Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Câu hỏi ôn tập thi vấn đáp môn hiến pháp...

Tài liệu Câu hỏi ôn tập thi vấn đáp môn hiến pháp

.DOC
7
467
129

Mô tả:

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HIẾN PHÁP VÀ LUẬT TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC Câu 1/ Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Hiến pháp. Câu 2/ Tại sao nói Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước ? Phân tích những đặc trưng cơ bản của các quan hệ xã hội do Hiến pháp điều chỉnh? Câu 3/ Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiến pháp Việt Nam năm 2013? Câu 4/ Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiến pháp Việt Nam năm 1946? Câu 5/ Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiến pháp VN năm 1959? Câu 6/ Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiến pháp VN năm 1980? Câu 7/ Trình bày hoàn cảnh ra đời, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiến pháp VN năm 1992 và Hiến pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 năm 2001? Câu 8/ Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện thông qua các quy định của Hiến pháp VN năm 2013 như thế nào? Câu 9/ Chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện thông qua các quy định của Hiến pháp VN năm 2013 như thế nào? Câu 10/ Phân biệt khái niệm ”Quyền con người” và ”Quyền công dân” Câu 11/ Nêu những nguyên tắc Hiến pháp về quyền và nghiã vụ cơ bản của công dân; phân tích một trong các nguyên tắc đó? Câu 12/ Những hình thức để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành? Ý nghĩa của quyền ”tham gia quản lý Nhà nước và xã hội” của công dân? Câu 13/ Nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước được thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành như thế nào? Câu 14/ Trong các bản Hiến pháp của Việt Nam đều khẳng định: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, hãy giải thích nguyên tắc đó ? Câu 15/ Thông qua các quy định của Hiến pháp hiện hành về quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, hãy làm rõ mối quan hệ giữa nhà nước và công dân ở Việt Nam hiện nay. Câu 16/ Hãy nêu những hình thức biểu hiện cơ bản của dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp được quy định trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành. Câu 17/ Tính chất dân chủ trong bản chất nhà nước ta được thể hiện trong chế độ bầu cử ở nước ta như thế nào? Ý nghĩa của cuộc bầu cử dân chủ trong chế độ xã hội XHCN? Câu 18/ Hiến pháp Việt Nam hiện hành đã có những quy định cơ bản nào để xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Phân tích một trong các quy định đó. Câu 19/ Ý nghĩa của các quy định trong Hiến pháp hiện hành về quyền sở hữu của công dân ? Câu 20/ Mục tiêu của chính sách Giáo dục ở nước ta là gì? Ý nghĩa của mục tiêu chính sách giáo dục được quy định trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành? Câu 21/ Mục tiêu của chính sách Khoa học, Công nghệ ở nước ta là gì? Ý nghĩa của mục tiêu chính sách phát triển Khoa học, Công nghệ được quy định trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành. Câu 22/ Ý nghĩa của chính sách Môi trường quy định trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành? Câu 23/ Khái niệm, ý nghĩa và chức năng của bầu cử? Câu 24/ Trình bày các nguyên tắc bầu cử được quy định trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành? Câu 25/ Các tổ chức phụ trách bầu cử Đại biểu Quốc hội ở Việt nam theo quy định của pháp luật hiện hành? Câu 26/ Các tổ chức phụ trách bầu cử Đại biểu HĐND ở Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành? Câu 27/ Khái quát quy trình bầu cử Quốc hội tại Việt Nam? Câu 28/ Vai trò của Quốc hội trong lĩnh vực xây dựng bộ máy nhà nước được quy định như thế nào trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành? Câu 29/ Cơ cấu tổ chức và các hình thức hoạt động của Quốc hội? Câu 30/ Chọn phương án đúng nhất, giải thích tại sao chọn phương án đó: Theo Hiến pháp hiện hành, Quốc hội có quyền: a. Lập pháp, lập hiến, quản lý tối cao, giám sát tối cao. b. Lập pháp, lập hiến, giám sát và kiểm sát tối cao, bầu Chính phủ. c. Lập hiến, lập pháp, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, giám sát tối cao. Câu 31/ Nêu những giải pháp cơ bản để Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp. Câu 32/ Chọn một trong các phương án sau và giải thích tại sao chọn phương án đó: Theo Hiến pháp hiện hành, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao thông qua hoạt động giám sát của: a. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; b. Tập thể đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội; c. Cả hai phương án a, b. Câu 33/ Quốc hội thực hiện quyền giám sát thông qua những hình thức cơ bản nào? Những giải pháp để nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội? Câu 34/ Vai trò của Chủ tịch nước trong tổ chức bộ máy nhà nước được thể hiện trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành như thế nào? Cho ví dụ minh họa. Câu 35/ Địa vị pháp lý của Chính phủ trong Hiến pháp hiện hành? Câu 36 / Trình bày những quy định của Hiến pháp hiện hành về Chính phủ thể hiện Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Câu 37/ Vai trò của Chính phủ trong tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam. Cho 02 ví dụ minh họa. Câu 38/ Chọn một trong các phương án sau và giải thích tại sao chọn phương án đó: Theo Hiến pháp hiện hành, các thành viên Chính phủ: a. Phải đồng thời là thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; b. Không nhất thiết là thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; c. Không thể đồng thời là thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Câu 39/ Chọn một trong các phương án sau và giải thích tại sao chọn phương án đó: Theo Hiến pháp hiện hành, Chính phủ chịu trách nhiệm trước: a. Quốc hội. b. Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. c. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Câu 40/ Cơ cấu và thành phần của Chính phủ Việt Nam hiện nay? Câu 41/ Theo Hiến pháp hiện hành, Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn nào? Câu 42/ Theo Hiến pháp hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn nào? Câu 43/ Hãy trình bày các hình thức hoạt động của Chính phủ? Câu 44/ Vai trò của Hội đồng nhân dân trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương? Câu 45/ Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua những hình thức cơ bản nào? Những giải pháp để nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân? Câu 46/ Cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp? Câu 47/ Mối quan hệ giữa Chính phủ và Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành? Cho ví dụ minh họa. Câu 48/ Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành? Cho ví dụ minh họa. Câu 49/ Cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp? Câu 50/ Vị trí, tính chất của Ủy ban nhân dân được quy định như thế nào trong Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND? Câu 51/ Mối quan hệ giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành? Cho ví dụ minh họa. Câu 52/ Chọn phương án đúng nhất, giải thích tại sao chọn phương án đó: Theo pháp luật hiện hành: a. Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành và hành chính ở địa phương, hoạt động theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân; b. Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính ở địa phương, hoạt động theo sự chỉ đạo của cấp trên. c. Không chọn phương án nào. Câu 53/ Chọn một trong các phương án sau và giải thích tại sao chọn phương án đó: Theo Hiến pháp Việt Nam hiện hành: a. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương, Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. b. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương, Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. c.Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Câu 54/ Địa vị pháp lý của Tòa án nhân dân theo quy định của Hiến pháp hiện hành? Câu 55/ Nêu những giải pháp cơ bản để Tòa án nhân dân thực hiện tốt chức năng xét xử. Câu 56/ Phân tích những yếu tố để đảm bảo tính độc lập trong xét xử của Tòa án? Câu 57/ Trình bày các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân? Câu 58/ Nêu những giải pháp cơ bản để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố. Câu 59/ Nêu những giải pháp cơ bản để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Câu 60/ Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ nào trong hoạt động tư pháp? Câu 61/ Tại sao Hiến pháp Việt Nam hiện hành quy định: “ Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”? Câu 62/ Chức năng của Hội đồng bầu cử quốc gia theo Hiến pháp hiện hành? Câu 63/ Kiểm toán nhà nước được quy định trong Hiến pháp hiện hành như thế nào? Câu 64/ Nguyên tắc ”phân công, phối hợp, kiểm soát” lẫn nhau giữa Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp hiện hành như thế nào? Cho ví dụ cụ thể để chứng minh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan