Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh kiên giang g...

Tài liệu Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh kiên giang giai đoạn hiện nay

.PDF
89
796
85

Mô tả:

LUẬN VĂN: Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, công tác tư tưởng nói chung, hoạt động tuyên truyền và tuyên truyền miệng nói riêng của Đảng ta có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn thách thức. Tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực hệ tư tưởng giai cấp vô sản và hệ tư tưởng giai cấp tư sản đang tiếp tục diễn ra quyết liệt. Các thế lực thù địch đẩy mạnh âm mưu "diễn biến hoà bình" nhằm xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trong đó có Việt Nam. Những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá đó tác động tiêu cực đến niềm tin, ý chí cách mạng của một bộ phận cán bộ và nhân dân trong xã hội. Vấn đề đặt ra là, chúng ta phải nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền niệng để đập tan âm mưu chiến tranh phá hoại trên mặt trận tư tưởng của các thế lực thù địch, cũng cố niềm tin thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trước đây, trong điều kiện chiến tranh và hoàn cảnh kinh tế- xã hội nước ta còn hạn chế, các phương tiện thông tin đại chúng phát triển chậm, trình độ dân chí thấp, nhân dân ít có điều kiện tiếp thu thông tin, phương pháp truyên truyền miệng đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, với thời đại bùng nổ thông tin, đất nước ta đã mở rộng mối quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế, nhân dân tiếp nhận và chịu sự tác động, chi phối rất lớn, cộng với việc thừa hưởng các thành quả cách mạng trình độ dân trí không ngừng được nâng lên, dân chủ hoá trong lĩnh vực thông tin ngày càng được coi trọng và phát triển. Cho nên, phương pháp, hình thức truyên truyền miệng theo kiểu trước đây không còn phù hợp, hình thức, sáo mòn, nhàm chán, thiếu sức thuyết phục, không giữ được vai trò tối ưu trong việc định hướng tư tưởng và hành động cách mạng của nhân dân. Vì thế, vấn đề cấp bách hiện nay là Đảng ta phải đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền miệng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói "Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm" [32, tr162]. Trong những năm qua một số cấp ủy Đảng ít quan tâm đến các hoạt động tuyên truyền miệng, chưa nhận thức đúng đắn, vị trí, vai trò của phương pháp truyên truyền miệng, nên việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng chưa thật sự có hiệu quả. Để khắc phục tình trạng trên, vấn đề đặt ra là phải không ngừng nâng cao nhận thức và đổi mới phương pháp tuyên truyền miệng cho đội ngũ làm công tác này. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng khẳng định, Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Điều đó đòi hỏi chúng ta, muốn nâng cao nhận thức và nâng cao chất lượng tuyên truyền miệng, trước hết phải xuất phát từ cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng mới giải quyết thoả đáng những vấn đề nêu trên. Chính vì vậy, tác giả luận án đã chọn đề tài " Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay " để nghiên cứu. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong những năm qua, đó có nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhiều bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cán bộ khoa học dưới các góc độ khác nhau đề cập đến công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền và công tác tuyên truyền miệng. Chẳng hạn như: - Đề tài cấp bộ, năm 2006 "Tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh và một số suy nghĩ về công tác tuyên truyền hiện nay", do TS. Lương Khắc Hiếu làm chủ nhiệm. Đề tài đó nêu ra được một số nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về tuyên truyền, làm rõ phong cách sử dụng ngôn ngữ văn bản trong khi nói, viết của Hồ Chí Minh và nêu một số giải pháp nhằm đổi mới công tác tuyên truyền. - Hà Đăng "Đổi mới, tăng cường hoạt động, báo cáo viên góp phần nâng cao hiệu quả tư tưởng", (Tư tưởng- Văn hoá, số 10/1994). Đây là bài viết trao đổi về việc đổi mới hoạt động tuyên truyền miệng của cán bộ làm công tác này. - Năm 2000 có luận văn thạc sĩ của Phan Trường Chiến nghiên cứu vấn đề "nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong Đảng bộ tỉnh Kiên Giang hiện nay". Đề tài đó khẳng định hoạt động tuyên truyền miệng là hình thức quang trọng trong công tác tư tưởng. - Năm 2003 có luận văn thạc sĩ của Nguyễn Minh Tân nghiên cứu vấn đề "Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang giai đoạn hiện nay". Đề tài đó nêu lên phương hướng củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, đảm bảo tuyên truyền có hiệu quả đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đến cơ sở, thông tin định hướng tư tưởng kịp thời các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh và thế giới đến đảng viên và nhân dân - Năm 2004 có luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thanh Tâm nghiên cứu về vấn đề "Chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay". Đề tài đó xác định công tác tuyên truyền là một bộ phận của công tác tư tưởng nhằm truyền bá cho đảng viên và quần chúng nhân dân lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trang bị cho họ những tri thức về các quy luật phát triển của xã hội, xây dựng niềm tin vào lý tưởng cộng sản và nâng cao tính tích cực, sáng tạo của đảng viên và quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể đề tài "Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các Đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang" giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu 3.1. Mục đích Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm từng bước nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ vị trí, vai trò công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang. - Phân tích thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra kinh nghiệm thực tiễn về chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua. - Đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền miệng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đề cập chủ yếu đến chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang từ năm 2001 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở của luận án là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác lý luận, công tác tư tưởng. Luận văn cũng kế thừa các bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả trong nước có liên quan đến đề tài. - Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp lô gíc, lịch sử, phân tích và tổng hợp tư liệu, khảo sát và tổng kết thực tiễn... 6. Đóng góp khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ hơn các khái niệm và phương pháp tuyên truyền miệng, đồng thời đánh giá thực trạng chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang giai đoạn hiện nay. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy môn xây dựng Đảng và tập huấn cho cán bộ, đảng viên và lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương, 6 tiết. Chương 1 CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TRUYÊN TRUYỀN MIỆNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ HUYỆN Ở TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN HIỆN NAYNHỮNG VẤN ĐỀ Lý LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. KHÁI QUÁT TìNH HìNH CÁC ĐẢNG BỘ HUYỆN VÀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ HUYỆN Ở TỈNH KIÊN GIANG 1.1.1. Khái quát tình hình của các Đảng bộ huyện * Đặc điểm của các Đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang Tỉnh Kiên Giang ngày nay là do hai tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên cũ hợp nhất lại, là một tỉnh biên giới thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở địa đầu Tây Nam của tổ quốc. Kiên Giang có cả đồng bằng, rừng núi, bờ biển và hải đảo, diện tích tự nhiên là 6.346.13 km2, có hơn 200 km bờ biển và 56 km đất liền giáp ranh Campuchia. Dân số của tỉnh là 1.726.026 người. Trong đó: dân tộc kinh chiếm 84,41%, Khmer 12,3%, Hoa 2,97%, dân tộc khác 0,32%; mật độ dân số trung bình 268 người/km2, trong đó Nam chiếm 49,31%, Nữ 50,69%; thành thị chiếm 29,98%, còn lại sống ở nông thôn, dân số trong độ tuổi lao động là 63,58%. Dân số của tỉnh phân bổ không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo. Theo mục tiêu dân số phấn đấu hạ tỷ lệ sinh hàng năm 0,4% giai đoạn năm 2006- 2010 thì qui mô dân số toàn tỉnh đến năm 2010 là 1,834 triệu người, hàng năm giải quyết việc làm cho 24.000 đến 25.000 lao động; trong đó lao động qua đào tạo trên 9%, mở ra cơ hội cho vấn đề giải quyết việc làm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. Tỉnh có tiềm năng kinh tế rất đa dạng, có nhà máy xi măng với tổng công suất 2,8 triệu tấn/năm, nhà máy sản xuất bao bì 25 triệu tấn bao bì/năm; có cụm sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến hàng nông - hải sản, nhà máy đông lạnh 6.000 tấn/năm, nhà máy trái cây công suất 15.000 tấn/năm, nhà máy khóm cô đặc 5000 tấn/năm; khu vực Tắc Cậu huyện Châu Thành đã được xây dựng và hình thành khu trung tâm phân phối các mặt hàng hải sản đánh bắt từ nguồn lợi thuỷ sản để chế biến; Khu vực Bến Nhứt Giồng Riềng và Gò Quao đã xây dựng nhà máy chế biến đường với công suất 1.000tấn/ngày. Các dịch vụ từng bước được củng cố phát triển, giai đoạn 2000- 2005 tốc độ bình quân tăng trên 10%/năm, đến tháng 06 năm 2009 là 30,2% năm. Dịch vụ, du lịch phát triển mạnh có sức hấp dẫn lớn, lượng khách hàng năm đều tăng, năm 2005 đạt trên 348.000 lượt khách, tăng gấp 3 lần so với năm 2000. Sản xuất kinh tế phát triển đa dạng đã góp phần đưa Kiên Giang tham gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỷ năm 2001 lên 1.600 tỷ năm 2005. Trong những năm qua kinh tế của tỉnh phát triển khá, giai đoạn 1991- 2000 đạt 9,2%, giai đoạn 2000- 2005 là 11,1%, đến tháng 06 năm 2009 là 14,4% năm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và giảm dần tỷ trọng Nông- Lâm- Ngư nghiệp, từ 49,38% năm 2000 xuống còn 41,8% năm 2008, công nghiệp xây dựng từ 26,96%/năm lên trên 30% năm 2008. GDP bình quân đầu người 802 USD/năm. Tỉnh Kiên Giang hiện nay có 14 huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh: Tỉnh lỵ Rạch Giá (từ ngày 29/03/2005) chính thức được Nhà nước công nhận thành phố loại 3; thị xã biên giới Hà Tiên; 10 huyện đất liền (Kiên Lương, Hòn đất, Tân hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng); 02 huyện đảo (Kiên Hải và Phú Quốc); toàn tỉnh có 115 xã, 11 phường và 16 thị trấn, trong đó có 7 xã biên giới, 17 xã đảo, 64 xã, thị trấn có đồng bào Khmer sinh sống, 53 xã thuộc diện khó và 27 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn; về bộ máy hành chính Nhà nước hiện nay có 39.843 cán bộ công chức, viên chức. Về tổ chức của Đảng, toàn tỉnh có 19 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ; 689 tổ chức cơ sở Đảng; 2.208 Chi, Đảng bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở; tổng số đảng viên 30.022 đảng viên, trong đó có 1.448 đảng viên là người dân tộc Khmer, chiếm 4,82% so với tổng số đảng viên của tỉnh. Kiên Giang là vùng đất mang tính đa dạng của châu thổ, nơi giao thoa các dòng văn hoá Việt, Hoa, Khmer... tạo nên tính đa dạng trong tính đời sống văn hoá- xã hội. Trong quá trình hình thành lịch sử của vùng đất Kiên Giang; đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer...luôn luôn nêu cao tình thần đoàn kết, chung sức, chung lòng đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt. Họ đã dày công xây dựng và củng cố vùng đất Kiên Giang thành một hệ thống phòng thủ về mặt quân sự khá vững chắc. Tinh thần chiến đấu bảo vệ tổ quốc rất kiên cường, họ đã đánh bại các cuộc xâm lược góp phần tô thắm truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; đồng thời họ là người kiên trì khai hoang mở đất đi đôi với việc xây dựng nên các công trình văn hoá. Kiên Giang hội đủ các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể: trên địa bàn tỉnh có 19 di tích lịch sử, văn hoá kiến trúc nghệ thuật, lưu niệm danh nhân cách mạng được công nhận; có 5 lễ hội văn hoá truyền thống, 19 danh lam thắng cảnh và du lịch như: Lăng Mạc Cửu, đình Nguyễn Trung Trực, chùa Tam Bảo, nhà tù Phú Quốc và căn cứ cách mạng U Minh Thượng nơi đây là một vùng sinh thái đặc thù nổi tiếng cả trong nước, đồng thời là căn cứ địa cách mạng vững chắc trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đầy gian khổ và ác liệt của nhân dân ta. Nhiều địa danh của U Minh Thượng đã gắn liền với những chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta như: chiến thắng Xẻo Rô, Thứ mười một, Cây Bàng, Lô Mười Hai, Ngã Tư Công Sự, Kè Một, Vĩnh Thuận...mãi mãi in đậm vào ký ức và lòng tự hào của Đảng bộ và nhân dân Kiên Giang. Ngày nay Kiên Giang còn có các lễ hội cầu yên và tưởng niệm các anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Phó cơ- Nguyễn Hiền Điều, lễ hội khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ nghi Công- Mạc- Cửu, lễ hội chùa ông Nồi mang bản sắc văn hoá của người gốc Hoa, lễ hội rước nước với hình thức đua Ghe ngo, tết Đôlta của người Khmer.. Tư tưởng trong đảng và trong nhân dân luôn phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có ý thức tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên trong công tác và lao động... Tuy nhiên, trên thực tế đời sống xã hội còn nhiều vấn đề tư tưởng nảy sinh cần quan tâm giải quyết kịp thời. Đó là vấn đề ngăn chặn và giải quyết tranh chấp vùng biển giữa Việt Nam - Campuchia, Việt Nam- Thái Lan nhất là vấn đề đánh bắt nguồn lợi thuỷ sản, đó là sự tác động của giá cả thị trường gây tâm trạng lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tình trạng phai nhạc lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, ích kỷ, vô trách nhiệm ở một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn xảy ra. Một bộ phận nhỏ trong thanh thiếu niên lười học tập, lười lao động, thiếu rèn luyện, tu dưỡng bản thân, ăn chơi sa đoạ; các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông chưa được kiềm chế...ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chính trị, tư tưởng và công tác tư tưởng của Đảng. Điều này đặt ra cho các cấp uỷ Đảng ở địa phương và cơ sở cần nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, trong đó chú trọng đến hoạt động tuyên truyền miệng trong thời gian tới, góp phần làm thay đổi nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. * Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các đảng bộ huyện (gọi tắc là huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ). - Vai trò của các đảng bộ huyện + Đảng bộ huyện là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội Đảng bộ huyện; chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Đảng bộ; là hạt nhân lãnh đạo của Đảng bộ; tập hợp các tầng lớp nhân dân, các giai tầng trong xã hội; đoàn kết nổ lực phấn đấu thực hiện đường lối. Chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện + Các Đảng bộ huyện là cấp dưới của Tỉnh uỷ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng nội bộ Đảng; lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội; các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế, xã hội, nghề nghiệp; có vai trò to lớn trong lãnh đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết của cấp trên và cấp mình. + Đảng bộ huyện có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các Tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Đó là, cấp trên trực tiếp lãnh đạo, kiểm tra mọi hoạt động Tổ chức cơ sở đảng cấp dưới, đảm bảo xây dựng các Tổ chức cơ sở đảng có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ ở cơ sở. Đảng bộ huyện lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ của Tổ chức cơ sở đảng và của các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp huyện và cơ sở thuộc diện Huyện uỷ quản lý. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ thuộc diện huyện uỷ quản lý, phê duyệt quy hoạch cán bộ của Tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. + Các Đảng bộ huyện có vai trò đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng, lãnh đạo mọi mặt hoạt động trên đĩa bàn huyện. - Chức năng của các đảng bộ huyện Chức năng chủ yếu của các Đảng bộ huyện là lãnh đạo tất cả các hoạt động trên địa bàn huyện; là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ huyện giữa hai kỳ đại hội Đảng bộ huyện. Đảng bộ huyện lãnh đạo, đảm bảo cho các hoạt động xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế và các lĩnh vực đời sống xã hội theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của huyện. Để thực hiện tốt các chức năng này, Các Đảng bộ huyện phải đề ra chủ trương, quyết định và cụ thể hoá, lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát các hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện. Sự lãnh đạo của các Đảng bộ huyện không phải chỉ đề ra chủ trương, quyết định mà quan trọng hơn còn phải lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, quyết định đó, kể cả quá trình chuẩn bị ra quyết định và ban hành quyết định, chủ trương để thực hiện. - Nhiệm vụ của các đảng bộ huyện + Nhiệm vụ của các Đảng bộ huyện trước hết là tuân thủ nhiệm vụ được quy định tại Điều 19, Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: "Cấp uỷ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh uỷ (gọi tắc là huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ) lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu; nghị quyết, chỉ thị của cấp trên" [16, tr.20]. Trên cơ sở quy định đó, xuất phát từ chức năng của cấp uỷ, từ hướng dẫn của Tỉnh uỷ và từ nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của các huyện ở tỉnh Kiên Giang, có thể khái quát thành những nhiệm vụ cơ bản sau đây: + Lãnh đạo chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá- xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng; mà trọng tâm là lãnh đạo kinh tế, xây dựng và hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị của huyện giữa hai kỳ Đại hội. + Triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh uỷ và nghị quyết của các Đảng bộ huyện cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Thảo luận, quyết định chương trình công tác quý, 6 tháng, năm, toàn khoá và ra nghị quyết chuyên đề về kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác vận động nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị của huyện. + Thảo luận, thông qua kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội và kế hoạch phân bổ ngân sách hàng năm do Uỷ ban nhân dân huyện chuẩn bị. + Quyết định chủ trương, về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ theo qui định của Điều lệ Đảng và phân cấp quản lý cán bộ, quyết định phân công nhân sự và các chức danh của Uỷ ban nhân dân huyện. + Thảo luận và cho ý kiến về tình hình hoạt động của Ban thường vụ, các cơ quan của Đảng và thực hiện các chính sách đối với cán bộ các đoàn thể chính trị. + Quyết định quy chế hoạt động và chương trình làm việc toàn khoá của Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức Đảng trực thuộc và cán bộ, đảng viên, trước hết là các tổ chức cơ sở đảng và những đảng viên là cán bộ thuộc diện huyện uỷ quản lý. + Chuẩn bị báo cáo chính trị, dự kiến nhân sự và tổ chức Đại hội nhiệm kỳ tới. 1.1.2. Công tác tuyên truyền miệng của các Đảng bộ huyện- Đặc điểm vai trò công tác tuyên truyền miệng * Đặc điểm vai trò công tác tuyên truyền miệng. Công tác tuyên truyền nói chung và công tác tuyên truyền miệng của các Đảng bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang nói riêng có những đặc điểm cơ bản ưu điểm hơn các công tác tuyên truyền khác ở chỗ: Thứ nhất, tuyên truyền miệng là phương thức chủ yếu để tiến hành hoạt động tuyên truyền được thực hiện thông qua sự giao tiếp trực tiếp nhằm cung cấp và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe. Qua giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp, người tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền có quan hệ trao đổi thông tin, cảm xúc, tình cảm với nhau. Khác với phát thanh viên trên đài phát thanh và truyền hình, đó là sự thông tin một chiều, giao tiếp trực tiếp giữa người tuyên truyền và người nghe giúp cho người tuyên truyền có điều kiện quan sát và bao quát được đối tượng, điều chỉnh kịp thời về nội dung và phương pháp, làm cho bài nói chất lượng, hiệu quả và trở nên sống động, hấp dẫn, truyền cảm hơn. Giao tiếp trực tiếp còn là phương thức tốt nhất để thực hiện nguyên tắc tuyên truyền đúng đối tượng và sát với cơ sở, đáp ứng yêu cầu thông tin nội bộ ngày càng tăng hiện nay. Nhất là, tuyên truyền miệng nêu lên được những vấn đề quan trọng mà có những nội dung không thể đưa công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng lại rất cần thiết giải thích, thông báo kịp thời trong nội bộ, trong điều kiện chủ động hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, các thế lực thù địch không ngừng hoạt động phá hoại trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá và thông tin. Tuyên truyền miệng, là hình thức duy nhất có thể nói hết và phân tích sâu sắc các vấn đề, thông qua đó góp phần định hướng thông tin cho các đối tượng khác nhau trong xã hội. Thứ hai, tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền thực hiện được chức năng thông tin hai chiều thông qua cơ chế đối thoại giữa người nói với người nghe. Người nói không chỉ truyền đạt một cách chủ quan một chiều (độc thoại) những vấn đề cần tuyên truyền, giải thích mà còn lắng nghe những ý kiến thắc mắc; trả lời những vấn đề mà người nghe đang quan tâm; tiếp thu và phản ánh kịp thời những ý kiến đóng góp của người nghe. Cho nên tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền dân chủ nhất, đáp ứng mọi trình độ cán bộ, đảng viên và nhân dân, phù hợp với trình độ dân trí ngày càng cao, với yêu cầu dân chủ hoá về thông tin, khi thông tin trở thành quyền lợi của đảng viên và là nhu cầu không thể thiếu được trong xã hội. Quan trọng hơn, tuyên truyền miệng còn khắc phục được tình trạng tuyên truyền một chiều, nặng về chủ quan “dội” từ trên xuống. Thông qua việc đẩy mạnh đối thoại sẽ làm cho công tác tuyên truyền đạt chất lượng và hiệu quả hơn. Đây là ưu thế của tuyên truyền miệng so với các hình thức tuyên truyền khác trong công tác tư tưởng. Thứ ba, tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền chủ yếu chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ nói. Sự hiểu biết của con người được diễn đạt thông qua ngôn ngữ, giao tiếp bằng lời nói là dạng giao tiếp được thực hiện phổ biến nhất, chiếm phần lớn trong quan hệ giữa người với người. Lời nói luôn hướng vào những mục đích rõ rệt, có nội dung tuyên truyền. Ngôn ngữ được diễn đạt đúng, sử dụng một cách nhuần nhuyễn, phong phú sẽ làm cho nội dung tuyên truyền trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và làm cho đối tượng người nghe tiếp thu nội dung thông tin một cách tự giác. Ngôn ngữ nói là vũ khí chủ yếu của cán bộ tuyên truyền miệng. Tác giả Ca-li-nin, nhà giáo dục cộng sản Nga đã từng nói "ngôn ngữ với cán bộ tuyên truyền cổ động- đó là tất cả!" [36, tr.334]. Tuyên truyền miệng không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật, nghệ thuật nói, nghệ thuật diễn đạt, tác động vào lòng người một cách truyền cảm, tự giác, nhằm giải đáp những vấn đề bức xúc của thực tiễn đời sống, định hướng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chính vì vậy mà ngày nay, mặc dù có nhiều phương tiện thông tin mới hiện đại ra đời, nhưng không có phương tiện truyền thông nào có thể thay thế được tuyên truyền miệng, một phương thức tuyên truyền có lịch sử lâu đời nhất, có sức sống bền vững, gắn liền với truyền thống công tác tư tưởng, tuyên truyền vận động cách mạng của Đảng và của nhân dân ta [3]. Thứ tư, tuyên truyền miệng còn là một "kiểu" tuyên truyền tổng hợp, kết hợp được ngôn ngữ nói với biểu cảm, phong cách, thái độ được thể hiện trên nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười. Nét mặt, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười là một loại "ngôn ngữ thầm", nếu được kết hợp chặt chẽ với ngôn ngữ nói sẽ có sức truyền cảm lớn mà chỉ những người làm công tác tuyên truyền miệng mới thực hiện được. Một khuôn mặt đẹp, thân thiện là một khuôn mặt tự biết nói, ánh mắt là "cửa sổ" của tâm hồn. Qua những biểu hiện đó, nội dung lời nói được minh hoạ sâu sắc hơn, làm cho tiếng nói không đơn điệu mà trở nên sống động. Người nghe cảm thụ được niềm vui, nổi buồn, sự mỉa mai, thái độ kiên quyết, niềm tin mãnh liệt từ báo cáo viên, làm cho hiệu quả tuyên truyền nâng lên rất nhiều. Chẳng những nó tạo ra mối quan hệ đồng cảm, gần gũi giữa người nói với người nghe mà còn để lại trong người nghe những ấn tượng sâu sắc về một phong cách, "cái duyên", sức hấp dẫn của mỗi con người. Theo Lênin: Khi được thuyết trình công khai, ta nói với quần chúng, tiếp xúc trực tiếp với họ, được nhìn thấy họ, làm quen với họ và ảnh hưởng tới họ theo kiểu của mình. Từ những đặc điểm trên cho thấy công tác tuyên truyền miệng có những ưu thế đặc biệt so với các hình thức tuyên truyền khác của công tác tư tưởng; là một kiểu tuyên truyền có điều kiện và nhiều khả năng nhất để tiến hành một cách thường xuyên, kịp thời và phổ biến ở bất cứ nơi nào, trong bất cứ điều kiện nào, tiến hành trong thời gian dài hay ngắn, ít hay nhiều người, bao nhiêu lần mà không phụ thuộc vào những công cụ, trang bị phức tạp như các hình thức và phương tiện khác. Những ưu thế đặc trưng của tuyên truyền miệng không phải do yêu cầu chủ quan muốn đề cao vai trò quan trọng của hình thức này. Đó là những đặc tính vốn có của tuyên truyền miệng mà các hình thức, binh chủng khác không thể thay thế được. Lịch sử và ý nghĩa quan trọng của công tác tuyên truyền miệng đã được khẳng định gắn liền với lịch sử của công tác tư tưởng của Đảng trong quá trình tiến hành các cuộc cách mạng của dân tộc ta. Từ khi có Đảng, công tác tuyên truyền miệng càng được coi trọng và đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng. Trong thời kỳ bí mật hoặc công khai và trong kháng chiến, Đảng ta đã tổ chức các đội tuyên truyền diễn thuyết xung phong, hoạt động có hiệu quả. Hoà bình lập lại, đội ngũ tuyên truyền miệng đã góp phần tích cực trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam và ngày nay tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. * Đặc điểm của công chúng (người nghe) ở các huyện của tỉnh Kiên Giang. Xuất phát từ những đặc điểm vị trí, địa lý; điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội và hoàn cảnh sống. Công chúng (người nghe) ở các huyện của tỉnh Kiên Giang có những đặc điểm sau đây. Con người Kiên Giang có những đặc tính và phẩm chất đáng quý như: Yêu nước, thật thà, đoàn kết, kiên cường, nhân hậu, giàu lòng nhân ái của người Việt Nam. Thể hiện trước hết là tình cảm anh em thân tộc, kế đến là làng xóm láng giềng, kết bạn với nhau thân thiết như người nhà, không phân biệt từ đâu đến hay dân tộc nào, chỉ biết sống gần nhau, tắt lửa tối đèn có nhau; tâm lý quí khách, trọng nghĩa tình, trọng học vấn, đùm bọc người cùng địa phương. Cung cách ứng xử bộc trực, thẳng thắn, dễ dãi, chí tình không chịu khuất phục trước bất kỳ sự đàn áp bất công nào, tinh thần xã thân bảo vệ người thân và lẽ phải. Người dân Kiên Giang luôn luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; thể hiện được tính tích cực, năng động trong lao động sản xuất, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng, giữ gìn và bảo vệ các giá trị truyền thống văn hoá hướng tới những hành vi chuẩn mực đạo đức và lối sống văn minh tiến bộ. Đây là những đặc điểm xã hội chung rõ nét ở người dân Kiên Giang Cán bộ, đảng viên phần lớn là xuất thân từ nông dân và trưởng thành trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nên họ rất nhiệt tình và giàu kinh nghiệm tực tiễn. Những kinh nghiệm mà họ có được là nhờ tham gia tích cực vào quá trình hoạt động thực tiễn tạo cho họ có thế mạnh là tư duy thực hành, năng động, tự chủ, sáng tạo trong công việc. Sự năng động, tự chủ, sáng tạo của người cán bộ, đảng viên được thể hiện ở tính cách, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mặt khác người cán bộ, đảng viên còn có sự nhạy cảm chính trị khá tốt, sự nhạy cảm này bắt nguồn từ kết quả của sự kế thừa truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước, cũng như sự trải nghiệm của chính bản thân mình trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước, trong hoạt động thực tiễn; hơn ai hết, họ là những người hiểu sâu sắc bản chất của chế độ cũ, âm mưu của kẽ thù, nên họ có ý thức rất rõ ràng về vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, về mục tiêu lý tưởng của Đảng. Chính vì vậy, trong hoạt động thực tiễn, họ rất nhạy bén trước những vấn đề chính trị, luôn có ý thức cảnh giác đối với những âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, có ý thức giác ngộ cách mạng cao, trung thành với lý tưởng cách mạng, tin tưởng truyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bên cạnh những yếu tố nói trên người cán bộ, đảng viên còn có tư duy kinh tế rất nhanh nhạy, bắt nhịp, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, năng động, sáng tạo trong quá trình tổ chức sản xuất hàng hoá. Đây là những yếu tố hết sức quan trọng đối với người cán bộ, đảng viên công tác ở cơ sở. Chỉ với sự nhạy cảm và nhận thức chính trị, kinh tế như vậy họ mới có thể giáo dục, động viên hướng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương cơ sở. Song, bên cạnh những đặc điểm cơ bản tiến bộ, công chúng (người nghe) cũng còn bộc lộ những nhược điểm. Một số ít cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ vùng sâu, vùng xa vùng biên giới, hải đảo, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn còn hạn chế, việc thực hiện công việc thường là dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính. Có thể nói sự trưởng thành của cán bộ, đảng viên trong thời gian qua là trên cơ sở những kinh nghiệm, một mặt đã phát huy được khả năng tự chủ, năng động, sáng tạo, nhưng mặt khác lại dễ rơi vào tự do, tuỳ tiện, chủ nghĩa kinh nghiệm. Sự năng động, sáng tạo là điều kiện cần thiết để người cán bộ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình, nhưng để đạt được hiệu quả cao, tránh được những sai phạm trong công tác thì cần khắc phục những hạn chế đó. Để khác phục sự tự do, tuỳ tiện, chủ nghĩa kinh nghiệm thì người cán bộ cần được nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt. Ngày nay, do trình độ nhận thức còn hạn chế nên đứng trước những thời cơ và thách thức lớn còn rất bỡ ngỡ, tư tưởng hay dao động, giảm sút ý chí chiến đấu, bàng quan trước thời cuộc, mắc phải tư tưởng "dễ người, dễ ta", ngại đấu tranh chống những biểu hiện sai trái, âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; tinh thần trách nhiệm đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền chưa cao, thiếu mạnh dạn, còn nể nang, thậm chí còn có tâm trạng, băn khoăn, lo lắng vào tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng; một số ích thiếu tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống, chạy theo kinh tế đơn thuần, bỏ sinh hoạt, bỏ công tác...Một bộ phận nhân dân còn thờ ơ với chính trị, bảo thủ, suy nghĩ giản đơn với tình hình hiện nay; một bộ phận không nhỏ, chạy theo lối sống thực dụng, mơ hồ mất cảnh giác trước âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, tư tưởng vọng ngoại, sùng bái chủ nghĩa tư bản, biểu hiện cụ thể là kết sui, kết hôn với việt kiều và người nước ngoài vì mục đích vật chất, sùng bái hàng ngoại. Từ những đặc điểm cơ bản trên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng. Các cấp uỷ Đảng bộ huyện và cơ sở cần phải quan tâm tuyên truyền giáo dục làm thay đổi những tư tưởng lạc hậu, hình thành tư tưởng tiến bộ trong giai đoạn mới. 1.2. CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG CỦA CÁC ĐẢNG BỘ HUYỆN - QUAN NIỆM, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 1.2.1. Quan niệm, nhiệm vụ, vai trò của công tác tuyên truyền miệng Công tác tuyên truyền miệng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống công tác tư tưởng của Đảng, cho nên nghiên cứu về công tác tuyên truyền miệng cần hiểu khái niệm chung về công tác tư tưởng, chủ thể, đối tượng nghiên cứu. Công tác tư tưởng là một bộ phận trọng yếu trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản, nhất là khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền; là một bộ phận rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho Đảng trở thành một khối thống nhất về ý chí và hành động, tiên phong, gương mẫu về phẩm chất, đạo đức và lối sống; là vũ khí sắc bén để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là học thuyết Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh chống các quan điểm đối lập và sai trái, chống diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch; là một công cụ quan trọng để giáo dục, thuyết phục vận động, giác ngộ và tập hợp quần chúng, tăng cường mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân [4, tr.108-109]. Công tác tư tưởng gồm các hình thái chủ yếu như công tác giáo dục lý luận; công tác tuyên truyền, cổ động; công tác văn hoá văn nghệ, khoa học, giáo dục và lịch sử. Mỗi hình thái đều có những đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ riêng, nhưng khi tiến hành công tác tư tưởng cần có sự phối hợp chặt chẽ, trong đó công tác tuyên truyền là một lĩnh vực của công tác tư tưởng vừa có nội dung sâu sắc, nhạy bén, vừa có nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Tuyên truyền theo nghĩa rộng là hoạt động truyền bá những kiến thức, những giá trị tinh thần, tác động vào các đối tượng trong xã hội làm chuyển biến và nâng cao về nhận thức, hình thành niềm tin, bồi dưỡng và xây dựng tình cảm, ý chí, cổ vũ và thôi thúc mọi người hành động một cách tự giác theo những yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền đặt ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích: "Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt mục tiêu đó thì tuyên truyền thất bại [32, tr.162]. Tuyên truyền miệng là một hình thức đặc biệt của tuyên truyền mà phương thức chủ yếu được tiến hành thông qua sự giao tiếp bằng lời nói trực tiếp giữa người nói (nhà tuyên truyền) với người nghe (đối tượng tuyên truyền) mà không có sự ngăn cách nào nhằm nâng cao nhận thức, củng cố và xây dựng niềm tin, cổ vũ mọi người suy nghĩ và hành động theo những yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ tuyên truyền đặt ra [4, tr.113]. Nhiệm vụ, vai trò công tác tuyên truyền miệng của Đảng ta trong quá trình vận động các đối tượng tham gia các phong trào hoạt động cách mạng chủ yếu: Một là, góp phần quan trọng trong việc truyền bá, phổ biến kiến thức sâu rộng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm xây dựng và hình thành nhận thức tư tưởng đúng đắn, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực tế cho thấy một chủ thuyết chỉ có thể thấm sâu vào quần chúng, trở thành sức mạnh tinh thần và vật chất đều phải thông qua công tác truyền bá, giáo dục. Công tác tuyên truyền miệng có ưu thế là tuyên truyền trực tiếp những nguyên lý của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào các đối tượng khác nhau thông qua sự thuyết trình, đối thoại, tâm tình, cởi mở giữa báo cáo viên và người nghe. Người nghe đó là các giai tầng trong xã hội, có thể nói khái quát hơn thành hai đối tượng chính đó là cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Thứ hai, tuyên truyền miệng là một kênh thông tin chính thống giữ vai trò chủ yếu trong việc tổ chức, quán triệt, thông báo kịp thời các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách lớn, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các vấn đề thời sự quan trọng về tình hình trong nước và quốc tế, các vấn đề nổi bật mà dư luận đang quan tâm. Qua đó tạo sự nhất trí cao về nhận thức, tư tưởng trong Đảng và trong quần chúng nhân dân, cổ vũ và hướng dẫn các phong trào hành động cách mạng thiết thực ở từng địa phương, đơn vị. Một chủ trương, nghị quyết hay một chính sách lớn đúng và mới được tuyên truyền, giải thích cụ thể, rõ ràng được sự đồng tình cao của đa số nhân dân trong xã hội thì nhất định sẽ tạo ra phong trào hành động cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia một cách tích cực và có hiệu quả. Công cuộc đổi mới được Đảng ta khởi xướng từ Đại hội lần thứ VI đã được sự đồng tình và hưởng ứng tích cực trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tạo ra sự khởi sắc mới trong toàn xã hội. Quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung, vì vậy nhiều chủ trương, chính sách mới được ban hành, kể cả hệ thống pháp luật cũng được sửa đổi, bổ sung theo thông lệ quốc tế, nhu cầu về quyền được thông tin của mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân là một nội dung quan trọng trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đội ngũ tuyên truyền miệng càng thể hiện vị trí, vai trò tích cực của mình trong việc định hướng thông tin trong cán bộ, đảng viên và trong toàn xã hội, củng cố và tăng cường sự ổn định về chính trị, nhất là ở cơ sở. Thứ ba, tuyên truyền miệng, đặc biệt là tuyên truyền cổ động về chính trị có mục tiêu rất cơ bản là góp phần giáo dục và xây dựng những chuẩn mực đạo đức và thang bậc giá trị đúng đắn, xây dựng con người mới, nền văn hoá mới. Tập trung vào việc chăm lo xây dựng và bồi dưỡng một cách toàn diện đối với con người, chú trọng đến việc giáo dục về nhận thức tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống; tích cực tham gia đấu tranh xoá bỏ cái cũ, cái lạc hậu, các tệ nạn xã hội, hình thành nhân cách sống mới, cuộc sống mới, trên tinh thần "đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, nhân cái đẹp, dẹp cái xấu; lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực" [3]. Tuyên truyền miệng còn có khả năng to lớn và có hiệu quả trong nhiệm vụ cổ vũ, động viên thi đua, tạo ra khí thế và phong trào cách mạng, lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia bằng các hình thức cổ động, diễn thuyết, mở các đợt sinh hoạt chính trị, nêu gương người tốt, việc tốt, đấu tranh và phê phán những sai trái, những mặt tiêu cực trong xã hội, nhất là cổ vũ phong trào xây dựng đời sống văn hoá mới ở cơ sở, đây là cuộc vận động chính trị rộng lớn trong toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Để cải tạo xã hội, một mặt phải cải tạo vật chất như tăng gia sản xuất, một mặt phải cải tạo tư tưởng. Nếu không có tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì không làm việc xã hội chủ nghĩa được... Mỗi người phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa đúng đắn, thì mới có thể góp phần xứng đáng vào việc xây dựng chủ nghĩa xã hội [35, tr.24]. Người còn cho rằng "muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa". Thứ tư, tuyên truyền miệng là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị của Đảng, đặc biệt là đấu tranh chống các luận điệu sai trái, chống âm mưu, thủ đoạn, hành động "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch đối với nước ta. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho nước ta những thời cơ lớn, song cũng đặt nước ta trước những
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng