Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải tiến hệ thống xử lý bụi cho xưởng nghiền than nhà máy Xi măng VICEM Hoàng Ma...

Tài liệu Cải tiến hệ thống xử lý bụi cho xưởng nghiền than nhà máy Xi măng VICEM Hoàng Mai

.PDF
74
399
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & MÔI TRƯỜNG  TRẦN ĐỨC THIỆP CẢI TIẾN HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI CHO XƯỞNG NGHIỀN THAN NHÀ MÁY XI MĂNG VICEM HOÀNG MAI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Nha Trang, tháng 06 năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC & MÔI TRƯỜNG  TRẦN ĐỨC THIỆP CẢI TIẾN HỆ THỐNG XỬ LÝ BỤI CHO XƯỞNG NGHIỀN THAN NHÀ MÁY XI MĂNG VICEM HOÀNG MAI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG GVHD: TS. TRẦN QUANG NGỌC Nha Trang, tháng 06 năm 2013 i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Ts Trần Quang Ngọc, người đã nhiệt tình dẫn dắt em xuyên trong suốt quá trình làm đồ án vừa qua. Bằng kiến thức sâu rộng của mình thầy đã tư vấn, giải đáp giúp em các thắc mắc còn chưa hiểu trong trong quá trình nghiên cứu. Đồ án tốt nghiệp này còn là sự kết hợp kiến thức của 4 năm học đại học. Do đó em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong trường Đại Học Nha Trang đặc biệt là các thầy cô trong Viện Công nghệ sinh học và môi trường. Những người đã tận tâm truyền đạt và trang bị cho em hành trang là những kiến thức giúp em hoàn thành đồ án này. Tiếp đến cho tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lạnh đạo công ty xi măng Vicem Hoàng Mai. Đặc biệt là ông Nguyễn Xuân Thủy trưởng phòng Kĩ Thuật An Toàn, cùng các anh trong phòng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành đồ án này. Cuối cùng cho tôi gủi lời cảm ơn chân thành tới người thân và bạn bè của tôi, những người đã luôn sát cánh bên tôi trong suốt thời gian làm đồ án cũng như quá trình học tập. Họ là những người luôn cho tôi nhũng đóng góp ý kiến về nội dung cũng như thu thập tài liệu liên quan để hoàn thành đồ án đúng hẹn. Sinh viên Trần Đức Thiệp ii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ....................................................................... 2 1.1 Lịch sử phát triển ngành xi măng .......................................................... 2 1.1.1 Lịch sử phát triển xi măng thế giới ................................................. 2 1.1.2 Lịch sử phát triển xi măng Việt Nam.............................................. 2 1.2 Tổng quan về công ty Cổ Phần Xi Măng Vicem Hoàng Mai................. 4 1.2.1 Lịch sử hình thành phát triển .......................................................... 4 1.2.2 Thành tựu đạt được ........................................................................ 6 1.2.3 Tổ chức nhân sự ............................................................................. 7 1.3 Các vấn đề ô nhiễm môi trường của trong sản xuất xi măng 9 1.3.1 Khí thải .......................................................................................... 9 1.3.2 Chất thải rắn ................................................................................... 9 1.3.3 Nước thải ..................................................................................... 10 1.3.4 Ô nhiễm tiếng ồn.......................................................................... 10 1.4.5 Ô nhiễm nhiệt............................................................................... 11 1.4 Các phương pháp xử lý bụi 11 1.4.1 Phương pháp khô ......................................................................... 11 1.4.1.1 Buồng lắng bụi ...................................................................... 12 1.4.1.2 Thiết bị tách bụi kiểu quán tính.............................................. 13 1.4.1.4 Cyclon ................................................................................... 15 1.4.1.5 Thiết bị lọc bụi....................................................................... 18 1.4.2 Các phương pháp xử lý bụi ướt ................................................... 21 1.4.2.1 Thiết bị tháp rỗng .................................................................. 22 1.4.2.2 Tháp đệm............................................................................... 23 iii 1.4.2.3 Thiết bị sủi bọt....................................................................... 24 1.4.2.4 Thiết bị rửa khí va đập quán tính .......................................... 25 1.4.2.5 Thiết bị rửa khí li tâm ............................................................ 25 1.4.2.6 Thiết bị rửa khí vận tốc cao (Ventury) ................................... 26 1.4.3 Thiết bị lọc bụi tĩnh điện .............................................................. 27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 29 2.1 Thời gian nghiên cứu 29 2.2 Đối tượng nghiên cứu 29 2.3 Địa điểm nghiên cứu 29 2.4 Nội dung nghiên cứu 29 2.5 Phương pháp nghiên cứu 29 2.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu: ..................................................... 29 2.5.2. Phương pháp kế thừa:.................................................................. 30 2.5.3. Phương pháp chuyên gia: ............................................................ 30 2.5.4. Phương pháp thu thập số liệu: ..................................................... 30 2.5.5. Phương pháp so sánh:.................................................................. 30 2.6 Tiến trình thực hiện 30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN ........................ 31 3.1 Quy trình sản xuất và các giai đoạn phát sinh ô nhiễm 31 3.1.1 Quy trình công nghệ .................................................................... 31 3.1.2 Các giai đoạn phát sinh khí thải trong sản xuất............................ 36 3.1.3 Các thiết bị môi trường................................................................. 37 3.1.4 Hiện trạng môi trường không khí tại nhà máy .............................. 38 3.2 Sơ đồ công nghệ và thiết bị môi trường ở xưởng nghiền than 40 3.3 Các thông số đặc trưng của nguồn thải 42 3.3 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 44 3.3.1 Cơ sở lựa chọn công nghệ ............................................................ 44 iv 3.3.2 Vật liệu lọc của thiết bị lọc bụi tay áo........................................... 45 3.4 Giới thiệu và tính toán thiết bị lọc tay áo 46 3.4.1 Giới thiệu về thiết bị lọc bụi tay áo............................................... 46 3.4.2 Tính toán thiết bị .......................................................................... 47 3.4 Khai toán kinh tế 61 3.5 Vận hành thiết bị 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 65 v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Công suất các nhà máy xi măng năm 2010 ......................................................... 4 Bảng 1.2 Các thông số đặc trưng của thiết bị thu hồi bụi khô........................................... 12 Bảng 1.3 Nồng độ bụi cho phép ứng dụng xiclon phụ thuộc đường kính xiclon ............... 17 Bảng 3.1 Thiết bị môi trường trong công đoạn chuẩn bị nguyên liệu ............................... 37 Bảng 3.2 Thiết bị môi trường trong công đoạn sản xuất clinker ....................................... 38 Bảng 3.4 Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh nhà máy 2011 ......................... 39 Bảng 3.5 Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh nhà máy 2012 ................ 40 Bảng 3.6 Các thông số vật lý quan trọng của bụi từ các ngồn phát thải khác nhau............ 43 Bảng 3.7 Năng suất lọc tùy theo từng loại vải lọc ............................................................ 50 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Nhà máy xi măng Vicem Hoàng Mai .................................................................. 5 Hình 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty ................................................................................. 8 Hình 1.3 Các dạng buồng lắng bụi................................................................................... 13 Hình 1.4 Thiết bị lắng bụi quán tính ................................................................................ 14 Hình 1.5 Thiết bị lá sách.................................................................................................. 15 Hình 1.6 Các dạng xyclon chủ yếu .................................................................................. 17 Hình 1. 7 Thiết bị lọc bụi tay áo ...................................................................................... 19 Hình 1.8 Tháp rỗng ......................................................................................................... 22 Hình 2 8 : Tháp đệm........................................................................................................ 23 Hình 1.9: Tháp đệm phun tưới nước ngang...................................................................... 24 Hình 1.10 Bộ lọc bụi sủi bọt ............................................................................................ 24 Hình 1.11 Thiết bị thu hồi bụi va đập quán tính ............................................................... 25 Hình 1.12 Thiết bị tách bụi kiểu cyclon màng ướt............................................................ 26 Hình 2.11 Thiết bị tách bụi kiểu ventury.......................................................................... 26 Hình 2.14 Thiết bị lọc bụi bằng điện................................................................................ 27 Hình 3.1. Sơ đồ công nghệ .............................................................................................. 31 Hình 3.2 Giai đoạn phát sinh khí thải trong quá trình sản xuất ......................................... 36 Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ hiện tại của xưởng nghiền than.............................................. 41 Hình 3.4 Phạm vi sử dụng thích hợp các thiết bị lọc bụi dựa vào đường kính hạt bụi ...... 44 Hình 3.5 Thiết bị lọc bụi ống tay áo có khung lồng và có hệ thống phụt khí nén kiểu xung lực để giũ bụi; .............................................................................................. 46 Hình 3.6 Biểu đồ bảng tra tổn thất áp suất ....................................................................... 55 Hình 3.7 Bản xác định chiều dài tương đương của cút tròn ............................................. 56 1 LỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng giờ từng phút đang làm thay đổi diện mạo đất nước ta. Kết quả ấy là sự đóng góp không biết mệt mỏi của các ngành kinh tế trong đó không thể không nhắc tới ngành sản xuất xi măng. Nó là vật liệu kết dính không thể thiếu được khi xây dựng các công trình. Nhà máy xi măng Vicem Hoàng Mai ra đời không những đáp ứng phần nào nhu cầu xi măng cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cho các quốc gia khác. Đặc thù là một trong những ngành sản xuất phát sinh các chất ô nhiễm khá lớn, bản thân nhà máy đã đầu tư hệ thống dây chuyền xử lý khí thải tiên tiến bậc nhất bảo đảm khí thải sau khi thải vào môi trường đạt tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên hệ thống hoạt động không ổn định, thường xuyên dừng dán đoạn do điện áp cấp vào không đủ. Điều đó không chỉ gây ảnh hưởng tới vấn đề kinh tế của công ty mà còn gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh. Đề tài ''Cải tiến hệ thống lọc bụi cho phân xưởng nghiền than nhà máy xi măng Vicem Hoàng Mai'' hình thành trên yêu cầu thực tiễn của công ty nhằm đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế và môi trường. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá, tìm hiểu về hệ thống xử lý bụi của phân xưởng nghiền than từ đó: “Đề xuất phương án cải tiến hệ thống xử lý bụi cho phân xưởng nghiền than”. Giải quyết bài toán mà thực tiễn từ quá tình vận hành hệ thống xử lý khí thải của nhà máy gặp phải, đảm bảo tính kinh tế, kĩ thuật trong khi đó khí thải ra môi trường vẫn đạt tiêu chuẩn khí thải đầu ra. 2 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1.1 Lịch sử phát triển ngành xi măng 1.1.1 Lịch sử phát triển xi măng thế giới Từ xa xưa loài người đã biết dùng các loại nguyên liệu thiên nhiên có tính kết dính để xây dựng các công trình, nhưng nói chung các chất kết dính này có cường độ thấp không đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Mãi đến năm 1812 đến năm 1825 xi măng mới được phát hiện. Qua hơn hai thế kỷ công nghệ sản xuất càng ngày càng được cải tiến phát triển lên một tầm cao mới. Trước đây xi măng được sản xuất chủ yếu theo phương pháp bán khô, phối liệu được vê viên trong lò đứng. Phương pháp lò quay ướt và khô chỉ là thứ yếu, sản lượng xi măng sản xuất theo phương pháp bán khô chiếm 70 ÷ 80% sản lượng xi măng sản xuất ra. Ngày nay để tiết kiệm nhiên liệu và nhiệt lượng, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì công nghệ sản xuất xi măng theo phương pháp lò quay khô đang chiếm vị trí chủ đạo. Hiện nay, công nghệ sản xuất xi măng trên thế giới đạt đến trình độ cao, sản lượng tăng, chất lượng tốt, phong phú về chủng loại. Đứng đầu là các nước có nền công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Nhật và Tây Âu. 1.1.2 Lịch sử phát triển xi măng Việt Nam  Năm 1899 Pháp đã cho xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng, đây là nhà máy xi măng đầu tiên của nước ta. Sản phẩm chủ yếu để phục vụ xây dựng cầu cống, công trình quân sự và các công sở để phục vụ cho chương trình khai phá, bóc lột thuộc địa. Năm 1899 đến 1922 xây dựng 5 hệ thống lò đứng có năng suất 12 vạn tấn/năm, năm 1928 đến 1939 xây 5 lò quay có năng suất 30 vạn tấn/năm.  Sau 1954 miền bắc giành lại được chính quyền, các nước xã hội chủ nghĩa giúp nước ta khôi phục và cải tạo nhà máy xi măng Hải Phòng đưa tổng công suất lên 70 vạn tấn/năm. Từ năm 1960 đến 1970 xây dựng thêm hàng chục 3 nhà máy xi măng lò đứng.  Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại, Việt Nam chưa thể đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng có công suất lớn. Sau hoà bình lập lại chúng ta có điều kiện để xây dựng các nhà máy xi măng có công suất lớn và có công nghệ hiện đại nhằn đáp ứng đủ nhu cầu xi măng để khôi phục cơ sở hạ tầng sau chiến tranh. Từ năm 1976 đến 1982 xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn theo phương pháp ướt có năng suất 1,2 triệu tấn/năm và nhà máy xi măng Hoàng Thạch với năng suất 1,1 triêu tấn/năm theo phương pháp khô. Bước sang thời kỳ đổi mới nhu cầu tiêu thụ xi măng có một bước nhảy vọt, sản lượng xi măng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng của đất nước, do vậy một loạt các nhà máy xi măng có công suất lớn và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới được nhà nước đầu tư xây dựng. Từ năm 1991 đến 1992 xây dựng nhà máy Hà Tiên II theo phương pháp khô với năng suất 1.2 triệu tấn/năm. Mặc dù vậy lượng xi măng mà các nhà máy sản xuất ra vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu, do vậy vào những năm 1993 đến 1996 tiếp tục đầu tư xây dựng hơn 40 dây chuyền xi măng lò đứng với công nghệ và thiết bị của Trung Quốc. Năm 1994 sản lượng xi măng sản xuất theo phương pháp ướt đạt 914 nghìn tấn/năm, năm 1995 đạt 1200000 tấn/năm, năm 1995 đạt 2.384 triệu tấn/năm. Năm 1998, nhà máy xi măng Hoàng Thạch II đi vào hoạt động với năng suất 1,2 triệu tấn/năm. Năm 1999 nhà máy xi măng Bút Sơn đi vào hoạt động với năng suất 1,4 triệu tấn/năm. Ngoài ra còn xây dựng thêm 3 cơ sở liên doanh: Chinh Poong năng suất 1,5 triệu tấn/năm, Sao Mai 1,7 triệu tấn/năm, Nghi Sơn 2,3 triệu tấn/năm. Năm 2001 xây dựng xong và đi vào hoạt động nhà máy Xi măng Hoàng Mai với công suất 1,4 triệu tấn/năm. 4 Bảng 1.1 Công suất các nhà máy xi măng năm 2010 Công suất TT Tên công ty (triệu tấn) Tổng công ty Xi Măng Việt I Công nghệ Hãng cung cấp thiết bị 8,8 Nam 1 Xi Măng Hải Phòng 0,4 Lò quay ướt Rumani 2 Xi Măng Bỉm Sơn 1,8 Lò quay ướt Liên xô 3 Xi Măng Hoàng Thạch 2,3 Lò quay khô FLS. Đan Mạch 4 Xi Măng Hà Tiên (2dây 1,5 Lò quay khô Vernot, Polysius 5 Xi Măng Bút Sơn 1,4 Lò quay khô Cle, Technip 6 Xi Măng Hoàng Mai 1,4 Lò quay khô FCB II Xi Măng liên doanh 5,81 7 Xi Măng Chin Fon Hải 1,4 Lò quay khô Nhật Phòng 8 Xi Măng Sao Mai 1,76 Lò quay khô Kobe Nhật 9 Xi Măng Vân Xá 0,5 Lò quay khô Trung Quốc 10 Xi Măng Nghi Sơn 2,15 Lò quay khô Mitsubishi Nhật III Xi măng lò đứng Tổng cộng 3 Việt nam, Trung Quốc 17,61 1.2 Tổng quan về công ty Cổ Phần Xi Măng Vicem Hoàng Mai 1.2.1 Lịch sử hình thành phát triển Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Mai là Công ty được Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối và là đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (ViCem), Công ty có trụ sở hành chính tại thị trấn Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tiền thân của Công ty cổ phần Xi măng Hoàng Mai là Công ty Xi măng Nghệ An (trực thuộc UBND Tỉnh Nghệ An) được thành lập ngày 07/10/1995. Địa điểm xây dựng nhà máy tại xã 5 Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An. Phía Bắc giáp Thanh Hóa, phía Đông giáp xã Quỳnh Lập, phía nam giáp Quỳnh Thiện (tiền thân của thị trấn Hoàng Mai). Đây là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Đặc biệt phía Bắc có mỏ đá vôi Hoàng Mai A, Hoàng Mai B, mỏ sét Quỳnh Vinh chất lượng tốt thuận tiện cho việc khai thác và phát triển của nhà máy. Ngày 09/6/1999, Dự án xi măng Hoàng Mai đã tiến hành khởi công đồng loạt các hạng mục công trình chính và sau 32 tháng khởi công xây dựng, ngày 6/3/2002 nhà máy đã cho ra lò những tấn clinker đầu tiên đạt chất lượng cao. Hình 1.1. Nhà máy xi măng Vicem Hoàng Mai 6 Ngày 30/12/2000, UBND Tỉnh Nghệ An và Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam đã thực hiện bàn giao Công ty Xi măng Hoàng Mai trở thành thành viên hoạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Ngày 01/7/2002 Công ty Xi măng Hoàng Mai chính thức chuyển sang giai đoạn sản xuất kinh doanh. Ngày 30/11/2007, Công ty đã tổ chức thành công bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng. Công ty Cổ Phần Xi măng Hoàng Mai chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tổng số vốn điều lệ là 720 tỷ đồng kể từ ngày 01/4/2008. 1.2.2 Thành tựu đạt được Với mục tiêu chất lượng là hàng đầu, Công ty Cổ Phần Xi Măng Hoàng Mai đã có những cố gắng vượt bậc trong những năm qua và đã đạt được nhiều danh hiệu. Tháng 8 năm 2004, Công ty đã được trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001:1996. Sản phẩm của công ty đã đạt nhiều huy chương vàng tại các hội chợ triển lãm tổ chức tại Hà Nội, Vinh, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh. Sau hơn 7 năm đi vào sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai đã không ngừng phát triển, sản xuất ổn định và tăng trưởng liên tục. Trong thời gian qua, Công ty đã đáp ứng nhu cầu xi măng cho thị trường với chất lượng tốt, góp phần bình ổn thị trường. Công ty đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện sửa chữa thiết bị, chế độ vận hành hợp lý. Không ngừng tăng cường đầu tư mới, nâng cấp cải tiến máy móc thiết bị, giảm thiểu các tác động đến môi trường đã, tăng lợi nhuận cho công ty. Năm 2006, công ty Cổ Phần Xi Măng Hoàng Mai là đơn vị đầu tiên của tổng công ty Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam thực hiện cải tạo nâng công suất của lò nung. Dự án đã thực hiện với chi phí đầu tư chỉ hơn 1 triệu USD nhưng 7 thiết kế nâng mức sản lượng sản xuất lên 10%, đây là tiền đề để cho các nhà máy xi măng thuộc tổng công ty triển khai áp dụng đồng loạt. Sau khi thực hiện đề tài, năng lực sản xuất clinker năm 2006 đã đạt 1.3 triệu tấn clinker, dự kiến năm 2008 sẽ đạt sản lượng 1.37 triệu tấn clinker (công suất tối đa do hãng FCB thiết kế là 1,26 triệu tấn clinker/ năm). Sản phẩm xi măng Hoàng Mai mới gia nhập thị trường hơn 7 năm nhưng đã tạo được uy tín trên thị trường. Công ty Cổ Phần Xi Măng Hoàng Mai là đơn vị đầu tiên của tổng công ty Công Nghiệp Xi măng Việt Nam tại phía Bắc áp dụng bán hàng thông qua nhà phân phối chính. Đây là hình thức kinh doanh hiện đại phù hợp với kinh tế thị trường sử dụng cơ sở vật chất của xã hội để phục vụ kinh doanh xi măng. Đến nay hệ thống nhà phân phối chính của công ty đã tương đối ổn định, phát triển trên khắp cả nước. Sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng tín nhiệm và đã được cung cấp cho các công trình trọng điểm quốc gia như Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội), dự án Thủy điện Cửa Đạt (Thanh Hóa), dự án thủy điện Bản vẽ (Nghệ An), dự án lọc dầu Dung Quất, các dự án thủy điện Buôn kuốp, Sê san.. 1.2.3 Tổ chức nhân sự Cơ cấu tổ chức của công ty gồm có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và 13 đơn vị trực thuộc. Số lượng công nhân viên chức của công ty lên tới 1000 người. Trong số đó được đào tạo bài bản, có tinh thần trách nhiệm cao hết lòng vì sự phát triển của công ty. Ngoài ra công ty còn có các tổ chức chính trị, tổ chức đoàn thể gồm tổ chức đảng với 274 đảng viên, tổ chức công đoàn với 1.006 đoàn viên, tổ chức đoàn thanh niên với hơn 564 đoàn viên, hội cựu chiến binh với 38 người. 8 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG TIÊU THỤ PHÓ GIÁM ĐỐC CƠ ĐIỆN PHÓ GIÁM ĐỐC CÔNG NGHỆ P. KĨ THUẬT AN TOÀN P. KĨ THUẬT SẢN XUẤT P. TỔ CHỨC XƯỞNG CLINKER P. TÀI CHÍNH XƯỞNG XI MĂNG P. VẬT TƯ XƯỞNG CƠ KHÍ P. Y TẾ XƯỞNG ĐIỆN P. CƠ ĐIỆN P. XÂY DỰNG Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 9 1.3 Các vấn đề ô nhiễm môi trường của trong sản xuất xi măng Quá trình sản xuất của ngành công nghiệp xi măng được coi là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là bụi thải và khí thải có thành phần phức tạp, lượng thải lớn. Do trong quá trình gia công nguyên liệu phát sinh một lượng lớn bui thải. Bên cạnh đó còn sử dụng than, dầu trong quá trình sấy nguyên liệu và nung clinke cũng thải ra khí một lượng khí thải độc hại vào môi trường. 1.3.1 Khí thải  Nguồn gốc phát sinh bụi. Trong sản xuất xi măng vấn đề ô nhiễm do bụi là đáng quan tâm nhất. Bụi phát sinh trong hầu hết các công đoạn trong quá trình sản xuất. - Công đoạn khai thác nguyên liệu. - Công đoạn gia công nguyên liệu. - Bụi theo khói lò nung. - Bụi thải từ quá trình nghiền xi măng. - Công đoạn đóng bao và nghiền sản phẩm. Bụi trong quá trình sản xuất xi măng chủ yếu là bụi đá vôi, đá sét, than, clinke, phụ gia, xi măng...  Khí thải độc hại Khi thải trong quá trình sản xuất xi măng chủ yếu do tác động nhiệt trong các qua trình sấy nguyên liệu, sấy than, nung clinke. Do phải sử dụng dầu và than trong các quá trình đó, chúng có chứa trong thành phần các nguyên tố C, N, S, O, P nên khi đốt cháy sẽ tác dụng với oxy tao thanh các chất khí gây ô nhiễm môi trường gồm: CO2, CO, SO2, NOX…Ngoài ra còn có một lượng khí sinh ra từ qua trình phân huỷ nguyên liệu. 1.3.2 Chất thải rắn Trong công nghiệp sản xuất xi măng thì chất thải rắn chia làm hai loại đó là 10 chất thải rắn sản xuất và chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó đáng quan tâm nhất là chất thải rắn sản xuất Bao gồm: - Cuội, sỏi trong công đoạn sơ chế nguyên liệu - Nhiên liệu than không hợp quy cách, không đạt tiêu chuẩn. - Bao bì và giấy phế thải. - Đất cát rơi vãi và clinke, xi măng đã đông kết. - Chi tiết phụ tùng cơ khí máy móc hỏng - Đặc biệt phải kể đến chất thải nguy hiểm nhất là gạch chịu lửa Samôt được thải ra trong quá trình sửa chữa duy tu lò nung hàng năm. Thành phần hoá học của gạch Samôt có Crom, Silic là những chất độc hại và gây ô nhiễm môi trường. 1.3.3 Nước thải Trong nhà máy sản xuất xi măng nước thải gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Nó được sinh ra trong các công đoạn sau đây: - Nước thải sinh ra trong công đoạn là mát máy bao gồm: + Nước dội vào vỏ máy nghiền (nghiền phối liệu và nghiền xi măng) để hạ nhiệt độ trong máy nghiền. + Nước làm mát các ổ trục ( nước này có chứa dầu mỡ và căn lơ lửng). - Nước thải từ quá trình nghiền nguyên liệu trong công nghệ lò quay ướt, có chứa bùn tạp chất rắn và một số kim loại như Fe, Al, Si… - Nước thải rửa vệ sinh thiết bị, bể chứa dầu có hàm lượng dầu, căn lơ lửng, COD lớn. Đây là lượng nước thải không thường xuyên lưu lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất độc cao có thể gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái nước khu vực quanh nhà máy. 1.3.4 Ô nhiễm tiếng ồn Trong nhà máy sản xuất xi măng sử dụng nhiều thiết bị cơ khí như: máy 11 đập búa, máy nghiền bi, hệ thống vận hành lò nung quay, các quạt hút bụi… khi hoạt đông các thiết bị này tạo ra tiếng ồn rung mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động. Cường độ tiếng ồn phụ thuộc tính năng và công suất động cơ của từng thiết bị. Đây cũng là vấn đề môi trường quan trọng cần quan tâm, nó rất rễ gây nên bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 1.3.5 Ô nhiễm nhiệt Công nghiệp sản xuất xi măng sử dung rất nhiều nhiệt năng cung cấp cho quá trình sấy nguyên liệu, đặc biệt là quá trình nung clinke. Ngoài ra ở các máy nghiền cũng phát sinh nhiệt do sự ma sát và va đập nguyên liệu trong máy nghiền. Nhiệt truyền qua vỏ lò, vỏ máy nghiền, theo khói lò nung ra môi trường trung quanh. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm nhiệt có thể khắc phục được bằng các biện pháp như bảo ôn, cách nhiệt tốt đối với các loại thiết bị và khu vực phát sinh nhiệt lớn đồng thời cần lắp đặt thêm các thiết bị thông gió để giảm nhiệt độ khu vực sản suất. 1.4 Các phương pháp xử lý bụi 1.4.1 Phương pháp khô Có nhiều thiết bị cơ khí kiểu khô để làm sạch bụi nhờ lợi dụng các cơ chế lắng khác nhau như: lắng trọng trường, lắng quán tính, lắng ly tâm... Đó là những thiết bị có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo. Tuy nhiên hiệu quả xử lý của chúng không cao lắm nên chỉ dùng làm thiết bị lắng sơ bộ. 12 Bảng 1.2 Các thông số đặc trưng của thiết bị thu hồi bụi khô Stt 1 2 3 4 5 Dạng thiết bị Năng suất tối đa m3/h Hiệu quả xử lý Trở lực Pa Giới hạn nhiệt độ o C Không giới hạn (>50m), 80  90% 50  130 350  550 Xiclon 85.000 (10m), 50  90% 250  1.500 350  550 Thiết bị gió xoáy 30.000 (2m), 90% đến 2000 Đến 250 Xiclon tổ hợp 170.000 (5m), 90% 750  1.500 350  450 Thiết bị lắng quán tính 127.500 (2m), 90% 750  1.500 Đến 400 Buồng lắng 1.4.1.1 Buồng lắng bụi Nguyên lí hoạt động Đây là loại thiết bị lọc đơn giản nhất. Phương pháp thu gom bụi hoạt động theo nguyên lý sử dụng lực hấp dẫn, trọng lực để lắng đọng những phần tử bụi ra khỏi không khí. Có cấu tạo là một không gian hình hộp có tiết diện ngang lớn hơn nhiều lần so với tiết diện của đường ống dẫn khí vào để cho vận tốc dòng khí giảm xuống rất nhỏ, nhờ thế hạt bụi đủ thời gian rơi xuống chạm đáy dưới tác dụng trọng lực và bị giữ lại ở đó mà không bị dòng khí mang theo. Buồng lắng bụi được áp dụng để lắng bụi thô có kích thước hạt từ 60 m70m, giới hạn nhiệt độ từ 350oC  550oC.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng