Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảm thức đô thị trong truyện ngắn việt nam đương đại (qua truyện ngắn của nguyễn...

Tài liệu Cảm thức đô thị trong truyện ngắn việt nam đương đại (qua truyện ngắn của nguyễn huy thiệp, hồ anh thái, nguyễn thị thu huệ)

.PDF
141
396
77

Mô tả:

tai lieu,luan van , luan an 1 of 175. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 --------------------------- NGUYỄN ĐÌNH DOANH CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP, HỒ ANH THÁI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2016 tai lieu,luan van , luan an 1 of 175. tai lieu,luan van , luan an 2 of 175. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN ĐÌNH DOANH CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP HỒ ANH THÁI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ) Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp Hà Nội - 2016 tai lieu,luan van , luan an 2 of 175. tai lieu,luan van , luan an 3 of 175. LỜI CẢM ƠN Mở đầu luận văn tôi xin được gửi lời cảm ơn trân trọng, sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin được cảm ơn Phòng Sau đại học, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Viện Văn học cùng các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, tư vấn, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập và nghiên cứu. Xin được cảm ơn Hội đồng bảo vệ, các thầy cô phản biện đã đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016 Học viên Nguyễn Đình Doanh tai lieu,luan van , luan an 3 of 175. tai lieu,luan van , luan an 4 of 175. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Nguyễn Đình Doanh tai lieu,luan van , luan an 4 of 175. tai lieu,luan van , luan an 5 of 175. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................3 3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................13 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................13 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................13 6. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................................14 7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................14 8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................14 CHƯƠNG 1. CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ............................................................................................................................15 1.1. Giới thuyết về khái niệm đô thị và đô thị hóa ....................................................15 1.1.1. Đô thị ...........................................................................................................15 1.1.2. Đô thị hóa ..................................................................................................16 1.2. Cảm thức đô thị ..................................................................................................17 1.2.1. Cảm thức .........................................................................................................17 1.2.2. Cảm thức đô thị ...............................................................................................18 1.3. Cảm thức đô thị trong văn học nhìn từ lịch sử ...................................................19 1.3.1. Vài nét về văn học đô thị trên thế giới ............................................................19 1.3.2. Đô thị trong văn học Việt Nam trước 1986.....................................................20 1.3.3. Đô thị trong văn học Việt Nam sau 1986 ........................................................23 CHƯƠNG 2. ĐỜI SỐNG VÀ CON NGƯỜI ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP, HỒ ANH THÁI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ ...................27 2.1. Một đời sống xô bồ, hỗn tạp ..............................................................................27 2.1.1. Sự thay đổi mô hình xã hội dẫn đến những đảo lộn giá trị trong cuộc sống ..27 2.1.2. Sự đảo lộn các giá trị ......................................................................................28 tai lieu,luan van , luan an 5 of 175. tai lieu,luan van , luan an 6 of 175. 2.2. Xu hướng vọng ngoại, chạy theo lối sống phương Tây ....................................36 2.3. Con người tha hóa ...............................................................................................40 2.3.1. Con người thực dụng .......................................................................................40 2.3.2 Con người biến chất ..........................................................................................51 2.4. Con người cô đơn ...............................................................................................58 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM THỨC ĐÔ THỊ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP, HỒ ANH THÁI, NGUYỄN THỊ THU HUỆ 73 3.1. Điểm nhìn trần thuật...........................................................................................73 3.1.1. Trần thuật từ điểm nhìn bên trong ..................................................................73 3.1.2. Trần thuật từ điểm nhìn bên ngoài ..................................................................79 3.1.3. Sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật .............................................................86 3.2. Ngôn ngữ ............................................................................................................92 3.2.1. Vài nét về ngôn ngữ truyện ngắn ....................................................................92 3.2.2. Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ ..93 3.3. Giọng điệu trần thuật ........................................................................................108 3.3.1. Khái lược về giọng điệu trần thuật ...............................................................108 3.3.2. Giọng điệu trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ.............................................................................................................109 KẾT LUẬN .............................................................................................................125 TÀI LIỆU THAM KHẢO tai lieu,luan van , luan an 6 of 175. tai lieu,luan van , luan an 7 of 175. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước theo phương thức đổi mới đạt được nhiều thành tựu trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội làm thay đổi căn bản diện mạo đất nước. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Các hoạt động văn hóa, xã hội trong xu thế hội nhập trở nên đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu khác nhau của đời sống con người. Tuy nhiên, chúng ta cũng chịu những hậu quả không nhỏ từ mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động trực tiếp làm thay đổi nhiều giá trị truyền thống của dân tộc. Con người đô thị đứng trước vòng xoáy, cám dỗ của đồng tiền, quyền lực, hư danh… Một bộ phận không nhỏ cư dân đô thị đã không xác định được chỗ đứng và định hướng của mình trong xã hội, bị cuốn vào vòng xoáy của cơ chế thị trường trong sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế hàng hóa, nhiều khi buông thả mình theo lối sống thực dụng mà bất chấp nền tảng đạo đức, luân lí truyền thống. Một số khác lại rơi vào trạng thái hoang mang, lạc loài, đơn độc trước những biến thiên của thời cuộc khi những giá trị truyền thống thay đổi, đảo lộn. Thực trạng phi lí và cay đắng đó đã làm sụp đổ thế giới tinh thần mà bấy lâu nay con người Việt Nam hằng coi trọng và giữ gìn. 2. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế - xã hội, văn học Việt Nam đương đại cũng từng bước thích ứng và có những thay đổi rõ rệt. Vấn đề đời sống đô thị đã trở thành vấn đề được nhiều nhà văn quan tâm, phản ánh. Các nhà văn thời kì này đã thực tế, chủ động, nhạy cảm và nhanh chóng nắm bắt được những vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội, đi sâu đề cập đến những vấn đề cá nhân, xoáy sâu vào thực tế bụi bặm đời sống con người trong bước chuyển mình đi vào cơ chế thị trường, đang xâm thực và làm băng hoại đời sống văn hóa, đạo đức, tinh thần của con người cùng những vấn đề phát sinh mới trong đời sống xã hội do quá trình đô thị hóa. 3. Truyện ngắn Việt Nam về đô thị rất phong phú, bao quát được nhiều bức tranh đa dạng với những mảng nhòe mờ và những góc khuất của xã hội đô thị tai lieu,luan van , luan an 7 of 175. tai lieu,luan van , luan an 8 of 175. 2 đương đại đang trong giai đoạn kiến tạo, phát triển. Dường như, mọi vấn đề trong bức tranh ấy đều được khai phá, không còn những khoảng trống bị cấm kị, né tránh. Đô thị như có một sức cuốn hút, một thôi thúc thể hiện và một đam mê thử sức. Các nhà văn, bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục đề cao cái mới, ngợi ca những điều tốt đẹp, nhân văn trong cuộc sống đã có cơ hội viết nhiều hơn, thẳng thắn hơn về những mặt trái của xã hội, những tiêu cực, những hạn chế đang xâm thực và làm băng hoại đời sống văn hóa, đạo đức và tinh thần của con người đô thị. Nguyễn Đình Tú đã khẳng định cách lí giải về giới trẻ đô thị như sau:"Hoang hoải, lạc loài, hoài nghi và vỡ mộng chỉ những trạng huống tinh thần của con người chứ không phải là một khúc cắt rời của hiện trạng xã hội. Ở một phương diện nào đó, hoài nghi và vỡ mộng không phải không có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống đối với mỗi con người. Văn học nói về cái mất mát để giữ gìn, nói về nước mắt để hạnh phúc, nói về khiếm khuyết để hoàn thiện"[52]. Trong số các nhà văn đương đại có tên tuổi viết về đô thị như: Chu Lai, Tạ Duy Anh, Trung Trung Đỉnh, Đức Ban, Đỗ Vĩnh Bảo, Nguyễn Bình Phương, Ma Văn Kháng, Đỗ Bích Thúy, Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Trương Quý…Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong những cây bút có nhiều truyện ngắn viết về đô thị. Tác phẩm của các nhà văn ngay từ khi mới chào đời đã thu hút sự chú ý đặc biệt của bạn đọc cũng như giới chuyên môn, phê bình. Mặc dù, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ đề cập đến những vấn đề không hoàn toàn là mới về đô thị, nhưng lại luôn là những đề tài nóng bỏng về con người trong bối cảnh xã hội đang có những thay đổi hết sức mạnh mẽ, quyết liệt theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực... Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ là những suy tư, phân tích, phản ánh cuộc sống và con người đô thị trên nhiều phương diện: từ nhận thức, phân tích, phê phán, chiêm nghiệm, bi kịch, trào lộng...Với mong muốn đóng góp một tiếng nói vào việc nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam đương đại viết về đô thị tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Cảm tai lieu,luan van , luan an 8 of 175. tai lieu,luan van , luan an 9 of 175. 3 thức đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại (Qua truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ)”. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu chung về đô thị trong văn học Việt Nam đổi mới Vấn đề cuộc sống đô thị là một đề tài không mới nhưng rất nhạy cảm, vì nó xoay quanh cuộc sống con người với những vấn đề xã hội nhức nhối, những quan hệ phức tạp, xô bồ, những được mất hư hao, những khủng hoảng hay bứt phá, những xây mộng và vỡ mộng, những trải nghiệm và trả giá, những nợ đời và nợ lòng… nên gây được chú ý đặc biệt đối với độc giả và giới nghiên cứu. Nhiều nhà nghiên cứu đã có những đánh giá nhìn nhận về văn học đô thị hôm nay rất khách quan và xác thực, chúng tôi xin điểm qua một số ý kiến như: Trong cuộc thảo luận về văn học đô thị do báo điện tử Người đô thị tổ chức, khi đề cập đến các vấn đề nội hàm của khái niệm văn học đô thị, diễn tiến của văn học đô thị Việt Nam trong quá khứ, những thành tựu của văn học Việt Nam đương đại, PGS.TS Đỗ Lai Thúy cho rằng:“tiểu thuyết đô thị Việt Nam còn ít về đề tài đô thị, nếu có thì đôi khi đô thị thường được nhìn bằng sự hoài niệm nông thôn. Bởi vậy, tính đô thị của nó chủ yếu biểu hiện ở phương diện thể loại. Theo ông Mai Anh Tuấn, “văn học đô thị Việt Nam xuất hiện từ khi đô thị xuất hiện tầng lớp trung lưu đô thị và tầng lớp tư sản nội địa. Tức là khi xuất hiện hai sự đối kháng cả về mặt địa chính trị và địa văn hóa với tầng lớp nông dân”. Một cảm thức đô thị quan trọng được tác giả nhắc tới: “Sự cô đơn của con người, khi viết về điều đó thì văn học đô thị hiện đại đã chạm sâu vào con người đô thị”. Ông Phó Đức Tùng nhận định:“Đô thị Việt Nam không có lõi, và khi không có lõi, tính hiện đại trong văn học đô thị của Việt Nam chỉ là tính hiện đại bắt chước, chưa phải là tính đô thị”. Các ý kiến đánh giá dù là trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần quan trọng trong việc nhìn nhận đúng về thực trạng và tương lai của văn học đô thị Việt Nam. Điều đó, cũng lí giải vì sao, mỗi khi tác phẩm viết về đô thị của các nhà văn ra đời tai lieu,luan van , luan an 9 of 175. tai lieu,luan van , luan an 10 of 175. 4 luôn nhận được nhiều sự quan tâm và nhiều ý kiến bàn luận từ các độc giả, các nhà chuyên môn. Qua hệ thống tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy vấn đề đô thị trong văn học Việt Nam từ khi đổi mới (1986) đến nay, đã trở thành vấn đề hấp dẫn được giới nghiên cứu, phê bình chú ý. Có thể kể tên một số ý kiến cơ bản như sau: Nhìn nhận về đô thị trong văn học Việt Nam đương đại, tác giả Đặng Thái Hà trong bài “Vấn đề sinh thái - đô thị trong văn xuôi Việt Nam thời đổi mới” đăng trên Tạp chí văn nghệ quân đội ngày 03/8/2005 đã đề cập đến vấn đề đô thị và đô thị hóa trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Tạ Duy Anh, Đỗ Phấn, Nguyễn Quang Thiều...Tác giả đã khái quát vấn đề đô thị đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái “đô thị hóa hay là sự tuyệt giao với tự nhiên” và những vấn đề mà con người phải đối mặt khi quá trình đô thị hóa diễn ra gay gắt. Đó có thể là sự chốn chạy khỏi đời sống đô thị ngột ngạt, chật chội, xô bồ với nhiều cám dỗ, thói hư tật xấu và những giá trị truyền thống đang dần bị xói mòn, thay đổi. Tác giả nhận định: “Bởi động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đô thị, thực chất, chính là sự suy thoái và hủy diệt những không gian khác. Văn học, trong một bối cảnh mà đô thị hóa đã trở thành vấn đề trọng yếu đã thể hiện những dự cảm và nỗi hoang mang đó theo cách của riêng mình trước thực trạng xã hội và sự hủy diệt môi trường sống”[26]. Tác giả Lê Hương Thủy trong bài viết: “Truyện ngắn đương đại về đề tài đô thị” đăng trên “Tạp chí văn nghệ quân đội” ngày 10/12/2012 đã nêu lên quan điểm của mình về truyện ngắn về đề tài đô thị trong bối cảnh hiện nay được hiểu là những tác phẩm phản ánh đời sống từ mọi khía cạnh và phương diện. Hiện nay, chúng ta đang sống trong giai đoạn mà quá trình đô thị hóa diễn ra một cách nhanh chóng. Điều này, đã làm thay đổi không chỉ bộ mặt các thành phố, trung tâm văn hóachính trị mà ngay cả ở nông thôn miền núi. Vì vậy, vấn đề đô thị đã trở thành đề tài được nhà văn quan tâm, khai thác. Một đội ngũ những cây bút trong nền văn học đương đại viết về đô thị dần được hình thành. Tác giả cho biết: “Tiến trình đô thị hóa đã tác động đến đời sống văn học, không chỉ ở số lượng tác phẩm viết về đô thị tai lieu,luan van , luan an 10 of 175. tai lieu,luan van , luan an 11 of 175. 5 mà còn ở những vấn đề của đời sống, con người, xã hội đô thị được chuyển tải trong sáng tác”[113]. Trong bài viết, Lê Hương Thủy đã chỉ ra những vấn đề về đời sống đô thị và sự thay đổi hình tượng văn học, hiện thực đời sống thị dân và dấu ấn đô thị trong nhiều sáng tác của các nhà văn: Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Phấn, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Khải, Vũ Đình Giang, Vũ Tiến Thụy, Phong Điệp, Nguyễn Thị Thu Huệ...Tác giả nhận định rằng: “Hình ảnh đô thị trong truyện ngắn đương đại không chỉ là hình ảnh hào nhoáng, sang trọng, lịch lãm mà còn là những góc khuất, những sự xáo trộn trong đời sống và tâm hồn con người. Không ít truyện ngắn mang đến thông điệp về sự biến đổi của đô thị và những mặt trái của nó”[113]. Bên cạnh việc đề cập đến hiện thực đời sống đô thị, tác giả còn khái quát hình ảnh con người chốn thị thành đó là “con người cô đơn, con người cá nhân – một dạng thức và tâm thái của con người đô thị”. Việc thể hiện con người cô đơn, con người cá nhân trong các truyện ngắn đương đại cho thấy sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn hôm nay. PGS. TS Đỗ Lai Thúy trong bài Văn học đô thị Việt Nam nhìn từ thể loại tiểu thuyết đăng trên tạp chí điện tử Người đô thị ngày 04/4/2015, cũng đã nêu lên những vấn đề về cuộc sống đô thị trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp biểu hiện ở những truyện ngắn: Tướng về Hưu, Không có vua, Huyền thoại phố phường..., Nguyễn Việt Hà:Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Ba ngôi của người.., của Đặng Thân:3.3.3.9, Những mảnh hồn trần..., của Thuận:Phố Tàu, T mất tích…, của Đỗ Phấn... Theo TS. Đỗ Hải Ninh, văn học Việt Nam đương đại đã có những tác giả thành công khi viết về đô thị như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Danh Lam, Trần Nhã Thụy... Sáng tác của họ đã chạm đến nơi sâu khuất của con người và đời sống đô thị đó là: nỗi cô đơn, sự trống rỗng, cuộc sống đơn điệu, thiếu vắng. Cuộc sống đô thị vừa là biểu tượng của cái hiện đại, của văn minh công nghiệp, đầy cám dỗ vừa ẩn chứa những đe dọa, với sự tha hóa nhân tính và nỗi mặc cảm…Nhiều tác giả văn xuôi, đặc biệt là các cây bút trẻ hiện nay có xu hướng tai lieu,luan van , luan an 11 of 175. tai lieu,luan van , luan an 12 of 175. 6 tìm đến những không gian đô thị khác lạ, mới mẻ, không gian hải ngoại, đó cũng là ý thức kiến tạo không gian đô thị của người viết. Văn học viết về đô thị đương đại đã rất thành công khi kiến tạo nên kiểu nhân vật trí thức, nhưng tôi vẫn mong các nhà văn viết về đô thị hãy nhìn xuống “dưới đáy” để có nhiều tác phẩm thể hiện được đời sống đô thị đa diện, đa chiều hơn nữa. Đã có những bài viết nghiên cứu, các tiểu luận, luận văn đề cập đến đến vấn đề đô thị trong sáng tác của từng các nhà văn thời kỳ này. Tuy nhiên, tất cả chỉ mới dừng lại ở những nghiên cứu đơn lẻ ở từng nhà văn, tập trung chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết. Đến nay, chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào mang tính toàn diện, khái quát, hệ thống về vấn đề đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại. 2.2. Những nghiên cứu về vấn đề đô thị trong sáng tác của ba nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ 2.2.1. Những nghiên cứu về vấn đề đô thị trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp là một tác giả xuất sắc trong phong trào đổi mới văn học Việt Nam sau năm 1986. Ông viết ở nhiều lĩnh vực: kịch, tiểu thuyết, phê bình văn học...nhưng nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp, phải với tư cách là một cây bút viết truyện ngắn rất thành công. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành một hiện tượng đặc biệt, làm khuấy động bầu không khí sinh hoạt văn hóa, văn nghệ nước nhà sau những năm đời sống văn học khá yên ắng. Vì vậy, số lượng các bài nghiên cứu, bài viết, luận văn về Nguyễn Huy Thiệp rất nhiều. Chúng tôi xin điểm qua một số ý kiến có ít nhiều liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau: Với giới nghiên cứu, đến nay có nhiều bài nghiên cứu, phê bình của các tác giả như: Hoàng Ngọc Hiến, Lại Nguyên Ân, Đặng Anh Đào, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đăng Điệp, Lã Nguyên, Trần Đình Sử...Mỗi bài viết là một cách nhìn, một quan điểm về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Trước sức hút của “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên trong cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội phát hành năm 2001(gồm 54 bài viết) đã dày công nghiên cứu, biên soạn, tập hợp những bài viết về các khía cạnh khác nhau xoay quanh Nguyễn tai lieu,luan van , luan an 12 of 175. tai lieu,luan van , luan an 13 of 175. 7 Huy Thiệp và những tác phẩm của ông. Trong đó là tập hợp nhiều ý kiến bàn luận, tranh luận, đối thoại với độc giả... Có thể thấy một số ý kiến chính sau: Một số ý kiến thiên về phản ứng, thậm chí phê phán quyết liệt: “Ngòi bút của anh Thiệp đúng là của hiếm. Của hiếm của một tài năng đồng thời cũng là của hiếm của một bệnh lý, sự vội vã định hình, sự bộc lộ sâu sắc cái tâm lý chủ đạo là chối bỏ và phản kháng”[72]. Còn lại nhiều ý kiến được hiểu như dòng chủ lưu, thì nồng nhiệt chào đón, đánh giá cao, cho rằng Nguyễn Huy Thiệp xứng đáng nhận tặng thưởng “cây bút vàng”, “quả bóng vàng”(Vương Trí Nhàn);“Lâu lắm rồi văn học Việt Nam mới xuất hiện một hiện tượng như hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp... Hy vọng chúng ta sẽ còn được đọc nhiều tác phẩm hay hơn nữa của anh. Có điều là mong cho anh có đầy đủ bản lĩnh để đứng vững trước những lời chê bai. Và cả những lời khen” (Diệp Minh Tuyền); “Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện như một tài năng, ngày càng có nhiều sự bàn cãi” (Nguyễn Văn Bổng); “Tôi thấy Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện với một giọng điệu mới, một bút pháp sắc gọn, trẻ trung, rất thích” (Hồ Phương); Trong hành trình “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”, “tôi thấy một giọt vàng rơi vào lòng mình, giọt vàng ròng ngời sáng. Đó là truyện ngắn của anh” (Đỗ Đức Hiểu)...[72]. Ngoài hai luồng ý kiến chính nêu trên, tập sách “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” còn có nhiều tiểu luận nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp. Nhiều tác giả đặt vấn đề phân tích từng hình tượng nhân vật, từng truyện ngắn, từng cụm đề tài, từng thủ pháp nghệ thuật, … trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Về mảng đề tài thành thị trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, có thể tìm thấy những nghiên cứu xoay quanh vấn đề này như: Nhà nghiên cứu văn học Hoàng Ngọc Hiến trong bài “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió” có đề cập đến thế giới nhân vật với những mưu toan, tính toán trong “Huyền thoại phố phường”, “Không có vua”, “Tướng về hưu”. Nhà nghiên cứu chỉ ra những hiện thực tàn nhẫn, sự tha hóa, biến chất của con người ở tai lieu,luan van , luan an 13 of 175. tai lieu,luan van , luan an 14 of 175. 8 thành thị. Những nhận định này góp phần giúp cho chúng ta nhìn nhận lại về con người thành thị, về thế giới “loạn cờ”, “không có vua”. Với các tác phẩm viết về các vấn đề đương đại, đề cập đến đời sống thành thị như: Tướng về hưu, Huyền thoại phố phường, Không có vua, Sang sông, Những bài học nông thôn, Cún…đã có nhiều bài nghiên cứu, luận văn, khóa luận, ý kiến nghiên cứu về các vấn đề khác nhau trong các tác phẩm của ông. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều nhận thấy có một điểm chung nhất thể hiện trong truyện ngắn về đề tài thành thị của nhà văn đó là: Hiện thực về một cuộc sống hỗn tạp, xô bồ, trật tự xã hội bị đảo lộn, con người có xu hướng bị tha hóa, mất niềm tin, trở nên lạc loài...Tuy nhiên, các vấn đề đã nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp chủ yếu tập trung nhiều về hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp và những sáng tác của ông. Những nghiên cứu này, chủ yếu nhìn nhận các tác phẩm trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, hoặc chủ yếu khai thác vào các mảng đề tài lịch sử, nông thôn, vấn đề con người, vấn đề nghệ thuật chung… mà chưa thấy có một luận văn cụ thể nào lấy vấn đề đô thị trong truyện ngắn của ông làm đối tượng nghiên cứu. 2.2.2. Những nghiên cứu về vấn đề đô thị trong sáng tác của Hồ Anh Thái Cho đến thời điểm hiện tại, Hồ Anh Thái luôn khẳng định mình là nhà văn chuyên nghiệp, có bút lực sung sức và thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc. Ông có nhiều đóng góp trong tiến trình cách tân bộ mặt văn chương đương đại. Chính vì vậy, đã có rất nhiều ý kiến, bài viết, luận văn về các sáng tác của Hồ Anh Thái. Chúng tôi xin nêu, trích dẫn một cách khái quát một số ý kiến, nhận định và điểm qua một số đề tài luận văn đã nghiên cứu có những liên quan ít nhiều đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu: Trong Người luôn làm mới mình, Tôn Phương Lan nhận xét: “Dường như với anh, viết là một sự khai phá mới trên mảnh đất đã có chi chít dấu chân. Tạo ra một “thương hiệu” cho mình, chí ít đã làm anh đa dạng gương mặt văn chương đất nước những năm đầu thế kỉ mới”[53; tr.267]. Trong Hồ Anh Thái và dấu ấn hậu hiện đại, tác giả Bùi Thanh Truyền và Lê Biên Thùy khi khảo sát các tập truyện Sắp đặt và diễn, Tự sự 265 ngày đã nhận tai lieu,luan van , luan an 14 of 175. tai lieu,luan van , luan an 15 of 175. 9 xét: “Hồ Anh Thái là một gương mặt tiêu biểu đã góp công cho sự tìm tòi, thể nghiệm, tạo dựng một thứ văn học mới có khả năng lật trở, soi chiếu nhiều phương diện của thực tại hôm nay[120]. Đề tài trong các tác phẩm của anh thường ghi đậm dấu ấn về sự khủng hoảng niềm tin của con người. Tác phẩm của Hồ Anh Thái thường xoáy sâu vào một thế giới vô nghĩa, phi lí và tương ứng với nó là một hệ thống các nhân vật nghịch dị, quái đản. Phản ánh hiện thực nhiễu nhương, xô bồ thời hiện đại nhà văn đã xây dựng được những hình tượng nhân vật độc đáo, với giọng điệu hài hước, giễu nhại đặc trưng. Bên cạnh đó, còn có hàng loạt bài viết, phê bình, nghiên cứu về Hồ Anh Thái như: Tác giả Ngọc Anh với: Nhà văn Hồ Anh Thái, sáng tạo, bứt phá trên từng con chữ; Nguyễn Đăng Điệp với bài: Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc; Diệu Hường với bài: Một góc nhỏ văn chương Hồ Anh Thái; Thúy Liễu với Người thích đi chệch đường ray…?; Tác giả Thiên Ý với Nhà văn Hồ Anh Thái:một mình qua đường; Mai Phương với Nhà văn Hồ anh Thái: hành trình sáng tạo không mệt mỏi; Trần Thị Hải Vân trong Một chiêm nghiệm cõi người; Vũ Bão với Vẫn là nỗi đau truyền kiếp…Hầu hết các bài viết, ý kiến đều có một nhận định chung đó là: Khẳng định tài năng, sự sáng tạo và đóng góp của Hồ Anh Thái trên các phương diện cho văn học đương đại Việt Nam. Đánh giá về Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Mảnh vỡ đàn ông cũng đã có nhiều ý kiến nhận xét, tiêu biểu như: Ngô Thị Kim Cúc trong bài Có ai chẳng muốn đùa đã viết: “Tất cả một loạt truyện ngắn đều phác họa những chân dung tri thức, những kẻ sĩ thời đại. Nhưng chúng được nhìn gần đến mức khi được đặc tả thì không tránh khỏi những nét thô lậu khó coi mà thông thường người khác vẫn thường qua bởi họ cần những chân dung trơn nhẵn, đèm đẹp, mặc kệ chúng có nhạt thếch đến mức nào”[98;tr. 230]. Nguyễn Chí Hoan trong Nhà văn không cười, nhận xét: “Mỗi truyện bày ra một bối cảnh phông màn khác nhau nhưng tấn bi kịch cuộc đời gần như chỉ là một: Đây là một phần mặt trái của một lớp thị dân hiện đại xuất thân đa dạng, nhưng tai lieu,luan van , luan an 15 of 175. tai lieu,luan van , luan an 16 of 175. 10 cũng chia sẻ những cố tật-hãnh tiến và gian manh, đố kị và hợi hợt, khôn ngoan mà dung tục hẹp hòi…[98;tr.249]. Nguyễn Chí Hoan trong bài Truyện: không là truyện, nhân vật: không là nhân vật, ấy là truyện nhận xét: “Dồn dập, xô bồ, trùng điệp đầy ứ những miệng lưỡi của cái dung tục thị dân, quay cuồng và quay quắt, chua chát và lọc lõi yếm thế, nhại và lái, đổng và lộng…và đấy là ngôn từ”[95 ;tr.259]. Nguyễn Đăng Điệp trong bài Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc nhận định: “Hồ Anh Thái có ý thức tạo dựng một thế giới vừa giống thực bằng những chi tiết nhặt được từ đời sống phồn tạp vừa tạo nên một thế giới ngập đầy biểu tượng. Thông điệp của nhà văn không hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình thế qua các biểu tượng thoát đầy chất ảo” và “trên thực tế, bằng những nỗ lực không mệt mỏi, anh đã tạo nên những cái nhìn độc đáo về cuộc sống”. Chính cái nhìn mới mẻ trên đã giúp nhà văn khám phá thực trạng cuộc sống để bạn đọc nhận thấy: “sự xen cai của cái ác và cái thiện, cái cao cả và thấp hèn, cái sang trọng đi liền với nhếch nhác, cái trong suốt xen lẫn cái phàm tục”[19 ]. Bên cạnh đó còn có một số khóa luận, luận văn đã khảo sát các sáng tác của nhà văn ở phương diện như nghệ thuật trần thuật, quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Nhìn chung các ý kiến, bài viết, luận văn đều thể hiện những nhận định chung đó là: Đời sống thị dân là vấn đề cơ bản trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của Hồ Anh Thái. Các ý kiến đều điểm qua những thành công trên phương diện nội dung, hình thức, cách xây dựng nhân vật…của nhà văn. Tuy nhiên các luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nhiều ở thể loại tiểu thuyết của nhà văn. Còn ở địa hạt truyện ngắn viết về đô thị, chúng tôi chưa thấy có một luận văn nào chọn làm đối tượng nghiên cứu của mình. 2.2.3. Những nghiên cứu về vấn đề đô thị trong sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong số ít những nhà văn nữ tài năng của nền văn học đương đại Việt Nam. Với khoảng ngoài 20 năm cầm bút, tuy số lượng tác phẩm của chị không nhiều nhưng so với những cây bút cùng thế hệ, tác phẩm của chị lại có những nét riêng, độc đáo, hấp dẫn đón được sự tin yêu của bạn đọc. Tác tai lieu,luan van , luan an 16 of 175. tai lieu,luan van , luan an 17 of 175. 11 phẩm của chị đã là đối tượng của nhiều ý kiến, bài viết, tiểu luận, luận văn, bài nghiên cứu… Có thể kể tên một số bài viết, công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ đã và đang cuốn hút người đọc bởi một lối viết riêng, một phong cách riêng. Tác giả Bùi Việt Thắng trong cuốn: Truyện ngắn những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại đã khẳng định: “Đối tượng mà nhà văn quan tâm và hướng tới là “những thiên đường và hậu thiên đường của đời sống con người, đặc biệt là người phụ nữ”. “Truyện ngắn Thu Huệ luôn có hai mặt như thế-vừa bụi bặm trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, vừa táo tợn, vừa thanh khiết”.“Chất lãng mạn trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ tương đối đặc biệt, nó toát ra từ tâm hồn người đang đứng ra giữa ranh giới thiếu nữ - phụ nữ”[104]. Cũng theo Bùi Việt Thắng trong bài Tứ tử trình làng giới thiệu tập truyện ngắn Bốn cây bút nữ, tác giả đã phát hiện trong truyện ngắn của chị một đặc tính “chao chát và dịu dàng, ngây thơ và từng trải, đau đớn và tin tưởng cứ trộn lẫn trong văn của Nguyễn Thị Thu Huệ tạo nên tính đa cực của ngòi bút nữ có duyên trong lĩnh vực truyện ngắn. Đọc truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ ta bị cuốn vào trong niềm vui, và nỗi buồn bất tận. Đời sống hiện lên trên từng trang sách của chị, bề bộn, ngổn ngang…[105]. Tác giả Hồ Sĩ Vịnh trong bài Thi pháp truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Báo văn nghệ (Số 35) nhận xét: “Nguyễn Thị Thu Huệ là nhà văn nữ “độc đáo, tài hoa”. Với cách viết như “lên đồng” chị đã cho ra đời những tác phẩm có giá trị hay và được bạn đọc yêu mến. Kim Dung trong Đọc hồi ức bến trần gian nhận định: “Truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ luôn có hai mặt, vừa “bụi bặm” trong tả chân, vừa trữ tình đằm thắm, văn của chị vừa táo bạo, vừa thanh khiết. Một cái gì đó thuần nhất, không đơn giản, thậm chí có khi còn đối chọi nhau trong văn của Nguyễn Thị Thu Huệ”[13] Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong bài viết: “Báo cáo giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (2012) đã ghi nhận rằng: “Thành phố đi vắng” đã thực sự làm đầy tai lieu,luan van , luan an 17 of 175. tai lieu,luan van , luan an 18 of 175. 12 thêm hồ sơ sáng tạo truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ và đặt chị vào vị trí nhà văn Việt Nam đương đại viết truyện ngắn tiêu biểu. Nhà văn Nhật Tuấn trong bài: Một thành tựu văn xuôi hiện đại, nhân đọc Thành phố đi vắng đã nhận thấy: “Thành phố đi vắng thật sự rất đáng ghi nhận như một tín hiệu đáng mừng, một thành tựu mới trong văn xuôi hiện đại[118]. Bên cạnh đó còn có một số luận văn, khóa luận đã đề cập đến các phương diện khác nhau trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Các công trình này đã có chung ý kiến: Nguyễn Thị Thu Huệ là cây bút có khả năng nắm bắt và phản ánh hiện thực nhạy bén, sâu sắc, có chất giọng riêng. Truyện ngắn của chị đã đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống và con người thời hiện đại. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy hiện chưa thấy có luận văn, tài liệu nào nghiên cứu cụ thể, toàn diện về cảm thức đô thị trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, mặc dù đây là vấn đề được nhà văn thể hiện trong nhiều truyện ngắn của mình. Có thể nói Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ là những cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại. Vì vậy, số lượng bài viết, luận văn, luận án còn có nhiều. Tuy nhiên, do giới hạn vấn đề nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ nêu một số ít những ý kiến, bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả như đã trình bày ở trên nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài luận văn. Từ việc liệt kê những đánh giá trên đây, chúng tôi nhận thấy có một điểm chung được các tác giả nghiên cứu đều nhận định: Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ đã đề cập đến vấn đề cuộc sống và con người đô thị. Tuy nhiên, vấn đề đô thị trong truyện ngắn của ba nhà văn trên, hiện chưa thấy có một luận văn nào chọn làm đối tượng nghiên cứu nghiên cứu. Mà chủ yếu là những bài viết, ý kiến đơn lẻ, những luận văn đề cập đến phương diện khác, không cùng đối tượng nghiên ở đề tài này. Chính vì thế, một công trình có tính chất tổng kết, đánh giá, trên cơ sở đi sâu tìm hiểu truyện ngắn của các tác giả, để đi đến những kết luận về cảm thức đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại qua ba nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ là một việc làm cần thiết đối với nghiên cứu văn chương Việt Nam đương đại. Từ những đánh giá, nhận xét mang tính gợi mở, thành tựu của những tác giả đi trước trên đây, chúng tôi tai lieu,luan van , luan an 18 of 175. tai lieu,luan van , luan an 19 of 175. 13 chọn đề tài nghiên cứu: “Cảm thức đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại (Qua truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ)”. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài: “Cảm thức đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại (Qua truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ)”, chúng tôi muốn khám phá những nét mới, độc đáo trong cảm xúc, nhận thức cũng như trong bút pháp nghệ thuật thể hiện về đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại (Qua truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ). 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Triển khai đề tài: “Cảm thức đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại (Qua truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ)” chúng tôi xác định nhiệm vụ chính của luận văn là: - Tìm hiểu những vấn đề lí luận chung, làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu - Tìm hiểu cảm thức đô thị được thể hiện trong văn học Việt Nam đương đại (Qua truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ). - Nghệ thuật thể hiện cảm thức đô thị trong truyện ngắn của các nhà văn trên. - Từ việc khảo sát thực tế những truyện ngắn thể hiện cảm thức đô thị của ba nhà văn: Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ… khái quát khuynh hướng viết về đô thị của truyện ngắn Việt Nam đương đại và khẳng định vị trí của các nhà văn trong nền văn học đương đại Việt Nam. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Cảm thức đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại(Qua truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ). 5.2. Phạm vi nghiên cứu Là những truyện ngắn viết về vấn đề đô thị của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, cụ thể là: - Nguyễn Huy Thiệp: Gồm các truyện viết về cuộc sống đô thị in trong cuốn Truyện ngắn chọn lọc do NXB Hội nhà văn ấn hành năm 1995. tai lieu,luan van , luan an 19 of 175. tai lieu,luan van , luan an 20 of 175. 14 - Hồ Anh Thái: Gồm các tập truyện: Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Mảnh vỡ đàn ông(Mảnh vỡ đàn ông, Lũ con hoang, Món Tái Dê) - Nguyễn Thị Thu Huệ: Gồm các truyện viết về đô thị in trong cuốn 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, NXB Hội nhà văn; Tập truyện Thành phố đi vắng, NXB trẻ ấn hành 2012. Ngoài ra, chúng tôi có khảo sát, so sánh với một số tác phẩm viết về đô thị của của các nhà văn trước 1986 và các nhà văn cùng thời kỳ để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của luận văn Từ việc khảo sát thực tiễn truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ về cảm thức đô thị, chúng tôi muốn khẳng định những đóng góp của những nhà văn này trong lĩnh vực đang nghiên cứu. Đồng thời, khẳng định sự hình thành một khuynh hướng sáng tạo mới trong văn học Việt Nam đương đại khuynh hướng văn học viết về đô thị. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài: Cảm thức đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đương đại (Qua truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ), chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính như sau: - Phương pháp hệ thống. - Tiếp cận văn hóa học. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Tiếp cận thi pháp học, tự sự học. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Đô thị và cảm thức đô thị trong văn học Việt Nam đương đại. Chương 2: Đời sống và con người đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cảm thức đô thị trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ. tai lieu,luan van , luan an 20 of 175.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan