Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Câu hỏi trắc nghiệm hoá 9 phần 1...

Tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm hoá 9 phần 1

.DOC
16
662
83

Mô tả:

Câu hỏi trắc nghiệm Hoá 9 CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Câu 1: HH0901CSB Thành phần chính của vôi sống có công thức hoá học là: A. Ca(OH)2 B. CaCO3 C. CaO D. CaSO4 PA: C Câu 2: HH0901CSB Chất làm giấy quỳ tím ẩm hoá đỏ là: A. CaO B. SO2 C. Na2O D. CO PA: B Câu 3: HH0901CSB Dãy chất đều là oxit: A. NaOH ; Ca(OH)2 ; Mg(OH)2 ; Fe(OH)2 B. NaCl ; CaCl2 ; MgCl2 ; FeCl2 C. Na2O ; CaO ; MgO ; FeO D. Na ; Ca ; Mg ; Fe PA: C Câu 4: HH0901CSH Dãy chất đều là oxit axit: A. CO2 ; SO3 ; P2O5 ; N2O5. B. CO ; SO3 ; P2O5 ; NO. C. CaO ; K2O ; Na2O ; BaO. D. CO ; CaO ; MgO ; NO. PA: A Câu 5: HH0901CSH Một hợp chất oxit của sắt có thành phần về khối lượng nguyên tố sắt so với oxi là 7: 3. Vậy hợp chất đó có công thức hoá học là: A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Fe(OH)2 PA: C Câu 6: HH0901CSH Cho 140 kg vôi sống có thành phần chính là CaO tác dụng với nước thu được Ca(OH) 2.Biết vôi sống có 20% tạp chất không tác dụng với nước.Vậy lượng Ca(OH)2 thu được là: A. 147 kg B. 140 kg C. 144 kg D. 148 kg PA: D Câu 7: HH0902CSB Dãy chất đều là axit: A. K2O ; Na2O ; CaO ; BaO B. HCl ; H2SO4 ; H2S ; HNO3 C. KOH ; NaOH ; Ca(OH)2 ; Ba(OH)2 D. KHCO3 ; NaHCO3 ; Ca(HCO3)2 ; Ba(HCO3)2 PA: B Câu 8: HH0902CSB Để xác định trong thành phần của axit clohiđric có nguyên tố hiđro, người ta tiến hành thí nghiệm cho axit clohiđric tác dụng với A. các kim loại như Fe, Zn, Al). B. các phi kim như S, P , C. C. các kim loại như Cu, Ag, Au. D. các phi kim như O2 ; N2 ; Cl2. PA: A Câu 9: HH0902CSB Cho các oxit axit sau: CO2 ; SO3 ; N2O5 ; P2O5 . Dãy axit tương ứng với các oxit axit trên là: A. H2CO3 ; H2SO3 ; HNO3 ; H3PO4 B. H2CO3 ; H2SO4 ; HNO3 ; H3PO4 C. H2CO3 ; H2SO4 ; HNO2 ; H3PO4 D. H2SO3 ; H2SiO3 ; HNO3 ; H3PO4 PA: B Câu 10: HH0902CSH Để phân biệt dung dịch H2SO4 với dung dịch HCl người ta có thể sử dụng hoá chất là: A. BaCl2 B. NaCl C. KCl D. K2SO4 PA: A Câu 11: HH0902CSH Cho 10g dung dịch HCl 36,5% hoàn toàn vào hỗn hợp bột nhôm và đồng, người ta thu được a gam khí H2. Giá trị của a là: A. 0,1. B. 0,05. C. 0.25. D. 0.01. PA: A Câu 12: HH0903CSB Dung dịch làm giấy quỳ tím chuyển xanh là: A. HCl B. NaOH C. NaCl D. H2SO4 PA: B Câu 13: HH0903CSB Phát biểu nào về bazơ sau đây là đúng? A. Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 nhóm hiđroxit. B. Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 2 hay nhiều phi kim. C. Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit. D. Bazơ là hợp chất mà trong phân tử có 1 nguyên tử phi kim liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit. PA: C Câu 14: HH0903CSB Dãy bazơ nào tương ứng với các oxit sau: Na2O ; CuO ; BaO ; Fe2O3? A. NaOH ; Cu(OH)2 ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)3 B. NaOH ; Cu(OH)2 ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)2 C. NaOH ; CuOH ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)3 D. NaOH ; CuOH ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)2 PA: A Câu 15: HH0903CSH Để phân biệt 2 ống nghiệm, một ống đựng dung dịch NaOH, một ống đựng dung dịch Ca(OH) 2, người ta có thể dùng hóa chất là: A. Quỳ tím. B. Quỳ tím ẩm. C. Dung dịch NaOH. D. Khí CO2. PA: D Câu 16: HH0903CSH Dẫn hoàn toàn 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 10 g NaOH, muối thu được có khối lượng là: A. 26,5g B. 13,25g C. 21g D.10,5g PA: C Câu 17: HH0903CSH Cho dung dịch chứa 20g NaOH vào dung dịch chứa 36,5g HCl, nếu thử môi trường sau phản ứng thì giấy quỳ tím sẽ A. không đổi màu. B. chuyển đỏ. C. chuyển xanh. D. chuyển trắng. PA: B Câu 18: HH0903CSH Hoà tan hoàn toàn 15,5g natri oxit vào nước để được 500ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch này là: A. 2M B. 1,5M C. 1M D. 0,5M PA: C Câu 19: HH0903CSH Hoà tan hoàn toàn 0,2g natrioxit vào 50ml nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml.Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: A. 14,2% B. 8,1% C. 6,1% D. 7,5% PA: A Câu 20: HH0904CSB Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4. Phản ứng này thuộc loại: A. Phản ứng thế B. Phản ứng hoá hợp C. Phản ứng trung hoà D. Phản ứng trao đổi PA: D Câu 21: HH0904CSB Dãy các chất đều là muối: A. Na2O ; FeO; Fe2O3 ; Al2O3 B. NaCl ; FeCl2 ; FeCl3 ; AlCl3 C. NaOH ; Fe(OH)2 ; Fe(OH)3 ; Al(OH)3 D. Na2O ; Fe(OH)2 ; Fe2O3 ; Al(OH)3 PA: B Câu 22: HH0904CSB Muối ăn có công thức hoá học là: A. NaCl B. Na2SO4 C. Na2CO3 D. Na2S PA: A Câu 23: HH0904CSH Để phân biệt được 2 dung dịch NaCl, Na2SO4 người ta có thể dùng dung dịch A. K2CO3 B. HCl C. H2SO4 D. BaCl2 PA: D Câu 24: HH0904CSH Trong nông nghiệp, người ta có thể dùng đồng (II) sunfat như một loại phân bón vi lượng để bón ruộng làm tăng năng suất cây trồng. Nếu dùng 5g chất này thì có thể đưa vào đất bao nhiêu gam nguyên tố đồng? A. 2g B. 3g C. 4g D. 5g PA: A Câu 25: HH0904CSH Cho 98g dung dịch H2SO4 20% vào dung dịch BaCl2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 40g B. 46g C. 46,6g D. 40,6g PA: C Câu 26: HH0905CSH Trong dãy biến hoá sau: +H O +CuSO +HCl 2 � X ����� 4 � Y ���� Na O ���� �Z 2 X, Y, Z lần lượt là: A. NaOH; Cu(OH)2 ; CuCl2 C. NaOH; Na2SO4 ; H2SO4 PA. A B. NaOH; Na2SO4 ; NaCl D. NaOH; Cu(OH)2 ; H2SO4 Câu 27: HH0905CSH Trong dãy biến hóa sau: O , xt +H O +BaCl 2 � X ���� 2 � Y ����� 2� Z SO ���� 2 X, Y, Z lần lượt là: A. SO3 ; H2SO3 ; BaSO3. B. SO3 ; H2SO3 ; BaSO4. C. SO3; H2SO4 ; BaSO4. D. SO3; H2SO4; BaSO3. PA: C Câu 28: HH0905CSH Cho các chất có tên gọi sau: Natri oxit, lưu huỳnh đioxit, canxi hiđroxit, axit sunfuric.Dãy công thức hoá học của các chất ứng với tên gọi trên lần lượt là: A. Na2O ; SO3 ; Ca(OH)2 ; H2SO4 B. Na2O ; SO2 ; Ca(OH)2 ; H2SO4 C. Na2O ; SO2 ; CaO ; H2SO4 D. Na2O ; SO3 ; Ca(OH)2 ; H2SO3 PA. B Câu 29: HH0905CSH Cho sơ đồ biểu thị những tính chất hoá học của hợp chất vô cơ sau: a, Oxit bazơ + (1) → bazơ (dd) b, Oxit axit + nước → (2) (dd) c) Bazơ → (3) + nước d, Axit (dd) + (4) (dd) → muối + axit Các số (1) (2) (3) (4) lần lượt là: A. Nước ; oxit bazơ ; axit; muối. B. Nước ; oxit bazơ ; muối ; axit. C. Nước ; muối ; axit ; oxit bazơ. D. Nước ; axit ; oxit bazơ ; muối. PA: D Câu 30: HH0905CSH Cho sơ đồ sau: CuO (2) CuCl2 (1) (4) (3) Cu(OH)2 Cu(NO3)2 Dãy số (1) (2) (3) (4) lần lượt là: A. Nhiệt phân ; HCl ; NaOH ; CuNO2 B. Nhiệt phân; NaCl ; CuOH ; AgCl C. Nhiệt phân; HCl ; CuSO4 ; AgNO3 D. Nhiệt phân; HCl ; NaOH ; AgNO3 PA: D Câu 31: HH0905CSV Để biến đổi sắt (II) oxit thành sắt (III) hiđroxit có thể dùng lần lượt hoá chất là A. HCl ; NaOH, không khí ẩm. B. NaOH ; HCl; không khí khô. C. NaOH ; nước; không khí ẩm. D. Nước ; NaOH; không khí khô. PA: A Câu 32: HH905CSV Cho sơ đồ biến hoá sau:   (1) (2) (3) P ��� � P O ��� � H PO ��� � Ca PO 2 5 3 4 3 4 2 Dãy chất nào sau đây phù hợp với vị trí (1) (2) (3)? A. O2 ; H2 ; CaO. B. O2 ; H2O ; CO. C. O2 ; H2O ; CO2. D. O2 ; H2O ; CaCO3. PA: D Câu 33: HH0905CSV Có 3 ống nghiệm chưa dán nhãn, mỗi ống đựng 1 dung dịch các chất sau đây: Na 2SO4 ; H2SO4 ; NaNO3. Để nhận ra các dung dịch trên cần dùng các thuốc thử lần lượt là: A. Natri clorua; quỳ tím B. Quỳ tím; natri clorua C. Quỳ tím; bari nitrat D. Quỳ tím, kali nitrat PA: C Câu 34: HH0905CSV Dãy gồm những cặp chất phản ứng được với nhau là : A. HCl và NaOH ; CO2 và Ca(OH)2 ; CO2 và HCl B. HCl và CO2 : NaOH và Ca(OH)2 ; KOH và Cu(NO3)2 C. HCl và Cu(NO3)2 ; CO2 và NaOH ; KOH và Cu(NO3)2 D. HCl và NaOH ; CO2 và Ca(OH)2 ; KOH và Cu(NO3)2 PA: D Câu 35: HH0905CSV Có 2 ống nghiệm, 1 ống đựng kiềm, 1 ống đựng bazơ không tan (đều ở trạng thái rắn, khan). Bằng phương pháp hoá học, có thể sử dụng hoá chất nào sau để phân biệt 2 chất đó ? A. H2O B. Dung dịch HCl C. Khí CO2 ẩm. D. NaCl PA: C Câu 36: HH0906CSB Để điều chế 5,6g canxi oxit, cần nhiệt phân bao nhiêu gam CaCO3 ? A. 10g B. 100g C. 50g D. 5g PA: A Câu 37: HH906CSB Cho 4 gam NaOH tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được a gam muối ăn. Giá trị của a là: A. 5,85. B. 58,5. C. 585. D. 0, 585. PA: A Câu 38: HH0906CSH Người ta thu được dung dịch NaOH khi trộn 50ml dung dịch Na 2CO3 1M với 50ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là: A. 2M B. 1M C. 1,5M D. 0,5M PA: B Câu 39: HH0906CSH 8g CuO tan hoàn toàn trong 500ml dung dịch HCl nồng độ x mol/lít. Giá trị của x là: A. 0,4 B. 0,2 C. 0,1 D. 0,3 PA: A Câu 40: HH0906CSH 8g oxit của 1 kim loại M hoá trị II tác dụng hoàn toàn với 98g dung dịch H 2SO4 10%. Công thức hoá học của oxit kim loại M là: A. MgO B. ZnO C. CuO D. FeO PA: C Câu 41: HH0906CSH Cho dung dịch chứa 0,1 mol BaCl 2 tác dụng hoàn toàn với 0,2 mol Na2SO4 thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 0,233g B. 2,33g C. 233g D. 23,3g PA: D Câu 42: HH0906CSV Cho 5g hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo thành 448ml khí (đktc). Khối lượng của muối CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là: A. 2g B. 3g C. 4g D. 1g PA: A Câu 43: HH0906CSV Sục hỗn hợp khí CO và CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 20g kết tủa còn lại 4,48 lít khí (đktc) không phản ứng. Thành phần phần trăm thể tích của CO2 trong hỗn hợp trên là: A. 25% B. 35% C. 20% D. 50% PA: D Câu 44: HH0906CSV Đốt cháy hoàn toàn 2,7g nhôm trong khí oxi. Hoà tan sản phẩm thu được trong dung dịch HCl 10%. Khối lượng dung dịch HCl 10% đủ để tham gia phản ứng trên là: A. 1095g B. 10,95g C. 109,5g D. 109,9g PA: C Câu 45: HH0906CSV Cho hoàn toàn 500ml dung dịch NaOH 2M vào 400 ml dung dịch HCl 5M, sau đó thử môi trường sau phản ứng bằng giấy quỳ tím, thấy hiện tượng nào sau? A. Quỳ tím chuyển vàng. B. Quỳ tím không đổi mầu. C. Quỳ tím chuyển xanh. D. Quỳ tím chuyển đỏ. PA: D Câu 46: HH0906CSV Cho 980g dung dịch H2SO4 10% hoàn toàn vào 400g dung dịch BaCl 2 5,2%.Nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau khi tách bỏ kết tủa là: A. H2SO4 dư (6,5%) ; HCl (0,54%) B. H2SO4 dư (5,5%) ; HCl (0,54%) C. BaCl2 dư (6,5%) ; HCl (0,54%) D. BaCl2 dư (5,5%) ; HCl (0,54%) PA: A CHƯƠNG II: KIM LOẠI Câu 46 HH0907CSB Đốt nóng một tờ giấy bạc làm bằng nhôm thấy phần không tiếp xúc với ngọn lửa cũng bị nóng lên, thí nghiệm trên chứng tỏ nhôm có tính chất A. dẫn điện. B. dẫn nhiệt. C. ánh kim. D. tính dẻo. PA: B. Câu 47 HH0908CSB Những kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là: A. Fe;Al. B. Cu; Fe. C. Ag; Al. D. Cu; Al. PA:A. Câu 48 HH0908CSH Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết: Mức độ hoạt động hóa học của kim loại (1) từ trái sang phải. Kim loại đứng trước (2) phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành (3) và giải phóng hiđro. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl; H 2SO4 loãng...) giải phóng (4). Kim loại đứng trước (trừ Na; K) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi (5). Các số 1;2;3;4;5 lần lượt là: A. giảm dần, magie, kiềm, khí hiđro, dung dịch muối. B. magie, giảm dần, kiềm, khí hiđro, dung dịch muối. C.kiềm, magie, giảm dần, khí hiđro, dung dịch muối. D. giảm dần, magie, khí hiđro, dung dịch muối, kiềm. PA:A Câu 49 HH0908CSH Dãy kim loại tác dụng được với Pb(NO3)2 là: A.Mg; Al; Zn; Fe. B. K; Mg; Al; Zn. C. K; Al; Zn; Cu. D. Mg; Al; Cu; Ag. PA:A. Câu 50 HH0909CSB Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, nhôm đứng ở vị trí nào? A. sau kẽm, trước magie. B. sau magie; trước kẽm. C. sau sắt; trước kẽm. D. sau kẽm; trước sắt PA: B. Câu 51 HH0909CSH Để phân biệt được kim loại nhôm với sắt, có thể sử dụng A. dung dịch kiềm. B. dung dịch muối magie. C. dung dịch muối kẽm. D. dung dịch axit sunfuric PA: A Câu 52 HH0909CSH Cho 5,4g bột nhôm vào dung dịch bạc nitrat dư. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam kết tủa bạc ? A. 648g. B. 6,48g C. 64,8g D.0, 648g PA:C. Câu 53 HH0910CSB Đốt sắt trong khí oxi thu được oxit sắt từ. Công thức hóa học của oxit sắt từ là: A.FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)2. PA:C. Câu 54 HH0910CSH Cho sơ đồ: X → XCl2 → X(NO3)2 → X ↓ XCl3 →X(OH)3 →X2O3 →X X là: A. Al. B. Fe. C. Mg. D.Cu. PA:B Câu 55 HH0910CSH Hãy hoàn thành đoạn sau: (1)và (2) đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác nhưng trong gang cacbon chiếm từ (3), còn trong thép hàm lượng cacbon (4). Các số 1;2;3;4 lần lượt là: A. gang; thép; 2-5%; dưới 2%. B. gang; thép; 2-5%; trên 2%. C. gang; thép; 3-6%; dưới 2%. D. gang; thép; dưới 2%; trên 2%. PA: A Câu 56 HH0911CSB Cách làm nào sau đây không giúp cho việc bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn? A. thả đinh sắt trong nước có hoà tan khí oxi. B. bôi dầu mỡ vào cuốc, xẻng. C. thêm vào thép một số kim loại như crom, niken. D. rửa sạch và lau khô dao làm bằng thép sau khi sử dụng. PA:A Câu 57 HH0912CSH Kim loại X có các tính chất: Nặng, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt; Phản ứng mạnh với dung dịch axit clohiđric; Có thể thế chỗ của Pb trong dung dịch muối. X là A.sắt. B. chì. C. đồng. D. bạc. PA: A. Câu 58 HH0912CSH Cho sơ đồ: Al2O3 → Y → X → XCl2 → X(OH)2 → XO ↓ XCl3 → X(OH)3 → X2O3. Kim loại X;Y lần lượt là: A. Al; Zn. B. Fe; Al. C. Al; Cu. D. Al; Mg. PA:B. Câu 59 HH0912CSV Có 4 kim loại là Al, Fe, Cu, Ag. Lấy mỗi lọ một ít bột kim loại cho vào các ống nghiệm và đánh số thứ tự 1;2;3;4. Sau đó nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm, thấy hiện tượng ở ống 1 có bọt khí xuất hiện; bột kim loại tan dần. Ống 2;3;4 : không thấy hiện tượng gì. Kết luận: ống 1 đựng A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Ag. PA: A. Câu 60 HH0912CSV Cho sơ đồ: Kim loại → bazơ → muối 1 → muối 2. Dãy chuyển hóa nào sau đây phù hợp với sơ đồ trên? A. Cu → CuO → CuSO4 → CuCl2. B. Na → NaOH → Na2SO4 → NaCl. C. Fe → FeO → FeSO4 → FeCl2. D. Mg → Mg(OH)2 →MgSO4 →MgCl2 PA:B. Câu 61 HH0913CSH Cho 5,6g bột sắt tác dụng hoàn toàn 400g dung dịch CuSO4 8%. Khối lượng chất rắn thu được là : A.640g B. 0,64g. C.6,4g D. 64g. PA:C. Câu 62 HH0913CSH Cho 10 hỗn hợp gồm nhôm và đồng vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng của Cu trong hỗn hợp là A. 5,4 gam. B. 2,4 gam. C. 4,6 gam. D. 5 gam. PA: C Câu 63 HH0913CSV Đất sét là chất khoáng chứa nhôm có trong tự nhiên. Thành phần của đất sét được biểu diễn bằng công thức Al2O3. 2SiO2. 2H2O.Thành phần phần trăm về khối lượng của nhôm có trong đất sét là: A. 20,93% B. 20% C. 10%. D. 10,93%. PA: A. Câu 64 HH0913CSV Cho 17,4g MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được chất khí màu vàng lục. Nếu người ta đem toàn bộ lượng khí này để đốt sắt thì khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là bao nhiêu gam ? A.74,7g B. 7,47g C. 0,747g. D. 747g. PA:B. Câu 65 HH0913CSV Cho bản sắt có khối lượng 50g vào dung dịch đồng sunfat. Sau một thời gian nhấc bản sắt ra và đem cân thì thấy khối lượng bản sắt là 52g. Biết rằng đồng sinh ra bám trên bề mặt của bản sắt. Số mol muối sắt tạo thành sau phản ứng là: A.1,25 mol. B. 2,5 mol. C. 0.125 mol. D. 0,25 mol. PA:D. CHƯƠNG III. PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC Câu 66 HH0914CSB Sản phẩm của phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn lần lượt lưu huỳnh, hiđro, cacbon, photpho, trong khí oxi dư là : A. SO2 , H2O, CO2 , P2O5 B. SO3 , H2O, CO2 , P2O5 C. SO2 , H2O, CO , P2O5 D. SO3 , H2O, CO , P2O5 PA: A Câu 67: HH0914CSH Cho sơ đồ biến đổi sau: Phi kim → Oxit axit (1) → Oxit axit (2) → Axit Dãy chất phù hợp với sơ đồ trên là: A. S → SO2 →SO3 → H2SO4 B. C → CO → CO2 → H2CO3 C. P →P2O3 → P2O5 →H3PO3 D. N2 → NO →N2O5 →HNO3 PA: A Câu 68 HH0913CSB Người ta căn cứ vào đâu để đánh giá mức độ hoạt động hoá học của phi kim ? A. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và oxi. B. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với phi kim và hiđro. C. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với hiđro và oxi. D. Khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro PA: D Câu 69: HH0915CSH Sục khí clo vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường, sản phẩm của phản ứng gồm: A. KCl, H2O, K2O B. KCl, KClO, H2O C. KCl, KClO3, H2O D. KClO, KClO3, H2O PA: B Câu 70 HH0915CSH Cho 5,6g kim loại M hoá trị III tác dụng với Cl2 dư thì thu được 16,25g muối.Vậy kim loại M là : A. Fe B. Al C. Cr D. Mg PA: A Câu 71 HH0916CSB Cacbon gồm những dạng thù hình nào? A. Kim cương, than chì, than gỗ. B. Kim cương, than chì, cacbon vô định hình . C. Kim cương, than gỗ, than cốc. D. Kim cương, than xương, than cốc. PA: B Câu 72 HH0916 CSH Trong luyện kim, người ta sử dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại ? A. Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, ... B. Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, ... C. Một số axit như HNO3; H2SO4; H3PO4, .... D. Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2, ... PA:A. Câu 73 HH0916 CSH Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO 2 trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua (1), sau đó dẫn khí còn lại qua (2) thấy có kết tủa màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở (1), (2) lần lượt là: A. Nước vôi trong; đồng (II) oxit nung nóng. B. Kali hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng. C. Natri hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng. D. Nước vôi trong, kali hiđroxit. PA: A Câu 74 HH0917CSB Các ngành sản xuất đồ gốm, xi măng, thuỷ tinh được gọi là công nghiệp silicat, vì: A. Đều chế biến các hợp chất tự nhiên của nhôm B. Đều chế biến các hợp chất tự nhiên của sắt C. Đều chế biến các hợp chất tự nhiên của silic D. Đều chế biến các hợp chất tự nhiên của cacbon PA: C Câu 75 HH0917CSH Trong thành phần của thuỷ tinh chịu nhiệt có 13% Na 2O; 15 %CaO; 72 %SiO2 (theo khối lượng). Công thức hoá học của loại thuỷ tinh này dưới dạng các oxit là: A. Na2O. CaO. 6SiO2 B. Na2O. 2CaO. 6SiO2 C. Na2O. 3CaO. 6SiO2 D. Na2O. 4CaO. 6SiO2 PA: A Câu 76 HH0918CSB Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: Điện tích hạt nhân là 12+; có 3 lớp electron;lớp ngoài cùng có 2 electron, vậy trong bảng tuần hoàn, X là: A. Magie. B. Canxi. C. Sắt. D. Nhôm. PA: A Câu 77 HH0919CSH Trong dãy biến hoá sau: + Ca(OH)2 + CuO� X ���� � Y ������ � � CaCO 3 t 0 thì X, Y lần lượt là: A. C, CO. B. C, CO2. C. C, Cu. D. CO, Cu. PA. B Câu 78 HH0919CSH Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là: A. Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 B. Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 C. Na2O, MgO, Al2O3, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7 D. K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 PA: A Câu 79 HH0919CSV Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì: A. Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra. B. Áp suất của khí CO2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra. C. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra. D. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan tăng lên, khí CO2 trong dung dịch thoát ra. PA. A Câu 80 HH0919CSV Hàng năm, thế giới cần tiêu thụ khoảng 46 triệu tấn clo. Nếu lượng clo chỉ được điều chế từ muối ăn NaCl thì cần ít nhất bao nhiêu tấn muối? A. 7,7 triệu tấn. B. 77 triệu tấn. C. 7,58 triệu tấn. D. 75,8 triệu tấn. PA: D Câu 81 HH0920CSH Cho hoàn toàn 7,3g HCl vào MnO2. Biết hiệu suất của phản ứng trên đạt 95%. Thể tích của khí clo thu được ở đktc là: A. 1,064 lit. B. 10,64 lit. C. 106,4 lit. D. 1064 lit. PA: A Câu 82 HH0920CSH Đốt hoàn toàn sắt trong 6,72 lít khí clo dư ở đktc thu được a gam muối. Giá trị của a là A. 32,5. B. 3,25. C. 38,1. D. 3,81. PA: A Câu 83 HH0920CSV Biết rằng 1 mol cacbon khi cháy toả ra 394KJ. Vậy lượng nhiệt toả ra khi đốt cháy 1kg than cốc chứa 84% cacbon là: A. 27000 KJ B. 27580 KJ C. 31520 KJ D. 31000 KJ PA: B Câu 84 HH0920CSV Trong hợp chất khí với oxi của nguyên tố X có hoá trị IV, oxi chiếm 50% về khối lượng. Nguyên tố X là: A. C. B. H. C. S. D. P. PA: C Câu 85 HH0920CSV Cho hoàn toàn 8,4g NaHCO3 vào dung dịch HCl thu được một chất khí, dẫn khí này qua dung dịch nước vôi trong lấy dư thì thu được a gam muối kết tủa. Giá trị của a là A. 100. B. 20. C. 15. D. 10. PA: D Chương IV HIĐROCACBON – NHIÊN LIỆU Câu 86 HH0921CSB Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X thu được hơi nước và khí cacbonic, khí nito. Trong X chứa các nguyên tố nào ? A. C, H ,O. B. C, H, N. C. C, H, S. D. C, H, P. PA:B Câu 87 HH0922CSB Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là: A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy. PA: A Câu 88 HH0922CSH Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C và H trong hợp chất metan lần lượt là: A. 70%; 30%. B. 75%; 25%. C. 80%; 20%. D. 90%; 10%. PA:B Câu 89 HH0922CSH Một hợp chất hữu cơ X gồm 2 nguyên tố C và H có tỉ lệ về khối lượng của cacbon so với hiđro là 3: 1. Phân tử khối của X là 16 đvC. Vậy X là: A. (CH2)2. B. (CH4)n. C. (CH4). D. (CH2)n PA:C Câu 90 HH0923CSB Phản ứng hóa học đặc trưng của etilen là: A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng phân hủy. PA:B. Câu 91 HH0923CSH Đốt cháy V lít etilen thu được 3,6g hơi nước. Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí. Vậy thể tích không khí ở đktc cần dùng là: A.336 lít B. 3,36 lít. C. 33,6 lít D. 0,336 lít. PA:C. Câu 92 HH0923CSH Một bình có dung tích 1 lít chứa axetilen và nitơ. Cho hỗn hợp trên tác dụng với brom lấy dư thấy brom tham gia phản ứng là 1,6g. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Thành phần phần trăm về thể tích của khí axetilen và nitơ lần lượt là: A. 88,8 %; 11,2%. B. 11,2 %; 88,8 %. C. 77,8 %; 22,2 %. D. 22,2 %; 77,8 %. PA:B Câu 93 HH0924CSB Công thức cấu tạo của benzen có đặc điểm: A. Vòng 6 cạnh, 6 liên kết đơn. B. Vòng 6 cạnh , 3 liên kết đôi xen kẽ với 3 liên kết đơn. C. Vòng 6 cạnh , 2 liên kết đôi xen kẽ với 4 liên kết đơn. D. Vòng 6 cạnh , 4 liên kết đôi xen kẽ với 2 liên kết đơn. PA:B Câu 94 HH0924CSH Đun nóng clo với 7,8g benzen (có bột sắt), người ta thu được 11,25g clobenzen. Hiệu suất của phản ứng là: A. 5 % B. 15 %. C. 10 %. D. 20 %. PA: C. Câu 95 HH0925CSB Dầu mỏ có nhiệt độ sôi: A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không thay đổi. D. Không có nhiệt độ sôi nhất định. PA:D. Câu 96 HH0926CSH +H +H Cho sơ đồ biến hóa sau: X ��� Pd,t � Y ��� Ni,t � Z 2 0 thì X; Y; Z lần lượt là: A. C2H2; C2H4; C2H6. C. C2H2; C2H6; C2H4. PA:A. 2 0 B. C2H4; C2H2; C6H6. D. C2H2; C3H4; C3H6. Câu 97 HH0926CSH Có hỗn hợp gồm C2H2; CH4; CO2. Để nhận ra từng khí có trong hỗn hợp trên có thể sử dụng lần lượt các hóa chất là A. dung dịch nước brom, lưu huỳnh đioxit. B. KOH; dung dịch nước brom. C. NaOH; dung dịch nước brom. D. Ca(OH)2; dung dịch nước brom. PA:D. Câu 98 HH0926CSV Để điều chế khí X, người ta nhỏ từ từ nước vào canxi cacbua. Biết rằng X có thể làm mất màu dung dịch brom. X là A. CH4. B. C6H6. C. C2H2. D. C2H4. PA:C. Câu 99 HH0926CSV Khi đốt cháy một hợp chất hữu cơ X trong oxi, người ta đo thể tích CO2 với H2O, thấy tỉ lệ về thể tích của CO2 với H2O là 1:1. Vậy X là A. CH4. B. C6H6. C. C2H2. D. C2H4. PA:D. Câu 100 HH0927CSH Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ A chỉ chứa 2 nguyên tố, người ta thu được 22g CO2 và 18g H2O. Biết phân tử khối của A là 16 đvC. Công thức hóa học của A là: A. CH4. B. C6H6. C. C2H2. D. C2H4. PA:A. Câu 101 HH0927CSH Hợp chất hữu cơ A có thành phần khối lượng các nguyên tố như sau: 85,7% C và 14,3% H. Biết phân tử khối của A là 28 đvC.Công thức hóa học của A là: A. CH4. B. C6H6. C. C2H2. D. C2H4. PA:D. Câu 102 HH0927CSH Cho hỗn hợp etilen và metan vào dung dịch nước brom, thấy dung dịch brom nhạt màu và thu được 18,8 g đibrometan. Khối lượng brom tham gia phản ứng là: A. 160 g B. 8 g C. 1,6 g D. 16 g PA: D Câu 103 HH0927CSV Thành phần chính của khí thiên nhiên (khí đồng hành), khí dầu mỏ, khí ủ phân rác là: A. C6H6 B. C2H2 C. CH4 D. C2H4 PA: C Câu 104 HH0927CSV Một khí thiên nhiên chứa 90% CH4, 4% C2H6, 3% CO2, 3% N2 về thể tích. Để đốt cháy 1m3 khí thiên nhiên trên thì thể tích không khí cần dùng là: A. 9700 lít B. 9600 lít C. 1940 lít D. 194 lít PA: A Câu 105 HH0927CSV Cho benzen tác dụng hết với Cl 2 thu được 29,1 g thuốc trừ sâu 666. Khối lượng benzen cần dùng là: A. 7,7g B. 7,8g C. 7,6g D. 7,5g PA: B CHƯƠNG V : DẪN XUẤT CỦA HI ĐROCACBON – POLIME Câu 106 HH0928CSB Độ rượu là A. số mol rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước. B. số l rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước. C. số ml rượu etylic có trong 1000ml hỗn hợp rượu với nước. D. số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước. PA: D Câu 107 HH0928CSH Công thức cấu tạo thu gọn của rượu etylic là: A. CH3-CH2-OH B. CH3-O-CH3 C. CH3OH D. CH3-O-C2H5 PA: A Câu 108 HH0928CSH Số ml rượu etylic có trong 500 ml rượu 400 là: A. 20ml B. 200ml C. 2ml D. 0,2ml PA: B Câu 109 HH0929CSB Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ phần trăm từ: A. 3-6% B. 1-3% C. 2-5% D. 2-10% PA: C Câu 110 HH0929CSB Dãy chất phản ứng với axit axetic là A. ZnO, Cu, Na2CO3, KOH B. ZnO, Fe, Na2CO3, Ag C. SO2, Na2CO3, Fe, KOH D. ZnO, Na2CO3, Fe, KOH PA: D Câu 111 HH0929CSH Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là A. đimetyl ete B. etyl axetat C. rượu etylic D. metan PA: B Câu 112 HH0930CSB Dãy gồm các chất tham gia phản ứng thuỷ phân là: A. Tinh bột, xenlulôzơ, glucôzơ, PE. B. Tinh bột, xenlulôzơ, glucôzơ, PVC. C. Tinh bột, xenlulôzơ, saccarôzơ, chất béo. D. Tinh bột, xenlulôzơ, glucôzơ, chất béo. PA: C Câu 113 HH0930CSH Cho các đoạn chưa hoàn chỉnh sau: -Khi để mía lâu ngày trong không khí, đường (1) có trong mía sẽ bị vi khuẩn có trong không khí lên men chuyển thành (2), sau đó thành rượu etylic. -Quá trình hình thành (3) và (4), đây là quá trình quan trọng trong tự nhiên, nó vừa hấp thụ khí CO2, vừa giải phóng O2, vì vậy có tác dụng cân bằng khí quyển. -Trong cơ thể động vật, (5) tập trung nhiều ở mô mỡ, còn trong thực vật (5) tập trung nhiều ở quả và hạt. Dãy số (1), (2), (3), (4), (5) lần lượt là: A. Chất béo, glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ B. Saccarozơ, glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, chất béo C. Saccarozơ, glucozơ, tinh bột, chất béo, xenlulozơ D. Saccarozơ, glucozơ, chất béo, xenlulozơ, tinh bột PA: B Câu 114 HH0931CSB Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hoá chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là: A. Sự oxi hoá B. Sự khử C. Sự cháy D. Sự đông tụ. PA :D Câu 115 HH0932CSB Dãy chất gồm các polime là : A. Metan, polietylen, cao su thiên nhiên, cao su buna B. Polietylen, tinh bột và xenlulozơ, saccarozơ C. Polietylen, tinh bột và xenlulozơ, protein D. Polietylen, tinh bột và xenlulozơ, glucozơ PA: C Câu 116 HH0933CSH Chỉ dùng dung dịch iot và dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể phân biệt được mỗi chất trong nhóm nào sau đây: A. Hồ tinh bột, glucozơ, saccarozơ B. Chất béo, hồ tinh bột, saccarozơ C. Hồ tinh bột, polietylen, saccarozơ D. Chất béo, saccarozơ, glucozơ PA: A Câu 117 HH0933CSH Chỉ dùng nước nóng (từ 650 trở lên) có thể phân biệt được A. tinh bột, chất béo, glucozơ, saccarozơ B. tinh bột, xenlulozơ, chất béo, glucozơ C. tinh bột, protein, glucozơ, saccarozơ D. tinh bột, polietilen, glucozơ, saccarozơ PA: B Câu 118 HH0933CSV Trong một buổi thực hành hóa 9, bạn Nam đã tiến hành thí nghiệm nhận biết 3 lọ đựng 3 hóa chất glucozơ, saccarozơ, tinh bột như sau: Lấy mỗi lọ một ít hóa chất cho vào ống nghiệm, đánh số thứ tự 1,2,3 ; nhỏ dung dịch iot vào các ống nghiệm, thấy ống 1 chuyển màu xanh ; Nam tiếp tục nhỏ dung dịch AgNO3 trong amoniac vào ống 2,3 thấy ống 2 có kết tủa bạc. Chứng tỏ hóa chất đựng trong các ống 1,2,3 lần lượt là A. Glucozơ, saccarozơ, tinh bột. B. Tinh bột, glucozơ, saccarozơ. C. Glucozơ, tinh bột, saccarozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, glucozơ. PA: B Câu 119 HH0933CSV Đốt cháy chất hữu cơ X (là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy tạo ra sản phẩm là CO2, H2O và khí N2. Vậy X có thể là: A. Tinh bột B. Saccarozơ C. Glucozơ D. Protein PA: D Câu 120 HH0934CSH Đun 20ml dung dịch glucozơ với 1 lượng dư Ag 2O người ta thấy sinh ra 1,08g bạc. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ là: A. 0.25M B. 0.2M C. 0.5M D. 2.5M PA: A Câu 121 HH0934CSH Khi lên men glucozơ, người ta thấy thoát ra 22,4 lít khí CO 2 ở đktc. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 90%. Khối lượng glucozơ đã lấy lúc ban đầu là: A. 8,1g B. 81g C. 0,81g D. 810g PA: B Câu 122 HH0934CSH Đốt cháy một loại gluxit (thuộc một trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ) người ta thu được nước và CO2 theo tỉ lệ về số mol là 6:11. Vậy gluxit đó là: A. Glucozơ. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột. PA: C Câu 123 HH0934CSV Để điều chế rượu etylic, một nhà khoa học đã cho lên men 54g glucozơ và tiến hành thí nghiệm tại 300 – 320C. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn. Do đó, khối lượng rượu etylic thu được là: A. 1,38 g B. 2,76 g C. 27,6 g D. 13,8 g PA: D Câu 124 HH0934CSV Từ 1 tấn nước mía chứa 15% saccarozơ có thể thu được a kg saccarozơ (biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%). Giá trị của a là A. 150. B. 120. C. 130. D. 100. PA: B Câu 125 HH0934CSV Trong thực tế, người ta sản xuất rượu etylic bằng cách nấu gạo hoặc sắn, ngô.Thực chất của quá axit� nC H O trình trên xảy ra theo 2 giai đoạn sau: -C6H10O5 - n + nH 2O ��� 6 12 6 to men r � � u C H O ����� � 2C H 5OH  2CO . Biết hiệu suất của mỗi giai đoạn trên đều đạt 80%. 6 12 6 2 2 30 320   Vậy khối lượng rượu etylic thu được từ 1 tấn tinh bột là: A. 300kg. B. 200kg. C. 387,4kg. D. 38,74kg. PA: C
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan