Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thà...

Tài liệu Cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hồ chí minh

.PDF
79
288
58

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG THỊ DIỄM THÚY CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP.HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Khoa : Tài Chính Doanh Nghiệp LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học GS.TS Trần Ngọc Thơ TP Hồ Chí Minh – Năm 2011 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1 1. Vấn đề nghiên cứu ………………………………………………………………….1 2. Lý do hình thành đề tài……………………………………………………..............3 3. Mục tiêu đề tài……………………………………………………………………....4 4. Phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi đề tài……………………………..4 5. Ý nghĩa ứng dụng của đề tài………………………………………………………...4 6. Cấu trúc đề tài……………………………………………………………………….5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN 1.1 Cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu ở các doanh nghiệp………………………6 1.1.1 Khái niệm cấu trúc vốn ………………………………………………………….6 1.1.2 Khái niệm cấu trúc vốn tối ưu…………………………………………………...6 1.1.3 Các chỉ tiêu về cấu trúc vốn……………………………………………………...6 1.2 Tổng hợp các lý thuyết về cấu trúc vốn và nghiên cứu của Stein Frydenberg 29-04-2004……………………………………………………………………………10 1.2.1 Lý thuyết MM về cấu trúc vốn của doanh nghiệp……………………………...11 1.2.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn………………………………………………..12 1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng……………………………………………………..20 1.3 Lợi nhuận doanh nghiệp và cấu trúc tài chính………………………………..21 1.3.1 Mối quan hệ giữa lợi nhuận và cấu trúc tài chính………………………………21 1.3.2 Ảnh hưởng của quy mô và điều kiện thị trường đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp…………………………………………………………………………….......25 1.4 Hiệu quả tài chính………………………………………………………………28 1.4.1 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính…………………………………….....28 1.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính………………………………......33 Kết luận chương I………………………………………………………………...35 CHƯƠNG II: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 2.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa…………..36 2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa………………………………………...36 2.1.2 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa…………………………………………37 2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa………………………………………..38 2.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trước đây………………………………...39 2.3 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề xuất …………………………………..41 2.3.1 Giả thiết………………………………………………………………………41 2.3.2 Xây dựng mô hình hồi quy đề xuất…………………………………………...41 2.3.3 Giài thích và đo lường các biến……………………………………………….42 2.3.4 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..42 2.3.5 Nguổn thu thập dữ liệu………………………………………………………..44 2.3.6 Quy trình thực hiện đề tài……………………………………………………..45 2.4 Phân tích kết quả hồi quy……………………………………………………..46 2.4.1 Phân tích thống kê mô tả……………………………………………………...47 2.4.2 Phân tích tương quan………………………………………………………….48 2.4.3 Phân tích kết quả hồi quy……………………………………………………...49 Kết luận chương II…………………………………………………………………57 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận…………………………………………………………………………59 3.2 Kiến nghị và giải pháp…………………………………………………………59 3.2.1 Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có quan hệ nghịch biến với hiệu quả tài chính ROE…………………………………………………………………………………59 3.2.2 Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có quan hệ nghịch biến với hiệu quả tài chính ROA…………………………………………………………………………..60 3.2.3 Quy mô doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu quả tài chính………61 3.2.4 Khu vực ngành nghề có quan hệ nghịch biến với hiệu quả tài chính……….62 3.2.5 Tuổi đời của doanh nghiệp không tác động đến hiệu quả tài chính………....62 3.2.6 Đa dạng hóa các kênh huy động nợ dài hạn………………………………....62 3.3 Giới hạn của đề tài và gợi ý nghiên cứu khác………………………………..63 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………..64 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….65 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ EPS Earning Per Share (Thu nhập trên mỗi cổ phần) ROE Return on Equity (Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu) ROA Return on Assets (Tỷ suất sinh lợi trên tài sản) TP Thành phố TNDN Thu nhập doanh nghiệp ĐBTC Đòn bẩy tài chính SMEs Doanh nghiệp nhỏ và vừa DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng tóm tắt thu thập dữ liệu nghiên cứu………………………………44 Bảng 2.2: Bảng mô tả thống kê các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp........................................................................................................................47 Bảng 2.3: Bảng ma trận tương quan các biến trong mô hình……….……………...49 Bảng 2.4: Bảng kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu(đo bằng ROE)…………50 Bảng 2.5: Bảng kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu(đo bằng ROA)…………52                 LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tôi, do tôi thực hiện. Các số liệu sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan những lời nêu trên là đúng sự thật. Người thực hiện đề tài Đặng Thị Diễm Thúy LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy GS.TS Trần Ngọc Thơ đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh và các Quý thầy cô của trường luôn tạo điều kiện, tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt những năm học cao học vừa qua. Người thực hiện đề tài Đặng Thị Diễm Thúy Trang 1   PHẦN MỞ ĐẦU Phần mở đầu sẽ làm rõ các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, và các công cụ nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài cũng như ý nghĩa thực tiễn của kết quả đề tài. 1. Vấn đề nghiên cứu: Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế xã hội năm 2009 của Tổng cục Thống kê được công bố ngày 31/12, trong năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành hai mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; đồng thời chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại. Thành công này đáng ghi nhận trong bối cảnh khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác. Bên cạnh những kết quả quan trọng nêu trên, tình hình kinh tế-xã hội năm 2009 vẫn còn những hạn chế, yếu kém, nếu không tích cực tìm các giải pháp khắc phục có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho các năm tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đã tăng lên, vượt qua giai đoạn suy giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2008 là 41,3%; năm 2009 là 42,8%, nhưng tốc độ tăng GDP hai năm chỉ đạt 6,18% và 5,32% là chưa tương xứng. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của nhiều ngành, nhiều sản phẩm còn thấp. Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế của Việt Nam tuy bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ và tích cực, nhưng vẫn chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với tỷ trọng tương đối cao của khu vực sản xuất nói chung và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng. Trang 2   Năm 2009, cơ cấu tổng sản phẩm 3 khu vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ lần lượt là 20,66%; 40,24%; 39,10%; không khác mấy so với năm 2008 và những năm gần đây. Đặc biệt, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Mức thâm hụt ngân sách tuy đã được khống chế, nhưng đã lên tới 7% GDP. Lạm phát trong năm 2009 tuy được khống chế ở mức hợp lý, nhưng nhìn chung giá cả ngày càng tăng và đang tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể gây tái lạm phát cao. Bởi vậy, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Hòa, tiếp tục ngăn lạm phát cao trở lại và đang tiềm ẩn yếu tố tăng giá; nắm bắt cơ hội kinh tế thế giới phục hồi để đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, năng lực cạnh tranh nói chung còn ở thứ bậc thấp trên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và hàng hóa. Xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2004 Việt Nam xếp thứ 77 trong tổng số 104 nước được xếp hạng. Năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam vẫn yếu kém so với nhiều nước khác. Xét về các tiêu chí cạnh tranh của sản phẩm như giá cả, chất lượng, tổ chức tiêu thụ và uy tín của doanh nghiệp, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam cũng thấp hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Nhiều mặt hàng được coi là có khả năng cạnh tranh như gạo, cà phê, dệt may, giày dép đang có nguy cơ giảm sút về sức cạnh tranh. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực chưa có nhiều mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn. Hơn nữa, phấn lớn trong số đó hiện nay đang gặp phải những khó khăn mang tính cơ cấu như hạn chế về năng suất, diện tích canh tác, khả năng khai thác, đánh bắt. Việc phát triển các mặt hàng mới đang gặp phải những khó khăn lớn về vốn, công nghệ và định hướng thị trường tiêu thụ. Điều này, có thể minh chứng ở sự tăng trưởng xuất khẩu thấp trong những năm đầu thế kỷ 21- dưới 10% (những năm 90 của thế kỷ 20 bình quân là 20%). Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam phải đối đầu với cuộc cạnh tranh không cân sức về phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ và tham gia thị trường quốc tế muộn. Hơn nữa, vốn kinh doanh lại rất hạn chế trong Trang 3   khi phải trải rộng phạm vi kinh doanh cả trong và ngoài nước nên khó có khả năng đầu tư quy trình công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cạnh tranh với các sản phẩm ngoại có tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Tiềm lực vật chất nghèo nàn cũng dễ dẫn đến hạn chế tầm nhìn cho các chương trình phát triển chiến lược. Trình độ quản lý và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam còn yếu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ không theo kịp yêu cầu cạnh tranh trong bối cảnh mở cửa thị trường hội nhập. Qua tình hình kinh tế của cả nước cũng như của doanh nghiệp cho ta thấy rõ ràng còn đó nguy cơ tiềm ẩn về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành và đặc biệt là cơ cấu vốn. Với ngành học là tài chính doanh nghiệp, đề tài đi tìm hiểu sâu hơn về cơ cấu vốn này. Trong khi có rất nhiều nghiên cứu trước đây: lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu hay lý thuyết truyền thống về cấu trúc vốn, và lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn … chứng minh rằng: cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hiểu quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng hầu hết đều tập trung vào các doanh nghiệp lớn, vậy còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sự ảnh hưởng này như thế nào? 2. Lý do hình thành đề tài: Trong một nghiên cứu các công ty ở Ghana, Abor (2005) thấy rằng: trong ngắn hạn thì Tổng nợ có quan hệ đồng biến với hiệu quả tài chính ROE, nhưng trong dài hạn thì ngược lại: tổng nợ có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả tài chính ROE của công ty. Các nước đang phát triển như Việt Nam với những đặc thù riêng thì mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính có còn tồn tại? Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam nhưng hầu như chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, hay cụ thể hơn là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán … Và còn đó những không chắc chắn về ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có trên 500.000 doanh Trang 4   nghiệp vừa và nhỏ, chiếm tới 98% số lượng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp tới hơn 40% GDP cả nước. Nếu tính cả 133.000 hợp tác xã, trang trại và các hộ kinh doanh cá thể thì khu vực này đóng góp vào tăng trưởng tới 60% GDP (tapchitaichinh.vn). Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế như vậy, nên lý do hình thành đề tài: “CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TP HỒ CHÍ MINH” như một sáng kiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp xác định tác động của cấu trúc tài chính lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 3. Mục tiêu đề tài: Đề tài được thực hiện nhằm: - Phản ánh mức độ tác động của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp. - Gợi ý chính sách cho nhà quản lý nhằm nâng cao hiệu quả tài chính thông qua mô hình có ý nghĩa thống kê tìm được. 4. Phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi đề tài: Đề tài này dùng phương pháp nghiên cứu định lượng tìm ra tương quan giữa tác động của cấu trúc tài chính với hiệu quả tài chính ở các công ty nhỏ và vừa tại TP Hồ Chí Minh. Thông tin thứ cấp chủ yếu là các báo cáo tài chính, bản cáo bạch của doanh nghiệp được thu thập từ website doanh nghiệp, các báo cáo tài chính thu thập có số liệu của năm 2008 và 2009. Số lượng doanh nghiệp là 115 doanh nghiệp. 5. Ý nghĩa của đề tài: Kết quả đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho công ty và các nhà quản trị quan tâm đến cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính tại công ty vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra đề tài cho thấy tác động của cơ cấu vốn và thực trạng của nhóm doanh nghiệp này. Trang 5   6. Cấu trúc đề tài: Đề tài được kết cấu thành 3 chương và được trình bày theo trình tự như dưới đây: Chương I: Tổng quan về cấu trúc tài chính Chương II: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm và các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP. Hồ Chí Minh Chương III: Kết luận và kiến nghị Trang 6   CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1.1 Cấu trúc vốn và cấu trúc vốn tối ưu ở các doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm cấu trúc vốn: Cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Như vậy, cấu trúc vốn của doanh nghiệp nằm phía bên phải của bảng cân đối kế toán. Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp, không chỉ bởi nhu cầu tối đa hóa lợi ích thu được từ cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. 1.1.2 Khái niệm cấu trúc vốn tối ưu: Cấu trúc vốn tối ưu là một hỗn hợp nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa thu nhập của chủ sở hữu doanh nghiệp. 1.1.3 Các chỉ tiêu về cấu trúc vốn: 1.1.3.1 Hệ số Nợ - Debt To Capital Ratio: Hệ số nợ = Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng được hình thành từ vốn nợ. Trang 7   Nó còn là thước đo đo lường đòn bảy tài chính của công ty. Hệ số Nợ được tính là khoản Nợ của công ty chia cho tổng số vốn của chính công ty. Nợ bao gồm tất cả các nghĩa vụ Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn. Tổng số vốn đầu tư bao gồm các khoản Nợ của công ty và vốn chủ sở hữu. 1.1.3.2 Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu - Total Debt to Equity Ratio Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của công ty. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu được tính bằng cách chia tổng nợ cho vốn chủ sở hữu: DER = Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu Trong đó nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn . Vốn chủ sở hữu hay vốn cổ phần của cổ đông gồm cổ phần thông thường, cổ phần ưu đãi, các khoản lãi phải trả và nợ ròng. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh vực mà công ty hoạt động. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều vốn thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn, trong khi các công ty dịch vụ thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu thường thấp hơn. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ Trang 8   lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất. Một điểm cần lưu ý là khi xem báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam, ta có thể thấy một số doanh nghiệp có tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao, có khi lên đến cả chục lần, nhất là các doanh nghiệp nhà nước có tham gia kinh doanh bất động sản. Trong thuyết minh báo cáo tài chính thông tin này được lý giải là công ty đã triển khai nhiều dự án bất động sản có hiệu quả kinh tế cao. Do phần vốn nhà nước hạn chế, doanh nghiệp đã huy động thêm nguồn vốn kinh doanh từ các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu căn hộ chung cư để thực hiện các dự án này. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về chế độ và nội dung báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp thì các khoản thu từ việc huy động nguồn vốn kinh doanh như trên khi chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu và kết quả sản xuất - kinh doanh thì không tính vào phần vốn chủ sở hữu, mà phải tính vào khoản nợ phải trả, mặc dù thực chất đây không phải là khoản nợ phải trả dẫn đến tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao. Từ lưu ý trên ta cần rất thận trọng trong việc nghiên cứu, theo dõi các chỉ số tài chính cũng như phương pháp hạch toán, kế toán và các thông tin liên quan để có thể kết luận chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trang 9   1.1.3.3) Hệ số vốn chủ sở hữu: Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn = 1 - Hệ số nợ Hệ số vốn chủ sở hữu phản ánh trong một đồng vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng do chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra. Nếu hệ số vốn chủ sở hữu càng cao, các khoản nợ của doanh nghiệp càng được đảm bảo khả năng thanh toán và dĩ nhiên tài chính của doanh nghiệp càng nằm trong giới hạn an toàn. Ngược lại, hệ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay, có khả năng gặp phải rủi ro thanh toán lớn khi khoản vay đáo hạn. Tuy nhiên, vốn vay sẽ là nhân tố quan trọng kích thích doanh nghiệp đang có những hợp đồng, dự án thực sự hiệu quả tận dụng tốt lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận. Do vậy, nhìn vào cấu trúc nguồn vốn có thể đánh giá được một cách khái quát chính sách tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ an toàn trong sử dụng tài sản, mức độ an toàn hay rủi ro khác trong kinh doanh… Trong nền kinh tế thị trường, quyết định cấu trúc nguồn vốn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, bởi nó là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt. Trên góc độ tài chính, mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Giá trị của doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với cấu trúc nguồn vốn. Tuy nhiên không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể xác định được cho mình ngay từ đầu một cấu trúc nguồn vốn hợp lý đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Kể cả khi doanh nghiệp đã xây dựng được một cấu trúc nguồn vốn hợp lý thì cấu trúc đó cũng không phải là bất biến trong một thời gian dài. Bởi lẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn có sự biến động. Một cấu trúc nguồn vốn sử dụng nợ cao hoặc nghiêng hẳn về sử dụng vốn chủ sở hữu có thể phù hợp ở giai đoạn này nhưng lại không phù hợp với giai đoạn khác. Do đó, việc doanh nghiệp cần cấu trúc lại nguồn vốn cho phù hợp với từng giai đoạn phát Trang 10   triển là một việc làm liên tục, thường xuyên. Nói như vậy để thấy tái cấu trúc nguồn vốn là thật sự quan trọng và cần thiết cho mọi doanh nghiệp. Cụ thể, đây là quá trình tổ chức, sắp xếp lại các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc lựa chọn và thực hiện các quyết định tài trợ của doanh nghiệp nhằm đạt được một cấu trúc nguồn vốn hợp lý thích ứng với từng giai đoạn phát triển, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra. 1.1.3.4 Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu - Long-term Debt to Equity Ratio Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu = Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu so sánh tương quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới. Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn). 1.2 Tổng hợp các lý thuyết về cấu trúc vốn và bài báo nghiên cứu của Stein Frydenberg 29-04-2004 SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ BÀI BÁO Stein Frydenberg là Thạc sĩ Giao thông công chánh Trường Đại học bách khoa Na Uy Norges tekniske høgskole (NTH) năm 1990 và Thạc sĩ Kinh tế Thương mại Đại học Thương mại Na uy Norges Handelshøyskole (NHH) năm 1995.Ông từng làm việc cho Bộ Quốc phòng, các công ty Xây dựng và hiện nay là Giảng viên chính ngành Tài chính – Kế toán – Đầu tư tại Đại học NTNU (Department of Industrial Economics and Technology Management_IØT, Norges tekniske- Trang 11   naturvitenskapelige_NTNU). Lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu: Tài chính doanh nghiệp, Lý thuyết quyền chọn, Quản lý quỹ, Hạn mức giá trị chịu rủi ro (value at risk).  Những luận điểm trung tâm: Bài báo của Stein Frydenberg (Tháng 4/2004) đề cập đến vấn đề những tranh luận quyết định cấu trúc vốn, chủ yếu là xoay quanh hai lý thuyết chính lý thuyết đánh đổi của cấu trúc vốn và lý thuyết trật tự phân hạng. Cơ sở của hai lý thuyết đánh đổi của cấu trúc vốn và trật tự phân hạng dựa trên những giả định của định đề không liên quan của Miller and Modigliani. Bài báo nêu lên 3 luồng quan điểm chính: 1.2.1 Luận điểm Franco Modigliani và Merton Miller (viết tắt là M-M, 1958 và 1963) cho rằng tổng giá trị doanh nghiệp độc lập với cấu trúc vốn trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo. Với các quyết định đầu tư nhất quán, các đối tác có quyền lợi liên quan nhưng không nằm trong doanh nghiệp phải đại diện cho cấu trúc vốn có tác động tới giá trị doanh nghiệp. Dư nợ tối ưu của doanh nghiệp cần cân bằng khoản thuế được giảm trừ nhờ việc thanh toán lãi vay với chi phí ngoại sinh của khả năng vỡ nợ. Luận điểm dựa trên nghiên cứu trong thị trường vốn không có các bất hoàn hảo và đưa ra một số các ràng buộc. (Lý thuyết MM được giải Nobel kinh tế năm 1985). - Luận điểm của Jensen và Meckling (thường viết tắt là J-M), 1976, xem xét lại mô hình M-M với giả định các quyết định đầu tư độc lập với cấu trúc vốn. Ví dụ, cổ đông của một doanh nghiệp có vay nợ có thể bòn rút giá trị từ các chủ nợ bằng việc làm tăng rủi ro đầu tư sau khi đã nhận được các khoản vay. Đây là vấn đề “tài sản thay thế”. Hành vi lợi dụng này tạo ra các chi phí đại diện (agency costs). Cấu trúc vốn của doanh nghiệp cần nhận diện và kiểm soát tốt các chi phí này. - Brennan và Schwartz (1978) xây dựng công thức giải quyết vấn đề định giá nợ rủi ro và cấu trúc vốn trong một số điều kiện khá gần gũi với thực tế, tuy nhiên, Trang 12   phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật tính toán rất phức tạp và chỉ đưa ra lời giải trong một số ít trường hợp cụ thể. - Trong điều kiện cụ thể hơn, Mello và Parson (1992) mở rộng mô hình của Brennan và Schwartz cho một công ty khai mỏ để so sánh quyết định sản xuất trong trường hợp có vay nợ và không có vay nợ. Mauer và Triantis (1994) phân tích tương tác giữa quyết định sản xuất và quyết định nguồn tài trợ khi các điều khoản nợ hạn chế khả năng tối đa giá trị doanh nghiệp. Các ràng buộc này, theo giả định, sẽ loại bỏ xung đột có thể có giữa cổ đông và những người nắm giữ trái phiếu của doanh nghiệp. - Joseph Eugene Stiglitz (nhà kinh tế học người Mỹ, nhận giải Nobel Kinh tế năm 2001, Phó chủ tịch và nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh tế cho Tổng thống Bill Clinton), và Robert C. Merton (nhà kinh tế học người Mỹ, nhận giải Nobel Kinh tế năm 1997) loại bỏ giả định về mức độ rủi ro trong các ràng buộc này vì cho rằng không cần thiết. 1.2.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn: Lý thuyết này cho rằng tỷ lệ nợ tối ưu của một công ty được xác định bởi sự đánh đổi giữa thiệt hại và lợi ích từ việc đi vay nợ. Các công ty thay thế nợ bằng vốn cổ phần, hoặc vốn cổ phần bằng nợ cho đến khi giá trị của công ty là tối đa. Có nhiều lập luận về lợi ích của việc vay nợ. Nợ là một phương tiện hiệu quả theo đó làm giảm chi phí đại diện liên quan với cổ phần - Jensen (1986). Với các lợi ích thuế từ vay nợ, cấu trúc vốn tối ưu bao gồm việc tài trợ bằng nợ - Klaus và Litzenberger. Nợ có thể coi như một thiết bị đánh giá giá trị doanh nghiệp - Ross (1977) và Leland và Pyle (1977). Theo Harris và Raviv (1991) đòn bẩy tài chính làm tăng tài sản cố định, lá chắn thuế không nợ, cơ hội đầu tư, và quy mô doanh nghiệp và làm giảm việc giao động giá cổ phiếu, chi phí quảng cáo, khả năng phá sản. Tuy nhiên, nợ cũng có bất lợi của nó. Đầu tiên, đó là vấn đề chi phí đại diện(agency costs) của nợ, bao gồm sự thay thế rủi ro và đầu tư dưới mức. Thứ hai, nợ làm gia tăng khả năng phá sản bằng cách gia tăng rủi ro tài chính của công ty.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng