Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chi -qtkdqt...

Tài liệu Chi -qtkdqt

.DOC
24
260
67

Mô tả:

Câu hỏi: 1. Trình bày ma trận SWOT đối với các chủ thể kinh doanh quốc tế của Việt Nam hiện nay trong một mặt hàng hay ngành hàng kinh doanh cụ thể. Từ đó đưa ra chiến lược cho sự phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp này. 2. Đưa ra những ví dụ về đặc điểm văn hoá của một số nước và khu vực trên thế giới có ảnh hướng tới hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. 3. Lấy ví dụ về một tranh chấp thương mại và phân tích: Lý do tranh chấp, quy trình giải quyết và những chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp. Bài làm: Câu 1: MÔ HÌNH SWOT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ - Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ. - Tên giao dịch quốc tế: Can Tho Agricultural product & Foodstuff Export Company. - Tên thương mại: Mekonimex/ns - Trụ sở đặt tại số 152- 154 Trần Hưng Đạo – Thành phố Cần Thơ. - Điện thoại: 071.835542 – 835544 Fax: 84.71.832060. 1.1 Ngành nghề kinh doanh - Xuất khẩu: Nông sản, lương thực, thực phẩm, chế biến ra quả tươivà xây xát gạo; thủy hải sản tươi sống và thủy hải sản chế biến; sản phẩm maymặc, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ. - Nhập khẩu: Phân bón, hóa chất, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ nông nghiệp. - Kinh doanh: Vật tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp, phương tiện giao thông, chuyên chở lương thực, hàng tiêu dùng thiết yếu. - Đại lý ký gửi hàng hóa xuất nhập khẩu. Quản trị kinh doanh quốc tế Page 1 - Kinh doanh giày da. Kinh doanh nguyên liệu, vật tư phụ tùng ngành dệt và may, hàng thiết bị văn phòng. - Sản xuất và gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu. - Sản xuất bao bì carton, và giấy xeo, in lụa. - Sản xuất chế biến thức ăn gia súc. Quản trị kinh doanh quốc tế Page 2 1.2 Môi trường bên trong a. Điểm mạnh - Với bề dày lịch sử hoạt động kinh doanh trong ngành, Công ty có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. - Công ty đã tạo được uy tín trên thương trường trong và ngoài nước, cũngnhư đối với các tổ chức tài chính, tín dụng. - Do các kênh thu mua nằm ở vùng sản xuất lúa của Thành phố Cần Thơ nên việc thu mua được tiến hành thuận lợi, chi phí vận chuyển thấp. - Nguồn lực tài chính của công ty luôn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất cũng như các nhu cầu cần thiết khác. b. Điểm yếu - Để phát triển công ty trong tương lai, cần có thêm nhiều nhân viên có trình độ chuyên môn cao. - Chưa có bộ phận maketing và phòng kế hoạch để tìm hiểu về khách hàng, nghiên cứu thị trường, hoạch định và xây dựng chiến lược kinh doanh làm tham mưu cho giám đốc. - Do chủ yếu bán hàng cho các nhà đầu mối ở nước ngoài, nên thương hiệu công ty chưa tiếp cận được với khách hàng nước ngoài. Hiện tại, Công ty vẫn chưa có những sản phẩm đặc thù với thương hiệu riêng của Công ty. - Hiện tại thị trường xuất khẩu của công ty tương đối hẹp và biến động qua từng năm. Các hoạt động mua bán chủ yếu được tiến hành với các khách hàng quen thuộc, đã có giao dịch từ trước. Công ty còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường. - Chất lượng gạo chưa cao so với đối thủ cạnh tranh. 1.3 Môi trường bên ngoài a. Cơ hội Quản trị kinh doanh quốc tế Page 3 - Nền kinh tế trong nước và thế giới phục hồi sau đợt khủng hoảng từ năm 2007 – 2009, đang tạo ra cơ hội phát triển cho công ty trong tương lai. - Với dân số 8 triệu người ở Việt Nam, được xem là thị trường tiềm năng cho kinh doanh gạo nhưng công ty vẫn chưa phát triển mạnh về khâu tiêu thụ trong nước. - Được sự quan tâm và khuyến khích phát triển của chính phủ, ngành xuất khẩu gạo đang có cơ hội phát triển, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. - Giá xuất khẩu có xu hướng tăng trong thời gian tới, sẽ mang lại cơ hội nâng cao lợi nhuận của công ty. b. Thách thức -Tỷ giá USD biến động thất thường, dẫn đến rủi ro trong các hợp đồng xuất khẩu có thời hạn dài. - Các thị trường quen thuộc tiến hành đảm bảo an ninh lương thực trong nước, phát triển sản xuất lúa gạo nhằm giảm sự lệ thuộc vào gạo nhập khẩu. - Lạm phát trong nước các năm qua tăng cao, đẩy chỉ số tiêu dùng và giá cả nguồn nguyên liệu tăng theo. Đồng thời chính sách nâng cao thu nhập cho nông dân nên tăng giá lúa trong các năm qua. - Tình hình xuất khẩu phụ thuộc vào sự điều hành của nhà nước, nên hoạt động kinh doanh của công ty chịu sự ràng buộc. - Do chất lượng gạo của Công ty không cao bằng gạo Thái Lan, nên chính sách nâng cao giá sàn xuất khẩu gạo sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường nước ngoài. - Chất lượng gạo nguyên liệu không đồng đều. 1.4 Xây dựng ma trận SWOT Cơ Hội – O 1. Kinh tế phục hồi Quản trị kinh doanh quốc tế Page 4 Đe Dọa – T 1. Biến động tỷ giá SWOT Điểm Mạnh – S 1. Có kinh nghiệm trong kinh doanh. 2. Uy tín trên thị trường. 3. Tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi. 4. Nguồn tài chính ổn định Điểm Yếu – W 1. Thiếu nhân lực có chuyên môn. 2. Thiếu hoạt động Marketing. 3. Chưa có thương hiệu sản phẩm. 4. Thị trường xuất khẩu hẹp. 5. Chất lượng sản phẩm chưa cao. sau khủng hoảng. 2. Tiềm năng từ thị trường nội địa. 3. Được hỗ trợ từ chính phủ. 4. Giá gạo xuất khẩu có xu hướng tăng. 2. Nhu cầu thị trường truyền thống giảm. 3. Giá cả nguyên liệu tăng. 4. Phụ thuộc vào sự điều hành nhà nước. 5. Giá sàn xuất khẩu nâng cao. 6. Nguyên liệu đầu vào không đồng đều. Giải pháp S - O Giải pháp S - T  S1, S2, S4 + O1,  S1, S3 + T3, T6 -> O2 -> Thâm nhập Kết hợp dọc ngược thị trường nội địa. chiều.  S1, S2 + O1, O4->  S1, S2 + T2 -> Thâm nhập thị Phát triển thị trường truyền trường xuất khẩu. thống. Giải pháp W- O  W1, W2 + O1, O3-> Đào tạo nhân lực.  W3, W5 + O1, O4 -> Đa dạng hóa đồng tâm.  W4 + O1, O3, O4 -> Phát triển thị trường xuất khẩu. Giải pháp W - T  W1 + T1 -> Mua hợp đồng quyền chọn.  W3, W5 + T5 -> Nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.5 Giải pháp S – O - Thâm nhập thị trường nội địa: Với kinh nghiệm hoạt động trong ngành lâu năm, đã tạo dựng được uy tín trên thị trường, cùng với nguồn tài chính khá ổn định. Công ty nên tận dụng những cơ hội sau khi nền kinh tế thoát khỏi Quản trị kinh doanh quốc tế Page 5 khủng hoảng, các nhu cầu về sản phẩm thiết yếu gia tăng vào thời điểm này. Trong khi thị trường nội địa với dân số hơn 80 triệu dân, đang bị các loại gạo nước ngoài như Đài Loan, Thái Lan chiếm lĩnh. Hơn nữa, chính phủ nước ta đang khuyến khích “Người Việt dùng hàng Việt”. Đây chính là những thời cơ tốt để công ty thâm nhập sâu hơn vào thị trường nội địa với những thế mạnh sẵn có hiện nay. - Thâm nhập thị trường truyền thống : Sau khi thoát khỏi khủng hoảng, xu hướng tiêu dùng của hầu hết các nước trên thế giới đều gia tăng, trong đó có cả các thị trường truyền thống của công ty. Ngoài ra, do xu hướng công nghiệp hóa ở các quốc gia này những nhà máy đang lấn dần các cánh đồng trồng lúa. Từ đó, làm cho giá lúa gạo trên thế ngày càng tăng cao. Với cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu và giá bán, Công ty nên vận dụng các điểm mạnh vốn có như kinh nghiệm và uy tín trong ngành để thâm nhập vào thị trường truyền thống. 1.6 Giải pháp S – T - Kết hợp dọc ngược chiều:Với vị trí địa lý của các kênh thu mua nằm trong vùng trồng lúa, đã tạo cho công ty dễ dàng tiếp cận với nguồn nguyên liệu.Trong khi, giá cả nguyên liệu đầu và ngày một tăng, thu mua từ nhiều nguồn khác nhau đem lại chất lượng gạo không đồng đều. Thì chiến lược kết hợp dọc ngược chiều thực sự là một giải pháp giúp công ty khắc phục được những thách thức đang đặt ra trước mắt. - Phát triển thị trường xuất khẩu: Đứng trước nguy cơ khan hiếm lương thực, chính phủ ở các thị trường quen thuộc của công ty đang có những chính sách phát triển sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung gạo của nước ngoài, nhu cầu nhập khẩu ở các nước này đang có xu hướng giảm trong tương lai. Đề phòng tình trạng này xảy ra,công ty nên vận dụng ưu thế về kinh nghiệm và uy tín trên thương trường, nhằm tìm kiếm thị trường mới, giảm sự lệ thuộc vào các thị trường truyền thống. 1.7 Giải pháp W – O - Đào tạo nhân lực: Để phát triển hơn trong tương lai, tổ chức lại bộ máy quản lý, cần nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó tận dụng những chính sách hỗ trợ từ chính phủ để tiếp cận với những thành tựu khoa học, Quản trị kinh doanh quốc tế Page 6 đào tạo cán bộ có năng lực chuyên môn về nông sản và cả kinh doanh xuất khẩu. - Đa dạng hóa đồng tâm: Để khắc phục yếu điểm về sản phẩm có chất lượng chưa cao, và chưa có thương hiệu sản phẩm riêng biệt mang nét đặc trưng của Công ty. Cùng với những cơ hội về giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng cao khi nền kinh tế phục hồi. Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm, nhằm phát triển những sản phẩm mới, có chất lượng cao hơn, mang nét riêng biệt chỉ có ở Công ty Mekonimex sẽ giúp tăng doanh thu và lợi nhuận. - Phát triển thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu của Công ty tương đối hẹp trong giai đoạn gần đây. Để giảm sự lệ thuộc vào các trường thị trường này, chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu nên được thực hiện cùngvới sự tận dụng các cơ hội về sự hồi phục kinh tế và các chính sách hỗ trợ của chính phủ. 1.8 Giải pháp W – T : -Mua hợp đồng quyền chọn: được xem là giải pháp tốt nhất đối vớicác hợp đồng dài hạn khi đứng trước sự biến động tỷ giá trong nền kinh tế hiện nay. Cộng thêm, công ty đang thiếu các nhân lực chuyên môn trong việc nhận ra những thayđối trên thị trường cũng như việc xây dựng các chiến lược thích hợp. - Nâng cao chất lượng sản phẩm: Chính phủ đang có những chính sách nâng cao giá sàn xuất khẩu, để đưa gạo Việt Nam sánh ngang với gạo Thái Lan trong tương lai.Tuy nhiên, thực trạng đặt ra là chất lượng sản phẩm của Công ty chưa cao, sẽ dẫn đến giảm lợi thế cạnh tranh giá rẻ trên thị trường nước ngoài. Vì thế, Công ty cần có những biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, để có thể trạnh canh với các loại gạo chất lượng cao khác từ đối thủ cạnh tranh. Từ đây, công ty cần có những chiến lược cho sự phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp: 2.1 Kết hợp dọc ngược chiều và nâng cao chất lượng sản phẩm Kết hợp dọc ngược chiều và nâng cao chất lượng sản phẩm có liên hệ mật thiết với nhau. Khi thực hiện được sự kết hợp dọc ngược chiều, thì chất lượng sản phẩm đầu ra sẽ được nâng cao, do giảm được lượng gạo thành phẩm thu Quản trị kinh doanh quốc tế Page 7 mua từ các kênh khác nhau, chất lượng gạo đồng đều hơn.Và muốn nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra cần phải thực hiệngiải pháp kết hợp dọc ngược chiều. Nên hai giải pháp này phải được thực hiện cùng lúc. Kết hợp dọc ngược chiều cung cấp khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu và góp phần khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất. Bằng cách xây dựng thêm các nhà máy chế biến gạo cũng như các nhà máy xay xát lúa nhằm hạn chế tối đa lượng gạo thành phẩm thu mua từ kênh ngoài, xúc tiến hoạt động thu mua lúa từ nông dân. Sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho việc kiểm soát nguyên liệu, giảm được chí phí thu mua, quản lý tốt chất lượng đầu ra, lập kế hoạch đầu tư và sắp xếp hoạt động sản xuất linh hoạt hơn. Các nhà máy nên được xây dựng gần nguồn nguyên liệu để tiết kiệm chi phí trong việc vận chuyển.Bên cạnh đó, cần đầu tư vào thiết bị công nghệ,dâychuyền đánh bóng gạo, cũng như các hệ thống xay xát lúa.Có thể nói, kết hợp dọc về phía sau là nền tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng.Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam khẳng định chừng nào chưa giải được bài toán chất lượng cho hạt gạo thì khó có thể xây dựngvà giữ được thương hiệu gạo trên thị trường thế giới. Do đó chất lượng sản phẩm của Công ty là yếu tố quan trọng không chỉ giúp mang lại lợi nhuận cao mà còn quyết định sự thành bại của Công ty trên thương trường quốc tế.Trong khi đó, chất lượng sản phẩm đầu ra của Công ty không chỉ chịu ảnh hưởng từ khâu chế biến mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp ở chất lượng của giống lúa.Theo các chuyên gia, bước đột phá để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu trước hết là khâu giống.Công ty cần tăng cường đầu tư vốn phối hợp với các tổ chức nông dân có kế hoạnh trồng lúa chất lượng cao, tuyên truyền, vận động nông dân không tự sử dụng giống vụ trước dành sản xuấtcho vụ sau vì rất dễ lẫn tạp. Công ty nên đầu tư cho nông dân bằng cách cung cấp giống lúa có xác nhận, đảm bảo tỷ lệ mua gạo từ giống lúa có xác nhận, trên 30% diện tích canh tác để nông dân an tâm gieo trồng. Đặc biệt cần phải thực hiện đồng bộ ba giải pháp là sử dụng lúa đặc sản có mùi thơm, giống lúa có hàm lượng cao về protein, và phát triển công nghệ sau thu hoạch. Khâu thu hoạch lúa, cần cử cán bộ hoặc nhân viên hướng dẫn nông dânthu hoạch đúng thời điểm không để lúa quá chín, khâu phơi, sấy lúa phải đảm bảo độ khô hạt lúa theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.Nguyên liệu đầu vào có đạt tiêu chuẩn thì sản phẩm đầu ra mới có chất lượng cao. 2.2 Phát triển thị trường Quản trị kinh doanh quốc tế Page 8 Giải pháp phát triển thị trường là tìm cách bán các sản phẩm hiện tại trênthị trường mới. Theo giải pháp này, khi quy mô nhu cầu của thị trường hiện tại bị thu hẹp,Công ty cần nỗ lực tìm kiếm thị trường mới để bán các sản phẩm hiện đang sản xuất bằng một số biệnpháp. Tìm kiếm thị trường trên các địa bàn mới bao gồm vùng lãnh thổ, quốc gia khác. Đây là giải pháp được nhiều công ty của các quốc gia phát triển trên thế giới thực hiện để gia tăng doanh số và lợi nhuận.Tuy nhiên, khi quyết định phát triển thị trường mới phải chú ý cân nhắc các điều kiện về cơ hội, đe doạ cũng như điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Cũng như cân nhắc đến yếu tố chi phí,thu nhập và đánh giá các khả năng phát triển thị trường. Mặt khác, để phát triển thị trường mới thành công, công ty phải chú trọng đến chiến lược marketing. Do đó, điều quan trọng cần làm hiện nay là công tynên thành lập riêng một bộ phận Marketing chuyên nghiên cứu về thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó xây dựng thêm phòng kế hoạch để nghiên cứu và hoạch định các chiến lược nhằm định hướng phát triển vào thị trường tiềm năng. Điều quan trọng ở đây là Công ty “nên bán sản phẩm thị trường cần chứ không nên bán những gì mình đang có”. Do đó, trong giải pháp phát triển thị trường, Công ty cần tìm hiểu kỹ nhu cầu, thị hiếu, truyền thống tập quán ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của họ như thế nào. Hiện nay, công ty cũng đang có nhiều cơ hội phát triển thị trường mới theo hình thức này thông qua các hoạt động ngoại giao của chính phủ kết hợp với sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới của Công ty. Ngoài ra, tham gia vào hội chợ triển lãm ở các quốc gia trên thế giới là một trong những cách quảng bá thương hiệu đến với các khách hàng hữu hiệu. 2.3 Đào tạo nhân lực Đào tạo nhân lực cho nhân viên không chỉ nâng cao năng lực quản lý của nhân viên mà còncó mục đích quan trọng hơn là “đào tạo nguồn lực để giữ nhântài”. Đào tạo nhân lực có nhiều hình thức khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể mà có cách thức áp dụng riêng. Công ty có thể thực hiện một trong những cách sau đây: -Tạo điều kiện cho nhân viên tự học. Việc giao các nhiệm vụ vượt quá khảnăng là cách huấn luyện cho nhân viên tự nâng cao năng lực. Đặc điểm của phương pháp này là nó đòi hỏi người nhân viên phải vượt ra khỏi những gì đã biết, tự học hỏi thêm những kỹ năng mới để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Vì thế, đối tượng áp dụng của phương pháp phải là những nhân viên có nhiều triển vọng phát triển. Công ty sẽ có thêm nhiều nhân viên tài năng, còn nhân viên lại có cơ hội học các kỹ năng mới, tạo các mối quan hệ bên ngoài và thăng tiến trong sự Quản trị kinh doanh quốc tế Page 9 nghiệp. Nhưng khi thực hiện biện pháp này nên chú ý một số vấn đề trongviệc lựa chọn nhân viên để đào tạo, khuyến khích đúng cách, giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực của ứng viên, sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết, biết cách chấp nhận thất bại của nhân viên. -Tổ chức các khóa đào tạo tập trung. Công tycó thể tổ chức các chương trình đào tạo tập trung thông qua các địa chỉ đào tạo chuyên nghiệp. Hình thứcđào tạo này đem đến cho Công ty một đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môntrong công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, các nhân viên được đào tạo tập trung vớichất lượng tương đối đồng đều, có thể hình thành các chuẩn mực trong quy trình làm việc. Các khóa đào tạo sẽ giúp nhân viên làm việc nhất quán, tập trung; tăng cường tinh thần làm việc với đội nhóm …Sau một thời gian thực hiện chế độđào tạo, phải luôn tổ chức đánh giá kết quả đào tạo và việc chuyển giao kết quảđó vào thực hiện công việc. Từ đó, lãnh đạo Công ty sẽ có cơ sở để khuyến khích duy trì công tác đào tạo hay tìm hướng đi khác phù hợp hơn. Câu 2: (*) Một số nét văn hóa ảnh hưởng đến tới kinh doanh quốc tế của cấc doanh nghiệp: 1, Tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường EU ảnh hưởng đến tới kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp tại thị trường này: Với dân số đông, hơn 400 triệu người tiêu dùng, thu nhập cao, EU là một thị trường đầy tiềm năng cho nhiều mặt hàng xuất khẩu trong đó có rau quả. Tuy nhiên mỗi quốc gia lại có nhu cầu khác nhau về rau quả nhập khẩu. Lư do là: EU có sự khác biệt nhau về khí hậu. Một số nước vùng Scandinavra như Thuỵ Điển, Phần Lan có khí hậu lạnh trong khi Ư, Tây Ban Nha, Bồ Đào Quản trị kinh doanh quốc tế Page 10 Nha... là những nước vùng Địa Trung Hải lại có khí hậu cận nhiệt đới c cn các nước Tây bắc Âu như Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Hà Lan.... lại nằm trong vùng khí hậu ôn hoà. Chính sự khác biệt về thời tiết này đă tạo ra khả năng gieo trồng các loại rau quả khác nhau và đưa đến nhu cầu nhập các loại rau quả tương đối khác nhau giữa các nước. Vì vậy, EU là thị trường có nhu cầu đa dạng và phong phú đối với các loại rau quả đặc biệt có nhu cầu cao đối với các sản phẩm rau quả miền nhiệt đới. Mặc dù có nhu cầu đa dạng song để thâm nhập vào thị trường này không phải đơn giản bởi EU là thị trường rất khó tính. Các nhà nhập khẩu EU luôn có xu hướng đ ci hỏi cao đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài và họ thường tỏ ra thận trọng thậm chí hơn cả người Mỹ. Những yêu cầu khắt khe này của người nhập khẩu xuất phát từ chính đ ci hỏi của thị trường EU. Người tiêu dùng là những người sử dụng sản phẩm cuối cùng, họ tỏ ra rất kỹ lưỡng, chặt chẽ trong việc mua bán sản phẩm. Chính vì vậy, những mặt hàng nào không đáp ứng các yêu cầu của họ sẽ không thể tồn tại trên thị trường. Trong Liên minh Châu Âu, 15 quốc gia thành viên cũ vốn là những nước phát triển nhất trên thế giới, nhưng cũng là những thị trường khắt khe nhất.10 quốc gia còn lại, thị trường tỏ ra dễ tính hơn nhưng cùng với sự ra nhập Liên Minh, họ sẽ có xu hướng tuân theo các quy định chung của EU và chắc chắn các yêu cầu trong tiêu dùng rau quả cũng vv thế mà chặt chẽ hơn. Và thực tế là từ sau ngày 1/5/2004, 10 quốc gia mới gia nhập đã tuân thủ theo những quy định và mức thuế quan chung của EU. Quản trị kinh doanh quốc tế Page 11 EU còn là một thị trường bảo vệ người tiêu dùng. Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, băi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. Vì vậy, thông thường khi bắt đầu triển khai hoạt động nhập khẩu các sản phẩm rau quả, các tổ chức, doanh nghiệp EU thường muốn tham quan tìm hiểu quá trình sản xuất ngay từ khâu trồng trọt,và hệ thống xử lý môi trường trong suốt quá tŕnh sản xuất và bảo quản của hàng rau quả. Ngoài ra, EU cũng đưa ra các quy định chuẩn quốc gia hoặc chuẩn Châu Âu để cấm buôn bán các sản phẩm được sản xuất ra ở các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt mức an toàn ngang với điều kiện sản xuất chưa đạt mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của Châu Âu. Do đó các sản phẩm muốn bán được trên thị trường Châu Âu đều phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật định và định chuẩn quốc gia. Đặc biệt, EU có quy chế về nhăn mác sản phẩm rất khắt khe nhất là hàng thực phẩm trong đó bao gồm các sản phẩm hoa quả tươi, rau quả chế biến, nước Đp trái cây.... Trong hệ thống quy định bảo vệ người tiêu dùng có quy định các thành phần của sản phẩm, cách bảo quản, việc làm sai quy cách về đóng gói, bao bì, các sản phẩm nhập lậu, đánh cắp bản quyền...... bị xử lư rất nghiêm. Quản trị kinh doanh quốc tế Page 12 25 quốc gia EU hình thành nên một thị trường có yêu cầu cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.Từ sau vô tranh cãi về việc có nên sử dụng sản phẩm biến đổi gen hay không cũng như sau khi nạn thịt bò điên hoành hành khắp Châu Âu thì dường như yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước EU được đặt lên hàng đầu. Hiện nay, trên thị trường EU, người ta chia rau quả làm 2 loại về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm như sau : Rau quả sạch thông thường và rau quả hữu cơ. Trong đó rau quả sạch thông thường được định nghĩa là loại rau quả có sử dụng hoá chất nhưng theo một hàm lượng cho phép. Cnc rau quả hữu cơ là loại rau quả không sử dụng một loại hoá chất nào tức là sạch tuyệt đối. Người dân EU nói chung ưa thích sử dụng một sản phẩm an toàn tuyệt đối song điều đó không có nghĩa là rau qủa thông thường không có khả năng tiêu thụ tại thị trường EU bởi nếu rau quả thông thường đạt được các tiêu chuẩn của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm thì sản phẩm đó vẫn có thể tiêu thụ được trên thị trường. Tập quán và thói quen tiêu dùng của người dân EU là họ thích tiêu thụ các sản phẩm có nhăn hiệu nổi tiếng và uy tín lâu đời. Người dân EU quan niệm chất lượng gắn bó với thương hiệu. Một thương hiệu tốt, có uy tín trên thị trường là nhờ chất lượng khẳng định trong một thời gian dài. Vv vậy khi thương hiệu đă đứng vững trên thị trường thì đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm đó đă được khẳng định. Do đó, với thu nhập cao của mình người dân EU sẵn sàng trả mức giá cao xứng đáng cho sản phẩm có thương hiệu uy tín. Đối với mặt hàng rau quả cũng vậy, họ sẵn sàng trả giá cao tương đối cho sản phẩm rau quả có chất lượng tuy nhiên cũng theo một cuộc điều tra mới nhất cho thấy đối với mặt hàng rau quả, người dân Châu Âu vẫn có những mặc cảm nhất định về giá cả giữa rau quả sạch và rau quả thông thường. Chỉ có 56% người tiêu dùng Quản trị kinh doanh quốc tế Page 13 EU chịu trả thêm 10% và 33% người tiêu dùng EU chịu trả thêm 15% để mua sạch. Điều này được lý giải là do rau quả được sử dụng liên tục trong các bữa ăn hàng ngày và vì vậy, các bà nội trợ EU cũng đôi chút quan tâm đến sự cạnh tranh về giá giữa các sản phẩm rau quả. Và cuối cùng khi nói đến thị hiếu và thói quen tiêu dùng các sản phẩm rau quả của người dân EU không thể không nói đến xu hướng ngày càng sử dụng lượng rau quả nhiều hơn trong các bữa ăn hàng ngày của họ. Điều này càng chứng tỏ EU là thị trường tiềm năng cho các mặt hàng rau quả. Ngày nay, do nhiều căn bệnh như béo phì, tim mạch, đường ruột... đồng thời do du nhập nền văn hoá ẩm thực, y học Phương Đông, người dân Châu Âu bắt đầu có xu hướng sử dụng nhiều rau quả tươi để bổ sung vitamin, giảm lượng thịt và bột mú, bơ sữa hơn. Đây là một xu hướng tiêu dùng thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Các sản phẩm rau quả xuất sang EU được ưa chuộng là các sản phẩm rau quả nhiệt đới bao gồm rau qủa tươi và rau quả đă chế biến, nước Đp trái cây, các loại mứt, rau quả muối đóng hộp... Các sản phẩm chế biến sẵn, đóng hộp được người dân EU sử dụng nhiều hơn hẳn (nếu so sánh với các nước Châu Á khác) do xu hướng phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ngày một tăng và số lượng người độc thân ngày một nhiều- tvnh trạng này rất phổ biến ở các nước Tây Bắc Âu. Còn một đặc điểm nữa trong tập quán tiêu dùng của người dân EU cần lưu ý đó là người tiêu dùng ở khu vực Điạ Trung Hải thường có thói quen mua các loại rau quả tươi tại các chợ ngoài trời hơn so với các nước Tây Bắc Âu. Tuy Quản trị kinh doanh quốc tế Page 14 nhiên việc sử dụng các sản phẩm rau quả chế biến và thói quen tiêu thụ ở các siêu thị đang ngày càng phổ biến hơn. Đây cũng là một điểm rất đáng lưu ý khi lựa chọn các kênh phân phối cho từng quốc gia cụ thể. 2. Một số nét văn hóa ảnh hưởng đến tới kinh doanh quốc tế của cấc doanh nghiệp tại thị trường Trung Đông: Quản trị kinh doanh quốc tế Page 15 Trung Đông là một khu vực ẩn chứa nhiều huyền thoại và có phần nào hơi máy móc. Trước khi thực hiện ý định kinh doanh ở Trung Đông trước tiên bạn nên tìm hiểu kỹ về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nghi thức ngoại giao, hình thức - thủ thuật kinh doanh, văn hóa kinh doanh , các quy ước cụ thể và kỹ năng đàm phán của khu vực này. Nếu kiến thức thị trường này không được trang bị tốt thì rất có thể sẽ là rào cản cho công việc kinh doanh và giao dịch của chúng ta. Khi thực hiện công việc kinh doanh tại khu vực Trung Đông, cần phải ghi nhận tới tính đa dạng tuyệt vời trong khu vực. Cũng giống như bất kỳ một tôn giáo thông thường nào, ngôn ngữ và văn hóa là đặc điểm chung tạo nên nét đặc trưng riêng cho khu vực này. Hồi giáo Quản trị kinh doanh quốc tế Page 16 Người ta không thể nói về văn hóa Trung Đông mà không đề cập đến Hồi giáo. Hồi giáo lan truyền đến tất cả các giai cấp trong xã hội. Nó cung cấp, hướng dẫn, tạo giá trị và là quy tắc cho cuộc sống cá nhân, quan hệ cộng đồng và cả cách hành xử trong kinh doanh. Trong phạm vi bài giới thiệu ngắn gọn này, bạn cần nghiên cứu riêng về đạo Hồi trước khi thực hiện công việc kinh doanh tại Trung Đông. Chúng ta có thể xem xét một vài ví dụ cụ thể về các biểu hiện của đạo Hồi có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của bạn. Người Hồi giáo phải cầu nguyện năm lần một ngày. Giờ cầu nguyện được các nhà thờ hồi giáo thông báo cầu nguyện (azan). Không phải tất cả người Hồi giáo phải đi đến nhà thờ. Một số cầu nguyện tại nhà hoặc ngay tại văn phòng. Hàng ngày, các cuộc hẹn và các cuộc họp phải được sắp xếp một cách thích hợp với thời gian cầu nguyện. Thứ Sáu là ngày cầu nguyện cộng đồng và bắt buộc tất cả nam giới phải tham dự. Khi kinh doanh ở Thị trường Trung Đông nên cố gắng tránh tháng lễ Ramadan. Người Hồi giáo nhịn ăn, nhịn uống hoặc hút thuốc từ bình minh đến hoàng hôn. Trong giờ làm việc, nhìn chung các công việc đều được giảm bớt hoặc sắp xếp lại tùy theo tính chất công việc của công ty hoặc tổ chức thương mại. Có hai lễ hội chính của người Hồi giáo cần lưu ý. Lễ Eid al-Fitr sau tháng Ramadan và Lễ Eid al-Adha sau cuộc hành hương hàng năm. Vào những ngày lễ này người dân được nghỉ khoảng ba ngày. Tốt nhất là khi kinh doanh ta nên tránh hai lễ hội quan trọng này của người hồi giáo. Gặp gỡ và chào hỏi Câu chào hỏi truyền thống của người hồi giáo là "Alaykum Asalamu" (peace with you). Nếu bạn không phải là người Hồi giáo thì không nên sử dụng câu nói này. Tuy nhiên, nếu bạn đã trót sử dụng thì bạn sẽ nhận được câu trả lời tương ứng là (and peace be with you). Khi kinh doanh tại Trung Đông, lúc gặp gỡ các bên luôn bắt tay nhau và có người ta có thể nắm tay bạn một lúc lâu. Nghi thức Hồi giáo quan niệm rằng khi Quản trị kinh doanh quốc tế Page 17 bắt tay người ta phải giữ tay lại lâu và chờ cho đến khi đối phương bỏ tay ra thì mới thôi. Lưu ý luôn luôn batwst tay bằng tay phải. Vì vậy đừng ngạc nhiên nếu bàn tay của bạn được nắm lâu trong khi bạn muốn kết thúc. Bắt tay nhau ở nam giới là rất phổ biến và không mang ý nghĩa tượng trưng như ở Phương Tây. Người Ả Rập không coi trọng hình thức hóa tên khi kinh doanh và nói chung họ giao dịch với nhau bằng tên họ. Ví dụ: Mr. John Smith sẽ được gọi là Mr. John. Các tước danh của người Ả Rập thường là: Sheikh (một bậc trưởng lão, học giả, nhà lãnh đạo), Sayyid (hậu duệ của tiên tri Muhammad) và Hajji (một trong những người đã thực hiện cuộc hành hương)... Giới tính Vai trò của nam giới và phụ nữ được xác định rất rõ ràng trong văn hóa Ả Rập. Giới tính vẫn còn được phân biệt ở một số khu vực nhất định. Nếu bạn là nam giới được được giới thiệu với một người phụ nữ, bạn nên chờ đợi và quan sát nếu họ có sẵn lòng bắt tay với bạn hay không. Nếu không thì bạn đừng cố gắng bắt tay với họ. Tuyệt đối không được “trêu gẹo”hoặc “liếc mắt đưa tình” với phụ nữ. Giao dịch cá nhân Nhiều người phương Tây đã từng sống hoặc làm việc ở Trung Đông có thể sử dụng các từ ngữ hỗn độn, vô tổ chức và bực bội, thậm chí nói tục khi thảo luận về hoạt động kinh doanh ở đây. Mặc dù đây là một vấn đề của nhận thức, nhưng Quản trị kinh doanh quốc tế Page 18 thực tế nó đang diễn ra ở khu vực này trên rất nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Đây cũng làm một trở ngại và rất nhiều người thất bại khi đàm phán hoặc giao dịch. Tóm lại: Người Ả Rập không phân biệt nghề nghiệp và quan hệ cá nhân. Kinh doanh thường xoay quanh mối quan hệ cá nhân, quan hệ gia đình, niềm tin và danh dự. Nhìn chung họ ưu tiên những vấn đề cá nhân trên tất cả. Do vậy quan hệ kinh doanh được xây dựng trên tình hữu nghị và sự tin cậy lẫn nhau là rất tốt. Nếu bạn có bạn bè hoặc các mối quan hệ ở đúng nơi đúng chỗ thì các quy định trên có thể được xử lý linh hoạt, điều này cũng có nghĩa là công việc của bạn được xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hệ thống công việc của bạn sẽ được ưu tiên xử lý trên cơ sở quan hệ tình cảm và không bao giờ bị lãng quên. Mặc dù điều này nó có vẻ thiên vị song nó là một trong những bí quyết nên được khai thác khi kinh doanh tại Trung Đông. (*) Ý nghĩa của việc nghiên cứu văn hóa quốc gia đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế:  Giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ về thị trường mình hướng tới để cho doanh nghiệp có cái nhìn xa và rộng hơn để khi muốn tiến hành đầu tư vào thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới.  Nghiên cứu văn hóa quốc gia là để doanh nghiệp hòa mình vào quốc gia đó, từ đó có các chiến lược phát triển công ty vươn xa hơn. Có điều kiện để hiểu rõ về thị trường tham gia đầu tư từ đó tạo ra tính cạnh tranh và có thể tránh được những rủi ro tối thiểu thuộc về văn hóa từng quốc gia.  Giúp cho doanh nghiệp có được các cách xử lý linh hoạt và hiệu quả trong công việc.  Tạo sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, kích cầu tiêu dùng trong nước và kích thích nguồn cung rộng rãi.  Tạo được uy tín và thương hiệu nổi tiếng tại thị trường trong nước Quản trị kinh doanh quốc tế Page 19 Câu 3: Tranh chấp Công ty TNHH hóa chất xây dựng Degussa Việt Nam và Doanh nghiệp tư nhân DTN do ông Đỗ Thanh Điền làm chủ (hợp đồng kinh doanh thương mại về mua bán hàng hóa). V/v tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại Căn cứ các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ và lời khai nhận của các bên đương sự có cơ sở xác định Doanh nghiệp tư nhân DTN do ông Đỗ Thanh Điền làm chủ còn nợ Công ty TNHH hóa chất xây dựng Degussa Việt Nam số tiền 248.930.800 đồng phát sinh từ hợp đồng mua bán số DL 5C-003 ngày 04/01/2005 nên việc nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải thanh toán hết số tiền còn nợ là có cơ sở phù hợp với qui định của pháp luật tại các điều 71, 73 Luật thương mại và điều 290, 431 Bộ Luật dân sự vì vậy yêu cầu này của nguyên đơn cần được chấp nhận. Việc nguyên đơn tự nguyện không tính lãi trên số tiền hàng còn nợ là không trái qui định của pháp luật và có lợi cho bị đơn nên cần được ghi nhận. 1, Chủ thế tham gia tranh chấp: Ngày 23 tháng 6 năm 2006 tại phòng xử án của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 475/KTST, ngày 28 tháng 12 năm 2005 về tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 1022/QĐXX-ST ngày 01 tháng 6 năm 2006 giữa các đương sự: (*) Nguyên đơn: Doanh nghiệp tư nhân DTN do ông Đỗ Thanh Điền làm chủ. - Địa chỉ: 12 Đại lộ Tự do, KCN Việt Nam Singapore, Thuận An, Bình Dương - Đại diện: ông Nguyễn Quang Trí, GUQ ngày 30/11/2005 (*) Bị đơn: Công ty TNHH hóa chất xây dựng Degussa Việt Nam. - Địa chỉ: 835/90B Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5, TP.HCM 2, Lý do tranh chấp: Quản trị kinh doanh quốc tế Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng