đặt phòng có thể ít quan trọng để thu hút du khách đến điểm tham quan (nhưng có thể liên quan cho nhóm du khách), trong khi chi tiết của dạng khách lưu động, các đặc điểm thăm viếng và phương tiện sử dụng, sự phân bổ thời gian tại điểm tham quan, sử dụng dịch vụ bán lẻ và phục vụ ăn uống...quan trọng trong việc phát triển và định vị sản phẩm. 1.3.2.1.4. Đánh giá các đoạn thị trường. Trang 18 Chuyên đề tốt nghiệp Mục đích của việc đánh giá các khúc thị trường là nhận dạng mức độ hấp dẫn của từng khúc thị trường tương ứng với việc theo đuổi và đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp lữ hành đề ra đối với chương trình du lịch. Khi đánh giá các đoạn thị trường khác nhau, các doanh nghiệp lữ hành doanh nghiệp lữ hành xem xét ba yếu tố sau: a) Qui mô và mức tăng trưởng của từng phân đoạn thị trường Qui mô của các mỗi đoạn thị trường phải phù hợp với khả năng đáp ứng và quan điểm phục vụ của doanh nghiệp lữ hành. Có những doanh nghiệp thích chọn phục vụ những phân đoạn thị trường có khối lượng tiêu thụ lớn và bỏ qua những phân đoạn thị trường nhỏ. Những doanh nghiệp nhỏ thì tránh những phân đoạn thị trường lớn do nguồn lực của mình hạn chế. Các phân đoạn thị trường đang tăng trưởng thường là đối tượng thâm nhập của đối thủ cạnh tranh. Sức ép của đối thủ cạnh tranh làm giảm khả năng sinh lời của các phân đoạn thị trường này và đồi hỏi các doanh nghiệp lữ hành phải tiêu phí nhiều hơn đẻ duy trì khả năng hiện có của mình. b) Mức độ hấp dẫn về cơ cấu của phân đoạn thị trường Chính năm lực lượng cạnh tranh quyết định mức độ hấp dẫn về lợi nhuận lâu dài của một phân đoạn thị trường:  Do mối đe dọa từ cạnh tranh, một phân đoạn thị trường hấp dẫn nếu có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh tấn công, hoặc đối thủ đầu tư quá nhiều vào đó, đặc biêt khi thị trường suy giảm sức mua mà doanh nghiệp đã đầu tư tăng năng lực sản xuất lên quá nhiều làm tăng chi phí cố định lên cao. Trong trường hợp này cạnh tranh về giá cả, quảng cáo và đưa ra những sản phẩm mới diễn ra thường xuyên.  Một phân đoạn thị trường sẽ không coi là hấp dẫn, nếu nó không thể thu hút những người thâm nhập mới có khả năng và nguồn lực mạnh tăng được thị phần.  Khi một phân đoạn thị trường đang có những sản phẩm du lịch thay thế hay có khả năng xuất hiện những sản phẩm thay thế mới, thì phân đoạn thị trường sẽ kém hấp dẫn. Doanh nghiệp lữ hành phải theo dõi xu hướng thay đổi giá cả của những sản phẩm thay thế, vì nếu sản phẩm chương trình du lịch khác chất lượng hơn, hấp dẫn hơn sẽ làm cho giá và lợi nhuận trong đoạn thị trường đó giảm xuống. Trang 19 Chuyên đề tốt nghiệp  Một phân đoạn thị trường sẽ không hấp dẫn nếu những người mua có nhiều ưu thế trong thương lượng để yêu cầu được giảm giá hay đòi hỏi chất lượng và dịch vụ cao hơn. Mối đe dọa này sẽ tăng lên nếu sản phẩm chiếm một phần đáng kể trong chi phí của người mua mà chi phí chuyển đổi sản phẩm không lớn, hay sản phẩm không có sự khác biệt đáng kể và người mua nhạy cảm với giá cả. Cách phòng thủ tốt nhất là doanh nghiệp lữ hành cung ứng những chương trình du lịch tốt hơn để những người mua không thể từ chối. c). Mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp lữ hành. Ngay cả khi đoạn thị trường là hấp dẫn, doanh nghiệp lữ hành cần phải cân nhắc xem mỗi phân đoạn thị trường đó có phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp hay không. Trường hợp không đáp ứng được những mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp, thì phân đoạn thị trường hấp dẫn sẽ bị loại bỏ. Ngay cả khi phân đoạn thị trường hấp dẫn và phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp không có đủ các nguồn lực cần thiết đảm bảo thành công thì phân đoạn thị trường đó cũng sẽ không được lựa chọn. 1.3.2.1.5. Lựa chọn thị trường mục tiêu: Trên thực tế, các doanh nghiệp lữ hành có thể lựa chọn thị trường mục tiêu theo một trong năm phương án sau đây để có chương trình du lịch đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tập trung vào một khúc thị trường: Theo phương án này, mọi nỗ lực marketing của doanh nghiệp chỉ tập trung vào một phân khúc thị trường mục tiêu đơn lẻ cụ thể. Như doanh nghiệp lữ hành chỉ chọn thị trường khách du lịch Nhật Bản, hoặc thị trường du lịch người già theo từng đôi. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành nhỏ thường quan tâm tới phương án này. Thứ nhất, du lịch Việt Nam trong giai đoạn đầu của sự phát triển, các doanh nghiệp nhỏ bé, nguồn lực có hạn, trình độ kinh doanh du lịch còn ở mức độ thấp. Sự thành công trong kinh doanh lữ hành của Thomas Cook, người được suy tôn là cha đẻ kinh doanh lữ hành của thế giới vào thế kỷ 19 vẫn còn là bài học quý báu cho các nhà kinh doanh lữ hành ngày nay. Tuy nhiên, phương án này có độ mạo hiểm cao. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng