Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Công nghệ Chỉ dẫn cơ bản về tài nguyên giáo dục mở(oer)...

Tài liệu Chỉ dẫn cơ bản về tài nguyên giáo dục mở(oer)

.PDF
129
753
135

Mô tả:

Dịch giả: Lê Trung Nghĩa
UNESCO and Commonwealth of UNESCO và Khối thịnh vượng chung Learning về học tập (COL) Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) Dịch sang tiếng Việt: Lê Trung Nghĩa, [email protected] Dịch xong: 04/10/2015 Bản gốc tiếng Anh: http://unesdoc.unesco.org/images/0021/002158/215804e.pdf A Basic Guide to Open Educational Resoureces (OER) Tài liệu này mang giấy phép Creative Commons Attribution Share-Alike v3.0 IGO. Bạn được trao các quyền để sử dụng, chia sẻ, sao chép, phân phối, phân phối lại, áp dụng, pha trộn, tùy biến và xây dựng dựa trên các tư liệu của nó, kể cả thương mại hóa, miễn là bạn ghi nhận công (các) tác giả gốc ban đầu và phân phối tài liệu phái sinh của bạn theo các điều khoản và điều kiện y hệt như của tài liệu gốc ban đầu. Một bản sao giấy phép này có tại: http://creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/igo/. Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) Được Neil Butcher chuẩn bị cho Khối thịnh vượng chung về Học tập và được Asha Kanwar (COL) và Stamenka Uvalić-Trumbić (UNESCO) biên soạn A Basic Guide to Open Educational Resources (OER) Prepared by Neil Butcher for the Commonwealth of Learning & UNESCO Edited by Asha Kanwar (COL) and Stamenka Uvalić Trumbić (UNESCO) Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 2/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Được xuất bản vào năm 2011, 2015 bởi Tổ chức Liên hiệp quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa, 7, Fontenoy, 75352 Paris 07 SP, Pháp và Khối thịnh vượng chung về Học tập, 1055 West Hastings, Phòng 1200, Vancouver, British Columbia, Canada, V6E 2E9 © UNESCO và Khối thịnh vượng chung về Học tập 2011, 2015 ISBN 978-1-894975-41-4 Xuất bản phẩm này là sẵn sàng theo Truy cập Mở với giấy phép Creative Commons Ghi công - Chia sẻ tương tự 3.0 IGO (CC BY-SA 3.0 IGO) (http://creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/igo/). Bằng việc sử dụng nội dung của xuất bản phẩm này, người sử dụng bị ràng buộc vào các điều khoản sử dụng của Kho Truy cập Mở (Open Access Repository) của UNESCO (http://www.unesco.org/open-access/terms-use-ccbysa-en). Xuất bản phẩm này cũng có sẵn trong Kho của Cơ sở COL tại http://dspace.col.org. Các chỉ dẫn được triển khai và trình bày tư liệu qua khắp xuất bản phẩm này không ngụ ý sự thể hiện bất kỳ quan điểm nào về bất kỳ điều gì từ phía UNESCO mà có liên quan tới tình trạng pháp lý của bất kỳ nước, lãnh thổ, thành phố hoặc khu vực nào hay bất kỳ nhà chức trách nào của nó, hoặc có liên quan tới việc phân định ranh giới hoặc biên giới của nó. Ý tưởng và quan điểm được thể hiện trong xuất bản phẩm này là của các tác giả; chúng không nhất thiết là của UNESCO và không ủy thác cho Tổ chức. Được Neil Butcher chuẩn bị Được Asha Kanwar (COL) và Stamenka Uvalić-Trumbić (UNESCO) biên soạn Các ảnh bìa trước (bản gốc tiếng Anh): Ngôi sao cuộc sống (CC BY 2.0), nguyentuanhung (CC0 1.0), Jisc (CC BY-NC-ND), Alessandro Pucci (CC BY 2.0) Ảnh bìa sau (bản gốc tiếng Anh): 3ecccad526 CC Thiết kế đồ họa (bản gốc tiếng Anh): UNESCO Thiết kế bìa (bản gốc tiếng Anh): UNESCO Sắp chữ (bản gốc tiếng Anh): UNESCO In (bản gốc tiếng Anh): UNESCO Được in tại Pháp Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 3/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Published in 2011, 2015 by the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, 7, place de Fontenoy, 75352 Paris 07 SP, France and Commonwealth of Learning, 1055 West Hastings, Suite 1200, Vancouver, British Columbia, Canada, V6E 2E9 © UNESCO and Commonwealth of Learning 2011, 2015 ISBN 978-1-894975-41-4 This publication is available in Open Access under the Attribution-ShareAlike 3.0 IGO (CC-BY-SA 3.0 IGO) license (http://creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0/igo/). By using the content of this publication, the users accept to be bound by the terms of use of the UNESCO Open Access Repository (http://www.unesco.org/openaccess/terms-use-ccbysa-en). This publication is also available in the Institutional Repository of COL at http://dspace.col.org. The designations employed and the presentation of material throughout this publication do not imply the expression of any opinion whatsoever on the part of UNESCO concerning the legal status of any country, territory, city or area or of its authorities, or concerning the delimitation of its frontiers or boundaries. The ideas and opinions expressed in this publication are those of the authors; they are not necessarily those of UNESCO and do not commit the Organization. Prepared by Neil Butcher Edited by Asha Kanwar (COL) and Stam1enka Uvalic-Trumbic (UNESCO) Front Cover photos: Star of Life (CC-BY-2.0), nguyentuanhung (CC0 1.0), Jisc (CC BY-NC-ND), Alessandro Pucci (CC-BY-2.0) Back Cover photo: 3ecccad526 CC Graphic design: UNESCO Cover design: UNESCO Typeset: UNESCO Printed by: UNESCO Printed in France Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 4/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Mục lục Thừa nhận.............................................................................................................................................7 Tổng quan về Chỉ dẫn...........................................................................................................................8 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở: Các câu hỏi thường gặp................................................9 Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) là gì?............................................................................................9 Liệu OER có là y hệt như học tập điện tử?....................................................................................10 Liệu OER có là y hệt như học tập mở/giáo dục mở?.....................................................................11 OER có liên quan tới khái niệm học tập dựa vào tài nguyên hay không?.....................................12 Một giấy phép mở là mở thế nào?.................................................................................................13 Sự khác biệt giữa OER và việc xuất bản truy cập mở là gì?.........................................................14 Liệu tôi có nên lo lắng về 'việc vứt bỏ' sở hữu trí tuệ của tôi?......................................................15 Ai sẽ đảm bảo chất lượng của OER?.............................................................................................18 Làm thế nào giáo dục có thể hưởng lợi bằng việc khai thác OER?...............................................19 Liệu OER có thực sự là tự do?.......................................................................................................21 Liệu sử dụng OER có loại trừ sử dụng nội dung thương mại?......................................................23 Những thay đổi nào về chính sách là cần thiết cho các cơ sở để sử dụng OER có hiệu quả hơn?24 Các cách thức tốt nhất để xây dựng năng lực trong OER là gì?....................................................25 Tôi tìm OER ở đâu?.......................................................................................................................26 Tôi chia sẻ OER của tôi với những người khác như thế nào?.......................................................28 Tôi có thể thay đổi OER được bao nhiêu cho các mục đích của riêng tôi?...................................29 Tạo ra trường hợp cho tài nguyên giáo dục mở..................................................................................30 Giới thiệu.......................................................................................................................................30 Xác định khái niệm........................................................................................................................31 Các tác động đối với những người lên kế hoạch và ra quyết định về giáo dục.............................47 Kết luận..........................................................................................................................................52 Các tham chiếu...............................................................................................................................54 Phụ lục 1: Tổng quan các giấy phép mở.............................................................................................55 Giới thiệu.......................................................................................................................................55 Các giấy phép Creative Commons (www.creativecommons.org).................................................56 Các tham chiếu phụ lục..................................................................................................................61 Phụ lục 2: Các thành phần của hệ thống giáo dục từ ở xa vận hành tốt.............................................62 Các thành phần...............................................................................................................................62 Lý do cơ bản để sử dụng các phương pháp giáo dục từ ở xa.........................................................64 Phụ lục 3: Các ứng dụng công nghệ...................................................................................................66 Phụ lục 4: Các ứng dụng Phần mềm nguồn mở trong giáo dục.........................................................70 Các tham chiếu...............................................................................................................................73 Phụ lục 5: Lập bản đồ địa hình OER trên trực tuyến.........................................................................74 Giới thiệu.......................................................................................................................................74 Các kho OCW OER.......................................................................................................................75 Các sáng kiến OCW của đại học....................................................................................................79 OCW OER đặc thù chủ đề.............................................................................................................84 Các sáng kiến tạo nội dung............................................................................................................88 Các sáng kiến trường học mở........................................................................................................92 Tìm kiếm OCW OER.....................................................................................................................95 Kết luận..........................................................................................................................................96 Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 5/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Phụ lục 6: Catalog các website có liên quan tới OER........................................................................97 Các kho OCW OER.......................................................................................................................98 Các sáng kiến trường học mở......................................................................................................100 Tìm kiếm OCW OER...................................................................................................................101 Các sáng kiến OCW của đại học..................................................................................................102 OCW-OER chủ đề đặc thù...........................................................................................................108 Các công cụ OER.........................................................................................................................112 Các nguồn OER Khác..................................................................................................................115 Phụ lục 7: Vài vấn đề chính sách OER trong giáo dục từ ở xa.........................................................117 Phụ lục 8: Quy trình rà soát lại chính sách OER..............................................................................122 Phụ lục 9: Các yêu cầu kỹ năng cho công việc trong tài nguyên giáo dục mở................................126 Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 6/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Thừa nhận Dù tôi gánh toàn bộ trách nhiệm cho tác phẩm - và đặc biệt các sai sót - có trong cuốn Chỉ dẫn này, thì sự phát triển của nó là một sản phẩm vài năm làm việc và kết hợp các đầu vào và các ý tưởng của nhiều người. Đặc biệt, tôi muốn thừa nhận những đóng góp của những người sau cho Chỉ dẫn: 1. Tất các các đồng nghiệp của tôi ở Viện Nam Phi về Giáo dục Từ ở xa (Saide), Sáng kiến OER Africa của Saide, và Neil butcher & Associates. Không có sự tham gia của họ và nhiều giờ bỏ ra tranh luận và thảo luận khái niệm OER và ứng dụng của nó, thì tác phẩm được trình bày bên dưới có lẽ không có khả năng. Đặc biệt, tôi muốn nhắc tới Jennifer Glennie, Giám đốc Saide, và Catherine Ngugi, Giám đốc Dự án OER Africa, sự đóng góp trí tuệ của họ cho Chỉ dẫn này và nhiều mẩu ghi chép khác đã đi vào trong cuốn sách là đáng kể. Tôi cũng muốn nhắc tới Lisbeth Levey, Cố vấn cao cấp cho Quỹ Hewlett, người - trong khi không trực tiếp tham gia trong Chỉ dẫn này - đã hào hiệp dành thời gian của bà để bình luận về nhiều điều về các tài liệu có trước đó, và đã giúp định hình, cuốn Chỉ dẫn này. 2. Tôi cũng muốn cảm ơn nhiều cá nhân trong các trường đại học ở châu Phi đã tham gia tích cực trong công việc của OER Africa, từ những người đó cuốn Chỉ dẫn này đã giành được nhiều tri thức. Họ là quá nhiều không thể nhắc hết được, những thiện chí của họ để khai thác các ý tưởng mới và kiểm thử các đổi mới bên trong các cơ sở của họ từng là cơ bản cho việc định hình các ý tưởng đó và, hy vọng, làm nền tảng cho họ trong vài dạng thực hành thực tế. 3. Nhiều cá nhân khác nhau đã đóng góp đặc biệt cho các phần của Chỉ dẫn này. Vì thế, tôi muốn thừa nhận: • Andrew Moore, người đã trợ giúp cung cấp vài câu Trả lời cho phần 'Các câu hỏi Thường gặp' (Frequently Asked Questions); • Merridy Wilson-Strydom, người đã viết phiên bản gốc của Phụ lục 1; • Donna Preston và Sarah Hoosen, người đã viết hầu hết Phụ lục 5; • Monge Tlaka, Sarah Hoosen, và Jenny Louw, công việc cật lực của họ trong việc biên dịch catalog các site OER trên website OER Africa đã tạo ra Phụ lục 6; • Tony Mays, người đã biên dịch tư liệu gốc ban đầu trên website OER Africa mà bây giờ xuất hiện trong các Phụ lục 7 và 8, cũng như các phần của báo cáo về chính sách; • Monica Mawoyo, người đã viết Phụ lục 4 và đã hỗ trợ tôi trong việc soạn sửa bản sao báo cáo cuối cùng. • Jacquie Withers, người đã hoàn thành soạn sửa bản sao đầy đủ báo cáo phác thảo. • Vài đồng nghiệp từ UNESCO và COL đã cung cấp các ý kiến phản hồi có giá trị về các bản thảo của Chỉ dẫn. Neil Butcher Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 7/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Tổng quan về Chỉ dẫn Chỉ dẫn này gồm 3 phần. Phần đầu - tóm tắt các vấn đề chính - được trình bày ở dạng một tập hợp 'Các câu hỏi thường gặp'. Mục đích của nó là để cung cấp cho các độc giả sự giới thiệu nhanh và thân thiện với người sử dụng về Tài nguyên Giáo dục Mở - OER (Open Education Resources) và vài vấn đề chủ chốt để suy nghĩ khi khai thác cách thức sử dụng OER có hiệu quả nhất. Phần 2 là phân tích toàn diện hơn các vấn đề đó, được trình bày ở dạng tài liệu nghiên cứu truyền thống. Đối với những ai có quan tâm sâu tới OER, thì phần này sẽ hỗ trợ bằng việc làm cho OER quan trọng hơn. Phần 3 là một tập hợp các phụ lục, gồm thông tin chi tiết hơn về các lĩnh vực đặc thù phù hợp với OER. Chúng có mục đích nhằm vào những người đang tìm kiếm thông tin đáng kể liên quan tới lĩnh vực đặc thù quan tâm. Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 8/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở: Các câu hỏi thường gặp Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) là gì? Ở dạng đơn giản nhất của nó, khái niệm Tài nguyên Giáo dục Mở (OER) mô tả bất kỳ tài nguyên nào (bao gồm các bản đồ chương trình giảng dạy, các tư liệu khóa học, các sách giáo khoa, các dòng video [streaming video], các ứng dụng đa phương tiện, các podcast, và bất kỳ tư liệu nào khác từng được thiết kế để sử dụng trong việc dạy và học) mà có sẵn cởi mở để các nhà giáo dục và sinh viên sử dụng, không đi kèm nhu cầu phải trả tiền phí bản quyền hoặc phí giấy phép. Khái niệm OER phần lớn đồng nghĩa với một khái niệm khác: Khóa học Mở - OCW (Open CourseWare), dù cái sau có thể được sử dụng để tham chiếu tới một tập con đặc thù, có cấu trúc hơn của OER. Một OCW được Nhóm OCW (OCW Consortium) định nghĩa như là 'xuất bản phẩm số tự do và mở của các tư liệu giáo dục mức đại học có chất lượng cao. Các tư liệu đó được tổ chức như các khóa học, và thường bao gồm các tư liệu kế hoạch khóa học và các công cụ đánh giá cũng như nội dung theo chủ đề'1. OER đã nổi lên như một khái niệm với tiềm năng to lớn để hỗ trợ cho sự biến đổi giáo dục. Trong khi giá trị giáo dục của nó nằm ở ý tưởng sử dụng các tài nguyên như một phương pháp không thể thiếu để truyền đạt chương trình giảng dạy trong các khóa giáo dục (như học tập dựa vào tài nguyên), thì sức mạnh biến đổi của nó nằm ở sự dễ dàng với các tài nguyên như vậy, khi được số hóa, có thể được chia sẻ qua Internet. Quan trọng, chỉ có một bộ phân biệt chính duy nhất giữa một OER và bất kỳ tài nguyên giáo dục nào khác: giấy phép của nó. Vì thế, một OER đơn giản là một nguồn tài nguyên giáo dục kết hợp với một giấy phép tạo thuận lợi cho sử dụng lại, và tiềm tàng cho sự tùy biến thích nghi, không có việc đề nghị sự cho phép trước từ người nắm giữ bản quyền. 1 www.ocwconsortium.org/aboutus/whatisocw. Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 9/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Liệu OER có là y hệt như học tập điện tử? OER không đồng nghĩa với học tập trên trực tuyến hoặc học tập điện tử, dù nhiều người sai lầm khi sử dụng các khái niệm đó lẫn cho nhau. Nội dung được cấp phép mở có thể được sản xuất trong bất kỳ phương tiện nào: văn bản giấy, các phương tiện video, âm thanh hoặc dựa vào máy tính. Nhiều khóa học của học tập điện tử có thể khai thác OER, nhưng điều này không ngụ ý rằng OER nhất thiết là học tập điện tử. Quả thực, nhiều tài nguyên giáo dục đang được sản xuất hiện nay - trong khi có khả năng chia sẻ được ở định dạng số lại cũng in ra được. Đưa ra các thách thức về băng thông rộng và khả năng kết nối phổ biến ở một vài nước đang phát triển, có thể kỳ vọng rằng tỷ lệ phần trăm cao các tài nguyên phù hợp cho giáo dục đại học tại các nước như vậy được chia sẻ như các tài nguyên in được, hơn là đang được thiết kế để sử dụng trong học tập điện tử. Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 10/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Liệu OER có là y hệt như học tập mở/giáo dục mở? Dù sử dụng OER có thể hỗ trợ cho học tập mở/giáo dục mở, thì 2 thứ đó không y hệt nhau. Việt làm cho 'giáo dục mở' hoặc 'học tập mở' thành ưu tiên có những ảnh hưởng lớn hơn đáng kể so với chỉ cam kết phát hành các tài nguyên như là mở hoặc sử dụng OER trong các chương trình giáo dục. Nó đòi hỏi phân tích có hệ thống các hệ thống đánh giá và công nhận, sự hỗ trợ của sinh viên, các khung chương trình giảng dạy, các cơ chế để thừa nhận việc học tập có trước đó, và vân vân, để xác định mức độ ở đó chúng cải thiện hoặc cản trở tính mở. Học tập mở là một tiếp cận cho giáo dục tìm cách loại bỏ tất cả các rào cản không cần thiết cho việc học tập, trong khi nhằm cung cấp cho các sinh viên cơ hội thành công hợp lý trong hệ thống giáo dục và huấn luyện đặt trọng tâm vào các nhu cầu đặc thù của họ và đặt vào trong nhiều hoàn cảnh học tập. Nó kết hợp vài nguyên tắc chủ chốt: • Cơ hội học tập nên là suốt đời và nên bao quanh cả giáo dục và huấn luyện; • Quy trình học tập nên đặt trọng tâm vào những người học, được xây dựng trên các kinh nghiệm của họ và khuyến khích tư duy độc lập và phản biện; • Cung cấp việc học tập nên là mềm dẻo sao cho những người học có thể ngày càng gia tăng chọn, ở đâu, khi nào, những gì và cách nào họ học, cũng như nhịp độ ở đó họ sẽ học; • Việc học tập trước đó, kinh nghiệm và các năng lực được thể hiện trước đó nên được thừa nhận sao cho những người học không bị cấm đoán không cần thiết khỏi các cơ hội vì thiếu các phẩm chất thích hợp; • Những người học nên có khả năng tích lũy các tín chỉ từ các ngữ cảnh học tập khác nhau; • Các nhà cung cấp nên tạo ra các điều kiện cho cơ hội thành công một cách công bằng cho những người học. (Saide, n.d) Như danh sách này minh họa, trong khi sử dụng OER có hiệu quả có thể trao sự thể hiện thực tế cho một vài nguyên tắc đó, thì 2 khái niệm đó là phân biệt với nhau cả về phạm vi và ý nghĩa. Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 11/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 OER có liên quan tới khái niệm học tập dựa vào tài nguyên hay không? Đã có sự nhấn mạnh đáng kể được đặt ra trong các thảo luận về OER về chất lượng OER. Điều này làm cho khái niệm học tập dựa vào tài nguyên đặc biệt thú vị. Bất chấp điều này, các tranh luận về OER thường đã tạo ra được ít tham chiếu tới khái niệm học tập dựa vào tài nguyên cho tới gần đây. Điều này có thể vì sự nhấn mạnh vào hầu hết thảo luận OER trên toàn cầu đã và đang nhằm vào việc chia sẻ và cấp phép các tư liệu đang tồn tại, một tỷ lệ đáng kể của chúng đã bao gồm việc chia sẻ đơn giản các ghi chép bài giảng và các trình chiếu Powerpoint được sử dụng trong các bài giảng mặt đối mặt. Những gì khái niệm học tập dựa vào tài nguyên ngụ ý, về cơ bản? Nó ngụ ý việc dịch chuyển khỏi khái niệm truyền thống về 'giáo viên nói suốt' (talking teacher) để truyền đạt chương trình giảng dạy; tỷ lệ giao tiếp đáng kể nhưng khác nhau giữa các sinh viên và các giáo viên không là mặt đối mặt mà thay vào đó diễn ra qua sử dụng các phương tiện khác nhau khi cần thiết. Điều quan trọng, sự tiếp xúc mặt đối mặt diễn ra thường không chỉ đơn giản liên quan tới sự truyền đạt tri thức từ giáo viên tới sinh viên; thay vào đó nó kéo theo các dạng hỗ trợ khác nhau cho sinh viên, ví dụ, các hướng dẫn, thảo luận nhóm ngang hàng, hoặc công việc thực hành. Học tập dựa vào tài nguyên không đồng nghĩa với giáo dục từ ở xa. Thay vào đó, học tập dựa vào tài nguyên đưa ra cơ sở cho việc biến đổi văn hóa dạy học xuyên khắp tất cả các hệ thống giáo dục để xúc tác cho các hệ thống đó chào giáo dục có chất lượng tốt hơn cho số lượng sinh viên lớn hơn đáng kể. Nhiều khóa học và chương trình ở tất cả các mức giáo dục bây giờ kết hợp sử dụng tăng cường các tài nguyên được thiết kế có tính chỉ dẫn, khi các nhà giáo dục đã hiểu được những hạn chế của các chiến lược dựa vào bài giảng để truyền đạt thông tin tới các sinh viên. Sử dụng học tập dựa vào tài nguyên tất nhiên không ngụ ý bất kỳ cải tiến thực chất nào trong chất lượng kinh nghiệm học tập. Mức độ ở đó việc dịch chuyển sự truyền đạt chương trình giảng dạy sang các tài nguyên được thiết kế có tính chỉ dẫn tới cải thiện chất lượng giáo dục phụ thuộc vào toàn bộ chất lượng các tài nguyên được phát triển đó. Để tóm tắt: • Không có mối quan hệ trực tiếp giữa OER và việc học tập dựa vào tài nguyên. • Nhiều OER có sẵn trên trực tuyến không được thiết kế rõ ràng như một phần của chiến lược giải phóng để dịch chuyển sang học tập dựa vào tài nguyên. • Tương tự, hầu hết thực hành trong việc học tập dựa vào tài nguyên hiện đang sử dụng các tư liệu có bản quyền hoàn toàn chứ không phải là OER. Dù vậy, việc liên kết OER và học tập dựa vào tài nguyên đưa ra một cơ hội tận dụng được cả 2 một cách có hiệu quả nhất. Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 12/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Một giấy phép mở là mở thế nào? Sự hiểu lầm phổ biến là nội dung 'được cấp phép mở' thuộc về miền công cộng, và tác giả vứt bỏ tất cả các quyền của họ đối với tư liệu này. Điều này là không đúng. Trên thực tế, sự nổi lên của các giấy phép mở đã và đang là sự mong muốn bảo vệ các quyền bản quyền của một người nắm giữ dẫn dắt mạnh mẽ trong môi trường nơi mà nội dung (đặc biệt khi được số hóa) có thể thật dễ dàng được sao chép và chia sẻ thông qua Internet mà không cần hỏi sự cho phép. Phổ rộng lớn các khung pháp lý đang nổi lên để điều chỉnh cách mà OER được cấp phép sử dụng. Một vài khung pháp lý đơn giản cho phép sao chép, nhưng vài khung khác đưa ra điều khoản để những người sử dụng tùy biến thích nghi các tài nguyên mà họ sử dụng. Khung cấp phép được biết tới tốt nhất là khung cấp phép Creative Commons (xem www.creativecommons.org). Nó đưa ra các cơ chế pháp lý để đảm bảo rằng các tác giả của các tư liệu có thể giữ lại sự thừa nhận tác phẩm của họ trong khi vẫn cho phép nó được chia sẻ, có thể tìm cách hạn chế hoạt động thương mại nếu họ muốn, và có thể nhằm ngăn chặn mọi người khỏi việc tùy biến thích nghi nó nếu thấy thích đáng. Vì thế, tác giả mà áp dụng giấy phép Creative Commons (CC) cho tác phẩm của họ đặc biệt tìm cách giữ lại bản quyền đối với tác phẩm, nhưng đồng ý - thông qua giấy phép đó - bỏ đi vài trong số các quyền đó. Một chút về Creative Commons (CC): • Tiếp cận CC đưa ra các giấy phép mở thân thiện với người sử dụng cho các tư liệu số và vì thế tránh tự động áp dụng các hạn chế bản quyền. • Các giấy phép CC tính tới các luật bản quyền khác nhau ở các nước hoặc quyền tài phán khác nhau và cũng cho phép các phiên bản ngôn ngữ khác nhau. • Làm cho quy trình cấp phép càng đơn giản càng tốt cho những người sử dụng, site Creative Commons sử dụng bộ sinh giấy phép gợi ý giấy phép thích hợp nhất được sử dụng theo câu trả lời của người sử dụng cho các câu hỏi đặc biệt về tác phẩm của họ có thể sử dụng như thế nào. • Tất cả các giấy phép CC bao gồm các quyền cơ bản được các tác giả giữ lại, khẳng định quyền của tác giả đối với bản quyền và trao các quyền tự do bản quyền. • Trong khung này, các giấy phép CC cho phép các tác giả, theo một cách thức thân thiện với người sử dụng, trao cho những người khác quyền làm các bản sao tác phẩm của họ và, nếu họ muốn, cho phép những người khác tiến hành những thay đổi cho tác phẩm của họ mà không cần tìm kiếm sự cho phép. • Các giấy phép CC cũng cho phép những người sử dụng áp dụng vài hạn chế trong sự cho phép đó, ví dụ, đòi hỏi ghi công (các) tác giả của tác phẩm gốc ban đầu, hoặc hạn chế sử dụng lại tài nguyên đó cho các mục đích thương mại. Xem Phụ lục 1 để có tổng quan đầy đủ về các giấy phép Creative Commons. Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 13/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Sự khác biệt giữa OER và việc xuất bản truy cập mở là gì? Việc xuất bản truy cập mở là khái niệm quan trọng, nó rõ ràng có liên quan tới - nhưng không khác biệt với - khái niệm OER. Wikipedia lưu ý rằng khái niệm 'truy cập mở' được áp dụng cho nhiều khái niệm, nhưng thường tham chiếu tới: • '(việc xuất bản) truy cập mở'; hoặc • 'truy cập tới tư liệu (chủ yếu các xuất bản phẩm hàn lâm) thông qua Internet theo một cách thức sao cho tư liệu đó là tự do cho tất cả mọi người để đọc, và sử dụng (hoặc sử dụng lại) ở các mức độ khác nhau'; hoặc • 'tạp chí truy cập mở, các tạp chí trao sự truy cập mở cho tất cả mọi người hoặc một phần đáng kể các bài báo của chúng'2. Xuất bản truy cập mở thường tham chiếu tới các xuất bản phẩm nghiên cứu vài dạng được phát hành theo một giấy phép mở. OER tham chiếu tới các tư liệu dạy và học được phát hành theo một giấy phép mở. Rõ ràng, đặc biệt trong giáo dục đại học, có một sự chồng lấn, khi các xuất bản phẩm nghiên cứu thường tạo thành một phần quan trọng của toàn bộ tập hợp các tư liệu mà các sinh viên cần truy cập để hoàn thành các nghiên cứu của họ thành công, đặc biệt ở mức sau tốt nghiệp. Dù vậy, sự khác biệt dường như đáng áp dụng vì nó cho phép thảo luận và lên kế hoạch có nhiều sắc thái hơn về các dạng giấy phép mở nào có thể là thích hợp nhất cho các dạng tài nguyên khác nhau. 2 http://en.wikipedia.org/wiki/Open_access. Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 14/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Liệu tôi có nên lo lắng về 'việc vứt bỏ' sở hữu trí tuệ của tôi? Sự lo ngại chính cho các nhà quản lý cao cấp, các nhà giáo dục của các cơ sở giáo dục về khái niệm OER có liên quan tới 'việc vứt bỏ sở hữu trí tuệ, với tiềm năng mất lợi lộc thương mại có thể tới từ nó'. Điều này thường kết hợp với việc hưởng lợi bằng việc bán nó, việc đạo văn nó (như việc bỏ qua nó và nhận như tác phẩm của mình), hoặc nếu khác thì khai thác nó. Những lo ngại đó hoàn toàn có thể hiểu được. Trong một số trường hợp, tất nhiên, khi các nhà giáo dục dấy lên mối lo này, nó thực sự che đậy một mối lo khác - ấy là, việc chia sẻ các tư liệu giáo dục của họ sẽ mở tác phẩm của họ ra cho các đồng nghiệp ngang hàng của họ soi xét kỹ lưỡng (và các đồng nghiệp ngang hàng của họ có thể coi tác phẩm của họ là có chất lượng tồi). Liệu có hay không mối lo đó được chứng minh, là quan trọng để xác định thực sự điều gì đang dẫn dắt các lo ngại của các nhà giáo dục. Khi mối lo đó là mất cơ hội thương mại, thì điều này đòi hỏi câu trả lời đặc biệt (lôi kéo những khuyến khích cho việc chia sẻ). Nhưng khi điều này là việc che đậy mối lo về sự soi xét của các đồng nghiệp ngang hàng và của sinh viên, thì điều này cần phải được làm việc một cách khác (và thường sẽ liên quan tới vài chính sách hoặc dẫn dắt quản lý để vượt qua được sự chống đối thay đổi). Khi nhiều cơ sở hơn khắp trên thế giới, ở các mức độ khác nhau, đang đòi hỏi các nhà giáo dục của họ chia sẻ nhiều tư liệu hơn theo các giấy phép mở, thì các kinh nghiệm rõ ràng thể hiện rằng việc mở ra này sở hữu trí tuệ cho sự soi xét ngang hàng đang có hiệu ứng cải thiện chất lượng các tư liệu dạy và học. Điều này xảy ra cả vì các nhà giáo dục có xu hướng đầu tư thời gian vào việc cải thiện các tư liệu của họ trước khi chia sẻ chúng cởi mở và vì sự phản hồi họ nhận được từ sự soi xét của các đồng nghiệp ngang hàng và sinh viên giúp cho họ thực hiện các cải tiến xa hơn. Trong khi tỷ lệ phần trăm nhỏ các tư liệu dạy và học có thể - và sẽ tiếp tục - sinh ra doanh thu thông qua bán hàng trực tiếp, thì thực tế luôn là tỷ lệ phần trăm các tư liệu dạy và học có giá trị bán lại thương mại là tối thiểu; cũng chính vì việc suy giảm xa hơn nên ngày càng nhiều hơn các tư liệu giáo dục được làm cho có khả năng truy cập được tự do trên Internet. Nhiều nội dung trước đó từng có khả năng bán được sẽ đánh mất giá trị kinh tế của nó trong khi các ngách bán nội dung giáo dục chung chung có khả năng sẽ trở nên được chuyên môn hóa hơn. Tuy nhiên, nếu tài nguyên thực sự có tiềm năng để được khai thác vì lợi lộc thương mại thông qua bán tài nguyên đó, thì nó nên là có thể - và được khuyến khích - đối với một nhà giáo (hoặc cơ sở) để giữ lại bản quyền dạng tất cả các quyền được giữ lại (All Rights Reserved) đối với tài nguyên đó. Các quyền sở hữu trí tuệ - IPR (Intellectual Property Rights) và các chính sách bản quyền về giáo dục cần phải là mềm dẻo đủ để cho phép nhà giáo dục và/hoặc cơ sở giữ lại bản quyền dạng tất cả các quyền được giữ lại đối với các tài nguyên có giá trị thương mại tiềm tàng này. Bằng chứng ngày càng trở nên rõ ràng là, ở phía dạy và học, các cơ sở giáo dục mà thành công có khả năng làm như vậy một cách áp đảo với sự hiểu biết rằng giá trị giáo dục tiềm tàng thực sự của họ không nằm trong bản thân nội dung (điều ngày càng có sẵn với số lượng lớn trên trực tuyến), mà Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 15/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 trong khả năng của họ để chỉ dẫn có hiệu quả cho các sinh viên các tài nguyên giáo dục qua các con đường dạy và học được thiết kế tốt, chào sự hỗ trợ có hiệu quả cho các sinh viên (bất kể trong các phiên thực hành, hướng dẫn, các phiên tư vấn cá nhân hay trên trực tuyến), và cung cấp sự đánh giá tri thức và phản hồi phản biện cho các sinh viên về hiệu năng của họ (cuối cùng dẫn tới vài dạng công nhận). Vì thế, dù có thể coi là phản trực giác, khi các mô hình kinh doanh bị/được sự hiện diện của CNTT-TT làm thay đổi, càng nhiều cơ sở hơn sử dụng các tư liệu của họ, thì điều này sẽ càng phục vụ tốt hơn để xây dựng uy tín của cơ sở và vì thế lôi kéo được các sinh viên mới. Đưa ra điều này, là quan trọng đối với những người nắm giữ bản quyền các tư liệu giáo dục cân nhắc cẩn thận những lợi ích thương mại nào họ có thể thấy trong việc chia sẻ các tư liệu của họ một cách cởi mở. Tất nhiên, những lợi ích ban đầu của việc khai thác OER sẽ là giáo dục (xem 'Làm thế nào giáo dục có thể hưởng lợi bằng việc khai thác OER' ở bên dưới), nhưng việc chia sẻ cởi mở nội dung cũng có thể được xem là một chiến lược để bảo vệ bản thân mình một cách thương mại. Những lợi ích sau đây có thể sinh ra từ việc chia sẻ nội dung theo một giấy phép mở: • Vì nội dung được số hóa có thể dễ dàng được chia sẻ giữa các sinh viên và các cơ sở, việc chia sẻ nó công khai theo một giấy phép mở là cách an toàn nhất để bảo vệ bản quyền và IPR của tác giả; giấy phép có thể đảm bảo rằng, khi nội dung được chia sẻ, nó vẫn giữ ghi công cho tác giả gốc ban đầu. Việc chia sẻ mở nội dung có thể bày ra nhanh hơn sự đạo văn, bằng việc làm cho các tư liệu gốc ban đầu dễ dàng truy cập. Hơn nữa, việc phát hành các tư liệu theo một giấy phép mở cũng làm giảm sự khuyến khích đối với những người khác nói dối về nguồn của các tư liệu vì họ có sự cho phép sử dụng chúng. • Việc chia sẻ các tư liệu cung cấp cho các cơ sở các cơ hội tiếp thị các dịch vụ của họ. Các cơ sở giáo dục thành công về kinh tế trong môi trường nơi mà nội dung đã được số hóa và ngày càng dễ dàng truy cập trên trực tuyến có khả năng làm thế vì họ hiểu rằng giá trị giáo dục tiềm năng thực sự của họ không nằm trong bản thân nội dung, mà trong việc đưa ra các dịch vụ có liên quan được các sinh viên của họ đánh giá cao. Chúng có thể bao gồm: việc chỉ dẫn có hiệu quả cho các sinh viên thông qua các tài nguyên giáo dục (thông qua các con đường dạy và học được thiết kế tốt); chào hỗ trợ có hiệu quả cho sinh viên (như các phiên thực hành, các hướng dẫn, các phiên tư vấn cá nhân hoặc trên trực tuyến). Trong môi trường này, càng nhiều cơ sở khác sử dụng các tư liệu của họ, thì điều này sẽ phục vụ càng nhiều để tiếp thị các dịch vụ của cơ sở gốc ban đầu và vì thế lôi kéo được các sinh viên mới. • Đối với cá nhân các nhà giáo dục, các khuyến khích thương mại phù hợp để việc chia sẻ nội dung cởi mở có khả năng nhất xảy ra khi các cơ sở đó có các chính sách thưởng cho hoạt động như vậy một cách thích đáng. Cho tới nay, nhiều chính sách và các khung ngân sách của cơ sở và quốc gia đã có xu hướng, tệ nhất, trừng phạt sự cộng tác và việc chia sẻ tri thức cởi mở (bằng việc loại bỏ các dòng doanh thu có khả năng khi tri thức được chia sẻ cởi mở) hoặc, tốt nhất, bỏ qua nó (khi rất nhiều trường đại học làm bằng việc thưởng cho xuất bản phẩm nghiên cứu vì những theo đuổi khác). Vì thế, đối với hầu hết các nhà giáo dục, các khuyến khích nằm ở việc thay đổi các chính sách và các khung ngân sách của cơ sở và quốc Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 16/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 gia sao cho chúng tưởng thưởng cho sự cộng tác và việc chia sẻ cởi mở tri thức. • Thậm chí nếu các chính sách và các khung ngân sách của cơ sở và quốc gia không tưởng thưởng cho sự cộng tác và việc chia sẻ tri thức, vẫn có những khuyến khích cho các nhà giáo dục chia sẻ các tài nguyên của họ cởi mở. Các giấy phép mở tối đa hóa khả năng chia sẻ nội dung diễn ra theo một cách thức minh bạch mà bảo vệ các quyền đạo đức của các tác giả nội dung. Hơn nữa, những ai tìm cách dựng hàng rào, bảo vệ, và dấu đi nội dung giáo dục và nghiên cứu của họ có khả năng sẽ đặt các hạn chế lên sự nghiệp giáo dục của họ. Họ cũng sẽ ngày càng bị loại trừ khỏi các cơ hội cải thiện thực hành dạy học và tri thức lĩnh vực đặc thù của họ bằng việc chia sẻ và cộng tác với các mạng giáo dục đang nổi lên khắp thế giới. Những ai chia sẻ các tư liệu cởi mở rồi có các cơ hội đáng kể để xây dựng uy tín cá nhân của họ thông qua các động cơ trực tuyến đó (dù, tất nhiên, với mức độ mà ở đó họ quản lý thì điều này sẽ vẫn là độc lập về chất lượng của những gì họ đang chia sẻ). Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 17/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Ai sẽ đảm bảo chất lượng của OER? Câu hỏi này có lẽ phản ánh khái niệm bao hàm sâu sắc của các tư liệu giáo dục như đang là 'các xuất bản phẩm', chất lượng của chúng được các nhà xuất bản giáo dục kiểm soát. Khái niệm này từng - và vẫn còn là - hợp lệ nhưng phản ánh sự hiểu biết một phần phạm vi và sự đa dạng của các tư liệu giáo dục được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh dạy và học. Nó cũng phản ánh sự ủy quyền sai trách nhiệm về chất lượng cho một bên thứ ba. Tư duy này dịch chuyển sang không gian OER ở dạng giả thiết không được nói ra rằng một hoặc nhiều cơ quan chuyên trách sẽ nhận lấy toàn bộ trách nhiệm để đảm bảo rằng OER được chia sẻ trong các kho trên trực tuyến là có chất lượng cao. Bổ sung thêm rằng điều này thực sự là không có khả năng, nó đánh dấu thực tế là sự xác định chất lượng phụ thuộc vào chủ đề và ngữ cảnh. Trong phân tích cuối cùng, trách nhiệm đảm bảo chất lượng của OER được sử dụng trong các môi trường dạy và học sẽ nằm lại với cơ sở, các nhà điều phối chương trình/khóa học và cá nhân các nhà giáo dục có trách nhiệm phân phối giáo dục. Vì họ đã luôn làm khi quy định các sách giáo khoa, chọn video để chiếu trên màn hình, hoặc sử dụng kế hoạch bài học của ai đó khác, nên các tác nhân đó là những người giữ trách nhiệm cuối cùng cho việc chọn các tư liệu nào - mở và/hoặc sở hữu độc quyền - để sử dụng. Vì thế, 'chất lượng OER' sẽ phụ thuộc vào các tài nguyên nào họ chọn để sử dụng, cách họ chọn để tùy biến thích nghi chúng để làm cho chúng phù hợp với ngữ cảnh, và cách họ tích hợp chúng vào các hoạt động dạy và học các dạng khác nhau. Nhiệm vụ này giả thiết chất lượng đã và đang được sự bùng nổ nội dung có sẵn (cả mở và sở hữu độc quyền) làm phức tạp thêm. Điều này vừa là phúc lành, khi nó làm giảm khả năng cần thiết phát triển nội dung mới, và vừa là sự nguyền rủa, khi nó đòi hỏi các kỹ năng mức cao hơn trong việc tìm kiếm, lựa chọn, tùy biến thích nghi và đánh giá thông tin. Khi các cơ sở chia sẻ nhiều nội dung giáo dục hơn trên trực tuyến, thì họ sẽ muốn đảm bảo rằng nội dung này phản ánh tốt về cơ sở và có thể vì thế đầu tư vào việc cải thiện chất lượng của nó trước khi làm cho nó sẵn sàng trong các kho. Trong môi trường OER, đảm bảo chất lượng vì thế sẽ được sự phát triển của các kho như vậy hỗ trợ, chúng sẽ cung cấp ít nhất các mức đảm bảo chất lượng đầu tiên. Nhưng các đầu tư đó về phần của các cơ sở sẽ đơn giản phục vụ, qua thời gian, để tạo ra nhiều cơ hội hơn cho việc tìm kiếm các tư liệu tốt để sử dụng. Trách nhiệm ban đầu cho việc tìm kiếm đúng các tài nguyên để sử dụng, và cho việc sử dụng chúng để hỗ trợ giáo dục có hiệu quả, vẫn nằm lại với các cơ sở và các nhà giáo dục đang chào sự giáo dục. Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 18/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản Năm 2015 Làm thế nào giáo dục có thể hưởng lợi bằng việc khai thác OER? Lý do quan trọng nhất cho việc khai thác OER là các tư liệu giáo dục được cấp phép mở có tiềm năng to lớn cho việc cải thiện chất lượng và tính hiệu quả trong giáo dục. Các thách thức của sự truy cập đang gia tăng, kết hợp với sự triển khai liên tục hạ tầng CNTT-TT trong các cơ sở giáo dục, chỉ ra rằng đang trở nên ngày càng quan trọng đối với họ để hỗ trợ, theo một cách thức có kế hoạch và có chủ ý, cho sự phát triển và cải tiến các chương trình giảng dạy, chương trình và thiết kế khóa học liên tục, lên kế hoạch các phiên tiếp xúc với các sinh viên, sự phát triển các tư liệu dạy và học có chất lượng, và thiết kế đánh giá có hiệu quả - tất cả các hoạt động có mục đích trong việc cải thiện môi trường dạy và học trong khi quản lý được chi phí của điều này thông qua sử dụng ngày càng gia tăng việc học tập dựa vào tài nguyên. Đưa ra điều này, tiềm năng giáo dục có tính biến đổi của OER có liên quan tới 3 khả năng liên kết: 1. Tính sẵn sàng gia tăng các tư liệu học tập phù hợp, chất lượng cao có thể đóng góp cho các sinh viên và các nhà giáo dục để có hiệu suất cao hơn. Vì OER loại bỏ các hạn chế xung quanh việc sao chép các tài nguyên, nó có thể làm giảm chi phí truy cập các tư liệu giáo dục. Trong nhiều hệ thống, tiền chi trả cho bản quyền đối với các sách giáo khoa và các tư liệu giáo dục khác tạo thành một phần đáng kể trong tổng chi phí, trong khi các quy trình cho phép mua sắm sử dụng tư liệu có bản quyền cũng có thể rất mất thời gian và tốn kém. 2. Nguyên tắc cho phép tùy biến thích nghi các tư liệu cung cấp một cơ chế trong số nhiều vai trò xây dựng đối với các sinh viên như những người tham gia tích cực trong các quy trình giáo dục, những người học tốt nhất bằng làm việc và sáng tạo, không bằng việc đọc và thẩm thấu thụ động. Các giấy phép nội dung mà khuyến khích hoạt động và sáng tạo của các sinh viên thông qua sử dụng lại và tùy biến thích nghi các nội dung đó có thể tạo thành sự đóng góp đáng kể để tạo ra các môi trường học tập có hiệu quả hơn. 3. OER có tiềm năng xây dựng năng lực bằng việc cung cấp cho các cơ sở và các nhà giáo dục sự truy cập, ở chi phí thấp hoặc không mất chi phí, tới các phương tiện sản xuất để phát triển năng lực của họ trong việc sản xuất các tư liệu giáo dục và triển khai thiết kế chỉ dẫn cần thiết để tích hợp các tư liệu như vậy vào các chương trình học tập chất lượng cao. Tính mở được suy nghĩ cẩn thận vì thế thừa nhận rằng: • Đầu tư vào việc thiết kế các môi trường giáo dục có hiệu quả là quan trọng sống còn cho giáo dục tốt. • Chìa khóa cho các hệ thống sản xuất để xây dựng dựa vào vốn trí tuệ chung, thay vì việc đúp bản các nỗ lực tương tự. • Khi tất cả mọi điều là bình đẳng, thì cộng tác sẽ cải thiện chất lượng . Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 19/129 Chỉ dẫn cơ bản về Tài nguyên Giáo dục Mở (OER), UNESCO và COL xuất bản • Năm 2015 Khi giáo dục là một thực hành được ngữ cảnh hóa, thì là quan trọng để làm cho nó dễ dàng tùy biến thích nghi các tư liệu được nhập từ các cơ sở khác nhau ở những nơi mà điều này được yêu cầu, và điều này nên được khuyến khích thay vì bị hạn chế. Văn phòng Phối hợp Phát triển Môi trường Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Trang 20/129
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan