Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất trí tuệ trong thơ Tagor...

Tài liệu Chất trí tuệ trong thơ Tagor

.PDF
60
391
136

Mô tả:

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành dưới sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị Bích Dung - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Người thực hiện Nguyễn Thị Thuỷ Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 1 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû LỜI CAM ĐOAN Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Dung. Tôi xin cam đoan rằng: - Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. - Kết quả này không trùng với kết quả của bất kỳ tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Thuỷ Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 2 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài............................................................................... 5 5 2. Lịch sử vấn đề.................................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu......................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 8 PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 6. Đóng góp của khoá luận.................................................................... 7. Bố cục của khoá luận......................................................................... 9 9 PHẦN NỘI DUNG....................................................................................... 10 Chương 1: Bước đầu tìm hiểu chất trí tuệ trong thơ ....................... 10 1.1. Chất trí tuệ trong nghệ thuật........................................................... 10 1.2. Chất trí tuệ trong thơ....................................................................... 12 1.3. Một số nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho chất trí tuệ trong sáng tác 14 Chương 2: Chất trí tuệ trong thơ Tagor............................................ 17 2.1. Cơ sở hình thành chất trí tuệ trong thơ Tagor................................. 17 2.2. Chất trí tuệ trong thơ Tagor............................................................ 22 2.2.1. Nhận thức và lý giải về tôn giáo.................................................. 24 2.2.1.1. Nhận thức lý giải về chúa trời và chúa đời............................... 25 2.2.1.2. Nhận thức lý giải về thiên đường và địa ngục........................... 30 2.2.1.3. Nhận thức và lý giải về sự sống và cái chết.............................. 35 2.2.2. Nhận thức và lý giải những vấn đề lớn về nghệ thuật.................. 38 2.2.2.1. Tagor bàn về cái đẹp................................................................. 38 2.2.2.2. Tagor với thơ ca........................................................................ 42 2.2.3. Nhận thức lý giải những vấn đề về con người.............................. 46 2.3. Các phương tiện thể hiện chất trí tuệ trong thơ Tagor.................... 51 Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 3 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû 2.3.1. Ngôn ngữ thơ............................................................................... 2.3.2. Hình ảnh thơ................................................................................ 2.3.3. Các biện pháp nghệ thuật............................................................. 2.3.4. Triết lí trong thơ.......................................................................... 51 52 55 55 KẾT LUẬN................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 60 Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 4 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do khoa học Rabindranat Tagor (1861-1941) là một trong những nghệ sỹ vĩ đại của thế kỉ XX. Thơ Tagor là một di sản văn học quý báu. Bàn về thơ Tagor đã có không ít các bài viết của các tác giả tên tuổi như: Cao Huy Đỉnh, Xuân Diệu, Đào Xuân Qúy, Lưu Trung Đức. Trong những bài viết của mình, các tác giả này đã chỉ ra nét đặc sắc cơ bản, những nhận xét cụ thể về thơ Tagor. Tuy nhiên những bài viết đi sâu tìm hiểu chất trí tuệ Tagor không nhiều. Vì thế, người viết chọn đề tài: “Chất trí tuệ trong thơ Tagor” nhằm giúp cho người đọc hiểu được thơ Tagor một cách toàn diện và sâu sắc hơn. 1.2 Lí do sư phạm Hiện nay, việc tìm hiểu văn học Ấn Độ nói chung và thơ Tagor nói riêng là một việc làm gây được nhiều thu hút và hứng thú đối với sinh viên khoa Ngữ văn. Bởi vì tìm hiểu tác phẩm thơ của Tagor sẽ giúp cho người giáo viên có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học Ấn Độ. Tìm hiểu thơ Tagor là điều kiện để học tập ở đó những giá trị tinh thần mà ông để lại cho nhân loại và những bài học quý giá của một nhà thơ chân chính. Đó là tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, tinh thần yêu nước yêu cuộc sống và con người. Từ đó có thể liên hệ, mở rộng cho học sinh hiểu biết về những sáng tác thơ của Tagor ngoài những bài đã được học trong chương trình. Đặc biệt, giúp các em có cái nhìn đúng đắn trong cuộc sống và học tập, biết trân trọng những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 5 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû 2. Lịch sử vấn đề Năm 1913 với tập: Thơ Dâng, Tagor đã giành được tiếng vang lớn trên thế giới với giải thưởng Nobel văn học. Từ đó cho đến nay đã có biết bao nhiêu người trên hành tinh này nghiên cứu về cuộc đời và tác phẩm của Tagor. Chúng ta có thể kể đến công trình và luận văn về Tagor ở các nước trên thế giới. 1. Radha Kritxhan (Radha Kowsnhan) có bài triết lý của Tagor, xuất bản ở Luân Đôn 1918, tái bản ở Bombay ẤnĐộ 1949 và 1951 2. Etwuat Tomsson (Eowand Thomson) có bài cuộc đời và tác phẩm của Tagor, xuất bản ở Luân Đôn năm 1921 3. J.Đavi(J.Davi) có bài: Thơ của R.Tagor, xuất bản ở Paris năm 1927 4. Cơcniliusx(Cornilus), R.Tagor của nhà xuất bản giáo dục Ấn Độ năm 1928 Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác như ở Nga có thư của Chêliep, công trình nghiên cứu cụ thể về thơ Tagor của Yerts (1855-1939). Từ điều đó chúng ta có thể thấy việc nghiên cứu về thơ Tagor ở trên thế giới không phải là ít. Dưới góc độ này hoặc góc độ khác các công trình nghiên cứu về thơ Tagor trên thế giới đều khẳng định tài năng thiên tài của ông, người ta cảm thấy đọc thơ Tagor là như quên hết bực dọc trên đời. Bởi vì, có lẽ lần đầu tiên trong văn học người ta nghe thấy tiếng nói của mình như có trong thơ ông. Người ta thú vị khi nhận ra rằng thơ Tagor gắn chặt với truyền thống Ấn Độ nhưng cũng gần gũi với tất cả mọi người. Ở Việt Nam đề cập đến Tagor sớm nhất đó là vào năm 1942 trên báo Nam Phong, số 81-84. Có thể nói năm 1961 khi chúng ta tham gia cùng thế giới kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Tagor thì Tagor mới thực sự được chú ý và giới thiệu, nghiên cứu ở Việt Nam. Mở đầu là tiểu luận của Cao Huy Đỉnh viết về “Rơvinđơranat Tagor” được nhà xuất bản ấn hành năm 1961. Có thể nói đây là một tiểu luận đáng giá, bởi vì đứng trên quan điểm Macxit Cao Huy Đỉnh đã chỉ Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 6 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû ra được những giá trị lớn trong thơ Tagor. Cùng với tiểu luận nghiên cứu này, ông đã chọn dịch và giới thiệu một số thơ, kịch, truyện ngắn của Tagor với độc giả Việt Nam. Sau bản dịch của Cao Huy Đỉnh thì Nguyễn Đình Thi, Huy Cận, Xuân Diệu, Đào Xuân Quý cũng đã chọn dịch một số tác phẩm của Tagor. Bản dịch quen thuộc hiện nay là bản dịch của Đào Xuân Quý được Nhà xuất bản văn học ấn hành năm 1973. Cùng với bản dịch này, Đào Xuân Quý đã có bài giới thiệu về Tagor. Ông nhấn mạnh về giá trị nhà thơ, cuộc đời của Tagor. Nhân dịp kỉ niệm 120 năm ngày sinh của Tagor, báo văn nghệ đã giành một số đặc biệt về Tagor. Trên báo đó, Xuân Diệu đã có bài viết: “Người làm vườn tình ái”, Đào Xuân Quý viết bài “ Thơ Tagor - Nhà thơ trí tuệ muôn màu” Ngoài ra, Lưu Đức Trung cũng viết một số công trình khoa học của mình về các vấn đề: Tagor người kế thừa truyền thống nhân đạo chủ nghĩa trong nền văn học Ấn Độ, vài nét về truyện ngắn của Tagor, Tagor với nước Nga mới. Trong những năm gần đây những bài viết về Tagor đã xuất hiện nhiều trên các tạp chí nghiên cứu văn học. Tạp chí văn học số 8 (1995) “Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Tagor” của Cao Huy Đỉnh đã khẳng định tư tưởng và tình cảm nổi bật trong thơ Tagor. Tạp chí văn học số 6 (2001) có bài “Rabindranat Tagor họa sĩ vẽ bụi đất và ánh sáng mặt trời” của Lê Từ Hiển. Ở bài viết này người nghiên cứu muốn khẳng định tài năng mô tả theo bút pháp kết hợp hiện thực với huyền ảo của Tagor. Nghiên cứu văn học số 10(2007) Nguyễn Văn Hạnh có bài “Truyện ngắn R.Tagor trên hành trình hiện đại hóa văn xuôi Ấn Độ thế kỷ 20”. Bài viết khẳng định vai trò vị trí của Tagor đối với nền văn xuôi Ấn Độ. Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 7 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû Nghiên cứu văn học số 3(2008) có bài “Về trang phục của nhân vật trong mây và mặt trời của Tagor”của Lê Thanh Huyên. Nghiên cứu văn học số 8(2008) Lưu Đức Trung có bài viết “Rabindranat Tagor bàn về cái đẹp” đã đưa ra quan niệm của Tagor về cái đẹp. Như vậy cho đến nay việc tìm hiểu về thơ Tagor vẫn đang rất thu hút giới nghiên cứu. Với đề tài này người viết nhằm đi sâu tìm hiểu chất trí tuệ trong thơ Tagor. Từ đó giúp cho người đọc hiểu được thơ Tagor một cách hoàn thiện và sâu sắc hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằn mục đích khám phá chất trí tuệ trong thơ Tagor .Qua đó thấy được tài năng của nhà thơ và những đóng góp lớn lao của ông cho nền văn học Ấn Độ nói riêng và cho nhân loại nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chất trí tuệ trong thơ Tagor 4.2. Phạm vi khảo sát “Thơ Tagor” Đào Xuân Qúy dịch do nhà xuất bản văn hóa ấn hành. Ngoài ra còn một số tài liệu khác liên quan và phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này người viết đã sử dụng phối hợp một số phương pháp sau: 5.1. Phương pháp khảo sát 5.2. Phương pháp phân tích ,so sánh, đối chiếu 5.3. Phương pháp tổng hợp nâng cao vấn đề Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 8 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận đóng góp một phần nhỏ bé vào việc cung cấp những ngữ liệu cần thiết cho việc giảng dạy những tác phẩm về văn học Ấn Độ sau này ở trường Trung học phổ thông. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Bước đầu tìm hiểu chất trí tuệ trong thơ Chương 2: Chất trí tuệ trong thơ Tagor Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 9 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU CHẤT TRÍ TUỆ TRONG THƠ 1.1 Chất trí tuệ trong nghệ thuật Như chúng ta đã biết, nghệ thuật là hình thái đặc thù của ý thức xã hội và của các hoạt động con người một phương tiện quan trọng để con người chiếm lĩnh các giá trị tinh thần của hiện thực nhằm mục đích tạo thành và phát triển các năng lực chiếm lĩnh, cải tạo bản thân, cải tạo thế giới xung quanh theo quy luật của cái đẹp. Đã từ lâu vấn đề giữa nghệ thuật và đời sống đã trở thành một cuộc đấu tranh dai dẳng và quyết liệt giữa các trường phái và các khuynh hướng nghệ thuật khác nhau. Sở dĩ như vậy vì nghệ thuật có một vị trí quan trọng trong đời sống. Những khuynh hướng nghệ thuật tiến bộ luôn chủ trương gắn liền nghệ thuật với đời sống nhằm phát huy tác dụng mạnh mẽ và tích cực của nó đối với đời sống và tiến bộ xã hội. Ngược lại khuynh hướng nghệ thuật suy đồi, phản động luôn chủ trương tách nghệ thuật khỏi đời sống cắt đứt mối quan hệ hữu cơ giữa nghệ thuật với đời sống, nhằm mục đích hạn chế tác động tích cực của nó đối với sự phát triển xã hội. Vấn đề này dưới ánh sáng thuyết phản ánh của Lênin đã được giải quyết đúng đắn và thấu triệt. Xuất phát từ tiền đề cơ bản : “Tồn tại quyết định ý thức” Lênin đã nhấn mạnh ý thức con người là hình ảnh của thực tại khách quan, tức là thực tại khách quan là nguồn gốc của mọi sự nhận thức, đời sống vật chất xã hội là cơ sở cho mọi hình thái ý thức xã hội trong đó có văn học nghệ thuật. Thực tại khách quan thường xuyên được phản ánh vào ý thức của con người. Do đó sự sáng tạo nghệ thuật không nằm ngoài hoạt động nhận Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 10 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû thức và thực tiễn của con người, không thể không là phương thức phản ánh và cải tạo thực tại khách quan của con người được. Như vậy ta thấy rất rõ chức năng phản ánh, nhận thức của nghệ thuật trong đó có văn học nằm ngay trong lý do tồn tại của chính nó. Tước bỏ chức năng nhận thức thì về thực chất nghệ thuật tự thủ tiêu mình. Dĩ nhiên xét về nguồn gốc và bản chất, nghệ thuật không phải là một hoạt động nhận thức trừu tượng thuần túy mà nó bắt nguồn và gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người. Nó là một phương thức đồng thời là phương tiện mà con người dùng để chiếm lĩnh thực tại khách quan nói theo cách của Mác là “tự khẳng định mình trong thế giới của đối tượng”. Chỉ có khác là sự chiếm lĩnh và khẳng định này mang tính đặc thù, tức là nó bắt thế giới đối tượng tồn tại theo kiểu người, nó in bóng dáng của sự sống của con người lên thế giới đó dưới hai hình thức: nhân hóa và nhân loại hóa . Như vậy, nghệ thuật phải mang chức năng nhận thức - thẩm mỹ. Khi nói nghệ thuật mang chức năng nhận thức là chúng ta khẳng định sự tham gia tích cực của trí tuệ của chủ thể sáng tạo hay một tác phẩm nghệ thuật chính là sản phẩm của trí tuệ. Nếu trí tuệ sáng tạo ra lịch sử thì trí tuệ cũng sáng tạo ra nghệ thuật chân chính. Nhưng do tính đặc thù của nó nên trong nghệ thuật trí tuệ không biểu hiện một cách trừu tượng mà nó phải thông qua sự rung động sâu xa của cảm xúc thẩm mỹ. Ở nghệ thuật sự nhận thức bằng cảm xúc thẩm mỹ của chủ thể là một điều không thể thiếu được và không kém phần quan trọng so với nhận thức bằng tư duy. Nói điều đó chúng tôi nhằm khẳng định tìm hiểu chất trí tuệ trong nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng (trong đó có thơ) cần bám sát tính đặc thù của nó. Đối với thơ đặc thù này có ý nghĩa quan trọng. Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 11 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû Mặt khác tìm hiểu chất trí tuệ của nghệ thuật không thể không nghĩ đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Một nội dung lớn luôn luôn được chuyển tải từ một hình thức thích hợp. Trí tuệ là sự thông minh, linh hoạt của con người, nó thuộc phạm trù lí tính nhưng không đồng nhất với lí trí. Vì vậy không nên đối lập nó như là sự đối lập trực tiếp với cảm tính. Hơn nữa trong nghệ thuật đặc biệt là trong thơ là không thể như vậy. Trí tuệ là sự biểu hiện cao của năng lực tư duy đến một mức độ nào đấy, đến độ của nó mới thành trí tuệ. Đối với khoa học, nó là sự kết tinh cao nhất của một năng lực tư duy lớn để có những công trình. Với tác phẩm nghệ thuật nó là kết tinh của sự sáng tạo mang tính thẩm mỹ rất lớn của một nghệ sỹ tài năng. 1.2 Chất trí tuệ trong thơ Có thể khẳng định rằng, chất trí tuệ kết tụ như một điểm sáng thẩm mỹ mang phong cách của nghệ sỹ tài năng. Vì vậy nó có sức chinh phục lớn tạo cho người đọc sự rung động mãnh liệt. Trí tuệ không phải của thần linh, trí tuệ là cái cao quý rất tinh vi, kì diệu của sự phản ánh thực tại vào trong tâm não con người và ở trong nghệ thuật trí tuệ tự nó lấy lại những tài liệu những chất liệu của thực tại mà sáng tạo ra tác phẩm - một tác phẩm nghệ thuật là sự quyện se nhào nặn giữa thực tại và tư tưởng tình cảm, cảm xúc, cá tính của người nghệ sỹ (Xuân Diệu). Ý kiến trên đây của Xuân Diệu một mặt khẳng định vai trò của chất trí tuệ trong thơ. Mặt khác cho ta thấy tính đặc thù của nó .Từ lâu Hêghen cũng đã chỉ rõ “cái duy lí không biểu hiện thành một thể khái quát trừu tượng hay thành một thể tổng hợp triết học, hoặc thành một thể đa dạng với nhiều phương diện khác. Trí tuệ đáng lí đã thiết lập những quan hệ nhất định giữa các mặt này, nhưng cái duy lí lại tràn đầy sự sống và sự vận động”. Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 12 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû Trong thơ ca có sự tồn tại hiển nhiên một loại thơ đó là thơ triết lí. Với loại thơ dường như chất triết lí thoạt nhìn có vẻ “lấn át” cảm xúc, và sự suy tưởng chiếm vị trí chủ đạo của quá trình sáng tạo. Thực chất vấn đề không hẳn như vậy. Đành rằng với loại thơ này chất suy tưởng nổi lên bề mặt như một dấu ấn mạnh mẽ trong tác phẩm, nhưng đằng sau cái “bề nổi” ấy là cả một cảm xúc cháy bỏng.Vì bên cái khái quát mang tính lôgic có lúc lại xuất phát từ những khái niệm hoặc những suy tưởng có tính chất luân lí thuần túy mà triển khai thành những ý nghĩ để phả vào một âm hưởng thơ, người thi sĩ sẽ phải có trái tim dào dạt cảm xúc mới tạo được một hình tượng thơ nhất quán mang tính thẩm mỹ cao. Hà Minh Đức trong một chuyên luận thơ đã trình bày cách hiểu của mình về loại thơ này như sau: “thơ suy tưởng là loại thơ mà cảm hứng chủ đạo và cái nền cấu tạo làm những suy nghĩ cũng như sự vận động của hình tượng thành sự vận động của những ý nghĩ”. Có thể dẫn ra đây ý kiến của Huy Cận như là sự chú thích thêm cách hiểu của Hà Minh Đức: “sự suy nghĩ mà chúng ta nói ở đây là sự suy nghĩ thực sự bắt nguồn từ cuộc sống sinh động dào dạt, suy nghĩ bằng cảm xúc, bằng hình tượng. Suy nghĩ ở đây như hoa thắm lá tươi mở ra từ dòng nhựa sống”. Như vậy chất trí tuệ trong thơ không mang tính lí trí thuần túy. Mặc dù sự suy nghĩ được bộc lộ ra trong một bài thơ thường tập trung ở cách đặt vấn đề, ở những lập luận và những suy tưởng. Có thể nói, thơ triết lý suy tưởng là một khuynh hướng cần được chú ý. Tuy nhiên, tìm hiểu chất trí tuệ trong thơ lại không chỉ đóng khung trong sự khảo sát loại thơ đó mà phạm vi của nó còn được mở rộng hơn nhiều. Chúng ta có thể khẳng định rằng, bất kể nhà thơ tài năng nào thì thi phẩm của họ cũng đều có chất trí tuệ. Nhưng không phải bất cứ nhà thơ tài năng nào chất trí tuệ trong thơ họ cũng được nổi lên như dấu hiệu của một phong cách, Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 13 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû mà chỉ khi nào chất trí tuệ được kết tinh trong toàn bộ hình tượng cùng với những thủ pháp nghệ thuật điêu luyện làm cho người đọc nhanh chóng nhận ra ngay “nhà thơ này” thì thi phẩm của họ mới tạo được sự rung động sâu xa trong lòng độc giả. Khi nào chất trí tuệ trong thơ họ được biểu hiện trong việc đặt ra những vấn đề có ý nghĩa lớn, lý giải, nhìn nhận vấn đề minh bạch, sáng tạo và thể hiện ở việc chuyển hóa ngôn ngữ cấu tứ một cách uyển chuyển, độc đáo, giàu sức thuyết phục, nghĩa là chẳng những ở vấn đề được phản ánh có dấu ấn cá tính sáng tạo mà còn ở cách phản ánh vấn đề điêu luyện thì tác phẩm thơ của họ mới tạo được dấu ấn của phong cách thơ. Phong cách ở đây chính là giọng nói riêng của mỗi nhà thơ nhà văn bởi cái còn lại của mỗi nhà văn là giọng nói của riêng mình. Nếu không có nét riêng thì sẽ không còn cá tính sáng tạo nữa. Và cá tính ấy không gì khác là xuất phát từ trí tuệ của nhà văn nhà thơ. 1.3 Một số nhà văn nhà thơ tiêu biểu thể hiện chất trí tuệ trong sáng tác Tìm hiểu chất trí tuệ trong thơ là tìm hiểu cái dấu ấn riêng của phong cách trong thơ, của một tác giả cụ thể của một thi phẩm cụ thể. Tạo được dấu ấn phong cách thơ đó là một quá trình sáng tạo không ngừng xuất phát từ trí tuệ lớn lao. Chúng ta cũng có thể nhận thấy lịch sử văn học nhân loại đã tích lũy không ít những danh nhân nghệ sỹ như vậy. Chúng ta có thể lấy một số dẫn chứng để minh họa: Chẳng hạn ở thời kì phục hưng kì diệu “cuộc sống trở nên dồn dập hơn bao giờ hết, những hiện tượng xảy ra cái nọ liên tiếp cái kia với một tốc độ chưa từng thấy” Sêcxpia xuất hiện như một ngôi sao trí tuệ trên công luận nghệ thuật. Tác phẩm của ông là những kiệt tác tuyệt vời. Dù thời gian hay không gian vẫn hằn lên mình những tác phẩm ấy những thăng trầm, hay đánh giá khắc nghiệt thì với những độc giả có tâm hồn lành mạnh đều nhận thấy mọi Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 14 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû tác phẩm mà ông viết ra là sự kì diệu từ cuộc sống, là những ngôi sao lấp lánh trí tuệ Sêcxpia. Sêcxpia không những sống mãi trong lòng độc giả với những chiếc hôn cháy bỏng yêu thương của Rômeo, Juiliet, không những tạo dấu ấn say mê trong lòng người đọc ở cái ghen khủng khiếp của Ôtenlô chan chứa tình đời mà ông còn tồn tại với những câu nói đầy tính triết lí từ Hamlet “Sống hay không sống” (tồn tại hay không tồn tại) trong sự trăn trở đi tìm lẽ sống với những khát vọng lớn lao của những người khổng lồ của thời đại phục hưng qua những bi kịch bằng những lời văn có cánh của ông. Đến với văn học Nga, chắc chắn chúng ta sẽ nhớ đến Puskin - “Puskin dân tộc hơn tất cả các nhà thơ Nga”. Ông chính là tâm hồn Nga đẹp đẽ, thuần khiết. Người hiến dâng cả cuộc đời sôi nổi khẩn trương, lúc nào cũng tràn đầy sức sống thanh xuân cho tổ quốc và nhân dân. Bêlinxki nói: viết về Puskin có nghĩa là viết về toàn bộ nền văn học Nga. Còn Gorki đã đặt Puskin bên cạnh Secxpia và Gớt. Puskin thuộc về những hiện tượng “vĩnh viễn sống, vĩnh viễn mới”. Với một “Tôi yêu em” chân thành, đằm thắm, rạo rực say mê , người đọc đã cảm nhận được bao cung bậc của tình yêu đó là: nỗi đau khổ âm thầm, niềm tuyệt vọng, sự rụt rè, lòng ghen tuông luôn dày vò nhưng trên hết vẫn là tình yêu của lòng vị tha đến thánh thiện. Có được điều đó, không chỉ xuất phát từ trái tim yêu thương ngập tràn cảm xúc, có được điều đó vì nhà thơ còn là con người của lý trí thiêng liêng. Có thể khẳng định rằng: “đặc điểm thơ ca Puskin là khả năng phát hiện trong con người mỹ cảm và lòng nhân ái, hiểu theo nghĩa là lòng kính trọng vô hạn đối với phẩm giá con người với tư cách là CON NGƯỜI”. Như thế chất trí tuệ của Puskin được hiểu như một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý trí và cảm xúc để tâm hồn Nga thực sự vươn xa trong niềm tôn kính và sự ngợi ca. Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 15 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû Lênin đã đánh giá rất cao tác phẩm của Puskin, có lần người đã phân tích truyện thơ “Epghenhi Ônheghin” và nhấn mạnh ưu điểm của truyện thơ này ở phương diện đã đặt ra vấn đề lớn của thời đại- giá trị nhận thức của tác phẩm. Hồ Sỹ Vịnh trong một bài báo lớn giới thiệu về Puskin đã khẳng định Puskin là một bậc thầy văn hóa thế giới. Sau này còn có nhiều ý kiến đánh giá rất cao về Puskin: “Puskin là nhà thơ của trí tuệ nhà thơ tôn thờ trí tuệ”. Gần gũi hơn, chúng ta có thể kể đến Hồ Xuân Hương như một thi sĩ tiêu biểu của khuynh hướng thơ mang chất trí tuệ của thơ ca Việt Nam. Thơ Hồ Xuân Hương tưởng như tục mà lại vượt lên trên cái tục. Yếu tố tục ở đây được sử dụng như là một thủ pháp nghệ thuật để truyền đạt một nội dung rất lớn: Một quan điểm nhân sinh. Và chính vì vậy, chính vì vượt lên trên cái tục nên Hồ Xuân Hương rất ghét cái tục bản chất. Cái tục trần trụi thô rát từ cuộc sống thường ngày. Chất trí tuệ trong thơ của nữ thi sỹ này cũng được biểu hiện thống nhất ở hai mặt là mặt nội dung và nghệ thuật. Nội dung bao giờ cũng mang nhiều tầng nghĩa sâu sắc dưới lớp phủ nghệ thuật tài hoa. Thể thơ quen thuộc: thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ gần gũi, lời thơ nhẹ nhàng nhưng có sức tác động mạnh mẽ. Những năm gần đây, chúng ta cũng có thể lấy Chế Lan Viên là một ví dụ. Có một nhà văn nào đó đã nói rất đúng: “Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta”. Nghệ thuật thơ ca là lĩnh vực của sự sáng tạo, của cá tính, của phong cách. Trong thi đàn Việt Nam, bên cạnh rất nhiều những tên tuổi khác ta vẫn dễ dàng nhận ra một hồn thơ Chế Lan Viên lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ. Chế Lan Viên luôn chủ chương tìm một hướng đi để tăng cường sức mạnh nhận thức và khám phá chất thơ: “Phát giác sự vật ở bề chưa thấy, ở cái bề sâu, bề sau, ở cái bề xa chứ không phải nhìn nhận từ cảm xúc bên ngoài”. Chế Lan Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 16 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû Viên ưa lật xới vấn đề, thích dùng phản đề, suy luận để phát hiện ra những nội dung chìm sâu bề mặt sự vật, hiện tượng... Về nghệ thuật hình ảnh thơ Chế Lan Viên bao giờ cũng đa nghĩa và đầy xúc động, kết cấu thơ độc đáo, nhân vật trữ tình bao giờ cũng là nhân vật “đa nghĩ” và “đa cảm”, giọng điệu thơ ông ưa triết lý triết luận. Vẻ đẹp trí tuệ làm cơ sở để tạo thành phong cách trữ tình triết luận trong thơ Chế Lan Viên. Nó tạo thành nét phong cách độc đáo không phai nhòa trong thơ ông và đem lại cho những sự vật hiện tượng những hành động cụ thể, ý nghĩa phổ quát, nâng nhận thức người đọc lên một tầm cao mới. Đó cũng chính là một mặt mạnh của thơ Chế Lan Viên Từ việc khám phá ,tìm hiểu chất trí tuệ trong nghệ thuật và trong thơ ca, chúng ta có thể rút ra những vấn đề sau: - Tìm hiểu chất trí tuệ trong thơ không thể tách rời hoặc xem nhẹ đặc trưng của nghệ thuật. - Tìm hiểu chất trí tuệ trong thơ không thể không nhìn nhận nó ở cả hai bình diện: nội dung và hình thức trong mối quan hệ mật thiết. - Tìm hiểu chất trí tuệ trong thơ đối với một nhà thơ cụ thể là tìm hiểu dấu ấn của một phong cách thơ. Tìm hiểu chất trí tuệ trong thơ Tagor cũng căn cứ vào những điểm xuất phát ít nhiều mang tính lý luận đã được trình bày. Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 17 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû CHƯƠNG 2 CHẤT TRÍ TUỆ TRONG THƠ TAGOR 2.1 Cơ sở hình thành chất trí tuệ trong thơ Tagor Hầu hết các nhà văn nhà thơ trên thế giới không có ai không kế thừa truyền thống tốt đẹp của văn học dân tộc mình. Chính đó là một nhân tố quan trọng làm cho tên tuổi của họ trở nên bất tử. Thi hào Tagor là con người như vậy. Xứ sở Ấn Độ với dãy Hymalaya quanh năm tuyết phủ giàu chất suy tư và giàu lòng nhân đạo. Trong lịch sử Ấn Độ, người ta không thấy họ đi chinh chiến mà chỉ bị xâm lược. Và kẻ nào vào đất nước họ thì liền trở thành người Ấn Độ bản xứ. Bộ lạc Arian và người Arian là một dẫn chứng tiêu biểu. Không những thế mà đất nước Ấn Độ còn là nơi trú ngụ của các thần linh và các tôn giáo. Tagor đã thừa kế được cả hai truyền thống này của dân tộc mình. Triết học Ấn Độ từ Vêđa, Upanisát, là một triết lý trí tuệ. Người Ấn Độ có ba con đường đi đến với đấng tối cao: Lòng tin, tình thương và trí tuệ (nhận thức được chân lí), như vậy yếu tố nhận thức ngay từ đầu là yếu tố quan trọng trong truyền thống Ấn Độ (trong khi ở Châu Âu lại nhấn mạnh yếu tố lòng tin). Và người Ấn Độ đã dùng yếu tố trí tuệ này giải thích mọi lẽ tồn tại của vũ trụ. Triết học Ấn Độ cho rằng con người đạt đến sự tuyệt đối bằng tri thức. Trong thơ Tagor người ta sẽ bất gặp sự “vô biên” mà ông hướng tới và trong thơ mình, Tagor cũng học tập được truyền thống nhân đạo chủ nghĩa của dân tộc. Từ thuở xưa, con người Ấn Độ đã biết suy nghĩ về mình, biết đi tìm cái lẽ thực tại cao nhất, và duy nhất của vũ trụ. Họ đề cao con người, “con người là và sẽ là tối cao”. Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 18 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû Trong bộ luật Manu, bộ luật đầu tiên của Ấn Độ đã nói rằng: “Ưu tú nhất trong mọi sinh vật là loài động vật. Ưu tú nhất trong động vật là loài động vật có lý tính. Ưu tú nhất trong loài động vật có lý tính là con người”. Và qua tất cả các chặng đường lịch sử người Ấn Độ đã không mệt mỏi đấu tranh chống các chế độ đẳng cấp, các lễ giáo hủ bại của đạo Balamôn, các tập tục dã man của phong kiến và tôn giáo, chống lại sự xâm lược của bọn đế quốc Anh để bảo vệ quyền làm người của mình. Trong thơ Tagor lúc nào chúng ta cũng thấy vang lên bài hát về con người. Con người đẹp nhất trong truyền thống của dân tộc Ấn. Ông đã hiểu theo tiếng vang của con người đi trước để ca ngợi con người. Ông ca ngợi những con người chỉ tin ở vị thần nào có nhân cách. Những bài hát đó ông đã học tập được trong những trang thần thoại đầy lí thú, giàu ước mơ trong Vêđa, Bhabnarata, trong kinh Uranisát đầy chất triết lý, cho đến những bài thơ lai láng chất trữ tình Chadidatx, Biharilan, những vở kịch đầy sức hấp dẫn của Kaliđasa. Ông đã học tập được “sự hoà quyện giữa đời sống bình thường và những bí mật trong đời sống tinh thần, sự hoà quyện giữa thơ và triết học, chất hài hước và chất trữ tình, sự phân tích xã hội và sự phát hiện ra thế giới nội tâm của con người trong nghệ thuật của Ấn Độ” để nâng tầm cho thơ mình. Và chính truyền thống của dân tộc Ấn Độ, nghệ thuật Ấn Độ đã nâng tầm cho chất trí tuệ trong thơ Tagor. Truyền thống của dân tộc Ấn, nghệ thuật của văn học Ấn đã đến với Tagor bằng nhiều con đường, nhưng con đường quan trọng nhất vẫn là con đường do sự giáo dục của gia đình Tagor đối với ông. Tagor được sinh ra trong một gia đình mà 13 anh chị em ruột của ông đều trở thành văn sỹ, nhạc sỹ và họa sỹ xuất sắc của xứ Bengan. Điều đó càng khẳng định truyền thống giáo dục của gia đình Tagor. Cha mẹ của Tagor ông Đêvenđơrarat là một nhà triết học nổi danh rất chú trọng đến việc giáo dục con Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 19 K32D Ng÷ V¨n Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Thuû cái. Sống giản dị, cần cù, biết rèn luyện sức khoẻ, biết quý trọng thì giờ lao động, biết yêu văn hoá nghệ thuật và ngôn ngữ của dân tộc và đặc biệt Đêvenđơrarat rất chú trọng đến việc phát triển năng khiếu của con. Tagor từ nhỏ đã được cha cho đi du lịch khắp đó đây. Đó là điều kiện thuận lợi cho Tagor hiểu biết về đất nước mình, thấy được vẻ đẹp của tổ quốc mình, đó cũng là điều kiện làm cho tâm hồn của Tagor vốn đã thơ mộng lại thêm phần phong phú. Tagor còn được cha cho đi dự ngày hội văn hoá dân tộc hàng năm do phong trào phục hưng văn hoá Ấn Độ tổ chức. Phải nói rằng đó là một ngày quần chúng và nghệ sỹ tập hợp đông đủ để biểu dương nghệ thuật. Đó là ngày giúp cho Tagor tiếp thu được lòng tự hào dân tộc, lòng yêu văn hoá dân tộc và truyền thống lao động sáng tạo nghệ thuật không ngừng của người dân Ấn Độ. Lịch sử văn hoá đã phải chịu ơn nhiều ông Đêvenđơrarat một nhà giáo dục kiệt xuất. Lịch sử làm cha, làm mẹ cũng đã tập được ở Đêvenđơrarat rất nhiều ở nghệ thuật giáo dục con cái. Chúng ta sẽ rất sai lầm nếu như khi xét đến những yếu tố góp phần tạo nên thiên tài Tagor mà lại bỏ qua “vương quốc những người đầy tớ”của ông. Tagor đã từng nói “bước đầu của tôi đi vào văn học có nguồn gốc của nó ở trong những cuốn sách được lớp người tôi tớ yêu thích và truyền tụng” Tagor rất yêu quý cái “gia đình đầy tớ” đó của mình đó là Syam,chú Badema có tài kể chuyện tuyệt vời.Cả một kho tàng văn học dân gian Ấn Độ đã được các chú đưa ra ru cho tâm hồn giàu cảm xúc của Tagor.Tagor chịu ơn nhiều cái “gia đình đầy tớ” của mình là phải. Tagor không những chỉ học tập ở nền văn học dân gian Ấn Độ đã tích luỹ mấy ngàn năm mà do điều kiện lịch sử ông sống lúc bấy giờ nên Tagor còn học tập được rất nhiều ở truyền thống văn học phương Tây mà đặc biệt ở nền văn học cổ điển Anh để tạo ra thiên tài của mình. Nền văn học Anh qua Sêxpia, Tr­êng §HSP Hµ Néi 2 20 K32D Ng÷ V¨n
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan