Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân L...

Tài liệu Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

.PDF
179
350
52

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VANLATY KHAMVANVONGSA C¶i c¸ch bé m¸y hµnh chÝnh nhµ n­íc cÊp trung ­¬ng ë Céng hßa d©n chñ nh©n d©n Lµo LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRỊNH ĐỨC THẢO HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vanlaty KHAMVANVONGSA MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, chức năng của bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 2.2. Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, các điều kiện bảo đảm của cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 2.3. Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương một số nước trên thế gới và những giá trị tham khảo cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 3.1. Quá trình hình thành và phát triển của bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 3.2. Thực trạng cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM CẢI CÁCH BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 4.1. Quan điểm, mục tiêu nhằm bảo đảm cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 4.2. Giải pháp nhằm bảo đảm cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 7 7 14 23 28 28 46 62 77 77 81 115 115 128 149 151 152 165 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BMHCNN : Bộ máy hành chính nhà nước CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân NDCM : Nhân dân cách mạng Nxb : Nhà xuất bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách bộ máy hành chính nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước (BMHCNN) cấp trung ương nói riêng, hiện nay luôn là sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển và đặc biệt là các quốc gia trong quá trình chuyển đổi từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ. Ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào từ khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào khởi xướng và lãnh đạo. Vấn đề cải cách BMHCNN nói chung và BMHCNN cấp trung ương nói riêng cũng luôn là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước Lào. Điều này được thể hiện qua các văn kiện ở các kỳ Đại hội Đảng NDCM Lào. Trong đó, Hội nghị trung ương lấn thứ 5 khóa II đã khẳng định: Kiện toàn chính quyền là nhằm nâng cao hiệu lực của chính quyền về quản lý nhà nước, quản lý kính tế và xã hội... Cần tiếp tục cải cách và kiện toàn hệ thống chính quyền toàn bộ, làm cho nó đột phá từ trung ương xuống đến cấp cơ sở. Cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương cần phải gọn nhẹ thực sự, có hiệu quả, để làm việc quản lý, nghiên cứu, kiểm tra giám sát, xây dựng cán bộ và công tác đối ngoại là chủ yếu [97, tr.158-159]. Thực hiện chủ trương của Đảng NDCM Lào trong những năm qua công cuộc cải cách BMHCNN nói chung và cải cách BMHCNN cấp trung ương nói riêng đã đạt được những kết quả đáng kể làm cho bộ máy ngày càng gọn hơn, từng bước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn. Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan cấu thành BMHCNN được xác định rõ ràng cụ thể hơn... Điều đó đã góp phần vào thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, môi trường... Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của công cuộc đổi mới đất nước, cải cách BMHCNN nói chung và BMHCNN cấp trung ương thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể là sự thể chế hóa các 2 chủ trương của Đảng về cải cách BMHCNN cấp trung ương còn chậm. Các văn bản pháp luật còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, chức năng, nhiệm vụ của một số Bộ, Ban, ngành còn chồng chéo, thiếu tính cụ thể, minh bạch và rõ ràng. Cơ cấu tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, phức tạp, gây ra những tình trạng hoạt động không thông suốt, kém hiệu quả, lãng phí. Không ít cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Việc bố trí, sắp xếp cũng như đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ về chuyên môn, phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều trường hợp không đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, còn diễn ra hiện tượng tham ô, tham nhũng, quan liêu của một số cán bộ, công chức ở một số cơ quan và hiện tượng “xin - cho” vẫn diễn ra khá trầm trọng ở một số lĩnh vực. Điều đó làm giảm hiệu lực, hiệu quả của BMHCNN và giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền nhà nước, thực trạng này đòi hỏi phải có những giải pháp khắc phục kịp thời. Đảng NDCM Lào đã chỉ rõ: Nếu không quyết tâm cải cách kịp thời và không tập trung lực lượng vào việc củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và hoàn thiện lề lối làm việc cho tốt hơn thì chắc chắn rằng chung ta không chỉ sẽ không thoàn thành nhiệm vụ chính trị thôi, mà còn sẽ làm cho tình hình phức tạp thêm và làm cho sự tin cậy của quần chúng đối với chế độ mới sẽ bị xói món cũng có thể [84, tr.20-21]. Bên cạnh đó, để đáp ứng được yêu cầu đổi mới cũng như đòi hỏi của cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và mở rộng hợp tác hội nhập quốc tế ở nước CHDCND Lào hiện nay. Điều đó, đòi hỏi cần phải có sự cải cách mạnh mẽ BMHCNN cấp trung ương ở Lào hiện nay theo hướng Đại hội IX Đảng NDCM Lào đã xác định: “Các Bộ, cơ quan hành chính cấp trung ương cần thực hiện chức năng quản lý vĩ mô là chủ yếu; Nhất là việc triển khai đường lối và Nghị quyết của Đảng thành chương trình, đề án thuộc ngành cho kịp thời và chỉ đạo tổ chức thực hiện thành hiện thực...” [90, tr.48]. 3 Để khắc phục những hạn chế cải cách BMHCNN thời gian qua hiện thực hóa có hiệu quả chủ trương của Đảng NDCM Lào, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu bài bản, toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn cải cách BMHCNN nói chung và cải cách BMHCNN cấp trung ương nói riêng. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” là cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với nước CHDCND Lào hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng việc cải cách BMHCNN cấp trung ương ở nước CHDCND Lào, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục cải cách hoàn thiện BMHCNN cấp trung ương của nước CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước Lào. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục đích trên luận án có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về cải cách BMHCNN cấp trung ương ở nước CHDCND Lào. - Khái quát quá trình hình thành, phát triển và thực trạng của BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào. Từ đó chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của BMHCNN cấp trung ương của Lào hiện hành. - Nghiên cứu, đánh giá quá trình cải cách BMHCNN cấp trung ương của nước CHDCND Lào từ khi nước Lào thực hiện đường lối đổi mới đất nước đến nay. Từ đó chỉ ra được thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình cải cách BMHCNN này. - Đề xuất quan điểm và các giải pháp tiếp tục cải cách BMHCNN cấp trung ương ở nước CHDCND Lào đến năm 2020. 4 3. Phạm vi nghiên cứu của luận án Nội dung của luận án được nghiên cứu dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật có phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: nghiên cứu lý luận và thực tiễn cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào có sự tham khảo kinh nghiệm của Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan. - Về thời gian: luận án nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào từ năm 1975 đến 2015 và đánh giá thực trạng quá trình cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào từ đổi mới năm 1986 đến năm 2015. Đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tục cải cách BMHCNN này đến năm 2020. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng NDCM Lào về nhà nước và pháp luật, về xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, về cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách BMHCNN nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả luận án cũng sử dụng các quan điểm khoa học được rút ra từ các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận án trong và ngoài nước Lào. - Các phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; luận án sử dụng các phương pháp truyền thống như: phương pháp lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, diễn giải - quy nạp, so sánh, thống kê (được biểu hiện dưới biểu bảng và sơ đồ hóa) để phân tích và làm rõ nội dung của luận án. Cụ thể như sau: - Phương pháp lịch sử - cụ thể, phân tích - tổng hợp, quy nạp; diễn giải ở các mức độ khác nhau đều được sử dụng để nghiên cứu trong cả 4 chương của luận án. Tuy nhiên được sử dụng chủ yếu tại chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và chương 2 cơ sở lý luận của các vấn đề đặt ra từ đó khái quát thành các khái niệm, luận điểm, quan điểm làm nền tảng lý luận xuyên suốt toàn bộ nội dung của luận án. 5 - Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng tập trung trong chương 3 của luận án nhằm nghiên cứu đánh giá thực trạng quá trình hình thành và thực trạng bộ máy hành chính và cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Nhằm để chứng minh cho các nhận xét về kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng cải cách BMHCNN cấp trung ương. Ngoài ra các phương pháp lịch sử, phân tích - quy nạp cũng được sử dụng ở chương này. - Phương pháp phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn giải được sử dụng chủ đạo trong chương 4 của luận án nhằm làm rõ các đề xuất, quan điểm và giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách BMHCNN. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện của cải cách BMHCNN cấp trung ương dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật ở nước CHDCND Lào. Vì vậy, luận án có những đóng góp khoa học mới sau: - Luận án đã xây dựng được các khái niệm BMHCNN ở cấp trung ương, cải cách BMHCNN ở Lào; chỉ ra được các đặc điểm của BMHCNN cấp trung ương ở Lào. - Xác định nội dung cải cách, các điều kiện bảo đảm của cải cách BMHCNN cấp trung ương ở Lào. - Luận án đã đánh giá, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân BMHCNN và cải cách BMHCNN cấp trung ương hiện hành ở Lào. - Luận án đề xuất được hệ thống quan điểm và các giải pháp tổng thể có tính khả thi để tiếp tục đẩy mạnh cải cách BMHCNN cấp trung ương nhằm hoàn thiện và đưa ra mô hình của BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào hiện nay. 6. Ý nghĩa khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung lý luận về chính quyền cấp trung ương, về cải cách BMHCNN cấp trung ương trong môn học lý luận chung về nhà nước và pháp luật. 6 Kết quả nghiên cứu của luận án còn có giá trị tham khảo, góp phần cải cách có hiệu quả BMHCNN cấp trung ương nói riêng và thực tiễn cải cách bộ máy nhà nước ở CHDCND Lào hiện nay nói chung. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho hoạt động tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, giảng dạy về bộ máy nhà nước nói chung và BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 3: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC Vấn đề kiện toàn, cải cách bộ máy nhà nước nói chung, BMHCNN nói riêng ở Lào hiện nay luôn là sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó có cả CHDCND Lào. Vì vậy, những năm gần đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố trong nước và nước ngoài. Ở trong nước các công trình nghiên cứu cải cách bộ máy hành chính có thể chia thành các nhóm vấn đề sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nhà nước pháp quyền, bộ máy nhà nước và cải cách bộ máy nhà nước - Sách tham khảo, đề tài khoa học + “Nhà nước và pháp luật” của An Số La Thý [71]. Nội dung đã nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật của hệ thống nước XHCH, nhất là Việt Nam. Đưa ra nguyên tắc tổ chức và hoạt động bộ máy nhà nước, mô hình tổ chức bộ máy nhà nước của cả ba nhánh trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước. Cuốn sách đã nêu ra những đặc trưng và nguyên tắc tổ chức, hoạt động bộ máy nhà nước của Lào, đồng thới khái quát thực trạng các tổ chức trong hệ thống bộ máy nhà nước. Cuốn sách này đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nhà nước, hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật nước Lào hiện nay. + “Hoàn thiện quyền lực nhà nước” của Cha Lơn Yia Phao Hơ [82]. Ở mức độ nhất định đề tài đã chỉ ra được một số đặc điểm chung của hệ thống quyền lực nhà nước của CHDCND Lào, chỉ ra được một số ưu điểm, hạn chế và đề xuất được một số giải pháp kiện toàn hệ thống quyền lực nhà nước ở Lào hiện nay bao gồm kiện toàn tổ chức các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 8 - Luận án, luận văn + Na Lăn Thăm Ma Thê Va: “Bộ máy nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào theo Hiến pháp 1991” [40]. Tác giả tập trung phân tích và hệ thống hóa một số quan điểm lý luận cơ bản về bộ máy nhà nước Lào theo Hiến pháp 1991, và sau khi có Luật Chính phủ 1995. Đồng thời phân tích được thực trạng bộ máy nhà nước và quá trình cải cách bộ máy nhà nước CHDCND và đề xuất được một số giai rpháp tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước Lào theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Khăm chăn Chem Sa Mon: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạng Lào trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay” [29]. Tác giả đã trình bày, khái quát một số vấn đề lý luận về phương thức lãnh đạo của Đảng, nêu ra những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền và thực trạng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, đồng thời đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng NDCM Lào trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền. - Phou Thon Keo Đuang Ma Ny: “Xây dựng nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [108]. Luận văn đã tập trung phân tích và làm rõ cơ sở lý luận, đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Kay Sỏn Phom Vi Hán và quan điểm của Đảng NDCM Lào về xây dựng nhà nước pháp quyền, đồng thời đã rút ra một số bài học kinh nghiệm của một số nước về xây dựng nhà nước pháp quyền. Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế tồn tại trong thực trạng tổ chức thực hiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Lào. Trên cơ sở đó tác giả đã luận giải những phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện xây dựng nhà nước pháp quyền; Trong đó đã chỉ rõ để xây dựng nhà nước pháp quyền cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mới về lý luận trong quá trình chuyển đổi của đất nước và hội nhập quốc tế. Tiến hành đổi mới tiếp tục hệ thống chính trị, cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước, thực hiện 9 chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật CHDCND Lào, tổ chức tốt việc thi hành pháp luật. Xây dựng cơ chế phản biện xã hội và giám sát xã hội, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho xã hội dân sự hoạt động bình thường và lành mạnh. - Tạp chí + Phao Phông Phăn So Va Lit: “Một số quan điểm đối với cải cách bộ máy tổ chức của nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [106]; đã đưa ra một số quan điểm của Đảng NDCM Lào về tổ chức nhà nước, nhấn mạnh một cách rõ nét về bản chất, tính giai cấp, nguyên tắc, mục tiêu và hướng tổ chức nhà nước nhất là bộ máy chính quyền. - Sính Tăn Xay Lư Xông: “Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [115]. Tác giả cho rằng, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền là quy luật chung của các nước trên thế giới của thời đại hiện nay, đồng thời cũng là vấn đề rất có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển đất nước, phát huy dân chủ nhân dân cũng như việc bảo vệ độc lập, quyền và chủ quyền quốc gia của nhân dân. Nêu ra những thành tựu và hạn chế của việc xây nhà nước và pháp luật ở CHDCND Lào trong những năm qua, dựa trên nội dung tinh thần của Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII. Tác giả đã đưa ra một số quan điểm riêng về xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào. - Un kẹo Vút Thị Lát: “Xây dựng nhà nước pháp quyền” [124]. Tác giả đã khái quát chung về nhà nước pháp quyền, đưa ra những quan điểm, nguyên tắc cơ bản của nhà nước pháp quyền, đồng thời nêu ra những ưu điểm và khuyết điểm yếu kém trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền những năm (2006-2010), sau đó đưa ra phương hướng chung của việc tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào 5 năm (2010-2015) trong đó đã nhấn mạnh vấn đề dân chủ, việc quản lý xã hội bằng pháp luật và vấn đề phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào. 10 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nền hành chính và cải cách bộ máy hành chính nhà nước và cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp trung ương - Sách tham khảo, đề tài khoa học + Bun My Sy Chăn; Chăm Pa Thoong Chăn Tha Pha Súc: “Hành chính” [81]. Cuốn sách này đã nêu ra những nhận thức cơ sở lý luận về quản trị, quản lý hành chính. Phân tích được khái niệm, vị trí, vai trò, nguyên tắc tổ chức hành chính, hệ thống, cơ chế tổ chức và hoạt động của BMHCNN; đưa ra những yếu tổ thúc đẩy tổ chức và hoạt động của cơ quan hành pháp có hiệu quả, phục vụ tốt cho nhân dân; nhấn mạnh chức năng, nhiệm vụ và trách nghiệm của nhà nước đối với nhân dân. Trong phần 2 cuốn sách, đi sâu về tình hình tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước của CHDCND Lào, làm rõ quá trình phát triển hệ thống tổ chức BMHCNN Lào, nêu lên những đặc điểm và thực trạng, đánh giá về ưu điểm, khuyết điểm; qua đó đề xuất phương hướng, chủ trương, chính sách về tiếp tục kiện toàn tổ chức hành chính nhà nước. Trong phần cuối cùng, đã so sánh hệ thống tổ chức hành chính của một số nước trên thế giới cả phương Đông và phương Tây. + Vi Say Phăn Đa Nu Vông: “Hành chính hình thức mới trong bộ máy hành chính nhà nước” [127]. Nội dung trong cuốn sách, tác giả đã nêu ra những vấn đề cơ bản về: lý luận, các loại hình thức quản lý hành chính, tổ chức hành chính nói chung; mô hình tổ chức kiểu mới để nâng cao hiệu quả, đưa ra hình thức tổ chức trong cơ cấu hệ thống BMHCNN; Nêu ra việc thiết kế tổ chức bộ máy cho phù hợp; nêu ra tình hình về cải cách hành chính, thực trạng và đề xuất phương hướng, trình bày kế hoạch phát triển hành chính nhà nước giai đoạn đến năm 2020. + Thoong Lay Sy Su Tham: “Hành chính cơ quan” [116]. Nội dung đã nêu ra những cơ sở lý luận về quản lý hành chính cơ quan, đi sâu phân tích khái niệm, vai trò, tính chất, giá trị về mặt quản lý hành chính của các cơ quan nhất là kỹ thuật và nghệ thuật. Cuốn sách mức độ nhất định đã khái quát được những quan điểm quản lý hành chính và phân tích những yếu tố, quá trình về 11 quản lý hành chính... Cuốn sách đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề cơ sở lý luận về quản lý hành chính nhà nước nhất là cơ quan hành pháp để có hệ thống tổ chức và hoạt động vững mạnh, phù hợp trong điều kiện phát triển, hội nhập quốc tế đất nước Lào hiện nay. - Luận án, luận văn + On Kẹo Phôm Ma Kon: “Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo quá trình xây dựng bộ máy hành chính nhà nước (1975-1995)” [41]. Tác giả đã tập trung nghiên cứu sâu về chủ trương, đường lối, những quan điểm và nguyên tắc của Đảng đối với xây dựng và kiện toàn BMHCNN nói chung và làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với xây dựng và hoàn thiện BMHCNN; những thành tựu, hạn chế trong 20 năm (1975-1995). Tác giả đi sâu phân tích quá trình và thực trạng xây dựng BMHCNN Lào từng giai đoạn; từ khi thành lập Chính phủ Lào It Xa La (1945), Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời và đến Chính phủ theo Hiến pháp CHDCND Lào năm 1991. Tác giả nêu ra các Nghị quyết về xây dựng, về cải cách và kiện toàn bộ máy chính quyền trong thời gian mới, công tác triển khai và thực hiện các chính sách và pháp luật khác liên quan đến BMHCNN, tìm ra những ưu điểm, vướng mắc, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm; đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần xây dựng BMHCNN vững mạnh. + Pa Tha Na Souk Aloun: “Đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” [43]. Tác giả tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác đổi mới, cải cách tổ chức và hoạt động của BMHCNN Lào, nhất là cải cách bộ máy tổ chức của Chính phủ và cơ quan hành chính ở địa phương. Luận án có nội dung đề cập đến các vấn đề: hành chính, BMHCNN Lào, về vai trò, đặc thù, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của BMHCNN Lào; quá trình hình thành tổ chức nhà nước Lào từng giai đoạn, nhất là từ thời Pháp vào xâm lược nước Lào. Tác giả làm rõ về thực trạng, quá trình phát triển đổi mới tổ chức và hoạt động, mô tả cơ cấu và hệ thống tổ chức của BMHCNN Lào; phân tích đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở 12 đó nêu lên những vấn đề cấp bách phải giải quyết và đề xuất những phương hướng chủ yếu, cụ thể để nhằm giải quyết những tồn tại, thúc đẩy hơn nữa trong quá trình phát triển đổi mới của toàn hệ thống tổ chức và hoạt động của BMHCNN Lào cả trung ương và địa phương. Luận án đã góp phần, phát huy triển khai chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, bổ sung, phát triển về mặt lý luận, thực tiễn từng bước một và đóng góp không nhỏ trong công tác nghiên cứu cải cách hành chính nhất là kiện toàn BMHCNN Lào để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở CHDCND Lào trong sự nghiệp đổi mới đất nước. + Khăm Khoong Phôm Ma Păn Nha: “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [28]. Luận án đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về đổi mới tổ chức BMHCNN Lào nói chung và làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nhất là tổ thức chính quyền cấp tỉnh nói riêng đặt trong mô hình và hệ thống tổ chức BMHCNN ở địa phương của CHDCND Lào. Tác giả chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá khái quát và tương đối hệ thống về thực trạng tổ chức bộ máy chính quyền cấp tỉnh ở CHDCND Lào qua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ đổi mới từ năm 1991 đến nay; nêu ra những thành tựu, khuyết điểm, rút ra một số nguyên nhân và bài học kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách những vừa qua. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất, luận chứng các quan điểm, định hướng và hệ thống các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động bộ máy chính quyền cấp tỉnh để thúc đẩy và đáp ứng yêu cầu mới trong công cuộc cải cách tổ chức hành chính ở địa phương. Luận án góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh cũng như tổ chính quyền ở địa phương, tìm ra nguyên nhân và đề xuất phương hướng để khắc phục một số hạn chế và tăng cường mạnh mẽ hơn để làm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp tỉnh vững mạnh, minh bạch, có hiệu quả; 13 nhất là thực thiện theo hướng đi xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị mạnh toàn diện và xây dựng bản làng thành thành đơn vị phát triển, thì đó là một trong những yêu cầu cấp bách của Đảng và nhà nước trong giai đoạn mới ở CHDCND Lào. + Phô xay Say Nha Sone: “Cải cách bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [44]. Trong luận án, tác giả chủ yếu nghiên cứu sâu cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách BMHCNN Lào ở địa phương nói chung và cải cách bộ máy hành chính cấp huyện nói riêng; làm rõ những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của BMHCNN Lào ở địa phương, ở cấp huyện; đưa ra vai trò, đặc thù, nguyên tắc tổ chức và hoạt động đồng thời chức năng, nhiệm vụ của BMHCNN cấp huyện, quá trình hình thành và phát triển tổ chức hành chính địa phương từng giai đoạn. Tác giả phân tích đánh giá về thực trạng trong quá trình cải cách BMHCNN cấp huyện, nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm. Qua đó nêu lên những vấn đề cấp bách phải giải quyết và đề xuất những phương hướng chủ yếu, cụ thể để nhằm giải quyết những tồn tại, thúc đẩy hơn nữa công cuộc cải cách kiện toàn trong hệ thống tổ chức và hoạt động của BMHCNN Lào ở địa phương đặc biệt là ở cấp huyện. Luận án đã góp phần triển khai chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, bổ sung, phát triển về mặt lý luận, thực tiễn từng bước một và tương đối có hệ thống những luận cứ khoa học, tăng cường nghiên cứu và thực hiện công tác cải cách hành chính nhất là kiện toàn BMHCNN cấp huyện nhằm đáp ứng yêu cầu mới theo hướng xây dựng huyện thành đơn vị mạnh toàn diện. - Tạp chí + Vi Lay Văn Phôm Khế: “Một số vấn đề về công tác hành chính và quản lý công chức ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [128]; đã khái quát về đặc điểm, thực trạng trong việc cải cách bộ máy tổ chức và cán bộ công chức, đưa ra phương hướng trong năm tới. + Phăn Khăm Vi Pha Văn: “Một số ý kiến về cải cách bộ máy tổ chức Chính phủ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [105] đã khái quát về quá 14 trình phát triển công tác cải cách kiện toàn bộ máy tổ chức của Chính phủ từ năm 1975 đến nay, đồng thời đánh giá thực trạng về ưu điểm, hạn chế và đề xuất phương hướng nhằm tăng cường hiệu quả trong công cuộc cải cách bộ máy chính phủ. + Bun Phênh Mun Phô Say: “Cải cách hệ thống hành chính nhà nước nhằm đảm bảo theo hướng xã hội chủ nghĩa” [80] đã nêu ra quan điểm của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII, nêu ra thực trạng về cải cách bộ máy tổ chức, về công chức, đưa ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm tới... Tóm lại, các công trình trong nước được công bố nêu trên đã nghiên cứu ở mức độ khác nhau và đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài như: các khái niệm bộ máy nhà nước, cải cách hành chính, các bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Thực trạng cải cách bộ máy nhà nước Lào thời gian vừa qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách BMHCNN nói chung và chính quyền địa phương nói riêng. Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện cải cách BMHCNN cấp trung ương ở CHDCND Lào. 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ở Việt Nam Cộng hòa XHCN Việt Nam là một quốc gia gắn bó mật thiết, thắm tình đồng chí với CHDCND Lào; Việt Nam - Lào là hai nước theo chính thể Cộng hòa đi theo con đường XHCN, có một Đảng lãnh đạo và bản chất của Đảng là giai cấp công nhân lao động, lấy nền tảng tư tưởng lý luận chủ nghĩa Mác Lênnin làm kìm chỉ nam, hình thức tổ chức bộ máy nhà nước trên cơ sở nhà nước XHCN. Ngoài ra, khi nói đến cải cách BMHCNN, có thể nói đến Việt Nam là một nước tiến hành một cách mạnh mẽ, đồng bộ và có nhiều công trình nghiên cứu quý báu. Công trình nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc về cải cách nền hành chính nhà nước nói chung và hành chính nhà nước cấp trung ương nói riêng. Trong phạm vi luận án tác giả luận án chỉ nêu một số công trình tiêu biểu được công bố những năm gần đây ở Việt Nam. 15 1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nhà nước pháp quyền, bộ máy nhà nước và cải cách bộ máy nhà nước - Sách tham khảo, đề tài khoa học + Bùi Xuân Đức “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay” [15]. Cuốn sách này đã luận chứng cơ sở khoa học vấn đề chung để đổi mới và hoạt động bộ máy nhà nước, nêu ra những quan điểm tổ chức cơ chế quyền lực nhà nước theo bản Hiến Pháp và điểm mới trong tổ chức BMHCNN Hiến pháp năm 1992. Trong nội dung cuốn sách đã nhấn mạnh nguyên tắc thống nhất, tập trung quyền lực nhà nước được nhận thức và vận dụng trong thực tế; tác giả đã đi sâu phân tích về đổi mới bộ máy nhà nước đồng thời trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay; đã phân tích rõ hơn về đổ mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chính phủ thấy đến tình hình thực hiện và vấn đề đặt ra, nguyên nhân của từng loại cơ quan nhà nước. Cuốn sách này đã góp phần về lý luận và thực tiễn, hệ thống hóa các căn cứ khoa học về đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước nhằm phát triển tổ chức bộ máy nhà nước để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đủ khả năng và phù hợp với yêu cầu hiện nay. + Trần Ngọc Đường và Ngô Đức Mạnh “Mô hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [16]. Trong cơ chế tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Quốc hội và Chính phủ là những thiết chế có vai trò quan trọng nhằm bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước. Cuốn sách này làm sáng tỏ những cơ sở lý luận của việc đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, nêu ra vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu và phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ; đi sâu về thực trạng và đề xuất phương hướng đề hoàn thiện tổ chức và phương thực hoạt động đáp ứng yêu cầu mới. Cuốn sách góp phần quan trọng việc cải cách tổ chức nhà nước, nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Quốc hội và Chính phủ trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cũng như trong điều kiện mới. 16 + Lê Minh Thông “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay” [59]. Cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về đổi mới, hoàn hiện bộ máy nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay; làm sảng tỏ những vấn đề trên cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nêu lên những yêu cầu, sự tác động cần đổi mới; nêu ra sự phát triển, thực trạng trong quá trình đổi mới tổ chức, nhất là cải cách Chính phủ theo các bản Hiến pháp; phân tích khá rõ ràng mô hình tổ chức nhà nước theo Hiến pháp 1992 đến nay cả trong hệ thống tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chủ tịch nước. Qua đánh giá, tác giả đã đề xuất những phương hướng đề khắc phục tình trạng yếu kém và thực đẩy kịp thời trong công cuộc đổi mới. Cuốn sách đã góp phần rất nhiều để làm rõ hơn về lý luận và thực tiễn, có giá trị để tiếp tục nghiên cứu cụ thể mọi vấn đề liên quan đến các tổ chức bộ máy nhà nước trong điều kiện hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, vì dân và do dân ở Việt Nam hiện nay. + Nguyễn Minh Đoan “Bộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [14]. Cuốn sách này đã nghiên cứu sâu và phân tích làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về bộ máy nhà nước, xuất phát từ nguồn gốc đến hình thức tổ chức bộ máy các kiểu nhà nước. Tác giả đã nêu ra quá trình phát triển của bộ máy nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam từ 1945 đến nay và phân tích khá rõ từng giai đoạn, nhất là giai đoạn tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Trong cuốn sách, đã nghiên cứu và chỉ ra những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, vấn đề thống nhất quyền lực nhà nước, phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước đồng thời vấn đề xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay. Cuốn sách này đã góp phần về lý luận và thực tiễn, hệ thống hóa các căn cứ khoa học về đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước nhằm phát triển tổ chức
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất