Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chỉ số bệnh tăng huyết áp tại thành phố Mỹ Tho...

Tài liệu Chỉ số bệnh tăng huyết áp tại thành phố Mỹ Tho

.DOC
26
329
61

Mô tả:

Chỉ số Tăng huyết áp
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TIỀN GIANG NĂM 2013 Giáo viên hướng dẫn: Ths Bs. Giảng Thị Mộng Huyền Người thực hiện: Nhóm I – Lớp YSĐK – Định hướng chuyên khoa YHDP3A TIỀN GIANG, NĂM 2013 lỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ TIỀN GIANG NĂM 2013 Giáo viên hướng dẫn: Ths BS. Giảng Thị Mộng Huyền Người thực hiện: 1/ Nguyễn Văn Ngoan (NT). 2/ Trần Văn Huynh (NP). 3/ Lê Minh Trung. 4/ Nguyễn Hùynh Mỹ Hiền. 5/ Đinh Thị Thu Hiền. 6/ Lai Tấn Khanh. 7/ Nguyễn Võ Huỳnh An. 8/ Nguyễn Thiện Trung. 9/ Nguyễn Thị Khoe. 10/ Phan Thị Thanh Nga. 11/ Trần Thị Cẩm Quyên. TIỀN GIANG, NĂM 2013 2 MỤC LỤC Trang Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ sơ đồ Tài liệu tham khảo ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................................2 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................8 2.2. Dân số ngiên cứu.....................................................................................................8 2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu.................................................................................................8 2.4. Kỹ thuật chọn mẫu..................................................................................................8 2.5. Tiêu chí chọn mẫu.................................................................................................8 Chương 3: KẾT QUẢ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm xã hội học của nghiên cứu......................................................................9 3.1.1. Phân bố nhóm tuổi...............................................................................................9 3.1.2. Phân bố giới tính................................................................................................10 3.1.3. Phân bố nhóm BMI............................................................................................11 3.2. Tỷ lệ và các mối liên quan của HA với các đặc điểm xã hội học của mẫu..........12 3.2.1. Đặc điểm huyết áp..............................................................................................12 3.2.2. Mối liên quan của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương với chỉ số BMI. .13 3.2.3. Mối liên quan của huyết áp với tuổi..................................................................14 3.2.4. Mối liên quan của huyết áp với giới..................................................................15 Chương 4: KẾT LUẬN...............................................................................................16 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI: Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể. HA: Huyết áp. HATT: Huyết áp tâm thu. HATTr: Huyết áp tâm trương. HDFP:Hypertension Detection and Follow-up Program – Chương trình Phát hiện và theo dõi tăng huyết áp INTERSALT: International Study of Salt and Blood Pressure – Nghiên cứu Quốc tế về muối và huyết áp NHANES: The National Health And Nutrition Examination Survey – Chương trình khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia. THA: Tăng huyết áp. WHO: World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới. 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang .....................................................Biểu đồ 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu 9......................................................Biểu đồ 3.2. Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu 10..........................................................Biểu đồ 3.3. Đặc điểm BMI của mẫu nghiên cứu 11 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Đặc điểm huyết áp...........................................................................................12 Bảng 3.2. Mối liên quan của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương với chỉ số BIM...13 Bảng 3.3. Mối liên quan của huyết áp với tuổi...................................................................14 Bảng 3.4. Mối liên quan của huyết áp với giới...................................................................15 5 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một bệnh lý thường gặp, mang tính chất xã hội, đến nay đã trở thành vấn đề sức khỏe của cộng đồng [9]. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng rất cao, chiếm 10% - 20% dân số trưởng thành tùy từng nước và ngày càng có xu hướng tăng dần lên [15]. Hàng năm, có hàng trăm triệu người đã tử vong hoặc tàn phế vì các biến chứng của tăng huyết áp. Theo các báo cáo các kỹ thuật số 862 của Ủy Ban chuyên gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới và kiểm soát tăng huyết áp năm 1996 nếu lấy giá trị ngưỡng xác định tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 95 mmHg thì tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành chiếm khoảng 10% - 20%. Nếu lấy ngưỡng xác định tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg thì tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp trong dân số cao hơn nhiều [15]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp, bao gồm yếu tố tuổi, giới, chỉ số BMI và yếu tố kinh tế- xã hội. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá đặc điểm huyết áp ở người trẻ tuổi và các yếu tố liên quan đến huyết áp ở lứa tuổi này. 6 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Khảo sát đặc điểm huyết áp và các mối liên quan với một số đặc điểm của học sinh - sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang. Mục tiêu cụ thể: 1. Xác định đặc điểm huyết áp của học sinh – sinh viên trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang. 2. Xác định mối liên quan của huyết áp với các yếu tố tuổi, giới, chỉ số BMI ở học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang. 7 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐỊNH NGHĨA HUYẾT ÁP (HA) 1.1.1. Định nghĩa: HA là lực của máu tác động lên một đơn vị diện tích thành động mạch [6]. 1.1.2. Cơ chế hình thành huyết áp: HA phụ thuộc vào cung lượng tim và sức cản ngoại biên. Cung lượng tim phụ thuộc vào nhịp tim và thể tích thất trái. Sức cản ngoại biên là lực chống lại dòng máu phụ thuộc vào chiều dài động mạch, bán kính động mạch và độ quánh máu [3]. Ta có công thức: BP = CO x PR CO = HR x SV PR = 8/π x λ x L/r4 Trong đó: BP = Blood pressure – Huyết áp CO = Cardiac output – Cung lượng tim PR = Peripheral resistance – Sức cản ngoại biên HR = Heart rate – Tần số tim SV = Stroke volum – Thể tích một nhát bóp L = Chiều dài động mạch r = Bán kính động mạch λ = Độ quánh máu 1.2. TĂNG HUYẾT ÁP 1.2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA 8 Tại phòng khám: khi bệnh nhân có trị số huyết áp HA ≥ 140/90 mmHg sau khám lọc lâm sàng ít nhất 2 và 3 lần khác nhau, mỗi lần khám HA được đo ít nhất 2 lần. Tại nhà: khi đo nhiều lần đúng phương pháp, THA khi có trị số HA > 135/85 mmHg. Đo HA bằng máy đo HA Holter 24 giờ: THA khi HA > 125/80 mmHg [4]. Ở Việt Nam, kết quả điều tra của Viện Tim tại khu vực nội ngoại thành Hà Nội năm 1999 cho thấy tỷ lệ THA từ 64,47% ở người 65-74 tuổi đến 65,5% ở người ≥ 75 tuổi [2]. Phan Quốc Hùng (2008) nghiên cứu tại phòng khám bệnh viện Đa khoa An Giang, tỷ lệ THA ở người cao tuổi là 53,62% [5]. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến HA, bao gồm yếu tố về nhân trắc và yếu tố về kinh tế-xã hội [12]. Tuổi Là một trong những yếu tố được nghiên cứu nhiều nhất. Hầu hết các nghiên cứu cả HATT và HATTr đều tăng tiến triển theo sự gia tăng của tuổi cho đến khoảng 60 tuổi. Ở thời điểm đó, HATTr đạt đến đỉnh cao và không tăng nữa, đôi khi giảm xuống trong khi HATT tiếp tục tăng, là yếu tố tiên đoán nguy cơ bệnh lý mạch vành đáng tin cậy [12]. Giữa tuổi và con số HA có quan hệ kiểu một hàm số tuyến tính dạng đường thẳng bậc nhất. Sự gia tăng của HA theo sự tăng của tuổi có lẽ chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường hơn là nguồn gốc sinh học [12]. Giới tính Trong giai đoạn sớm của cuộc đời, nam và nữ không có sự khác biệt về HA, nhưng từ thời thanh niên, nam giới có HA trung bình cao hơn nữ giới cả ở người bình thường và người THA. So với nữ, HATT trung bình của nam cao hơn từ 6-7 mmHg, và HATTr trung bình cao hơn từ 3-5 mmHg. Vì vậy, ở tuổi trung niên tỷ lệ THA ở nam cao hơn ở nữ. Nhưng sự khác biệt này giảm đi hay đôi khi đảo ngược lại sau thời kỳ mãn kinh. 9 Nhiều người tin rằng điều này là do giảm mức estrogen. Một giả thuyết khác thì cho rằng đây là sự thể hiện của quá trình chọn lọc tự nhiên. Ngoài ra, HATT và HATTr ở phụ nữ sau mãn kinh cao hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh. Vì vậy, tỷ lệ THA ở phụ nữ sau mãn kinh (40%) cao hơn phụ nữ tiền mãn kinh (10%) gấp bốn lần. Các nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ sau mãn kinh nhạy cảm với natri hơn nam giới. Nói chung, sự giảm các hormone sinh dục và sự tăng nhạy cảm với natri là các yếu tố quan trọng trong việc sinh ra THA ở phụ nữ sau mãn kinh [12]. Chủng tộc Sự khác nhau về chủng tộc cũng ảnh hưởng đến giá trị HA. Các dữ liệu về dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA ở người da đen cao hơn người da trắng, bất chấp yếu tố về tuổi. Theo Trung tâm Thống kê y tế quốc gia của Hoa Kỳ, tỷ lệ THA ở người từ 20 tuổi trở lên giai đoạn 1988-1994, ở nam da trắng là 25,5% và nữ da trắng là 21,4%, trong khi đó ở nam da đen là 36,4% và nữ da đen là 35,9%. Sự khác nhau về tỷ lệ THA ở các nhóm chủng tộc khác nhau là do tỷ lệ béo phì cao ở người da đen, đặc biệt là ở phụ nữ. Các yếu tố khác cũng góp phần làm cho tỷ lệ THA cao hơn bao gồm chế độ ăn ít kali và canxi, lối sống ít hoạt động, trạng thái tâm lý căng thẳng. Yếu tố di truyền cũng có vai trò trong sự khác biệt về THA do chủng tộc này [12]. Tiền sử gia đình Tiền sử gia đình về THA có giá trị tiên đoán sự khởi phát THA trong tương lai của các thành viên khác trong gia đình [14]. Nghiên cứu INTERSALT cho thấy những người có tiền sử cha mẹ bị THA có HATT cao hơn từ 3,3-6,8 mmHg và HATTr cao hơn từ 2,7-5,5 mmHg so với những người không có tiền sử cha mẹ bị THA. Số lượng cha mẹ bị THA cũng ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển THA của từng đối tượng. Tỷ số số chênh phát triển THA bằng 2,38 khi chỉ có cha hoặc mẹ THA và tăng lên 6,49 khi có cả cha và mẹ THA. Nguy cơ này độc lập với các yếu tố nguy cơ khác và yếu tố di truyền đóng một vai trò quan trọng [12]. Tình trạng kinh tế-xã hội Tình trạng kinh tế-xã hội có tương quan nghịch với các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch (bao gồm cả THA) và tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch ở các quốc gia phát triển. 10 Hai yếu tố thường được sử dụng nhất để chỉ tình trạng kinh tế-xã hội là trình độ văn hóa và mức thu nhập. Theo NHANES II, những người có trình độ văn hóa > 13 năm có HATTr trung bình thấp hơn 2-6 mmHg so với những người có trình độ văn hóa < 9 năm. Dữ liệu từ nghiên cứu INTERSALT cũng cho thấy HATT > 1,3 mmHg ở nam và > 4,5 mmHg ở nữ đối với mỗi 10 năm học vấn ít hơn. Theo HDFP, những người da đen từ 3049 tuổi với trình độ văn hóa cao đẳng có tỷ lệ THA là 13,7% so với 26,6% ở những người có trình độ văn hóa < 10 năm. Các nghiên cứu cho rằng, các tầng lớp kinh tế-xã hội cao hơn có khuynh hướng nhận được thông tin về tình trạng bệnh tật, các yếu tố nguy cơ và được khuyến cáo các phương pháp dự phòng đầy đủ hơn [12]. Chế độ ăn nhiều muối Lượng muối ăn vào có ảnh hưởng rõ ràng đến sự phát triển và duy trì THA. Một chế độ ăn nhiều muối sẽ gây THA do làm tăng thể tích lưu thông và truyền tải, qua đó làm tăng cung lượng tim. Trong điều kiện bình thường các hormone và thận cùng phối hợp điều hòa việc thải natri cho cân bằng với natri ăn vào. Việc ứ natri xảy ra khi lượng natri nhập vào quá khả năng điều chỉnh. Với điều kiện này, hệ thống động mạch có thể tăng nhạy cảm hơn với angiotensin II và norepinephrin. Tế bào cơ trơn tiểu động mạch ứ natri sẽ ảnh hưởng tới độ thẩm thấu của canxi qua màng, do đó làm tăng khả năng co thắt tiểu động mạch [10]. Có nhiều bằng chứng cho thấy lượng muối ăn vào và HA có liên quan chặt chẽ, vì vậy thay đổi lượng muối ăn vào sẽ làm ảnh hưởng đến mức HA. Một phân tích 24 nghiên cứu gồm 47.000 người của Law và cộng sự cho thấy sự khác biệt lượng natri ăn vào 100 mmol/ngày kết hợp với sự khác biệt HATT trung bình theo sự gia tăng của tuổi. Sự khác biệt về HATTr khoảng 50% của mức HATT. Các công trình nghiên cứu trong nước cũng cho thấy ở vùng duyên hải có tỷ lệ THA cao hơn ở vùng đồng bằng và trung du [8]. Rượu Có nhiều bằng chứng lịch sử của sự kết hợp giữa lượng rượu uống vào và HA. Có hơn 50 nghiên cứu dịch tễ học cắt ngang cho thấy HA trung bình và tỷ lệ THA tăng lên theo mức tăng của lượng rượu tiêu thụ. Ngoài ra, tỷ lệ THA còn nhiều hơn ở những người uống rượu mà không dùng thức ăn so với những người uống rượu có dùng thức ăn. 11 Các nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng tiêu thụ rượu mạn tính, tương đương 3 lần uống/ngày hoặc hơn, có thể tác động đến HA một cách độc lập so với các yếu tố nguy cơ khác [12]. Thuốc lá Nicotine có tác dụng làm THA cấp tính và tác dụng này không giảm bớt với những lần hút thuốc tiếp theo. Mặc dù chịu nhiều tác dụng độc hại khác của tình trạng nhiễm độc nicotine, nhưng THA chỉ xảy ra với mỗi lần hút thuốc. Bản thân nicotine gây co mạch THA, đồng thời nicotine kích thích tuyến thượng thận gây tăng tiết catecholamine làm co mạch gây THA [11]. Béo phì Ảnh hưởng của cân nặng trên điều trị và nguyên nhân của THA đã được biết đến trong hơn 40 năm qua, với một sự tương quan dương mạnh giữa béo phì và THA [12]. HA gia tăng theo sự tăng cân nặng. Theo nghiên cứu Framingham, tỷ lệ THA ở những người béo phì chiếm đến 50%. Ở Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Âu, khoảng 60% bệnh nhân THA vô căn thì có hơn 20% trên mức cân nặng bình thường. Sự gia tăng tỷ lệ THA ở nhóm kinh tế-xã hội thấp ở Châu Âu và Bắc Mỹ so sánh với tầng lớp thượng lưu có thể được giải thích hầu như toàn bộ là do béo phì. Trạng thái căng thẳng thần kinh (stress) Stress và THA từ lâu được xem là có liên quan với nhau. Đáp ứng của HA đối với stress được xác định chủ yếu bởi đáp ứng lâu dài và tự nhiên của stress. Vì vậy, stress được định nghĩa như các yếu tố thần kinh tâm lý có thể dẫn đến các hậu quả huyết động học [12]. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người làm các công việc nhiều căng thẳng có mức HA cao hơn những người làm các công việc ít căng thẳng hơn. Hoạt động thể lực Hoạt động thể lực thường xuyên, ít nhất là ở mức trung bình đã được chứng minh là có lợi cho việc ngăn ngừa và điều trị THA. Với cơ chế hạ HA của hoạt động thể lực như sau: giảm hoạt tính giao cảm qua trung gian gia tăng phản xạ thụ thể áp lực, giảm độ cứng động mạch và gia tăng độ giãn động mạch hệ thống, gia tăng phóng thích Nitric oxide từ nội mạc, gia tăng nhạy cảm insulin. Nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát được tiến hành và đưa ra những bằng chứng mạnh mẽ về mức độ ảnh hưởng của hoạt 12 động thể lực lên HA, nhận thấy rằng tăng hoạt động thể lực có tác dụng làm giảm HATT và HATTr ở cả 2 đối tượng HA bình thường và THA. Cần có sự thường xuyên trong tập luyện, mỗi ngày nên tập thể lực ít nhất 30 phút, tất cả các ngày trong tuần. Sự tập luyện đều đặn như vậy sẽ giảm được HA từ 4-9 mmHg [7]. 13 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: cắt ngang mô tả. 2.2. DÂN SỐ NGHIÊN CỨU: Học sinh – sinh viên đang học tại trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang năm 2013. 2.3. CỠ MẪU NGHIÊN CỨU: được tính theo công thức n P (1  P ).Z 2 d2 d = 0,04 độ chính xác mong muốn. Z 1-á/2 = 1,96 là trị số của phân số chuẩn với độ tin cậy là 95%. P = 0,2 tỷ lệ tăng huyết áp của một nghiên cứu có trước. Tính được n = 384 chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 400 học sinh sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang. 2.4. KỸ THUẬT CHỌN MẪU: Ngẫu nhiên hệ thống . 2.5. TIÊU CHÍ CHỌN MẪU. 2.5.1.Tiêu chí chọn vào: - Học sinh – sinh viên đang học tại trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.5.2.Tiêu chí loại trừ: - Học sinh – sinh viên bị gù vẹo cốt sống. 14 CHƯƠNG III:KẾT QUẢ BÀN LUẬN 3.1. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI HỌC CỦA MẪU NGHIÊN CỨU. 3.1.1. Phân bố nhóm tuổi. Biểu đồ 3.1: Đặc điểm nhóm tuổi của mẫu nghiên cứu. Nhận xét: + Nhóm tuổi từ 18 – 24 có 320 người chiếm tỷ lệ cao nhất với 80% + Nhóm tuổi từ 25 – 34 có 58 người chiếm tỷ lệ 14,5% + Nhóm tuổi từ ≥ 35 có 22 người chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5,5% Vậy trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi 18 – 24 có tỷ lệ cao nhất . 15 3.1.2. Phân bố giới tính. Biểu đồ 3.2: Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu. Nhận xét: + Nữ chiếm đa số với 314 người ( 78,5%). + Nam chỉ có 86 người chiếm 21,5%. Vậy trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, giới nữ chiếm số lượng nhiều hơn nam giới. 16 3.1.3. Phân bố nhóm BMI. Biểu đồ 3.3: Đặc điểm BMI của mẫu nghiên cứu. Nhận xét: Phần lớn dân số nghiên cứu có BMI ở mức bình thường, 61,3%. Tuy nhiên có 14,3% có BMI > 23 trong đó có 6,0% có BMI >25. Theo tiêu chuẩn IDI & WPRO 2000 Thì trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 14,3% tiền béo phì và béo phì. 17 3.2.TỶ LỆ VÀ CÁC MỐI LIÊN QUAN CỦA HA VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI HỌC CỦA MẪU: 3.2.1. Đặc điểm huyết áp. Bảng 3.1: Đặc điểm huyết áp. Huyết áp tâm thu Các chỉ số HA Huyết áp tâm trương Các chỉ số HA n % < 120 303 75,8 120 – 139 92 ≥140 5 (mmHg) X n % < 80 326 81,5 23,0 80 – 89 68 1,0 1,3 ≥ 90 6 1,5 (mmHg)  2SD: 107,78 ± 0,555 X  2SD: 67,67 ± 0,395 Tỷ lệ THA: 1,8 % ( n = 7) Nhận xét: HATT < 120mmHg có tỷ lệ cao nhất, HATTr < 80 mmHg có tỷ lệ nhiều nhất, HATT trung bình 107,78  0,555 mmHg và HATTr trung bình là 67,67  0,395 mmHg. Tỷ lệ THA của mẫu nghiên cứu là 1,8% . 3.2.2. Mối liên quan của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương với chỉ số BMI. Bảng 3.2: Mối liên quan của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương với chỉ số BMI. 18 Huyết áp tâm thu BMI n X  2SD Huyết áp tâm trương n X  2SD <18,5 99 106,06  0,895 99 66,97  0,710 18,5 – 22,9 244 107,21  0,693 244 67,34  0,506 23-24,9 34 111,76  2,001 34 69,97  1,335 >25 23 115,22  3,493 23 70,78  2,170 Mức ý nghĩa thống kê P = 0,001 p = 0,048 Nhận xét: HATT trung bình và HATTr trung bình tăng dần theo sự gia tăng của chỉ số khối cơ thể, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Cân nặng và HA luôn tiến triển song song với nhau và tỉ lệ THA cũng gia tăng trong béo phì bất kể là nam hay nữ. Nhiều nghiên cứu cắt ngang cũng như nghiên cứu quan sát tiền cứu đã đưa ra những chứng cứ về mối liên quan chặt chẽ, mạnh mẽ và trực tiếp giữa cân nặng và HA. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu Trần Văn Hội tại tỉnh Bình Dương, khi trị số HA trung bình HATT và HATTr của nhóm BMI ≥ 25 luôn cao hơn rõ rệt so với nhóm BMI < 25. [4]. 3.2.3. Mối liên quan của huyết áp với tuổi. Bảng 3.3: Mối liên quan của huyết áp với tuổi. 19 Huyết áp tâm thu Nhóm tuổi n X  2SD Huyết áp tâm trương n X  2SD 18 – 24 320 107,44  0,591 320 67,53  0,426 25 – 34 58 108,21  1,513 58 67,24  1,148 ≥35 22 116,82  2,897 22 70,86  1,965 Mức ý nghĩa thống kê p = 0,001 p = 0,145 Nhận xét: Đối với HATT, HATT trung bình tăng dần theo sự gia tăng nhóm tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. HATTr trung bình cũng tăng dần theo sự gia tăng của nhóm tuổi, cao nhất ở nhóm ≥ 35 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. Trong hầu hết các nghiên cứu cho thấy HATT có khuynh hướng tăng dần lên qua các thời kỳ: thơ ấu, thanh thiếu niên và trưởng thành, HATTr cũng có khuynh hướng gia tăng theo tuổi nhưng với một tốc độ chậm hơn so với HATT. Sự gia tăng của HA theo tuổi dẫn đến hậu quả là sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh THA theo tuổi. Theo kết quả nghiên cứu của Phan Thanh Ngọc cho thấy tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi, ở nhóm tuổi 16 -20 tuổi là 3,9%, 4,5% ở nhóm 21 -29 tuổi, nhóm tuổi 30 -54 là 5,8% nhóm tuổi 55 – 80 tuổi là 24,3% và nhóm trên 80 tuổi là 49,6% [13]. 3.2.4. Mối liên quan của huyết áp với giới. Bảng 3.4: Mối liên quan của huyết áp với giới. Giới Huyết áp tâm thu 20 Huyết áp tâm trương
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan