Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Câu hỏi ôn tập môn lập quy hoach và ra quyết định...

Tài liệu Câu hỏi ôn tập môn lập quy hoach và ra quyết định

.DOC
18
319
66

Mô tả:

Đề cương quy hoạch và ra quyết định Câu 1 : Hãy phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống vùng bờ? trả lời : - hệ thống tự nhiên là phần không gian rộng lớn ở đó chưa có sự can thiệp của con người (áp suất, khí quyển, thủy quyển) bao gồm những tương tác riêng của nó, tương tác chung qua quá trình vô cơ, hữu cơ và cơ học. - Chức năng sử dụng để chỉ những sản vật do quá trình tự nhiên tạo hóa dưới mục đích sử dụng. - Hạ tầng cơ sở bao gồm các loại cấu trúc hạ tầng có tổ chức vật chất sử dụng kỹ thuật để tạo vật liệu theo yêu cầu sử dụng. Ba hệ thống trên tương tác lẫn nhau và dễ ảnh hưởng tới phân tích hóa học mô hình lượng hóa. Tất cả các tác động của con người đến hệ thống tự nhiên, một phần qua tác động vật lý trực tiếp, phần do ảnh hưởng của quá trình khai thác, phần do hạ tầng cơ sở và phần nữa là nạn ô nhiễm do chất thải. Các đường chéo trong bộ ba hệ thống trên thể hiện vai trò quan trọng trong quản lý vùng ven biển. Câu 2 : Ảnh hưởng của nước biển dâng đến quản lý vùng bờ và các chính sách quản lý phù hợp của các quốc gia trong tình hình hiện nay? trả lời : - biến đổi điều kiện tự nhiên, tăng dần cường độ - mất nhà, mất đất của người dân ven biển - tăng diện tích xâm nhập mặn, thủy triều lấn sâu hơn vào đất liền... Câu 3 : Trình bày tổng quan chiến lược phát triển kinh tế vùng bờ và biển của chính phủ Việt Nam? trả lời: + đường cơ sở : là đường ngấn nước triều thấp nhất dọc thiều đường bờ biển hoặc hải đảo. đường cơ sở thẳng là đoạn nối liền các đảo nhô ra xa nhất của đảo tính với điểm nước triều thấp nhất khi có các chuỗi đảo. + vùng nội thủy : vùng biển nằm phía trong đường cơ sở và bờ 1 + vùng lãnh hải : là vùng rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở + vùng đặc quyền kinh tế : đường tính từ đường cơ sở ra 200 hải lý + vùng thềm lục địa là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa việt nam cho đến bờ ngoài rìa lục địa. - Xây dựng các địa bàn và trung tâm kinh tế biển : + khu vực phía bắc : Hà nội – hải phòng – quảng ninh, trong đó thành phố cảng hải phòng và hạ long là đô thị trung tâm kinh tế biển. + khu vực phía nam : vùng trọng điểm thành phố hồ chí minh – biên hòa – vũng tàu + Miền trung : cụm huế - đà nẵng – quy nhơn – nha trang – cam ranh đóng vai trò của ngõ ra biển đông đối với miền trung. + nâng cấp xây dựng mới theo hướng hiện đại hóa cảng biển theo một quy hoạch hợp lý liên kết với hệ thống giao thông đường bộ đường sắt, đường sông. + cụm cảng phía bắc : trọng tâm là cảng Cái Lân, cảng Hải phòng + cụm cảng phía nam : trọng tâm là cảng vũng tàu, thị vải, sài gòn + cụm cảng miền trung : đà nẵng – quy nhơn – nha trang – cam ranh + tổ chức đưa dân ra đảo sinh sống : Bạch Long vĩ, trường sa, thổ chu, hòn khoai. + xây dựng các đảo, khai thác kinh tế, du lịch biển : Phú quốc, côn đảo, phú quý, lý sơn, cồn cỏ, cát bà, hạ long – cô tô, hòn mê. - Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển + Dầu khí : đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác + Thủy sản : cần phát triển thành một ngành kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường và khu vực. + vận tải : cần phát triển đồng bộ về cảng, đội tàu, dịch vụ hàng hải, công tác sửa chữa và đóng tàu. + du lịch : cần có quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển đồng bộ, hợp tác liên doanh với nước ngoài. + Quai đê lấn biển : đẩy mạnh công tác lấn biển ở những nơi có điều kiện mở thêm diện tích đất nông lâm nghiệp ven biển. + Khai thác chế biến khoáng sản ven bờ : ngoài khai thác từ biển ta còn có nguồn tài nguyên khoáng sản thiên nhiên rất quý giá. việc khai thác chưa có quy hoạch và hiệu quả còn thấp. Câu 4 : Hãy phân tích các bước trong lập quy hoạch? trả lời : Lập quy hoạch là phương tiện để thể hiện các công việc của các phương pháp, kỹ thuật, thủ tục và các bước trong quá trình xây dựng quy hoạch hoặc xây dựng dự án. - Các bước lập quy hoạch : 2 + bước 1 : Phát hiện vấn đề và các yêu cầu hiện tại Quá trình lập quy hoạch thường được bắt đầu từ một hoặc nhóm người đã phát hiện được các yếu cầu hoặc các vấn đề gay cấn, bức xúc xảy ra. Vấn đề quan trọng ở giai đoạn này là những vấn đề cần giải quyết lại có thể là những nguyên nhân sâu xa không liên quan đến cơ sở của việc lập quy hoạch. các vấn đề sau có liên quan đến quy hoạch : các khiểm khuyết kỹ thuật, phạm vi vấn đề, chất lượng sử dụng không đáp ứng, không đảm bảo an toàn, ảnh hưởng xấu đến môi trường. + Bước 2 : thu thập và phân tích số liệu từ việc phát hiện vấn đề, việc thu thập và phân tích số liệu có tác dụng làm rõ hơn phạm vi vấn đề cần giải quyết. kỹ thuật thu thập số liệu gồm : số liệu thống kế, phỏng vấn của một số người quan trọng, sử dụng câu hỏi có mẫu in sẵn, số liệu kinh nghiệm, chỉ số kinh tế, quy hoạch hiện tại.. + bước 3 : Mục tiêu và mục đích Mục tiêu là cái tổng quan nhất trong tự nhiên mục đích thì chi tiết cụ thể hơn và mong muôn đạt được + Bước 4 : Phân loại và nắm vấn đề sau khi tiêu chí đã xác định vấn đề và nội dung vấn đề cần được phân loại và hiểu biết tường tận. ví dụ việc giảm ảnh hưởng độc hại qua việc điều chỉnh giá hoặc các hệ thống quản lý chất thải rắn tốt hơn. Cách khác tính phức tạp của vấn đề cần được phân tích trên tất cả các phương diện, các môi liên quan có thể giữa các hoạt động, mối quan hệ nhân quả và cơ sở căn bản của vấn đề. + bước 5 : Xây dựng các phương án việc nắm chắc vấn đề là cơ sở căn bản cho việc đưa ra phương án hợp lý. sự sáng tạo, sử dụng hỗn hợp các phương án mang tính thực tế, kỹ thuật công nghệ mới – chúng phải được đưa ra và tập hợp lại. Nếu phương án đưa chưa rõ ràng cũng có thể gây lãng phí thời gian, ngược lại có thể dẫn tới việc bỏ qua một phương án qua việc tranh luận chung mà đây lại là phương án có thể là tốt nhất. + Bước 6 : Phân tích các phương án là quá trình căn bản xác định các mặt ảnh hưởng, các tác động từ việc xây dựng dự án và kết quả hoặc hậu quả từ mỗi phương án đưa ra, ưu nhược điểm của nó và càng lượng hóa bao nhiêu càng chính xác bấy nhiêu. + bước 7 : lựa chọn phương án tối ưu phương án lựa chọn được đánh giá và so sánh giữa các phương án nêu ra, sử dụng phương pháp đa tiêu chuẩn để so sánh và đánh giá, mặt khác các phương án sẽ so sánh trên cơ sở khối lượng. + bước 8 và 9 :Triển khai và đánh giá dự án 3 Triển khai dự án, vận hành và duy tu bảo dưỡng và giai đoạn cuối là đánh giá hiệu quả của dự án đã kết thức chu kỳ lập quy hoạch xây dựng dự án. Câu 5 : Phân cấp quy hoạch theo luật Xây Dựng của Việt Nam ? Các cấp độ, thời gian và cơ quan quản lý quy hoạch tương ứng? trả lời : - quy hoạch nhà nước + quy hoạch phát triển kinh tế quốc dân : quy hoạch 5 năm, 10 năm hoặc dài hạn hơn + công tác tư vấn của các mức quản lý hành chính khác nhau rất quan trọng để tránh tình trạng bị quên lãng cần có hệ thống pháp luật đảm bảo. trường hợp nhất định nhà nước có thể đưa ra những quy định sửa đổi và chức năng như đã được chỉ ra trong các quy định trước đây + trường hợp thiên tai, lũ lụt, chiến tranh... nhà nước sẽ có quy hoạch điều chỉnh. + trong trường hợp đặc biệt bộ kế hoạch và đầu tư bộ tài chính bộ khoa học công nghệ và các bộ liên quan chịu trách nhiệm bãi bỏ quyết định của cấp dưới theo chỉ đạo ngành dọc. - quy hoạch cấp tỉnh, thành phố, đặc khu, vùng do các nhà chức trách vùng thiết lập. trong quy hoạch này vấn đề phát triển vùng hoặc bộ phận được thể hiện ra. nhà nước đưa rac các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trong quá trình chuẩn bị và thực hiện quy hoạch trong phạm vi quyền hạn của cấp này. - quy hoạch khu vực hành chính dưới tỉnh thành phố Câu 6 : Trình bày kỹ thuật lập dự báo xu thế phát triển dân số theo phương pháp kéo dài trung bình 1? trả lời : - Kỹ thuật lập dự báo là công cụ giúp cho việc tiên đoán những sự kiện xảy ra trong tương lai - Phương pháp dự báo dân số kéo dài đường trung bình 1 : được thực hiện qua nhiều bước, mỗi điểm trong đồ thị kéo dài được xác lập từ những số liệu trước đó. số liệu mới xác định được thay thế số liệu cũ. Bước đầu tiên : các số liệu được cho trước được vẽ trên hệ trục, tiếp theo là đặt tên các điểm tương ứng các năm là 1, 2, 3..Đường nối hai điểm 1 và 3 kéo dài cho điểm 4, đây chính là dân số dự báo cho năm được gióng từ trục thời gian lên. Câu 7 : Trình bày kỹ thuật lập dự báo xu thế phát triển dân số theo phương pháp kéo dài trung bình 2? trả lời : phương pháp 2 căn bản giống phương pháp 1 nhưng đường quan hệ không phải đi qua tất cả các điểm từ điểm đầu đến điểm cuối cùng như phương 4 pháp 1 mà sẽ sử dụng đường quan hệ có tính phù hợp nhất để thể hiện. tạo một đường cong đi giữa tất cả các điểm sao cho các điểm ở 2 bên đường là cách đều nhau so với đường trung bình. Cấu 8 : Trình bày kỹ thuật lập dự báo xu thế phát triển dân số theo phương pháp dựa theo tỷ lệ sinh, tử nhập cư ? trả lời : với việc nhập cư và di cư cùng với tỷ lệ sinh và tử có vị trí quan trọng trong tính toán số dân trong tương lai và được xác định thông qua công thức : B(t )  B(0)  (1  g  s  i  e)t trong đó : B(t) là dân số tại thời điểm t B(0) dân số tại thời điểm ban đầu g = tỷ lệ sinh s = tỷ lệ chết i = số lượng nhập cư trên tỷ ệ tính toán e = số lượng di cư trên tỷ lệ tính toán Câu 9: Trình bày kỹ thuật lập dự báo xu thế phát triển nhà ở theo phương pháp thứ nhất ( tỷ lệ số người trong hộ)? trả lời: Phương pháp sơ bộ dựa trên cơ sở số lượng bình quân các hộ. Số lượng này có thể làm cơ sở tính toán kế hoạch văn hóa xã hội hàng năm rồi nhân số lượng trung bình các hộ để xác định cho kế hoạch, số lượng nhà yêu cầu. từ số lượng nhà yêu cầu và số lượng có thể cung cấp, ta xác định được số lượng cần xây dựng cho kế hoạch năm với lượng người trong một hộ có thể thay đổi theo thời gian. ví dụ: dự báo số nhà yêu cầu trên cơ sở số lượng trung bình hộ theo số liệu dự báo năm cuối 2010, dân số sẽ đạt 91000 theo phân tích về phát triển văn hóa xã hội, số hộ trung bình có xu thế giảm từu 2.42 năm 1995 xuống 2.15 năm 2010. Từ số liệu này ta xác định được số nhà ở cần cho năm 2010 để mỗi hộ có nhà riêng là: 91000:2.15=42.326 nhà. Số lượng nhà vào năm 1995 là 35.188 nhà. như vậy số lượng nhà cần xây thêm là 42.326-35.188=7.138 nhà Câu 10: Trình bày kỹ thuật lựa chọn vị trí xây dựng công trình theo phương pháp phân tích lươi SA? trả lời: - bước 1: liệt kê danh mục các tiêu chuẩn tính toán. ví dụ vùng khó tiêu nước, vùng đầm lầy, vùng bảo tồn thiên nhiên... - bước 2; điều tra các tiêu chuẩn thống kê và tìm ra khu vực hay vùng không thuận lợi cho từng yếu tố. để thực hiện chúng ta có thể chồng các biểu đồ của các đối tượng lên nhau, phần giao nhau của đối tượng là 5 phần đã có công trình và các mục đích khác của nó, phần trống đó chính là diện tích có thể xây dựng công trình trên đó. Câu 11: Trình bày kỹ thuật lựa chọn vị trí xây dựng công trình theo phương pháp phân tích tiềm năng PSA? Và cả hai? trả lời: phương pháp phân tích tiềm năng là phương pháp sử dụng các tính toán các mục tiêu khác nhau theo các đối tượng để tìm ra một tổ hợp ở đó tối ưu về các mặt. phương pháp này tiến hành qua việc phân chia diện tích ra thành các ô nhỏ có kích thước như nhau. trên cơ sở phân tích từng tiêu chuẩn tính toán để xác định ra phát triển trong tương lai. Câu 12: Trình bày kỹ thuật lựa chọn vị trí tuyến đường theo phương pháp phân tích tiềm năng PSA? trả lời: đầu tiên người ta chia thành các ô lưới, đưa ra hệ số trọng lượng cho các đối tượng. Câu 13: Trình bày phân tích đánh giá tác động môi trường khi có và không có dự án? trả lời: - bước 1: tìm dự án và lập báo cáo: cần mô tả về quy mô kích thước công trình một cách sơ bộ, các bản vẽ cơ sở. cần nêu được tác động ảnh hưởng môi trường, mô tả chi tiết hơn dự thảo dự án, đề xuất các phương án - bước 2: vấn đề rủi ro, thiệt hại tới nguồn tài nguyên như ảnh hưởng tới nguồn nước, đất canh tác, nhà máy xí nghiệp xung quanh, năng lượng và sinh vật sống xung quanh. - bước 3: phân loại mức độ ảnh hưởng. phân tích ảnh hưởng và phân loại chúng ra thành hai nhóm: mức độ ảnh hưởng lớn và mức độ ảnh hưởng nhỏ. đôi với mức độ ảnh hưởng nhỏ thì không phải mô tả chi tiết và ngược lại. - bước 4: xác định mức độ ảnh hưởng. bước này sẽ kiểm tra tất cả các tác động lớn có thể xảy ra và xác định phạm vi ảnh hưởng của chúng. từ nhừng tác động này sẽ tìm được những phương án nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của nó tới môi trường. - bước 5: đánh giá chung. đầu tiên là thống nhất ý kiến đánh giá, các phương án đưa ra và phạm vi ảnh hưởng để đưa ra giải pháp hạn chế và chỉ tiêu khống chế. - bước 6: phân tích và đánh giá theo tài liệu chuẩn bị trên bao gồm thu thập số liệu tính toán, phân tích, ước lượng và so sánh được thể hiện qua 3 báo cáo: đánh giá tác động môi trường; quản lý môi trường; điều hành và khống chế. 6 Câu 14: Th«ng t híng dÉn lËp b¸o c¸o ®¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i trêng ®èi víi c¸c ®å ¸n quy ho¹ch x©y dung có tên mã là gì? Nội dung gồm các phần gì? Ai ký? trả lời: - tên mã là Số: 10/2000/TT-BXD - nội dung gồm các phần : + nguyên tắc chung : + LẬP BÁO CÁO ĐTM ĐỐI VỚI SƠ ĐỒ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG + LẬP BÁO CÁO ĐTM ĐỐI VỚI ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG + LẬP BÁO CÁO ĐTM ĐỐI VỚI CÁC ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT VÀ QUYHOẠCH XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH + TỔ CHỨC THỰCHIỆN - người ký : Nguyễn Mạnh Kiểm Câu 15 : Trình bày và phân tích kinh tế và hiệu quả kinh tế đầu tư dự án xây dựng? lấy ví dụ công trình ven biển ? trả lời: - phân tích kinh tế là phương pháp ước lượng trên cơ sở về mặt tàu chính, đây là công cụ đánh giá thuần túy về kinh tế. nhằm chỉ ra phương án lựa chọn có ưu điểm nổi bật - dòng tiền của dự án : một dự án được tiến hành phân tích kinh tế qua phần thu và chi của dự án. xét về dòng tiền mặt có thể chia làm 3 loại sau : giá đầu tư, khai thác vận hành và nguồn thu lại từ dự án. để đánh giá hiệu quả dự án có hai chỉ số quan tâm : tính theo giá trị hiện tại ròng NPV và suất thu lợi nội tại hay hệ số nội hoàn kinh tế. - giá trị hiện tại ròng là giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại NPV = giá trị hiện tại của dòng tiền vào – giá trị hiện của dòng tiền ra nếu dương thì dự án đầu tư có lãi, vì hiệu suất triết khấu đã trừ đi chi phí cơ hội của dự án, nên cần quan tâm đến giá trị suất chiết khấu Bt  Ct công thức áp dụng : NPV   trong đó Bt là dòng tiền thu vào tại (1  r )t năm thứ t, Ct là dòng tiền chi ra năm thứ t, r là tỷ suất chiết khấu trong suốt thời gian sống của khoản đầu tư. - hệ số nội hoàn là suất sinh lợi của chính bản thân dự án. n Bt  Ct 0 công thức tính : NPV   t i  0 (1  IRR ) nếu giá trị IRR mà nhỏ hơn mức lãi suất chiết khấu r thì dự án không đạt hiệu quả kinh tế, IRR càn lớn thì càng đạt hiệu quả kinh tế cao. 7 Câu 16 : Trình bày và phân tích độ nhạy dự án đầu tư? Lấy ví dụ và tính toán? trả lời : phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ...) khi các yếu tố có liên đến các chỉ tiêu thay đổi. phân tích độ nhạy nhằm xem xét độ nhậy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan. hay nói cách khác nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. - có 3 phương pháp phân tích độ nhạy + pp1 : phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét. xác định các biến chủ yếu của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét dự án.  tăng giảm mỗi yếu tố đó theo cùng 1 tỷ lệ % nào đó.  tính lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét  đo lường tỉ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố + pp2 : phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án + pp3 : cho các yếu tố có liên quan chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường, người đầu tư và quản lý dự án chấp nhận được. - phân tích độ nhạy của dự án giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay nói cách khác, yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn cho những kết quả dự tính. Dự án có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt được hiệu quả khi những yếu tố tác động đến nó thay đổi theo những chiều hướng không có lợi. vì vậy khi phân tích tài chính phải phân tích độ nhạy của dự án. Câu 18: Tiêu chuẩn? tiêu chí? Phương pháp đánh giá đa tiêu chuẩn? trả lời: + Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. 8 + Tiêu chí (criterion) là các tiêu chuẩn dùng để kiểm định hay để đánh giá một đối tượng, mà bao gồm các yêu cầu về chất lượng, mức độ, hiệu quả, khả năng, tuân thủ các qui tắc và qui định, kết quả cuối cùng và tính bền vững của các kết quả đó Các bước quá trình phân tích: (a). Xác định các tiêu chuẩn; (b). Chuẩn hóa dữ liệu;(c). Chồng lớp; (d). Đánh giá đa tiêu chuẩn. - Xác định các tiêu chuẩn: Định ra các tiêu chuẩn khác nhau đã được tính đến, đa số các tiêu chuẩn không phải là một biến đơn giản mà là tổ hợp các dữ liệu thuộc tính và hình học khác nhau. Những tiêu chuẩn này được tính bằng đại số bản đồ. Các chỉ tiêu này phục vụ cho việc thu thập các dữ liệu đầu vào. - Chuẩn hóa dữ liệu: Các chỉ tiêu có tầm quan trọng khác nhau đối với một mục đích nhất định và trong từng chỉ tiêu, mức độ thích hợp cũng khác nhau. Vì vậy mà chúng phải được xếp theo thứ tự cho một mục đích riêng biệt và làm cho các tiêu chuẩn khác nhau có thể so sánh được. Có hai cách tiếp cận: Boolean, phân loại. + Cách tiếp cận kiểu Boolean chia những vùng ra hai nhóm: Vùng thích nghi (1) vàvùng không thích nghi (0). Trong trường hợp này, các tiêu chuẩn đều chuyển về kiểu giới hạn boolean, các tiêu chuẩn (các lớp thông tin) được xếp để nhận dạng những vùng thõa mãn những giới hạn. Cách tiếp cận này chỉ được áp dụng khi mỗi tiêu chuẩn xem xét có thể chuyển về dạng Boolean. + Cách tiếp cận phân loại: Khi các tiêu chuẩn có mức độ ảnh hưởng khác nhau, gántrọng số (w) ảnh hưởng cho mỗi tiêu chuẩn (w có thể xác định bằng phương pháp phân tích thứ bậc – AHP). Các tiêu chuẩn có thể được phân loại theo thang điểmchuẩn cho tất cả các tiêu chuẩn để có thể so sánh được. - Chồng lớp (overlay): Sau khi có được trọng số và giá trị các tiêu chuẩn phân cấp,chồng xếp các lớp bản đồ để tính chỉ số thích nghi cho từng đơn vị đất đai. n n S    w i  xi    ci i 1 i 1 Trong đó: Si: Chỉ số thích nghi wi: Trọng số của tiêu chuẩn i xi: Giá trị các tiêu chuẩn ci: Giá trị Boolean của yếu tố hạn chế. - Đánh giá đa tiêu chuẩn: 9 Bản đồ khả năng thích nghi đất đai được xây dựng theo kỹ thuật MCA, khó khăn nhất là tiến hành tổ hợp để quyết định loại hình sử dụng đất nào được chọn cho một vị trí đặc trưng. Vì vậy, tất cả các bản đồ thích nghi phânloại theo thang điểm chuẩn nhằm làm cho chúng có thể so sánh được ( Jones, 1997) Câu 19: Phương pháp phân tích lựa chọn dự án đầu tư ? Để lựa chọn dự án cần xem xét nhiều mặt, trong đó về tài chính, chủ yếu là xem xét hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân tích đánh giá và lựa chọn dự án. Những tiêu chuẩn thường được sử dụng là: + phương pháp thời gian hoàn vốn + phương pháo giá trị hiện tại thuần + phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ + phương pháp chỉ số lợi nhuận + phương pháo tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư. Câu 20: Trình bày quy trình lập dự án quy hoạch ? - bước 1: vấn đề đặt ra làm cơ sở + phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hộ và thách thức + mâu thuẫn hiện nay hoặc vấn đề mong muốn trong tương lai + nhưng vấn đề hoặc trở ngại có thể nảy sinh theo dự báo nội suy - bước 2: thu thập và phân tích thông tin + kiểm tra điều kiện hiện có, sử dụng các loại: bản đồ, quy hoạch sử dụng đất hiện trạng, chủ đất, hạ tầng cơ sở, công trình công cộng, điều kiện môi trường, luật đất đai và các luật liên quan đến sử dụng tài nguyên. + phân tích bảng quy hoạch đất sử dụng hiện tại, làm rõ các mục: bản đồ quy hoạch chuyên canh và phân tích, lịch sử nguồn đất quy hoạch trước đây, dự báo trong tương lai + nghiên cứu bổ sung: dự báo dân số, mật độ nhà ở, nghiên cứu điều kiện kinh tế, khảo sát địa chất địa hình + kiểm tra quy hoạch. - bước 3: mục đích cộng đồng: hạn chế phát sinh, làm rõ mục tiêu và số lượng có thể, đưa ra các phương án, càng chi tiết càng tốt, giải quyết các vướng mắc mâu thuẫn, - bước 4: thiết kế các phương án quy hoạch: làm bản sơ bộ, lên các bản đồ thỉ lệ khác nhau, phân tích và dự đoán những tồn tại của các loại kế hoạch khác nhau, giải pháp thực hiện. - bước 5: so sánh các phương án: so sánh các phương án trên cơ sở các chỉ tiêu nêu ra, rà soát các phương án phải thực hiện sự phù hợp với chính sách, xem xét các ưu tiên, tổ hợp và thống nhất các vấn đề mà các loại kế hoạch đưa ra. 10 - bước 6: lựa chọn phương án tối ưu: quy hoạch đáp ứng được mục đích đề ra, diện tích đất sử dụng, phương án là khả thi và kinh tế, dự án thúc đẩy phát triển kinh tế, vấn đề tác động môi trường - bước 7: chuyển giao kế hoạch – quy hoạch thành chương trình hành động và dự án. - bước 8: thực thi - bước 9: điều khiển và giám sát. Câu 21: Nội dung lập quy hoạch hạ tầng gồm các loại hình nào ? - quy hoạch giao thông, đường xá - quy hoạch nhà ở - quy hoạch hệ thống vệ sinh - quy hoạch thủy lợi – nguồn nước - quy hoạch cấp nước sinh hoạt Câu 22: Trình bày và phân tích kỹ thuật cơ bản trong quy hoạch cơ sở hạ tầng như: giao thông, nhà ở, hệ thống vệ sinh, thủy lợi, nước sinh hoạt ? quy hoạch thủy lợi – nguồn nước: - nguyên tắc: + lợi dụng tổng hợp: đây là nguyên tắc phổ biến trong quy hoạch nhằm khai thác tổng hợp nguồn tài nguyên trong phạm vi nghiên cứu + kết hợp giữa các bộ phận, điểm trong phạm vi quy hoạch như điểm, tuyến, diện, trung, thượng, hạ lưu. + kết hợp giữa công trình lớn vừa và nhỏ: công trình lớn giải quyết trên diện rộng, công trình nhỏ giải quyết một diện cụ thể và có thể theo nhiệm vụ riêng. - nội dung và quy hoạch: + lập quy hoạch tổng hợp: là sự tổng hợp toàn bộ các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề trừ hại và làm lợi + cân bằng nguồn nước và phân phối: tính toán giữa nước đến và đi để điều hòa sử dụng nguồn với mục đích tổng hợp + bố trí các công trình đầu mối và công trình lớn. + chọn phương án và lựa chọn công trình đợt đầu.  quy hoạch phòng lũ: phân tích điều kiện nước lũ, xác định tiêu chuẩn phòng lũ, đề xuất biện pháp phòng lũ, ước tính hiệu ích quy hoạch phòng lũ  quy hoạch phòng úng: khoang vùng phòng úng, phân tích điều kiện thiên nhiên của các vùng úng, xác định tiêu chuẩn phòng úng, đề xuất biện pháp và lập quy hoạch phòng úng, tính toán sơ bộ hiệu quả giải pháp đề nghị. 11  quy hoạch tưới: xác định khu tưới, xác định hệ số tưới, tính toán lưu lượng nước cần tưới, tính toán cân bằng nguồn nước và diện tích tưới, bố trí công trình đầu mối và hệ thống tưới  quy hoạch thủy điện: tìm hiểu khả năng cung cấp điện hiện tại và nhu cầu sử dụng trong tương lai, tính toán sơ bộ nguồn năng lượng điện của sống ngòi, chọn phương án khai thác và bố trí tuyến khai thác, lập kế hoạch khai thác, tính toán hiệu quả dự án  quy hoạch vận tải thủy: tìm hiểu tình hình và điều kiện vận tải trong hệ thống sông ngòi các thông số dòng chảy bồi lắng sóng gió, xác định khối lượng vận tải, xác định thời gian vận tải, bố trí công trình phục vụ vận tải, tính toán hiệu quả  quy hoạch chống xói mòn: phân loại tình hình và quy luật hiện tượng xói mòn trong lưu vực, phân vùng và cấp bậc xói mòn, lập quy hoạch giữ nước, giữ đất bằng các biện pháp thủy lợi, tính toán hiệu quả dự án. - những chú ý: khó khăn trong lập quy hoạch là mâu thuẫn giữa nguồn và yêu cầu sử dụng nước, việc tính toán phải được thực hiện theo nguyên lý chung, cần được sử dụng các mô hình toán để kiểm tra. Câu 23:Thế nào là quy hoạch chiến lược, Các công việc chính trong quản lý kế hoạch chiến lược ? - Quy hoạch chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chinh, các chính sách và chiến lược của một tổ chức để sở hữu, sử dụng và sắp xếp các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra - công việc chính trong quản lý kế hoạch chiến lược. + kế hoạch công việc lập ra để thực hiện quá trình quy hoạch này. kiểm tra điều kiện quản lý cơ bản phù hợp chủ trương chung. nếu không đưa ra được 1 công kế hoạch thực hiên chuẩn hóa thì quy hoạch có thể co vấn đề nào đó bị thất bại trong phạm vi kỹ thuật chiến lược + việc quản lý điều hành các hoạt động cơ bản là rất cần thiết. dần theo thời quá trình lập quy hoạch điều quan trọng là cần nắm được tình trạng hiện tại của kế hoạch một cách chính xác + việc dự báo khả năng phát triển tương lai của thành phố, làng bản hoặc một vùng, việc dự báo về nhu cầu tương lai về một lãnh vực đặc biệt phải được tiến hành, điều chỉnh định kỳ và dựa theo mối quan hệ giữa các quá trình khác nhau. Câu 24: Thế nào là quy hoạch tổng thể ? quy trình và nội dung cần thể hiện ? - quy hoạch tổng thể: là nội dung quy hoạch cần thể hiện những vấn đề cơ bản như việc sử dụng đất, hạ tầng cơ sở, khu nhà ở và việc thực thi nó theo giải pháp hợp lý, ngoài ra còn cần phải quan tâm đến các mặt kinh 12 tế, xã hội và tổ chức. ngoài ra người lập quy hoạch biết được ý kiến các bên liên quan đến quy hoạch từ đó sắp xếp và lựa chọn để đưa vào nội dung thể hiện. - quy trình: là giải quyết công việc dù là vấn đề kỹ thuật, kinh tế, tài chính, xã hội hoặc hình thức tổ chức của một bộ phận, hoặc về điều kiện không gian, kinh tế xã hội mà chưa thật phù hợp với yêu cầu hiện tại hoặc trong tương lai của một bộ phận nào đó. - nội dung cần thể hiện: + quy trình nhận biết và hình thành: quản lý thông tin, định mức, giá trị và quan điểm, giao tiếp, thiết kế + quá trình tổ chức và quản lý: trách nhiệm, luật pháp và quy định, phối hợp hoạt động, phối hợp công tác + quá trình lập quyết định và đường lối: hình thành ý kiến, nghiên cứu xem xét, đàm phán, giải pháp, đường lối. + quá trình xã hội: mục đích ý định, tham gia, nhà chức trách. Câu 25: Nội dung thể hiện của quy hoạch bộ phận ? trong quy trình lập quy hoạch, công việc đầu tiên trong chu kỳ này là: + thu thập dữ liệu, thông tin liên quan như vấn đề yêu cầu hiện tại nảy sinh và mong muốn giải quyết. + tìm ra được trọng tâm vấn đề: loại và nguồn gốc sinh ra nó, ảnh hưởng của nó. + tìm ra mục tiêu từ những vấn đề này người lập quy hoạch tìm ra mục tiêu giải quyết vấn đề: đâu là vấn đề chính cần giải quyết. + khi định lượng được vấn đề người lập quy hoạch đưa ra các phương án + nếu phương án hợp lý người lập tính toán phân tích các mặt của dự án ưu điểm và hạn chế như giá thành, phân tích kinh tế từ đó tìm ra phương án mang tính khả thi cao với giá thành thấp nhất. Nhìn chung trong quy trình lập quy hoạch bộ phận, việc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố còn ở mức hạn chế, Nếu vấn đề này chưa được giải quyết cụ thể thì sẽ được đưa ra thảo luận ở bước tiếp theo trong quy trình lập quyết định. Câu 26: Trình bày cách lựa chọn phương án theo quy luật số đông ? - từ những phương án đã được đưa ra, nhóm hoặc hội đồng gồm ít nhất 2 người trở lên sẽ đưa ra ý kiến nhận định của mình và sau đó quyết định lựa chọn phương án. nếu phương án nào có nhiều người chấp thuận hơn thì sẽ được đưa lên cấp trên xem xét phê duyệt Câu 27: Trình bày các bước trong lựa chọn quyết định theo mô hình Delphi? Phương án có tên chính tác giả người Hy lạp. phương án đưa ra ban đầu là dự báo các sự kiến sẽ diễn ra trong tương lai. Vấn đề quan tâm chính ở đây 13 là mục tiêu chúng chưa được dự báo trong tương lai nhưng phải làm rõ tất cả các phương án lựa chọn cho quyết định. Gồm 4 bước sau: + tập hợp các vấn đề và câu hỏi do chuyên gia đưa ra + gửi câu hỏi tới các thành viên tham gia + thông tin phản hồi trở lại từ các thành viên tới ban chuyên gia + các ý kiến phản ảnh được phân tích để tìm ra sự nhất trí hoặc giữ lại các ý kiến còn cần tranh luận thêm Trong quá trình thực hiện mô hình này cần một đội điều hành công việc gồm soạn thảo các câu hỏi, nhận lại kết quả sau khi có ý kiến của các chuyên gia gửi về ban chuyên môn. quan trọng là đội điều hành phải bảo vệ tính bí mật tên tuổi của các chuyên gia, Đây là yếu tố quyết định tới thành công của phương pháp. Câu 28: Có mấy bước chính trong khi làm quyết định ? nội dung cần giải quyết ở mỗi bước ? có 8 bước chính trong quá trình làm quyết định + bước 1: nhận biết vấn đề: trước khi làm quyết định người thực hiện cần hiểu rõ công việc phải làm. Việc tìm hiểu cội nguồn thông tin là công việc rất quan trọng trong quá trình ra quyết định. + bước 2: hệ thống – mô tả: mô tả vấn đề có liên quan chặt chẽ từ việc phát hiên nó ra. trên cơ sở của nhận thức phát triển trong giai đoạn phát hiện vấn đề, vấn đề tiếp tục được mô tả với những khái niệm của người ra quyết định, kết thúc và phương pháp giải quyết + bước 3: đưa ra mục tiêu: vấn đề quan trọng của mục tiêu là tổ chức quy định thì luôn chịu áp lực trong phạm vi chiến thuật nguyên tắc. Vấn đề đặt ra ở đây là mục tiêu tổ chức được hiểu như thế nào, Vấn đề là làm sao hiểu được loại mục tiêu để việc ra quyêt định có tính thực tế. tìm mục tiêu cần xem xét 3 vấn đề: muc tiêu chỉ ra khả năng thực tế tương lai, mục tiêu tài chính, kế hoạch thời gian đã định + bước 4: đề xuất phương án: tại thời điểm bắt đầu người ra quyết định chỉ có phần thông tin giới hạn về phương án khả thi và kết quả của nó. họ đưa ra quyết định khi có thêm thông tin nhưng thông tin chi phí phải có liên quan với quá trình này. kiến thức của người ra quyết định có ảnh hưởng rất lớn tới việc đưa ra các phương án. dưới áp lực của giá cả thông tin và thời gian, trong nhiều trường hợp người ra quyết định phải cố gắng giản lược để tìm ra phương án khả dĩ nhất. + bước 5: đánh giá phương án: Các phương án đưa ra cần được đánh giá và phát triển theo bước đi tuần tự chứ không nên gộp thành một bước. có nhiều phương pháp đánh giá các phương án để lựa chọn phương án tối ưu. có khi 14 các phương án được tuyển chọn và kiểm tra lại tiêu chuẩn cuối cùng và chọn lấy phương án khá nhất. + bước 6: công tác lựa chọn: nguyên tắc làm việc trong lựa chọn phương án là người lựa chọn đề xuất các phương án, phân tích mặt mạnh yếu, trình cho người có thẩm quyền duyệt, đưa ra quyết định cuối cùng, công tác lựa chọn đôi khi không cần thiết đối với người ra quyết định khi giải quyết trường hợp đơn giản. + bước 7: thi hành quyết định: lựa chọn ở đây có thể hiểu là quy định cho các hành động, nhưng việc thực hiện lựa chọn chuyển từ nhận thức tới quy định về thời gian. đây là điểm khác nhau rất lớn giữa thực hành và các bước trước đây trong quy trình. nếu không thực hiện được phương án quá trình quyết định để lại dấu ấn trong tổ chức, trạng thái tinh thần có thể thay đổi. + bước 8: điều hành quyết định: bước cuối cùng trong quy trình ra quyết định là quản lý điều hành nó. trong tất cả các loại mô hình ra quyết định việc phản hồi thông tin từ mỗi bước trước đó cần được xem xét. Câu 29: Thế nào là phân tích SWOT ? cách làm ? phân tích swot là phân tích điểm mạnh điểm yếu của các phương án đưa ra. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có: Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu. Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn. Có thể thấy, mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà bạn đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục.Câu 30: Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố và các bên liên quan đến kết quả thực hiện của mô hình sau. 15 Người ra quyết định Ưa chuộng kết quả Giá trị thực của phương tiện Phương tiện Kết quả Hiệu quả phương tiện Hình 1: Mô hình cấu trúc lô gic của quá trình ra quyết định Trong mô hình có 3 yếu tố và ba mối quan hệ giữa các yếu tố này. Các yếu tố chỉ về tình huống ra quyết định bao gồm: người ra quyết định, kết quả và phương pháp, phương tiện đi đến kết quả. Người ra quyết định có thể phân loại kết quả công việc dựa trên cơ sở của những ý thích mà họ có được, nếu họ không có sở thích nào hoặc không phân biệt được kết quả khác nhau thì sẽ không đưa ra được tình huống ra quyết định, nếu người ra quyết định có đủ thông tin tin cậy về mối quan hệ giữa phương tiện và kết quả, phương tiện sẽ giúp họ đạt được kết quả và giá thành thấp. Câu 31: Các nguyên tắc cơ bản để đánh giá tác động môi trường trong khi lập dự án ? + sự tham gia (participation) : có sự tham gia của tất cả các tác nhân/tổ chức có liên quan, trong đó có đại diện cộng đồng cư dân địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp hay/và những dân tộc bản địa mà nền văn hóa, hay đời sống tâm linh của họ bị đe doạ. + tính chất công khai và trong suốt (transparency) : Quá trình đánh giá tác động môi trường (ĐTM) qua các giai đoạn phải được giải thích và thông tin đầy đủ. + tính chất cụ thể và chắc chắn (certainty) : quá trình phải có mục đích rõ ràng, phù hợp, chặt chẽ (consistent), trong một hạn kỳ đã được sự đồng ý của các bên. + tính chất nghiêm ngặt và chính xác (rigour) : quá trình phải áp dụng những phương pháp khoa học, sủ dụng những kỹ thuật thích hợp với vấn đề đang quan tâm giải quyết. + trách nhiệm (accountibility) : những người quyết định trong chính phủ phải giải thích rõ ràng, đầy đủ, lý do của quyết định cho tất cả các tác nhân, tổ chức liên quan. Để có hiệu quả, và như trong trường hợp không có sự đồng thuận, thì nên lập ra một cơ chế khiếu nại trong đó quyền quyết định phán xử là một bộ phận công quyền (bộ trưởng) hay tổ chức độc lập. Tổ chức hay nhân sự thực hiện dự án phải có trách nhiệm về những cam kết trong ĐTM. 16 + tính chất chính trực (integrity) và đáng tin cậy (credibility) : Quyết định phải được dựa vào tất cả các thông tin, dữ kiện có được, và tất cả các yếu tố liên quan phải được xem xét không bỏ sót, và được thực hiện một cách chuyên nghiệp, khách quan, công tâm, không thiên vị, và được độc lập kiểm nhận. + tính hiệu quả (efficiency) và kinh tế (cost-effectiveness): quá trình nên thực hiện mục tiêu với ít tốn phí nhất cho các bên tham dự, các tác nhân liên quan và cộng đồng. + tính uyển chuyển (flexibility): Quá trình nên xem xét tất cả các đề nghị dưới đủ các dạng và các tác động khác nhau ... để tìm ra những giải pháp tối ưu và những quyết định đứng đắn, đạt được sự đồng thuận cao nhất. + tính chất liên ngành (interdiscipline) và tổng hợp (integration) : quá trình phải bảo đảm các phương pháp thích hợp và chuyên sâu ở các lãnh vực vật lý, sinh học, kinh tế, xã hội, được dùng đúng ngành, kể cả dùng những kiến thức truyền thống của dân tộc bản địa. + tính thực tiễn (practicality) : quá trình cần ghi nhận những điều cộng đồng quan tâm, sử dụng công nghệ tốt nhất để giảm chất thải (best available control technology) và những bất định khoa học. + tính thận trọng (precaution): trong việc sử dụng các biện pháp chống lại tác hại vào môi trường của các tai hoạ có thể xảy đến. Câu 32: Trình bày các bước khi đánh giá tác động xã hội trong lập dự án ? + bước 1: rà soát chiến lược sinh kế dự án gồm mực tiêu phát triển và mục tiêu cụ thể của 4 hợp phần và các tiểu hợp phần/các hoạt động của dự án + bước 2: rà soát nhóm đối tượng, thực trạng nghèo (đa chiều) và các đặc điểm xã hội quan trọng khác của nhóm nghèo, nhóm dân tộc, nhóm phụ nữ từ đó thẩm đinh lại tính phù hợp của mục tiêu dự án và nhu cầu của nhóm đối tượng + bước 3: đánh giá các yếu tố: tiếp cận nguồn vốn sinh kế của các đối tượng, bối cảnh gây tổn thương/bất lợi (xu hướng, cú sốc, yếu tố mùa vụ bất lợi) + bước 4: Đánh giá về cấu trúc/cơ cấu (chủ thể tham gia quản lý và vận hành dự án từ khu vực chính quyền, khu vực dân sự/đoàn thể, xã hội, khu vực tư nhân (doanh nghiệp, người kinh doanh) và các chính sách (chương trình giảm nghèo), quy chếc(dân chủ, sự tham gia...) và thiết chế văn hóa có ảnh hưởng đến triển khai thực hiện dự án. Câu 17 : Cho công trình như sau: Bảng: Chi phí và nguồn thu của sân bay Tổng số Năm tính toán Quyền sử dụng đất năm thứ nhât 35 triệu USD (đầu tư) t =1.0 Giá đầu tư xây dựng 8 năm đầu 30 triêu USD(đầu tư) t =1.0 – 8.0 17 tiên Nguồn thu từ dự án (thời gian 25 40 triêu USD(nguồn t = 9.0 - 33 năm) thu) Biết : Tỉ số chiết khấu = 10 % Hãy tính toán sau 25 năm dự án tăng trưởng đầu tư tốt hay xấu? trả lời: - tính tổng chi phí: + chi phí cho sử dụng đất: trả trong năm đầu 35 triệu USD + chi phí đầu tư xây dựng cho 8 năm đầu: 8 1  5.3349 triệu USD chiết khấu cho 8 nằm đầu xây dựng là  t t 1 (1  0.1) ð chi phí là 30xCk1-8 = 30x5.3349 = 160.05 triệu USD ð Tổng chi của dự án là : 35 + 160.05 = 195.05 triệu USD - tổng thu của dự án sau 25 năm kể từ năm thứ 9 trở đi đến năm thứ 33 + chiết khấu của 25 năm tạo nguồn thu : 33 33 1 1 CK 933     4.2516 t t t  9 (1  r ) t  9 (1  0.1) ð tổng nguồn thu sau 25 năm : 40xCK9-33 = 40x4.2516 = 170.06 triệu USD ð Vậy giá trị hiện tại ròng của dự án : NPV = tổng thu – tổng chi = 170.06 – 195.05 = -24.99 triệu USD Vậy từ kết quả tính toán cho thấy nhà nước không nên đầu tư xây dựng sân bay vì nếu đầu tư xây dựng sau 25 năm khai thác bị thua 25 triệu USD 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan