Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Canh dong mau lon _ diem sang trong tien trinh cong nghiep hoa, hien dai hoa non...

Tài liệu Canh dong mau lon _ diem sang trong tien trinh cong nghiep hoa, hien dai hoa nong nghiep

.DOCX
20
61
79

Mô tả:

Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp MỤC LỤC Mục lục....................................................................................................................1 Danh mục chữ viết tắt..............................................................................................2 A. Phần mở đầu......................................................................................................3 1. Lời nói đầu....................................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................4 3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4 B. Phần nội dung....................................................................................................5 Chương 1: Cơ sở lí luận........................................................................................5 1. Các khái niệm liên quan................................................................................5 1.1. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”.............................................................5 1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.........................................5 2. Các hình thức xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”..............................5 3. Tiêu chí xây dựng “Cánh đồng mẫu lớn”......................................................6 3.1. Cánh đồng mẫu lớn...............................................................................6 3.2. Quy mô diện tích...................................................................................6 3.3. Yêu cầu mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”...............................................6 3.4. Cơ quan quản lí chuyên ngành ở địa phương quan tâm, phối hợp thực hiện........................................................................................................8 4. Tính hiệu quả của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”........................................8 Chương II. Cánh đồng mẫu lớn – điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.......................................................................................9 1. Tình hình triển khai mô hình “ Cánh đồng mẫu lớn”....................................9 2. Cánh đồng mẫu lớn – điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp..........................................................................................11 3. Những hạn chế và khó khăn khi thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”13 4. Giải pháp nhằm nhân rộng và nâng cao chất lượng của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”......................................................................................................14 5. Một số kiến nghị..........................................................................................15 C. Phần kết luận...................................................................................................18 Tài liệu tham khảo.................................................................................................20 Trang 1 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long GAP: Good Agriculture Practices CĐML: Cánh đồng mẫu lớn XN1: Xác nhận 1 XN2: Xác nhận 2 BVTV: Bảo vệ thực vật KHKT: Khoa học kĩ thuật HTX: Hợp tác xã Trang 2 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lời mở đầu Tình trạng manh mún về ruộng đất xảy ra phổ biến ở nước ta hiện nay. Người nông dân canh tác nhỏ lẻ lên chính ruộng đất của mình. Từ góc độ cá nhân, tình trạng manh mún về ruộng đất gây ra nhiều hạn chế như: chi phí sản xuất tăng, sử dụng nhiều lao động, đi lại khó khăn, lãng phí đất cho bờ vùng bờ thửa, không sử dụng công nghệ máy móc vào sản xuất, khó tổ chức hệ thống thủy lợi, tăng chi phí mua sản phẩm. Từ góc độ xã hội, ruộng đất manh mún làm tăng chi phí giao dịch, khó chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành khác, cơ giới hóa chậm chạp, khó áp dụng công nghệ mới, khó quy hoạch vùng sản xuất thương mại và quy hoạch sử dụng đất. Chính vì điều đó, tháng 5 năm 2006 lãnh đạo Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn có ý kiến về việc xây dựng kế hoạch và triển khai mô hình sản xuất và tiêu thụ 1 triệu tấn lúa chất lượng cao tại vùng ĐBSCL gọi là mô hình cánh đồng mẫu lớn. Mục tiêu của mô hình là phát triển lúa gạo xuất khẩu ổn định, bền vững, có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất lúa và doanh nghiệp xuất khẩu, phát huy lợi thế cạnh tranh của lúa gạo ĐBSCL nói riêng và lúa gạo Việt Nam nói chung trên trường quốc tế, từng bước nâng cao thu nhập, đời sống nông dân sản xuất lúa ở ĐBSCL nói riêng và nhân rộng ra toàn cả nước nói chung. Bước đầu thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn đã đạt được những hiệu quả nhất định. Và sẽ là điểm sáng cho sự phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa trong tương lai. Chính vì vậy em chọn đề tài nghiên cứu: “Cánh đồng mẫu lớn – điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp”. Trong quá trình nghiên cứu, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS. TS. Đặng Văn Phan đã tận tình hướng dẫn em. Vì thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên không tránh khỏi sự thiếu sót, mong thầy góp ý để em có thêm kinh nghiệm cho việc nghiên cứu lần sau. Em chân thành cảm ơn. Võ Thị Kim Liên Trang 3 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Cánh đồng mẫu lớn – điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp” nhằm giúp cho bản thân hiểu hơn về mô hình cánh đồng mẫu lớn đồng thời nhận thức được tính hiệu quả của mô hình cánh đồng mẫu lớn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta hiện nay. Thông qua đó, đưa ra một vài để xuất, kiến nghị nhằm phát huy, nhân rộng hơn mô hình Cánh đồng mẫu lớn để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. 3. Phạm vi nghiên cứu Đây là một đề tài mới trong lĩnh vực nông nghiệp và nó rất rộng. Nên trong giới hạn của tôi, tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi cánh đồng mẫu lớn tại vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long. Và hơn nữa vùng ĐBSCL là vùng đầu tiên của nước ta thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn này. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu giáo trình, tài liê êu sau đó thu thâ pê , xử lí và phân tích tổng hợp các tài liê êu. - Tham khảo các tài liê êu, bài báo trên Internet. - Tổng hợp từ những kiến thức đã học và tích lũy của bản thân. Trang 4 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Các khái niệm liên quan 1.1. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) là mô hình liên kết “4 nhà” (nhà doanh nghiệp, Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông) thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo hướng thực hành sản xuất tốt (GAP), tiến tới xây dụng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa có chất lượng cao. Cánh đồng mẫu lớn đưa “nông hộ nhỏ ra cánh đồng lớn” nhằm nâng cao toàn bộ chuỗi giá trị mà người sản xuất lúa và kinh doanh lúa gạo đều có lợi và góp phần tăng sức cạnh tranh của ngành lúa gạo nước ta. Trong mô hình CĐML, nông dân là chủ thể chính, từ người nông dân sản xuất riêng lẻ trên ruộng đất quy mô nhỏ, manh mún nay được quy tụ thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, được doanh nghiệp hỗ trợ các yếu tồ đầu vào của sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu,…với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. Quá trình canh tác được các nhà khoa học, cán bộ kĩ thuật hướng dẫn, giúp đỡ về mặt kĩ thuật, còn khi thu hoạch sản phẩm làm ra lại được bao tiêu thụ, đảm bảo đầu ra, người nông dân được hưởng lợi nhuận, thu nhập cao hơn từ chính mảnh ruộng nhà mình. 1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường. 2. Các hình thức liên kết trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” Hình thức liên kết “4 nhà” trong mô hình CĐML rất đa dạng, tùy theo điều kiện thực tế và sự sáng tạo của mỗi địa phương, nhưng về cơ bản nó có các hình thức sau: Trang 5 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp  Nông dân liên kết với doanh nghiệp và nhà khoa học để được đảm bảo các yếu tố đầu vào là phân bón, giống, vật tư nông nghiệp, kĩ thuật,..  Nông dân liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.  Hình thức liên kết “khép kín” từ “đầu vào” đến “đầu ra”. Từ khâu đảm bảo các yếu tố như phân bón, giống, vật tư cho đến khâu bảo đảm đầu ra tiêu thu hàng hóa. 3. Tiêu chí xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” 3.1. Cánh đồng mẫu lớn: phải nằm trong quy hoạch tổng thể nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động của địa phương, có điều kiện tự nhiên (đất đai, thời tiết, khí tượng thủy văn…) phù hợp, hạ tầng kinh tế xã hội (hệ thống thủy lợi, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trình độ, tập quán canh tác của nông dân) tương đối tốt. 3.2. Quy mô diện tích Mô hình “cánh đồng mẫu lớn”: 300 - 500 ha Việc lựa chọn cánh đồng liền canh với diện tích từ 300 - 500ha xuất phát từ thực tiển sản xuất lúa ở ĐBSCL với những cánh đồng tương đối lớn, phổ biến trung bình khoảng 500 -1000 ha; mặt khác trong nhiều năm qua nhiều tỉnh đã xây dựng và thực hiện nhiều mô hình cánh đồng ứng dụng tiến bộ KHKT với nhiều tên gọi khác nhau: cánh đồng 03 giảm 03 tăng, 01 phải 05 giảm, cánh đồng hiện đại, cánh đồng 01 giống… với quy mô từ 50-100ha là phổ biến. Mở rộng quy mô diện tích từ 300-500 ha cho mô hình cánh đồng mẫu lớn nhằm mục đích:  Quy mô vừa để có vùng điển hình cho các doanh nghiệp đầu tư đầu vào, thu mua lúa, gạo.  Tổ chức sản xuất với quy mô vừa, rút kinh nghiệm để tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu với quy mô lớn có thể đến 10.000 hoặc 20.000 ha.  Quy mô vừa điều kiện canh tác của địa phương, tổ chức ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đồng loạt.  Định hướng cho việc xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài. 3.3. Yêu cầu mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” 3.3.1. Điều kiện tự nhiên Trang 6 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp  Diện tích thực hiện mô hình phải có hệ thống đê bao, cống bọng hoàn chỉnh, an toàn, chủ động hoàn toàn về thủy lợi bao gồm cả việc tưới và tiêu thoát nước.  Vị trí địa lý thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất và thu mua: trong bước đầu của việc xây dựng mô hình vị trí càng thuận lợi càng dễ dàng thực hiện các nội dung theo yêu cầu, khi tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu những vùng khó khăn cần từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng cho phù hợp. 3.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội  Nông dân tự nguyện tham gia, đảm bảo quyền lợi cho nông dân, nông dân phải hoàn toàn tự giác và chủ động trong thực hiện mô hình.  Có hạ tầng giao thông tốt phục vụ được cho công tác cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa từ làm đất, đến thu hoạch, bảo quản tồn trữ.  Trong mô hình phải có một hình thức liên kết có pháp nhân: hợp tác xã hoặc tổ hợp tác. 3.3.3. Kỹ thuật canh tác  Nông dân phải được tập huấn kỹ thuật canh tác trước và sau thu hoạch, phải áp dụng triệt để theo 03 giảm 03 tăng, 01 phải 05 giảm, xuống giống đồng loạt, tập trung né rầy, sử dụng giống xác nhận. Điều kiện phơi sấy, tồn trữ, bảo quản lúa sau thu hoạch tốt.  Phải ghi chép sổ tay sản xuất lúa, Sổ tay ghi chép sản xuất lúa theo vietGAP do Cục Trồng trọt ban hành. Đây là cơ sở và nền tảng bước đầu cho việc tiến tới sản xuất lúa theo VietGAP.  Về giống lúa: 100% diện tích phải sử dụng giống lúa cấp xác nhận (XN1, XN2). Mật độ sạ: 80-100 kg/ha.  Làm đất: cơ giới hóa khâu làm đất: 100% diện tích được cài ải (vụ Đông xuân sang Hè thu), cài ngâm rũ (Hè thu sang Thu đông, Thu đông sang Đông xuân), vệ sinh đồng ruộng ngay sau khi thu hoạch vụ trước.  Gieo sạ: sạ hàng, áp dụng biện pháp gieo sạ đồng loạt theo dự báo né rầy của cơ quan BVTV vùng và cơ quan BVTV địa phương trên cơ sở theo dõi bẫy đèn kết hợp với sự chủ động về nguồn nước phục vụ sản xuất.  Bón phân cân đối, sử dụng phân đạm hợp lý, hiệu quả, bón phân đạm theo bảng so màu. Có thể sử dụng các loại phân bón chuyên dùng, phân chậm Trang 7 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp tan: sử dụng phân bón trong danh mục được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.  Không phun thuốc hóa học định kỳ. Dùng thuốc hóa học khi cần thiết, có sự khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành, khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại.  Cơ giới hóa thu hoạch đạt 100% diện tích.  100% sản lượng lúa trong vụ Hè thu và Thu đông được phơi, sấy đạt yêu cầu. 3.3.4. Hình thức liên kết Mô hình được xây dựng trên nền tảng của sự liên kết 04 nhà, trong đó các hình thức liên kết được thể hiện thông qua hợp đồng giữa các tổ chức, doanh nghiệp với hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất Các thỏa thuận phải tuân thủ theo những quy định pháp luật hiện hành. 3.4. Cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương quan tâm, phối hợp thực hiện Vai trò của các cơ quan chuyên môn ở địa phương rất quan trọng, đây là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện. Đồng thời phối hợp với các tổ chức đơn vị khác trong ghi nhớ và tổng kết mô hình. 4. Tính hiệu quả của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” Hiệu quả kinh tế: nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất , ngoài ra sản phẩm còn bán cao hơn giá thị trường. Hiệu quả xã hội: hình thành được các liên kết giữa nông dân với nông dân; giữa nông dân với doanh nghiệp; thu nhập tăng lên góp phần cải thiện đời sống nông dân góp phần đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương; môi trường nông thôn được cải thiện, bảo vệ được sức khỏe cho người sản xuất và tiêu dùng. Đối với nông dân: góp phần tăng thu nhập do tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành; lợi nhuận thu được từ mô hình cao hơn so ngoài mô hình; khắc phục một phần khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ; áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trên quy mô lớn như quy trình sản xuất theo hướng thực hành tốt (GAP), ứng dụng các kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng”; “1 phải 5 giảm”; thúc đẩy cơ giới hóa và bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm trong nông nghiệp. Trang 8 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp Đối với tổ chức đại diện nông dân (tổ hợp tác, hợp tác xã): nâng cao kỹ năng điều hành và năng lực hoạt động thương thảo ký kết hợp đồng; làm tốt cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp: có vùng nguyên liệu ổn định, gắn sản xuất với thị trường, tăng khả năng cạnh tranh do kiểm soát được chất lượng sản phẩm. CHƯƠNG II. CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN – ĐIỂM SÁNG TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP 1. Tình hình triển khai mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” Sự phát triển các cánh đồng liên kết ứng dụng tiến bộ KHKT, nhiều nơi đã áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa với nhiều tên gọi và quy mô khác nhau tại hầu hết các tỉnh, thành. Một số mô hình tiêu biểu như sau:  Long An: Chương trình lúa chất lượng cao: Vụ đông xuân 2010-2011, đã triển khai thực hiện 1.000ha tại các huyện Đức Huệ, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Mộc Hóa, trong đó doanh nghiệp tư nhân Phú Thông đầu tư ứng trước phân bón cuối vụ thu hồi 600ha, chủ yếu tại huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng.  Đồng Tháp:  Mô hình cánh đồng theo hướng hiện đại: Từ năm 2008, ngành Nông nghiệp Đồng Tháp đã xây dựng mô hình cánh đồng sản xuất theo hướng hiện đại, bắt đầu từ HTX Tân Cường huyện Tam Nông, HTX Thắng Lợi huyện Tháp Mười. Đến năm 2011, toàn tỉnh đã có 10 mô hình với diện tích 1.519 ha với 1.190 hộ tham gia. Các hộ tham gia các mô hình được hướng dẫn ghi chép quá trình sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo hướng VietGAP.  Mô hình ba giảm-ba tăng: Trong năm 2010, trong vụ Hè Thu và Thu Đông, tỉnh Đồng Tháp tổ chức 4 mô hình 3 giảm 3 tăng với quy mô 122 ha với 167 hộ tham gia ở 4 huyện Thanh Bình, Tam Nông Nông, Cao Lãnh, Lấp Vò.  Mô hình sản xuất lúa chất lượng năm 2010: Thực hiện trong vụ Đông Xuân 2010-2011 với số lượng 2 mô hình ở xã Phú Cường huyện Tam Nông, quy mô 41 ha với 52 hộ tham gia.  An Giang:  Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, đã triển khai mô xây dựng vùng nguyên liệu trong vụ Đông Xuân với quy mô 1.000 ha tại các huyện Châu Trang 9 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp        Thành, Thoại Sơn và Tịnh Biên. Hình thức liên kết là công ty cung cấp đầu vào cho nông dân, hỗ trợ sấy lúa cho nông dân và lưu kho trong 1 tháng không tính chi phí lưu kho. Công ty xuất nhập khẩu An Giang, đã triển khai xây dựng vùng nguyên liệu tại Châu Thành và Thoại Sơn với quy mô 900 ha. Hình thức liên kết là cung cấp phân bón cho nông dân và sẽ thu mua lúa cho nông dân sau khi thu hoạch với giá cao hơn thị trường là 200 đồng/kg nếu lúa đạt chất lượng theo yêu cầu của công ty. Công ty lương thực – thực phẩm An Giang đã triển khai xây dựng vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu với quy mô 500 ha tại Châu Phú và Châu Thành. Công ty sẽ hỗ trợ cho nông dân chí phí vận chuyển đến kho là 30 đồng/kg. Cần Thơ: Xây dựng 05 nhóm nông dân tham gia mô hình “Cộng đồng sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học giảm thiểu nguy cơ thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa theo hướng GAP” tại H. Cờ Đỏ, H. Phong Điền, Q.Thốt Nốt, Q. Bình Thủy, bằng nguồn tài trợ của FAO. Thành lập 04 nhóm nông dân liên kết sản xuất lúa theo hướng GAP tại TT Cờ Đỏ - Cờ Đỏ, Xuân Thắng - Thới Lai, Thạnh Hòa - Thốt Nốt, TT. Thốt Nốt - Thốt Nốt, trung bình 25-30 người/nhóm, với diê ên tích 20-30 ha/nhóm. Xây dựng “Mô hình cô nê g đồng quản lý dịch hại lúa trên cánh đồng mô êt loại giống” với mục đích xây dựng mô hình sản xuất khép kín, áp dụng các tiến bô ê kỹ thuật mới đồng bộ ngay từ khâu làm đất đến thu hoạch, vừa giảm giá thành vừa nâng cao chất lượng hạt lúa theo hướng an toàn, tăng thu nhập cho nông dân tại ấp G2 - Thạnh An, D2 - Thạnh Lợi, Qui Lân 5 -Thạnh Quới, Thầy Ký - TT Thạnh An, Tràng Thọ 3 - Vĩnh Bình, Qui Long - Thạnh Mỹ, Vĩnh Lợi - Vĩnh Trinh thuộc huyện Vĩnh Thạnh. Qui mô mỗi nhóm từ 25-30 nông dân, với diê ên tích 30-50 ha/nhóm. Xây dựng mô hình quản lý rầy nâu trên diê nê rô nê g bằng biện pháp sinh học: đã phân phối 2.000 kg chế phẩm Ometar cho nông dân các quận, huyện phun trừ rầy nâu hại lúa. Điều này đã giúp nông dân thay đổi tập quán lệ thuộc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu rầy bằng chế phẩm sinh học, hạn chế tình trạng bộc phát rầy, giảm 2- 4 số lần sử dụng thuốc trừ rầy/vụ, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa. Trang 10 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp  Xây dựng 02 nhóm nông dân khoảng 60 người tại xã Trung An huyện Cờ Đỏ và Thị trấn Thạnh An huyện Vĩnh Thạnh tham gia “Mô hình ghi chép Sổ định hướng theo VietGAP”.  Hậu Giang:  Thực hiện mô hình cánh đồng ”3 giảm 3 tăng”, ”1 phải 5 giảm”: Trong vụ thực hiện 9 điểm với 270 lượt người dự, diện tích từ 30 - 40 ha/điểm.  Thực hiê nê 01 mô hình Công nghê ê sinh thái với diê nê tích 30 ha tại ấp 4 - xã Vĩnh Trung - huyện Vị Thủy cho 30 nông dân.  Tây Ninh:  Mô hình Liên kết 4 nhà thâm canh lúa hiệu quả và bền vững theo hướng VietGAP.  Trong năm 2010, đã triển khai thực hiện mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng hiệu quả, bền vững qua 02 vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu trên 593 ha với 455 hộ nông dân tại 5 xã của 4 huyện  Vụ đông xuân 2010-2011 triển khai với diện tích 920 ha, và 653 hộ tham gia tại 11 điểm của 6 huyện trọng điểm lúa. Nhìn chung các mô hình đều mang lai hiệu quả thiết thực đối với người trồng lúa,nông dân dùng giống xác nhận, biết cách quản lý dịch hại hiệu quả, không sử dụng thuốc BVTV bừa bãi, bón phân đúng nhu cầu của cây lúa, không bón thừa đạm (N), chất lượng gạo tăng lên qua việc áp dụng thuốc BVTV theo phương pháp 4 đúng, giảm thiểu lượng thuốc lưu tồn trong hạt gạo....là tiền đề để tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa. 2. Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp Việc thực hiện cánh đồng mẫu lớn đã góp phần thực hiện hầu hết các nội dung, mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, thể hiện cụ thể như sau:  Thứ nhất, thực hiện cánh đồng mẫu lớn góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Điểm mấu chốt trong thực hiện cánh đồng mẫu lớn là người nông dân phải gieo cấy cùng một loại giống, cùng một thời điểm, cùng quy trình sản xuất và kế Trang 11 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp hoạch tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, cánh đồng mẫu lớn khắc phục tình trạng không đồng đều về chất lượng do trình độ, kỹ thuật canh tác của các hộ nông dân khác nhau. Mô hình này cung ứng sản phẩm có chất lượng đồng đều, số lượng lớn, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn còn giúp cho việc sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường cả về số lượng và chất lượng, bởi vì trước khi sản xuất, doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân với những điều khoản rõ ràng về số lượng cũng như tiêu chuẩn chất lượng; việc sản xuất phải bảo đảm đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Ngày nay, nhu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi nông sản phải có chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc sản xuất theo quy trình kỹ thuật của cánh đồng mẫu lớn thực hiện theo phương châm “3 giảm, 3 tăng”, trong đó “3 giảm” là giảm giống, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, giúp tạo ra những nông sản an toàn, chất lượng. Vì vậy, có thể nói, cánh đồng mẫu lớn đã đáp ứng yêu cầu sản xuất nông sản gắn với thị trường, đáp ứng được xu thế của thị trường nông sản hiện đại. Mô hình này còn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng gắn với công nghiệp chế biến, bởi lẽ những doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho những cánh đồng mẫu lớn đều là những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa, những doanh nghiệp tiêu thụ hoặc những doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm đó.  Thứ hai, thực hiện cánh đồng mẫu lớn góp phần thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp Việc sản xuất nông nghiệp nhỏ trên những cánh đồng manh mún với hệ thống bờ thửa ngăn cách rất khó cho việc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất. Hơn nữa, sản xuất nhỏ lẻ, mỗi người có một lịch sản xuất khác nhau, việc xuống giống cũng như thu hoạch không cùng lúc cũng không thuận tiện cho việc áp dụng máy móc. Khi thực hiện cánh đồng mẫu lớn, việc cơ khí hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa được đẩy mạnh; Nhà nước và nông dân phải thiết kế lại đồng ruộng, bỏ bờ thửa, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, trạm bơm điện, nâng cấp hệ thống giao thông đến cánh đồng, xây dựng hệ thống điện 3 pha… Sản xuất với quy mô lớn, có cùng một quy trình và lịch trình theo mô hình cánh đồng mẫu lớn rất thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch. Trang 12 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp  Thứ ba, Đảng ta xác định mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, “phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao”. Quá trình thực hiện cánh đồng mẫu lớn ở các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua cho thấy, người nông dân giảm được chi phí sản xuất, trong khi năng suất, chất lượng đều tăng. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản trên thị trường và thu nhập của người nông dân cũng được tăng lên. Thực hiện cánh đồng mẫu lớn đã trở thành yêu cầu tất yếu để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, để bảo đảm sự thành công của mô hình này, vai trò của doanh nghiệp là rất lớn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của doanh nghiệp trong cánh đồng mẫu lớn là rất quan trọng, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cánh đồng mẫu lớn hiện nay. 3. Những hạn chế và khó khăn khi thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” Bên cạnh những thành công ban đầu, việc xây dựng và phát triển CĐML vẫn còn hạn chế, khó khăn cần giải quyết: Thứ nhất, chưa có cánh đồng lớn thật sự vì nông dân chưa chịu phá bờ ruộng của mình do lo ngại mất quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đất đai và hiệu quả sản xuất. Thứ hai, kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất còn có những hạn chế, khó khăn về hệ thống kênh thủy lợi, đê bao, trạm bơm, mặt bằng đồng ruộng, giao thông thủy bộ để đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa. Thứ ba, doanh nghiệp tham gia CĐML còn ít, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu gạo. tuy đã có những doanh nghiệp tham gia CĐML, nhưng do các doanh nghiệp còn thiếu năng lực tài chính để hỗ trợ nông dân về giống, các dịch vụ cần thiết, hay để xây dựng hệ thống sấy lúa, kho tạm trữ lúa…trong khi lãi suất tiền vay ngân hàng vẫn cao nên còn nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tiêu thụ gạo trong nước vẫn chưa tham gia mô hình CĐML này. Đó là chưa kể khó khăn khách quan của thị Trang 13 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp trường xuất khẩu gạo trong những năm gần đây cũng gây trở ngại cho doanh nghiệp yên tâm tham gia mô hình này. Thứ tư, các doanh nghiệp, công ty tham gia xây dụng CĐML hiện nay đang thiếu cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn nông dân sản xuất, chẳng hạn như công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) hiện cũng chỉ có 900 cán bộ kỹ thuật cùng nông dân trong CĐML suốt cả một vụ lúa, trong khi nông dân còn nhiều bỡ ngỡ khi tham gia mô hình này. 4. Giải pháp nhằm nhân rộng và nâng cao chất lượng của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” Theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long diện tích lúa được sản xuất theo mô hình CĐML đến hết năm 2013 là 100.000ha – 200.000ha, và khoảng 1 triệu ha vào năm 2015. Theo đó, định hướng giải pháp chung là dựa trên quy mô và liên kết mô hình CĐML, vùng nguyên liệu sẽ được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, các tiện tích phục vụ sản xuất và hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất lúa. Tại các vùng nguyên liệu này, những yêu cầu về thủy lợi, cơ giới các khâu sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giải pháp đầu ra và thu mua…phải được giải quyết thấu đáo. Song để nhân rộng và nâng cao chất lượng của CĐML theo tôi cần có giải pháp cụ thể:  Một là, mô hình CĐML sẽ chỉ bền vững và có thể nhân rộng được khi sự phân phối lợi ích giữa “4 nhà” được thực hiện một cách hợp lí vì đây là chất kết dính “4 nhà”, do đó phải công khai, minh bạch lợi ích giữa “các nhà, xây dựng được hệ thống thông tin rõ ràng, nhanh nhạy sao cho “các nhà” trong khối liên kết này luôn gắn bó chặt chẽ nhau.  Hai là, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải vào cuộc. Để thực hiện điều này đòi hỏi Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư xây dựng hệ thống sấy lúa công nghiệp, kho tạm trữ gạo…; Nhà nước sửa đổi, điều chỉnh Nghị định số 109 về điều kiện xuất khẩu gạo theo hướng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo hướng các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu từ 5.000ha trở lên và có sự gắn với nông dân. Trang 14 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp  Ba là, phát triển mạnh công nghiệp chế biến và bảo quản. Công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng đối với việc bảo quản giá trị sử dụng và gia tăng giá trị hàng hóa. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, nếu sử dụng công nghệ hiện đại để chế biến nông sản thì tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉ khoảng 0,1% - 0,2% còn nếu sử dụng công nghệ lạc hậu thì tỷ lệ đó là 1% 2%. Theo nhiều báo cáo tổng kết, tổn thất sau thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long về khối lượng lúa là 13% và về giá trị là 12%. Do đó, phát triển công nghiệp chế biến nên hướng vào:  Đầu tư xây dựng hệ thống sấy lúa công nghiệp kết hợp với kho chứa lúa khô công suất lớn bởi sấy lúa là khâu quan trọng nhất để giảm tổn thất sau thu hoạch về khối lượng và giá trị.  Áp dụng quá trình chế biến gạo một công đoạn từ lúa khô có độ ẩm trên 17%. Quy trình chế biến này sẽ làm tăng giá trị hạt gạo theo hướng sản xuất gạo sạch. Điều kiện để áp dụng quy trình chế biến này là: 1- Nhà máy xay xát phải có thiết bị sấy lúa, kho chứa lúa khô công suất tương ứng với sản lượng lúa của vùng nguyên liệu và tương ứng với khối lượng gạo sản xuất. 2- Tổ chức các hộ nông dân trồng lúa cùng một loại giống, sản xuất ra từng lô lúa có khối lượng tương thích với các đơn vị máy sấy (10 tấn, 20 tấn…) để dễ dàng trong sấy lúa và tồn trữ lúa; 3- Thay đổi căn bản phương thức thu hoạch lúa từ lao động thủ công sang sử dụng máy công nghiệp – máy gặt đập liên hợp, một mặt sẽ giải phóng được lao động “còng lưng” cắt lúa trên đồng, đáp ứng được khi vào thời vụ thu hoạch bằng máy sạch hơn, đồng đều hơn so với các phương pháp thu hoạch khác.  Bốn là, vận động nông dân “ban bờ” để có cánh đồng lớn liền thửa, liền vùng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả cơ giới hóa. Để làm được điều này cần tuyên truyền cho nông dân hiểu nếu “ban bờ” thì quyền sử dụng đất, ruộng đất vẫn là quyền tài sản của nông dân, được nhà nước bảo hộ. Có thể làm cho người nông dân yên tâm hơn bằng cách dùng công nghệ chụp hình trên không các thửa rượng của họ và lưu giữ lại, khi người nông dân không muốn tham gia CĐML nữa vẫn còn có dữ liệu để thiết lập lại bờ thửa, bờ vùng. 5. Một số khuyến nghị Qua gần 2 năm triển khai thí điểm mô hình CĐML ở một số địa phương trên cả nước, cho thấy đây là một phương thức tổ chức sản xuất triển vọng phù hợp với xu Trang 15 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp thế phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên để mở rộng cần xử lý nhiều vấn đề tiếp theo, trong đó nổi lên các vấn đề sau:  Thứ nhất, có lực lượng cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn nông dân sản xuất theo đúng quy trình là yếu tố quan trọng. Xuất phát từ hiện trạng nông dân có các trình độ kỹ thuật khác nhau, vì vậy việc tập huấn, hướng dẫn nông dân phải được làm hết sức kỹ lưỡng. Cần có kế hoạch đào tạo những nông dân nòng cốt để họ trở thành một nhóm cán bộ kỹ thuật có khả năng hướng dẫn nông dân ở từng cánh đồng. Vì lực lượng cán bộ khuyến nông của nhà nước hoặc của doanh nghiệp sẽ không đủ khi số cánh đồng tăng lên.  Thứ hai, việc nối kết CĐML với thị trường, đây là vấn đề khó nhất để mở rộng CĐML. Vì vậy, cần nhiều hướng để xử lý vấn đề này, hướng truyền thống là doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu với nông dân, nhưng hạn chế là hiện nay chưa được nhiều doanh nghiệp tham gia bao tiêu vì lý do họ không tổ chức được việc thu mua trực tiếp với nông dân do thiếu nhân lực, thiếu kho tàng nên chủ yếu mua lúa qua thương lái, hoặc mua gạo nguyên liệu. Trong điều kiện như vậy, hiện nay đã xuất hiện một số doanh nghiệp đi đầu trong bao tiêu lúa cho CĐML, đây là những điển hình cần được khuyến khích, đúc kết để lôi cuốn được nhiều doanh nghiệp vào cuộc. Mặt khác, cần nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đa dạng hơn các phương thức tiêu thụ bao gồm một số phương thức hiện đại như nông dân tham gia cổ phần trong doanh nhiệp kinh doanh gạo, đấu thầu tiêu thụ CĐML ở giai đoạn lúa chín, một bộ phận nông dân ở CĐML trở thành thương lái làm dịch vụ vận chuyển lúa đến nhà máy của doanh nghiệp,…  Thứ ba, cần tổ chức điều hành CĐML cho phù hợp. Trong thời kỳ thí điểm hiện nay, chính quyền địa phương vào cuộc rất tích cực ngay cả trực tiếp chỉ đạo, huy động lực lượng để xây dựng CĐML. Tuy nhiên, phải tính ngay đến việc đào tạo các nông dân nòng cốt để họ có thể điều hành, quản lý CĐML. Ngoài ra, CĐML có thể nằm trong hợp tác xã hoặc là cả một hợp tác xã.  Thứ tư, cần thiết đầu tư cơ sở hạ tầng cho CĐML, đặc biệt là thiết kế lại đồng ruộng để thuận lợi cho cơ giới hóa, hoàn thiện thủy lợi nội đồng, trạm bơm điện, nâng cấp giao thông đến cánh đồng, hỗ trợ nông dân mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch, ưu tiên bảo hiểm nông nghiệp, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào CĐML… Trang 16 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp  Thứ năm, CĐML là một phương thức sản xuất kiểu mới thay thế kiểu sản xuất truyền thống dựa vào nông hộ cá thể bao đời nay. Vì vậy phát triển CĐML lớn không thể vội nhưng cần tích cực và kiên trì, làm chắc, từng bước, chọn địa bàn thuận lợi làm trước, đúc kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, gắn kết chặt chẽ với đào tạo nông dân, xây dựng nông thôn mới. CĐML là hình ảnh nổi bật của nông thôn mới ở các vùng vựa lúa của nước ta. Hiện nay, ngoài cây lúa một số cây trồng, vật nuôi khác có thể áp dụng mô hình kiểu CĐML, nên bắt đầu với những mô hình thí điểm… Trang 17 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN GAP: Theo định nghĩa của FAO, 2003 GAP là “Quy trình sản xuất (của một đơn vị cụ thể) nhằm đảm bảo cho môi trường, kinh tế xã hội của đơn vị được bền vững, sản phẩm làm ra phải tốt và an toàn”. VietGAP: Ngày 28/01/2008 Bộ Nông Nghiệp&PTNT ra Quyết định số 379/2008/QĐ-KHCN, ban hành VietGAP: Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam (Good Agricultural Practices for production of fresh fruit and vegetables in Vietnam). Trang 18 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp C. PHẦN KẾT LUẬN Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bật của khoa học công nghệ, thì tất thảy các ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất đều có thể áp dụng sản phẩm công nghiệp vào để đạt hiệu quả cao hơn, giảm chi phí sản xuất hơn. Chính vì vậy, với mô hình Cánh đồng mẫu lớn đang được hi vọng là điểm sáng chói không chỉ giúp nền nông nghiệp nước ta trở nên lớn mạnh hơn mà còn phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Giúp cho người nông dân bớt khổ, doanh nghiệp có lãi và hơn hết là sản phẩm nông nghiệp nước ta có được những thương hiệu vững mạnh trên thương trường thế giới, đó cũng chính là mong muốn của các nhà lãnh đạo nước ta. Trang 19 Cánh đồng mẫu lớn – Điểm sáng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. http://tungctt.blogspot.com/2011/04/tieu-chi-thuc-hien-canh-ong-mau-lon. http://baovethucvatcongdong.info http://thuvienphapluat.vn/van-ban http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt http://www.mard.gov.vn/Pages/home.aspx Một số trang web khác Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan