Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Câu hỏi tu từ trong thơ nguyễn khuyến...

Tài liệu Câu hỏi tu từ trong thơ nguyễn khuyến

.PDF
69
797
123

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN -------- HỒ THỊ THÙY MSSV: 6095851 CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Luận văn tốt nghiệp ngành Ngữ văn Niên khóa: 2009 - 2013 Cán bộ hướng dẫn: ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP Cần Thơ, tháng 5/2013 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ 1.1. Khái quát về câu hỏi 1.1.1. Khái niệm câu hỏi 1.1.2. Phân loại câu hỏi 1.1.2.1. Quan điểm của Diệp Quang Ban 1.1.2.2. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản 1.1.2.3. Quan điểm của Đào Thanh Lan 1.1.2.4. Quan điểm của Đỗ Thị Kim Liên 1.1.2.5. Quan điểm của Nguyễn Thị Lương 1.2. Khái quát về câu hỏi tu từ 1.2.1. Khái niệm câu hỏi tu từ 1.2.2. Phân loại câu hỏi tu từ 1.2.2.1. Quan điểm của các tác giả Bùi Tất Tươm, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Thị Quy, Hoàng Dịu Minh 1.2.2.2. Quan điểm của tác giả Đinh Trong Lạc 1.2.2.3.Quan điểm của tác giả Nguyễn Xuân Hoa CHƯƠNG II: KHẢO SÁT CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN 2.1. Vài nét về tác giả và tác phẩm 2.1.1. Tác giả 2.1.2. Tác phấm 2.2. Thống kê, phân loại 2.3. Các dạng câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Khuyến 2.3.1. Câu hỏi tu từ có từ nghi vấn 2.3.1.1. Câu hỏi tu từ có đại từ nghi vấn 2.3.1.2. Câu hỏi tu từ có quan hệ từ lựa chọn “ hay” 2.3.1.3. Câu hỏi tu từ có tình thái từ 2.3.1.4. Câu hỏi tu từ có cặp phó từ nghi vấn 2.3.2. Dạng câu hỏi tu từ không có từ để hỏi CHƯƠNG III: MỤC ĐÍCH SỦ DỤNG CÂU HỎI TU TỪ TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN 3.1. Câu hỏi tu từ thể hiện thái độ trào lộng trước đối tượng khách thể 2 3.2. Câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng qua thơ tự trào 3.3. Câu hỏi tu từ thể hiện tình cảm chân thành 3.4. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi đau thầm kín trước thời cuộc nước nhà PHẦN KẾT LUẬN 1. Lí do chọn đề tài Như đã biết, Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học dân tộc. Ông là đại diện xuất sắc cuối cùng của nền văn học trung đại ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Hầu hết các nhà thơ lớn thường chỉ nổi tiếng ở một thể loại. Chẳng hạn về thơ chữ Nôm thì có hai đại diện xuất sắc là Hồ Xuân Hương “bà chúa thơ Nôm” và Trần Tế Xương được mệnh danh là bậc “thần thơ thánh chữ”, Cao Bá Quát nổi tiếng qua thơ chữ Hán, còn Nguyễn Khuyến nổi tiếng cả hai phương diện, thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm. Thơ của ông thường theo thể thất ngôn, ngũ ngôn, luật hoặc trường thiên, riêng chữ Nôm thỉnh thoảng còn có thêm song thất lục bát, thất ngôn bát cú vẫn là thể thơ cụ Tam nguyên làm nhiều hơn và thành thạo hơn cả. Thất ngôn bát cú luật Đường là thể thơ mà vần, chữ, niêm, luật, với kết cấu: khai, thừa, luận, kết vô cùng chặt chẽ, vậy mà thơ Nguyễn Khuyến trong cái vỏ hình thức vô cùng bó thắt ấy vẫn cứ tự nhiên, thoải mái, không chút khó khăn, gò bó, như nước chảy mây bay. Thơ ông nhiều người biết đến, không chỉ những người cùng thời ông mà đến tận hôm nay và mai sau bởi những giá trị đó sẽ tồn tại vĩnh hằng. Cái dễ dàng đi vào lòng của mọi người là những vần thơ trong sáng, mộc mạc, dễ hiểu gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày, nó còn là điều kiện tốt, là cơ sở đầu tiên cho người viết nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu cái giá trị rất riêng làm nên nhà thơ Nguyễn Khuyến. Thành công góp phần không nhỏ làm nên giá trị của nhà thơ, chúng ta không thể kể đến đó là Câu hỏi tu từ. Với đề tài “Câu hỏi tu từ trong thơ Nguyễn Khuyến”, người viết mong muốn góp phần nhỏ của mình, để có cái nhìn toàn diện về đặc sắc nghệ thuật trong thơ ca 3 của ông. Đề tài này còn mang lại niềm thú vị cho người viết trong quá trình nghiền ngẫm để tìm ra những dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đây là dịp để người viết củng cố, mở rộng những kiến thức cho mình, đặc biệt là khả năng vận dụng lý thuyết của ngôn ngữ học vào lĩnh hội tác phẩm văn chương. Cùng với sự ngưỡng mộ tài năng và những phẩm chất cao quý của ông, người viết càng muốn đi sâu vào phân tích, tìm hiểu tác phẩm nhằm hiểu thêm về tư tưởng, tâm tư tình cảm của nhà thơ. Đó là lí do để người viết chọn đề tài này. 2. Lich sử vấn đề Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Đỗ Thị kim Liên xếp Câu hỏi tu từ (CHTT) vào loại có hình thức là câu hỏi nhưng mục đích không tương ứng. Tác giả nhận định: “Trong loại này, mục đích, ý định thông tin của người nói nằm chính ngay câu hỏi đó, vì vậy không cần người nghe đáp lại. Người nói chọn hình thức thể hiện ở dạng câu hỏi nhằm mục đích tu từ, tác dụng đến người nghe một cách tinh tế, biểu cảm hơn” [12; tr.137] Trong quyển trình tiếng Việt, tác giả Bùi Tất Tươm đã đưa ra ý kiến của mình về đặc điểm, cách phân loại, giá trị của CHTT (chuyển đổi tình thái câu). Tác giả cho rằng CHTT là kiểu câu chuyển đổi tình thái thường gặp trong tiếng Việt. Về phân loại tác giả phân CHTT thành bốn loại: CHTT - khẳng định, CHTT - cảm thán, CHTT khiến lệnh và CHTT - phủ định [18;tr. 254]. Về giá trị CHTT tác giả nhận định: “Trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, CHTT giúp nhà văn miêu tả sâu sắc nhân vật, nó khơi dậy những suy tưởng cho người đọc. Trong phong cách ngôn ngữ chính luận, biện pháp này tạo ra sự đồng cảm ở người đọc, nó làm cho lời văn ngắn gọn, bình dị, thân mật, lí luận đỡ khô khan, và cách trình bày thêm phần sinh động, gợi cảm” [18; tr.255]. Trong quyển Phong cách học tiếng Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa đã xếp CHTT vào kiểu câu chuyển đổi tình thái. Hai tác giả này cho rằng: “Trong văn chương, đặc biệt là lối văn luận chiến, loại CHTT được sử dụng để buộc đối thủ phải chấp nhận luận điểm của mình. Hồ Chủ Tịch đã nhiều lần dùng kiểu câu này trong các diễn văn đọc ở Quốc hội và ở lời kêu gọi, thực chất là để vạch trần âm 4 mưu xâm lược của đế quốc Mỹ và sự lúng túng của kẻ xâm lược trước dư luận thế giới ” [10;tr. 299]. Trong quyển 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, tác giả Đinh Trọng Lạc đưa ra khái niệm về CHTT, dạng thức và hiệu quả của nó. Về dạng thức và hiệu quả, tác giả nhận định: “Trong thơ ca thường thấy sau CHTT có ý nghĩa khẳng định là sự miêu tả đầy hình ảnh và cảm xúc và nhiều khi CHTT là nhằm bộc lộ một tâm tư, tình cảm, cảm xúc của người nói [9;tr. 195] hay: “CHTT thường có ý nghĩa khẳng định làm cho hình tượng văn học đẹp đẽ lên gấp bội” [9; tr.194] hay “có lúc CHTT có ý nghĩa phủ định một ý tưởng, cũng là để diễn tả một tâm trạng, tình cảm, cảm xúc” [9;tr.195]. Theo tác giả Nguyễn Văn Nở, trong quyển Giáo trình phong cách học tiếng Việt, tác giả có cùng nhận định với Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra nhận định về CHTT: “Kiểu câu này thường được dùng trong văn chính luận, nhằm để bày tỏ quan điểm, sự đánh giá, cảm xúc của tác giả về một vấn đề nào đó, đồng thời cũng góp phần tăng thêm sức thuyết phục của lời nói. Trong văn chương, CHTT được dùng có thể gây nên cảm xúc mạnh mẽ”[15; tr.179] Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt (tập hai), tác giả Diệp Quang Ban đưa ra nhận định về CHTT: “Đó là cách dùng câu nghi vấn không cần sự trả lời, và nhiều khi hỏi về những điều đã biết, nhằm thu hút sự quan tâm và làm cho thế văn trở nên hoạt bát” [1; tr. 235]. Tác giả Phạm Thị Như Hoa trong bài nghiên cứu “CHTT có tình thái hỏi khẳng định trong thơ Chế Lân Viên”, đề cập sơ lược về khái niệm, chức năng và mục đích sử dụng CHTT. Tác giả nhận định: “Người ta sử dụng CHTT chủ yếu vì tình thái và sự biến đổi tình thái” [5; tr. 58]. Tác giả cho rằng CHTT là dạng câu hỏi đa tình thái và chỉ ra cách nhận diện chúng: “Để nhận ra tình thái đích thực của CHTT trong thơ trữ tình, người đọc phải dựa chủ yếu vào ngữ cảnh tu từ”[5; tr. 59]. Nhìn chung, nhiều công trình nghiên đề cập đến: khái niệm, phân loại và tác dụng của CHTT. Đó sẽ là nguồn tư liệu quý giá để định hướng cho người nghiên cứu, đánh giá đúng hiệu quả của “CHTT trong thơ của Nguyễn Khuyến”. 5 Về đề tài “CHTT trong thơ Nguyễn Khuyến”, cụ thể vẫn chưa có tài liệu nào đề cập đến. Nhưng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập thơ Nguyễn Khuyến. Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu . Quyển Nguyễn Khuyến – thơ có đề cập đến vấn đề cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến. Đồng thời, cuốn sách này “giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của mỗi thể loại, mỗi đề tài để bạn đọc cảm nhận và hiểu sâu thêm về Nguyễn Khuyến - nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” [;tr.6] Trong quyển Luận đề về Nguyễn Khuyến, Trần Ngọc Hưởng đề cập sơ nét về tác giả Nguyễn Khuyến và đôi nét về thơ của ông. Trong thơ, ông lên án quan lại thối nát và giả dối, chế giễu những kẻ chạy theo đồng tiền, chạy theo quyền lợi vật chất làm việc bỉ ổi mất nhân cách, đả kích việc học lúc bấy giờ. Thơ của ông còn có nhiều bài viết về nông thôn rất đáng chú ý. Ông dựng lên bức tranh cuộc sống nông thôn một cách chân thực và sinh động, với những bài thơ này, ông xứng đáng được gọi là nhà thơ nông thôn. Trong những bài thơ khác của ông còn có cảnh nông thôn ngày giáp tết, nước lụt…Không chi miêu tả thiên nhiên, ông còn nói lên tâm tình của người nông dân. Trong thơ của ông còn thấy được tình cảm của Nguyễn Khuyến chan hòa được với tình cảm của con người nông thôn. Về ngôn ngữ thì ngôn ngữ mang được cái duyên dáng, hóm hỉnh, sinh động của ngôn ngữ nông dân. Ngôn ngữ sử dụng rộng rãi ngôn ngữ của đời sống hàng ngày, của ca dao, tục ngữ” [7; tr. 8] Trong quyển Nguyễn Khuyến - tác giả và tác phẩm, tác giả Nguyễn Phạm Hùng đã đưa ra ý kiến của mình “về cách tiếp cận tiếng cười trong thơ của Nguyễn Khuyến, từ thái độ trào lộng khác nhau, và từ đó đi đến xác định tâm trạng khác nhau của ông trước con người và cuộc sống” [17; tr.366]. Cũng trong quyển Nguyễn Khuyến - tác giả và tác phẩm, tác giả Vũ Thanh đã đề cập đến vấn đề “tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào”. Ông khẳng định “Nguyễn Khuyễn không chỉ viết nhiều về người khác, cười người khác mà ông còn viết khá nhiều về mình, tự cười mình cũng nhiều. Nhưng về cơ bản gía trị tư tưởng nghệ thuật lớn nhất ở đây là sự phản ánh sâu sắc tâm trạng trữ tình của tác giả qua từng chặng đường, qua từng cảnh ngộ của cuộc sống, những biến đổi của 6 thời cuộc và sự trưởng thành của nhận thức”[17; tr.371]. Tâm trạng của Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào “tập trung thể hiện ở hai giọng điệu trào phúng tiêu biểu, thể hiện hai loại thái độ đối với bản thân” [17; tr. 371]. Trong quyển Đến với thơ Nguyễn Khuyến, tác giả Nguyễn Xuân Hiếu và Trần Mộng Chu đã đưa ra nhận định: Nguyễn Khuyến là một thi sĩ yêu nước, từ một bộ phận thơ ca thể hiện tậm trạng u uất, đau đớn, dằn vặt của ông trước cảnh quốc phá gia vong. Từ một bộ phận thơ ca này hai tác giả đi đến khẳng định: “Nguyễn Khuyến là thi sĩ yêu nước” [3;tr. 722]. Và cũng từ quyển Đến với thơ Nguyễn Khuyến, ở phương diện khác, hai tác giả này có đề cập đến vấn đề không kém phần quan trọng, những bài thơ thiên về tình bạn. Về phương diện này tác giả tỏ ra yêu bạn bằng cả tấm lòng chân thành, nồng hậu [3;tr. 749] Trong quyển Đến với thơ Nguyễn Khuyến, tác giả Vũ Tân có đề cập đến vấn đề nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Khuyến, tác giả đưa ra nhận định: “Nghệ thuật thơ văn của Nguyễn Khuyến về căn bản do yêu cầu của nội dung tư tưởng trong thơ ông quy định. Thơ ông biểu hiện sự quan tâm của ông đối với tổ quốc, đối với nhân dân. Thơ của ông là hình thái biểu đạt tư tưởng, tình cảm để phục vụ chính trị, phục vụ lý tưởng nho giáo chân chính của ông” [ 3;tr.781]. Điều đó được thể hiện ở nghệ thuật ám dụ, ở nội dung tư tưởng cao, hình thức nghệ thuật tinh tế, ở cách dùng điển tích để nêu dụng ý, ở đề tài chọn lọc, ở hình tượng sinh động; ở tính chất chăm biến, trào lộng, hay ở ngôn ngữ xác thực gợi tả. Trong quyển Nguyễn Khuyến - tác giả và tác phẩm, tác giả Nguyễn Lộc đã đề cập đến vấn đề ý thức trách nhiệm, những tình cảm của ông đối với con người và những phẩm chất cao quý cuả nhà thơ trước và sau khi làm quan. Và cũng trong quyển Đến với thơ Nguyễn Khuyến, tác giả Nguyễn Lộc đã đề cập đến vấn đề: Nguyễn khuyến một nhà thơ nông thôn. “Cái độc đáo của riêng nhà thơ là những vần thơ viết về nông thôn, bao gồm những vần thơ viết về con người, cảnh vật thiên nhiên và những phong tục tập quán. Về phương diện này không có một nhà thơ đương thời và trước đó viết được bằng ông [17 ;tr.426]. Thực tế đã cho thấy sức sống và vị trí của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong nền văn học Việt Nam. Thơ văn của tác giả như một sinh thể có đời sống riêng, có vị trí 7 và tầm quan trọng riêng, và nếu thiếu nó thì nền văn học trung đại dường như có một khoảng trống không thể lấp được. Thấy được giá trị sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học dành thời gian, tâm huyết để nghiên cứu thơ văn của tác giả. Việc nghiên cứu thơ văn của ông đã đạt được rất nhiều thành tựu, ở các phương diện khác nhau: sưu tầm, dịch thuật, nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp, nội dung, nghệ thuật thơ văn của ông. Nhiều bài viết, công trình có giá trị khoa học cao khi nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Khuyến ở nhiều khía cạnh khác nhau. 3. Mục đích yêu cầu Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, tài năng nghệ thuật cũng như những đóng góp của ông đã rất đáng quý và có giá trị lâu dài trong lịch sử văn học dân tộc. Độc giả thường biết nhiều đến ông bởi những vần thơ thiên nhiên, làng cảnh Việt Nam, các nhà nghiên cứu thì lại thường tiếp cận về nghệ thuật ở phương diện bút pháp tả thực, hình ảnh ẩn dụ, tính chất trào phúng hay tự trào trong thơ ông. Còn về đề tài “CHTT trong thơ Nguyễn Khuyến” thì vẫn chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào nói đến một cách sâu sắc và toàn diện. Chính vì vậy, với đề tài “CHTT trong thơ Nguyễn Khuyến”, người viết hy vọng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những nét đặc sắc của Nguyễn Khuyến trong việc vận dụng những thủ pháp nghệ thuật tu từ. Đồng thời, đó là điều kiện tốt để người viết củng cố và trao dồi những kiến thức về mặt ngôn ngữ học, tăng khả năng tìm tòi, sự nhạy bén khi tiếp cận tác phẩm văn chương, đặc biệt là về mặt nghệ thuật của nó. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu “CHTT trong thơ Nguyễn Khuyến”, người viết sẽ thêm cơ hội để hiểu hơn cuộc đời, tư tưởng, tài năng, nhân cách sống và phong cách sáng tác của nhà thơ. Đây là vốn kiến thức quý báu, phục vụ cho người viết rất nhiều trong việc giảng dạy ở trường phổ thông. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài “CHTT trong thơ Nguyễn Khuyến”, chúng tôi tập trung đi sâu khai thác hiệu quả của CHTT trong tập thơ Nôm của ông, trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết CHTT trong các công trình Phong cách học, Ngữ pháp học. 8 Ngoài tài liệu đã nói ở trên, người viết còn sử dụng ngữ liệu từ quyển “Nguyễn Khuyến - tác giả và tác phẩm” do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (Nhà xuất bản Giáo dục – 2007), và quyển “Nguyễn Khuyến – tác giả và tác phẩm” do Nguyễn Văn Huyền sưu tập, biên dịch – giới thiệu (Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh – 2000). 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài “CHTT trong thơ Nguyễn Khuyến”, người viết sử dụng một số phương pháp : Trước hết, người viết tìm nguồn tài liệu đề cập đến lý thuyết CHTT. Sau đó, người viết sử dụng phương pháp tổng hợp, nhằm hệ thống hóa một số vấn đề về lý thuyết CHTT. Với phương pháp này người viết sẽ có cái nhìn bao quát về đối tượng nghiên cứu . Kế tiếp, người viết tiến hành thống kê, phân loại thơ ca ông để tạo nền tảng triển khai vấn đề. Cuối cùng người viết tiến hành phân tích, chứng minh để thấy mục đích, giá trị sử dụng “CHTT trong thơ Nguyễn Khuyến”. 9 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÂU HỎI VÀ CÂU HỎI TU TỪ 1.1. Khái quát về câu hỏi 1.1.1. Khái niệm câu hỏi Theo Trịnh Mạnh và Nguyễn Huy Đàn: “Câu hỏi nhằm mục đích nêu lên điều muốn hỏi, điều băn khoăn, thắc mắc nói chung, cần người nghe trả lời” [14; tr.150]. Theo Bùi Tất Tươm: “Câu hỏi là câu biểu thị một thông báo bao hàm nội dung hỏi về sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật, về sự việc (được nêu ở thông báo) và về tình huống của sự việc [19; tr.200] Ví dụ: - Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? - Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao? Các tác giả Hồng Dân, Cù Đình Tú, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tươm cho rằng: “Câu hỏi là câu dùng để hỏi một điều chưa biết, nói chung điều cần biết ấy đòi hỏi phải được trả lời [2 ;tr.48] Ví dụ: - Cậu làm bài tốt chứ? - Sao cậu lại làm thế? Tác giả Diệp Quang Ban đưa ra khái niệm về câu hỏi như sau: “Câu nghi vấn thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, 10 giả thích của người tiếp nhận câu đó. Về mặt hình thức, câu nghi vấn cũng có những dấu hiệu đặt trưng” [1;tr.226] Tác giả cho rằng câu nghi vấn tiếng Việt được cấu tạo nhờ các phương tiện sau đây: - Các đại từ nghi vấn, - Kết từ hay (với ý nghĩa lựa chọn), - Các phụ từ nghi vấn, - Các tiểu từ chuyên dụng, - Ngữ điệu thuần túy (chỉ kể trường hợp không có các phương tiện nêu trên) Tác giả Đỗ Kim Liên cho rằng: “Câu hỏi dùng để thể hiện sự nghi vấn của người nói về một vấn đề gì đó và mong người nghe đáp lại. Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi (?)” [12; tr.134]. Ví dụ: - Cô ấy có con ? - Phải. Tác giả Nguyễn Thị Lương cho rằng: “Câu hỏi là câu được người nói dùng để nêu điều mình chưa biết và mong muốn được ng ười nghe hồi đáp. Ngắn gọn hơn có thể hiểu: câu hỏi là câu dùng để thực hiện hành vi hỏi” [13 ;tr.125] Ví dụ: - Con có nhận ra con không ? - Bạn có dịp đến thăm Việt Nam chưa? Nhìn chung câu hỏi (câu nghi vấn) có những đặt điểm sau: - Nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi. - Cần người nghe trả lời. - Cấu tạo bởi từ nghi vấn. 11 - Cuối câu thường có dấu chấm hỏi. 1.1.2. Phân loại câu hỏi Về phân loại câu hỏi, hiện nay có rất nhiều cách phân loại khác nhau, nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau: dựa vào mục đích sử dụng, dựa vào những từ ngữ chuyên dụng... dẫn đến sự không thống nhất về cách phân loại. Tuy là khác về tiêu chí nhưng các nhà nghiên cứu đã khảo sát toàn diện và đầy đủ về cách phân loại câu hỏi. 1.1.2.1. Quan điểm của Diệp Quang Ban Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt (tập hai) tác giả câu nghi vấn phân thành bốn loại. a. Câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn “Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn thường để hỏi vào những thời điểm xác định trong câu, điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Do đó, ngay cả khi câu bị tách ra khởi tình huống nói và ngữ cảnh cũng có thể nhận biết được diểm hỏi. Có thê gọi đây là câu nghi vấn rõ trọng điểm” [1;tr.227]. Theo tác giả đại từ nghi vấn thường gặp: ai, gì, nào,(như) thế nào, sao, bao nhiêu, mấy, bao giờ, bao lâu, đâu… Ví dụ: - Ai anh chưa biết ? (Người này tôi chưa biết) - Vì sao (mà) họ vẫn chưa đến ? b. Câu nghi vấn có kết từ “hay” và câu nghi vấn có phụ từ nghi vấn “Câu nghi vấn có kết từ hay dùng để hỏi có hạn chế trong khả năng trả lời một trong những đề nghị đưa ra. Vì vậy, kiểu câu này được gọi là kiểu câu nghi vấn lựa chọn. Nếu những khả năng đưa ra trong câu nghi vấn đều không lựa chọn thì phải trả lời bằng câu bác bỏ toàn bộ chúng” [1 ;tr.229]. Ví dụ : - Anh đi hay tôi (đi) ? 12 - Anh về hay ở lại? c. Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng: “Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng, nếu không được dùng kèm với các phương tiện khác nhau thì điểm hỏi trong câu sẽ rất mơ hồ khi câu đứng riêng. Vậy ta có thể gọi đây là kiểu câu nghi vấn không rõ trọng điểm” [1 ;tr.232]. Những tiểu từ chuyên dụng hay gặp là: à, ư, a, nhỉ ,nhé, hả ,hở, chứ, chớ. Vị trí các từ này thường ở cuối câu. Ví dụ: - Bác (anh, mày) lấy quyển này à (ư) ? - Bác (anh) lấy quyển này ạ? d. Câu nghi vấn dùng ngữ điệu: “Cách sử dụng câu nghi vấn chỉ thuần túy dựa vào ngữ điệu được chấp nhận rộng rãi là trong câu hỏi có ý tương phản mở đầu bằng kết từ còn. Đặc trưng ngữ điệu của kiểu này là sự năng cao giọng ở cuối câu” [1 ;tr.234]. Ví dụ : - Còn nguy cơ thứ ba? 1.1.2.2. Quan điểm của Nguyễn Kim Thản Trong quyển Nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Viêt, tác giả căn cứ vào tính chất câu hỏi và có mặt của những từ để hỏi, đã chia câu hỏi ra làm bốn loại nhỏ. Cụ thể như sau: a. Câu hỏi toàn bộ: Đó là câu hỏi trong đó ta nêu lên điều muốn biết, điều cần trả lời ở toàn bộ câu nói. Ví dụ: - Anh ấy giận mình chăng ? - Phải chăng đế quốc Mỹ tôn trọng quyền con người ? 13 b. Câu hỏi bộ phận: Đó là loại câu hỏi trong đó ta nêu lên điều muốn biết, điều cần trả lời ở một điểm nào đó, tức một phần nào đó trong câu. Câu hỏi bộ phận cấu tạo bằng cách đặt vào bộ phận cần hỏi một trong những đại từ để hỏi: ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu thay cho từ tương ứng. Ví dụ: - Ai biết ? - Chị làm gì ? c. Câu hỏi lựa chọn: Đó là câu hỏi trong đó có sẵn ít nhất là hai điều để người nghe lựa chọn lấy một mà trả lời. Ví dụ: - Anh đi hay anh ở ? - Hôm nay hay ngày mai anh đi ? d. Câu mở rộng: Đó là câu hỏi trong đó vừa có phần hỏi có tính chất bộ phận, vừa có phần hỏi có tính chất lựa chọn. Ví dụ: - Anh có đi đâu không ? (so sánh với : Anh đi đâu ? Anh có đi không ?) - Anh có biết ai không ? ( so sánh với : Anh biết ai ? Anh có biết không ?) 1.1.2.3. Quan điểm của Đào Thanh Lan Trong quyển Cơ sở tiếng Việt, tác giả phân câu hỏi thành sáu loại. Cụ thể: a. Câu hỏi chính danh: Đó là những câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về sự kiện hoặc một tham số nào đó của sự kiện được tiền giả định biểu thị là hiện thực. 14 Ví dụ: - Anh có gặp Hiền không ? - Hôm qua anh không đến họp là tại sau ? b. Câu nghi vấn có giá trị cầu khiến: Theo tác giả câu hỏi có giá trị cầu khiến là câu có hình thức hỏi nhưng có hành động ngôn trung là yêu cầu. Kiểu câu này tạo ra cách diễn đạt lịch sự, tế nhị nội dung yêu cầu. Ví dụ: - Ông có bút không ? - Ông có chờ được một lát không ? c. Câu hỏi có giá trị khẳng định: Đây là những câu có hình thức hỏi mà hoạt động ngôn trung là khẳng định. Ví dụ: - Ai chẳng biết điều ấy ? - Sao tôi lại không hiểu ? d. Câu hỏi có giá trị phủ định: Loại câu này rất thông dụng trong tiếng Việt, gồm hai kiểu nhỏ: - Kiểu thứ nhất là kiểu câu dùng từ hỏi như: ai, gì, mấy, sao, bao nhiêu, bao giờ hoặc dùng trong danh ngữ có định tố hỏi: gì, nào. Ví dụ: - Đèn tối thế này ai mà học được ? - Việc này một mình tôi làm sao quyết định được ? - Kiểu thứ hai là kiểu câu mà hình thức là hỏi nhưng chỉ có giá trị ngôn trung duy nhất là phủ định, được cấu tạo theo một trong các phương thức sau: Dùng câu “có đâu” để trả lời. 15 Đặt “có phải” ở đầu một câu trần thuật và từ “đâu” ở cuối câu Ví dụ: - Có phái tôi muốn chê anh đâu ? e. Câu có giá trị phỏng đoán, ngờ vực: Đây là những câu hỏi bắt đầu bằng cụm từ phải chăng, hay là, không biết, đặt trước một cú (cú có cấu trúc Đề - Thuyết giống câu, nhưng được dùng ở những chức năng ngữ pháp là một thành của câu, là vế câu) hoặc bắt đầu có thể bằng từ liệu” đặt trước một cú và kết thúc thường bằng từ chăng, không biết, không nhỉ bày tỏ thái độ phỏng đoán, ngờ vực đối với tính tính chính xác của mệnh đề trong câu. Ví dụ: - Liệu bà ta có biết việc này chăng ? - Cô ta có gặp ai không nhỉ ? ê. Câu hỏi có giá trị cảm thán: Đó là kiểu câu có hình thức hỏi (có từ hỏi) như : biết bao, biết mấy, biết bao nhiêu, làm sao, chưa, chừng nào, nhằm biểu thị sắc thái cảm xúc, không hề yêu cầu trả lời. Ví dụ: - Hay biết chừng ! 1.1.2.4. Quan điểm của Đỗ Thị Kim Liên Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt, tác giả, phân câu hỏi thành năm loại như sau: a. Câu hỏi có đại từ nghi vấn: “Loại này dùng để hỏi những điểm xác định trong câu. Điểm hỏi là điểm chứa đại từ nghi vấn. Ở câu đáp, nội dung thông tin thường làm sáng tỏa những trọng điểm hỏi đó” [12 ; tr.134]. Ví dụ: 16 - Chú bắt được ở đâu mà nhiều cá rô thế ? - Ở ngoài đồng (Hỏi về vị trí) - Anh được mấy cháu rồi ? - Hai đứa, một trai, một gái( Hỏi về số lượng) b. Câu hỏi có cặp phó từ: Có…không ? Có…chưa ? Đã…chưa ? Xong…chưa ? Có phải…không ? Ví dụ: - Em đã xem bài lại xong chưa ? - Rồi. c. Câu hỏi có từ chọn lựa: hay… Câu hỏi loại này thường hướng đến một trong hai khả năng nên được gọi là câu hỏi lựa chọn. Ví dụ: - Mình đọc hay tôi đọc ? - Tôi đọc ( lựa chọn cả c – v) d. Câu hỏi dùng tình thái từ biểu thị sắc thái nghi vấn: Chúng gồm những tình thái từ sau: “à, ư, a, hả, hở, chứ, chăng…”. Loại này, điểm hỏi sẽ rất mơ hồ khi đứng riêng. Vì vậy, câu đáp thường phải dựa vào ngữ cảnh.. Ví dụ: 17 - Cô Loan đứng kia hả ? - Chiều có phim hở, chị ? đ) Câu hỏi dùng ngữ điệu: Loại này thường nâng cao giọng ỏ cuối câu vì không có những phương tiện nghi vấn hỗ trợ. Thông thường phải có một câu tường thuật (khẳng định hay phủ định đứng trước). Ví dụ: - Nhưng còn một cái tao chưa có ? - Cái gì ? - Sự nghiệp. 1.1.2.5. Quan điểm của Nguyễn Thị Lương Trong quyển Câu tiếng Việt, tác giả cho rằng câu hỏi được nhận diện nhờ các hình thức sau: a. Các phó từ nghi vấn. “Tiếng Việt thường sử dụng các cặp phó từ sau để thực hiện hành vi hỏi: có … không, đã…chưa, có phải… không,… xong chưa”[13; tr.193]. Ví dụ: - Con đã làm bài xong chưa? b. Phương tiện để hỏi là quan hệ từ lựa chọn hay Ví dụ: - Anh hay tôi đi đâu? Các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, bao giờ, đâu, bao nhiêu,… c. Hình thức hỏi là các tiểu từ tình thái: TiếngViệt thường dung các tiểu từ tình thái sau để hỏi: à, ư, nhỉ, nhé, chắc, chăng, chứ, sao, phỏng, ả, hả,… 18 Ví dụ: - Tôi đi nhé! * Sau đây là bảng tóm tắt các quan điểm tác giả về cách phân loại câu hỏi: Tên tác giả Phân loại câu hỏi Câu nghi vấn có đại từ nghi vấn Diệp Quang Ban Câu nghi vấn có kết từ hay và câu nghi vấn có phụ từ nghi vấn Câu nghi vấn có tiểu từ chuyên dụng Câu nghi vấn dùng ngữ điệu Câu hỏi toàn bộ Nguyễn Kim Thản Câu hỏi bộ phận Câu hỏi lựa chọn Câu hỏi rộng Câu hỏi chính danh Câu hỏi có giá trị cầu khiến Câu hỏi có giá trị khẳng định Đào Thanh Lan Câu hỏi có giá trị khẳng định Câu hỏi có giá trị phỏng đoán, ngờ vực Câu có giá trị cảm thán Câu hỏi có đại từ nghi vấn Câu hỏi có cặp phó từ Câu hỏi có quan hệ từ lựa chọn Đỗ Thị Kim Liên Câu hỏi dùng tình thái từ biểu thị sắc thái nghi vấn Câu hỏi dùng ngữ liệu 19 Các phó từ nghi vấn Phương tiện để hỏi là quan hệ từ lựa chọn Nguyễn Thi Lương “hay” Các đại từ nghi vấn Hình thức hỏi là các tiểu từ tình thái Nhận xét: Nhìn chung hiện nay có nhiều cách phân loại khác nhau, nên dẫn đến sự không thống nhất. Tuy là khác về tiêu chí nhưng các nhà nghiên cứu đã khảo sát toàn diện và đầy đủ về phân loại câu hỏi. 1.2. Khái quát về câu hỏi tu từ 1.2.1. Khái niệm câu hỏi tu từ Theo các tác giả Bùi Tất Tươm, Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Thị Quy, Hoàng Diệu Minh:“Câu hỏi tu từ không yêu cầu phải trả lời. Đó chính là loại câu hỏi hướng sự chú ý của người đọc (nghe) vào một nội dung nhất định nhằm khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc (nghe) và tăng cường sức biểu cảm cho bài văn” [18 ; tr.254]. Ví dụ : Ôi ! Cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc, Hạnh phúc nào không là hạnh phúc đầu tiên ? (Chế Lan Viên) Các tác giả còn khẳng định: “Trong câu hỏi tu từ ý nghĩa nghi vẫn không phải là quan trọng, ý nghĩa tình thái bổ sung mới là ý nghĩa mà người viết (nói) muốn nhấn mạnh và người đọc (nghe) cần phải chú ý. Hỏi chỉ là cách thức thể hiện chứ không phải mục đích” [18; tr.254]. Tác giả Diệp Quang Ban cho rằng: “Một thói quen cổ truyền trong việc xem xét câu nghi vấn là nêu lên hiện tượng trong câu nghi vấn tu từ học. Đó là cách dùng câu nghi vấn không cần câu trả lời và nhiều khi hỏi về những điều đã biết, nhằm thu hút sự quan tâm và làm cho thế văn trở nên hoạt bát” [1; tr.234]. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan