Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Địa ly Câu hỏi và bài tập ôn thi TN THPT quốc gia môn địa lý 2016...

Tài liệu Câu hỏi và bài tập ôn thi TN THPT quốc gia môn địa lý 2016

.DOC
32
368
106

Mô tả:

Câu hỏi và bài tập ôn thi TN THPT quốc gia môn địa lý 2016
CHỦ ĐỀ 1 - ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Nội dung 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ 1. Dựa vào Atlat Địa lí VN và kiến thức đã học: Kể tên các quốc gia tiếp giáp với nước ta trên đất liền và các nước ven Biển Đông. Vì sao vấn đề bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn phải đề cao? Trả lời: * Các nước tiếp giáp - Trên đất liền: - Các nước ven Biển Đông: VN,…. * Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ: - Đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của nước ta - Giữ gìn các thành quả trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta - Đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng nền hòa bình cho khu vực và quốc tế. 2. Nêu tên các bộ phận của vùng biển nước ta. Là công dân VN, hãy liên hệ trách nhiệm công dân của mình đối với vấn đề bảo vệ vùng biển, hải đảo của nước ta trên Biển Đông * Các bộ phận: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. * Liên hệ trách nhiệm công dân: - Tích cực học tập, lao động sản xuất để vừa tăng thêm hiểu biết về vấn đề Biển Đông, chủ quyền quốc gia của nước ta trên Biển Đông, lịch sử dựng nước, giữ nước nói chung và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng về biển đảo nói riêng, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế, từ đó góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh và tăng cường, củng cố sức mạnh về quốc phòng - Bằng kiến thức đã học được, tích cực tuyên truyền cho nhân dân gia đình, bạn bè quốc tế về chủ quyền biển, đảo Việt Nam. 3. Dựa vào Atlat: hãy kể tên các cửa khẩu quốc tế giữa nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia 4. Dựa vào Atlat: Hãy kể tên các tỉnh, thành phố của nước ta tiếp giáp với TQ, Lào, Campuchia 5. Hãy cho biết vai trò của các đảo và quần đảo đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta - Phát triển kinh tế đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế nước ta. - Các đảo và quần đảo là kho tàng về tài nguyên khoáng sản, thuỷ sản… - Kinh tế đảo và quần đảo góp phần tạo nên sự phong phú về cơ cấu kinh tế nước ta, nhất là ngành du lịch biển. - Các đảo và quần đảo là nơi trú ngụ an toàn của tàu bè đánh bắt ngoài khơi khi gặp thiên tai. - Đặc biệt các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc phòng. Các đảo và quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển. 6. Vị trí địa lý nước ta mang đến những thuận lợi và khó khăn gì cho quá trình phát triển KTXH ? a/ Thuận lợi: - Thuận lợi giao lưu buôn bán, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới. - Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài., hội nhập và phát triển kinh tế. - Sự giao thoa của nhiều luồng và nền văn hóa trên thế giới  đa dạng về bản sắc và truyền thống dân tộc - Nguồn khoáng sản phong phú là cơ sở quan trọng phát triển công nghiệp. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất và sự sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi  tạo sự đa dạng các mặt hàng nông sản nhiệt đới. - Thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển. - SV phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại. b/ Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ…, vấn đề an ninh quốc phòng hết sức nhạy cảm. 7. Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa rất lớn? - Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. - Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước. - Hệ thống căn cứ để nền kinh tế nước ta hướng ra biển trong thời đại mới. -1- 8. Tại sao nói: Sự phát triển KT-XH các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai? - Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển: khai thác khoáng sản, thủy sản, GTVT biển, du lịch. - Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt được. - Các huyện đảo do có sự biệt lập với môi trường xung quanh, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người. - Việc phát triển kinh tế ở các huyện đảo sẽ xóa dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hải đảo và đất liền. - Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời kỳ mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa. 9. Dựa vào Atlat: Xác định các tỉnh giáp biển của nước ta lần lượt từ Bắc vào Nam (28) 10. Xác định: 3 tỉnh có diện tích lớn nhất, nhỏ nhất. 3 tỉnh có dân số đông nhất, ít nhất nước ta. 11. Dựa vào Atlat: hãy tính mật độ dân số của 1 số tỉnh (theo số liệu Atlat 2011, 2012) MĐDS = Số dân/diện tích (người/km2) 12. Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ? Do VTĐL của nước ta: - Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa Châu Á (khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới) - Tiếp giáp với Biển Đông, nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm, khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Nội dung 2: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 1. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổ nhưỡng nước ta ? a/ Khí hậu: - Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng. Chẳng hạn như, dãy Bạch Mã là ranh giới giữa khí hậu giữa phía Bắc và phía Nam-ngăn gió mùa Đông Bắc từ Đà Nẵng vào; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới giữa khí hậu giữa Tây Bắc và Đông Bắc; dãy Trường Sơn tạo nên gió Tây khô nóng ở Bắc Trung Bộ. - Độ cao của địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo đai cao. Tại các vùng núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới. b/ Sinh vật và thổ nhưỡng: - Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Trên các khối núi cao hình thành đai rừng cận nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2.400 m, là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao. - Thảm thực vật và thổ nhưỡng cũng có sự khác nhau giữa các vùng miền: Bắc-Nam, Đông-Tây, đồng bằng lên miền núi. 2. Dựa vào Atlat: xác định các dãy núi hình cánh cung, các dãy núi hướng TB – ĐN, Đông – Tây. 3. So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc * Giống nhau: có hướng nghiêng chính là TB – ĐN * Khác nhau - Vùng núi Đông Bắc: + nằm ở tả ngạn sông Hồng + Có 4 cánh cung lớn chụm lại Tam Đảo, mở ra phía Bắc và phía Đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích + Đỉnh núi cao trên 2000m ở thượng nguồn sông Chảy, các khối núi đá vôi đồ sộ trên 1000m ở biên giới Việt – Trung, trung tâm đồi núi thấp 500 – 600m, về phía biển cao khoảng 100m - Vùng núi Tây Bắc: + Nằm giữa sông Hồng và sông Cả + Có địa hình cao nhất nước ta. -2- + Có 3 mạch núi lớn hướng TB – ĐN: Đông dãy HLS, phía Tây núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi 4. Tại sao nói việc khai thác, sử dụng hợp lý miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển KT – XH ở các miền này, mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái chung của đất nước? - Giữa địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện tại - Việc khai thác, sử dụng đất và rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả xấu cho môi trường sinh thái nước ta: + Gây lũ quét, lũ bùn, lũ ống ở miền núi, lũ lụt ở đồng bằng + Gây rửa trôi, xói mòn đất + Thu hẹp môi trường sống của động vật + Góp phần vào việc làm mất cân bằng sinh thái môi trường 5. Trình bày những điểm giống và khác nhau về địa hình của ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long * Giống nhau: - Đề là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng tạo thành - Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng - Diện tích rộng - Hàng năm lấn ra biển hàng chục – gần 100m * Khác nhau: - DT: ĐBSCL có DT lớn hơn ĐBSH (40 000km2 so với 15 000km2) - Đặc điểm địa hình: + Độ cao trung bình: ĐBSH có độ cao trung bình lớn hơn ĐBSCL + ĐBSCL có nhiều vùng trũng lớn ngập nước thường xuyên, trong khi DT này ở ĐBSH nhỏ hơn nhiều. + Địa hình ĐBSH bị chia cắt bởi hệ thống đê và phần lớn không chịu tác động bồi đắp của các hệ thống sông, chịu tác động mạnh mẽ của con người và các hoạt động kinh tế. Địa hình ĐBSCL bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh, gần 2/3 DT đồng bằng là đất mặn, đất phèn. 6. Sử dụng atlat: Kể tên các cao nguyên đá vôi, cao nguyên bazan. 7. Tại sao nói trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng vai trò chủ yếu nhất đối với sự phân hóa thiên nhiên nước ta? - Đối với phân hóa các thành phần tự nhiên: địa hình là về mặt làm phân hóa các thành phần tự nhiên khác, biểu hiện trước hết ở sự phân phối lại tương quan nhiệt ẩm, từ đó tác động đến mạng lưới dòng chảy sông ngòi, ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất và lớp phủ thực vật. - Đối với thiên nhiên: sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta thể hiện trước hết ở địa hình: + Phân hóa theo hướng Bắc – Nam: dãy Bạch Mã trong sự kết hợp với gió mùa Đông Bắc được xem là một trong những nguyên nhân gây ra sự phân hóa. + Phân hóa theo hướng Đông – Tây: các kiểu địa hình (vùng biển, thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi) được xem là cơ sở cho sự phân hóa. + Phân hóa theo độ cao: độ cao địa hình là nguyên nhân chủ yếu gây ra THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN 1. Biển Đông có những đặc điểm gì ? - Biển Đông là một vùng biển rộng và lớn trên thế giới, có diện tích 3,477 triệu km2. - Là biển tương đối kín, tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa. - Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú. 2. Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta ? -Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào làm cho độ ẩm tương đối trên 80%. -Các luồng gió hướng đông nam từ biển thổi vào làm giảm tính lục địa ở các vùng cực tây đất nước. -3- -Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông; làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. -Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều. 3. Biển Đông có ảnh hưởng gì đến địa hình và hệ sinh thái ven biển nước ta ? -Tạo nên địa hình ven biển rất đa dạng, đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực-bồi tụ diễn ra mạnh mẽ. -Phổ biến là các dạng địa hình: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn san hô… -Biển Đông mang lại lượng mưa lớn cho nước ta, đó là điều kiện thuận lợi cho rừng phát triển xanh tốt quanh năm. -Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000 ha, lớn thứ 2 trên thế giới. Ngoài ra còn có hệ sinh thái trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên đảo… 4. Hãy trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Biển Đông. -Tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt với trữ lượng lớn ở bể Nam Côn Sơn và Cửu Long, Thổ ChuMã Lai, sông Hồng. -Ngoài ra còn có các bãi cát ven biển, quặng titan là nguyên liệu quý cho công nghiệp. -Vùng ven biển có trữ lượng muối biển lớn, tập trung ở Nam Trung Bộ. -Tài nguyên hải sản phong phú: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng (2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm…), các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 5. Nêu những biểu hiện tính chất nhiệt đới của Biển Đông - Nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm 230C và biến động theo mùa - Độ mặn trung bình 32 – 33 ‰, tăng giảm theo mùa khô và mùa mưa - Sóng mạnh vào thời kì gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng biển Trung Bộ - Trong năm, thủy triều biến động theo 2 mùa lũ, cạn. Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở ĐBSCL và ĐBSH - Hải lưu có hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa và có tính khép kín. 6. Vì sao Biển Đông có ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta? - Phần đất liền nước ta hẹp ngang, nơi hẹp nhất chỉ 50km - Phần đất liền tiếp giáp với vùng Biển Đông rộng và có hình dạng tương đối khép kín - Đường bờ biển nước ta dài 3260km 7. Dựa vào Atlat: hãy kể tên các bể trầm tích trên vùng biển và thềm lục địa nước ta. Kể tên các mỏ dầu, khí ở bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn. 8. Xác định các bãi biển sau thuộc tỉnh, thành phố nào Bãi biển Tỉnh/TP Bãi biển Tỉnh/TP Đồ Sơn Mỹ Khê Sầm Sơn Non Nước Thiên Cầm Cà Ná Thuận An Mũi Né Lăng Cô Sa Huỳnh 9. Xác định một số vịnh biển Tên Vịnh Tỉnh/TP Tên Vịnh Tỉnh/TP Vịnh Hạ Long Vịnh Xuân Đài Vịnh Đà Nẵng Vịnh Vân Phong Vịnh Quy Nhơn Vịnh Cam Ranh -4- THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1. Giải thích tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? - Nước ta nằm trọn trong vùng nội chí tuyến, lãnh thổ nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do có góc nhập xạ lớn, trọng 1 năm nơi nào trên đất nước ta cũng có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh. - Tiếp giáp với vùng Biển Đông nóng và ẩm nên khí hậu được tăng cường tính chất ẩm từ biển vào - Nước ta nằm trong khu vực hoạt động điển hình của gió mùa trên thế giới. 2. Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Địa điểm o o tháng I ( C) tháng VII ( C) năm ( oC) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9 a/ Nhận xét: -Nhìn chung nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. -Nhiệt độ trung bình tháng VII không có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương. b/ Giải thích: - Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo nên nhận được lượng bức xạ lớn hơn. - Miền Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên các địa điểm có nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn các địa điểm ở miền Nam, tháng VII miền Bắc không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên các địa điểm trên cả nước có nhiệt độ trung bình tương đương nhau. - Miền Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mặt khác lại nằm ở vĩ độ thấp hơn, có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt hơn nên các địa điểm ở miền Nam có nhiệt độ trung bình tháng I và cả năm cao hơn các địa điểm miền Bắc. - Miền Trung: tháng 7 có nền nhiệt độ cao hơn các địa phương khác do ảnh hưởng của gió Tây khô nóng (fhoens) 3. Cho bảng số liệu sau LƯỢNG MƯA Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (mm) Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lạng Sơn 24 41 53 96 165 200 258 255 164 79 34 23 HN 18 26 44 90 188 240 288 318 265 131 43 23 Huế 161 62 47 51 82 116 95 104 473 795 580 297 Quy Nhơn 65 32 24 32 63 61 55 59 245 463 423 170 TPHCM 14 4 10 50 218 312 294 270 327 267 116 48 Cần Thơ 12 2 10 50 177 206 227 217 273 277 155 41 Dựa vào bảng trên, hãy nhận xét và giải thích các nguyên nhân gây mưa ở nước ta * Nhận xét: - Mưa theo mùa: + Mùa mưa (từ tháng V – X) mưa nhiều, chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm + Mùa khô (từ tháng XI – IV năm sau) mưa ít. (tháng mưa là tháng có lượng mưa trung bình trên 100 mm). - Miền Trung, mùa mưa đến muộn hơn so với miền Nam và miền Bắc (từ tháng VIII đến tháng I, có 3 tháng trùng với mùa mưa của hai miền Bắc và Nam là VIII, IX, X), mùa khô từ tháng II đến tháng VII - Tháng mưa cực đại ở Bắc Bộ là tháng VIII, ở Bắc Trung Bộ là tháng X, ở Nam Trung Bộ là tháng X, XI, ở Đông Nam Bộ và ĐB sông Cửu Long là tháng IX – X * Giải thích: - Mùa mưa trùng với thời kỳ gió mùa mùa hạ, các tháng mưa cực đại ở từng khu vực phù hợp với thời gian dải hội tụ nội chí tuyến đi qua. Như vậy, nguyên nhân mưa hầu hết ở các khu vực nước ta là do gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nội chí tuyến. -5- - Mùa mưa ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ thường từ tháng VIII đến tháng I là do địa hình chắn gió mùa mùa đông và do frong. Khu vực này mưa muộn là do tác động của gió Tây khô nóng vào đầu mùa hạ và tác động của frong lạnh vào mùa thu và đông. 4. Tại sao vào cuối mùa đông, gió mùa đông bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc Bộ và ĐB sông Hồng, trong khi đó miền Nam hầu như lại không chịu ảnh hưởng? - Vào cuối mùa đông, gió mùa đông bắc gây mưa ở vùng ven biển và đồng bằng sông Hồng vì: cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc di chuyển lệch ra phía đông, qua biển vào nước ta, đã gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn. - Miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vì: + Khi di duyển xuống phía Nam, do tác động của bề mặt đệm, khối khí lục địa bị thay đổi tính chất, bớt lạnh. + Do ảnh hưởng của bức chắn địa hình (dãy núi Bạch Mã) nên hầu như chỉ tác động tới khoảng vĩ tuyến 160B. Từ Bạch Mã trở vào lại chịu ảnh tác động của Tín phong hướng đông bắc gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên. 5. Dựa vào Atlat ĐLVN: hãy xác định các vùng khí hậu thuộc miền khí hậu phía Nam 6. Dựa vào Atlat ĐLVN: hãy phân tích chế nhiệt, mưa của trạm khí hậu Nha Trang - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt - Chế độ mưa: mùa mưa, mùa khô, tháng mưa - Giải thích: chế độ nhiệt, mưa 7. Đất feralit có đặc tính gì? Vì sao đất feralit là loại đất chính ở Việt Nam * Đặc tính của đất feralit: - Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét - Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc đá ong nằm cách mặt đất khá sâu (0,5 – 1m). Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài sẽ khô cứng lại. * Đất feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì: - Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều, rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm cho đất chua, đồng thời oxit sắt (Fe 2O3 và oxit nhôm (Al2O3) được tích tụ , tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này được gọi là đất feralit đỏ vàng (Fe – Al). - Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên đất feralit là loại đất chính ở Việt Nam - Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp trên đá mẹ axit đá badan… (85% diện tích có độ cao dưới 1000m) 8. Dựa vào Atlat ĐLVN: hãy xác định hướng của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ở nước ta - Hướng gió thịnh hành ở nước ta vào mùa đông là hướng đông bắc. - Hướng gió vào mùa hạ ở nước ta phức tạp hơn: + Gió tây nam, tây tây nam đối với Nam Bộ. Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, Tây Bắc Bắc Bộ + Gió đông nam, nam đông nam đối với vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bắc Bộ. 9. Dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học. hãy xác định hướng di chuyển của các cơn bão vào nước ta, khu vực nào chịu ảnh hưởng của bão với tần suất lớn nhất? - Các cơn bão đổ bộ vào nước ta đều xuất hiện ở phía đông (Biển Đông) sau đó di chuyển chủ yếu theo hướng tây hoặc tây bắc và đổ bộ vào nước ta. - Vùng chịu ảnh hưởng của bão với tần suát lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là vùng thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình với tần suất trung bình từ 1,3 – 1,7 cơn bão/tháng. 10. Dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học hãy: a. Trình bày đặc điểm và sự phân bố các loại đất của ĐB sông Cửu Long b. Giải thích vì sao ở đây lại có nhiều loại đất mặn, đất phèn Trả lời: a. Đặc điểm và phân bố các loại đất: Đẩt ở ĐB sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa và có 4 nhóm: - Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha, phân bố dọc theo sông Tiền, sông Hậu là đất màu mỡ nhất thích hợp trồng lúa. - Đất phèn: 1,6 triệu ha, phân bố ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau - Đất mặn: 750 000 ha phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan - Ngoài ra còn có 1 số loại đất khác 400 000ha: đất xám, đất feralit, đất cát ven biển. -6- b. Giải thích sự xuất hiện của các loại đất phèn, đất mặn : - Vị trí: 3 mặt đông, tây và nam giáp biển - Địa hình thấp, nhiều vùng trũng ngập nước trong mùa mưa - Khí hậu: mùa khô kéo dài dẫn tới tình trạng thiếu nước nghiêm trọng làm tăng cường độ chua, mặn trong đất. - Thủy triều theo các sông lớn vào sâu trong đất liền làm các vùng đất ven biển bị nhiễm mặn. 11. Dựa vào Atlat ĐLVN: a. Hãy kể tên các vườn quốc gia ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Hoàng Liên, Xuân Sơn, Cúc Phương, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã. b. Kể tên 9 hệ thống sông lớn theo thứ tự giảm dần về diện tích lưu vực của chúng ở nước ta: Sông Hồng, sông Mê Kông, sông Đồng Nai, sông Cả, sông Mã, sông Thái Bình, sông Ba, sông Kì Cùng – Bằng Giang, sông Thu Bồn. THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG 1. Qua bảng số liệu, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt của 3 địa điểm trên. to TB năm to TB tháng lạnh to TB tháng nóng Biên độ to Biên độ to Địa điểm o o o ( C) ( C) ( C) TB năm tuyệt đối Hà Nội 16,4 28,9 23,5 12,5 40,1 Vĩ độ 21o01’B (tháng 1) (tháng 7) Huế 19,7 29,4 25,1 9,7 32,5 o 16 24’B (tháng 1) (tháng 7) Tp. Hồ Chí Minh 25,8 28,9 27,1 3,1 26,2 o Vĩ độ 10 47’B (tháng 12) (tháng 4) a/ Nhận xét: -Nhiệt độ trung bình năm: nhỏ nhất là Hà Nội, sau đến Huế và cao nhất là tp.HCM. -Nhiệt độ trung bình tháng lạnh: Hà Nội và Huế có nhiệt độ dưới 200 C; tp.HCM trên 250 C. -Nhiệt độ trung bình tháng nóng: Hà Nội và tp.HCM có nhiệt độ tương đương nhau, riêng Huế cao hơn 0,50 C. -Biên độ nhiệt trung bình năm: cao nhất Hà Nội, sau đến Huế và thấp nhất là tp.HCM. -Biên độ nhiệt độ tuyệt đối: cao nhất Hà Nội, sau đến Huế và thấp nhất là tp.HCM. b/ Kết luận: -Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng lạnh tăng dần từ Bắc vào Nam. -Biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt độ tuyệt đối lại giảm dần từ Bắc vào Nam. c/ Nguyên nhân: -Miên Nam nằm ở vĩ độ thấp hơn nên có góc nhập xạ lớn, nhận được nhiều nhiệt hơn. -Miền Bắc về mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên nhiệt độ hạ thấp nhiều so với miền Nam. 2. Nguyên nhân chủ yếu nào tạo nên sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam? - Lãnh thổ nước ta hẹp và kéo dài theo hướng Bắc – Nam - Sự tăng lượng bức xạ Mặt Trời từ Bắc vào Nam do góc nhập xạ tăng. - Sự giảm sút ảnh hưởng của khối không khí lạnh về phía Nam. (gió mùa đông bắc) - Ảnh hưởng của bức chắn địa hình. 3. Nguyên nhân nào tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao? Biểu hiện rõ ở thành phần tự nhiên nào? - Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao là do sự thay đổi khí hậu theo độ cao. - Thiên nhiên thay đổi theo độ cao biểu hiện rõ ở thổ nhưỡng và sinh vật. 4. Vì sao Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với hai mùa mưa, khô rõ rệt? - Vị trí địa lí: nằm ở gần đường xích đạo - Mùa mưa do có gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam vượt qua vùng biển xích đạo trở nên nóng, ẩm gây mưa lớn và kéo dài. - Mùa khô rất rõ rệt do sự thống trị của khối khí tín phong nửa cầu Bắc trong điều kiện ổn định. 5. Dựa vào Atlat ĐLVN hãy kể tên các mỏ sắt ở nước ta: Tùng Bá, Trại Cau, Trấn Yên, Văn Bàn, Thạch Khê MỘT SỐ LƯU Ý KHI VẼ BIỂU ĐỒ -7- 1. Quy trình vẽ biểu đồ - Chọn dạng biểu đồ: dựa vào câu hỏi hoặc dựa vào số liệu. Hoặc dựa vào cả hai căn cứ. - Xử lí số liệu: căn cứ vào yêu cầu đề và đơn vị của bảng số liệu - Vẽ biểu đồ: + Chính xác, rõ ràng, đẹp + Tên biểu đồ + Chú giải + Số liệu, đơn vị, chia khoảng cách,… 2. Một số biểu đồ thông dụng: a. Biểu đồ cột: - Thể hiện quá trình, sự phát triển của các sự vật, hiện tượng địa lí, cả quy mô - Các dạng: cột đơn, cột ghép (nhóm, từ 2 trở lên), cột chồng (thể hiện cơ cấu), biểu đồ thanh ngang b. Biểu đồ đường (đường biểu diễn, đồ thị) - Thể hiện động thái phát triển của các sự vật, hiện tượng địa lí. c. Biểu đồ tròn: - Thể hiện cơ cấu của một hiện tượng địa lí và quy mô của nó trong một thời điểm nhất định - Nếu số liệu cho là % thì vẽ bán kính bằng nhau - Nếu số liệu cho là tuyệt đối, cần xử lí, thì vẽ theo quy mô tính bán kính - Vẽ từ tia 12 giờ và thuận chiều kim đồng hồ. d. Biểu đồ miền - Thể hiện sự chuyển dịch, thay đổi cơ cấu. - Bản chất là biểu đồ đường - Số liệu đã cho là tuyệt đối, cần xử lí  % - Vẽ như biểu đồ đường, nhưng đóng khung hệ tọa độ lại bằng 2 đường phụ  hình chữ nhật. e. Biểu đồ kết hợp: - Chủ yếu giữa cột và đường - Thể hiện sự phát triển, nhưng có 2 đơn vị tính, 2 đối tượng, 2 đại lượng khác nhau. - Có thể đường kết hợp với cột đơn/ cột nhóm/ cột chồng. - Vẽ 2 trục tung, chia khoảng cách năm. f. Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng - Thể hiện tốc độ tăng trưởng, chứ không phải tình hình phát triển. - Xử lí số liệu: lấy năm đầu tiên (năm gốc) của bảng số liệu là 100 (100%). - Tính tốc độ tăng trưởng của các năm sau so với năm đầu (gốc). - Chia tỉ lệ bình thường (không nên lấy mốc 100% ở gốc tọa độ) - Năm đầu tiên phải đưa vào gốc tọa độ (năm gốc) g. Biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu - Cho 1 đối tượng với thời gian >= 2 năm - Cho 1 năm với 2 đối tượng. - Xử lí số liệu  % - Tính quy mô: + Lấy R1 = 1  1đvbk + R2 = R1   2  ....đvbk 1 + Nếu 1đvbk = ….cm  R1 = ….cm, R2 = ...cm (Vẽ đúng bán kính theo cm đã tính) CÔNG THỨC TÍNH TOÁN TRONG ĐỊA LÍ 1. Tính độ che phủ rừng. Diện tích rừng -8- - Độ che phủ rừng = x 100% Diện tích vùng - Đơn vị: % VD: Tính độ che phủ rừng nước ta năm 1943 biết diện tích rừng lúc đó là 142 500km 2, diện tích cả nước là 331 212 km2. Đổi từ km2  ha 1Ha = 10.000 m² (mét vuông) = 0,01 1 Km² = 100 ha 1 Sào = 360 m2 1 Mẫu = 10 Sào 1ha = 10.000/360 = 27,77778 Xào = 2,77777778 Mẫu km²(kilomet = = 15 3.600 vuông) thước m2 2. Tính tỉ trọng trong cơ cấu. Giá trị cá thể - Tỉ trọng trong cơ cấu = Giá trị tổng thể x 100% - Đơn vị: % VD: Bài tập 2 trang 86 SGK. 3. Tính năng suất cây trồng. - Năng suất cây trồng = Sản lượng Diện tích - Đơn vị: tấn/ha hoặc tạ/ha. * Chú ý đơn vị cho đúng với yêu cầu đề bài. VD: Tính năng suất lúa nước ta năm 2005 (tính bằng tạ/ha) biết diện tích gieo trồng là 7,3 triệu ha và sản lượng lúa là 36 triệu tấn. 4. Tính bình quân lương thực theo đầu người. - Bình quân lương thực theo đầu người = Sản lượng lương thực Số dân - Đơn vị: kg/người. VD: Tính bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng năm 2005 biết số dân ĐBSH lúc đó là 16137000 người, sản lượng lương thực có hạt là 5340 nghìn tấn. 5. Tính thu nhập bình quân theo đầu người. Tổng thu nhập quốc dân - Thu nhập bình quân theo đầu người = Số dân - Đơn vị: USD/người. VD: Tính thu nhập bình quân theo đầu người của Hoa kỳ năm 2005 biết GDP của Hoa Kỳ lúc đó là 12 445 tỉ USD và dân số là 296,5 triệu người. 6. Tính mật độ dân số. Số dân -9- - Mật độ dân số = Diện tích - Đơn vị: người/km2 Chú ý đơn vị 7. Tính tốc độ tăng trưởng một đối tượng địa lí qua các năm: lấy năm đầu tiên ứng với 100%. - Lấy giá trị năm đầu = 100% (năm gốc) Giá trị năm sau - Tốc độ tăng trưởng năm sau = x 100% Giá trị năm gốc - Đơn vị :% 8. Tính tốc độ tăng trưởng trung bình/năm của một đối tượng địa lí trong một giai đoạn. Giá trị năm sau - giá trị năm đầu x 100% Giá trị năm đầu - Tốc độ tăng trưởng trung bình/năm = Khoảng cách năm - Đơn vị: % VD: Tính tốc độ tăng trưởng trung bình/năm của giá trị sản xuất lưong thực nước ta giai đoạn 2000-2005 biết giá trị sản xuất lưong thực năm 2000 là 55163,1 tỉ đồng và năm 2005 là 63852,5 tỉ đồng. 9. Tính về XNK - Tổng giá trị XNK = XK + NK - Cán cân XNK = XK – NK (Xuất siêu (+), nhập siêu (-) ) XK x100 (%) NK XK ( NK ) x100 (%) - Cơ cấu XK, NK = XNK - Tỉ lệ XNK = 10. Biên độ nhiệt B0 = Tcao nhất - Tthấp nhất (0C) 11. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%) = Tỉ suất sinh (‰) – Tỉ suất tử (‰) - Tỉ lệ gia tăng cơ giới (%) = Tỉ suất xuất cư (%) – Tỉ suất nhập cư (%) - Tỉ lệ gia tăng dân số = Tỉ lệ gia tăng tự nhiên + Tỉ lệ gia tăng cơ học (%) 12. Bình quân đất đầu người DT đất BQ = TongDT ( ha ) (ha/người) DS 13. Cự li vận chuyển trung bình Cự li vận chuyển TB = KLLC (km) KLVC Nội dung 3 – VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Cho bảng số liệu -10- Sự biến động diện tích rừng qua một số năm Năm Tổng DT có rừng TD rừng tự nhiên DT rừng trồng Độ che phủ (triệu ha) (triệu ha) (%) 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 a. Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự biến động diện tích rừng qua các giai đoạn. Giải thích sự thay đổi đó. b. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự biến đổi DT rừng qua các năm. c. Nêu các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng d. Nêu phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta. Bài làm a. Nhận xét: - Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi, do sự biến đổi của DT rừng tự nhiên và DT rừng trồng. - Sự biến đổi DT rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta cũng biến đổi. - Năm 1943 rừng của nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có DT rừng trồng. - Từ 1943 – 1983: nước ta mất đi 7,1 triệu ha, trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Trong giai đoạn này rừng trồng chỉ tăng được 0,4 triệu ha. Như vậy DT rừng trồng nước ta không bù lại được so với DT rừng tự nhiên đã bị mất nên độ che phủ rừng cũng giảm 21%. - Từ 1983 – 2005: DT rừng tự nhiên có sự phục hồi, tăng 3,4 triệu ha, DT rừng trồng cũng tăng 2,1 triệu ha. Vì vậy tổng DT rừng nước ta tăng lên 5,5 triệu ha, làm cho độ che phủ rừng của nước ta tăng 16%. - Sự biến đổi DT rừng tự nhiên và DT rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm vì DT rừng tự nhiên phục hồi chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng. b. Vẽ biểu đồ: kết hợp giữa cột chồng và đường. c. Nguyên nhân suy giảm TN rừng - Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu - Do nạn du canh, du cư, do phá rừng lấy đất canh tác và lấy củi đốt, lấy đất làm nhà ở - Do cháy rừng - Do chiến tranh. d. Phương hướng bảo vệ tài nguyên rừng: - Khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ và trồng thêm rừng mới. - Cấm khai thác bừa bãi - Phòng chống cháy rừng. - Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. - Bảo vệ các nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. - Ban hành luật bảo vệ rừng. 2. Nêu các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất ở nước ta. Để bảo vệ đất ở đồi núi và cải tạo đất đồng bằng cần thực hiện những biện pháp nào? * Biểu hiện: - Ở miền núi: đất bị bạc màu, trơ sỏi đá,… do bị xói mòn, rửa trôi, xâm thực, mất lớp phủ thực vật - Ở đồng bằng: đất bị nhiễm mặn, phèn hóa, đất bị bạc màu, đất bị ô nhiễm * Biện pháp: - Đối với vùng đồi núi: Để chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông – lâm kết hợp (ruộng bậc thang, trồng cây theo băng…). Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh định cư cho dân cư miền núi. - Đối với đồng bằng: đồng thời với thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lý, chống bạc màu, glây, nhiễm mặn, nhiễm phèn, bón phân cải tạo đất thích hợp. 3. Nêu các biện pháp nhằm đảm bảo cân bằng nước và chống ô nhiễm nước - Làm thủy lợi để đảm bảo cân bằng nguồn nước giữa mùa mưa và mùa khô. Hạn chế tình trạng ngập lụt vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô. - Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước. - Phòng và chống ô nhiễm nguồn nước. - Tăng độ che phủ, canh tác đúng kỹ thuật trên đất dốc để giữ nước vào mùa mưa. -11- - Xử lí hành chính các cơ sở sản xuất, dịch vụ, dân cư không thực hiện đúng quy định về nước thải, ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm nước. - Tuyên truyền, giáo dục cho người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông, hồ. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đô thị và nông thôn nước ta - Ở đô thị: + Rác thải, nước thải làm trầm trọng thêm vệ sinh môi trường + Khói bụi, khí thải của hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải gây ô nhiễm môi trường không khí + Sự tập trung dân cư với mật độ cao, công nghệ xử lí chất thải hạn chế - Ở nông thôn + Lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hữu cơ và hóa chất dư thừa là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước. + Chất thải của hoạt động tiểu thủ công nghiệp làm ô nhiễm môi trường. + Chất thải của chăn nuôi gia súc. + Trình độ dân trí thấp và ý thức tự giác của người dân chưa cao. 2. Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt ở nước ta. Vì sao ? Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại do ngập lụt. * Vùng đồng bằng nước ta hay xảy ra ngập lụt. - Đồng bằng sông Hồng ngập lụt nghiêm trọng là do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trên các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc, mức độ đô thị hóa cao cũng làm cho ngập lụt nghiêm trọng. - Đồng bằng sông Cửu Long ngập lụt không chỉ do mưa lũ gây ra mà còn do triều cường. - Ở Trung Bộ ngập lụt mạnh vào tháng 9, 10 là do mưa bão, nước biển dâng và lũ từ nguồn về. * Biện pháp giảm nhẹ tác hại: xây dựng đê điều, hệ thống thuỷ lợi… 3. Nêu các vùng hay xảy ra lũ quét ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại do lũ quét. - Lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn. - Xảy ra vào tháng 06-10 ở miền Bắc và tháng 10-12 ở miền Trung. * Biện pháp giảm nhẹ tác hại: - Trồng rừng, quản lý và sử dụng đất đai hợp lý. - Canh tác hiệu quả trên đất dốc. - Quy hoạch các điểm dân cư. CHỦ ĐỀ 2 – ĐỊA LÍ DÂN CƯ NỘI DUNG 1 – ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ 1. Phân tích tác động của đặc điểm dân cư nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường : a. Thuận lợi: - Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật b. Khó khăn: - Đối với phát triển kinh tế: + Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế. + Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế. + Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy. + Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. - Đối với phát triển xã hội: + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. + Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn. - Đối với tài nguyên môi trường: + Sự suy giảm các TNTN. + Ô nhiễm môi trường. + Không gian cư trú chật hẹp. 2. Cho bảng số liệu Tình hình phát triển dân số của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2003 -12- Năm Tổng số dân Số dân thành thị Tốc độ gia tăng (nghìn người) (nghìn người) dân số (%) 1995 71 995,5 14 938,1 1,65 1998 75 456,3 17 464,6 1,55 2000 77 635,4 18 771,9 1,36 2001 78 685,8 19 469,3 1,35 2003 80 902,4 20 869,5 1,,47 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình phát triển dân số nước ta giai đoạn trên b. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn trên c. Tính tỉ lệ dân thành thị của nước ta trong giai đoạn trên Bài làm: a. Biểu đồ: thích hợp nhất là cột chồng – đường b. Nhận xét: - Dân số tăng nhanh 1995 – 2003 tăng 8 906,9 nghìn người, trung bình tăng 1,1 triệu người /năm - Số dân thành thị cũng tăng mạnh tăng 5931,4 nghìn người. Tỉ lệ dân thành thị tuy chưa cao nhưng ngày càng tăng - Tốc độ tăng dân số có xu hướng giảm dần (1,65% năm 1995 xuống 1,35 năm 2001), riêng năm 2003 có tăng lên lại 0,12% * Giải thích: - Do dân số đông nên tuy tốc độ tăng dân số có giảm, nhưng tổng số dân vẫn tăng nhanh. - Nhờ kết quả của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nên số dân thành thị tăng cả về quy mô và tỉ trọng. - Tốc độ tăng dân số giảm do thực hiện có hiệu quả công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. 3. Dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học: a. Hãy tính mật độ dân số của 1 số tỉnh, thành phố ở nước ta (dựa vào số liệu của Atlat) b. Tại sao nói phân bố dân cư nước ta hiện nay còn bất hợp lí? - Sự phân bố dân cư không đều ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường. - Một số nơi giàu tài nguyên, nhưng dân cư thưa thớt, thiếu lao động. Ngược lại ở một số nơi khác, diện tích đất có hạn lại tập trung số lượng người rất đông, mật độ dân số cao, gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội (dân chứng thêm) 4. Dựa vào Atlat ĐLVN và kiến thức đã học, hãy: a. Kể tên các tỉnh, thành phố có MĐDS trên 2000 người/km2 b. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta hiện nay đang biến đổi theo xu hướng nào? Tại sao? - Cơ cấu dân số thành thị có xu hướng tăng tỉ lệ năm 1990 19,5% - 2005 tăng lên 26,9% - Cơ cấu dân số nông thôn có hướng giảm tỉ lệ: năm 1990 80,5% - 2005: còn 73,1% * Nguyên nhân: - Phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Do sự chênh lệch chất lượng cuộc sống giữa các khu vực thành thị và nông thôn. 5. Tại sao nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh hoa. - Do quy mô dân số nước ta lớn, nên dù tỉ lệ gia tăng giảm thì quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng - Do dân số đông nên số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều, nên dù tỉ lệ thì quy mô dân số vẫn tăng Ví dụ: quy mô dân số 70 triệu người, tỉ lệ gia tăng 1,5%  mỗi năm tăng 1,05 triệu người Nếu quy mô dân số 84 triệu người, tỉ lệ gia tăng 1,31%  mỗi năm tăng 1,1 triệu người. 6. Tại sao nước ta phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí? Nêu một số phương hướng - Phải thực hiện phân bố dân cư cho hợp lí vì: sự phân bố dân cư nước ta hiện nay chưa hợp lí. Nơi giàu tài nguyên thì thiếu lao động, nơi đất hẹp thì người đông. - Một số phương hướng: + Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình + Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. + Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước. + Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong cả nước. -13- 7. Dựa vào Atlat ĐLVN hãy: a. Lập bảng thống kê dân số nước ta từ năm 1960 – 2007 b. Trên cơ sở bảng thống kê hãy tính tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta c. Nhận xét sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta. Giải thích 8. Lập bảng thống kê: Cơ cấu lao động phân theo các khu vực kinh tế nước ta từ 1995 – 2007 và nhận xét. 9. Dựa vào Atlat: a. Hãy xác định các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người, từ 500 001 – 1 triệu người, từ 200 001 – 500 000 người. b. Tên các đô thị đặc biệt, các đô thị loại 2 ở nước ta. 10. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO NHÓM TUỔI Năm Tổng số Nhóm tuổi (%) (nghìn người) 0 - 14 15 - 59 Từ 60 trở lên 1979 52 472 41,7 51,3 7,0 1989 64 405 38,7 54,1 7,2 2005 84 156 27,1 63,9 9,0 a. Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số nước ta phân theo các nhóm tuổi trong 3 năm trên b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu đó a. Vẽ biểu đồ * Tính bán kính: - Lấy quy mô dân số năm 1979 là R1979 = 1 đvbk thì: R1989 = 64405  1,1đvbk 84156 R2005 = 84156  1,2đvbk 52472 - Nếu 1đvbk = 2cm  R1979 = 2cm; R1989 2,2cm ; R2005 = 2,4cm b. Nhận xét - Từ 1979 – 2005 cơ cấu dân số nước ta có sự thay đổi: + Nhóm tuổi 0 – 14 giảm 14,6% + Nhóm tuổi 15 – 59 tăng 12,6% + Nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng 2,0% - Như vậy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ kết cấu dân số trẻ sang dân số già. * Nguyên nhân: - Do chính sách dân số được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân cũng không ngừng được tăng lên đã làm giảm tỉ lệ sinh - Do y thế phát triển, đời sống được nâng lên đã làm tăng tuổi thọ trung bình. 11. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ THEO CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2006 Địa phương Dân số (nghìn người) Diện tích (km2) Cả nước 84 155,8 331 212 ĐBSH 18 207,9 14 862,5 TD và MNBB: 12 065,4 101 559,0 - Đông Bắc 9 458,5 64 025,2 - Tây Bắc 2 606,9 37 533,8 Duyên hải miền Trung: 19 530,6 95 918,1 - Bắc Trung Bộ 10 668,3 51 552,0 - Nam Trung Bộ 8 862,3 44 366,1 Tây Nguyên 4 868,9 54 659,6 Đông Nam Bộ 12 067,5 23 600 ĐBSCL 17 415,5 40 604,7 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số và cơ cấu diện tích của nước ta phân theo vùng. b. Tính mật độ dân số trung bình c. Nhận xét, cho biết nguyên nhân, hậu quả, phương hướng khắc phục tình hình phân bố dân cư bất hợp lí hiện nay ở nước ta. Bài làm: 1. Vẽ biểu đồ * Xử lí số liệu -14- CƠ CẤU DÂN SỐ VÀ DIỆN TÍCH CÁC VÙNG NƯỚC TA NĂM 2006 (ĐV:%) Địa phương Dân số Diện tích Cả nước 100 100 ĐBSH 21,6 4,5 Trung du miền núi Bắc Bộ: 14,3 30,6 - Đông Bắc 11,2 19,3 - Tây Bắc 3,1 11,3 Duyên hải miền Trung: 23,2 29,0 - Bắc Trung Bộ 12,7 15,6 - Nam Trung Bộ 10,5 13,4 Tây Nguyên 5,8 16,5 Đông Nam Bộ 14,3 7,1 ĐBSCL 20,7 12,3 * Vẽ biểu đồ: 2 Biểu đồ tròn bằng nhau b. Tính mật độ dân số cả nước và các vùng Địa phương MĐDS (người/km2) Cả nước 254 ĐBSH 1225 Trung du miền núi Bắc Bộ: 119 - Đông Bắc 148 - Tây Bắc 69 Duyên hải miền Trung: 204 - Bắc Trung Bộ 207 - Nam Trung Bộ 200 Tây Nguyên 89 Đông Nam Bộ 511 ĐBSCL 429 c. Nhận xét * Sự phân bố dân cư: - Dân cư nước ta phân bố không đồng đều: + Giữa các vùng đồng bằng với miền núi, cao nguyên:  ĐBS Hồng và ĐBS Cửu Long chiếm 42,3% dân số nhưng chỉ chiếm 16,8% diện tích cả nước  TDMNBB và Tây Nguyên chiếm 47,1% diện tích nhưng chỉ có 20,1% dân số cả nước  MĐDS của ĐBSHồng 1225 người/km2 cao nhất trong cả nước, gấp 4,8 lần so với cả nước, 13,8 lần so với Tây Nguyên, 17,8 lần so với Tây Bắc + Phân bố không đều giữa ĐBSHồng với ĐBS Cửu Long: ĐBSHồng gấp 2,85 lần so với ĐBS Cửu Long. + Phân bố không đều ngay trong các vùng kinh tế  TDMNBB có mật độ trung bình 119 người/km2  Đông Bắc 148 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2  Đông Bắc cao gấp 2,1 lần so với Tây Bắc * Nguyên nhân: - Sự khác biệt về ĐKTN - Lịch sử khai thác lãnh thổ và định canh định cư - Mức độ khai thác tài nguyên và trình độ phát triển kinh tế của mỗi vùng * Hậu quả: Sự phân bố dân cư bất hợp lý trên dẫn tới khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng. * Phương hướng: - Phân bố lại dân cư và lao động trong địa bàn cả nước, trong từng vùng, nhằm sử dụng hợp lí lao động và khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng - Phát triển KT – XH ở miền núi để thu hút lao động ở vùng xuôi lên - Nâng cao mức sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào dân tộc -15- - Hạn chế nạn di dân tự do 12. Dựa vào Atlat ĐLVN hãy chứng minh Việt Nam là nước có nhiều dân tộc Nước ta có 54 dân tộc anh em. Theo thống kê ngày 01/04/2009: - Dân tộc kinh (Việt): 73 594 427 người – chiếm 86, 2% - Một số dân tộc ít người có dân số khá đông: + Tày: 1 626 392 người + Thái: 1 550 423 người + Mường: 1 268 963 người + Khơ me: 1 260 640 người + H’mông: 1 068 189 người NỘI DUNG 2 – LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 1. Trình bày mối quan hệ giữa dân số với lao động và việc làm của nước ta hiện nay - Dân số tác động trực tiếp đến nguồn lao động và vấn đề việc làm ở nước ta: Nước ta có dân số đông, tăng nhanh, dân số trẻ nên lực lượng lao động rất dồi dào. Trong khi đó, nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến việc làm đang trở thành vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta - Sự tác động trở lại của lao động và việc làm đối với sự phát triển dân số ở nước ta hiện nay: lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong khu vực N- L – N, năng suất thấp, thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa cao nên mức gia tăng dân số ở nông thôn còn cao, kéo theo tốc độ gia tăng dân số của cả nước còn cao. 2. Cho bảng số liệu LAO ĐỘNG PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ, GIAI ĐOẠN 2000 – 2006 (Đv: nghìn người) Năm Tổng số N –L - N CN - XD DV 2000 37 609,6 24 481,0 4 929,7 8 198,9 2001 38 562,7 24 468,4 5 551,9 8 542,4 2002 39 507,7 24 455,8 6 084,7 8 967,2 2004 41 586 3 24 430,7 7 216,5 9 939,1 2005 42 542,7 24 351,5 7 785,3 10 405,9 2006 43 436,1 24 172,3 8 296,9 10 966,9 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn trên. Bài làm a. Vẽ biểu đồ Xử lí số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2006 (Đv: %) Năm Tổng số N-L-N CN-XD DV 2000 100 65.1 13.1 21.8 2001 100 63.5 14.4 22.2 2002 100 61.9 15.4 22.7 2004 100 58.7 17.4 23.9 2005 100 57.2 18.3 24.5 2006 100 55.7 19.1 25.2 Vẽ biểu đồ: BĐ Miền b. Nhận xét: - Cơ cấu lao động của nước ta phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi + Tỉ trọng lao động khu vực N – L – N giảm: 9,4% + Tỉ trọng lao động khu vực CN – XD tăng 6,0% + Tỉ trọng lao động khu vực DV tăng 3,4% - Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên ở nước ta sự chuyển biến này còn chậm (cơ cấu lao động khu vực N – L – N chiếm tỉ trọng vẫn còn cao) * Giải thích: Tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Điều đó đã dẫn tới sự chuyển dịch lao động giữa các ngành. -16- 3. Cho bảng số liệu TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ VÀ THỜI GIAN THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005 (Đv:%) Các vùng Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn Cả nước 5,3 19,3 ĐB sông Hồng 5,6 21,2 Đông Bắc 5,1 19,7 Tây Bắc 4,9 21,6 Bắc trung Bộ 5,0 23,5 DH Nam Trung Bộ 5,0 22,2 Tây Nguyên 4,2 19,4 Đông Nam Bộ 5,6 17,1 ĐB sông Cửu Long 4,9 20,0 a. Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta năm 2005 b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân. Bài làm: a. Vẽ biểu đồ: giống biểu đồ hình cột. b. Nhận xét và giải thích: - Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nước ta vẫn cao (5,3%) và không đều giữa các vùng + Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức bình quân: ĐNB, ĐB sông Hồng. Vì đây là những vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao. + Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình cả nước: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ĐB sông Cửu Long. Do tỉ lệ dân sống ở đô thị chưa cao, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa chưa nhanh, phần lớn lao động nông nghiệp. - Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đồng đều giữa các vùng do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế nên thời gian nông nhàn ở khu vực nông thôn khá cao. + Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao là: ĐB sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, DH Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ĐB sông Cửu Long. + Vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình: chỉ có Đông Nam Bộ (17%) 4. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta? a. Thế mạnh: -Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân). -Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động. -Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. -Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế. b. Hạn chế: -Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao. -Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu. -Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật. NỘI DUNG 3 – ĐÔ THỊ HÓA 1. Cho bảng số liệu -17- SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG DÂN SỐ CẢ NƯỚC Năm Số dân thành thị Tỉ lệ dân thành thị trong (triệu người) dân số cả nước (%) 1990 12,9 19,5 1995 14,9 20,8 2000 18,8 24,2 2003 20,9 25,8 2005 22,3 26,9 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện số dân đô thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1990 - 2005 b. Nhận xét và giải thích Bài làm: a. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ kết hợp cột – đường b. Nhận xét - Số dân thành thị có xu hướng tăng (DC), nhưng vẫn còn thấp chỉ 22,3 triệu người - Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng khá nhanh * Giải thích - Nước ta là nước nông nghiệp, lao động nông nghiệp đang còn chiếm tỉ trọng lớn, dân cư nông thôn vẫn còn đông, dân cư thành thị ít. - Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa và chuyển đổi kinh tế sang nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh. Đặc biệt giai đoạn đầu của CNH – HĐH (1995 – 2005) nên dân cư đô thị tăng nhanh. 2. Hãy nêu những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển KT – XH * Tích cực - Cơ cấu kinh tế: + Chuyển dịch cơ câu kinh tế. + Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Thị trường: + Thị trường tiêu thụ lớn, đa dạng + Thu hút đầu tư nước ngoài - Lao động – việc làm: + Thu hút lao động. + Tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập cho người lao động. * Hạn chế - Ảnh hưởng tới môi trường: + Sức ép lên tài nguyên đất, nước, khí hậu. + Ô nhiễm môi trường - Ảnh hưởng đến đời sống: + Sự phân hóa giàu nghèo + An ninh trật tự xã hội + Việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế,… 3. Những vấn đề cần phải chú ý trong quá trình đô thị hóa ở nước ta - Hình thành các đô thị lớn vì nó là trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng. Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn, điều chỉnh dòng di dân từ nông thôn vào thành thị - Đảm bảo sự cân đối giữa tốc độ, quy mô dân số, lao động với sự phát triển KT – XH của đô thị. Số dân tăng quá lớn sẽ làm phức tạp môi trường đô thị, phát sinh các tệ nạn xã hội - Phát triển cân đối giữa KT – Xh với kết cấu hạ tầng đô thị. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của đô thị - Quy hoạch đô thị một cách hoàn chỉnh, đồng bộ để vừa đảm bảo môi trường xã hội lành mạnh, vừa đảm bảo môi trường sống trong sạch, cải thiện điều kiện sống. 4. Dựa vào Atlat ĐLVN: hãy xác định các loại đô thị của vùng ĐNB và nhận xét - Về dân số: trên 1 triệu người: Tp HCM, 500 001 – 1 triệu: Biên Hòa, 200 001 – 500 000 người: Vũng Tàu,... - Phân cấp: có đô thị đặc biệt, loại 2,3,4. Phân bố liền kề, là các đô thị là các TTCN lớn của vùng. CHỦ ĐỀ 3 – ĐỊA LÍ KINH TẾ 1. Nêu ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay: -18- - Khai thác hiệu quả thế mạnh về tự nhiên, KT – XH của mỗi vùng - Phát triển hợp lí, đồng đều giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và các vùng kinh tế. - Khai thác và phát triển tổng hợp sức mạnh của đất nước, tạo sự phát triển nhanh và bền vững. - Việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng. 2. Cho bảng số liệu GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM VÀ THỦY SẢN (Đv: tỉ đồng) Năm 1990 1995 2000 2005 Nông nghiệp 61 817,5 82 307,1 112 111,7 137 112,0 Lâm nghiệp 4 969,0 5 033,7 5 901,6 6 315,6 Thủy sản 8 135,2 13 523,9 21 777,4 38 726,9 Tổng số 74 921,7 100 864,7 139 790,7 182 154,5 a. Tỉnh tỉ trọng của từng ngành trong giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản. b. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất của nông, lâm, thủy sản qua các năm c. Nhận xét Bài làm a. Tính tỉ trọng: CT: tỉ trọng từng ngành = GTtungnganh x100 (%) TongGiatri TỈ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM VÀ THỦY SẢN (Đv:%) Năm 1990 1995 2000 2005 Nông nghiệp 82,5 81,6 80,2 75,3 Lâm nghiệp 6,6 5,0 4,2 3,5 Thủy sản 10,9 13,4 15,6 21,2 Tổng số 100 100 100 100 b. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ miền c. Nhận xét - Tỉ trọng giá trị sản xuất của 3 ngành đều có sự chuyển dịch - Tỉ trọng nông nghiệp giảm 7,2%. Tỉ trọng lâm nghiệp giảm nhanh gần gấp đôi 3,1% do tài nguyên rừng giảm sút nên ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành lâm nghiệp. - Tỉ trọng của thủy sản tăng nhanh gần gấp đôi 10,3%. Do chính sách phát triển mạnh ngành thủy sản của nhà nước. Chú trọng khuyến khích đánh bắt xa bờ và đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản. - Tỉ trọng nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng cao nhất, vì đây vẫn là ngành kinh tế chính ở nước ta 3. Cho bảng số liệu TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ (Đv: tỉ đồng) Năm N-L-N CN - XD DV 1990 42 003 33 221 56 704 1995 51 319 58 550 85 698 1997 55 895 75 474 99 895 2000 63 717 96 913 113 036 2004 73 917 142 621 145 897 2005 76 905 157 808 158 276 a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của từng khu vực kinh tế qua các năm. c. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó. Bài làm a. Vẽ biểu đồ miền: Xử lí số liệu b. Vẽ biểu đồ đường: tốc độ tăng trưởng * Xử lí số liệu - Lấy năm 1990 làm năm gốc = 100% -19- GTnamsau - Tính tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng năm sau = GTnamgoc x100 (%) - Ta có bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA CÁC KHU VỰC KINH TẾ (%) Năm N-L-N CN - XD DV 1990 100 100 100 1995 122,2 176,2 151,1 1997 133,1 227,2 176,2 2000 151,7 291,7 199,3 2004 176,0 429,3 257,3 2005 183,1 475,0 278,1 * Vẽ biểu đồ: chính xác, đủ các yếu tố c. Nhận xét - Cả 3 khu vực kinh tế đều tăng trưởng qua các năm (dẫn chứng) - Tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau giữa các khu vực: nhanh nhất là khu vực CN – XD, đến khu vực DV và cuối cùng là N- L – N * Giải thích: - Công cuộc đổi mới tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế, nên các khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng. - Khu vực CN – XD có sự tăng trưởng cao nhất do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GDP THEO CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2005 Thành phần kinh tế Đơn vị 2000 2005 Nhà nước % 38,8 38,4 Tập thể % 8,6 6,8 Tư nhân % 7,3 8,9 Cá thể % 32,3 29,9 Có vốn đầu tư nước ngoài % 13,0 16,0 Tổng số Tỉ đồng 441 646 839 211 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP theo các thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2005 b. Nêu nhận xét Bài làm a. Vẽ biểu đồ * Tính bán kính - Lấy tổng GDP năm 2000 = R2000 = 1đvbk  R2005 = 839211 = 1,38 đvbk 441646 - Nếu 1 đvbk = 2cm  R2000 = 2cm; R2005 = 2,76cm * Vẽ biểu đồ: theo R đã tính b. Nhận xét - Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi + Kinh tế Nhà nước có tỉ trọng giảm nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế vì nắm giữ các ngành kinh tế then chốt. + Kinh tế ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể) chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm + Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng nhanh nhất. Điều đó cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực này trong giai đoạn đổi mới đất nước - Sự chuyển biến tích cực trên phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hội nhập vào nền kinh tế thế giới. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP 1. Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG CỦA NƯỚC TA GĐ 2000 - 2013 -20-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan