Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chế tạo các màng mỏng vo2 cấu trúc nanô và khảo sát tính chất biến đổi nhiệt đ...

Tài liệu Chế tạo các màng mỏng vo2 cấu trúc nanô và khảo sát tính chất biến đổi nhiệt điện quang của chúng luận văn ths. vật liệu và linh kiện nanô

.PDF
56
24
137

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TRẦN THỊ THAO CHẾ TẠO CÁC MÀNG MỎNG VO2 CẤU TRÚC NANÔ VÀ KHẢO SÁT TÍNH CHẤT BIẾN ĐỔI NHIỆT-ĐIỆN-QUANG CỦA CHÚNG Chuyên ngành: Vật liệu và Linh kiện Nanô Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LIỆU VÀ LINH KIỆN NANÔ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN NĂNG ĐỊNH Hà Nội – 2012 Mục lục Trang Mở ĐầU ...........................................................................................................................9 CHƢƠNG 1. ĐặC TRƢNG CấU TRÚC TINH THể VÀ TÍNH CHấT CủA MÀNG MỏNG VO2 CấU TRÚC NANÔ (TổNG QUAN TÀI LIệU) .......................................11 1.1. GIớI THIệU CHUNG ...................................................................................................11 1.2. CấU TRÚC TINH THể VÀ ĐIệN Tử CủA MÀNG MỏNG VO2 CấU TRÚC NANÔ .................13 1.2.1. Cấu trúc tinh thể ..................................................................................................13 1.2.2. Cấu trúc điện tử của VO2 .....................................................................................14 1.3. CÁC TÍNH CHấT CủA MÀNG MỏNG VO2 CấU TRÚC NANÔ ..........................................16 1.3.1. Tính chất nhiệt sắc ...............................................................................................16 1.3.2. Sự thay đổi tính chất điện trong chuyển pha bán dẫn kim loại. ..........................18 1.3.3. Tính chất tích thoát ion và hiệu ứng điện sắc ......................................................19 1.4. MộT Số LĨNH VựC ứNG DụNG .....................................................................................22 CHƢƠNG 2. CHế TạO MÀNG MỏNG VO2 CấU TRÚC NANÔ VÀ CÁC PHƢƠNG PHÁP KHảO SÁT TÍNH CHấT....................................................................................24 2.1. CƠ Sở LÝ THUYếT VÀ THựC NGHIệM CHế TạO ............................................................24 2.1.1. Bốc bay nhiệt .......................................................................................................24 2.1.1.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................24 2.1.1.2. Thực nghiệm chế tạo ........................................................................................25 2.1.2. Bốc bay chùm tia điện tử .....................................................................................26 2.1.2.1. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................26 2.1.2.2. Ƣu điểm của phƣơng pháp ...............................................................................26 2.1.2.3. Thực nghiệm chế tạo ........................................................................................27 2.1.2.3.1 Khái quát quá trình thực nghiệm ...................................................................27 2.1.2.3.2. Chọn vật liệu gốc để bốc bay ........................................................................28 2.2. CÁC PHÉP ĐO ĐƢợC Sử DụNG Để KHảO SÁT TÍNH CHấT CủA MÀNG MỏNG VO2 CấU TRÚC NANÔ ....................................................................................................................29 2.2.1. Phân tích cấu trúc tinh thể bằng phƣơng pháp nhiễu xạ tia X. ............................29 2.2.2. Phân tích cấu trúc bề mặt bằng hiển vi điện tử quét FE-SEM ............................33 2.2.3. Phƣơng pháp phổ tán xạ Micro - Raman .............................................................34 2.2.4. Phƣơng pháp quang phổ (phổ truyền qua và phản xạ) ........................................35 2.2.5. Xác định điện trở suất qua điện trở bề mặt (điện trở vuông) ..............................36 2.2.5.1. Phƣơng pháp đo điện trở vuông .......................................................................36 2.2.5.2. Phƣơng pháp bốn mũi dò ..................................................................................38 CHƢƠNG 3. KếT QUả VÀ THảO LUậN ....................................................................40 3.1. CÁC ảNH HƢởNG CủA CHế Độ CÔNG NGHệ.................................................................40 3.1.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đế ..................................................................................40 3.1.2. Ảnh hƣởng của thời gian ủ ..................................................................................41 3.2. PHÂN TÍCH HÌNH THÁI HọC Bề MặT MÀNG XốP NC-VO2 ............................................43 3.3. CấU TRÚC TINH THể CủA MÀNG VO2 CấU TRÚC NANÔ..............................................44 3.4. PHổ TÁN Xạ RAMAN .................................................................................................47 3.5. Về CấU TRÚC VÙNG NĂNG LƢợNG ............................................................................48 5 3.6. ĐặC TRƢNG Về TÍNH CHấT ĐIệN VÀ QUANG CủA MÀNG VO2 PHụ THUộC VÀO NHIệT Độ .......................................................................................................................................51 3.6.1. Tính chất điện ......................................................................................................52 3.6.2. Tính chất nhiệt sắc ...............................................................................................53 KếT LUậN .....................................................................................................................56 6 Danh sách các hình vẽ Hình 1.1. Sự phụ thuộc độ dẫn điện vào nhiệt độ của các oxít vanadium Hình 1.2. Hệ mạng đơn tà của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô với ô cơ sở (a) và cấu trúc mạng (b) ( V-hình cầu màu đen, O-hình cầu màu trắng) Hình 1.3. Hệ mạng tứ giác của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô với ô cơ sở (a) và cấu trúc mạng (b) (V-hình cầu màu đen, O-hình cầu màu trắng) Hình 1.4. Cấu trúc tinh thể VO2 mạng đơn tà (a) và mạng tứ giác (b) Hình 1.5. Cấu trúc vùng năng lƣợng của VO2 gần mức Fermi đối với pha kim loại và cách điện theo mô tả của Goodenough Hình 1.6. Phổ truyền qua của màng mỏng VO2 ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao Hình 1.7. Độ trễ nhiệt của màng VO2 đơn tinh thể Hình 1.8. Các nguyên tố mà ôxyt của chúng là các vật liệu điện sắc Hình 1.9. Sơ đồ cấu tạo của linh kiện điện sắc Hình 1.10. Cơ chế hấp thụ polaron của màng mỏng VO2. Hình 1.11.Vi chuyển mạch đa lớp trên cơ sở vật liệu VO2 Hình 1.12. Cửa sổ hữu hiệu năng lƣợng Hình 2.1. Sơ đồ bốc bay nhiệt chế tạo màng mỏng VO2 cấu trúc nanô Hình 2.2. Sơ đồ phƣơng pháp bốc bay chùm tia điện tử chế tạo màng mỏng VO2 cấu trúc nanô Hình 2.3. Giản đồ nhiễu xạ tia X của màng mỏng ôxyt vanađi lắng đọng bằng phƣơng pháp bốc bay chùm tia điện tử từ vật liệu gốc là bột V2O3 (A), VO2 (B) và V2O5 (C) đƣợc tái kết tinh sơ bộ trong áp suất 10-2 Torr, nhiệt độ 4500C, thời gian 4 h Hình 2.4 . Sự phản xạ của tia X trên các mặt phẳng Bragg Hình 2.5. Đỉnh nhiễu xạ trong trƣờng hợp mẫu đơn tinh thể lý tƣởng (a) và đa tinh thể (b) Hình 2.6. Nhiễu xạ tia X trên một hạt tinh thể có kích thƣớc <> Hình 2.7. Giản đồ kính hiển vi điện tử quét chụp ảnh bề mặt mẫu Hình 2.8. Sơ đồ một hệ tán sắc Raman Hình 2.9. Sơ đồ hệ đo phổ truyền qua và phổ phản xạ Hình 2.10. Mẫu màng mỏng để đo điện trở vuông. Hình 2.11.Sơ đồ thực nghiệm điện trở suất bằng phƣơng pháp bốn mũi dò. 7 Hình 3.1. Giản đồ nhiễu xạ tia X của màng mỏng ôxyt vanađi lắng đọng trong áp suất 10-5 Torr, nhiệt độ lắng đọng: 200 0C (a) và 300 0C (b) cùng tái kết tinh trong áp suất 10-2 Torr, nhiệt độ 4500C, thời gian 4 h Hình 3.2. Giản đồ nhiễu xạ tia X của màng mỏng ôxyt vanađi trƣớc (a) và sau khi tái kết tinh (b, c). Giản đồ ''a'' thể hiện cấu trúc vô định hình của màng mỏng giàu vanađi. ''b'' và ''c'' chứng tỏ trong mẫu có sự hình thành cấu trúc tinh thể VO2. Hình 3.3. Ảnh FE- SEM chụp bề mặt của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô chế tạo bằng bốc bay nhiệt (a) và chùm tia điện tử (b) Hình 3.4. Phổ XRD của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô đƣợc chế tạo bằng bốc bay nhiệt và chùm tia điện tử khi chƣa ủ. Hình 3.5.Phổ XRD của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô đƣợc chế tạo bằng bốc bay nhiệt (a) và chùm tia điện tử (b) khi sau khi ủ. Hình 3.6. Phổ XRD của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô tại NĐP–270C (a), tại 80 0C (b) và sau khi để nguội trở về NĐP (c) Hình 3.7. Phổ tán xạ Raman của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô tại nhiệt độ NĐP-270C (c), 800C (b) và trở lại NĐP (c) Hình 3.8. Phổ truyền qua T và phản xạ R phụ thuộc vào bƣớc sóng đo tại nhiệt độ phòng của màng mỏng VO2. Hình 3.9. Sự thay đổi của hệ số hấp thụ phụ thuộc vào năng lƣợng phôtôn của màng mỏng VO2 đo tại NĐP. Hình 3.10. Đồ thị hàm số Y/Y'' phụ thuộc vào năng lƣợng phôtôn của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô Hình 3.11. Sơ đồ cấu trúc vùng của VO2 cấu trúc nanô tại NĐP < 65 0C (a) và khi có nhiệt độ > NĐCP (b) Hình 3.12. Điện trở suất phụ thuộc vào nhiệt độ của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô, chiều dày màng d = 180 nm Hình 3.13. Độ truyền qua tại bƣớc sóng 1550 nm phụ thuộc nhiệt độ của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô đƣợc chế tạo bằng bốc bay nhiệt (a) và chùm tia điện tử (b). Hình 3.14. Phổ truyền qua tại nhiệt độ 27 0C (< c) và 85 0C (> c) của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô đƣợc chế tạo bằng bốc bay nhiệt (a) và chùm tia điện tử (b). 8 Mở đầu Gần đây việc nghiên cứu tìm kiếm các loại vật liệu cấu trúc nanô với các đặc tính mới đã đạt đƣợc nhiều thành công đáng kể. Trong đó phải kể đến hƣớng nghiên cứu về các vật liệu biến đổi tính chất quang, dƣới tác dụng của nhiệt độ, gọi là vật liệu nhiệt sắc (themochromic). Đây là một hƣớng nghiên cứu có triển vọng trong việc tận dụng và khai thác nguồn năng lƣợng sạch, không gây ô nhiễm môi trƣờng. Hiện nay, nhiều tập thể khoa học trên thế giới, đặc biệt nhƣ ở Mỹ, Thuỵ Điển, Pháp, Nhật Bản, Đức, v.v... đã và đang tập trung nghiên cứu về các loại vậy liệu này và đã phát hiện ra nhiều hiệu ứng mới nhƣ hiệu ứng nhiệt sắc, điện sắc, quang sắc, v.v... Trên cơ sở đó các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về công nghệ chế tạo các loại linh kiện hiển thị mới, các cửa sổ thông minh (Smart-windows), các chuyển mạch nhiệt - điện - quang, các loại sensor hoá học, sensor khí với độ nhạy và chọn lọc ion cao. Các kết quả nghiên cứu đã mở ra nhiều triển vọng ứng dụng các loại vật liệu này trong khoa học kỹ thuật và đời sống dân sinh. Ở Việt Nam, hƣớng nghiên cứu mới này cũng đã đƣợc triển khai trong khoảng mƣời năm gần đây tại Khoa Vật lý kỹ thuật và Công Nghệ Nanô (Đaị học Công Nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội), Viện Khoa học Vật liệu (Viện KH&CNVN), Viện Vật lý kỹ thuật (Đại học Bách Khoa), trung tâm Quốc tế đào tạo về Khoa học Vật liệu "ITIMS" (Bộ GDĐT), Khoa Vật lý (Đại học Sƣ phạm Hà Nội), v.v... Mặc dù vậy, vật liệu nhiệt sắc VO2 cho đến nay vẫn chƣa trở thành thƣơng phẩm bởi những lí do: Hiệu suất nhiệt sắc chƣa cao, nhiệt độ chuyển pha bán dẫn-kim loại còn khá cao (khoảng 670C so với nhiệt độ phòng – 270C), giá thành còn khá cao… Để giảm nhiệt độ chuyển pha bán dẫn-kim loại, chúng tôi chế tạo màng mỏng VO2 cấu trúc nanô. Bằng phép đo điện trở bề mặt (R) phụ thuộc nhiệt độ xác định đƣợc nhiệt độ chuyển pha (NĐCP) của màng VO2 cấu trúc nanô (65 oC) thấp hơn của VO2 tinh thể khối (67oC). Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài luận văn “chế tạo các màng VO2 cấu trúc nanô và khảo sát tính chất biến đổi nhiệt-điện-quang của chúng”. 9 Mục đích của luận văn Trên cơ sơ nhƣ đã nêu ở trên, đề tài: “chế tạo các màng VO2 cấu trúc nanô và khảo sát tính chất biến đổi nhiệt-điện-quang của chúng” nhằm tập trung giải quyết một số vấn đề sau: - Nghiên cứu cấu trúc tinh thể, cấu trúc điện tử liên quan đến các tính chất của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô. - Chế tạo vật liệu màng mỏng VO2 cấu trúc nanô bằng phƣơng pháp bốc bay nhiệt và chùm tia điện tử. - Khảo sát tính chất biến đổi nhiệt-điện-quang và công chế tạo vật liệu đem lại màng mỏng có hiệu ứng nhiệt sắc cao. - Trên cơ sở mẫu màng mỏng VO2 chế tạo đƣợc, thiết kế và chế tạo thử linh kiện nhiệt-quang (cửa sổ nhiệt sắc). Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở các kết quả thực nghiệm sẽ tiến hành phân tích, đánh giá để tìm ra các quy luật chung của quá trình nhiệt sắc, tích-thoát ion của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô dƣới tác dụng nhiệt. Các kết quả về tính toán lý thuyết cùng với số liệu thực nghiệm đƣợc tổng kết dƣới dạng các báo cáo và công trình khoa học, hoặc các dữ liệu liên quan. 10 Chương 1. Đặc trưng cấu trúc tinh thể và tính chất của Màng mỏng VO2 cấu trúc nanô (Tổng quan tài liệu) 1.1. Giới thiệu chung Việc nghiên cứu cơ bản cũng nhƣ thực nghiệm về vật liệu và linh kiện khai thác sử dụng bức xạ năng lƣợng mặt trời đã đƣợc quan tâm đến từ nhiều thập kỷ qua, ví dụ nhƣ các hệ thu bức xạ mặt trời để đun nƣớc nóng, máy phát điện nhỏ, máy chƣng cất nƣớc ngọt, pin mặt trời, v.v.... Cùng với việc sử dụng năng lƣợng gió, sóng biển, khí sinh học, nghiên cứu sử dụng năng lƣợng mặt trời đƣợc xếp vào hƣớng chung là vật lý và công nghệ khai thác và sử dụng năng lƣợng không truyền thống, hay còn gọi là năng lƣợng sạch. Trong thập kỷ cuối của thế kỷ hai mƣơi trên thế giới đã xuất hiện và ngày càng phát triển một hƣớng nghiên cứu họ vật liệu có khả năng thay đổi tính chất quang dƣới tác dụng của điện trƣờng, ánh sáng hay nhiệt dựa trên nguyên lý của các hiệu ứng tƣơng ứng là điện sắc, quang sắc và nhiệt sắc. Trong số các màng mỏng có tính chất nhiệt sắc mang lại hiệu suất nhiệt sắc cao hơn cả. Một số ứng dụng điển hình của vật liệu nhiệt sắc nhƣ làm cửa sổ năng lƣợng thông minh, bộ đóng ngắt trong hệ vi chuyển mạch thông minh, sensor khí để báo độc, báo cháy. Tính chất nhiệt sắc xảy ra khi có sự sắp xếp lại cấu trúc tinh thể dƣới tác dụng của nhiệt độ. F.J. Morin phát hiện ra vật liệu nhiệt sắc VO2 vào năm 1959 [1], quan sát thấy vật liệu này có tính chất chuyển pha bán dẫn – kim loại (BDKL) tại nhiệt độ 670C, VO2 có cấu trúc tinh thể đơn tà dƣới nhiệt độ chuyển pha và có cấu trúc tinh thể tứ giác trên nhiệt độ chuyển pha. Với những đặc trƣng tiêu biểu nhƣ đƣờng cong trễ nhiệt điện trở, sự thay đổi quan trọng trong tính chất điện và quang nhƣ bƣớc nhảy về độ dẫn và độ phản xạ gắn liền với sự thay đổi về cấu trúc mạng tinh thể, do quá trình chuyển pha BDKL đƣợc gọi là chuyển pha loại I (thay đổi pha cấu trúc). Các tính chất này thể hiện rõ hơn khi VO2 là màng mỏng cấu trúc nanô. Độ dẫn phụ thuộc nhiệt độ của các cấu trúc tinh thể ôxyt vanađi VO, V2O3, VO2 và V3O5 đƣợc thể hiện trên hình [2]. Trong chuyển pha BDKL của đơn tinh thể VO2 độ dẫn có thể tăng lên trên năm bậc. Trong đó VO2 có NĐCP c= 67 (0C) (340K) gần với nhiệt độ phòng hơn cả, do đó sẽ thích hợp cho việc khai thác ứng dụng. 11 Hình 1.1. Sự phụ thuộc độ dẫn điện vào nhiệt độ của các oxít vanadium Vƣợt qua NĐCP cấu trúc tinh thể của VO2 đƣợc chuyển từ mạng đơn tà (thuộc nhóm không gian P21/ c) sang mạng tứ giác (thuộc nhóm không gian P42/ mnm) với đặc tính bởi các chuỗi nguyên tử cách đều dọc theo trục c. Cấu trúc này có tính chất giống nhƣ kim loại: dẫn điện tốt và phản xạ cao bức xạ vùng hồng ngoại. Màng mỏng VO2 cấu trúc nanô có chuyển pha BDKL tại nhiệt độ 65 C nhỏ hơn 3 0C so với vật liệu khối, với cấu trúc tinh thể VO2 chuyển từ mạng đơn tà sang mạng tứ giác. Là vật liệu nhiệt sắc có khả năng biến đổi nhiệt quang thuận nghịch. Do vậy, màng mỏng VO2 cấu trúc nanô có triển vọng ứng dụng trong các lĩnh vực nhƣ biến điệu ánh sáng vùng hồng ngoại [3,4], cửa sổ nhiệt sắc thông minh [5], trong các bộ nhớ điện và trong thiết bị chuyển mạch của một vi nhiệt điện [6]….. 0 12 1.2. Cấu trúc tinh thể và điện tử của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô 1.2.1. Cấu trúc tinh thể Ở nhiệt độ phòng tinh thể VO2 có cấu trúc mạng thuộc hệ đơn tà (monoclinic), các thông số của ô cơ sở là: a b Hình 1.2. Hệ mạng đơn tà của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô với ô cơ sở (a) và cấu trúc mạng (b) ( V-hình cầu màu đen, O-hình cầu màu trắng) am = 5,7517 A0 , bm = 4,5278 A0, cm = 5,3825 A0 α = γ = 900 ; β = 122,640 ; V = 118,3 a3 ; z = 4 Tại nhiệt độ cao hơn NĐCP (τc = 650C) tinh thể VO2 có cấu trúc mạng thuộc hệ tứ giác (tetragonal), các thông số của ô cơ sở là: at = bt = 4,5278 A0, ct = 2,8758 A0 a b Hình 1.2. Hệ mạng tứ giác của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô với ô cơ sở (a) và cấu trúc mạng (b) (V-hình cầu màu đen, O-hình cầu màu trắng) 13 α = γ = β = 900 ; V = 59,217 a3 ; z = 2 Khác hẳn cấu trúc đơn tà, trong cấu trúc tứ giác của VO2 có trục đối xứng bậc 4 trùng với trục c, minh họa hình 1.4. a b Hình 1.4. Cấu trúc tinh thể VO2 mạng đơn tà (a) và mạng tứ giác (b) Tuy nhiên xét về mạng không gian có thể nhận thấy các nguyên tử V theo trục c trong mạng đơn tà chỉ cần dịch đi một khoảng cách nhỏ (vào khoảng 0.85 A0) để có hằng số mạng trùng với hằng số mạng trên trục b, khi đó mạng tinh thể trở thành mạng tứ giác [3]. Điều này cho thấy việc chuyển pha đơn tà sang tứ giác đòi hỏi nhiệt năng không lớn lắm, cho nên NĐCP của VO2 không cao nhƣ NĐCP trong các ôxyt vanađi khác. Trong [8,9] cho thấy khi VO2 chuyển cấu trúc về mạng tứ giác thì vùng dẫn và vùng hóa trị gần nhƣ chập lại nhau là do lớp điện tử V d đã phủ lên lớp Op Nói cách khác, pha tứ giác của VO2 không còn tính bán dẫn nữa mà trở thành pha kim loại với độ dẫn và độ phản xạ bức xạ hồng ngoại tăng lên đáng kể. Với tính chất này tinh thể VO2 đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực tự động hóa bằng điều khiển nhiệt – điện – quang. 1.2.2. Cấu trúc điện tử của màng VO2 Nhƣ nhiều hợp kim khác, VO2 có cấu trúc điện tử hàm sóng 3d của ion vanađi đƣợc hình thành gần mức Fermi, tuy nhiên lớp phủ này mỏng bởi vì phạm vi không gian của chúng nhỏ. Nó có thể dùng tƣơng tự nhƣ một hệ đo tham số U/W sự giảm của khí electron, ở đây U là thế năng electron trong phạm vi một ion và W động năng trung bình, độ lớn đƣợc đánh giá bằng bậc của vùng cấm. Nhiều thí nghiệm trên ôxyt vanađi cho thấy U và W tiến tới bậc độ lớn giông nhau trong trƣờng hợp này (1-2 eV), tỉ số của chúng U/W →1 [3]. 14 Mott thiết lập dải vật liệu thông thƣờng W > U, ví dụ nhƣ bán dẫn cổ điển germani hoặc kiểu kim loại natri. Trong trƣờng hợp W < U, khi một electron di chuyển đến một vị trí kề cạnh, nó bị hãm bởi năng lƣợng tƣơng tác Cu lông của những điện tử còn lại tƣơng ứng có vùng cấm bậc U thì đƣợc gọi là điện môi Mott. Nếu một nhân tố bên ngoài (áp suất) đƣợc dùng tới làm thay đổi độ lớn của tỉ số U/W để có sự chuyển KL-ĐM, chúng tôi gọi là sự chuyển Mott khi tỉ số này tiến tới ~ 1. Một biểu diễn định tính của hiện tƣợng này có thể thiết lập trong nhóm công bố của Hubbard. Tuy nhiên, ngay cả trong trƣờng hợp có vẻ đơn giản này khi Hamiltonian biểu diễn một giới hạn tƣơng tác Cu lông trong khoảng 2 electron tại các vị trí giống nhau của Hubbard trong phần bổ sung của dải năng lƣợng thông thƣờng. Xử lý – lý thuyết chuyển pha BDKL gặp phải những khó khăn vẫn chƣa vƣợt qua. Bởi vậy sự chuyển Mott-Hubbard là vẫn còn thiếu một biểu diễn định lƣợng khái quát. Thực tế, trạng thái trở nên phức tạp hơn trong dải hẹp hệ thống tƣơng tác mạnh electron-phonon, điều này cũng có thể dẫn đến sự tồn tại một sự chuyển pha BDKL. Nếu chúng ta làm méo mạng bằng cách dịch chuyển vài nguyên tử từ vị trí cân bằng của chúng để tăng hằng số mạng “a” đến “2a” thì năng lƣợng sủ dụng sẽ đƣợc bù bằng sự giảm năng lƣợng electron. Điều này sẽ tạo ra khả năng tách hẳn vùng dẫn với vùng hóa trị dẫn đến một sự chuyển từ trạng thái kim loại đến bán dẫn. Vì vậy, ta có thể kết luận mô hình lý thuyết không khái quát sự chuyển pha BDKL và duy nhất có một ít mô hình đƣợc phát triển tới bây giờ. Dƣờng nhƣ những mô hình triển vọng nhất đều giữ cả hai tƣơng tác electron-electron và electron-phonon. Goodenough [9] trình bày cấu trúc vùng điện tử của vật liệu nhƣ trên hình 1.5, cho thấy tại nhiệt độ lớn hơn NĐCP (τc = 670C), bản chất kim loại của VO2 trong pha tứ giác là do những orbital Vd và Op phủ nhau, đây là những orbital chủ yếu đƣợc tạo ra trên hàm sóng electron của vật liệu. Tại nhiệt độ nhỏ hơn NĐCP, trong pha đơn tà lớp phủ orbital nhỏ tạo ra sự tách vùng năng lƣợng gần mức Fermi, nguyên nhân tính chất điện và tính chất quang của chất bán dẫn. 15 Hình 1.5. Cấu trúc vùng năng lượng của VO2 gần mức Fermi đối với pha kim loại và cách điện theo mô tả của Goodenough Nhƣ vậy, các tác giả đã phân biệt đƣợc tính chất bán dẫn và kim loại của VO2 đƣợc tính toán bằng cấu trúc vùng điện tử của vật liệu. 1.3. Các tính chất của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô 1.3.1. Tính chất nhiệt sắc Màng mỏng VO2 cấu trúc nanô mang lại hiệu suất nhiệt sắc cao hơn so với vật liệu khối. Dƣới NĐCP, màng mỏng VO2 gần nhƣ trong suốt ở vùng nhìn thấy, cho phép hầu hết bức xạ vùng hồng ngoại xuyên qua. Khi nhiệt độ tăng lên, nhất là tại vùng NĐCP, độ truyền qua trong vùng nhìn thấy hầu nhƣ không thay đổi, nhƣng trong vùng hồng ngoại thì độ truyền qua giảm xuống gần bằng không, trong khi đó độ phản xạ tăng lên rất cao. Công trình [10] cho thấy phổ truyền qua phụ thuộc vào nhiệt độ của VO2 trong vùng nhìn thấy và hồng ngoại gần. Nhiệt độ của mẫu đƣợc tăng từ nhiệt độ phòng đến 75oC, qua nhiệt độ chuyển pha. Trong khoảng dƣới 67oC, độ truyền qua gần nhƣ không thay đổi và đạt cỡ 65%. Điều này đƣợc giải thích là do ở nhiệt độ thấp hơn c, VO2 thuộc pha bán dẫn với độ rộng vùng cấm rộng trên 3 eV. Khi nhiệt độ tăng lên cao hơn 67oC, độ truyền qua giảm đột ngột do màng VO2 chuyển sang pha kim loại, mật độ điện tử tự do trong pha này tăng lên. Độ truyền qua giảm xuống thấp còn 15 %. độ truyền qua giảm phản ánh độ phản xạ tăng (vì độ hấp thụ của màng mỏng VO2 hầu nhƣ bằng không). Với tính chất phản xạ cao trong vùng hồng ngoại, màng mỏng VO2 đã thể hiện tính chất của pha kim loại. Để mẫu nguội về nhiệt độ phòng, quá trình xảy ra ngƣợc lại. 16 Hình 1.6. Phổ truyền qua của màng mỏng VO2 ở nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao Nhƣ vậy, giống nhƣ tính chất cấu trúc ở trên, tính chất biến đổi nhiệt - quang của màng mỏng VO2 cũng mang tính thuận nghịch. Với tính chất này, VO2 đƣợc ứng dụng để chế tạo kính phản xạ nhiệt và cảm biến nhiệt quang. Trong thực tiễn nghiên cứu chuyển pha BDKL, các công trình đều chỉ ra rằng nhiệt độ chuyển pha của màng đa tinh thể không ổn định nhƣ trong màng đơn tinh thể. Vùng nhiệt độ xảy ra quá trình chuyển pha có thể là từ 20  300 [3], nguyên nhân chủ yếu của hiện tƣợng này đƣợc các tác giả [11,12] giải thích là do sự đồng tồn tại hai pha bán dẫn và kim loại ở những mẫu không đồng nhất, sự mất cân bằng động học mạng tinh thể và ứng suất cơ học gây ra bởi các biên hạt. Công trình [6] giải thích sự biến đổi về cấu trúc tinh thể của vật liệu. Tại nhiệt độ nhỏ hơn NĐCP (c= 670C), tinh thể VO2 thuộc pha bán dẫn với cấu trúc mạng đơn tà (monoclinic). Do sự méo ở nhiệt độ thấp, một số liên kết V-O (dv-o = 0,176; 0,186; 0,187) nhỏ hơn tổng bán kính của ion V+ 4 và O - 2 (Rv-o = rV+ + rO- = 0,200 nm). Khi nhiệt độ lớn hơn NĐCP, VO2 thuộc pha kim loại với cấu trúc tứ giác (tetragonal), khoảng cách dv-o = 0.194 nm rất- gần -trùng với Rv-o. Do đó, VO2 thuộc cấu trúc đơn tà có độ phân cực ion lớn hơn so cấu trúc tứ giác. Chiết suất của cấu trúc phân cực ion lớn thì lớn hơn, cho nên chiết suất của VO 2 giảm khi cấu trúc tinh thể thay đổi từ mạng đơn tà sang mạng tứ giác, dẫn đến độ phản xạ tăng, độ truyền qua giảm trong chuyển pha bán dẫn -kim loại. Giải thích theo cấu trúc điện tử của VO2 [9], cho thấy bản chất kim loại của VO2 trong pha tứ giác chính là do các orbitan Vd và Op - những 17 orbitan chủ yếu đƣợc tạo ra trên hàm sóng electron của cấu trúc tinh thể đã chồng lên nhau khi có nhiệt độ tác động. Trong pha đơn tà (dƣới NĐCP), lớp phủ còn quá nhỏ, cho nên vùng năng lƣợng gần mức Fecmi bị tách ra, tạo ra vùng cấm, đặc trƣng cho tính chất điện và quang của chất bán dẫn. Nhƣ vậy khi nghiên cứu tính chất quang, các tác giả đã phân biệt đƣợc tính chất bán dẫn và kim loại của VO2 thông qua khảo sát cấu trúc tinh thể và điện tử liên kết. 1.3.2. Sự thay đổi tính chất điện trong chuyển pha bán dẫn kim loại. Dƣới tác dụng của nhiệt độ, điện trƣờng hoặc ánh sáng lade tính chất vật lý của màng mỏng VO2 cấu trúc nanô thay đổi thuận nghịch tại nhiệt độ 650C tức là nó có sự chuyển pha loại I khi nhiệt độ của mẫu lớn hoặc nhỏ hơn NĐCP. Bởi vậy, màng mỏng VO2 có độ dẫn biến đổi thuận nghịch khi nhiệt độ của mẫu đƣợc thay đổi xung quanh NĐCP. Tuy nhiên, nghiên cứu độ dẫn điện cũng nhƣ các đặc tính khác phụ thuộc vào nhiệt độ theo chiều tăng và giảm xung quanh NĐCP đã cho thấy hiện tƣợng trễ nhiệt cũng luôn tồn tại trong màng mỏng, thậm chí ngay cả trong đơn tinh thể VO2. Hiện tƣợng trễ nhiệt trong sự chuyển pha BDKL (chuyển pha loại I) có liên quan đến sự tồn tại các trạng thái giả bền. Bằng các phép đo chính xác, các tác giả [7] đã xác định đƣợc thời gian trễ nhiệt trong màng mỏng VO2 vào khoảng 1s, trong khi đó đối với đơn tinh thể chỉ vào khoảng 10-1 đến 10-2 s. Điều này cho thấy độ trễ nhiệt càng nhỏ khi cấu trúc mạng tinh thể càng hoàn hảo. Hình 1.7. Độ trễ nhiệt của màng VO2 đơn tinh thể Độ trễ nhiệt còn liên quan chặt chẽ tới giá trị ứng suất cơ nhiệt. Trong đơn tinh thể ứng suất cơ nhiệt có giá trị rất nhỏ, nhƣng do quá trình chuyển pha không thể xảy ra đồng thời trên toàn bộ mạng tinh thể, dẫn 18 đến sự hình thành hỗn hợp các “nhân” của hai pha (có hằng số mạng khác nhau). Đó là nguyên nhân gây ra sự tăng ứng suất. Nói tóm lại, hiện tƣợng trễ nhiệt trong chuyển pha BDKL của VO 2 gây ra bởi hai nguyên nhân chính: thứ nhất là do sự tồn tại của các trạng thái giả bền liên quan đến năng lƣợng tự do của mạng tinh thể, thứ hai là do ứng suất cơ nhiệt. Hai yếu tố này có tác dụng qua lại lẫn nhau. 1.3.3. Tính chất tích thoát ion và hiệu ứng điện sắc Hiệu ứng điện sắc đƣợc phát hiện thấy trong hầu hết các ô xit kim loại chuyển tiếp nhƣ là ôxit của W, Mo, Ni, Co, Ir, Mn, Cr, V, Ti, Nb, Ta, và một số hỗn hợp ôxit của chúng. Trên bảng 1.3. liệt kê các nguyên tố kim loại chuyển tiếp trong bảng tuần hoàn mà trên ôxit của chúng đã phát hiện thấy tính chất điện sắc, trong đó VO2 là vật liệu điện sắc catốt. Hình 1.8. Các nguyên tố mà ôxyt của chúng là các vật liệu điện sắc 19 Hình 1.9. Sơ đồ cấu tạo của linh kiện điện sắc Màng mỏng VO2 cấu trúc nanô chứa đựng cấu trúc xen kẽ các lớp mạng nguyên tử hoàn hảo và không hoàn hảo. Cùng với các "kênh" khuyết tật cấu trúc lớp nhƣ thế đã tạo ra khả năng tích thoát ion kích thƣớc nhỏ nhƣ Li+, H+, Na+, K+. Khi đặt điện trƣờng lên màng các ion Li+ kích thƣớc nhỏ xâm nhập vào mạng tinh thể VO2 trong suốt, tạo ra cấu trúc giả bền LixVO2, cấu trúc này hấp thụ mạnh ánh sáng vùng khả kiến, khi đổi chiều phân cực của điện trƣờng các ion Li+ bị hút ra và màng lại trở về cấu trúc ban đầu là VO2. Màng điện sắc catôt VO2 có màu hơi vàng nhạt có độ truyền qua trong vùng nhìn thấy có thể đạt trên 70% . Đề khảo sát quá trình điện sắc, điện cực trong suốt đƣợc phủ lớp VO2 (WE) đƣợc đặt trong chất điện ly chứa các ion H+, Li+ , K+ hay Na+ . Khi đặt điện trƣờng phân cực âm lên WE các ion trong chất điện ly bị hút vào trong màng VO2, đồng thời để bù trừ điện tích, điện tử từ điện cực trong suốt cũng đƣợc tiêm vào. Quá trình tiêm các ion và điện tử vào trong màng VO2 đƣợc mô tả bởi phƣơng trình sau (phƣơng trình phản ứng trên catốt): xLi+ + xe- + VO2  LixVO2 (1.8) với 0< x <= 1. Trong đó M+ là các ion H+, Li+, Na+ hay K+. Chất LixVO2 hấp thụ mạnh ánh sáng vùng nhìn thấy, có màu xanh thẫm, độ truyền qua thấp. Ion M+ xâm nhập vào tinh thể màng mỏng VO2 cấu trúc nanô tạo ra một số thay đổi sau: 20 + vùng cấm biểu kiến đƣợc mở rộng làm cho phổ hấp thụ ánh sáng màu xanh lam giảm mạnh; + Đỉnh hấp thụ trong vùng hồng-ngoại-gần tăng lên + Tại  > 500 nm tất cả các mức hấp thụ đều tăng. Sự hấp thụ vùng hồng ngoại gần đã đƣợc quan sát trong vài nghiên cứu cùng với ánh sáng tới đƣợc phân cực dọc theo những trục tinh thể học khác nhau trong đơn tinh thể VO2. Các nghiên cứu cho thấy nút khuyết ôxy trong VO2 không hợp thức là nguyên nhân chính gây nên hấp thụ ánh sáng theo cơ chế electron-phôtôn. Sự thay đổi tính chất quang của màng trong quá trình điện sắc đƣợc khảo sát bằng việc xác định sự thay đổi độ truyền qua cũng nhƣ độ phản xạ trong vùng nhìn thấy và vùng hồng ngoại. Các nghiên cứu cho thấy, sự thay đổi tính chất quang của màng VO2 ở hiệu ứng điện sắc trong dung dịch điện phân đƣợc thể hiện trong hình1.9. Hình 1.10. Cơ chế hấp thụ polaron của màng mỏng VO2. Có thể nhận thấy rằng phổ truyền qua của màng đã thay đổi rất lớn trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Độ truyền qua của màng đang từ T = 70% khi chƣa nhuộm mầu (màu trong suốt) giảm xuống còn khoảng 25% sau khi đã đƣợc nhuộm mầu (màu xanh lam). Quá trình này có tính chất thuận nghịch, nghĩa là khi đảo chiều điện trƣờng các ion và điện tử sẽ thoát ra khỏi WE, lớp VO2 lại trở nên trong suốt. 21 Với khả năng tích thoát ion nhƣ vậy màng mỏng nhiệt sắc VO2 cấu trúc nanô đƣợc xem nhƣ là vật liệu "trữ" ion trong linh kiện hiển thị điện sắc (ECD). Cùng với các chất điện ly rắn chứa Li+ lớp màng mỏng VO2 cấu trúc có tác dụng nhƣ nguồn cung cấp ion cho quá trình hoạt động của linh kiện ECD [2, 9, 13] (Hình 1.10), do đó hiệu suất điện sắc sẽ đƣợc nâng cao hơn. 1.4. Một số lĩnh vực ứng dụng Tự động hóa và điều khiển: màng mỏng VO2 đƣợc sử dụng trong việc chế tạo máy điều nhiệt, thiết bị chống lại sự quá tải nhiệt, quá điện áp, điều khiển tốc độ mô tô, bộ kích xuất hiện Plazma và Rowle nhiệt. Vi điện tử Màng mỏng VO2 là vật liệu thích hợp để chế tạo ô nhớ điện, vi chuyển mạch, độ tự cảm điều khiển bằng dòng điện. Hình 1.11.Vi chuyển mạch đa lớp trên cơ sở vật liệu VO2 Quang-điện tử học Sự phát triển nhanh của công nghệ máy tính, phát sinh sự cần thiết của thiết bị nhớ có hiệu suất cao. Thiết bị nhớ chiếm tới 60% giá thành của máy tính. Thiết bị nhớ hứa hẹn nhất sau sự phát sinh này của máy tính là thiết bị quang. Màng mỏng VO2 là vật liệu có tốc độ ghi cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển cao. Màng mỏng nhiệt sắc VO2 có triển vọng ứng dụng trong lĩnh vực cửa sổ nhiệt – điện sắc thông minh. 22 Hình 1.12. Cửa sổ hữu hiệu năng lượng 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất