Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC INTERNET CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI HÀ NỘI (NGHIÊN CỨ...

Tài liệu CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC INTERNET CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI SAIGONTOURIST HÀ NỘI, EXOTISSIMO VÀ NGHITAMTOURS)

.DOC
141
331
57

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- Doãn Văn Tuân CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC INTERNET CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI SAIGONTOURIST HÀ NỘI, EXOTISSIMO VÀ NGHITAMTOURS) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH 2 Hà Nội, 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------- Doãn Văn Tuân CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC INTERNET CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI SAIGONTOURIST HÀ NỘI, EXOTISSIMO VÀ NGHITAMTOURS) Chuyên ngành: Du lịch Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ MẠNH HÀ 3 Hà Nội, 2008 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, hợp pháp và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào nào trước đây. Tác giả luận văn Doãn Văn Tuân 5 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa........................................................................................................ Lời cam đoan......................................................................................................... Mục lục................................................................................................................. Danh mục các bảng............................................................................................... Danh mục các hình vẽ và đồ thị............................................................................ MỞ ĐẦU............................................................................................................... Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC INTERNET TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH........................................................................... 1.1 Lược lịch sử hình thành internet và ứng dụng của internet trong kinh doanh lữ hành..................................................................................... 1.1.1 Lược sử hình thành internet trên thế giới và Việt Nam........................... 1.1.2 Một số khái niệm cơ bản trong khai thác internet.................................... 1.2 Các cấp độ khai thác internet trong kinh doanh lữ hành........................ 1.3 Các hình thức khai thác internet trong kinh doanh lữ hành................... 1.3.1 Bán hàng trực tuyến................................................................................. 1.3.2 Marketing trực tuyến............................................................................... 1.3.3 Quản trị mối quan hệ với khách hàng và với nhà cung cấp.................... 1.4 Các công ty lữ hành trực tuyến lớn trên thế giới với các chiến lược khai thác internet trong kinh doanh lữ hành............................................ 1.4.1 Travelocity với các chiến lược dẫn đầu thị trường lữ hành trực tuyến........................................................................................................ 1.4.2 Lastminute.com với chiến lược bán vé giờ chót...................................... 1.4.3 Priceline.com với chiến lược giá động..................................................... 1.4.4 Mô hình đấu giá trực tuyến với eBay.com............................................... 1.5 Vai trò của khai thác internet trong hoạt động kinh doanh lữ hành ....................................................................................................................... 6 Chương 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC INTERNET TẠI SAIGONTOURIST HÀ NỘI, EXOTISSIMO VÀ NGHITAMTOURS............. 2.1 Thực trạng khai thác internet tại Saigontourist Hà Nội.......................... 2.1.1 Sơ lược về Saigontourist Hà Nội............................................................ 2.1.2 Cơ sở kỹ thuật thông tin của Saigontourist Hà Nội................................. 2.1.3 Thực trạng nguồn nhân lực với việc khai thác internet tại Saigontourist Hà Nội.............................................................................. 2.1.4 Thực trạng khai thác internet trong kinh doanh của Saigontourist Hà Nội.................................................................................................... 2.2 Thực trạng khai thác internet tại công ty Exotissimo.............................. 2.2.1 Sơ lược về công ty Exotissimo................................................................ 2.2.2 Cơ sở kỹ thuật thông tin.......................................................................... 2.2.3 Thực trạng nguồn nhân lực với việc khai thác các ứng dụng Internet tại Exotissimo............................................................................ 2.2.4 Thực trạng khai thác internet trong kinh doanh của Exotissimo............. 2.3 Thực trạng khai thác internet tại Nghitamtours..................................... 2.3.1 Sơ lược về công ty Nghitamtours........................................................... 2.3.2 Cơ sở kỹ thuật thông tin của Nghitamtours............................................ 3.3.3 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ khai thác internet tại Nghitamtours.......................................................................................... 2.3.4 Thực trạng khai thác internet tại Nghitamtours...................................... 2.4 Những nhận định và đánh giá chung về thực trạng khai thác internet ở các doanh nghiệp Hà Nội........................................................ 2.4.1 Cơ sở kỹ thuật thông tin cho khai thác internet trong kinh doanh. ................................................................................................................ 2.4.2 Nguồn nhân lực và hoạt động đào tạo nâng cao trình độ tin học và sử dụng internet...................................................................................... 2.4.3 Hiện trạng sử dụng phần mềm và mục đích sử dụng internet................ 7 2.4.4 Nhận thức về khai thác internet trong kinh doanh................................. Chương 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC INTERNET TRONG KINH DOANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI HÀ NỘI.................................................................................................. 3.1 Một số khái niệm trong xây dựng chiến lược khai thác internet trong kinh doanh lữ hành.......................................................................... 3.1.1 Khái niệm chiến lược............................................................................. 3.1.2 Khái niệm chiến lược khai thác internet trong hoạt động kinh doanh lữ hành......................................................................................... 3.2 Những cơ sở và nguyên tắc để xây dựng chiến lược................................. 3.2.1 Những cơ sở để xây dựng chiến lược..................................................... 3.2.2 Nguyên tắc khi xây dựng chiến lược...................................................... 3.3 Các bước xây dựng chiến lược khai thác internet trong hoạt động kinh doanh lữ hành tại Hà Nội................................................................... 3.3.1 Xác định mục tiêu của chiến lược.......................................................... 3.3.2 Phân tích SWOT về kinh doanh trực tuyến của Saigontourist Hà Nội, Exotissimo và Nghitamtours........................................................... 3.2.3 Lựa chọn chiến lược............................................................................. 3.2.4 Thực hiện chiến lược đề ra................................................................... 3.2.5 Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược........................................ KẾT LUẬN....................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. Phụ lục 1 ........................................................................................................... Phụ lục 2............................................................................................................ Phụ lục 3............................................................................................................ Phụ lục 4............................................................................................................ 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Một số hãng lữ hành lớn trên thế giới........................................... Bảng 2.1 Các kiểu kết nối internet của Saigontourist Hà Nội...................... Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng một số phần mềm tại Saigontourist Hà Nội.................................................................................................. Bảng 2.3 Một số tài khoản của hệ thống đặt chỗ được sử dụng tại Saigontourist Hà Nội...................................................................... Bảng 2.4 Cơ cấu thành phần khách truy cập tính theo quốc gia của www.saigontouristhanoi.com.................................................. Bảng 2.5 Hiện trạng sử dụng phần mềm và internet tại Exotissimo............ Bảng 2.6 Các hệ thống đặt chỗ toàn cầu được sử dụng tại Exotissimo Hà Nội.................................................................... Bảng 2.7 Thứ hạng của www.exotissimo.com ở một số quốc gia............... Bảng 2.8 Hiện trạng sử dụng phần mềm của Nghitamtours......................... Bảng 2.9 Hiện trạng sử dụng các tài khoản hệ thống đặt chỗ toàn cầu và phân phối toàn cầu tại Nghitamtours......................................... Bảng 3.1. Xu hướng tăng trưởng của thị trường du lịch trực tuyến châu Âu từ 1998 đến 2007 và dự báo năm 2009............................ Bảng 3.2 Hoạt động mua sắm qua mạng của người dân Mỹ........................ Bảng 3.3 Tỷ lệ người sử dụng internet cho việc đặt các chuyến du lịch tại Úc tính đến tháng 6 năm 2007................................................ Bảng 3.4 Mức tăng trưởng của thị trường du lịch trực tuyến của Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ...................................................................................................... Bảng 3.5 Ma trận SWOT về khả năng khai thác internet trong kinh doanh của Saigontourist Hà Nội................................................... Bảng 3.6 Ma trận SWOT về khả năng khai thác internet trong kinh 9 doanh của Exotissimo.................................................................. Bảng 3.7 Ma trận SWOT về khả năng khai thác internet trong kinh doanh của Nghitamtours............................................................... Bảng 3.8 Lựa chọn các chiến lược phù hợp cho các doanh nghiệp lữ hành.............................................................................................. Bảng 3.9 Xu hướng chọn từ khóa thông dụng............................................. Bảng 3.10 Dịch vụ bảo hiểm cho các rủi ro trong giao dịch điện tử hãng AIG...................................................................................... Bảng 3.11 Các tiêu chí đánh giá website..................................................... DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1 Sáu cấp độ khai thác internet trong kinh doanh lữ hành trực tuyến............................................................................................... Hình 1.2 Trang chủ của hãng lữ hành trực tuyến Travelocity...................... Hình 1.3 Trang chủ của hãng Lastminute..................................................... Hình 1.4 Trang chủ của hãng lữ hành trực tuyến Priceline.com.................. Hình 1.5 Trang đấu giá các sản phẩm du lịch của hãng eBay...................... Hình 1.6 Kênh phân phối trung gian trực tuyến trong chuỗi các nhà cung cấp du lịch.............................................................................. Hình 2.1 Sơ đồ mạng máy tính kết nối internet của Saigontourist Hà Nội.................................................................................................. Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu trình độ tin học của người lao động, công ty Saigontourist Hà Nội...................................................................... Hình 2.3 Tỷ lệ các hình thức đào tạo tin học và internet cho nhân viên của Saigontourist Hà Nội............................................................... Hình 2.4 Sơ đồ mạng máy tính công ty Exotissimo tại Hà Nội................... 10 Hình 2.5 Biểu đồ cơ cấu trình độ tin học của nhân viên công ty Exotissimo...................................................................................... Hình 2.6 Biểu đồ cơ cấu các khóa học về tin học bổ sung tại Exotissimo...................................................................................... Hình 2.7 Biểu đồ cơ cấu khách thăm quan website www.exotissimo.com..................................................................... Hình 2.9 Sơ đồ mạng máy tính nội bộ có kết nối internet của công ty Nghitamtours.................................................................................. Hình 2.10 Biểu đồ cơ cấu trình độ tin học của nhân viên Nghitamtours ........................................................................................................ Hình 2.11 Biểu đồ cơ cấu khóa học tin học tại Nghitamtours....................... Hình 2.12 Biểu đồ các hình thức đào tạo tin học tại Saigontourist Hà Nội, Exotissimo và Nghitamtours.................................................. Hình 2.13 Biểu đồ mức độ áp dụng internet trong phần mềm chuyên ngành của Saigontourist và Exotissimo......................................... Hình 2.14 Biểu đồ cơ cấu mục đích khai thác internet tại Saigontourist Hà Nội, Exotissimo và Nghitamtours............................................ Hình 2.15 Biểu đồ cơ cấu lợi ích của khai thác internet tại Saigontourist Hà Nội, Exotissimo và Nghitamtours...................... Hình 2.16 Biểu đồ nhận thức về lợi ích của khai thác internet tại Saigontourist Hà Nội, Exotissimo và Nghitamtours...................... Hình 3.1 Chiến lược khai thác internet trong hoạt động của doanh nghiệp............................................................................................. Hình 3.2 Các bước xây dựng chiến lược khai thác internet trong doanh nghiệp lữ hành..................................................................... Hình 3.3 Biểu đồ sự tăng trưởng số người dùng internet trên thế giới ....................................................................................................................... 11 Hình 3.4 Biểu đồ Xu hướng tăng trưởng thị trường du lịch trực tuyến châu Âu giai đoạn 1998 - 2007 và dự báo 2009............................. Hình 3.5 Biểu đồ tăng trưởng của người sử dụng internet để đặt dịch vụ du lịch lữ hành tại Mỹ giai đoạn 2000-2007............................. 12 MỞ ĐẦU Khi con người ngày càng muốn vươn xa hơn khỏi nơi mình cư trú thường xuyên cũng đồng nghĩa với việc con người muốn nối dài hơn sợi dây liên kết thông tin giữa mình và mọi người. Và các sợi dây liên kết được nối dài đó tạo nên những dòng chảy thông tin không ngừng bất chấp mọi khoảng cách địa lý. Sự kỳ diệu đó được tạo nên bởi vô số những ứng dụng thông tin truyền thông hiện đại và ngày một đổi mới, song cơ bản nhất chính là mạng Internet và các tiện ích của nó. Các tiện ích mà chúng đem lại đã tạo nên một sự đột phá trong cuộc sống của con người trên mọi phương diện và mọi lĩnh vực. Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngành kinh doanh lữ hành cũng đã khai thác các tiện ích của internet trong việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và cho cả sự phát triển của chính mình. Ở tầm vi mô đó là các hệ thống quản lý bán hàng, quản lý thông tin khách hàng hay quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Ở tầm rộng hơn, đó là các mạng liên kết hàng trăm khách sạn, hãng lữ hành và các hãng hàng không với tiện ích đặt chỗ trực tuyến và thanh toán qua tài khoản tín dụng. Ngoài ra còn có những mạng cung cấp thông tin lữ hành vô cùng hữu ích bao gồm các chuyến bay, các khách sạn và nhà hàng tại bất kỳ nơi nào mà con người mong muốn đến. Nó đã tạo nên một dòng chảy không ngừng trong một xã hội không ngừng vận động. 1. Lý do chọn đề tài Tại Việt Nam hiện nay, sự phát triển của ngành du lịch với vị thế là một ngành kinh tế mũi nhọn đã đặt ra yêu cầu những công ty du lịch nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nói chung không ngừng đổi mới và bắt kịp những xu thế chung của ngành và toàn xã hội. Trong đó xu thế khai thác internet vào hoạt động kinh doanh cũng đã bước đầu được quan tâm. Đặc biệt khi chúng ta muốn hòa nhập vào dòng chảy thông tin của thế giới, quảng bá hình ảnh và tìm kiếm đối tác bên ngoài lãnh thổ. Tuy nhiên để nhận thức được 13 hết ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này không phải là điều đơn giản. Minh chứng là hầu như chưa có đơn vị nào coi đây là một chiến lược quan trọng và lâu dài trong kế hoạch phát triển của mình. Bắt nguồn từ thực trạng đó, đề tài này mong muốn đưa ra một quan điểm về tầm quan trọng của chiến lược khai thác internet cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trước hết là tại các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên đại bàn Hà Nội. 2. Phạm vi nghiên cứu Nhằm đánh giá một cách toàn diện về vấn đề nghiên cứu, tác giả lựa chọn ba doanh nghiệp đại diện cho ba hình thức sở hữu là nhà nước, liên doanh và tư nhân. Trong đó Saigontourist Hà Nội là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo hình thức sở hữu nhà nước, Exotissimo là một trong những doanh nghiệp liên doanh đầu tiên được thành lập tại Hà Nội và Nghitamtours thuộc hình thức sở hữu tư nhân. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp trong đó đặc trưng cho mỗi dòng sản phẩm lữ hành riêng biệt. Với Exotissimo thế mạnh về sản phẩm lữ hành dành cho khách quốc tế đến (inbound), Nghitamtours với các sản phẩm chủ yếu phục vụ khách quốc tế đi (outbound) và Saigontourist Hà Nội với các sản phẩm thế mạnh cho cả hai đối tượng khách quốc tế đến và khách quốc tế đi 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế đối với ba doanh nghiệp được chọn là Saigontourist Hà Nội, Exotissimo và Nghitamtours, công trình nhằm đưa ra những nhận định ban đầu trong việc xây dựng chiến lược khai thác internet trong kinh doanh lữ hành. Đồng thời thông qua việc khảo sát tình hình khai thác internet tại ba doanh nghiệp được chọn này, công trình sẽ đưa ra cái nhìn tương đối về khái quát về thực trạng và những vấn đề còn tồn tại. Từ đó đưa ra những giải pháp có tính thực tế cho việc khai thác internet tại 14 các doanh nghiệp này nói riêng và các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Hà Nội nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu Công trình là kết quả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó các phương pháp nghiên cứu chủ yếu bao gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: gồm các tài liệu nước ngoài và trong nước được tác giả sưu tầm và tổng hợp - Phương pháp tiếp cận thống kê: công trình có sử dụng kết quả điều tra và tổng hợp số liệu từ 102 bảng hỏi được tác giả gửi trực tiếp đến cán bộ công nhân viên ba doanh nghiệp là Saigontourist Hà Nội, Exotissimo và Nghitamtours. Mẫu bảng hỏi như Phụ lục 4 - Phương pháp điều tra thực địa: nhiều kết quả nghiên cứu được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại ba doanh nghiệp đã chọn 5. Bố cục luận văn Luận văn bao gồm ba chương: - Chương 1: đề cập một cách tổng quan đến vấn đề khai thác internet trong kinh doanh lữ hành trên thế giới và Việt Nam. Các vấn đề đó là lịch sử ra đời của internet và sự hình thành các khai thác internet đầu tiên trong kinh doanh lữ hành, các hình thức chính và lợi ích của khai thác internet trong kinh doanh lữ hành. - Chương 2 đề trình bày các vấn đề về thực trạng khai thác internet trong ba doanh nghiệp được chọn là Saigontourist Hà Nội, Exotissimo và Nghitamtours. - Chương 3 là các phân tích về mục tiêu, cơ sở và nguyên tắc của khai thác internet. Đồng thời chương 3 cũng đưa ra các phân tích vi mô và vĩ mô trước khi xây dựng chiến lược cụ thể về khai thác internet cho ba doanh nghiệp được chọn nghiên cứu 15 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC INTERNET TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH 1.1 Lược sử hình thành internet và ứng dụng của internet trong kinh doanh lữ hành. 1.1.1 Lược sử hình thành internet trên thế giới và Việt Nam Vào tháng 7 năm 1968, do nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, Cơ quan quản lý Dự án Nghiên cứu Phát triển ARRPA thuộc Bộ quốc phòng Mỹ đã tạo ra mạng liên kết giữa Viện Nghiên cứu Standford, Đại học California-Los Angeles, Đại học tổng hợp Utah và đại học CaliforniaSanta Barbara. Đây là mạng liên khu vực đầu tiên trên thế giới được thành lập. Năm 1973 hai nhà nghiên cứu Vinto Cerf và Bob Kahn đề xuất những cơ bản giao thức TCP/IP, một dạng tiêu chuẩn để liên kết các máy tính cá nhân với nhau và đây cũng là cơ sở đầu tiên của mạng máy tính toàn cầu ra đời. Từ sau những năm 1974, giao thức này được đẩy mạnh phát triển và là xương sống cho các mạng ARPANET và NSNET (mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau được thành lập bởi Tổ chức khoa học Quốc gia Hoa Kỳ năm 1980) Sự bùng nổ kết nối giữa các máy tính liên khu vực vào những năm 1990 không chỉ dừng lại ở lĩnh vực quân sự, mà còn bắt đầu được áp dụng trong các lĩnh vực dân sự, thương mại. Đó cũng là thời kỳ ra đời chính thức của internet. Đối tượng sử chủ yếu là những nhà nghiên cứu và ứng dụng cơ bản nhất là thư điện tử (email) và truyền tập tin (FTP). Sự bùng nổ lần hai vào năm 1991, khi Tim Berners Lee ở trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN) phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo ý tưởng về siêu văn bản được Ted Nelson đưa ra từ năm 16 1985. Có thể nói đây là 1 cuộc cách mạng trên internet vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dể dàng, nhanh chóng. Các ứng dụng dựa trên nền kỹ thuật này ngày càng được phát triển và cho tới nay, internet không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn được phát triển dựa trên các ứng dụng không dây và mang tính di chuyển. Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá xã hội... Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. Kể từ khi giao thức chuyển gói tin TCP/IP (Transmision Control Protocol và Internet Protocol) trở thành giao thức chuẩn của Internet, hệ thống các tên miền ra đời để phân biệt các máy chủ. Ban đầu, hệ thống các tên miền được chia thành 6 loại chính bao gồm: - .edu (education) cho lĩnh vực giáo dục; - .gov (government) thuộc chính phủ; - .mil (miltary) cho lĩnh vực quân sự; - .com (commercial) cho lĩnh vực thương mại; - .org (organization) cho các tổ chức; - .net (network resources) cho các mạng. Ở Việt Nam, Internet được kết nối với cổng quốc tế từ 1997, từ đó đến nay, số lượng website của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, ngày càng nhiều hơn, các cơ sở hạ tầng viễn thông cũng dần được đầu tư mở rộng để phục vụ cho việc triển khai thương mại điện tử trong nước. Hiện nay, chính phủ cũng đang rất quan tâm đến việc phát triển hoạt động thương mại điện tử trong nước, như ban hành luật giao dịch điện tử mại điện tử, khuyến khích phát triển các cơ sở hạ tầng công nghệ, kỹ thuật bảo mật, thanh toán trực tuyến… 17 Theo thống kê mới đây (tháng 9/2008) của Trung tâm Internet Việt Nam, hiện có khoảng hơn 20 triệu người truy cập Internet, chiếm 24 % dân số cả nước. Tỷ lệ này cũng ngang bằng với tỷ lệ chung của toàn cầu. Từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng là 150% mỗi năm. Điều này cho thấy tín hiệu lạc quan về sự phát triển internet ở nước ta trong giai đoạn sắp tới. Theo thống kê của Vụ Thương mại Điện tử - Bộ Công Thương, tỷ lệ các doanh nghiệp xây dựng và vận hành website tăng đều qua các năm và đạt tới 38% 1 trong năm 2007, tức là cứ 10 doanh nghiệp tham gia điều tra thì đã có tới 4 doanh nghiệp có website. Đồng thời, trong năm 2007 đã có 10% doanh nghiệp tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, 82% có mạng cục bộ (LAN) và đáng lưu ý nhất là có tới 97% doanh nghiệp đã kết nối Internet với hình thức kết nối chủ yếu là băng thông rộng ADSL. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010), các ứng dụng internet trong nước sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi nhờ được sự ủng hộ của Chính phủ Việt Nam. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế trở nên sâu rộng, cùng với việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh doanh trực tuyến. Trong ngành du lịch đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh lữ hành, các ứng dụng công nghệ mạng máy tính đã được sử dụng từ những năm 1970 tức là ngay từ những năm đầu khi xuất hiện mạng máy tính khu vực. Có ba làn sóng ứng dụng công nghệ thông tin ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh lữ hành trên thế giới bao gồm:  Sự ra đời và phát triển của hệ thống mạng đặt chỗ (CRS) vào những năm 1970  Sự phát triển của hệ thống phân phối toàn cầu (GDS) vào những năm 1980 1 Báo cáo Thương Mại điện tử Việt Nam 2007, Bộ Công thương, 2/2008, trang 131 18  Sự bùng nổ của mạng internet trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Xuất hiện vào năm 1970, Hệ thống đặt chỗ toàn cầu (CRS - Computer Reservation System) là hệ thống các máy tính được nối với nhau nhằm mục đích quản lý việc đặt chỗ và bán vé của các hãng hàng không. Sau này, hệ thống này được mở rộng ra, đối tượng sử dụng bao gồm cả các đại lý lữ hành và phục vụ cho việc đăng ký đặt chỗ, quản lý lữu trữ và truy xuất thông tin hành khách. Đây là một trong những công cụ rất hiệu quả ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành. Sự phát triển của các mạng cục bộ khu vực đã không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, đòi hỏi phải có hệ thống thông tin đặt chỗ cho nhiều các hãng hàng không, các hãng lữ hành xuyên quốc gia và khu vực. Một hệ thống phân phối toàn cầu (GDS-Global Distribution System) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó. Hệ thống này liên kết các lĩnh vực để phân phối sản phẩm trong các lĩnh vực: - Hàng không; - Chuỗi các khách sạn và cơ sở lưu trú; - Hãng lữ hành và đại lý lữ hành; - Các công ty cho thuê xe ô tô; - Các hãng vận chuyển du lịch đường biển và đường sắt. Cho tới nay, hệ thống phân phối toàn cầu đã phát triển và lớn mạnh. Một số hệ thống tiểu biểu như Sabre, Amadeus, Galileo, Abacus, Worldspan… Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành lữ hành nước nhà, các ứng dụng internet ngày càng được đẩy mạnh sử dụng và ngày càng thể hiện vai trò to lớn trong sự phát triển nói trên. Sự có mặt của một số hệ thống phân phối toàn cầu như Galileo (được Vietnam Airlines sử dụng), Abacus, Amadeus…được sử dụng cho các đại lý vé máy bay và các đại lý lữ hành. 19 Bên cạnh đó, hàng ngàn website của các hãng lữ hành, đại lý lữ hành, cổng thông tin điện tử, dịch vụ quảng bá trực tuyến, hệ thống đặt tour qua mạng… là một trong những yếu tố quan trọng nhất thu hút khách quốc tế đến Việt Nam. Theo kết quả khảo sát về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành du lịch do Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VNCI) trực thuộc cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tiến hành cho thấy các doanh nghiệp lữ hành tỏ ra năng động nhất bằng việc kết nối internet đạt trên 95% 2 . Số lượng các doanh nghiệp lữ hành có website chiếm tới 89 % trong tổng số các doanh nghiệp được khảo sát. Điều này cho thấy hiện nay bên cạnh việc tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đẩy nhanh xúc tiến quảng cáo, ứng dụng Công nghệ thông tin và internet là một trong những biện pháp để tăng cường sự phát triển liên tục của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam. 1.1.2 Một số khái niệm cơ bản trong khai thác internet. Cho đến nay, cùng với sự phát triển của hệ mạng máy tính toàn cầu, khái niệm về internet cũng có sự thay đổi. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về internet. Theo Từ điển Oxford: “Internet là mạng máy tính quốc tế kết nối các máy tính và các mạng khác từ các công ty, cơ quan, trường học…” Tuy nhiên, hiện nay internet không chỉ dừng lại ở việc liên kết các máy tính, mạng máy tính nữa mà nó còn mở rộng ra việc liên kết mạng lưới các thiết bị ngoại vi, tạo nên một mạng lưới thông tin rộng lớn trên toàn thế giới. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa 2 Báo cáo khảo sát ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành du lịch Việt Nam, VNCI, 4/2006, trang 19 20 (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu”. Nhìn chung, các quan điểm về internet đều có những điểm chung thống nhất khi cho rằng: - Internet được tạo ra từ sự liên kết các máy tính trên phạm vi toàn cầu; - Các thông tin được quy chuẩn thành một thứ ngôn ngữ dùng chung mà ở đó không chỉ có các máy tính có để trao đổi được mà ngay cả các thiết bị khác không phải là máy tính cũng có thể sử dụng để trao đổi thông tin; - Internet hiện đang trở thành một phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày của cá nhân và tổ chức. Kinh doanh du lịch điện tử, tiếng Anh là e-tourism hay e-travel được sử dụng nhiều trên thế giới kể từ sau khi có sự ra đời và ứng dụng của internet vào hoạt động kinh doanh du lịch. Kinh doanh du lịch điện tử được hiểu là phương thức kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ du lịch dựa trên nền tảng về công nghệ thông tin là chủ yếu. Trong đó vai trò chủ đạo của internet đóng góp vào sự phát triển của các hoạt động kinh doanh du lịch như marketing, phân phối sản phẩm, nghiên cứu thị trường, quản trị doanh nghiệp du lịch… Khai thác internet có thể đem lại những tác động tích cực như tự động hoá một số quá trình kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành với hệ thống như kế toán, lập kế hoạch, quản lý, hành chính. Nó cho phép doanh nghiệp có thể tác động tương tác trong nội bộ, với khách hàng và nhà cung cấp bên ngoài nhanh hơn, rẻ hơn, chính xác hơn, đem đến cơ hội tái cơ cấu lại một số quy trình quản lý trong doanh nghiệp. 1.2 Các cấp độ khai thác internet trong kinh doanh lữ hành 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan