Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảng sài gòn thời thuộc pháp (1860 – 1945)...

Tài liệu Cảng sài gòn thời thuộc pháp (1860 – 1945)

.PDF
70
546
151

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM LỊCH SỬ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CẢNG SÀI GÒN THỜI THUỘC PHÁP (1860 – 1945) Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Thạc sĩ Trần Minh Thuận Lê Thị Hồng Vân MSSV: 6106516 Lớp Sư phạm Lịch sử K36 Cần Thơ, 4 – 2014 Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) LỜI CẢM ƠN Luận văn là một đề tài nghiên cứu khoa học được người viết tìm hiểu từ các nguồn tài liệu để đúc kết thành một bài viết hoàn chỉnh. Qua việc thực hiện bài luận văn, người viết học hỏi được cách thức, kinh nghiệm để làm một bài nghiên cứu khoa học, nó sẽ tạo nền tảng để người viết thực hiện các bài nghiên cứu khoa học khác sau này. Để có được một bài luận văn hoàn chỉnh, người viết đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy Trần Minh Thuận, sự chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn. Người viết xin cảm ơn thầy hướng dẫn luận văn cho mình, thầy Trần Minh Thuận đã lựa chọn đề tài, hướng dẫn cho người viết cách khai thác đề tài và đóng góp ý kiến, giúp người viết hoàn thành bài luận văn. Ngoài ra, người viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô và các bạn đã đóng góp ý kiến vì bài luận văn khó tránh việc gặp phải những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, tháng 1 năm 2014 Sinh viên thực hiện Lê Thị Hồng Vân CBHD: Trần Minh Thuận 1 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 1. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 4. 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 5. 2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 5. 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 6. 4. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 6. 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 7. 6. Bố cục luận văn ................................................................................................ 8. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 9. Chương 1: khái quát về Nam Kì thời thuộc Pháp (1867 – 1945)................ 10. 1.1. Tình hình chính trị ...................................................................................... 10. 1.2. Kinh tế ........................................................................................................ 12. 1.2.1. Nông nghiệp ............................................................................................ 12. 1.2.2. Công nghiệp ............................................................................................ 13. 1.2.3. Thương nghiệp ........................................................................................ 14. 1.3. Giao thông vận tải ...................................................................................... 15. 1.4. Văn hóa, giáo dục và xã hội ....................................................................... 15. Chương 2: quá trình hoạt động của cảng Sài Gòn....................................... 19. 2.1. Sự thành lập cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp ............................................... 19. 2.2. Những hoạt động trong và ngoài nước....................................................... 28. 2.2.1. Xuất khẩu ................................................................................................ 35. 2.2.2. Nhập khẩu ............................................................................................... 44. Chương 3: vai trò của thương cảng Sài Gòn đối với nền kinh tế Nam Kì thời Pháp thuộc................................................................................................ 48. 3.1. Đối với nông nghiệp ................................................................................... 48. 3.2. Đối với công nghiệp và thủ công nghiệp ................................................... 50. 3.3. Đối với thương nghiệp ............................................................................... 52. CBHD: Trần Minh Thuận 2 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) 3.3.1. Nội thương............................................................................................... 52. 3.3.2. Ngoại thương ........................................................................................... 53. PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 55. PHỤ LỤC ẢNH ............................................................................................... 58. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 68. CBHD: Trần Minh Thuận 3 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) PHẦN MỞ ĐẦU CBHD: Trần Minh Thuận 4 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) 1. Lí do chọn đề tài: Hiện nay, cảng Sài Gòn là một cảng biển lớn nhất của nước ta. Kể từ khi thực dân Pháp đánh chiếm Sài Gòn (Gia Định), họ đã dùng nơi đây làm điểm tựa để bành trướng ra toàn nước ta và cả Đông Dương. Để thực hiện được điều này, họ cần phải tạo ra cho mình một cơ sở kinh tế bền vững mới có đủ kinh phí để trang trải cho công cuộc xâm lược, cảng Sài Gòn đã được xây dựng. Trước khi Pháp cho xây dựng cảng Sài Gòn, đây là thương cảng tập trung đông đúc người Hoa đến mua bán, nó còn có tên khác là Bến Nghé, một nơi trao đổi hàng hóa lớn nhất lúc bấy giờ. Trước đó, vì khu buôn bán sầm uất Cù Lao Phố đã bị chiến tranh tàn phá (1778) giữa quân Tây Sơn và quân Xiêm nên họ mới di chuyển đến Sài Gòn và lập ra thương cảng này. Do đó, khi người Pháp đến xây dựng cảng Sài Gòn, họ đã có một nền tảng. Trong số các thương cảng mà thực dân Pháp đã xây dựng, cảng Sài Gòn là một thương cảng được xây dựng sớm nhất và lớn nhất lúc đó. Kể từ khi cảng được dựng lên và đưa vào hoạt động, bộ mặt kinh tế Nam Kì đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhất là lĩnh vực thương nghiệp, nông nghiệp,… Sài Gòn bấy giờ là một nơi phồn hoa, nhộn nhịp và năng động do có nền kinh tế phát triển, chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa mà Pháp đã du nhập vào. Nhằm hiểu rõ hơn về cảng Sài Gòn thời Pháp cai trị (1860-1945), người viết đi sâu vào tìm hiểu sự thành lập, quá trình hoạt động và vai trò của cảng thời đó thông qua các nguồn tài liệu được sưu tập. Từ đó, người viết có thể hiểu rõ hơn về lịch sử của cảng Sài Gòn, sự phát triển và tầm quan trọng của nó trong thời kì Pháp thuộc. 2. Đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài “Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp” (1860-1945), người viết chủ yếu nghiên cứu về tình hình kinh tế Nam Kì thời thuộc Pháp. Vì sự hoạt động mạnh mẽ của cảng Sài Gòn nên nền kinh tế Nam Kì lúc bấy giờ có sự chuyển CBHD: Trần Minh Thuận 5 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) biến hơn so với trước. Tiếp theo, người viết tìm hiểu về quá trình thành lập cảng Sài Gòn, về quá trình phát triển và vai trò của nó đối với nền kinh tế Nam Kì. 3. Mục đích nghiên cứu: Qua đề tài, người viết muốn phác họa những nét chung nhất về hình ảnh của cảng Sài Gòn thời Pháp cai trị. Thực dân Pháp đã nhận thấy vị trí vô cùng thuận lợi của thương cảng Sài Gòn và họ lập tức xây dựng nó sau khi đánh chiếm Sài Gòn. Mục đích thành lập cảng là nhằm đem lại lợi ích chính trị và kinh tế cho thực dân Pháp, nhất là phục vụ cho mưu đồ thâu tóm toàn Nam Kì và cả nước ta. Cảng Sài Gòn đã phát triển rất năng động và nhộn nhịp. Nó có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế Sài Gòn của Nam Kì và cả nước. Ngoài ra, ta còn thấy được vai trò của cảng đối với thương mại, nhất là ngoại thương. 4. Lịch sử vấn đề: Về cảng Sài Gòn dưới thời thực dân Pháp, nó đã được nhiều tác giả viết. Họ chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu chung về Sài Gòn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,… và những vấn đề xung quanh. Những tài liệu nghiên cứu về cảng Sài Gòn (1860-1945) như: Góp thêm tư liệu Sài Gòn-Gia Định từ 1859-1945, của GS Nguyễn Phan Quang đã cung cấp những tư liệu quý về cảng Sài Gòn như những nét khái quát về lịch sử, cơ sở vật chất, tình hình xuất khẩu và nhập khẩu với những hàng hóa tiêu biểu, những hoạt động của một số tàu nước ngoài và một số công ty ở cảng. Hỏi đáp về Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh (nhiều tác giả), tư liệu đã cung cấp những thông tin về sông Sài Gòn, thời gian thực dân Pháp mở cảng và buổi đầu hoạt động của nó. Lịch sử Gia Định-Sài Gòn thời kỳ 1862-1945, 100 câu hỏi đáp về Gia Định-Sài Gòn-thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Nghị đã cung cấp những thông tin về hoạt động thương mại ở cảng. CBHD: Trần Minh Thuận 6 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) Lịch sử Gia Định-Sài Gòn thời kỳ 1802-1975, 100 câu hỏi đáp về Gia Định-Sài Gòn-thành phố Hồ Chí Minh của Trần Thị Mai đã cung cấp những thông tin về diện mạo của cảng thời kì đầu và tình hình xuất khẩu gạo. Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố cơ sở tại Nam Kì (1862-1874) của tiến sĩ Trương Bá Cần đã cung cấp những số liệu về số lượt tàu và nhịp độ tàu ra vào cảng Sài Gòn. Sài Gòn từ khi thành lập đến giữa thế kỉ XIX của Trịnh Tri Tấn, Nguyễn Minh Nhựt và Phạm Tuấn đã đưa ra những thông tin về tình hình nhập khẩu hàng hóa vào cảng. Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức đã cung cấp những chi tiết về hình ảnh, diện mạo, về sự nhộn nhịp và sung túc của các phố chợ. Từ những tư liệu trên, người viết đã tiếp thu, tổng hợp các thông tin, tư liệu có liên quan về cảng Sài Gòn. Từ đó, người viết sẽ tìm hiểu rõ hơn về tình hình Nam Kì lúc bấy giờ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Sau đó, người viết tìm hiểu quá trình thực dân Pháp thành lập cảng Sài Gòn. Họ đã đưa cảng đi vào hoạt động rất nhộn nhịp và sôi nổi. Nhìn chung, cảng Sài Gòn thời kì 1860 – 1945 phục vụ chủ yếu cho chính quyền thực dân Pháp. Chính quyền không chỉ thu được nhiều lợi, nhiều của cải từ sự khai thác và bóc lột thuộc địa mà còn thu được nhiều lợi nhuận từ việc thu thuế của các tàu thuyền đi lại cảng. Tuy nhiên, việc thực dân Pháp làm cho cảng Sài Gòn phát triển mạnh đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Nam Kì phát triển hơn. Nó đã làm cho Sài Gòn trở thành một trung tâm hành chính, quân sự, thương mại lớn nhất cả nước và cả Đông Dương lúc bấy giờ. 5. Phương pháp nghiên cứu Người viết đã sử dụng các phương pháp để thực hiện đề tài như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, tổng hợp, phân tích để nghiên cứu đề tài. Dựa trên các tài liệu của nhiều tác giả, người viết đã phân tích, liệt kê, so sánh để hoàn thiện bài nghiên cứu. CBHD: Trần Minh Thuận 7 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) 6. Bố cục luận văn Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) được người viết chia thành 3 phần. Đối với phần mở đầu, người viết nêu lí do chọn đề tài, chỉ ra đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, lịch sử vấn đề, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài. Tiếp theo là phần nội dung được người viết chia thành 3 chương: - Chương 1: khái quát về Nam Kì thời thuộc Pháp (1867 – 1945) về tình hình chính trị, kinh tế, giao thông vận tải, văn hóa, xã hội và giáo dục. - Chương 2: quá trình hoạt động của cảng Sài Gòn. Người viết tìm hiểu về quá trình thành lập cảng Sài Gòn, những hoạt động trong nước và ngoài nước (xuất khẩu và nhập khẩu). - Chương 3: vai trò của thương cảng Sài Gòn đối với nền kinh tế Nam Kì thời thuộc Pháp. Cuối cùng là phần kết luận. Người viết khẳng định vai trò, vị trí của cảng Sài Gòn lúc bấy giờ. CBHD: Trần Minh Thuận 8 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) PHẦN NỘI DUNG CBHD: Trần Minh Thuận 9 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) CHƯƠNG 1: Khái quát về Nam Kì thời thuộc Pháp (1867-1945) 1.1. Tình hình chính trị Ngày 24 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp chiếm xong sáu tỉnh Nam Kì, từ đây, chúng hoàn toàn cai quản vùng đất trù phú này. Nhân dân Nam Kì đã anh dũng đứng lên chống Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra rất mạnh mẽ. Tiêu biểu như khởi nghĩa Nguyễn Thông với căn cứ Tánh Linh, Trương Quyền và Pu-côm-bô (1866-1868) với căn cứ Tháp Mười-Tây Ninh, Phan Tam và Phan Ngũ (1867) nổi dậy trên suốt một vùng rộng là Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh. Cùng năm đó là khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông-Rạch Giá, Nguyễn Hữu Huân (1875) ở Tân An - Mỹ Tho. Trong năm 1868, có khởi nghĩa của Thân Văn Nhíp ở Mỹ Tho, anh em Đỗ Thừa Long và Đỗ Thừa Tự ở Tân An - Rạch Giá. Từ năm 1869-1970, có khởi nghĩa của Phan Tòng ở Ba Tri – Bến Tre và Giồng Rạch. Cuộc đấu tranh của Lê Công Thành, Phạm Văn Đồng và Âu Dương Lân ở Vĩnh Long, Long Xuyên và Cần Thơ (1872). Các cuộc đấu tranh như Trần Văn Thành (1873) ở Bãi Thưa, có Nguyễn Xuân Phụng, Đoàn Công Bửu, Lê Tấn Kế (1875) ở Trà Vinh, có Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Bường (1885) ở Bà Điểm, Hóc Môn. Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại nhưng nó đã chứng minh tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh dũng cảm của người dân Nam Kì làm cho kẻ thù phải ghê sợ, lo lắng về vùng đất mà họ mới chiếm được, phải mất khoảng 20 năm sau, thực dân Pháp mới biến Nam Kì thành đất thuộc địa hoàn toàn của họ. Bên cạnh đó, vào cuối thế kỉ XIX, ở Nam Kì đã xuất hiện nhiều phong trào yêu nước mang tính chất tôn giáo như hội Nghĩa hòa, Phục hưng, Ái quốc với các hoạt động khủng bố và ám sát là chính. Thống đốc Nam Kì Le Myre de Villers, người đứng đầu cai trị Nam Kì đã thực hiện những cải cách về chính trị, tư pháp như thành lập Hội đồng quản hạt Nam Kì, đặt bộ máy cai trị ở các tỉnh và Sài Gòn nhằm xây dựng Nam Kì thành CBHD: Trần Minh Thuận 10 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) một hậu phương vững chắc, là cơ sở cho họ mở rộng bành trướng, và tiến hành cai trị thuộc địa. Chính vì vậy, thực dân Pháp đã thực hiện hàng loạt chính sách thuế khóa vô lí nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột của cải của nhân dân như đánh thuế thật cao, thu thuế thuốc phiện, thuế rượu, thuế muối,…để chi phí cho các hoạt động xâm lược. Vào ngày 22 tháng 3 năm 1897, toàn quyền Paul Doumer đã đề xuất chương trình khai thác thuộc địa. Trước đó, ngày 8 tháng 2 năm 1880, tổng thống Pháp đã ra sắc lệnh thành lập Hội đồng Nam Kì và quy định rõ cơ quan này có thể bàn về thuế má, thu chi nhưng không được bàn đến vấn đề chính trị. Hội đồng gồm có 16 thành viên gồm 10 người Pháp và 4 người Việt, cộng thêm 2 người ở phòng Thương mại và Hội đồng tư vấn. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), thực dân Pháp chia Nam Kì thành 20 tỉnh và 2 thành phố là tỉnh Bạc Liêu, Hà Tiên, Châu Đốc, Tây Ninh, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sóc Trăng, Long Xuyên, Vĩnh Long, Gò Công, Cần Thơ, Bến Tre, Sa Đéc, Tân An, Gia Định, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Bà Rịa, Biên Hòa, Trà Vinh; hai thành phố là Sài Gòn (cấp I) và Chợ Lớn (cấp II). Đứng đầu tỉnh là một quan công sứ người Pháp, nếu tỉnh nào lớn thì có thêm phó công sứ để hỗ trợ. Giúp việc cho họ là Sở tham biện và Hội đồng hàng tỉnh. Đứng đầu mỗi thành phố là Chánh đốc lí, Phó đốc lí với Tòa đốc lí và Hội đồng thành phố (Sài Gòn) hoặc Uỷ ban thành phố (Chợ Lớn). Đối với tỉnh, mỗi tỉnh có một số trung tâm hành chính hoặc trụ Sở đại lí. Đến năm 1919, có 64 trung tâm hành chính và đại lí ở Nam Kì do Đốc phủ sứ, Tri phủ hoặc Tri huyện đứng đầu. Đối với những nơi đặc biệt về chính trị hoặc quân sự thì có Đại lí người Pháp, đại diện trực tiếp của công sứ cai trị. Ngoài ra, thực dân Pháp còn lưu giữ những hình thức cai trị phong kiến ở làng xã như xã trưởng, hương trưởng, Hội đồng kì hào để cai trị nhân dân. Thực dân Pháp còn lập ra bộ máy quân sự, cảnh sát, tòa án và nhà tù để cai trị. CBHD: Trần Minh Thuận 11 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) 1.2. Kinh tế 1.2.1. Nông nghiệp Nam Kì là một vùng đất trù phú, được thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp nhưng lại duy trì trạng thái nông nghiệp lạc hậu bằng quan hệ sản xuất phong kiến: địa chủ - tá điền để dễ dàng bóc lột người nông dân. Họ tăng cường tịch thu ruộng đất của nông dân. Địa chủ chính là người trực tiếp bóc lột thành quả của nông dân và thực dân Pháp sẽ hưởng những thành quả ấy từ tay của địa chủ. Ruộng đất của người nông dân bị chiếm đoạt bằng nhiều hình thức và bị chiếm đoạt trên qui mô lớn. Vào những năm cuối thế kỉ XIX, trung bình mỗi tên thực dân chiếm từ 2000 ha đến 20.000 ha đất trồng lúa, giáo hội cũng chiếm đến 1/4 diện tích đất cày của Nam Kì. Hình thức canh tác được chúng sử dụng chủ yếu vẫn là phát canh thu tô theo lối bóc lột phong kiến. Thực dân Pháp thực hiện bần cùng hóa nông thôn, đặt ra các khoản sưu cao, thuế nặng, hạ giá thành sản phẩm nông nghiệp và tăng cường vơ vét lương thực. Không hài lòng với những nguồn lợi vơ vét được từ sản xuất nông nghiệp, chính quyền thực dân còn đặt ra hàng trăm thứ thuế cho người nông dân như thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện, cho vay “Hội nông tín hỗ tương bản xứ” để vét cạn nguồn lợi về cho chúng. Mặc dù nền sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trồng lúa) ở Nam Kì lạc hậu nhưng diện tích đất canh tác vẫn tăng. Theo Phạm Đình Tân, có khoảng 2,5 triệu ha đất canh tác ở Nam Kì và sản xuất trên 3 triệu tấn thóc vào mỗi năm. Với diện tích đồn điền ở Nam Kì, vào cuối năm 1889 diện tích đồn điền là 4.346 ha, đến năm 1930 tăng lên 606.500 ha. [2; tr4] Ngoài sản phẩm nông nghiệp là lúa còn có các loại cây ăn quả, cây công nghiệp khác. Các loại nông sản như ngô, khoai, sắn, các loại trái cây là nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm ở Nam Kì. Hằng năm, người ta khai thác CBHD: Trần Minh Thuận 12 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) từ cây dừa khoảng 10.000 tấn sợi, ngoài ra, tính đến năm 1940, diện tích trồng cao su là 102.602 ha. [2; tr8] Trong nông nghiệp, thực dân Pháp còn thực hiện chuyên canh cây trồng (lúa, cao su,…). Tư bản Pháp còn góp vốn để cho các tư nhân thành lập công ty, số vốn ấy chiếm tỉ lệ rất cao trong các đồn điền cao su và hồ tiêu. Vào năm 1897, những đồn điền cao su đầu tiên được thành lập, một phần nhỏ là do chính quyền của thực dân Pháp, còn phần lớn là của những nhà tư bản tại nơi sản xuất. Dần dần, “nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa” được hình thành, các nhà máy xay xát gạo và chế biến rượu và các nông sản mọc lên. Chúng được thực dân Pháp ưu tiên phát triển ở Nam Kì vì nhiều lí do như nguồn nguyên liệu sẵn có và chất lượng, thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước, lợi nhuận cũng cao. Vào thời kì 1900-1908, nhiều công ty được thành lập như công ty cao su Đồng Nai kinh doanh cây cao su, dừa, mía; công ty cao su Đông Dương khai thác đồn điền ở Nam Kì; công ty nhà máy xay gạo Viễn Đông kinh doanh xay gạo ở Nam Kì (Chợ Lớn),…. Có thể nói nền nông nghiệp của Nam Kì đã có bước phát triển hơn so với trước. Trong nông nghiệp không chỉ độc canh cây lúa mà còn xuất hiện một số loại cây trồng, vật nuôi khác, có thể đem lại lợi nhuận. Nhìn chung, mặc dù nền nông nghiệp của Nam Kì có xu hướng phát triển về diện tích, sản lượng, về cơ cấu cây trồng và vật nuôi nhưng xét trên tổng thể, nó vẫn mang tính chất lạc hậu, người nông dân vẫn nghèo khổ và cùng cực. Tất cả chỉ nhằm mục đích của thực dân Pháp là vơ vét và bóc lột để đem lại lợi nhuận cho chính họ. 1.2.2. Công nghiệp So với nông nghiệp, thực dân Pháp ưu tiên phát triển nông nghiệp hơn là công nghiệp. Họ chỉ phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ như công nghiệp tiêu dùng (như lụa, đồ gốm, xay xát gạo,…), công nghiệp thực phẩm (đồ hộp, chế biến rượu,…). CBHD: Trần Minh Thuận 13 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) Nam Kì có điện sớm nhất so với cả nước, vào năm 1900, công ty nước và điện Đông Dương (trụ sở ở Pháp) được thành lập. Nó cung cấp điện, nước cho Nam Kì, Cao Miên, nhất là vùng Sài Gòn, Chợ Lớn và Pnôm Pênh. Năm 1926, công ty thuộc địa thắp sáng và năng lượng (trụ sở ở Sài Gòn) được thành lập, cung cấp điện cho miền Nam và cả Tây Nam Kì. Nhìn chung, điện lực chủ yếu được dùng cho sinh hoạt và để thắp sáng, chỉ một số ít được dùng trong công nghiệp. Từ năm 1929 -1937, sản lượng điện ở Nam Kì từ 34.292 Kw/h tăng lên 39.092 kW/h, Nam Kì chiếm 52% sản lượng điện toàn Đông Dương. [2; tr154] Những nhà công nghiệp Pháp luôn tìm cách cướp thị trường tiêu thụ của các chủ công nghiệp người Việt Nam. Họ sản xuất lãnh với phẩm chất tốt rồi hạ giá thành, bán vào Nam Kì, làm kìm hãm sự phát triển của nghề lãnh ở đây. Bên cạnh đó, việc xay xát gạo ở Nam Kì cũng khá phát triển, các nhà máy tập trung chủ yếu ở Sài Gòn, Chợ Lớn để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu gạo của thực dân Pháp. Ngoài ra, Pháp còn duy trì và phát triển một số ngành công nghiệp như chế biến đường, cao su, thuốc lá,… ở Nam Kì. Tóm lại, nền công nghiệp của Nam Kì nói chung và Việt Nam nói riêng (thời thuộc Pháp) phát triển không đồng đều và thiếu cân đối, nó chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho chính quyền thực dân Pháp. 1.2.3. Thương nghiệp Thực dân Pháp đã biến nước ta thành một thị trường độc chiếm sản phẩm cho tư bản Pháp, cũng như bao thuộc địa khác, Nam Kì nói riêng và nước ta bấy giờ nói chung là một nơi cung cấp nguồn nguyên liệu rẻ mạt và là nơi tiêu thụ sản phẩm bắt buộc của họ. Mặc dù Nam Kì là nơi sản xuất nhiều đường nhưng chủ yếu là đường đỏ, cho nên đường trắng được nhập khẩu vào Nam Kì rất nhiều. Vào năm 1920, có 3.617,3 tấn đường được nhập vào; năm 1926 là 14.453 tấn và năm 1930 là 10.038,7 tấn. CBHD: Trần Minh Thuận 14 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) Rượu và thuốc phiện là hai loại hàng mà Pháp bắt buộc người dân phải mua. Chúng được bán ở khắp cả nước ta, ở Nam Kì, năm 1920, nguồn thu nhập của thực dân Pháp từ rượu lên đến 9.347.000 $; năm 1870, người dân Nam Kì đã tiêu thụ 1.200.000 lít rượu chát. Ngoài ra, chúng còn cấm người dân nấu rượu, buộc người dân phải mua rượu của chúng. Thuốc phiện được bán công khai khắp mọi nơi trên nước ta thời đó, cứ 1000 làng thì có đến 1500 đại lí thuốc phiện và đại lí rượu. Nhìn chung, nền thương mại của Nam Kì chủ yếu bị thương gia người Pháp và những thương gia lớn người Hoa nắm giữ, chi phối. Bấy giờ, hai trung tâm mua bán lớn là Sài Gòn và Chợ Lớn thu hút sự trao đổi của các nước bị họ chi phối hoạt động. 1.3. Giao thông vận tải Các kênh rạch được mở mang và được tu bổ thêm như kênh Vĩnh Tế, Vĩnh An, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang – Cái Lớn. Đến năm 1914, ở Nam Kì có 1.745 km đường thủy có tàu chạy bằng máy hơi nước. Tháng 7 năm 1872, công ty Larrieu et Roque khai thác tuyến đường thủy nối liền từ Sài Gòn đến Bà Rịa, Tây Ninh, Biên Hòa. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1883, tuyến đường sắt Sài Gòn – Mĩ Tho được khánh thành; các tuyến đường xe lửa sớm đi vào hoạt động như Sài Gòn – Chợ Lớn (1882), Sài Gòn – Bà Chiểu (1895), Sài Gòn – Gò Vấp (1895),… Nhìn chung, hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ của Nam Kì được thực dân Pháp mở mang và phát triển. Nhờ vậy, hoạt động lưu thông, trao đổi mua bán của người dân được diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, mục đích chính của họ vẫn là thuận tiện đi lại để vơ vét của cải và đàn áp nhân dân. 1.4. Văn hóa, giáo dục và xã hội Về văn hóa, có nhiều tờ báo ra đời phục vụ cho thực dân Pháp như Nam Trung nhật báo do Scheider lập và Nguyễn Văn Của tiếp thu; tờ Đại Việt tân báo do Babut chủ nhiệm và Đào Nguyên Phổ chủ bút; tờ Nông Cổ mín đàn do CBHD: Trần Minh Thuận 15 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) Paul Canavagio sáng lập để cổ động kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa. Vào những năm đầu thế kỉ XIX, nổi lên những tên tuổi trong lĩnh vực văn hóa như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Đặng Lễ Nghi. Nhìn chung, có sự du nhập văn hóa phương Tây vào Nam Kì, về lối sống, nghệ thuật,… Bên cạnh đó, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội (cờ bạc, mê tín dị đoan,…) vẫn được thực dân Pháp duy trì. Họ còn bắt nhân dân phải mua và dùng rượu cồn, khuyến khích người dân hút thuốc phiện. Về giáo dục, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, các trường học được mở rất hạn chế, những trường học được Pháp mở ra chủ yếu là dạy tiếng Pháp, văn hóa Pháp nhằm đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho họ. Ban đầu, họ vẫn giữ nguyên hệ thống giáo dục Nho học, về sau, họ đưa môn Pháp văn vào trong các nhà trường, cải tiến lại nền Hán học cũ cho phù hợp. Tóm lại, thực dân Pháp cố gắng duy trì nền văn hóa lạc hậu, làm cho người dân đắm chìm trong khói thuốc phiện, rượu cồn, trong sự lạc hậu để họ dễ bề cai trị. Về xã hội, tình hình xã hội Nam Kì nói riêng và cả nước nói chung đã có một sự chuyển biến lớn. Từ đầu thế kỉ XX, nhân dân lao động bị bần cùng hóa, xã hội cũng bị phân hóa sâu sắc, nhất là sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn. Bên cạnh những giai cấp cũ như nông dân và địa chủ đã xuất hiện những giai tầng mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản. Sự chuyển biến ấy được biểu hiện rõ qua sự phân hóa của những giai cấp cũ, nông dân Nam Kì bị bần cùng hóa và bị phá sản hàng loạt, còn địa chủ thì được thực dân Pháp nâng đỡ nên chiếm được nhiều ưu thế. Thực dân Pháp đã tiến hành cướp đoạt ruộng đất của nông dân trên quy mô rất lớn, họ lập ra các đồn điền nông nghiệp (trồng lúa) rồi áp dụng hình thức phát canh thu tô để kiếm lời thật nhiều nhưng thật ít tốn kém. Cùng với hàng loạt loại thuế khác đã làm cho người nông dân phải điêu đứng, họ bị mất đất sản xuất, bị lâm vào cảnh CBHD: Trần Minh Thuận 16 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) khốn cùng. Cuối cùng, họ phải chịu bán sức lao động với giá vô cùng rẻ để sống hoặc phải ra thành thị làm thuê và họ bị bóc lột nặng nề. Chính vì vậy, giai cấp nông dân rất căm thù bọn địa chủ và thực dân Pháp, họ là một lực lượng đông đảo cho cuộc cách mạng giành độc lập cho dân tộc. Đối với địa chủ, họ được thực dân Pháp nâng đỡ nên có được ưu thế về kinh tế và chính trị. Ngoài địa chủ phong kiến, địa chủ quan lại còn có địa chủ Pháp, địa chủ nhà thờ, địa chủ công thương nghiệp, họ đều là chỗ dựa vững chắc cho thực dân Pháp để cai trị nước ta. Với sự phát triển đô thị ở Nam Kì làm cho xã hội bấy giờ có sự biến chuyển lớn. Vào năm 1896, có nhiều nhà công thương người Việt ở Sài Gòn, Chợ Lớn với nhiều hiệu buôn và nhà máy. Tư sản mại bản ra đời trước tư sản dân tộc, họ đứng ra bao thầu kinh doanh hoặc xây dựng cho Pháp, hoặc làm đại lí phân phối hàng hóa trên thị trường, họ gắn kết chặt chẽ với thực dân Pháp để bảo vệ quyền lợi kinh doanh của mình. Một bộ phận khác sau này đứng ra kinh doanh riêng với Pháp, đó là những nhà tư sản dân tộc, họ có tinh thần chống Pháp nhưng không mạnh mẽ như giai cấp nông dân, công nhân và tiểu tư sản. Giai cấp công nhân xuất thân chủ yếu từ những người nông dân gắn bó tha thiết với ruộng đất của mình, họ trở thành công nhân bằng nhiều con đường như bị tước đoạt ruộng đất, bị bắt buộc đi làm phu, là những nông dân tranh thủ đi làm thêm trong những tháng nông nhàn,…. Năm 1910, nhà máy Ba Son có trên 1000 công nhân; năm 1906, ở Nam Kì có 25.000 công nhân với 900 công nhân chuyên môn. Nhìn chung, công nhân Nam Kì có số lượng đông hơn và phân tán hơn so với các vùng khác, họ là lực lượng tiên tiến, giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc cách mạng chống Pháp của dân tộc. Đối với giai cấp tiểu tư sản, họ chỉ là một lực lượng vào buổi đầu ra đời, đó là những nhà tiểu công nghệ, tiểu thương, những người làm việc ở các sở công và tư, những người làm nghề tự do và học sinh các trường. Tiểu tư sản chiếm một số lượng khá đông đảo, chỉ riêng ở Nam Kì, số lượng giáo viên học sinh là CBHD: Trần Minh Thuận 17 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) 48.131 người (năm 1913). Họ là một lực lượng rất năng nổ, hưởng ứng nhiệt tình các phong trào cách mạng, tuy họ có tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp cao nhưng cũng dễ bị dao động. Tóm lại, đến đầu thế kỉ XIX, tình hình xã hội của Nam Kì nói riêng và cả nước nói chung đã có sự chuyển biến sâu sắc, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc đã trở nên quyết liệt. Nó góp phần thúc đẩy một cuộc cách mạng dân tộc nhanh chóng bùng nổ. CBHD: Trần Minh Thuận 18 SVTH: Lê Thị Hồng Vân Cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp (1860 – 1945) Chương 2: Quá trình hoạt động của cảng Sài Gòn 2.1. Sự thành lập cảng Sài Gòn thời thuộc Pháp Cảng Sài Gòn có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những thương cảng lớn nhất của Việt Nam. Trước đây cảng thuộc khu vực Bến Nghé, theo nhà văn Sơn Nam, nó nằm vào “vị trí độc đáo”, tiếp giáp với bờ biển, tàu thuyền có thể đến miền Trung Bộ, Bắc Bộ bằng đường biển, có đường thủy và đường bộ đến Campuchia. Cảng nằm ở rạch Tàu Hủ, ăn thông với sông Sài Gòn, thuận tiện cho tàu ghe mang hàng hóa từ Chợ Lớn lên cảng. Thêm nữa, các tàu thuyền đi từ Vũng Tàu đến đây chỉ mất khoảng 4-5 giờ. Cảng Sài Gòn sâu khoảng 10m đến 12m, dài 6km và rộng khoảng 250m, nó thu hút các luồng mua bán ở Nam Kì. Nó còn được thiên nhiên ưu đãi cho một con sông rộng và sâu, “không phải nạo vét thường xuyên, quanh năm không có sương mù” là con sông Sài Gòn (sông Tân Bình), một con sông lớn duy nhất mà tàu bè lớn của nước ngoài có thể qua lại, sông dài 256km (từ Lộc Ninh - Bình Phước đến Bình Dương rồi chảy trong địa phận thành phố Hồ Chí Minh, nó chảy tới cát lái rồi hợp với sông Đồng Nai chảy ra biển). Sông có bề rộng từ 225-370m, sâu 20m và diện tích lưu vực hơn 5000 ki-lô-mét vuông. Cảng Sài Gòn tuy giáp biển nhưng hơi xa biển, cách biển 89km, tàu thuyền từ biển vào cảng sẽ đi qua một chỗ hơi nông ở Cần Giờ đã được nạo vét, qua khỏi những chỗ ấy thì độ sâu của dòng sông không còn thay đổi đáng kể nên tàu thuyền có thể đi lại dễ dàng. Cảng có những đợt thủy triều lên xuống; khi thủy triều lên, tàu thuyền có thể vào cảng thuận lợi; khi thủy triều xuống, các tàu có trọng tải lớn phải nhờ tàu kéo chạy bằng hơi nước dắt vào cảng. Bên cạnh những hạn chế không đáng kể trên, cảng Sài Gòn còn có những ưu điểm vượt trội. Cảng có “nhiều ưu điểm vượt trội so với các cảng khác ở Đông Dương” là không bị phủ nhiều bùn, hai dòng chảy của hai con sông Sài Gòn và sông Đồng Nai không mạnh, chế độ thủy triều của chúng thì độc lập với con sông Mê kông. Điều quan trọng hơn là cảng còn có thể được mở rộng về CBHD: Trần Minh Thuận 19 SVTH: Lê Thị Hồng Vân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan