Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược cạnh tranh cho công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp fast...

Tài liệu Chiến lược cạnh tranh cho công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp fast

.PDF
74
128
92

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HƢỜNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HƢỜNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH DŨNG Hà Nội – 2014 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................... iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................... iv PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP ........................................................ 7 1.1. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH ................................................ 7 1.1.1. Một số lý luận về cạnh tranh ....................................................... 7 1.1.2. Năng lực cạnh tranh .................................................................... 8 1.1.3. Lợi thế cạnh tranh ..................................................................... 10 1.2. CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH ..................................................... 10 1.2.1. Các bƣớc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh................................ 12 1.2.2. Các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến việc xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................. 13 1.2.3. Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến việc xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc cạnh tranh ................................................. 20 1.2.4. Công cụ xác định và lựa chọn chiến lƣợc cạnh tranh ............... 26 1.2.5. Các chiến lƣợc cạnh tranh tổng quát ......................................... 27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST . 31 2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST ............................................................................ 31 2.1.1. Giới thiệu chung về FAST ........................................................ 31 2.1.2. Sơ đồ tổ chức............................................................................. 32 2.1.3. Phƣơng châm và mục tiêu ......................................................... 33 2.1.4. Các sản phẩm và dịch vụ hiện tại.............................................. 34 2.2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CỦA FAST ..... 36 2.2.1. Phân tích môi trƣờng ................................................................. 36 2.2.2. Phân tích tình hình công ty FAST............................................. 45 2.2.3. Phân tích chiến lƣợc của công ty .............................................. 51 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TỚI NĂM 2020 ............................................................................ 54 3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CHO FAST ...... 54 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TỚI NĂM 2020 ................................... 59 3.2.1. Sử dụng tốt các công cụ cạnh tranh .......................................... 59 3.2.2. Thực hiện tốt công tác marketing ............................................. 60 3.2.3. Quan tâm đến công tác nguồn nhân lực .................................... 61 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 64 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CP Cổ phần 3 DN Doanh nghiệp 4 ERP 5 FAST 6 PM Hệ thống phần mềm quản lý toàn diện doanh nghiệp Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST Phần mềm 7 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 9 UBND Ủy ban nhân dân 10 VN Việt Nam i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1 Lịch sử phát triển của các phiên bản 35 2 Bảng 2.2 Tình hình tài chính của công ty FAST (2011-2013) 50 ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1 Mô hình cạnh tranh của Micheal Porter 12 2 Hình 1.2 3 Hình 2.1 Mô hình tổ chức hiện tại của Công ty FAST 32 4 Hình 2.2 Mô hình tổ chức của các chi nhánh 33 5 Hình 2.3 Các nhóm giải pháp cho Doanh nghiệp 45 Các chiến lƣợc cạnh tranh tổng thể của Micheal Porter iii 27 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ về tăng trƣởng nhân sự qua các năm 47 2 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ về kinh nghiệm của nhân viên năm 2013 47 3 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ về lƣợng khách hàng và doanh thu qua các năm 52 iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trƣờng phần mềm kế toán của Việt Nam mặc dù đã hình thành từ lâu, nhƣng với tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế kéo theo sự gia tăng số lƣợng các đơn vị hoạt động kinh doanh thì đây có lẽ vẫn còn là mảnh đất nhiều doanh nghiệp phần mềm hƣớng tới. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin dự đoán rằng công nghiệp phần mềm sẽ còn tạo đƣợc nhiều bƣớc đột phá mới, nhất là hiện tại, các doanh nghiệp phần mềm đang nhận đƣợc những ƣu đãi to lớn về mặt chính sách phát triển của Nhà nƣớc theo chủ trƣơng đƣa ngành công nghiệp phần mềm thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nƣớc trong những năm tới. Trƣớc những sự phát triển đầy tiềm năng của ngành này, các doanh nghiệp phần mềm trong nƣớc và nƣớc ngoài tỏ rõ tham vọng gia nhập và chiếm lĩnh thị trƣờng. Có thể thấy, những năm gần đây các công ty phần mềm trở nên năng động hơn bao giờ hết. Họ tích cực tìm kiếm thị trƣờng và thay đổi các hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm để tƣơng thích nhanh với nhu cầu khách hàng. Tham gia vào lĩnh vực phần mềm kế toán từ năm 1997, đến nay công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp (FAST) đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong ngành này. Hiện nay công ty đang trên đà phát triển ổn định và là một trong những đơn vị đi đầu trong việc đƣa ra các giải pháp phần mềm cho Doanh nghiệp. Tuy nhiên, công ty phải đƣơng đầu với sự cạnh tranh quyết liệt hơn không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn cả các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Do vậy, để giúp công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST phát triển bền vững, giữ đƣợc vị trí cạnh tranh lâu dài trên thƣơng 1 trƣờng, tác giả quyết định chọn đề tài: “Chiến lƣợc cạnh tranh cho Công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST”. 2. Tình hình nghiên cứu Hoạt động tìm hiểu và phân tích môi trƣờng cạnh tranh là một hoạt động vô cùng cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp phần mềm nói riêng. Trên thực tế, dù biết rằng hoạt động phân tích và đƣa ra chiến lƣợc cạnh tranh cho công ty là cần thiết nhƣng tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp phần mềm đều bỏ lỡ hoặc lơ là công tác này. Đề tài về chiến lƣợc cạnh tranh nói chung đã thu hút sự quan tâm của nhiều ngƣời và do vậy đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, mỗi tác giả cũng nhƣ mỗi tài liệu lại có nội dung nghiên cứu. kết luận và những bài học kinh nghiệm rút ra khác nhau. Ví dụ nhƣ đề tài “ Định hƣớng chiến lƣợc cạnh tranh và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng công thƣơng khu công nghiệp Biên Hòa đến năm 2010” năm 2004 của tác giả Mai Phƣơng đã chỉ ra rất rõ các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động nhƣ thế nào đối với việc hoạt động kinh doanh của công ty; tuy nhiên, đề tài mới chỉ lƣớt qua mà chƣa đi sâu vào nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân hàng, đề tài chƣa phân tích rõ về chiến lƣợc của Chi nhánh Ngân hàng công thƣơng khu công nghiệp Biên Hòa và các đối thủ trong cùng khu vực đang theo đuổi, những điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có định hƣớng tốt hơn về chiến lƣợc sắp tới của Chi nhánh Ngân hàng công thƣơng khu công nghiệp Biên Hòa. Một đề tài khá nổi bật nữa mà tác giả đã tham khảo là đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk” của tác giả Phạm Minh Tuấn đƣợc viết năm 2006. Đề tài đã đƣa ra đƣợc những lý luận rất chặt chẽ và số liệu cụ thể về tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu của toàn ngành sữa và những hƣớng đi của các đối thủ 2 cạnh tranh trực tiếp với Vinamilk. Đề tài cũng có những phân tích chi tiết về từng yếu tố ảnh hƣởng tới thị trƣờng sữa nhƣ: giá sữa, thành phần dinh dƣỡng, tâm lý ngƣời tiêu dùng, các chiến dịch đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu thị trƣờng… Tác giả Phạm Minh Tuấn đã sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, mô hình SWOT, ma trận hình ảnh cạnh tranh để có một bức tranh tổng thể, đa dạng về thị trƣờng sữa tại Việt Nam từ đó có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk với hiệu quả cạnh tranh cao. Cho tới nay, có rất ít tác giả nghiên cứu cụ thể về lĩnh vực phần mềm kế toán và quản trị doanh nghiệp. Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản, rút kinh nghiệm từ những đề tài nghiên cứu trƣớc đó, áp dụng vào đặc thù riêng của tình hình hiện nay, tác giả đi sâu vào nghiên cứu, phân tích thực trạng về sức cạnh tranh cũng nhƣ chiến lƣợc cạnh tranh mà công ty đang thực hiện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thị trƣờng phần mềm Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển mạnh và có rất nhiều cơ hội để phát triển các giải pháp mới. Tuy nhiên, công ty FAST đang đứng trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, khi chọn đề tài này tác giả mong muốn đạt đƣợc các mục tiêu sau: - Phân tích đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; điểm mạnh, điểm yếu quan trọng bên trong công ty, đồng thời xác định đƣợc các cơ hội, các đe dọa chủ yếu quyết định đến khả năng phát triển và thành công của công ty trong tƣơng lai. - Cách thức thực hiện chiến lƣợc của công ty trong thời gian hiện tại còn điểm nào chƣa phù hợp. - Cần có những điều chỉnh nhƣ thế nào trong thời gian tới. 3 Mục tiêu cuối cùng của đề tài là nhằm tạo cho công ty có một thế mạnh vững chắc trên thị trƣờng, có điều kiện tận dụng tốt nhất các cơ hội hiện có và ngày càng vƣơn xa hơn trong lĩnh vực phần mềm kế toán và quản lý doanh nghiệp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực trạng của Công ty CP phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, thị trƣờng hoạt động của công ty. Nghiên cứu khái quát về thị trƣờng phần mềm kế toán và quản lý doanh nghiệp, các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng tới thị trƣờng. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh chính của công ty làm cơ sở và thành lập ma trận SWOT. Nghiên cứu những áp lực cạnh tranh mà công ty gặp phải khi thực hiện chiến lƣợc cạnh tranh hiện tại. Thời gian nghiên cứu : Từ năm 2010 tới năm 2013 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Dựa trên các lý thuyết về quản trị chiến lƣợc Dựa trên các lý thuyết quản trị marketing, lý thuyết về chiến lƣợc marketing, chiến lƣợc cạnh tranh Các phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê và dự báo Các phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng  Phƣơng pháp thu thập dữ liệu. Đề tài đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua việc thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp, bên cạnh đó cũng có một số dữ liệu sơ cấp, cụ thể nhƣ sau: + Dữ liệu thứ cấp: đƣợc cập nhật qua các bảng báo cáo tài chính của công ty, qua sách, báo, tạp chí và một số trang web của các công ty cung cấp 4 phần mềm kế toán. Riêng các dữ liệu về đối thủ cạnh tranh thì đƣợc thu thập thông qua internet và qua nguồn thông tin từ công ty đó. + Dữ liệu sơ cấp: tiến hành phỏng vấn trực tiếp Giám đốc, Phó giám đốc công ty, các nhân viên phòng tài chính – kế toán, phòng kinh doanh và các bộ phận khác có liên quan. Đồng thời cũng tiến hành họp nhóm để lấy ý kiến chung về mức độ quan trọng của các yếu tố trong các ma trận và lựa chọn các chiến lƣợc phù hợp với tình hình thực tế của công ty.  Phƣơng pháp xử lý dữ liệu. Các dữ liệu sau khi thu thập thì đƣợc tiến hành xử lý bằng các biện pháp thống kê đơn giản, phƣơng pháp tổng hợp, so sánh và tính toán các chỉ số tài chính để làm cơ sở hoàn thành chuyên đề. Đồng thời còn sử dụng ma trận SWOT để đề ra các chiến lƣợc có thể chọn lựa cho công ty. - Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp số liệu: dùng công cụ thống kê để tập hợp các tài liệu, số liệu từ công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi. - Phƣơng pháp phân tích tài chính: dựa vào các báo cáo tài chính của công ty để tính toán các tỷ số tài chính. Từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động và sức mạnh tài chính của công ty. - Mô hình 5 áp lực cạnh tranh - Ma trận SWOT: dùng công cụ này để kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty với các cơ hội, đe dọa bên ngoài. 6. Những đóng góp của luận văn - Xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty trong môi trƣờng phần mềm kế toán. - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới việc xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp. 5 - Phân tích thực trạng cạnh tranh và chiến lƣợc cạnh tranh mà công ty đang theo đuổi. - Xác định mục tiêu phấn đấu cho Công ty FAST và chiến lƣợc mà công ty nên thực hiện trong thời gian tới để giữ vững và cải thiện vị thế cạnh tranh. - Đƣa ra một số giải pháp nhằm triển khai các chiến lƣợc cạnh tranh cho Công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST. 7. Kết cấu của luận văn Gồm 3 phần chính: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của cạnh tranh và chiến lƣợc cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chƣơng 2: Thực trạng về chiến lƣợc cạnh tranh của Công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST. Chƣơng 3: Định hƣớng chiến lƣợc cạnh tranh và một số giải pháp để triển khai các chiến lƣợc cạnh tranh cho Công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST đến năm 2020. 6 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH 1.1.1. Một số lý luận về cạnh tranh Cạnh tranh là một khái niệm đã đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực và cấp độ khác nhau nhƣ kinh tế, thƣơng mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao,… Xét riêng trong lĩnh vực kinh tế cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đƣa ra các luận điểm khác nhau về cạnh tranh. Theo quan điểm của Karl Marx “cạnh tranh là sự phấn đấu ganh đua gay gắt giữa các nhà tƣ bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạt đƣợc những lợi nhuận siêu ngạch” [6]. Có quan niệm khác lại cho rằng “ cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn các doanh nghiệp khác” (Theo nhóm tác giả cuốn: “ nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nƣớc”) [1]. Adam Smith cho rằng, cạnh tranh có thể làm giảm giá thành và giá cả sản phẩm; do đó, làm cho toàn xã hội đƣợc lợi nhờ nâng cao năng suất của doanh nghiệp. Cạnh tranh điều tiết sự phân phối tƣ bản và các tài nguyên kinh tế - xã hội giữa các ngành sản xuất với nhau, làm cho giá cả thay đổi, thúc đẩy kỹ thuật phát triển, đổi mới cơ cấu tổ chức kinh tế, kết quả là kinh tế tăng trƣởng. Theo Michael Porter thì: cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận. là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hƣớng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá có thể giảm đi [12]. Ngày nay, hầu hết các nƣớc trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trƣờng, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã 7 hội. Trong kinh tế thị trƣờng, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực đáp ứng nhu cầu thị trƣờng thông qua các biện pháp nhƣ cải tiến kỹ thuật, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng,… vì doanh nghiệp nào cũng muốn bán đƣợc nhiều hơn, thu lợi lớn hơn. Nhƣ vậy, cạnh tranh là quá trình tất yếu, là động lực phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng là một cuộc đua không dứt, không bị gián đoạn về thời gian, ngƣời tham gia vào cuộc đua này không đƣợc phép dừng lại, họ luôn phải tiến về phía trƣớc để chiến thắng ngƣời đứng sau. Cạnh tranh có thể đƣa lại lợi ích cho ngƣời này và thiệt hại cho ngƣời khác nhƣng xét dƣới góc độ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực vì sản phẩm tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn,… Cạnh tranh giúp cho thị trƣờng hoạt động có hiệu quả nhờ phân bổ hợp lý các nguồn lực có hạn, đây chính là động lực cho sự phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng có những biểu hiện tiêu cực nhƣ cạnh tranh thiếu sự kiểm soát, không lành mạnh dẫn đến phát triển sản xuất tràn lan, lộn xộn, tình trạng cá lớn nuốt cá bé,… làm thiệt hại quyền lợi của ngƣời tiêu dùng. Nhƣ vậy, cạnh tranh đƣợc hiểu và đƣợc khái quát một cách chung nhất đó là cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trƣờng với nhau, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tƣơng tự thay thế lẫn nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận. Các doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn về cạnh tranh để một mặt chấp nhận cạnh tranh theo khía cạnh tích cực để từ đó phát huy yếu tố nội lực nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, mặt khác tránh tình trạng cạnh tranh bất hợp lý dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng cũng nhƣ làm suy yếu chính mình. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh Cho đến hiện nay, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” dù đã đƣợc sử dụng khá phổ biến nhƣng vẫn chƣa có một khái niệm rõ ràng và cũng chƣa đƣợc 8 lƣợng hóa một cách chính xác. Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh. Theo quan điểm thƣơng mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh đƣợc xem xét qua lợi thế cạnh tranh và chi phí sản xuất. Hiệu quả của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đƣợc đánh giá dựa trên mức chi phí thấp. Có quan điểm cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, gắn năng lực cạnh tranh theo thị phần mà nó chiếm giữ. Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh là năng suất lao động, tổng năng suất các yếu tố sản xuất, công nghệ, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lƣợng và tính khác biệt của sản phẩm … Có quan niệm xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hoặc thấp hơn mức giá phổ biến mà không có trợ cấp, gắn nó với ƣu thế mà sản phẩm đƣa ra thị trƣờng đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững trƣớc các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế. Theo M.Porter, năng lực cạnh tranh liên quan tới việc xác định vị trí của doanh nghiệp để phát huy các năng lực độc đáo của mình trƣớc các lực lƣợng cạnh tranh: đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế, nhà cung cấp và khách hàng [12]. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp chính là độ hấp dẫn của nó đối với khách hàng. Hay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường một cách lâu dài nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp của mình. 9 1.1.3. Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh chính là một bộ phận cấu thành tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về lợi thế cạnh tranh. Phần lớn họ đều cho rằng lợi thế cạnh tranh là những thế mạnh đặc trƣng của doanh nghiệp nhƣ vốn, công nghệ, lao động, kỹ năng sản xuất, uy tín, danh tiếng, sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu, cung cách phục vụ, chất lƣợng sản phẩm,… là cơ sở để công ty cạnh tranh với các đối thủ khác. Theo M.Porter thì lợi thế cạnh tranh về cơ bản xuất phát từ giá trị mà một xí nghiệp có thể tạo ra cho ngƣời mua và giá trị đó vƣợt quá phí tổn của xí nghiệp. Lợi thế cạnh tranh có thể biểu hiện ở hai phƣơng diện hoặc là dƣới dạng phí tổn thấp hoặc là tạo ra những khác biệt hóa [11]. Từ những nét cơ bản trên có thể đƣa ra một định nghĩa về lợi thế cạnh tranh nhƣ sau: Lợi thế cạnh tranh là những ưu thế nổi bật, một khả năng riêng có của một doanh nghiệp về một mặt nào đó có thể là sản phẩm, cung cách phục vụ, khả năng sản xuất, danh tiếng, chất lượng dịch vụ,… khi đưa ra thị trường được khách hàng chấp nhận trong tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp nào có chiến lƣợc phát triển các lợi thế cạnh tranh của mình và thực hiện hiệu quả chiến lƣợc đó thì không những làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đó mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó trên thƣơng trƣờng. 1.2. CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH Trong môi trƣờng luôn biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt ngày nay thì chiến lƣợc là một vấn đề không thể bỏ qua đối với mọi doanh nghiệp. Để có thể tồn tại và phát triển bền vững đƣợc thì doanh nghiệp phải 10 xác định cho mình hƣớng kinh doanh thích hợp, đúng đắn. Để làm đƣợc điều đó trƣớc hết cần phải hiểu rõ về chiến lƣợc. Chiến lƣợc là tập hợp các mục tiêu và các chính sách cũng nhƣ các kế hoạch chủ yếu để đạt đƣợc các mục tiêu đó, nó cho thấy rõ công ty đang hoặc sẽ thực hiện các hoạt động kinh doanh gì, và công ty sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh gì. Như vậy, chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lƣợc không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để có thể đạt đƣợc những mục tiêu, đó là nhiệm vụ của vô số các chƣơng trình hỗ trợ, các chiến lƣợc chức năng khác. Chiến lƣợc chỉ tạo ra các khung hƣớng dẫn tƣ duy để hành động. Việc xây dựng một chiến lƣợc cho một doanh nghiệp là một nội dung rất quan trọng để cải thiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó vì:  Chiến lƣợc giúp cho doanh nghiệp đƣơng đầu linh hoạt với sự thay đổi quá nhanh của môi trƣờng.  Chiến lƣợc giúp cho doanh nghiệp tổ chức phân bố nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả nhất.  Chiến lƣợc là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể và đo lƣờng kết quả đó.  Chiến lƣợc giúp cho doanh nghiệp cải thiện tình hình thông tin nội bộ qua việc theo dõi, kiểm tra thực hiện chiến lƣợc. Và trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh tồn tại một cách tất yếu. Vì vậy, việc xây dựng cho mình một chiến lƣợc cạnh tranh là rất cần thiết đối với một doanh nghiệp. Có một chiến lƣợc cạnh tranh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng thế lực và giành đƣợc lợi thế cạnh tranh. 11 Theo M.Porter, chiến lƣợc cạnh tranh là sự kết hợp của các kết quả cuối cùng (mục tiêu) mà doanh nghiệp đang tìm kiếm và các phƣơng tiện (các chính sách) nhờ đó doanh nghiệp cố gắng đạt tới mục tiêu trên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp là sự kết hợp của 2 yếu tố then chốt là mục tiêu và phƣơng tiện để đạt đƣợc mục tiêu đó. Trong đó mục tiêu là yếu tố trọng tâm mà các chính sách hoạt động của từng bộ phận then chốt chính là phƣơng tiện mà doanh nghiệp đang cố gắng theo đuổi để đạt đƣợc mục tiêu. Các chính sách phải đƣợc xây dựng trên cơ sở những mục tiêu và mục tiêu phải đƣợc thực hiện thông qua việc thực hiện chính sách. 1.2.1. Các bƣớc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh Để xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh, thông thƣờng các doanh nghiệp thƣờng tiến hành các bƣớc sau: 1.2.1.1. Nhận ra chiến lƣợc hiện tại Chúng ta cần phải xem xét và nhận biết lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động và doanh nghiệp đang theo đuổi chiến lƣợc cạnh tranh gì. Với việc nhận ra một cách khéo léo chiến lƣợc đang kết hợp hiện nay của doanh nghiệp cho chúng ta biết những giả thiết mà các nhà quản trị đƣa ra phản ánh trung thực về thực trạng của ngành doanh nghiệp đang hoạt động, có phản ánh đúng vị trí tƣơng đối của doanh nghiệp trong ngành đó không. Từ đó, chúng ta xem xét nên đƣa ra những giả thiết nào về vị trí tƣơng đối nào của doanh nghiệp, các điểm mạnh và yếu, về các đối thủ cạnh tranh và về xu hƣớng ngành để chiến lƣợc hiện tại có ý nghĩa. 1.2.1.2. Xem xét diễn biến của môi trƣờng hoạt động Tiến hành phân tích môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm cả bên trong và bên ngoài. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất