Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp trườn...

Tài liệu Cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập của sinh viên (nghiên cứu trường hợp trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia hà nội)

.PDF
181
281
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BÙI THỊ PHƯƠNG CẤU TRÚC QUYỀN LỰC TRONG NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGHÀNH XÃ HỘI HỌC Mã số: 60 31 03 01 Hà Nội-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- BÙI THỊ PHƯƠNG CẤU TRÚC QUYỀN LỰC TRONG NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Quyết Hà Nội-2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Sau khi bảo vệ, luận văn đã tiếp thu, sửa chữa và hoành chỉnh thông qua các góp ý của các thành viên trong hội đồng. Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014 Xác nhận của Chủ tịch HĐ Xác nhận của GVHD GS. TS. Nguyễn Đình Tấn PGS. TS. Phạm Văn Quyết Học viên Bùi Thị Phương LỜI CẢM ƠN Luận văn “Cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập của sinh viên” (Nghiên cứu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) được hoàn thành với sự nỗ lực của tác giả. Để hoàn thành được luận văn này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến: Các thầy cô khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã truyền đạt những kiến thức, kỹ năng quý báu để từ đó tôi có thể vận dụng vào việc thực hiện luận văn, đồng thời phát triển thêm vốn hiểu biết của mình vận dụng trong công việc sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS,TS. Phạm Văn Quyết, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Trong quá trình tôi làm luận văn, thầy đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện, giúp tôi giải quyết các vấn đề nảy sinh và hoàn thành luận văn đúng định hướng ban đầu. Gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các thầy, cô trong khoa Xã Hội Học và các khóa sinh viên của khoa Xã Hội Học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2014 Học viên Bùi Thị Phương MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG Phần 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 1.Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................... 3 2.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................. 3 2.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 4 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 4 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...................................... 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 4 4.2. Khách thể nghiên cứu ....................................................................... 4 4.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 4.3.1. Phạm vi không gian ........................................................................ 4 4.3.2. Phạm vi thời gian ........................................................................... 5 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................. 5 5.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 5 5.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 6 6.1. Phương pháp tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài ......................... 6 6.2. Điều tra bằng phiếu khảo sát ............................................................. 6 6.3. Phỏng vấn sâu cá nhân ...................................................................... 6 6.4. Quan sát nhóm học tập làm việc ....................................................... 7 6.5. Mẫu nghiên cứu ................................................................................ 7 7.Khung phân tích ................................................................................. 9 Phần 2: .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 10 Chương 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............. 10 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................... 10 1.2. Các khái niệm cơ bản ................................................................... 15 1.2.1. Quyền lực (Power) ....................................................................... 15 1.2.2.Cấu trúc ........................................................................................ 20 1.2.3. Cấu trúc quyền lực ...................................................................... 21 1.2.4. Nhóm ............................................................................................ 21 1.2.5. Nhóm học tập .............................................................................. 23 1.2.6. Thành viên tích cực và thành viên được ủng hộ ........................... 24 1.3. Lý thuyết ....................................................................................... 25 1.3.1. Lý thuyết cấu trúc quyền lực của Michel Foucault ....................... 25 1.3.2. Lý thuyết trao đổi xã hội của Peter Blau ...................................... 28 Chương 2 .THỰC TRẠNG CẤU TRÚC QUYỀN LỰC TRONG NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ................................................................... 33 2.1. Một số nét về khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã ... 33 hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà nội và mẫu nghiên cứu ......... 33 2.1.1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ........................... 33 2.1.2. Khoa Xã hội học .......................................................................... 35 2.1.3. Khái quát về mẫu nghiên cứu ...................................................... 36 2.2. Thực trạng cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập của sinh viên 37 2.2.1. Cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập chính thức ..................... 37 2.2.2. Cấu trúc quyền lực của nhóm học tập phi chính thức .................. 49 Chương 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC QUYỀN LỰC TRONG NHÓM HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ............................. 61 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập ....................................................................... 61 3.1.1. Đối với nhóm chính thức .............................................................. 61 3.1.2. Đối với nhóm phi chính thức ........................................................ 63 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình duy trì cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập ............................................................................. 65 3.2.1. Các vấn đề tồn tại trong các nhóm học tập chính thức và phi chính thức ....................................................................................................... 65 3.2.2. Nguyên nhân của các vấn đề tồn tại trong các nhóm học tập chính thức và phi chính thức ........................................................................... 68 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ổn định cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập ............................................................................. 72 3.3.1. Các yếu tố tác động đến những vấn đề tồn tại trong nhóm học tập chính thức và phi chính thức .................................................................. 72 3.3.2. Cách giải quyết đối với các vấn đề của nhóm học tập chính thức và phi chính thức ........................................................................................ 77 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ ........................................... 87 1. Kết luận ............................................................................................ 87 2. Khuyến nghị ...................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 90 PHỤ LỤC .................................................................................................. 94 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2. tóm tắt một số cách tiếp cận lý thuyết và phân loại quyền lực .... 18 Bảng 2.1. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động cho điểm ý thức của nhóm học tập chính thức ............................................................................ 38 Bảng 2.2. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động điểm học ............. 39 tập của nhóm học tập chính thức ................................................................ 39 Bảng 2.3. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động thực thi ................ 40 công bằng của nhóm học tập chính thức ..................................................... 40 Bảng 2.4. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động khen .................... 41 thưởng của nhóm học tập chính thức .......................................................... 41 Bảng 2.5. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động phân xử của nhóm học tập chính thức ...................................................................................... 42 Bảng 2.6. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động phân chia vị trí của nhóm học tập chính thức ............................................................................ 43 Bảng 2.7. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động phân vai của nhóm học tập chính thức ...................................................................................... 44 Bảng 2.8. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động giải quyết mâu thuẫn của nhóm học tập chính thức ...................................................................... 45 Bảng 2.9. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động chỉ huy của nhóm học tập chính thức ............................................................................................. 46 Bảng 2.10. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động cho điểm ý thức của nhóm học tập phi chính thức ...................................................................... 50 Bảng 2.11. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động cho điểm học tập của nhóm học tập phi chính thức ................................................................ 51 Bảng 2.12. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động thực thi công bằng của nhóm học tập phi chính thức ................................................................ 52 Bảng 2.13. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động khen thưởng của nhóm học tập phi chính thức ...................................................................... 53 Bảng 2.14. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động phân xử của nhóm học tập phi chính thức ................................................................................ 54 Bảng 2.15. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động phân chia vị trí của nhóm học tập phi chính thức ...................................................................... 55 Bảng 2.16. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động phân chia vai trò của nhóm học tập phi chính thức ...................................................................... 56 Bảng 2.17. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động giải quyết mâu thuẫn của nhóm học tập phi chính thức ................................................................ 57 Bảng 2.18. Người giữ vai trò quyết định trong hoạt động chỉ huy của nhóm học tập phi chính thức ................................................................................ 58 Bảng 3.1. Các yếu tố quyết định hình thành nhóm học tập chính thức ........ 62 Bảng 3.2. Các yếu tố quyết định hình thành nhóm học tập phi chính thức .. 64 Bảng 3.3. Các vấn đề tồn tại trong nhóm học tập chính thức ...................... 66 Bảng 3.4. Các vấn đề tồn tại của nhóm học tập phi chính thức ................... 67 Bảng 3.5. Nguyên nhân của các vấn đề tồn tại trong nhóm học tập chính thức ................................................................................................... 69 Bảng 3.6. Nguyên nhân của các vấn đề tồn tại của nhóm học tập phi chính thức ................................................................................................... 71 Bảng 3.7. Thành viên gây ra các vấn đề tồn tại trong nhóm học tập chính thức ............................................................................................................ 73 Bảng 3.8. Thành viên gây ra các vấn đề tồn tại của nhóm học tập phi chính thức ................................................................................................... 75 Bảng 3.9. Cách giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong nhóm học tập chính thức ................................................................................................... 77 Bảng 3.10. Cách giải quyết vấn đề “ăn theo” trong nhóm học tập chính thức ................................................................................................... 79 Bảng 3.11. Cách giải quyết vấn đề không công bằng trong nhóm học tập chính thức ................................................................................................... 80 Bảng 3.12. Cách giải quyết đối với vấn đề không hoàn thành nhiệm vụ trong nhóm học tập chính thức ............................................................................ 81 Bảng 3.13. Cách giải quyết vấn đề mâu thuẫn của nhóm học tập phi chính thức ............................................................................................................ 82 Bảng 3.14. Cách giải quyết vấn đề “ăn theo” của nhóm học tập phi chính thức .................................................................................................. 83 Bảng 3.15. Cách giải quyết vấn đề không công bằng của nhóm học tập phi chính thức .................................................................................................. 84 Bảng 3.16. Cách giải quyết đối với vấn đề không hoàn thành nhiệm vụ của nhóm học tập phi chính thức ...................................................................... 85 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Một số loại cấu trúc quyền lực của Michel Foucaul ..................... 27 Hình 1.2. Một số loại cấu trúc quyền lực của Petet Blau .............................. 32 Hình 2.1. Mô hình cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập chính thức ......... 49 Hình 2.2. Mô hình cấu trúc quyền lực của nhóm học tập phi chính thức ..... 59 Hình 3.1. Sơ đồ cấu cấu trúc quyền lực trong quá trình hình thành nhóm học tập chính thức .............................................................................................. 63 Hình 3.2. Sơ đồ cấu cấu trúc quyền lực trong quá trình hình thành nhóm học tập phi chính thức ........................................................................................ 65 Hình 3.3. Cấu trúc quyền lực của nhóm từ giai đoạn hình thành chuyên sang giai đoạn duy trì nhóm học tập chính thức ................................................... 70 Hình 3.4. Cấu trúc quyền lực của nhóm từ giai đoạn hình thành chuyên sang giai đoạn duy trì nhóm học tập phi chính thức ............................................. 72 Hình 3.5. Quá trình hình thành, duy trì phát triển và ổn định của cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập chính thức .................................................... 74 Hình 3.6. Quá trình hình thành, duy trì phát triển và ổn định của cấu trúc quyền lực của nhóm học tập phi chính thức ................................................. 76 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyền lực và cấu trúc quyền lực là những khái niệm cơ bản của xã hội học, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, thì sự lan tỏa và sức ảnh hưởng của các khái niệm này trong các lĩnh vực ngày càng mạnh mẽ, rõ ràng và sâu rộng hơn, không chỉ đơn thuần thể hiện trong lĩnh vực chính trị mà quyền lực còn có mặt trong tất cả các mối quan hệ giữa người với người, trong các lĩnh vực và trong tất cả các nhóm, tổ chức, cộng đồng, hệ thống xã hội. Trong nghiên cứu của mình Michel Foucault viết rằng: “Sự có mặt khắp nơi của quyền lực không phải là bởi vì nó có đặc quyền củng cố mọi thứ dưới sự thống nhất vững chắc của nó, mà bởi vì nó được sinh ra tiếp nối, ở mỗi một điểm, hoặc hơn thế là ở mỗi một mối quan hệ từ điểm này đến điểm kia. Quyền lực là ở mọi nơi; không phải bởi vì nó bao gồm mọi thứ, mà bởi vì nó đến từ mọi nơi.” [Pertti Alasuutari, 2010, pp. 403] Với quan điểm như vậy có thể nghiên cứu quyền lực ở tất cả các lĩnh vực trong đó có cả trong các lĩnh vực giáo dục thông qua một số hoạt động đặc trưng của các nhóm học sinh, sinh viên, trong đó có hoạt động nhóm học tập. Nhóm học tập là một trong những phương pháp tối ưu trong quá trình học tập của sinh viên tại các trường đại học, nhằm giúp sinh viên phát triển toàn diện về cả kiến thức trên trường, lớp và các kỹ năng trong quá trình làm việc nhóm. Tuy nhiên trên thực tế không phải nhóm học tập nào của sinh viên cũng hoạt động có hiệu quả và chất lượng. Đặc biệt là không phải thành viên nào của nhóm học tập cũng phát huy được năng lực, không phải thành viên nào của nhóm cũng tích cực, chủ động học tập đóng góp cho nhóm với rất 1 nhiều các lý do khác nhau khiến nhóm học tập trở thành gánh nặng cho một hoặc hơn một thành viên tích cực của nhóm trong khi các thành viên khác có thể lợi dụng nhóm để lảng tránh các trách nhiệm và không làm tròn nhiệm vụ. Điều này gây ra tình trạng bất công trong đào tạo và đồng thời tạo ra nhiều thói quen xấu ở không ít sinh viên1. Việc nghiên cứu cấu trúc quyền lực và những vấn đề liên quan quyền lực trong nhóm học tập sẽ giúp phát hiện ra vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả phương pháp giảng dạy tích cực dựa vào nhóm học tập của sinh viên. Đồng thời có thể gợi ý một số sáng kiến để sinh viên có thể tham khảo nhằm thay đổi thái độ và hành vi trong nhóm học tập vì lợi ích chung của cả nhóm và lớp học. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả chọn đề tài “Cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)” nhằm góp phần làm sáng tỏ khái niệm cấu trúc quyền lực trong một lĩnh vực hoạt động có thể nói là tương đối thuần nhất do không bị lợi ích vật chất trực tiếp chi phối. Đó là hoạt động học tập của sinh viên trong môi trường giáo dục – đào tạo với các chủ thể tham gia quan hệ quyền lực là sinh viên, từ đó nhằm phát hiện ra các hình thức và cơ chế hoạt động của cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập của sinh viên, sự tác động và gây ảnh hưởng của quyền lực đối với kết quả học tập của các thành viên trong nhóm. Nghiên cứu cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập của sinh viên để có thể phần nào giúp hiểu rõ cấu trúc quyền lực trong các nhóm xã hội khác. Đồng thời nghiên cứu về cấu trúc quyền lực của nhóm học tập của sinh viên có thể giúp gợi ra những biện 1 Hoàng Thị Huệ An, Một vài kinh nghiệm tổ chức hoạt độna học tập theo nhóm trong giảng dạy hóa học tại đại học Nha Trang, Diễn đàn đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, Phòng đảm bảo chất lượng và thanh tra, Đại học Nha Trang, . 2 pháp thúc đẩy việc sử dụng nhóm học tập như là một trong phương pháp giáo dục tích cực nhằm phát huy quyền lực và trách nhiệm của từng thành viên đối với nhóm học tập, qua đó các sinh viên học được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tham gia các quan hệ và cấu trúc quyền lực trong xã hội. Từ góc độ lý luận, nghiên cứu cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập của sinh viên là một trường hợp nghiên cứu để làm rõ cơ chế xuất hiện, vận hành của quyền lực của nhóm trong môi trường giáo dục – đào tạo. Nghiên cứu này sẽ một mặt vận dụng lý thuyết quyền lực đồng thời bổ sung kiến thức cho các nghiên cứu về quyền lực trong các loại nhóm khác, môi trường khác. Từ góc độ thực tiễn, nghiên cứu quyền lực và cấu trúc của nó với các nguyên nhân, yếu tố tác động tới sự xuất hiện, vận hành, biến đổi của nó trong nhóm học tập của sinh viên là rất quan trọng và cần thiết trong quá trình các trường đại học đang đổi mới giáo dục – đào tạo, sinh viên được học tập theo nhóm thường xuyên và nhóm học tập trở thành một cách thức tổ chức giảng dạy, một phương pháp dạy học tích cực được các thầy cô giáo và sinh viên tích cực áp dụng. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học - Nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học nhất định thể hiện trong việc làm sáng tỏ một số vấn đề lý thuyết về quyền lực và cấu trúc quyền lực qua khảo sát cấu trúc xã hội của nhóm sinh viên đại học. Đề tài góp phần bổ sung thêm nguồn tài liệu khoa học phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu của khoa và trường về lý thuyết, cụ thể là thuyết cấu trúc quyền lực của Michel Foucault và thuyết trao đổi xã hội về quyền lực của Peter Blau. - Bổ sung và cung cấp những số liệu cần thiết về thực trạng cấu trúc quyền lực trong các hoạt động học tập nhóm của sinh viên, từ đó tạo cơ sở cho các nghiên cứu khác chuyên sâu và quy mô hơn về cấu trúc quyền lực 3 trong trường với các hoạt động học tập nhóm nói riêng và cấu trúc quyền lực trong xã hội nói chung. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn - Từ kết quả khảo sát, đề tài có thể gợi ra một số biện pháp nhằm tạo động lực thúc đẩy chất lượng của các hoạt động học tập nhóm trong sinh viên. - Gợi ra suy nghĩ cải tiến cách áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm học tập trong trường đại học, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của nhóm học tập của sinh viên. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu các hình thức của cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập của sinh viên. - Phân tích các yếu tố tác động đến sự hình thành, vận động, biến đổi cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập của sinh viên. - Làm rõ sự ảnh hưởng của cấu trúc quyền lực đối với kết quả học tập của các thành viên trong nhóm. - Đưa ra những biện pháp nhằm góp phần xây dựng cấu trúc quyền lực hợp lý để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của nhóm học tập của sinh viên trong trường đại học. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Nhóm học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia, Hà Nội. 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1. Phạm vi không gian 4 Với phạm vi nghiên cứu luận văn thạc sỹ, tác giả không kỳ vọng có thể nghiên cứu khái quát phạm vi rộng trong toàn trường, vì thế nghiên cứu sẽ chọn ra một khoa cụ thể trong trường để nghiên cứu trường hợp cụ thể là khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. 4.3.2. Phạm vi thời gian - Từ tháng 3 năm 2013 và đến tháng 12 năm 2013. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Các hình thức cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập sinh viên là gì? - Có những yếu tố nào tác động đến sự hình thành cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập? - Cấu trúc quyền lực phân bổ như thế nào trong nhóm học tập của sinh viên? - Điều gì ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập của sinh viên? - Cần những có giải pháp như thế nào nhằm tăng cười hiệu quả học tập nhóm của sinh viên? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Nhóm học tập của sinh viên có cấu trúc quyền lực thuộc hai loại là loại cấu trúc quyền lực cân bằng, bình đẳng và loại cấu bất cân bằng và bất bình đẳng. Cả hai loại cấu trúc này đều có thể bộc lộ dưới hai thức công khai chính thức và không công khai/phi chính thức. - Cấu trúc quyền lực trong nhóm được hình thành chủ yếu dựa trên năng lực học tập của các thành viên trong nhóm và các kỹ năng làm việc nhóm. - Trong các nhóm học tập chính thức cấu trúc quyền lực chủ yếu tập trung vào nhóm trưởng. Các thành viên trong nhóm ít có vai trò quyền lực. 5 Tuy nhiên, đối với các nhóm học tập phi chính thức cấu trúc quyền lực phân chia đều cho các thành viên trong nhóm và quyền lực của nhóm trưởng có phần giảm sút hơn. - Cấu trúc quyền lực trong nhóm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó nổi bật nhất là tác động của giáo viên và đặc điểm cá nhân của sinh viên. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp tổng quan tài liệu liên quan đến đề tài Phân tích tài liệu thứ cấp: thu thập và phân tích tổng quan các tài liệu hiện liên quan tới đề tài nghiên cứu (lý thuyết về quyền lực và cấu trúc quyền lực, các tiêu chí đánh giá quyền lực và cấu trúc quyền lực tại Việt Nam và trên thế giới). 6.2. Điều tra bằng phiếu khảo sát Được thực hiện nhằm đo lường thực trạng về cấu trúc quyền lực đang được phân chia thành các dạng trong các nhóm học tập của sinh viên và sự tác động của cấu trúc quyền lực đối với hiệu quả học tập của sinh viên thông qua các yếu tố về tích cực và tiêu cực. Bảng hỏi giúp thu thập thông tin một cách hệ thống, có thể triển khai trên địa bàn rộng với cỡ mẫu lớn. Đây là một nghiên cứu trường hợp được nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm gợi mở các vấn đề đối với các nghiên cứu về quyền lực. Nghiên cứu khảo sát với tổng số 220 phiếu, trong đó mỗi khóa 55 phiếu. Đối tượng được phỏng vấn là các đối tượng thuộc các khóa sinh viên khoa xã hội học bao gồm sinh viên khoa xã hội học năm thứ nhất (2013-2017), thứ hai (2012-2016), thứ ba (2011-2015) và thứ tư (2010-2014). 6.3. Phỏng vấn sâu cá nhân Được thực hiện đối với các cá nhân nhằm đánh giá và phân tích nhận thức, thái độ và hành vi về quyền lực của các thành viên tham gia vào quá trình học tập nhóm, từ đó có đánh giá khái quát về cơ cấu cấu trúc quyền lực 6 trong nhóm học tập và quá trình hình thành, phát triển của cấu trúc quyền lực trong nhóm học tập. Đối tượng của các cuộc phỏng vấn sâu là sinh viên và giảng viên. Nghiên cứu phỏng vấn sâu với tổng số 8 phỏng vấn sâu, trong đó phỏng vấn sâu một giảng viên, một sinh viên năm thứ nhất, một sinh viên năm thứ hai, bốn sinh viên năm thứ ba, và một sinh viên năm thứ 4. 6.4. Quan sát nhóm học tập làm việc Tham dự giờ học thảo luận của nhóm sinh viên khoa xã hội học năm thứ ba (2011 – 2015). Thời lượng: 1 tháng, trong đó 1 buổi/tuần. Đối tượng: Sinh viên năm thứ ba (2011-2015). Thời gian: Thứ 3 hàng tuần từ 7 giờ đến 11 giờ. 6.5. Mẫu nghiên cứu Mẫu cho điều tra định lượng Dung lượng mẫu: 220 sinh viên được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nghiên đơn giản, số lượng sinh viên được lập danh sách từ các lớp, sau đó lựa chọn số lượng sinh viên nhất định như nhau đối với các khóa và phát bảng hỏi ngẫu nghiên cho số lượng sinh viên được chọn. Mẫu cho phỏng vấn sâu - Giảng viên khoa xã hội học: 1 người/cuộc phỏng vấn. - Sinh viên năm thứ nhất (2013-2017): 1 người/cuộc phỏng vấn. - Sinh viên năm thứ hai (2012-2016): 1 người/cuộc phỏng vấn. - Sinh viên năm thứ ba (2011-2015): 4 người/4cuộc phỏng vấn. - Sinh viên năm thứ tư (2010-2014): 1 người/cuộc phỏng vấn. Tổng cộng có 8 cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện tại địa bàn. Điều tra theo bảng hỏi Mỗi khóa chọn 55 sinh viên đại diện cho các khóa. 7 Cách chọn đối tượng điều tra theo bảng hỏi: Chọn ngẫu nhiên sinh viên trong lớp ở các khóa. Mỗi khóa chọn 55 đại diện: 55 phiếu/khóa x 4 khóa = 220 phiếu. Tổng số bảng hỏi khảo sát : 55 phiếu/1 khóa x 4 khóa = 220 phiếu. Phương pháp xử lý thông tin Xử lý, phân tích và viết báo cáo kết quả nghiên cứu tài liệu: các tài liệu tiếng nước ngoài và tiếng Việt đã được tìm đọc về quyền lực và cấu trúc quyền lực, phân tích và kết quả được trình bày làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Các bước tiến hành nghiên cứu sẽ được tiến hành theo ba bước: Bước thứ nhất: Nghiên cứu tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến đề tài, xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết, thiết kế bộ công cụ nghiên cứu: phiếu trưng cầu ý kiến, bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung phù hợp với các nhóm đối tượng được lựa chọn. Sau đó, tham khảo ý kiến đóng góp của giảng viên hướng dẫn để bổ sung sửa chữa bộ công cụ nghiên cứu cho khảo sát thử. Bước thứ hai: Tiến hành khảo sát thử, nhằm: - Dựa trên các nghiên cứu trên cơ sở đó, giúp cho cuộc nghiên cứu chính thức được chọn mẫu một cách chính xác. - Hoàn thiện kế hoạch triển khai đề cương, bộ công cụ nghiên cứu và chiến lược phân tích dữ liệu của các giai đoạn sau này. Sau khi tiến hành khảo sát thực địa, tiến hành xử lý và phân tích thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu. thảo luận nhóm tập trung và phiếu trưng cầu ý kiến. Phân tích thử các kết quản nghiên cứu lấy ý kiến nhận xét của giảng viên hướng dẫn để từ đó rút kinh nghiệm cho khảo sát chính thức. Bước thứ ba: Trên cơ sở kinh nghiệm và thông tin thu được từ cuộc khảo sát thử, tiến hành sửa đổi, hoàn thiện kế hoạch triển khai đề cương, bộ 8 công cụ nghiên cứu và chiến lược phân tích dữ liệu để triển khai có hiệu quả khảo sát chính thức. 7. Khung phân tích Tình hình Kinh tế - Chính trị - Văn hóa – Xã hội Điều kiện gia đình Loại hình Cấu Đặc điểm cá nhân trúc quyền Đặc điểm lực Tính chất trong Đặc điểm nhóm nhóm Cơ chế học vận hành tập Các yếu tố khác 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan