Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cảm quan lịch sử trong tiểu thuyết lý nhuệ từ góc nhìn nhân vật...

Tài liệu Cảm quan lịch sử trong tiểu thuyết lý nhuệ từ góc nhìn nhân vật

.PDF
85
145
102

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN NGUYỄN CẨM AN MSSV: 6106213 CẢM QUAN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT LÝ NHUỆ TỪ GÓC NHÌN NHÂN VẬT (LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN) Cần Thơ. 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN NGUYỄN CẨM AN MSSV: 6106213 CẢM QUAN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT LÝ NHUỆ TỪ GÓC NHÌN NHÂN VẬT (LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN) CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PHẠM HOÀNG NGHĨA Cần Thơ. 2014 1 Phần I: MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài Nền văn học Trung Quốc đương đại đang gặt hái được những thành công rực rỡ với sự xuất hiện của hàng loạt những tên tuổi nổi bật như: Mạc Ngôn, Lý Nhuệ, Tào Đình, Giả Bình Ao…Với nhận thức về thời đại, những tác giả Trung Quốc đương đại đã đưa hiện thực cuộc sống xã hội vào trong tác phẩm của mình, họ không né tránh khốc liệt, tàn bạo mà đưa hiện thực vào trang viết một cách tự nhiên và chân thực nhất. Họ đã đưa văn học trở về đúng với chức năng cơ bản của nó, tức là phản ánh số phận con người. Tiểu thuyết Chốn xưa và một số những tiểu thuyết lịch sử khác của nhà văn Lý Nhuệ đã thể hiện rõ nét quan điểm sáng tác ấy. Những tiểu thuyết lịch sử của tác giả Lý Nhuệ đã khái quát một giai đọan lịch sử đầy đau thương của đất nước Trung Hoa, đọc những tác phẩm này chúng ta thấy một xã hội trần trụi được tác giả miêu tả rất tỉ mỉ với những cảnh đầu rơi máu chảy, chiến tranh, chết chóc, một xã hội với đầy giẫy những bon chen tranh quyền đoạt lợi, những mảng tối trong các mối quan hệ xã hội, gia đình …Không chỉ có thế, khi đọc những tác phẩm này chúng ta sẽ không khỏi canh cánh một nỗi lòng cảm thông cho những cuộc đời đầy đau thương, mất mát, những khát khao hạnh phúc, bình yên không bao giờ thành hiện thực trong buổi tối tăm, rối ren của những năm tháng chiến tranh loạn lạc; những các chết tức tưởi, đau xót để giải thoát cho kiếp sống tù túng, ngột ngạt của xã hội đương thời. Đó là những cuộc đời đầy bi kịch của các nhân vật, có thể đó không phải là nhân vật chính, không phải là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết nhưng thông qua những nhân vật phụ tưởng chừng vụn vặt ấy, ta thấy được cuộc sống của những phận người bé nhỏ, những người phụ nữ, những em nhỏ, những cụ già, những người nông dân hay những người thanh niên trí thức, những người cán bộ cách mạng… Tất cả bổ sung cho nhau, cộng hưởng với nhau làm nên một bức tranh sinh động, đa chiều và chân thực về một đất nước Trung Hoa đang quằn quại trong những cuộc nội chiến triền miên. Đối diện với đau thương mất mát, có lẽ không ai muốn tìm ngọn nguồn người đúng kẻ sai, người chính nghĩa hay quân phi nghĩa mà muốn tìm hiểu xem những con người bé nhỏ của dân tộc ấy đã trải qua chiến tranh như thế nào, họ đối đầu với buổi loạn lạc ấy ra sao. Nhà văn Lý Nhuệ cũng từng nói: “Tác phẩm của tôi không phán xử phải trái của xã hội, cũng không 3 muốn phán xử lịch sử, chẳng những không muốn, hơn thế càng không thể, không tin ở bất cứ phán xử nào” [9; 363] Quả thực, bất cứ cuộc chiến nào dù cho là chính nghĩa hay phi nghĩa thì cuối cùng cũng là máu và nước mắt, không có cuộc chiến nào không có niềm đau, không có những mất mát về người và về của. Thế nên, không thể đổ lỗi cho lịch sử mà chỉ có thể nhìn thẳng vào lịch sử, nhìn thẳng vào bản chất mất mát, thương đau một cách trần trụi, chân thật không tránh né để có thể thấy và cảm thông cho những con người đã không may mắn khi không được sống trong một xã hội hòa bình, yên ổn. Hơn nữa, trong thời kì nở rộ của những cây bút tài năng như hiện nay, việc tạo cho mình một dấu ấn riêng, một vị thế riêng là một việc tương đối khó khăn. Làm sao để cũng viết về một đề tài nhưng không lặp lại những cái của người khác, làm sao để có thể tạo được cái mới trong một đề tài cũ quả là thách thức đối với những người cầm viết. Để có thể tạo được dấu ấn riêng của mình trong một đề tài có quá nhiều người viết đòi hỏi nhà văn không chỉ hướng đến tìm tòi những biện pháp nghệ thuật mới mà điều quan trọng hơn đó chính là phải tìm được một nội dung thể hiện mới. Như vậy có thể thấy, cách nhìn, cách cảm nhận riêng của mỗi người về một vấn đề chung là vô cùng quan trọng. Chỉ có những nhìn nhận riêng, những đánh giá chủ quan, cảm nhân riêng mới giúp nhà văn có được nội dung chuyển tải mới trong những vấn đề xưa cũ. Lý Nhuệ cũng có một cảm quan lịch sử rất riêng thể hiện qua những nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của ông. Bên cạnh việc nghiên cứu về bi kịch của các nhân vật, người viết còn muốn thể hiện một vài suy nghĩ của bản thân trước những bi kịch ấy. Đó là chỉ ra nguồn lực chính trị của cuộc Đại cách mạng văn hóa, những người thanh niên, những học sinh, những người trẻ tuổi. Họ là chủ nhân tương lai của đất nước, là những viên gạch nền tảng cho sự phát triển của đất nước sau này, thế nhưng lại bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc Đại cách mạng văn hóa khiến cho không những tương lai của bản thân mà cả vận mệnh đất nước đều bị hủy hoại. Có thể khi cuộc Đại cách mạng văn hóa qua đi họ vẫn trở thành những con người thành đạt, vẫn có chức có quyền trong xã hội thế nhưng chắc chắn một điều rằng họ sẽ không bao giờ được sống thanh thản khi luôn luôn bị dằn vặt bởi những tội ác, những sai lầm mà mình đã làm trong quá khứ. 4 Cũng từ những điều trên, có thể nhận thấy một điều rằng, tuổi thanh niên là điều kiện hết sức thuận lợi thế nhưng cũng là một thách thức lớn lao đối với những người làm công tác lãnh đạo. Một tư tưởng bị hiểu sai có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ý thức được điều này, người viết muốn đưa ra một số phương pháp để có thể giúp thanh niên ngày nay tu dưỡng đạo đức, giữ vững quan điểm lập trường trước những luồng thông tin xuyên tạc, có hại cho chế độ, cho nhà nước. Từ đó có thái độ đúng đắn đối với những luồng thông tin đó, những tư tưởng đó nhằm giữ vững lòng yêu nước, yêu quê hương và thái độ trung thành đối với nhà nước, với chế độ. Từ những điều nêu trên, tôi cảm nhận rằng Cảm quan lịch sử trong tiểu thuyết Lý Nhuệ từ góc nhìn nhân vật là một vấn đề rất thú vị đáng để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Lý Nhuệ là một trong những thể loại tiểu thuyết đang tạo được sức hút mạnh mẽ đối với độc giả và những nhà nghiên cứu. Nhưng do đây là những tiểu thuyết đương đại nên số lượng những bài viết nghiên cứu về tác phẩm và tác giả còn tương đối hạn chế, chủ yếu là những bài điểm truyện. Trong đó chuyên sâu hơn cả có lẽ là bài viết Đề tài lịch sử cảm hứng hiện đại của Vương Trí Nhàn in sau tác phẩm Ngân Thành cố sự. Trong bài viết của mình, ông đưa ra những nhận định chủ yếu về phương diện nghệ thuật, ông so sánh Chốn xưa và Ngân Thành cố sự trong mạch tìm tòi về cách tân văn học đương đại Trung Quốc, “từ đó suy nghĩ về phương hướng đổi mới trong cách viết và những cạm bẫy trên con đường đưa văn học thoát khỏi trì trệ” [8;341]. Thế nhưng, trong bài viết này, có thể nhận thấy rằng tác giả Vương Trí Nhàn chủ yếu thiên về nghệ thuật chứ chưa đào sâu vào nội dung của các tác phẩm. Cũng tương tự như thế bài viết Đọc Cây không gió nghe nổi gió của Nguyền Hữu Hồng Minh hay bài nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Hằng có tên Nghệ thuật tự sự trong Ngân Thành cố sự cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá sơ lược, nhìn nhận chung chung về nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm hoặc nếu có nghiên cứu sâu thì cũng chủ yếu thiên về nghệ thuật chứ chưa có sự nhìn nhận cụ thể, sâu sắc về nội dung, về thân phận, cuộc đời của những nhân vật trong tác phẩm. Bên cạnh đó cũng có một số bài viết đánh giá về tác giả Lý Nhuệ 5 nhưng lại chủ yếu nói về những cuộc đời và thành công của ông trên văn đàn chứ không đưa ra nhận xét về tác phẩm của ông như Lý Nhuệ - tiểu thuyết gia thành công ở phương Tây của báo Lao Động. Trong số những bài viết về tác giả Lý Nhuệ và tác phẩm của ông thì bài viết Lịch sử vô lý. Đọc Chốn xưa của Lý Nhuệ của tác giả Ban Mai in trong Quán văn số 006 có lẽ là bài viết chuyên sâu về nội dung nhất. Ông đi phân tích cuộc đời của những con người trong tác phẩm để trả lời cho câu hỏi: “Đối diện với lịch sử, con người là gì? Đối diện với thời gian, rốt cuộc sinh mệnh là gì?” [9; 359] và phân tích ý nghĩa của từng cái chết để cuối cùng cho thấy đó chính là bi kịch, một bi kịch chung vô cùng vô tận, là sự vô lí của lịch sử. Trong bài viết của mình, tác giả còn chú trọng đến việc tìm hiểu bút pháp nghệ thuật, nhưng không chỉ dừng lại ở việc tìm ra tác giả đã sử dụng những bút pháp nghệ thuật gì, sử dụng ở chỗ nào, như thế nào mà phân tích những bút pháp đó để xem chúng góp phần tô đậm nội dung của tác phẩm ra sao. Và có thể nói, bài viết của Ban Mai chính là nguồn cảm hứng để người viết thực hiện đề tài nghiên cứu Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử của Lý Nhuệ từ góc nhìn nhân vật. Thế nhưng nhìn chung, những bài viết đánh giá ở Việt Nam còn thiên về nghệ thuật, chủ yếu nêu lên những đánh giá sơ bộ ban đầu về giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Đa số ý kiến đều chỉ ra cách tiếp cận mới mể của Lý Nhuệ trước đề tài lịch sử - con người. Khám phá về nội dung sẽ kéo theo phát minh về hình thức nên Lý Nhuệ một mặt kế thừa những thủ pháp của lối kể chuyện truyền thống mặt khác lại thổi một làn hơi nghệ thuật mới vào những tác phẩm của mình. Ở Trung Quốc, nghiên cứu về văn chương của Lý Nhuệ có những bài viết như: Cảnh quan lịch sử với cái nhìn trí tuệ của Vương Xuân Lâm trên trang http:// www. cnki.net (của nhiều dịch giả); Lịch sử phản phúng và đối thoại của Lưu Hy, Lâm Dĩnh đăng trên http:// www.enki.net (nhiều người dịch); Bàn về tiểu thuyết gia Lý Nhuệ của Vương Nhiên (Lời tựa cho cuốn “Lý Nhuệ, Tinh tuyển tập”, NXB Yên Sơn, Bắc Kinh, 2006); Đọc Ngân Thành cố sự của Lý Nhuệ của Vương Đức Uy (Trích 20 nhà tiểu thuyết đương đại, NXB Tam Liên thư điếm, 2006)… Những bài viết trên đều góp phần khẳng định nhà văn Lý Nhuệ đã soi chiếu nhân vật lịch sử bằng con mắt lạnh lùng, trí tuệ của văn minh, từ đó nhìn ra những bức tranh toàn cảnh cũng như những góc khuất của vấn đề. Viết về 6 một đề tài không mới nhưng cái mới của Lý Nhuệ chính là cách nhìn, chính là ở đôi mắt mới của tác giả. Như vậy có thể thấy, những bài viết nghiên cứu, đánh giá chỉ đưa ra những nhận định chung về tác phẩm và tác giả chứ thực sự chưa đi sâu nghiên cứu về phương diện nhân vật của các tác phẩm, đặc biệt là những tuyến nhân vật phụ. Từ đó chưa thấy được rõ ràng những bi kịch, những đau thương mà các nhân vật trong tiểu thuyết phải nếm trải nên chưa thể lột tả được hết những mất mát, những đau đớn của một đất nước Trung Hoa trong thời kì chiến tranh. Hơn thế nữa càng không thấy được cảm quan lịch sử của Lý Nhuệ thể hiện trong những tác phẩm. Vì vậy việc chọn lựa việc khai thác và tiếp cận tác phẩm từ phương diện nhân vật thông qua đề tài Cảm quan lịch sử trong tiểu thuyết Lý Nhuệ từ góc nhìn nhân vật là một việc làm khá mới mẻ. 3. Mục đích nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Lý Nhuệ từ góc nhìn nhân vật, người viết muốn hướng đến việc nghiên cứu, phân tích cuộc đời của một số nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Lý Nhuệ để từ đó thấy được một giai đoạn lịch sử khốc liệt, đau thương của đất nước Trung Hoa. Hơn thế nữa đó là phân tích bi kịch của những nhân vật để thấy được sự dũng cảm trong ngòi bút và cảm quan lịch sử của nhà văn. Ông viết bằng tất cả con tim của mình chứ không quỵ lụy quyền lực, không kị húy lịch sử, không bóp méo, không trách cứ, không ngụy tạo. Như lời ông nói: “Tôi rất ghét cái lịch sử vô lí, ghét cay ghét đắng cái lịch sử vì “mục đích hợp lí” mà giết người hợp lí, (…), tôi muốn vớt những sinh mệnh bị chết sặc bởi những lời dối trá lên cho mọi người xem” [7; 332]. Bên cạnh đó, có được sự hiểu biết thêm về lịch sử, nhìn lại quá khứ đau thương để tránh lập lại những sai lầm của lịch sử. Hiểu để sống đúng cho hiện tại và hướng tới tương lai, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát Khi tiến hành thực hiện đề tài Cảm quan lịch sử trong tiểu thuyết Lý Nhuệ từ góc nhìn nhân vật người viết đã gặp một số những hạn chế, đặc biệt là về ngôn ngữ nên không 7 thể tiếp xúc và khai thác đề tài từ nguyên tác của các tiểu thuyết mà chỉ có thể dựa vào bản dịch tiếng Việt. Vì vậy, phạm vi tư liệu khảo sát của đề tài là: - Tiểu thuyết Chốn xưa do Sơn Lê dịch năm 2006 từ nguyên tác tiếng Trung của Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội. - Tiểu thuyết Ngân Thành cố sự do Trần Đình Hiến dịch và Vương Trí Nhàn viết lời bạt năm 2007 của Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội. - Tiểu thuyết Cây không gió do Trần Đình Hiến dịch năm 2004 của Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa vào những phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp hệ thống: đặt vấn đề nghiên cứu trong cảm hứng lịch sử của thể loại tiểu thuyết hiện đại Trung Quốc từ sau công cuộc mở cửa. - Phương pháp văn hóa – lịch sử: hiểu những yếu tố nhà văn khai thác để lí giải những khúc quanh của lịch sử. Đặc biệt là tinh thần “viết chân thực”, “can dự vào cuộc sống” để không bỏ qua những trang sử còn khuất lấp. Bên cạnh những phương pháp chính, đề tài còn được nghiên cứu dựa vào việc kết hợp với một số thao tác khác như chứng minh, so sánh, tổng hợp… 8 Phần II: NỘI DUNG CHÍNH 9 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. Tác phẩm văn học nhìn từ thể loại 1.1.1. Về tác phẩm văn học. Trong toàn bộ hoạt động văn học, tác phẩm văn học vừa là kết quả của hoạt động sáng tác của nhà văn, vừa là cơ sở và đối tượng hoạt động thưởng thức của người đọc. Thế nhưng, để có thể nêu ra một định nghĩa rõ ràng về tác phẩm văn học là một điều không dễ dàng. Thật vậy, có rất nhiều những quan niệm khác nhau về khái niệm tác phẩm văn học. Quan niệm về tác phẩm văn học được hình thành dần dần, bắt đầu từ quan hệ chỉnh thể với bộ phận. Thời cổ đại Hy Lạp, Aristote từng nhìn tác phẩm văn học dưới góc độ triết học với quan niệm nghệ thuật mô phỏng cuộc sống, mô phỏng hành động. Ông đã đưa ra khái niệm chỉnh thể hữu cơ có ảnh hưởng lâu dài đến ngày nay. Sau đó, từ thời triết học cổ điển Đức với phát biểu của Hegel, rồi tiếp theo là V. Bielinski, N. Chernyshevski cho đến các nhà lí luận V. Plekhanov, A. Lunacharski đều hiểu tác phẩm văn học dưới góc độ thống nhất hình thức và nội dung. Do chưa hiểu vai trò và sự hành chức của văn bản nên những ý kiến này đã vấp phải một nhược điểm lớn, đó là phủ nhận hoàn toàn vai trò của người đọc. Sau quan niệm truyền thống lần lượt là những quan niệm hình thức chủ nghĩa và cấu trúc chủ nghĩa về tác phẩm văn học, tiếp theo đó là quan niệm của mĩ học tiếp nhận, hiện tượng luận và hậu cấu trúc. Mỗi quan niệm đều có những ưu và nhược điểm riêng khi đưa ra khái niệm về tác phẩm văn học. Đến nay, người ta hiểu tác phẩm văn học đó chính là một công trình nghệ thuật của ngôn từ, kết quả của tiến trình lao động nghệ thuật (hoạt động sáng tạo) của cá nhân nhà văn hoặc kết quả của nỗ lực sáng tác tập thể. Theo đó, tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới phương diện là ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản được ghi lại bằng văn tự cụ thể, có thể được tạo thành bằng văn vần hoặc văn xuôi và được xếp vào các thể loại nhất định như (tự sự, trữ tình, tùy bút…) hay một thể tài văn học nhất định (hài kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết…) 10 Mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống phức tạp bao gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình diện khác nhau như đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật, hình tượng, cốt truyện. Sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật. Nếu xét về đặc tính thì tác phẩm văn học là phát ngôn phức hợp của người sáng tác, là sự phản ánh, khúc xạ, vang hưởng, dự cảm của đời sống hiện thực và là đối tượng tích cực của sự tiếp nhận văn học. Ở phương diện chức năng giao tiếp và đời sống lịch sử, tác phẩm văn học không được côi như một vật phẩm (sản phẩm) cố định, bất biến, không phải là một đối tượng vật thể tuy nó tồn tại thông qua những dạng vật chất, vật liệu như chữ viết, tiếng nói, trang sách in có tín hiệu hữu trên giá sách hay trong thư viện. Theo đó tác phẩm văn học được hiểu như một quá trình đồng sáng tạo và tiếp nhận, phản ánh sự tương tác từ tác giả văn học đến độc giả và từ độc giả tác động trở lại chính tác giả văn học. Mặc dù tác phẩm văn học vẫn là chính nó, sự biến dịch diện mạo vẫn diễn ra nhờ sự cảm thụ của độc giả, sự lí giải bởi những nghiên cứu, phê bình, bởi dư luận xã hội từng thời đại, đều làm phát sinh những phán đoán, đánh giá ít nhiều khác nhau về nội dung thẩm mĩ của tác phẩm. Quan hệ giữa tác phẩm văn học với người tiếp nhận còn được nhìn nhận ở tính chất “thỏa thuận”, độc giả tuy biết tác phẩm có tính hư cấu, nghĩa là một hiện thực đã được tái tạo nghệ thuật nhưng vẫn ngầm hiểu và tin rằng đó là hiện thực. Những đặc tính nói trên cho thấy tác phẩm văn học theo cách nhìn hiện đại được hiểu như một thực thể tinh thần, một tổng thể của những hàm nghĩa phức hợp, tồn tại ở dạng khả biến, là sự thống nhất giữa những hàm nghĩa thẩm mĩ tư tưởng đã được mã hóa trong văn bản và những cảm thụ, lý giải bởi những thời đại và thế hệ công chúng khác nhau. 1.1.2. Về thể loại văn học. Tác phẩm văn học là sự thống nhất trọn vẹn của các yếu tố đề tài, chủ đề, tư tưởng nhân vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn. Nhưng sự thống nhất đó lại được thực hiện theo những quy luật nhất định. Thể loại tác phẩm văn học chính là khái niệm chỉ quy luật loại 11 hình của tác phẩm, trong đó ứng với một loại nội dung nhất định sẽ có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Trong thể loại tác phẩm văn học bao giờ cũng có sự thống nhất, quy định lẫn nhau của các loại đề tài, chủ đề, cảm hứng , hình thức nhân vật, hình thức kết cấu và hình thức lời văn. Chẳng hạn, thể loại tiểu thuyết sẽ thống nhất nhân vật tiểu thuyết, kết cấu tiểu thuyết, hành động tiểu thuyết, lời văn trong tiểu thuyết…Hơn nữa, ở mỗi một giai đoạn phát triển nhất định, mỗi thể loại tác phẩm văn học lại có những sự thống nhất, quy định khác nhau về nội dung và hình thức nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của thời đại. Sự thống nhất này lại do những phương thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau quy định, thể hiện những quan hệ thẩm mĩ khác nhau đối với hiện thực, mang những khả năng khác nhau trong việc tái hiện đời sống. Hơn thế nữa, mỗi thể loại văn học lại có một kênh giao tiếp riêng đối với người đọc như vậy lại đòi hỏi những ngôn ngữ, phương tiện riêng, truyền thống và kinh nghiệm riêng. Thể loại văn học bên cạnh đó còn là một phạm trù lịch sử, các thể loại văn học chỉ xuất hiện ở một giai đoạn phát triển nhất định của văn học rồi sẽ được thay thế bằng các thể loại văn học khác. Không có thể loại văn học nào là vĩnh hằng, bất biến. Như vậy, nói tới thể loại là nói tới một cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống và một kiểu giao tiếp nghệ thuật. 1.1.3. Cách tiếp cận tiểu thuyết đề tài lịch sử nói chung, tiểu thuyết lịch sử hiện đại nói riêng. Thông thường, khi muốn tiếp cận với một tác phẩm văn học, người ta sẽ tiếp cận thông qua thế giới nghệ thuật của tác phẩm ấy. Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học bao gồm nhiều yếu tố như thời gian, không gian nghệ thuật, các sự kiện, cốt truyện, trần thuật và các yếu tố trần thuật…Trong một tiểu thuyết thuộc đề tài lịch sử, người ta hoàn toàn có thể tiếp cận nó bằng cách tương tự, đó là đi phân tích một hoặc một vài yếu tố nghệ thuật trong tiểu thuyết ấy. Thế nhưng, do đặc trưng của thể loại tiểu thuyết lịch sử đó là lấy nhân vật và sự kiện lịch sử làm đề tài, bên cạnh đó có thể hư cấu thêm một số tình tiết phụ, nhân vật phụ nhưng trên cơ sở tôn trọng sự thật của lịch sử nên có thể thấy, 12 việc tiếp cận với những tiểu thuyết lịch sử từ phương diện nhân vật là một lựa chọn có vẻ hợp lí hơn cả. Nếu như trong thời kì tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, những tiểu thuyết lịch sử thường được thể hiện dưới hình thức tiểu thuyết trường thiên với số lượng các nhân vật đồ sộ, các tình tiết liên quan đến nhân vật cũng rất nhiều khó nắm bắt thì trong thời kì hiện đại, tiểu thuyết lịch sử thường được các nhà văn thể hiện dưới hình thức truyện vừa, dung lượng tác phẩm vừa phải theo đó số lượng nhân vật và các tình tiết liên quan đến nhân vật cũng rất hạn chế. Đó là một thuận lợi lớn cho người nghiên cứu khi tiếp cận với tiểu thuyết lịch sử hiện đại từ phương diện nhân vật. Hơn thế nữa, trong giai đoạn này, các nhà văn thường rất chú trọng đến việc miêu tả số phận của các nhân vật, sự đan xen giữa số phận nhân vật và vận mệnh của thời đại, của đất nước là vô cùng chặt chẽ. Thông qua số phận của nhân vật có thể thấy được sự biến đổi của đất nước và của xã hội nhân sinh. Thế nên, việc đi sâu phân tích về nhân vật không những mang lại cái nhìn tổng quát về số phận của nhân vật trong một thời kì lịch sử mà còn thấy được vận mệnh của cả một dân tộc, một đất nước. Hơn nữa, thông qua số phận của nhân vật, của đất nước còn có thể có được những cái nhìn khách quan về nguyên nhân gây ra đau khổ, gây ra bi kịch để từ đó không còn lập lại nữa. 1.2. Nhân vật văn học nhìn từ tư duy loại hình. 1.2.1. Vài nét về nhân vật văn học trong tác phẩm. “Nhân vật văn học” là một thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Đọc bất cứ tác phẩm văn học nào ta cũng bắt gặp nhân vật văn học. Đó là những nhân vật có tên như Thạch Sanh, Lí Thông, Tấm, chị Dậu, anh Pha, Tôn Ngộ Không, AQ,… Đó là những nhân vật không tên như thằng bán tơ, người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, những kẻ đưa tin, những người ăn kẻ ở, lính hầu… Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người như con sói trong Tiếng gọi nơi hoang dã của J.London, là chú dế mèn trong Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài… hoặc đôi khi lại 13 được sử dụng một cách ẩn dụ không chỉ một con người nào cụ thể mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm như chiếc quan tài là nhân vật chính trong truyện Chiếc quan tài của Nguyễn Công Hoan, nhân dân là nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tolstoi. Nhân vật văn học có thể là một con người hoàn thiện được miêu tả đầy đủ về ngoại hình, nội tâm, tiểu sử, tính cách hoặc có thể thiếu hẳn những nét đó nhưng lại có được tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật… Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có được trong hệ thống một tác phẩm cụ thể. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc phong cách. Những nét chung về nhân vật văn học có thể cho phép nêu lên những hiện tượng văn học như: văn học về “con người thừa” (ở văn học Nga thể kỉ XIX), văn học về “thế hệ vứt đi” (ở Mĩ thế kỉ XX)… Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: nhân vật trong tác phẩm văn học chính là con người hoặc các loài cây cỏ, các sinh thể hoang đường, đồ vật nhưng mang những đặc điểm giống với con người. Nhân vật ấy là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan niệm thẩm mĩ và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Các nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của nhân vật văn học. Nhân vật văn học có thể không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong tác phẩm bằng các phương tiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của nhà văn, nhưng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học. Như vậy, nhân vật văn học là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả đời sống một cách hình tượng. Bản chất của văn học là có quan hệ mật thiết với đời sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò là tấm gương phản chiếu cuộc 14 sống. Nhân vật văn học vì thế là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất với con người thật trong cuộc đời. Tác phẩm văn học nào cũng có một hệ thống chỉnh thể của những hệ thống nhỏ hơn, các nhân vật trong tác phẩm cũng thực sự tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, chúng liên quan với nhau, móc nối với nhau không chỉ bằng tiến trình của sự miêu tả mà suy cho cùng còn bằng logic của nội dung nghệ thuật của nhà văn. Hệ thống nhân vật đem lại cho hệ thống nghệ thuật của tác phẩm một sự thống nhất, đồng thời quan hệ giữa các nhân vật trong một hệ thống ít nhiều đều phản ánh mối quan hệ xã hội hiện thực của con người. Như đã khẳng định ở trên, nhân vật trong tác phẩm văn học có thể là con người, có thể là đồ vật hoặc những sinh thể hoang đường có những đặc điểm giống với con người. Thế nhưng, có thể thấy, trong các tiểu thuyết lịch sử thì nhân vật trong tác phẩm thường chính là con người. Nhưng con người trong tiểu thuyết lịch sử ở từng giai đoạn có những đặc điểm khác nhau. Nếu như trước đây, nhân vật trong các tiểu thuyết lịch sử thường là những con người được điển hình hóa, sử thi hóa như Khổng Minh, Gia Cát Lượng với trí tuệ tuyệt đỉnh, như Trương Phi với tính cách nóng nảy đã trở thành thành ngữ, hay những con người tài năng như Quan Công qua năm cửa quan chém rơi đầu sáu tướng giặc…mà nhân vật trong những tiểu thuyết lịch sử hiện đại là những con người nhỏ bé, đó là những người thanh niên trí thức, những người phụ nữ, những em nhỏ, những cụ già…Họ là những nhân vật lịch sử nhưng lại không làm anh hùng để tạo nên lịch sử mà là những con người mỏng manh, yếu đuối chết trong dòng chảy của lịch sử. Đứng trong dòng xoáy của lịch sử, họ cựa quậy và vận động thế nhưng không thể thay đổi được vận mệnh của đất nước, thậm chí còn không thể thay đổi được số phận của mình. Bằng việc đề cao phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, những nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại hiện lên với vẻ gần gũi và chân thực, dù cho có được hư cấu thêm những tình tiết mới hoặc được hư cấu hoàn toàn thì vẫn vô cùng chân thực và gần gũi. 1.2.2. Nhân vật văn học nhìn từ loại hình. Các phương diện loại hình của nhân vật văn học rất đa dạng. Các nhân vật trong truyện dân gian, thơ ca dân gian khác với nhân vật văn học viết. Nhân vật thần thoại cũng 15 không giống với nhân vật truyền thuyết và nhân vật cổ tích. Xét về phương pháp sáng tác, nhân vật chủ nghĩa cổ điển khác với nhân vật lãng mạn và nhân vật hiện thực. Nhân vật hiện thực chủ nghĩa lại khác nhân vật chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại. Xét về phương thức sáng tác, nhân vật hư cấu khác với nhân vật truyện kí, kí sự. Xét về đề tài, tiểu thuyết lịch sử lấy nhân vật có thật từ trong lịch sử. Nhân vật hư cấu có thể giống như thật, nhưng cũng có thể thần thông đi mây về gió như Tôn Ngộ Không, các hồ li tinh trong Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, cũng có thể là người không có mũi như nhân vật Kovalev trong truyện Cái mũi của Gogol; nhân vật truyện kí thì có tính xác thực của người thực. Về mặt thể loại, nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật trữ tình đều có những đặc trưng khác biệt quan trọng. - Về kết cấu: + Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều, giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là con người liên can đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Nhân vật chính phải là người ở trong xung đột của tác phẩm, số phận của nó gắn liền với sự phát triển xung đột của truyện. + Nhân vật trung tâm là nhân vật xuất hiện xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa. Đó là nơi quy tụ những mối mâu thuẫn của tác phẩm, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm. Trong những tác phẩm lớn có nhiều tuyến có thể có một số nhân vật trung tâm ngang hàng nhau. Nhân vật trung tâm đôi khi cũng là nhân vật được nói đến chứ không phải là nhân vật chính của cốt truyện. + Nhân vật phụ: ● Nhân vật phụ ở bình diện hai: có tính cách, có tình tiết như Thúy Vân, Vương Quan trong Truyện Kiều. ● Nhân vật phụ hàng thứ ba: chỉ thấp thoáng trong các tình tiết. Nhân vật phụ mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất bổ sung, phụ trợ. Nhưng không thể coi nhẹ nhân vật phụ, chúng chẳng những là một bộ phận không thể 16 thiếu của bức tranh chung mà nhiều khi nhân vật phụ còn hàm chứa những nội dung quan trọng của tác phẩm. -Về ý thức hệ. + Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực) mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại. Đó là người mà tác phẩm khẳng định và đề cao như những tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời. Họ là người dám đương đầu với cái chết để chiến đấu cho công bằng và lẽ phải. + Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực) mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lí và lí tưởng, đáng lên án và phủ định. - Về cấu trúc: + Nhân vật chức năng (mặt nạ) là loại nhân vật được khắc họa đời sống nội tâm, các phẩm chất đặc điểm nhân vật cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, hơn nữa, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng nhất định, đóng một số vai trò nhất định. + Nhân vật loại hình là nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội, đạo đức của một loại người nhất định của một thời. Đó là nhân vật nhằm khái quát cái chung về loại của các tính cách và nhờ vậy mà được gọi là điển hình. + Nhân vật tính cách được mô tả như một nhân cách, một cá nhân có tính cách nổi bật. Nhân vật tính cách thường mang những mâu thuẫn nội tại, những nghịch lí, những chuyển hóa và nhân vật không đồng nhất giản đơn vào chính nó. + Nhân vật tư tưởng là những nhân vật mà hạt nhân cấu trúc của nó không phải cá tính, cũng không phải các phẩm chất loại hình, mà là một tư tưởng, một ý thức. Nhân vật tư tưởng cũng thể hiện một số nét tính cách, nhưng cái chính là một hiện tượng tư tưởng diễn ra trong đời sống. + Nhân vật ngụ ngôn là kiểu nhân vật biểu hiện một ý nghĩa triết lí về nhân sinh. 17 1.2.3. Cách tiếp cận nhân vật từ các phương thức, biện pháp thể hiện. Nhân vật văn học chỉ có thể xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật. Các phương thức thể hiện nhân vật cũng hết sức đa dạng. Văn học đa dạng đến đâu, các phương thức, phương tiện thể hiện nhân vật đa dạng đến đó. Trước hết, nhân vật được miêu tả bằng chi tiết. Đó là những biểu hiện mọi mặt của con người mà người ta có thể căn cứ để cảm biết về nó. Văn học dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm. Văn học cũng dùng chi tiết để miêu tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật xung quanh con người. Chân dung là sự miêu tả các thuộc tính tự nhiên, bề ngoài của nhân vật (như lứa tuổi, thân hình, nét mặt…), các biểu hiện về mặt xã hội, hoàn cảnh, truyền thống văn hóa như ăn mặc, trang điểm, kiểu tóc. Chân dung có thể bao gồm những động tác, tư thế, cử chỉ, ánh mắt, biểu hiện đặc trưng của nhân vật…tạo thành cái hình dáng ổn địng bề ngoài. Chân dung có thể là tượng trưng, có thể là tả thực, nhưng bao giờ nhà văn cũng muốn khám phá ý nghĩa từ chân dung nhân vật. Nhân vật văn học còn bộc lộ qua lời thoại, đối thoại, độc thoại và thể hiện cái tôi qua những mâu thuẫn, xung đột. Các lời nói, các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ cái phần bản chất sâu kín nhất của mình. Hơn thế nữa, nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua việc làm, hành động và suy nghĩ. Hành động của nhân vật không chỉ thể hiện ở việc làm mà còn là cách làm, tức là hình thức hành vi, thể hiện sự cảm nhận về tính cách, ý chí, tâm lí, cung cách giao tiếp của một con người… Nhân vật có thể được miêu tả một cách trực tiếp những cũng có thể được miêu tả gián tiếp thông qua cảm nhận của mọi người xung quanh, qua đồ vật, môi trường mà nhân vật sống. Như vậy, cách tiếp cận nhân vật dễ dàng nhất đó chính là chỉ ra những chi tiết liên quan đến nhân vật như ngôn ngữ, hành động, dung mạo, cách phản ứng của nhân vật trước những mâu thuẫn, xung đột và thông qua những lăng kính khách quan khác như 18 cảm nhận của những nhân vật xung quanh, những đồ vật và môi trường sống của nhân vật…từ đó phân tích để thấy được tính cách, thế giới nội tâm và những tác động từ môi trường sống, thời đại sống. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan