Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất thải y tế ở việt nam - hiện thực và giải pháp...

Tài liệu Chất thải y tế ở việt nam - hiện thực và giải pháp

.PDF
22
499
73

Mô tả:

Chất thải y tế ở Việt Nam - hiện thực và giải pháp
1 MỤC LỤC: A – Đặt vấn đề 2 B – Tổng quan tài liệu I – Định nghĩa và phân loại 3 II – Tác hại của chất thải y tế 6 III – Tình hình quản lý chất thải y tế tại Việt Nam 10 IV – Phương pháp chung xử lý chất thải y tế 12 V – Thực trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải ở Việt Nam 14 C – Kết luận 21 Tài liệu tham khảo 22 2 A – ĐẶT VẤN ĐỀ: Thời đại hiện nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh, cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao về cả vật chất lẫn tinh thần. Công tác khám chữa bệnh ngày càng được chú trọng, vấn đề sức khỏe của con người được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Ngành y tế đã có những chuyển biến mới mẻ với những máy móc kĩ thuật hiện đại phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của con người. Nhưng song song với sự phát triển đó có nhiều vấn đề phát sinh và cần được quan tâm. Ngành y tế càng phát triển thì càng thải ra nhiều chất thải y tế, đó là những chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, xét nghiệm, phẫu thuật, nghiên cứu ... Những chất thải này có thể chứa những yếu tố độc hại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và môi trường nếu không được thu gom, phân loại và xử lý đúng cách. Hiện nay vấn đề xử lý chất thải y tế là một vấn đề nan giải, công tác xử lý còn nhiều khó khăn bất cập và cần được quan tâm. Nhà nước cũng đã có những quy chế, chính sách cho việc quản lý và xử lý chất thải y tế để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và môi trường. Trong tiểu luận này, xin đề cập tới chất thải y tế - tác hại, tình hình xử lý cũng như một số công nghệ xử lý chất thải y tế ở Việt Nam hiện nay. 3 B – TỔNG QUAN TÀI LIỆU : I- Định nghĩa và phân loại : 1. Định nghĩa : Chất thải y tế là vật chất ở thế rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. 2. Phân loại: 5 loại 2. 1.Chất thải lây nhiễm : a) Chất thải sắc nhọn (loại A) : Chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. d) Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. 2.2. Chất thải hóa học nguy hại: a) Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. b) Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế. - Formaldehyd. - Các chất quang hoá học: hydroquinon; kali hydroxid; bạc; glutaraldehyd. 4 - Các dung môi: Các hợp chất halogen (methylen chlorid, chlorofom, freons, trichloro ethylen và 1,1,1-trichloromethan). - Các thuốc mê bốc hơi: halothan (Fluothan), enfluran (Ethran), isoflurane (Forane). - Các hợp chất không có halogen: xylene, acetone, isopropanol, toluen, ethyl acetate, acetonitrile, benzene. - Các chất hoá học hỗn hợp: phenol, dầu mỡ, các dung môi làm vệ sinh, cồn ethanol; methanol, acide. c) Chất gây độc tế bào: Vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu. Thuốc Asparaginase Bleomycin Carmustine Cisplatin Cyclophosphamide Daunorubicin Epirubicin Etoposide Nhiệt độ phá hủy (°C) 800 1000 800 800 900 700 700 1000 Thuốc 5-Fluoro uracil Idarubicin Metrotrexate Mitomycin C Mithramycin Mustine Thiotepa Vinblastine Nhiệt độ phá hủy (°C) 700 700 1000 500 1000 800 800 1000 Bảng: Một số thuốc gây độc tế bào thường sử dụng trong y tế và nhiệt độ tối thiểu để tiêu hủy d) Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ 5 tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). 2.3. Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Tên thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu Dimethyl-iminodiacetic acid (HIDA) Ethyl cysteinate dimmer (ECD) Thalium 201 (Tl-201) Pyrophosphate (PYP) Carbon 11 (C-11) Cesium 137 (Cesi-137) Cobalt 57 (Co-57) Cobalt 60 (Co-60) Dimercapto Succinic Acid (DMSA) Diethylene Triamine Pentaacetic acid (DTPA) Gallium citrate 67 (Ga-67) Human Albumin Serum (HAS) Dạng dùng Bột đông khô Bột đông khô Dung dịch Bột đông khô Dung dịch Nguồn rắn Dung dịch Nguồn rắn Bột đông khô Bột đông khô Dung dịch Bột đông khô Bảng: Tên và dạng dùng một số thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị 2.4. Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO 2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt. 2.5. Chất thải thông thường: 6 Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: a) Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly). b) Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. c) Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. d) Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. II- Tác hại của chất thải y tế: Chất thải y tế nếu không được xử lý tốt, khi ra ngoài môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra những bệnh dịch lớn trong cộng đồng 1. Những người có nguy cơ cao: Những người có nguy cơ bị bệnh do chất thải y tế là những cá nhân thường xuyên tiếp xúc với chúng. Họ thường nằm trong các nhóm sau: a) Bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khỏe, và các nhân viên trong bệnh viện. b) Bệnh nhân của các bệnh viên hay trung tâm chăm sóc sức khỏe. c) Khách hay người nhà tới bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe. 7 d) Nhân viên trong các dịch vụ hỗ trợ cho bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe như giặt là, vận chuyển và xử lý chất thải. e) Nhân viên làm việc ở những thiết bị xử lý chất thải như hố tiêu hủy hay lò đốt chất thải. 2. Tác hại của chất thải lây nhiễm: Chất thải lây nhiễm có thể chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các đường như vết thương hở, tiêu hóa hoặc do hít phải. Trong đó, sự lây nhiễm HIV và viêm gan virus B và C là thường gặp nhất, thông qua bơm kim tiêm còn dính máu người. Chất thải lây nhiễm còn được quy cho là một trong những nguyên nhân gây ra sự kháng thuốc của một số chủng vi khuẩn. Sự tồn tại và lây nhiễm của các vi khuẩn có trong chất thải y tế gây ra những khó khăn trong việc sử dụng đúng phác đồ điều trị cho loại vi khuẩn đó khi mà sự kháng thuốc đã tăng lên. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn được xếp vào loại A vì chúng có thể gây ra nguy hại gấp đôi đối với người tiếp xúc. Không chỉ gây ra các vết xước hay vết cắt, khả năng nhiễm khuẩn thông qua các vết thương này cũng rất lớn. Các loại kim tiêm dưới da là chất thải nguy hiểm nhất trong nhóm này vì nó thường bị dính lẫn máu của người bệnh. Bệnh lây nhiễm Đường tiêu hóa Đường hô hấp Tác nhân gây bệnh Salmonella, Shigella spp. Vibrio cholerae Mycobacterium tuberculosis Streptococcus pneumoniae Đường lây nhiễm Phân và/hoặc nôn Nước bọt, đường thở 8 AIDS Da Bệnh than Viêm màng não Viêm gan virus A Viêm gan virus B, C HIV Streptococcus spp. Bacillus anthracis Neisseria meningtidis Virus viêm gan A Virus viêm gan B, C Máu, quan hệ tình dục Mủ vết thương Tiếp xúc qua da Dịch não tủy Phân Máu và dịch cơ thể Bảng: Một số bệnh lây nhiễm, tác nhân gây bệnh và đường lây nhiễm khi tiếp xúc với chất thải y tế lây nhiễm 3. Tác hại của chất thải hóa học và thuốc: Rất nhiều chất thải hóa học và thuốc là có hại. Các chất này thường chỉ có một lượng nhỏ trong chất thải y tế, lượng lớn hơn có thể tìm thấy ở các loại hóa chất đã hết hạn sử dụng được thải ra ngoài môi trường. Chúng có thể gây ra sự nhiễm độc cấp tính hay mạn tính, thông qua da, niêm mạc, đường thở hoặc đường tiêu hóa. Tổn thương thường gặp nhất là bỏng. Các chất tẩy rửa là loại quan trọng nhất trong nhóm này. Chúng được sử dụng rộng rãi và thường gây ăn mòn. Các thuốc trừ sâu còn sót lại có thể theo nước mưa ngấm vào đất và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khoe con người. Các kim loại nặng, các chất gây độc tế bào từ các chất thải y tế có thể dần dần lâu ngày ảnh hưởng xấu tới những người thường xuyên tiếp xúc với chúng. Thuốc Methotrexate 5-Fluoro uracil Bleomycin Vinblastine Cyclophosphamide Asparaginase Tác động trên da Nhạy cảm ánh sáng, đổi sắc tố da, phát ban, rụng tóc Phát ban, ban đỏ nhiều hình dạng Đổi sắc tố da, ban đỏ nhiều hình dạng Nhạy cảm ánh sáng, phát ban, rụng tóc Thay đổi móng tay, chân, đổi sắc tố da, phát ban, rụng tóc Mày đay, phát ban 9 Bảng: Tác động lên da của một số thuốc gây độc tế bào 4. Tác hại của chất thải phóng xạ: Các dạng bệnh gây ra bởi các chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại và mức độ lan tràn của chúng, có thể là đau đầu, chóng mặt, và nôn mửa hoặc những triệu chứng nặng hơn. Các chất thải phóng xạ cũng như chất thải hóa học có thể mang tính di truyền và ảnh hưởng đến thế hệ sau. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp một công đồng dân cư cùng mắc một chứng bệnh vì sự thải ra của các chất phóng xạ độc hại từ các cơ sở y tế gần đó. 5. Tác hại của nước thải y tế: Nước thải từ các cơ sở y tế, là nơi "cung cấp" các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như trong các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan các bệnh truyền nhiễm thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống ... III - Tình hình quản lý chất thải y tế tại Việt Nam: 1. Tình hình chung: 10 Tại Việt Nam hiện nay có 13.149 cơ sở y tế, trong đó có 30 cơ sở trực thuộc Bộ Y tế, 12.259 cơ sở trực thuộc Sở Y tế cấp tỉnh và 860 các cơ sở khác. Đây chính là nguồn gây ra chất thải y tế chủ yếu. Theo Cục quản lý Môi trường y tế, trong năm 2010, mỗi ngày các cơ sở y tế trong cả nước thải ra 380 tấn chất thải rắn. Trong đó, có khoảng 45 tấn chất thải y tế nguy hại. Hiện tỷ lệ tăng chất thải y tế rắn là 7,6%/năm. Dự tính tới năm 2020, lượng chất thải này sẽ tăng lên gần gấp đôi vào khoảng 800 tấn/ngày. Lượng chất thải lỏng phát sinh tại các cơ sở y tế có giường bệnh hiện nay vào khoảng 150.000 m³/ngày đêm, chưa kể lượng nước thải của các cơ sở y tế dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược và sản xuất thuốc. Dự tính tới năm 2015, lượng nước thải y tế sẽ tăng lên tới trên 300.000 m³/ngày đêm. Trong khi đó, vấn đề môi trường y tế chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay mới có khoảng 44% các bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải rắn nhưng nhiều nơi đã rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Ngay cả ở các bệnh viện tuyến trung ương vẫn còn tới 25% cơ sở chưa có hệ thống xử lý chất thải y tế, tương ứng với 50% và 60% ở bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Hiện nay, tại phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế, hoặc chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế, hoặc hệ thống xử lý đã xuống cấp từ lâu, không còn đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Thành phố Hồ Chí Minh hiện còn trên 40 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước đạt chuẩn và 35 cơ sở khác chưa có hệ thống xử lý. Trong khi đó, ở Hà Nội, bệnh viện Việt Đức, cơ sở ngoại khoa lớn nhất nước cũng chưa có hệ thống xử lý đạt chuẩn. Khu xử lý nước thải tại đây được xây dựng từ đầu thập niên 1980 giờ đã lạc hậu và không thể đáp ứng được nhu cầu của bệnh viện. Trong số 400.000 m³ nước thải đổ vào sông Nhuệ, sông Đáy mỗi ngày (hầu hết không qua xử lý), có gần một nửa là nước thải bệnh viện. 11 Ngoài ra, lượng thuốc thải y tế vẫn chưa quản lý được. Trong đó, chủ yếu là thuốc người dân sử dụng không hết, thuốc quá hạn sử dụng thường bị bỏ chung với rác thải sinh hoạt. Những hoạt chất trong thuốc khi xử lý chung với rác thải thông thường sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường và những người trực tiếp tiếp xúc với chúng. 2. Quá trình thu gom, phân loại và vận chuyển chất thải tại các cơ sở y tế: Chất thải tại các cơ sở y tế chia làm 2 loại: Chất thải sinh hoạt và chất thải y tế. Các lao công chịu trách nhiệm thu gom chất thải sinh hoạt hàng ngày tại các cơ sở và vận chuyển đến nơi tập kết rác. Thông thường các cơ sở y tế hợp tác với Công ty Môi trường đô thị tại địa phương để thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt. Với chất thải y tế có độ nguy hại cao, thường có những ký kết riêng và có phưuong thức thu gom, vận chuyển riêng. Chất thải loại này được đựng trong các túi đặc biệt: - Chất thải từ các phòng bệnh được đựng trong túi nhựa màu vàng đánh dấu ký hiệu nguy hại sinh học. - Các chất thải y tế thông thường và chất gây độc tế bào được đựng trong túi nhựa xanh. - Chất thải hóa học và phóng xạ được đựng trong túi nhựa chất liệu đặc biệt màu đen với nhãn ghi rõ nguồn thải rác. Các loại chất thải này sau đó được xử lý trong các hố hoặc lò tiêu hủy. 12 Biểu tượng nguy hại sinh học Biểu tượng phóng xạ IV- Phương pháp chung xử lý chất thải y tế: 1. Chất thải lây nhiễm: 1.1. Phương pháp xử lý ban đầu: Có thể sử dụng một trong số các phương pháp: a) Khử khuẩn bằng hoá chất: Ngâm chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trong dung dịch Cloramin B 1-2%, Javel 1-2% trong thời gian tối thiểu 30 phút hoặc các hoá chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và theo quy định của Bộ Y tế. b) Khử khuẩn bằng hơi nóng: Cho chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao vào trong máy khử khuẩn bằng hơi nóng và vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. c) Đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi xử lý ban đầu có thể đem chôn hoặc cho vào túi nilon màu vàng để hoà vào chất thải lây nhiễm. Trường hợp chất thải này được xử lý ban đầu bằng phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt ướt, 13 vi sóng hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất thải thông thường và có thể tái chế. 1.2. Xử lý và tiêu huỷ: Bằng một trong các phương pháp sau: a) Khử khuẩn bằng nhiệt ướt (autoclave) b) Khử khuẩn bằng vi sóng c) Thiêu đốt d) Chôn lấp hợp vệ sinh: Chỉ áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế các tỉnh miền núi và trung du chưa có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương. Hố chôn lấp tại địa điểm theo quy định của chính quyền và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường tại địa phương. Hố chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu: có hàng rào vây quanh, cách xa giếng nước, xa nhà tối thiểu 100 m, đáy hố cách mức nước bề mặt tối thiểu 1,5 mét, miệng hố nhô cao và che tạm thời để tránh nước mưa, mỗi lần chôn chất thải phải đổ lên trên mặt hố lớp đất dầy từ 10-25 cm và lớp đất trên cùng dầy 0,5 mét. Không chôn chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn trước khi chôn lấp. e) Trường hợp chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng và các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý, tái chế, tiêu huỷ như chất thải thông thường. 2. Chất thải hóa học: 2.1. Các phương pháp chung: a) Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng. b) Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao. 14 c) Phá huỷ bằng phương pháp trung hoà hoặc thuỷ phân kiềm. d) Trơ hoá trước khi chôn lấp: trộn lẫn chất thải với xi măng và một số vật liệu khác để cố định các chất độc hại có trong chất thải. Tỷ lệ các chất pha trộn như sau: 65% chất thải dược phẩm, hoá học, 15% vôi, 15% xi măng, 5% nước. Sau khi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì đem đi chôn. 2.2. Xử lý và tiêu huỷ: Áp dụng một trong các phương pháp sau: a) Thiêu đốt cùng với chất thải lây nhiễm nếu có lò đốt. b) Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại. c) Trơ hoá. d) Chất thải dược phẩm dạng lỏng được pha loãng và thải vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở y tế. 2.3. Xử lý và tiêu huỷ chất thải gây độc tế bào: Áp dụng một trong các phương pháp sau: a) Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng. b) Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao c) Sử dụng một số chất oxy hoá như KMnO 4, H2SO4 ... giáng hoá các chất gây độc tế bào thành hợp chất không nguy hại. d) Trơ hoá sau đó chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải tập trung. 2.4. Xử lý và tiêu huỷ chất thải chứa kim loại nặng: Áp dụng một trong các phương pháp sau: a) Trả lại nhà sản xuất để thu hồi kim loại nặng. b) Tiêu huỷ tại nơi tiêu huỷ an toàn chất thải công nghiệp. c) Nếu 2 phương pháp trên không thực hiện được, có thể áp dụng phương pháp đóng gói kín bằng cách cho chất thải vào các thùng, hộp bằng kim loại 15 hoặc nhựa polyethylen có tỷ trọng cao, sau đó thêm các chất cố định (xi măng, vôi cát), để khô và đóng kín. Sau khi đóng kín có thể thải ra bãi thải. 3. Chất thải phóng xạ: Cơ sở y tế sử dụng chất phóng xạ và dụng cụ thiết bị liên quan đến chất phóng xạ phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ. 4. Các bình áp suất: Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: a) Trả lại nơi sản xuất. b) Tái sử dụng c) Chôn lấp thông thường đối với các bình áp suất có thể tích nhỏ. 5. Chất thải rắn thông thường: 5.1. Tái chế, tái sử dụng: Các vật liệu thuộc chất thải thông thường không dính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm, chất hoá học nguy hại, chất phóng xạ, thuốc gây độc tế bào) được được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế, bao gồm: a) Nhựa: - Chai nhựa đựng các dung dịch không có chất hoá học nguy hại như: dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonat, ringer lactat, dung dịch cao phân tử, dịch lọc thận và các chai nhựa đựng dung dịch không nguy hại khác. - Các vật liệu nhựa khác không dính các thành phần nguy hại. b) Thủy tinh: - Chai thuỷ tinh đựng các dung dịch không chứa các thành phần nguy hại. - Lọ thuỷ tinh đựng thuốc tiêm không chứa các thành phần nguy hại. c) Giấy: Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy. d) Kim loại: các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại. 16 5.2. Xử lý và tiêu huỷ: Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải trên địa bàn. 6. Nước thải y tế: Mỗi bệnh viện phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ, đạt các tiêu chuẩn về môi trường. V - Thực trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải y tế tại Việt Nam: 1. Với chất thải rắn: Ở Việt Nam hiên đang tồn tại 2 phương pháp xử lý chất thải y tế rắn phổ biến: Phương pháp tiêu hủy thủ công (chôn lấp hoặc đốt thủ công ở nhiệt độ thấp) và phương pháp đốt sử dụng lò đốt chất thải y tế (incinerators). Chôn lấp là một phương pháp xử lý rác thải lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng hiện vẫn đang được áp dụng ở nhiều bệnh viện kể cả bệnh viện tuyến tỉnh. Phương pháp đốt được có nhiều ưu việt hơn khi giảm nhiều khối lượng chất thải và xử lý khá triệt để trong một thời gian ngắn. Hiện tại ở Việt Nam đang sử dụng phương pháp này bằng các lò đôt chất thải (incinerators). Nhưng cả nước hiện tại chỉ có 200 lò chuyên dụng (ở nhiệt độ cao và có 2 buồng) nhập khẩu từ các nước phát triển như: Thụy Sĩ, Mỹ, Bỉ, Pháp, Ý, Nhật Bản … hoặc tự sản xuất trong nước. Việc các lò đốt này bị quá tải là điều khó tránh khỏi. Mặt khác, với việc sử dụng các lò đốt này, có nhiều loại khí thải độc hại sinh ra và nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ thì chúng sẽ phát tán và gây hại môi trường xung quanh, đặc biệt là dioxin và thủy ngân. 17 Thông số Đơn vị Giới hạn cho phép Bụi mg/Nm³ 115 Acid fluorhydric mg/Nm³ 2 Acid clorhydric mg/Nm³ 100 Carbon monoxyd mg/Nm³ 100 Nito oxyd mg/Nm³ 250 Sulphur dioxyd mg/Nm³ 300 Thủy ngân mg/Nm³ 0,55 Cadimi mg/Nm³ 0,16 Chì mg/Nm³ 1,2 ng – TEQ/Nm³ 2,3 Tổng Dioxin/Furan Bảng: Giới hạn cho phép các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải rắn y tế Tại các nước phát triển, đang dần thay thế lò đốt bằng các công nghệ khác thân thiện với môi trường. Ở Mỹ, vào năm 1988, cả nước có 6200 lò đốt chất thải y tế nhưng đến năm 2006 chỉ còn lại 62 lò đốt hoạt động. Tại Canada, năm 1995 có 219 lò đốt nhưng đến năm 2003 chỉ còn 56 lò đốt vận hành. Tại châu Âu, nhiều nước đã đóng cửa nhiều lò đốt chất thải y tế. Tại Đức, năm 1984 có 554 lò đốt hoạt động nhưng đến năm 2002 không còn lò đốt nào vận hành. Tại Bồ Đào Nha, năm 1995 có 40 lò đốt nhưng năm 2004 chỉ còn 1 lò đốt hoạt động. Ireland có 150 lò đốt hoạt động năm 1990 nhưng đến năm 2005 đã ngưng hoạt động toàn bộ các lò đốt chất thải y tế. Hiện nay, trên thế giới, các công nghệ không đốt phổ biến bao gồm: 18 - Quy trình nhiệt: Khử khuẩn bằng nhiệt ướt như nồi hấp (autoclave) hay hệ thống hấp ướt tiên tiến (advanced steam), khử khuẩn bằng nhiệt khô (dry heat), công nghệ vi sóng (microwave), plasma ... - Quy trình hóa học: Không dùng clo (non-chlorine), thủy phân kiềm (alkaline hydrolysis) … - Quy trình bức xạ: Tia cực tím, cobalt. - Quy trình sinh học: Xử lý bằng enzym. Tuy nhiên, trong số các công nghệ trên, quy trình nhiệt là phổ biến nhất. Trong đó, quy trình nhiệt cao với nhiệt độ vận hành vào khoảng 540 đến 8.300°C hoặc cao hơn. Nhiệt độ cao làm thay đổi tính chất lý hóa của chất thải, từ chất hữu cơ thành chất vô cơ và tiêu hủy hoàn toàn chất thải đồng thời làm thay đổi lớn về trọng lượng và thể tích chất thải. Quy trình nhiệt cao giảm thể tích và biến dạng chất thải và thể tích chất thải từ 90 - 95 %. Một số công nghệ như autoclave, microwave, plasma PGM, plasma PJMI …. đang được áp dụng thí điểm và xây dựng tại một số cơ sở y tế trên cả nước. 2. Với nước thải y tế: Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng chủ yếu công nghệ BioFast ATC là hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Mỹ, gồm các công đoạn : Yếm khí, hiếu khí, oxy hóa, khử trùng, khử mùi, có cấu trúc module. Gồm 3 giải pháp chủ lực : - Ứng dụng thiết bị siêu khuếch tán khí (Super Aerobic) ó hiệu suất cao, khuếch tán khí tươi trực tiếp vào bể xử lý hiếu khí. - Ứng dụng Plasma Ozone: Sản xuất khí Ozone (O3) tại chỗ, phun vào hỗn hợp bọt (khí + nước), xử lý nhanh tạp chất hữu cơ và vô cơ. Công nghệ Plasma cho phép sản xuất Ozone hiệu suất cao, từ 50g O3/h đến 500g O3/h và đạt hàm 19 lượng đến 1% VL, khí đầu ra. Công nghệ Plasma có độ bền cao và không sản sinh khí độc NOx - Ứng dụng hệ thống RmS (Remote Mutual SCADA), tự động hoàn toàn trong công việc vận hành, điều khiển và giám sát - quan trắc hệ thống xử lý nước thải. Thiết bị RmS được thiết lập trên nền computer công nghiệp. Hệ thống RmS là yếu tố quyết định cho tính an toàn tuyệt đối khi vận hành hệ thống xử lý nước thải và chi phí vận hành giảm còn 50% so với không ứng dụng RmS. Công nghệ khử mùi tiên tiến, công nghệ giám sát, điều khiển vận hành hoàn toàn tự động (RmS), nhờ vậy, hệ thống xử lý nước thải BioFast có chất lượng xử lý ổn định ở tiêu chuẩn cao, tránh được các sự cố do sơ sót của con người. Ngoài ra, hệ thống xử lý nước thải BioFast được thiết kế đặc biệt, có thể dễ dàng chuyển đổi hoặc nâng dung lượng theo nhu cầu sử dụng của bệnh viện. Hệ thống còn có các chức năng được mở rộng như xử lý nước và tạp chất cực kỳ nhanh, dự phòng khi xảy ra dịch bệnh, số lượng bệnh nhân tăng đột biến. Trong quá trình hoạt động, vi sinh yếm khí và hiếu khí sẽ phát sinh một lượng lớn khí độc và khí hôi như CH4, H2S, NH3, NOx, CO2 và các hơi acid hữu cơ khác. Hệ thống BioFast có module xử lý khép kín và thu gom triệt để khí thải trước khi thải ra ngoài. Đây cũng là hệ thống xử lý nước thải duy nhất tại Việt Nam hiện nay có khả năng khử mùi hôi và tiêu diệt khí độc. Nhiều bệnh viện hiện nay đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải BioFast với công suất từ 60-300 m³/ngày. Đặc biệt, tại bệnh viện Chợ Rẫy (Quận 5- Thành phố Hồ Chí Minh) đã cải tiến công nghệ BioFast sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời, giảm lượng điện tiêu thụ từ lưới điện quốc gia. 20 C - KẾT LUẬN : Tình hình chất thải y tế tại nước ta hiện nay đang ngày càng trở nên đáng báo động. Chất thải y tế là một vấn đề bức thiết của toàn xã hội bởi sự nguy hại của chúng không chỉ tới môi trường mà còn cả sức khỏe của con người. Sự quản lý lỏng lẻo, yếu kém của các đơn vị có liên quan và sự lạc hậu, cũ kỹ của hệ thống xử lý chất thải tại các cơ sở y tế đang làm trầm trọng thêm tình hình. Các cấp bậc ban ngành Nhà nước cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và cấp thiết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan