Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải cách thuế và bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá tại việt nam...

Tài liệu Cải cách thuế và bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá tại việt nam

.PDF
86
157
120

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ MỸ TIÊN CẢI CÁCH THUẾ VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ HÀNH VI CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Kinh doanh quốc tế Mã số ngành: 52340120 Tháng 12-2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 1 KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ MỸ TIÊN MSSV:4114883 CẢI CÁCH THUẾ VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ HÀNH VI CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐINH THỊ LỆ TRINH Tháng 12-2014 2 LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình hoàn thành luận văn ngoài sự cố gắng hết mình của bản thân, tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ tận tình của tất cả mọi ngƣời. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của mình đến: Đầu tiên, tôi xin cám ơn cô Đinh Thị Lệ Trinh, tuy cô luôn bận rộn với công việc của mình song cô vẫn dành cho tôi cũng nhƣ các bạn trong nhóm cô hƣớng dẫn luận văn sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ buổi đầu lập đề cƣơng cho đến khi hoàn thành luận văn. Cô không chỉ đóng vai trò là một ngƣời hƣớng dẫn mà còn là một ngƣời chị, một ngƣời đi trƣớc truyền dạy lại cho chúng em những kinh nghiệm quý báu của bản thân mình. Và toàn thể quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã cung cấp những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học cũng nhƣ sự hỗ trợ về mặt kinh nghiệm, tài liệu tham khảo và đã chỉ bảo tận tình về mặt lý thuyết để tôi nhận thức đúng và rõ hơn về đề tài tôi đang nghiên cứu. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, những ngƣời thân trong gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và tạo mọi điều kiện học tập tốt nhất cho tôi. Sau cùng tôi xin kính chúc Quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè luôn dồi dào sức khỏe, luôn thành công trong công việc và cuộc sống. Đặc biệt , tôi kính chúc cô Đinh Thị Lệ Trinh luôn trẻ, khỏe, thành công này tiếp bƣớc thành công khác trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trong cuộc sống. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ MỸ TIÊN 3 TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết đề tài này do chính tôi thực hiện và các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi thu thập, tìm hiểu và phân tích một cách trung thực, phù hợp với thực tiễn. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2014 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ MỸ TIÊN 4 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Giáo viên phản biện 5 MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................3 1.3.1. Không gian nghiên cứu ......................................................................3 1.3.2. Thời gian nghiên cứu ..........................................................................3 1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................3 1.4. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .........................................................................3 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................8 2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN ..........................................................................8 2.1.1. Khái quát về hành vi chuyển giá .........................................................8 2.1.2. Động cơ của hành vi chuyển giá trong các công ty .............................9 2.1.2.1. Động cơ của hành vi chuyển giá từ bên ngoài ..............................9 2.1.2.2. Động cơ của hành vi chuyển giá từ bên trong ............................. 10 2.1.3. Những hình thức chuyển giá chủ yếu hiện nay ở các doanh nghiệp .. 11 2.1.3.1. Nâng giá trị vốn góp .................................................................. 11 2.1.3.2. Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ, thƣơng hiệu…(tài sản vô hình) ............................................................................................ 12 2.1.3.3. Chuyển giá nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trƣờng ...................... 12 2.1.4. Tác động của hành vi chuyển giá đến các công ty, nƣớc xuất khẩu đầu tƣ và nƣớc tiếp nhận đầu tƣ ........................................................................ 13 2.1.4.1. Tác động của hành vi chuyển giá đến các công ty ...................... 13 6 2.1.4.2. Tác động của hành vi chuyển giá đối với các quốc gia liên quan nƣớc xuất khẩu vốn đầu tƣ (nơi có công ty mẹ của tập đoàn đa quốc gia) ............................................................................................................... 14 2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 16 2.2.1. Mô hình động cơ chuyển giá của Swenson (2000) ............................ 16 2.2.2. Mô hình đề xuất ............................................................................... 21 2.2.3. Các biến số trong mô hình ................................................................ 22 2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 27 2.2.1. Phƣơng pháp mô tả, so sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối ..................... 27 2.2.2. Phƣơng pháp hồi quy........................................................................ 28 2.2.2.1. Hồi quy mô hình theo phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (OLS) 28 2.2.2.1. Hồi quy mô hình theo phƣơng pháp Mô-men tổng quát (GMM) 28 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................. 32 3.1. TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY. .............................................................................. 32 3.1.1. Số lƣợng vốn FDI đăng ký trong những năm gần đây ....................... 32 3.1.2. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phân theo đối tác đầu tƣ ........................ 34 3.1.3. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phân theo hình thức đầu tƣ.................... 35 3.1.4. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phân theo các ngành và lĩnh vực chủ yếu ................................................................................................................... 36 3.1.5. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu nƣớc ta ....................................................................................................... 38 3.3. THỰC TRẠNG HÀNH VI CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NƢỚC TA GIAI ĐOẠN 2008- 2013………………………………………...39 3.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC THANH TRA XỬ LÝ HÀNH VI CHUYỂN GIÁ Ở NƢỚC TA HIỆN………………44 3.3.1. Những điểm thuận lợi ....................................................................... 44 3.3.2. Những khó khăn ............................................................................... 46 7 3.4. NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM HIỆN HÀNH ..................................................................... 47 3.4.1. Những văn bản pháp lý điều chỉnh hành vi chuyển giá ở Việt Nam hiện hành trƣớc 2006 ................................................................................. 47 3.4.2. Những văn bản pháp lý điều chỉnh hành vi chuyển giá ở Việt Nam hiện hành từ năm 2006 đến năm 2009 ........................................................ 47 3.4.3. Những văn bản pháp lý điều chỉnh hành vi chuyển giá ở Việt Nam hiện hành năm 2010 đến nay. ..................................................................... 48 CHƢƠNG 4: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ HÀNH VI CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM .................................................................................... 50 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ........................................................... 50 4.2. KẾT QUẢ HỒI QUY ............................................................................. 54 4.2.1. Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp phƣơng bé nhất (OLS). .............. 54 4.2.1. Kết quả hồi quy theo phương pháp Mô-ment tổng quát (GMM)…....56 KẾT LUẬN .................................................................................................. .60 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………63 8 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2008 -2013 ………………………………………………………………...…………….32 Bảng 3.2. Nhóm 10 đối tác đầu tƣ nƣớc ngoài lớn vào Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013………………………………………………………………….34 Bảng 3.3. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 phân theo hình thức đầu tƣ…………………………………………………...35 Bảng 3.4. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2011- 2013 phân theo ngành kinh tế……………………………………………………...37 Bảng 3.5. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI giai đoạn 2008-2013……………………………………………………………...39 Bảng 3.6. Kết quả thanh tra doanh nghiệp FDI cả nƣớc năm 2013…………42 Bảng 4.1: Thống kê mô tả trung bình chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu…………………………………..50 Bảng 4.2. Thống kê mô tả trung bình của biến số ∆TPI – thay đổi trong động cơ chuyển giá và ∆P –thay đổi trong giá báo cáo trong từng nhóm mặt hàng…………………………………………………………52 Bảng 4.3. trình bày kết quả hồi quy mô hình đa biến theo phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (OLS)………………………………………………….54 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp Mô – men tổng quát………...56 9 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.2. Các doanh nghiệp hạch toán lỗ trong 3 năm liền…………………40 Hình 3.2. Các hình thức chuyển giá tiêu biểu tại Việt Nam…………………43 10 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới MNC Công ty đa quốc qia TNDN Thu nhập doanh nghiệp CEPT Hiệp định về Thuế quan Ƣu đãi có Hiệu lực Chung ATIGA Hiệp định Thƣơng mại hàng hóa ASEAN ACFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc AKFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN-Hàn Quốc AJCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản VJCEP Hiệp định song phƣơng giữa Việt Nam và Nhật Bản AIFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN-Ấn Độ FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ĐTNN Đầu tƣ nƣớc ngoài TCT Tổng Cục Thuế BTC Bộ Tài chính CNH – HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa TNHH Trách nhiệm hữu hạn 11 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, nƣớc ta đã có rất nhiều cột mốc quan trọng đánh dấu sự hội nhập sâu rộng nhƣng trong đó cột mốc đƣợc nhắc đến nhiều nhất là Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) năm 2007. Đây là một sự kiện trọng đại mở ra một kỷ nguyên mới cho con đƣờng hội nhập và phát triển của đất nƣớc. Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đổ vào nƣớc ta không ngừng gia tăng mạnh mẽ qua từng năm. Năm 2007, khi Việt Nam hoàn tất đàm phán gia nhập WTO thì dòng vốn FDI đăng ký tăng lên 12 tỷ USD, con số cao nhất trong 18 năm Việt Nam bắt đầu thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đến cuối năm 2013, theo thống kê của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đạt 21,6 tỷ USD (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) Dòng vốn FDI đổ vào nƣớc ta tạo điều kiện phát triển đất nƣớc, là một hoạt động chiếm vị trí này càng quan trọng đối với cả nƣớc đầu tƣ và nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế, hiện chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tƣ xã hội (Tổng cục Thống Kê), khơi dậy và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nƣớc, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tính đến cuối năm 2013 các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 61,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (Tổng cục Thống Kê), góp phần mở rộng thị trƣờng quốc tế, bên cạnh thị trƣờng truyền thống, thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hƣớng tăng dần tỷ trọng hàng chế biến, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách, năm 2013 các doanh nghiệp này đã đóng góp khoảng 3,7 tỷ USD ( Xuân Thân, 2013). Bên cạnh đó, thông qua hợp tác đầu tƣ nƣớc ngoài, Việt Nam đã tăng cƣờng mối quan hệ chính trị, đối ngoại, phát triển hữu nghị với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, đối tác trên thế giới. Ngoài ra, FDI còn tạo ra tính năng động và cạnh tranh cho thị trƣờng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của mình thì FDI cũng bộc lộ không ít điểm tiêu cực nhƣ sự nhập khẩu ô nhiễm môi trƣờng vào trong nƣớc, các ngành kinh tế non trẻ trong nƣớc dễ bị chi phối bởi các tập đoàn lớn trên thế giới và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các doanh nghiệp hoạt động từ nguồn vốn FDI nhằm mục đích tránh thuế để gia tăng tổng lợi ích cuối cùng nên họ đã áp dụng chuyển giá nhƣ một phƣơng pháp tối ƣu, chính hành vi này đã gây thất thu ngân sách Nhà nƣớc cũng nhƣ gây không ít thiệt hại cho các doanh nghiệp trong nƣớc. Cụ thể, theo số liệu trong đợt kiểm tra sơ bộ của ngành thuế Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2013, có 122 doanh nghiệp tại 23 tỉnh, thành phố bị phát hiện có hành vi chuyển giá. 12 Các doanh nghiệp trên buộc phải điều chỉnh giảm lỗ phát sinh và giảm chuyển lỗ với tổng số tiền là 2.252 tỷ đồng. Trong đó, giảm lỗ phát sinh 1.870 tỷ đồng, giảm số lỗ đƣợc chuyển vào kỳ tính thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra là 335 tỷ đồng. Tổng số tiền thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp này tăng lên là 2.599 tỷ đồng (Tổng Cục Thuế). Đặc biệt, có 529 doanh nghiệp báo cáo lỗ nhƣng vẫn tăng trƣởng doanh thu. Cuộc thanh tra cũng phát hiện thấy nhiều dấu hiệu chuyển giá ở các tập đoàn lớn khác, mặc dù chƣa có bằng chứng trực tiếp. Các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang tiếp tục gây ảnh hƣởng tiêu cực đến ngân sách Nhà nƣớc cũng nhƣ môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng tại Việt Nam, đồng thời có biểu hiện lan rộng cùng nhiều thủ thuật tinh vi hơn. Hành vi chuyển giá đã và đang là một thực trạng đáng báo động ở Việt Nam hiện nay. Trong khi các nƣớc phát triển trên thế giới đã có những kinh nghiệm trong công tác chuyển giá thì ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế. Nhận thấy đƣợc những tác hại to lớn nhƣ trên và xuất phát từ thực tế là ở nƣớc ta đề tài hành vi chuyển giá vẫn còn mới mẻ, chƣa có nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu. Do đó tôi quyết định chọn đề tài “Cải cách thuế và bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá tại Việt Nam” dựa trên nền tảng mô hình lý thuyết của Deborah L. Swenson (2000) với mong muốn tìm ra tìm ra những bằng chứng về chuyển giá thông qua phân tích định lƣợng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm ra bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá tại Việt Nam thông qua phân tích định lƣợng nhằm ngăn chặn hành vi này, tránh thất thu ngăn sách nhà nƣớc và tạo môi trƣờng cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể  Mục tiêu cụ thể 1: Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hành vi chuyển giá.  Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích thực trạng hành vi chuyển giá của các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.  Mục tiêu cụ thể 3: Phân tích mối liên hệ giữa mức giá chuyển giao báo cáo ở mức độ các nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu với động cơ chuyển giá của các công ty bao gồm chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa Việt Nam và nƣớc mẹ nơi công ty đặt trụ sở, cũng nhƣ với mức thuế suất thuế nhập khẩu của các nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam. 13 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về hành vi chuyển giá ở mức độ các nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tại Việt Nam. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu - Số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu đƣợc thu thập trong vòng 6 năm từ năm 2008 đến năm 2013 - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013. 1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu về hành vi chuyển giá ở mức độ các nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nƣớc ta trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013. 1.4. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Việc nghiên cứu về hành vi chuyển giá đã đƣợc các nhà khoa học quan tâm từ rất lâu về trƣớc. Các nghiên cứu về hành vi chuyển giá đầu tiên đƣợc thực hiện bởi các học giả về định giá chuyển giao nhƣ Dean (1955), Hirshleifer (1956), Argyris (1957), Heflebower (1960) nhƣng chủ yếu là các nghiên cứu mang tính chất lý thuyết phục vụ cho các mục đích quản trị doanh nghiệp, càng về sau những nghiên cứu này càng nhiều và phong phú hơn. Trái với sự lâu đời và phong phú trong hƣớng nghiên cứu cũng nhƣ số lƣợng các bài nghiên cứu về lý thuyết, những bài nghiên cứu mang tính chất thực tế, những bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá chỉ mới xuất hiện trong những thập kỷ gần đây, cụ thể nhƣ sau: Jenkins, Gordon P. and Brian D. Wright, (1975). “Taxation of Income of Multinational Corporations: The Case of the United States Petroleum Industry,” Review of Economics and Statistics Đây là một trong những bài nghiên cứu đầu tiên về chuyển giá theo hƣớng thực nghiệm. Đối tƣợng nghiên cứu là việc phân phối lợi nhuận của các công ty con ở nƣớc ngoài của các công ty đa quốc gia Mỹ trong ngành dầu mỏ giai đoạn 1966 và 1970. Bài nghiên cứu sử dụng sử dụng thƣớc đo dựa trên thu nhập đƣợc báo cáo, các khoản thanh toán thuế hoặc hàng hóa xuất khẩu trong nội bộ các công ty này và tác giả hồi quy các biến trong mô hình theo phƣơng pháp OLS. Kết quả cho thấy các công ty con ở những quốc gia có thuế suất thấp thì có lợi nhuận cao hơn. Theo tính toán tổng hợp của các tác giả, các công ty Mỹ tránh đƣợc 2/3 nghĩa vụ thuế mà lẽ ra họ phải nộp cho các nƣớc tiêu thụ dầu trong khoảng thời gian trên. 14 Alan Rugman and Lorraine Eden (1985). “A Comparison of Import Pricing by Foreign and Domestic Firms in Brazil” in Alan Rugman and Lorraine Eden, eds., Multinationals an Transfer Pricing, (London: Croom Helm Ltd., 1985) Bài nghiên cứu này tác giả đã tập trung vào định giá chuyển giao sử dụng giá thị trƣờng và các giao dịch quốc tế trong nội bộ công ty thông qua phƣơng pháp so sánh giá của một vài hàng hóa nhập khẩu trong nội bộ công ty với giá thế giới. Đối tƣợng của bài nghiên cứu này 127 sản phẩm của 141 công ty sản xuất trong và ngoài nƣớc ở Brazil trong năm 1979. Tác gả đã giả định rằng giá đƣợc chi trả bởi những công ty trong nƣớc phản ánh giá thị trƣờng thế giới và sử dụng mức giá này nhƣ là điểm chuẩn để so sánh với giá nhập khẩu mà các công ty nƣớc ngoài chi trả. Bằng cách kiểm định giá trị trung bình theo cặp, ông tìm thấy rằng các công ty đa quốc gia chi trả cho việc nhập khẩu nhiều hơn các doanh nghiệp nội địa với giá trên hóa đơn từ 21% đến 39%; giá nƣớc ngoài cũng biến động nhiều hơn giá trong nƣớc. Các kết quả ủng hộ giả thuyết thao túng giá chuyển giao để tránh các quy định của chính phủ. Và ông cũng nói thêm rằng, chênh lệch giá cũng có thể là do các nhân tố khác chứ không hoàn toàn là do thao túng giá chuyển giao; ví dụ, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp đa quốc gia có thể có đƣợc chất lƣợng cao hơn so với nhập khẩu trong nƣớc. Deborah L. Swenson (2000). “Tax Reforms and Evidence of Transfer Pricing”, National Tax Journal, 2001 Điềm nổi bật của bài nghiên cứu này là tác giả đã xây dựng nên mô hình động cơ chuyển giá, một trong những mô hình có độ tin cậy rất cao. Mô hình động cơ chuyển giá đƣợc xây dựng với giá chuyển giao báo cáo chính là một hàm số theo giá thị trƣờng, chi phí của hành vi né tránh thuế (bao gồm chi phí phạt khi bị cơ quan thuế phát hiện và chi phí thuế quan tăng thêm trong trƣờng hợp tăng giá chuyển giao báo cáo), thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế quan tƣơng ứng với cấu trúc thuế của từng quốc gia. Để kiểm tra mối liên hệ của các biến tác giả hồi quy mô hình theo phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất tổng quát (GLS). Bộ dữ liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu sản phẩm nhập khẩu hàng năm của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1981-1986. Kết quả của bài nghiên cứu là tác giả tìm thấy một sự sụt giảm 5% trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp nƣớc ngoài gây ra một sự gia tăng nhỏ trong giá hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ. Đóng góp mới trong mô hình của Swenson chính là việc có xem xét đến các chi phí phạt mà các công ty đa 15 quốc gia phải gánh chịu nếu bị cơ quan thuế phát hiện ra hành vi chuyển giá. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với các cơ quan thuế trong việc tìm ra giải pháp tối ƣu nhằm chống lại hành vi chuyển giá. Eden, L. (2003). The internalization benefits of transfer price manipulation. Bush School Working Paper # 315, Texas A&M University Trong khi hầu hết các nghiên cứu trƣớc đây chỉ xem xét tác động các chính sách của chính phủ lên giá chuyển giao, tác giả đã lần đầu tiên tập trung vào các đặc tính sản phẩm và cấu trúc thị trƣờng ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến chuyển giá đối với dữ liệu nhập khẩu ở mức độ giao dịch của Mỹ. Kết quả cho thấy:  Thứ nhất, chuyển giá có nhiều khả năng xảy ra ở những nơi mà sự trao đổi có tổ chức và giá tham chiếu không tồn tại, tức là khi sản phẩm đƣợc phân biệt.  Thứ hai, chuyển giá có nhiều khả năng xảy ra đối với các sản phẩm chứa hàm lƣợng tri thức cao nhƣ hàng hóa đƣợc sản xuất theo công nghệ cao.  Thứ ba, đầu vào càng quan trọng hơn đầu ra, thì độ co giãn giá hàng hóa nhập khẩu càng lớn đối với việc chuyển giao nội bộ so với chuyển giao theo thị trƣờng.  Thứ tƣ, quy mô cũng có vấn đề: công ty đa quốc gia lớn thì càng có nhiều khả năng thực hiện chuyển giá hơn các công ty đa quốc gia nhỏ. Nhƣ vậy, tác giả đã tìm thấy một bằng chứng trực tiếp về việc chuyển giá mạnh mẽ để đáp lại sự không hoàn hảo của cả thị trƣờng và chính phủ Bernard, Andrew B.; Jensen, J.Bradford; and Peter K.Schott. (2006). Transfer Pricing by U.S.-Based Multinational Firms. Economic Journal. Đây là tác giả đầu tiên xem xét ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái lên quyết định định giá bên trong và bên ngoài đối với các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ. Ngoài sự ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái tác giả còn quan tâm đến cấu trúc thị trƣờng, thuế, thuế quan. Tác giả đã kiểm tra mối liên hệ giữa sự thay đổi của mức giá chuyển giao với các biến độc lập thông qua hồi quy theo phƣơng pháp OLS. Đối tƣợng nghiên cứu cũa bài là các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy giá phản ứng với chuyển động của tỷ giá hối đoái thực: sự tăng giá của đồng USD kết hợp với một sự thu hẹp lớn của nêm giá. Kết quả này ủng hộ giả thuyết rằng giao dịch nội bộ đóng vai trò trong việc xác định chỉ số giá xuất khẩu tổng hợp. Quan trọng hơn, điều này 16 cho thấy giao dịch nội bộ có thể đóng một vai trò trong việc cách ly các công ty đa quốc gia khỏi biến động tỷ giá. 17 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái quát về hành vi chuyển giá Hoạt động chuyển giá ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn do đó những định nghĩa về nó cũng không ngừng đƣợc điều chỉnh, bổ sung sao cho phù hợp với bản chất mỗi giai đoạn, mỗi cách tiếp cận. Một trong những định nghĩa đầu tiên về chuyển giá của Lall (1979, p.3), ông cho rằng trong giao dịch với các bên có liên quan thì các mối quan hệ thƣơng mại cũng nhƣ tài chính có thể không bị ảnh hƣởng trực tiếp theo lực thị trƣờng, hay nói cách khác nó sẽ không tuân theo quan hệ cung cầu. Kết quả là giá chi trả cho hàng hóa chuyển giao nội bộ có thể khác với giá mà đƣợc giao dịch với các bên không liên quan (độc lập) với cùng một hàng hóa có thể so sánh. Nếu lợi nhuận tổng thể của các công ty đa quốc gia tăng hay chi phí của chúng giảm, khi đó các công ty mẹ có động cơ để dịnh giá chệch khỏi mức giá thực sự của hàng hóa, dịch vụ, và đó là hành vi chuyển giá Theo thời gian định nghĩa về chuyển giá cũng có nhiều thay đổi OECD (1995) đã ban hành hƣớng dẫn về thực hành chuyển giá với nhìn nhận về chuyển giá nhƣ sau: “Chuyển giá là cơ chế đƣợc thông qua bởi các công ty đa quốc gia để xác định giá trị hàng hóa và dịch vụ giao dịch với các công ty con hoặc công ty liên kết ở nƣớc ngoài nhằm mục đích làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp và tối đa hóa lợi nhuận. Thƣớc đo có thể chấp nhận giá chuyển nhƣợng là "Giá theo nguyên tác thị trƣờng" - đại diện cho các giá trong các giao dịch có thể so sánh giữa các bên độc lập”. Và gần đây nhất Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền (2011, trang 240) đã có định nghĩa về chuyển giá là một hành vi thông đồng giữa các công ty trong cùng một tập đoàn để thực hiện dàn xếp áp đặt về mặt giá cả giữa các công ty không dựa trên giá thị trƣờng nhằm chuyển lợi nhuận từ nƣớc này sang nƣớc khác, tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của cả tập đoàn. Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau trong từng giai đoạn nhƣng nhìn chung chuyển giá có những đặc điểm chính nhƣ sau:  Giá cả mua bán không đƣợc xác định dựa vào thị trƣờng, mà dựa trên tính toán của các nhà quản lý của các tập đoàn đa quốc gia.  Định giá chuyển giao là việc sử dụng các phƣơng pháp để xác định giá cả chuyển giao nội bộ. 18  Các công ty thực hiện chuyển giá với nhau có mối quan hệ cộng sinh đặc biệt về quyền lợi tài chính và tổ chức. 2.1.2. Động cơ của hành vi chuyển giá trong các công ty Hành vi chuyển giá có hai nhóm động cơ chính đó là động cơ từ bên ngoài và động cơ từ bên trong. (Viện nghiên cứu tài chính, 2001, trang 17) 2.1.2.1. Động cơ của hành vi chuyển giá từ bên ngoài  Sự chênh lệch thuế suất giữa các quốc gia Thuế là lĩnh vực thu hút sự chú ý nhiều nhất của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách khi nghiên cứu về chuyển giá. Đây cũng là lĩnh vực mà chính phủ thƣờng ban hành luật về chống chuyển giá. Quy tắc cơ bản của việc tối thiểu hóa số thuế phải nộp của các công ty có hoạt động ở hai quốc gia là tối đa hóa chi phí báo cáo tại nƣớc có thuế suất cao và thu nhập báo cáo tại nƣớc có thuế suất thấp. Vì vậy, các công ty thực hiện thủ thuật chuyển giá bằng cách tăng giá hàng xuất khẩu nội bộ đến và giảm giá hàng nhập khẩu từ quốc gia có thuế suất thấp hơn. Nhƣ vậy, các công ty có thể giảm số thuế phải nộp và do đó tăng số lợi nhuận.  Kỳ vọng tỷ giá và chi phí cơ hội của việc đầu tƣ Việc tồn tại các loại đồng tiền khác nhau và các điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ tạo nên rủi ro cao đối với bất kỳ các công ty có giao dịch nội bộ. Tuy nhiên, rủi ro có thể giả bằng cách thay đổi thời gian thanh toán thông qua việc sử dụng phƣơng thức “trả trƣớc” và “trả sau”. Với mục đích là bảo toàn và phát triển nguồn vốn đầu tƣ ban đầu, các MNC sẽ tiến hành đầu tƣ vào một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tƣơng lai đồng tiền của quốc gia này sẽ mạnh lên, nghĩa là số vốn đầu tƣ ban đầu của họ đƣợc bảo toàn và phát triển, ngƣợc lại họ sẽ rút đầu tƣ ra khỏi một quốc gia nếu họ dự đoán rằng trong tƣơng lai đồng tiền của quốc gia này sẽ bị yếu đi, nghĩa là vốn đầu tƣ ban đầu của họ bị giảm đi. Chi phí cơ hội cũng là vấn đề quan trọng khi các công ty xem xét quyết định chuyển giá. Công ty mẹ thƣờng nhận lợi nhuận chuyển về từ các công ty con sau một năm tài khóa và sau khi các cơ quan thuế quan và cơ quan quản lý ngoại hối kiểm tra tính hợp pháp. Bằng việc định giá cao công ty mẹ tự do chuyển thu nhập torng suốt một năm và không phải đợi đến cuối năm. Hơn nữa, các công ty phải xem xét chi phí cơ hội của số vốn đầu tƣ trong nƣớc có lạm phát cao. Chi phí này phản ánh việc tăng thêm thu hồi ròng của công ty bằng cách chuyển thu nhập sớm hơn thông qua chuyển giá trƣớc khi lạm phát tăng cao xảy ra. Rõ ràng thu nhập từ chuyển giá không bị đánh thuế trong khi 19 đó lợi nhuận chuyển về chính là chi phí mất đi do phải trả nợ phần thuế ở nƣớc chủ nhà.  Môi trƣờng kinh doanh và các áp lực chính trị xã hội Đứng trên góc độ của công ty, khi các số lƣợng pháp quyền gia tăng thì chi phí và rủi ro cũng gia tăng. Công ty đối mặt với chi phí giao dịch cao hơn, chi phí quan hệ vớ cơ quan chính phủ cao hơn và rủi ro chính trị cao hơn. Nếu công ty hoạt động ở những nƣớc có rủi ro cao, công ty có thề chuyển lợi nhuận ra khỏi đất nƣớc đó thông qua chuyển giá. Nếu bất kỳ quốc gia nào kiểm soát hoạt động của các MNC thì quốc gia này có thể buộc các MNC này thực hiện chuyển giá vì lý do an toàn dài hạn mà không lƣu tâm đến các yếu tố ngắn hạn ví dụ nhƣ sự chênh lệch về thuế suất. Hơn nữa chuyển giá trở nên phổ biến ở các nƣớc đang phát triển hơn là ở các nƣớc phát triển. Lý do là các quy định pháp luật về chống chuyển giá tại các nƣớc này còn yếu kém, các chuyên gia về chuyển giá để xác định giá thị trƣờng và theo dõi hành vi này cũng thiếu. 2.1.2.2. Động cơ của hành vi chuyển giá từ bên trong Ngoài những yếu tố bên ngoài đã nêu trên, thì hoạt động chuyển giá còn đƣợc thực hiện do các yếu tố thúc đẩy từ bên trong: Khi các hoạt động sản xuất kinh doanh của MNC tại chính quốc bị thua lỗ hay tại các công ty thành viên trên các quốc gia khác. Lý do dẫn đến sự thua lỗ có thể là do sai lầm trong kế hoạch kinh doanh, sai lầm trong việc nghiên cứu và đƣa sản phẩm mới vào thị trƣờng, các chi phí quản lý hay chi phí quảng cáo, quảng bá sản phẩm quá cao dẫn đến kết quả kinh doanh bị thua lỗ. Để tạo ra một bức tranh tài chính tƣơi sáng hơn cho công ty khi đứng trƣớc các cổ đông và các bên hữu quan khác thì chuyển giá nhƣ là một cứu cánh để thực hiện ý đồ trên. Chuyển giá giúp cho các MNC san sẻ thua lỗ giữa các thành viên với nhau từ đó làm giảm các khoản thuế phải nộp và tạo nên bức tranh kết quả kinh doanh giả tạo vi phạm pháp luật của các quốc gia. - Các MNC khi thâm nhập vào một thị trƣờng mới thì điều quan trọng trong giai đoạn này là phải chiếm lĩnh thị trƣờng, chiếm lĩnh thị phần nhằm xây dựng nền móng ban đầu cho hoạt động kinh doanh sau này. Vì vậy mà các MNC trong giai đoạn này sẽ tăng cƣờng các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm làm cho giai đoạn này MNC sẽ bị lỗ nặng và kéo dài. Trong các mối liên kết kinh doanh hay hợp tác kinh doanh thì các MNC sẽ dựa vào tiềm lực tài chính hùng hậu của mình mà thực hiện các hành vi chuyển giá bất hợp pháp để làm cho hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài và chiếm lấy quyền 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng